Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật của mỏ than núi béo làm cơ sở khoa học cho bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

Đồn Thị Quỳnh Trang

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC
THỰC VẬT CỦA MỎ THAN NÚI BÉO LÀM CƠ SỞ
KHOA HỌC CHO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Đồn Thị Quỳnh Trang

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC
THỰC VẬT CỦA MỎ THAN NÚI BÉO LÀM CƠ SỞ
KHOA HỌC CHO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Đoàn Hoàng Giang

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn
của TS. Đồn Hoàng Giang. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào. Các hình ảnh sử dụng
trong cơng trình là của tác giả.

Tác giả luận văn

Đồn Thị Quỳnh Trang


LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất, tơi xin gửi tới TS. Đồn Hồng
Giang, cơng tác tại Bộ môn Sinh thái Môi trường - Khoa Môi trường - Đại học
Khoa học tự nhiên, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành bản luận
văn này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Trần Văn Thụy cùng các thầy cô
trong Khoa Môi trường, cũng như trong bộ mơn Sinh thái Mơi trường đã nhiệt tình
giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập.
Tơi xin cảm ơn tới tập thể Phịng Môi trường - Công ty cổ phần Tin học,
Công nghệ, Mơi trường - Vinacomin và Phịng Đầu tư Mơi trường - Công ty cổ
phần than Núi Béo - Vinacomin đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong

quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Cuối cùng là lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh để động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình đào tạo này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm q báu trên!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Quỳnh Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài luận văn ................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát.....................3
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................3
6. Cấu trúc luận văn.................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................4
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ....................................................................4
1.2. Tổng quan về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu.......10
1.3. Hiện trạng khu vực khai thác tại mỏ than Núi Béo ..........................................24
1.4. Tổng quan hệ thực vật khu vực nghiên cứu.....................................................27
1.4.1. Khái quát về hệ thực vật tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh......................... 27
1.4.2. Khái quát hệ thực vật tại mỏ than Núi Béo...................................................28

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................34
3.1. Kết quả điều tra, khảo sát đánh giá khu vực mỏ than Núi Béo ........................ 34
3.2. Đánh giá kết quả QTMT khơng khí, nước, đất của khu vực mỏ than Núi Béo bị
ảnh hưởng từ hoạt động khai thác than. .................................................................49
3.2.1. Hiện trạng môi trường khơng khí .................................................................50
3.2.2. Hiện trạng mơi trường nước mặt ..................................................................54
3.2.3. Hiện trạng môi trường đất............................................................................58
3.3. Thống kê các hợp phần chính của đa dạng sinh học hệ thực vật......................60
3.3.1. Hệ thực vật tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ............................................60
3.3.2. Hệ thực vật của khu vực nghiên cứu tại mỏ than Núi Béo ............................ 65


3.4. Đánh giá tác động của quá trình khai thác than của mỏ than Núi Béo tới đa
dạng sinh học hệ thực vật của khu vực...................................................................78
3.5. Đề xuất các giải pháp phục hồi đa dạng sinh học hệ thực vật trong khu vực khai
thác than của mỏ than Núi Béo. .............................................................................81
KẾT LUẬN.........................................................................................................................89
I. Kết luận..............................................................................................................89
II. Tồn tại ..............................................................................................................90
III. Kiến nghị.........................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................91
PHẦN PHỤ LỤC................................................................................................................96


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Ranh giới mỏ than Núi Béo ...................................................................................11

Bảng 2. Nhiệt độ khơng khí trung bình các tháng trong năm (oC)......................................16
Bảng 3. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (%)...........................................................17
Bảng 4. Tổng lượng mưa các tháng trong năm (mm).........................................................17
Bảng 5. Tốc độ gió các tháng và cả năm.............................................................................18
Bảng 6. Kết quả tính tốn lưu lượng nước chảy vào moong khai thác ...............................22
Bảng 7. Lượng nước tính tốn của trạm bơm .....................................................................22
Bảng 8. Các thơng số biên giới mỏ......................................................................................25
Bảng 9. Biến động độ che phủ rừng khu vực Hịn Gai (%)................................................27
Bảng 10. Diện tích rừng qua các thời kỳ .............................................................................28
Bảng 11. Các thông số hệ thống khai thác đang áp dụng....................................................38
Bảng 12. Diện tích cải tạo phục hồi dự kiến của mỏ Núi Béo thực hiện ............................46
Bảng 13. Vị trí lấy mẫu/đo đạc mơi trường khơng khí........................................................50
Bảng 14. Kết quả phân tích mơi trường khơng khí khu vực mỏ than Núi Béo...................52
Bảng 15. Vị trí điểm lấy mẫu môi trường nước mặt ...........................................................55
Bảng 16. Kết quả phân tích mơi trường nước mặt khu vực ................................................56
Bảng 17. Vị trí lấy mẫu mơi trường đất...............................................................................58
Bảng 18. Kết quả phân tích mơi trường đất khu vực...........................................................59
Bảng 19. Thang đánh giá đất theo độ pH ............................................................................59
Bảng 20. Hệ thực vật xuất hiện tại mỏ Núi Béo..................................................................65


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1. Sơ đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh........................................................................13
Hình 2. Sơ đồ vị trí khu vực mỏ than Núi Béo....................................................................14
Hình 3. Sơ đồ chi tiết mỏ Núi Béo và khu vực lân cận .......................................................15
Hình 4. Cơng nghệ khai thác than .......................................................................................39
Hình 5. Sơ đồ cơng nghệ đổ thải theo chu vi.......................................................................41
Hình 6. Cơng nghệ đổ thải theo từng lớp thải 4m ...............................................................42
Hình 7. Trồng cây hồn nguyên cho bãi thải Chính Bắc Núi Béo gần suối Lại .................45

Hình 8. Trồng cây bãi thải Chính Bắc Núi Béo sau 10 năm...............................................45
Hình 9. Khảo sát khu vực rừng phục hồi của mỏ Núi Béo .................................................45
Hình 10. Tổng quan cải tạo phục hồi mỏ Núi Béo sau khi kết thúc khai thác....................48
Hình 11. Chi tiết mặt tầng khai trường................................................................................85


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMBF

Bộ Liên bang về Giáo dục và Nghiên cứu Cộng hòa Liên bang Đức

BTNMT

Bộ Tài ngun và mơi trường

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

CHLB

Cộng hịa liên bang

CP

Chính phủ

ĐDSH

Đa dạng sinh học


FAO

Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên hiệp quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)

HST

Hệ sinh thái

IEC

Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế
(International Electrotechnical Commission)

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
(International Organization for Standardization)

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union for the
Conservation of Nature and Nature Resources)

KK

Khơng khí

MTV


Một thành viên

NB

Núi Béo

NBMR

Núi Béo mở rộng



Nghị định

NM

Nước mặt

NLN

Nông lâm nghiệp

Nxb

Nhà xuất bản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam




Quyết định

QH

Quốc hội

QTMT

Quan trắc môi trường


RAME

Hiệp hội Nghiên cứu Khai thác mỏ và Môi trường tại Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKV

Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TP

Thành phố

TTg

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)

Vinacomin Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam
(Viet Nam Coal and Mineral Industries Holding Corporation Limited)
VILAS

Chương trình cơng nhận của Văn phịng Cơng nhận Chất lượng Việt
Nam (The Viet Nam Laboratory accreditation scheme)

VIMCERTS Giấy chứng nhận quan trắc môi trường
VITE

Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin

WWF


Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế
(World Wide Fund For Nature)


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong quy
hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,
vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Tỉnh Quảng Ninh có vịnh Hạ Long đã được
UNESCO cơng nhận là di sản thế giới. Đây là tỉnh có địa hình đa dạng bao gồm:
đồi núi, đồng bằng, các thủy vực, các vùng cửa sông, ven biển và hải đảo. Do đó,
tỉnh có tính đa dạng sinh thái cao với các hệ sinh thái có giá trị kinh tế lớn như: hệ
sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên núi, hệ sinh thái cỏ biển,...
Các kết quả điều tra bước đầu cho thấy khu hệ sinh thái động thực vật của
tỉnh Quảng Ninh giàu về thành phần loài và các thứ bậc phân loại. Số loài sinh vật
được biết hiện nay là 4.350 loài, 2.236 chi, 721 họ thuộc 19 ngành của 3 giới Động
vật, Nấm và Thực vật. Trong đó, có 182 lồi (4,18%) được ghi nhận là đặc hữu
thuộc các bậc khác nhau.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa dạng sinh học tỉnh Quảng
Ninh đang ngày càng bị suy thoái. Trong số 4.350 loài của hệ động thực vật của
Quảng Ninh ghi nhận được có tới 154 lồi được ghi trong Sách đỏ Việt nam
(3,54%), 56 loài trong Nghị đinh 32/2006/NĐ-CP, 72 loài trong Danh lục đỏ IUCN
[28].
Do áp lực về phát triển kinh tế nên con người đã tác động lớn và làm thay đổi
các hệ sinh thái khu vực. Nếu xét theo mức độ tác động của con người thì tồn tỉnh
Quảng Ninh gần như khơng cịn hệ sinh thái rừng nguyên sinh mà chỉ còn các hệ
sinh thái rừng thứ sinh nhân tác, hệ sinh thái canh tác lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy
sản, hệ sinh thái bị rừng ngập mặn, hệ sinh thái đô thị và khu khai thác than,... Tác

động gây ảnh hưởng lớn nhất đến hệ sinh thái của tỉnh Quảng Ninh là hoạt động
khai thác than.
Tập đoàn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TKV) là một tập đoàn
kinh tế nhà nước, là một trong những đơn vị được Chính phủ giao quản lý, khai thác

1


nguồn tài nguyên than để cung cấp cho nền kinh tế quốc dân, góp phần đảm bảo an
ninh năng lượng Quốc gia. Trong đó, Quảng Ninh là tỉnh có trữ lượng than khai
thác lớn nhất trên cả nước (chiếm 67% sản lượng than cả nước, chủ yếu là than
antraxit). Hoạt động khai thác than trong nhiều năm qua ln có những diễn biến
phức tạp đã làm cho hệ sinh thái của tỉnh Quảng Ninh bị huỷ hoại, tàn phá nặng nề.
Trong đó, hệ thực vật ln bị ảnh hưởng lớn nhất và rõ nhất bởi hoạt động khai thác
này.
Do vậy, việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý được coi là một yếu tố
không thể tách rời của quá trình phát triển. Tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội
chứa đựng tiềm năng to lớn thúc đẩy cán cân phát triển kinh tế không những cho
tỉnh Quảng Ninh mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cả khu vực. Hệ thực
vật không chỉ quyết định tới mơi trường sống, mà cịn là nguồn tài ngun kinh tế
đa lợi nhuận. Đặc biệt, quá trình khai thác than trong nhiều năm là nguyên nhân
chính dẫn tới sự ngăn cản tái tạo của thực vật.
Với mục tiêu phát triển bền vững và đề xuất được các giải pháp phục hồi đa
dạng sinh học thực vật trong hệ sinh thái tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đòi hỏi
phải đánh giá được hiện trạng đa dạng sinh học thực vật trước tác động của hoạt
động khai thác than. Hiện nay, Tập đồn TKV hiện có khoảng 30 mỏ than giao cho
các công ty con trực thuộc quản lý tài nguyên, trữ lượng than của các mỏ nên phạm
vi nghiên cứu của đề tài thí điểm tại khu vực mỏ than Núi Béo do Công ty cổ phần
than Núi Béo - Vinacomin được giao quản lý.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh

giá tính đa dạng sinh học thực vật của mỏ than Núi Béo làm cơ sở khoa học
cho bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý”.
2. Mục tiêu của đề tài luận văn
- Điều tra đa dạng sinh học thực vật tại mỏ than Núi Béo, TP. Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh và tác động của quá trình khai thác than tại mỏ than Núi Béo ảnh
hưởng tới đa dạng sinh học thực vật khu vực;
- Đề xuất các giải pháp phục hồi đa dạng sinh học thực vật tại khu vực mỏ

2


than Núi Béo.
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu: hệ thực vật của mỏ than Núi Béo tại TP. Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh.
- Đối tượng khảo sát: thảm thực vật tự nhiên, thảm thực vật trồng tại khu vực
mỏ than Núi Béo.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: khu vực khai thác than của mỏ than Núi Béo - Công ty
cổ phần than Núi Béo - Vinacomin tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung dẫn liệu về tính đa dạng của hệ thực vật của mỏ than Núi Béo.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là những dẫn liệu cập nhật và là cơ sở khoa học cho
việc đề xuất các giải pháp phục hồi đa dạng sinh học thực vật tại khu vực mỏ than
Núi Béo.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 103 trang, 22 bảng, 11 hình, tham khảo 54 tài liệu và phụ lục
các hình ảnh hệ thực vật trong quá trình đi khảo sát để minh họa kết quả điều tra.

Luận án được cấu trúc thành các phần và chương như sau:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
Chương 4. Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

3


Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
“Đa dạng sinh học” được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở
tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái trong đại dương và
các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là
một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau
trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau [43].
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học
Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm có liên
quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài)
và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Cho đến nay đã
có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học" này. Trong đó, định
nghĩa của tổ chức FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc) cho
rằng: "đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và
mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái" [43].
Theo tổ chức WWF (Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế) năm 1989 định nghĩa

rằng: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài
thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các lồi và là những
hệ sinh thái vơ cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Do vậy, đa dạng sinh
học bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng
loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài
động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng sinh học bao gồm cả
sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về
địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể đa
dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các lồi
sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và
cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

4


Trong đó, đa dạng hệ sinh thái là một trong 03 dạng của đa dạng sinh học và
ít được nhắc đến khi nghiên cứu về đa dạng sinh học. Hệ sinh thái được định nghĩa
là một hệ thống bao gồm các sinh vật cùng chung sống với nhau (quần xã sinh vật)
trong môi trường của chúng (sinh cảnh). Theo Mai Đình n (năm 1996) phân biệt
ở Việt Nam có 7 kiểu HST ở cạn và 16 kiểu HST ở nước. Phan Kế Lộc (năm 1986)
phân biệt ở Việt Nam có 26 loại hình thực bì trên cạn [40].
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), về đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng
theo tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận có 13.766 lồi thực
vật, trong đó, có 2.393 lồi thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao. Theo
đánh giá, 10% số loài thực vật đã phát hiện được cho là đặc hữu; Về đa dạng sinh
học trong nông nghiệp, mức độ đa dạng sinh học của hệ thực vật cây trồng ở Việt
Nam khá cao. Hệ cây trồng được phát triển dưới các điều kiện tự nhiên và nhân tác,
có khoảng 734 loài cây trồng phổ biến, thuộc 79 họ [30], [31].

“Môi trường” (Theo Luật Bảo vệ môi trường) được định nghĩa là hệ thống

các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển
của con người và sinh vật. Trong đó, “hoạt động bảo vệ mơi trường” là hoạt động
giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi
trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ mơi trường trong lành. Do đó, tính đa
dạng sinh học hệ thực vật có ảnh hưởng lớn đến cơng tác bảo vệ môi trường.
1.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới
a. Nghiên cứu về hệ thực vật
Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu, tuy nhiên những
cơng trình nghiên cứu có giá trị lại chủ yếu xuất hiện vào thế kỷ XIX-XX như: Thực
vật chí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây
Bắc và Trung tâm Ấn Độ (1874), Thực vật chí Ấn Độ 7 tập (1872- 1897), Thực vật
chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892-1925), Thực vật chí Hải Nam
(1972-1977), Thực vật chí Vân Nam (1977)...

5


Theo Van lốp (1940) thì thực vật có hoa trên thế giới là 200.000 lồi; theo
Grosgayem (1949), thực vật có hoa là 300.000 loài. Hiện nay, nhiều người thừa
nhận thực vật có hoa trên thế giới là 300.000 lồi. Theo Walters và Hamilton
(1993), các loài tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới cho đến nay đã có 90.000 lồi đã
xác định được, trong đó tồn bộ vùng ơn đới Bắc Mỹ và Châu Âu, Châu Á có
50.000 lồi. Vùng nhiệt đới Nam Mỹ là nơi giàu có nhất có thể chứa 1/3 số loài trên
toàn thế giới và cũng là nơi ít được nghiên cứu về thực vật. Ở Brazil có thể có tới
55.000 lồi cây có hoa, Cơlơmbia 35.000 lồi và Vênêzla 15-25.000 lồi [22],
[30].
Một số cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về hệ thực vật Đông Dương, trong đó
có Việt Nam như bộ Thực vật chí Đơng Dương - Flore générale de l’Indochine của
Lecomte xuất bản tại Paris (1907-1952) [22], [53] đã cho con số tổng quát khoảng

10.000 lồi và dự đốn có thể con số đó tăng lên 12.000 đến 15.000 loài; 34 tập bộ
Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam từ 1960 2015 [22], [54] bao gồm 79 họ
cây có mạch (chưa đầy 20% tổng số các họ) do các nhà thực vật Pháp biên soạn.
b. Các nghiên cứu về thảm thực vật
Thảm thực vật rừng hay lớp phủ cây cỏ trên mặt trái đất, gồm các quần thể
thực vật thân gỗ, không những cung cấp lâm sản phục vụ cho đời sống con người,
mà cịn có tác dụng bảo vệ mơi trường sinh thái, hạn chế tác hại của thiên tai như lũ
lụt, hạn hán, bão lốc,...[34], [22]. Phân loại thảm thực vật là một nội dung quan
trọng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thảm thực vật được hình thành, tồn tại
và phát triển trên nhiều điều kiện khác nhau. Vì vậy, sắp xếp và phân loại chúng là
vấn đề rất khó và đã có nhiều hệ thống phân loại khác nhau.
Phân chia theo các điều kiện sinh thái: Warming (1896) đã dựa trên tính chất
của mơi trường đất để phân biệt những quần thể thực vật thành 13 nhóm sinh thái.
Hệ thống của Warming (1896) chia ra các kiểu thảm chính là thủy sinh, hạn sinh,
ẩm sinh, trung sinh. Schimper A.F.W chia những quần hệ thực vật thành quần hệ
khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi.

6


Richards P.W. (1957) cũng công nhận nhiều ưu điểm lớn trong hệ thống
phân loại của Schimper A.F.W, nhưng với những số liệu mới nhất về thảm thực vật
nhiệt đới thì những khái niệm đơn giản của Schimper A.F. chưa quán triệt được hết
[21], [22].
Phân loại theo cấu trúc ngoại mạo: Theo trường phái này quần hợp là đơn vị
cơ bản của lớp phủ thực vật. Dấu hiệu được dùng làm cơ sở phân loại là hình thái
ngoại mạo của thảm thực vật - đó là dạng sống ưu thế cùng điều kiện nơi sống. Tiêu
biểu cho trường phái này có Rubel (1930), Mausel (1954), Ellenberg, Mueller và
Dombois (1967) [47]. Các tác giả này đã chia ra 7 lớp quần hệ, các lớp lại chia
thành lớp phụ, nhóm quần hệ, quần hệ. Beard J.S. (1955) [34] đã đưa ra một hệ

thống 3 cấp: thành phần lồi cây là quần hợp, hình thái và cấu trúc là quần hệ và
môi trường sinh trưởng là loạt quần hệ, hệ thống phân loại này được xem như là một
trong những hệ thống phân loại tốt nhất ở Châu Mỹ nhiệt đới thời điểm đó. Ngồi
ra, cịn có một số các kiểu phân loại khác như: Phân loại thảm thực vật theo động
thái và nguồn gốc phát sinh; Phân loại thảm thực vật theo thành phần hệ thực vật;
Phân loại rừng phục vụ mục đích kinh doanh [34], [22].
Nhận xét: Trên thế giới, việc nghiên cứu về hệ thực vât và thảm thực vật đã
được tiến hành từ lâu, hầu hết các nghiên cứu về thảm thực vật đều hướng vào việc
xây dựng khung phân loại để trên cơ sở đó xác định các kiểu thảm thực vật phục vụ
cho các nghiên cứu tiếp theo như kinh doanh rừng, đánh giá hiện trạng, phân bố của
thực vật. Đối với lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng thực vật thì đây là một nội dung
cần thiết nhằm xác định đối tượng, môi trường, cảnh quan và các yếu tố sinh thái
liên quan đến nơi sống, điều kiện sinh trưởng phát triển của thực vật.
1.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
a. Nghiên cứu về đa dạng sinh học, hệ thực vật
Một thành tựu nổi bật về nghiên cứu đa dạng sinh học là kết quả điều tra về
tài nguyên thực vật và động vật ở một số Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên
nhiên và một số sinh cảnh khác nhờ sự phối hợp giữa các nhà khoa học của các cơ
quan nghiên cứu ở trung ương, địa phương và ban quản lý Vườn Quốc gia và Khu

7


bảo tồn thiên nhiên. Một số ví dụ điển hình: Ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên
Sơn, Sa Pa đã điều tra được 464 loài thực vật thuộc 159 họ, trong đó có 8 lồi mới
và 65 lồi q hiếm (Frontier, 1994); Vườn Quốc gia Tam Đảo đã điều tra được
1.282 loài thực vật thuộc 179 họ với 2 kiểu rừng chính là rừng kín thường xanh mưa
mùa nhiệt đới (cao < 700m) và rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới núi thấp
(700-1500m) (Vườn Quốc gia Tam Đảo, 2000).
Ở Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ này đã xuất hiện một số cơng

trình nghiên cứu về hệ thực vật. Trước hết cần phải kể đến đó là bộ Thực vật chí đại
cương Đơng Dương. Trong cơng trình này, các tác giả người Pháp đã kiểm kê được
ở Đơng Dương có 7.004 lồi thực vật bậc cao có mạch. Năm 1965, Pócs T. đã thống
kê hệ thực vật phía Bắc Việt Nam có 5.190 lồi. Tiếp theo phải kể đến bộ sách Thực
vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam "Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam"
do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960-2015) cùng với nhiều tác giả khác.
Đến nay đã công bố 34 tập nhỏ gồm 79 họ cây có mạch. Tuy nhiên, con số này cịn
ít xa so với số lồi thực vật đã biết ở 03 nước Lào, Campuchia và Việt Nam. Phan
Kế Lộc trong một cơng trình "Bước đầu thống kê số loài đã biết ở miền Bắc Việt
Nam" cho thấy hệ thực vật Bắc Việt Nam có 5.609 lồi thuộc 1.660 chi và 240 họ
(xếp theo hệ thống Engler, 1954-1964) [22].
Để phục vụ công tác khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật, Bộ
Lâm nghiệp đã công bố 07 tập Cây gỗ rừng Việt Nam (1971-1988) [5]. Theo hướng
kiểm kê thành phần lồi và mơ tả đặc điểm các lồi có cơng trình: "Cây cỏ Việt
Nam" của Phạm Hoàng Hộ (1999-2003) [19] đã thống kê được số lồi thực vật hiện
có của Việt Nam tới 11.611 lồi. Ngồi ra, cịn rất nhiều những tài liệu, nghiên cứu
khác về hệ thực vật tại Việt Nam [22].
Như vậy, nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam đã được nghiên cứu
khá toàn diện, đặc biệt ở các khu rừng đặc dụng, đây là một bộ dữ liệu quan trọng
phục vụ cơng tác nghiên cứu. Có nhiều phương pháp điều tra khác nhau, tuy nhiên
chủ yếu vẫn sử dụng những phương pháp điều tra truyền thống trong lâm học, thiếu
những thiết bị hiện đại nên đã phần nào ảnh hưởng đến độ chính xác của số liệu.

8


Kết quả điều tra đã đưa ra được số liệu về thành phần loài thực vật, giá trị sử
dụng, yếu tố địa lý ở các khu vực nghiên cứu.
c. Nghiên cứu về thảm thực vật
Những cơng trình nghiên cứu thảm thực vật Việt Nam trong những năm gần

đây khá phát triển. Trần Ngũ Phương (1970) [26] xây dựng bảng phân loại rừng
miền Bắc Việt Nam trong đó đã rất chú ý đến việc nghiên cứu qui luật diễn thế thứ
sinh, diễn biến độ phì, các tính chất vật lý, hố học và dinh dưỡng đất qua các giai
đoạn phát triển của rừng, bảng phân loại gồm có các đai rừng và kiểu rừng. Nhưng
do không đứng trên quan điểm sinh thái phát sinh nên bảng phân loại này cũng chỉ
là một bảng kê tên các kiểu quần hệ thực vật đã điều tra được mà không làm nổi bật
được quan hệ nhân quả giữa thảm thực vật và các điều kiện của môi trường [22].
Thái Văn Trừng (1999) [34] đưa ra bảng phân chia thảm thực vật theo đai,
mỗi đai có nhiều kiểu, kiểu rừng rú kín vùng thấp, kiểu phụ theo nguồn gốc của
thành phần hệ thực vật như kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật
Malaisia, Indonesia,... thân thuộc khu hệ thực vật cổ á nhiệt đới,.. và kiểu phụ thổ
nhưỡng, thứ sinh nhân tác trên loại đất,... đến ưu hợp.
Nhìn chung, Trần Ngũ Phương, Thái Văn Trừng chỉ dừng lại ở kiểu phụ,
Thái Văn Trừng thì phân chia đến ưu hợp. Ưu hợp theo ông cũng không phải là
quần hợp. Các tác giả này đã không phân chia ở các bậc phân loại nhỏ hơn (lớp
quần hệ, nhóm, quần hệ,... quần hợp). Họ cho rằng ở đây khơng có lồi, giống thậm
chí họ ưu thế, là tổ hợp phức tạp [22].
1.1.4. Các nghiên cứu về hệ thực vật tại khu vực mỏ than Núi Béo, TP. Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh
Mỏ Núi Béo có vị trí địa lý hết sức đặc biệt, khai trường và bãi thải đều nằm
tiếp giáp khu vực dân cư trong TP. Hạ Long, là khu vực nhạy cảm về môi trường.
Hầu như các nghiên cứu tại khu vực mỏ Núi Béo từ trước đến nay chủ yếu tập trung
phần lớn việc xây dựng chương trình phục hồi, cải tạo đất khu vực bãi thải mỏ và
nghiên cứu các loại cây trồng phù hợp trên khu vực này, nổi bật nhất là Chương
trình hợp tác giữa RAME với Tập đồn TKV, trong đó dự án được triển khai tại mỏ

9


than Núi Béo do Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin quản lý từ năm 2008

đến nay với nội dung chính là nghiên cứu cải tạo bãi thải Chính Bắc. Năm 2012,
Tập đồn TKV tiếp tục phối hợp với dự án RAME trong việc cải tạo, phục hồi đất
sau khai thác. Do đó, khu vực mỏ than Núi Béo chưa có nghiên cứu sâu nào về tính
đa dạng sinh học hệ thực vật hiện có. Chính vì vậy, việc quản lý đa dạng thực vật tại
đây vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu về đa dạng
thực vật tại khu vực mỏ than Núi Béo là hết sức cần thiết.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những tư liệu hữu ích góp phần giúp
địa phương, doanh nghiệp quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên cũng
như bảo vệ nguồn gen thực vật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội về nhiều mặt của Công ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin, Tập đồn TKV
nói riêng, cộng đồng địa phương TP. Hạ Long nói chung.
1.2. Tổng quan về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu
A. Vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh Quảng
Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vừa thuộc vùng duyên hải Bắc
Bộ. Toạ độ địa lý của tỉnh Quảng Ninh vào khoảng 106026' đến 108031' kinh độ
Đông và từ 20040' đến 21040' vĩ độ Bắc. Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất
là 195km. Bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102km. Phía Đơng Bắc của tỉnh giáp
với Trung Quốc; phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250km; phía Tây
Nam giáp tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phịng; đồng thời phía Tây Bắc giáp các tỉnh
Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.
+ Điểm cực Đơng trên đất liền là mũi Gót ở Đơng Bắc phường Trà Cổ, TP.
Móng Cái, ngồi khơi là mũi Sa Vĩ;
+ Điểm cực Tây thuộc xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông
Triều;
+ Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn;
+ Điểm cực Bắc thuộc thơn mỏ Tng, xã Hồnh Mơ, huyện Bình Liêu [28],
[42].

10



Tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều nguồn khống sản khác nhau như: than đá, đất
sét, cát và đá vôi. Trong đó, than đá chiếm phần lớn khống sản của tỉnh, chiếm trên
90% trữ lượng than ở Việt Nam. Theo Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than
Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 tại Quyết định số 403/QĐTTg ngày 14/03/2016, Quyết định số 1265/QĐ-TTg ngày 24/8/2017 thì diện tích
chứa than của bể than Đơng Bắc phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh, một phần ở
các tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. Đây là vùng có tài nguyên và trữ lượng than
antraxit lớn nhất nước được huy động chủ yếu vào quy hoạch trong giai đoạn đến
năm 2030, kéo dài trên 1.000km2, từ huyện Đông Triều đến TP. Cẩm Phả, căn cứ
Phụ lục I thì tài nguyên trữ lượng than toàn ngành của bể than Đơng Bắc là 6,287 tỷ
tấn than [14].
B. Vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu
Khu vực thực hiện nghiên cứu nằm tại mỏ than Núi Béo, TP. Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh. Mỏ than Núi Béo được quản lý bởi Công ty cổ phần than Núi Béo Vinacomin. Đây là đơn vị trực thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản
Việt Nam (Tập đồn TKV). Ngành nghề chính của Công ty là khai thác, chế biến,
kinh doanh than. Khu vực tài nguyên than của mỏ than Núi Béo đã Tập đồn TKV
giao cho Cơng ty cổ phần than Núi Béo - Vinacomin quản lý và khai thác (bao gồm:
khai thác lộ thiên và hầm lò) nằm trong khu vực khống sản Hà Tu - Hà Lầm (có
diện tích khai trường 397,4ha; bãi thải 188ha), cách TP. Hạ Long 7km về phía Đơng
Bắc. Các vị trí tiếp giáp của mỏ như sau: Phía Đơng giáp phường Hà Phong; Phía
Tây giáp khu Bình Minh; Phía Nam giáp quốc lộ 18A; Phía Bắc giáp mỏ than Hà
Tu [6], [7].
Bảng 1. Ranh giới mỏ than Núi Béo

TT

Tọa độ
mốc mỏ


Toạ độ VN-72 KTT 108º,

Toạ độ VN-2000 KTT 105º,

múi chiếu 3o

múi chiếu 6o

X

Y

X

Y

1

NB.1

19.740

411.780

2.320.131,556

723.554,490

2


NB.2

19.310

411.765

2.319.701,298

723.547,549

11


TT

Tọa độ
mốc mỏ

Toạ độ VN-72 KTT 108º,

Toạ độ VN-2000 KTT 105º,

múi chiếu 3o

múi chiếu 6o

X

Y


X

Y

3

NB.3

19.000

411.345

2.319.383,446

723.133,379

4

NB.4

19.000

410.000

2.319.358,251

721.788,461

5


NB.5

18.554

409.440

2.318.901,792

721.236,854

6

NB.6

18.757

408.934

2.319.095,300

720.727,088

7

NB.7

19.171

408.857


2.319.507,826

720.642,338

8

NB.8

19.394

408.780

2.319.729,367

720.561,166

9

NBMR.1

19.548

408.733

2.319.883,040

720.510,700

10


NBMR.2

19.602

408.760

2.319.937,550

720.536,660

11

NBMR.3

19.693

408.838

2.320.030,030

720.612,900

12

NBMR.4

19.739

408.933


2.320.077,850

720.707,000

13

NBMR.5

19.827

408.935

2.320.165,870

720.707,310

14

NBMR.6

20.102

409.195

2.320.445,810

720961.920

15


NBMR.7

20.103

409.288

2.320.445,810

720.961,920

16

NBMR.8

20.090

409.470

2.320.448,600

721.054,880

17

NBMR.9

20.045

409.549


2.320.439,090

721.237,100

18

NBMR.10

19.997

409.601

2.320.395,620

721.317,070

19

NBMR.11

20.008

409.665

2.320.348,620

721.369,860

20


NBMR.12

19.904

409.687

2.320.360,850

721.433,640

21

NBMR.13

19.831

409.756

2.320.257,290

721.457,630

22

NBMR.14

19.760

409.796


2.320.185,630

721.528,020

23

NBMR.15

19.780

409.851

2.320.115,410

721.569,370

24

NB.13

19.780

409.850

2.320.136,830

721.623,930

25


NB.14

20.650

409.870

2.321.005,704

721.627,548

26

NB.15

20.650

410.700

2.321.021,262

722.457,495

12


Hình 1. Sơ đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

13



Hình 2. Sơ đồ vị trí khu vực mỏ than Núi Béo

14


Hình 3. Sơ đồ chi tiết mỏ Núi Béo và khu vực lân cận

15


×