Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

(Luận án tiến sĩ) pháp luật về hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI BẢO TUẤN

PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI BẢO TUẤN

PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành đào tạo: Luật Kinh tế
Mã số chuyên ngành: 9.380107
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Tý

HÀ NỘI - 2020


ỜI

T i i
i g

g
i
g h
g

h

h
i

g

h h

h

h ghi

ghi


h

h h

g

g

g
g

i

g
g
g

h
ả u

Bù Bảo uấ


ỜI Ả
T i i

i

h


PGS.TS Nguyễn Viết Tý
h
hi

h

g

ih

h i gi

h h

g

h

i Th

h
h

ghi

i

hh


Th

C gi

i
h

h

Th

g

h

h h

ih

i
T i i

H

i

h

h


g h i gi

i

T i i
ghi

g
h

g

h

h

g

g

gi

ghi

i h

i h

g gi


g i

i

g
g

ih
i

i
h

g

gh
hh

g

h i gi
h h

ả u

Bù Bảo uấ


D


H



Á

Ừ VIẾ



DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và cừa

HTDNNVV

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

KCN-KCX

Khu công nghiệp – Khu chế xuất

NHPTVN

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

XHCN

Xã hội chủ nghĩa







MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ
TÀI....................................................................................................................................... 10
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 10
1.1. Những cơng trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án........................ 10
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................................... 10
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực tiễn quy định và áp dụng pháp luật
về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................. 15
1.1.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................ 19
1.2. Đánh giá, kết quả của các cơng trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài luận
án và những vấn đề trọng tâm tiếp theo mà Luận án thực hiện ........................................... 24
1.2.1. Một số nhận xét ......................................................................................................... 24
2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ................................................................................................ 29
2.1. Lý thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 29
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 31
2.3. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 31
Kết luận phần tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài ...................... 33
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỰ HỖ TRỢ CỦA NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ........................................................ 35
1.1. Lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, về sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa............................................................................................................................ 35
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................... 35

1.1.1.1. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................... 35
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................. 39
1.1.1.3. Phƣơng thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa................................................... 44
1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nƣớc
hiện nay................................................................................................................................ 50
1.1.3. Sự cần thiết của sự hỗ trợ Nhà nƣớc đối với DNNVV trong giai đoạn hiện nay ...... 54


1.1.4. Những nguyên tắc trong hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV ............................... 58
1.2. Lý luận của pháp luật về sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV............................. 63
1.2.1. Khái niệm, nội dung chủ yếu của pháp luật về sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với
DNNVV ............................................................................................................................... 63
1.2.1.1. Khái niệm của pháp luật về sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV .................. 63
1.2.1.2. Nội dung của pháp luật về sự hỗ trợ đối với DNNVV ........................................... 65
1.2.1.3. Vai trò của pháp luật về sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV ........................ 67
1.2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến nội dung pháp luật về sự hỗ trợ đối với DNNVV ...... 73
1.2.3. Lƣợc sử quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về sự hỗ trợ của Nhà nƣớc
đối với DNNVV ở nƣớc ta .................................................................................................. 74
1.2.4. Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV ............................... 78
1.2.4.1. Pháp luật hỗ trợ DNNVV ở Cộng hòa Liên bang Nga ........................................... 78
1.2.4.2. Pháp luật hỗ trợ DNNVV ở Western Balkans và Thổ Nhĩ Kỳ ............................... 85
1.2.4.3. Pháp luật hỗ trợ DNNVV ở Hàn Quốc ................................................................... 86
1.2.4.4. Pháp luật hỗ trợ DNNVV ở Malaysia..................................................................... 87
1.2.4.5. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................ 88
Kết luận Chƣơng 1 ............................................................................................................... 91
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỰ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................ 92
2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về sự hỗ trợ DNNVV ................................................. 92
2.1.1. Các quy định pháp luật về hỗ trợ tín dụng cho DNNVV .......................................... 93
2.1.2. Các quy định pháp luật về hỗ trợ về thuế và kế toán cho DNNVV........................... 96

2.1.3. Các quy định pháp luật về hỗ trợ thông tin, tƣ vấn và pháp lý cho DNNVV............ 98
2.1.4. Các quy định pháp luật về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV............. 103
2.1.5. Các quy định pháp luật về hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho DNNVV ......................... 104
2.1.6. Các quy định pháp luật về khoa học, công nghệ cho cho DNNVV ........................ 104
2.1.7. Các quy định pháp luật về hỗ trợ mở rộng thị trƣờng cho DNNVV ....................... 105
2.1.8. Các quy định pháp luật về hành vi bị cấm trong hỗ trợ DNNVV ........................... 107
2.1.9. Các quy định pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong
hỗ trợ DNNVV .................................................................................................................. 108
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về sự hỗ trợ DNNVV hiện nay ..................................... 110
2.2.1. Những kết quả chủ yếu trong hỗ trợ DNNVV ......................................................... 110
2.2.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong hoạt động
hỗ trợ DNNVV .................................................................................................................. 116


2.2.2.1. Những hạn chế, bất cập ........................................................................................ 116
2.2.2.2. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế ............................................................ 121
Kết luận Chƣơng 2 ............................................................................................................. 127
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM .......................................................................... 129
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV ........ 129
3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về sự hỗ trợ DNNVV dựa trên quan điểm, đƣờng lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam về phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa...................................................................................................................... 129
3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về sự hỗ trợ DNNVV phải phù hợp với các quy định của điều
ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên ............................................................................ 130
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về sự hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam phải xuất phát từ những hạn
chế, bất cập của thực trạng pháp luật pháp luật về sự hỗ trợ DNNVV ............................. 131
3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về sự hỗ trợ DNNVV phải đặt trên quan điểm hoàn thiện hệ
thống, hoàn thiện pháp luật về kinh tế nói chung .............................................................. 132

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về sự hỗ trợ DNNVV ................................ 133
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành quy định pháp luật về sự hỗ trợ DNNVV ...... 136
Kết luận Chƣơng 3 ............................................................................................................. 140
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 142
DANH MỤC CÁC BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ........................................................................ 144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 145


Ở ẦU
1. í h ấp th ết ủa v ệ



ứu đề tà

Trong nền kinh tế của các nƣớc trên thế giới, DNNVV là loại hình doanh
nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này đóng
vai trị quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giúp huy
động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cùng với
đó, thực tiễn đã cho thấy những doanh nghiệp khổng lồ, hoạt động xuyên quốc gia
hiện nay đều đƣợc phát triển từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ví dụ: Apple.Inc
thành lập ngày 01/4/1976 là một doanh nghiệp, có trụ sở chính là một gara để xe
ở Los Altos, California, Mỹ với các thành viên là Steve Wozniak, Steve Jobs và
Ronald Wayne [102]. Hiện nay, Apple Inc đã phát triển thành doanh nghiệp có tổng
tài sản 365,725 tỉ đô la Mỹ (USD) với 132,000 nhân viên hoạt động trên tồn thế
giới với những sản phẩm cơng nghệ thông tin đƣợc ƣa chuộng hàng đầu thế giới
nhƣ Iphone, Ipad, Macbook… [93]; Alibaba là doanh nghiệp do Jack Ma cùng 17
ngƣời bạn thành lập năm 1999 với số vốn ban đầu 60.000 USD tại một căn hộ nhỏ
tại Hàng Châu, Trung Quốc đến nay đã phát triển thành doanh nghiệp có giá trị vốn
hố hơn 500 tỷ đơ la Mỹ, hơn 36.000 nhân viên và hoạt động trên toàn thế giới

[98];… Điều này càng cho thấy DNNVV là có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền
kinh tế của bất cứ quốc gia nào.
Cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới ở nƣớc ta hiện nay, DNNVV đang có sự
phát triển nhanh về số lƣợng, chiếm số lƣợng lớn và đã có đóng góp to lớn đối với
sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Cụ thể, theo số liệu thống kê thì: “Khu
vực doanh nghiệp quy mơ siêu nhỏ và nhỏ có số lƣợng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ
cao nhất. Tại thời điểm 31/12/2018 có 382.444 doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ,
chiếm 62,6% số doanh nghiệp cả nƣớc, tăng 7,4% so với cùng thời điểm năm 2017;
có 189.879 doanh nghiệp quy mô nhỏ, chiếm 31,1%, tăng 13%; có 21.306 doanh
nghiệp quy mơ vừa, chiếm 3,5%; tăng 6,1%; có 17.008 doanh nghiệp quy mơ lớn,
chỉ chiếm 2,8%, tăng 5,0% so với cùng thời điểm năm 2017” [81]. Đây chính là kết
quả tất yếu của thực hiện đƣờng lối Đổi Mới do Đảng ta lãnh đạo với quan điểm
chủ yếu là phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhiều thành
phần, trong đó, khuyến khích “Phát triển kinh tế tƣ nhân lành mạnh, hiệu quả, bền
1


vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững,
không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp theo
hƣớng hiện đại” [5]. Và đặc biệt trong đó Đảng đã nhận thức sớm vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng của DNVVN đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc nên
đã có quan điểm chỉ đạo đúng đắn, vì vậy mà DNNVV có đƣợc sự phát triển cả về
chất và về lƣợng, cụ thể: “Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo;
nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” [5].
Cần phải nhấn mạnh, việc Nhà nƣớc hỗ trợ các nguồn lực cho DNNVV phát
triển là phù hợp với phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN một trong
những vấn đề căn bản của triết lý phát triển ở Việt Nam hiện nay [25]. Nền kinh tế
thị trƣờng với định XHCN đòi hỏi sự tham gia của Nhà nƣớc XHCN với một mức

độ tích cực và năng động nhất định. Về lý luận, điều này phù hợp với các quan điểm
kinh tế tân cổ điển, đả phá những quan điểm truyền thống đòi hỏi một nhà nƣớc tối
thiểu trong quản lý kinh tế. Về mặt thực tiễn, cuộc khủng hoảng tiền tệ bùng nổ ở
Mỹ năm 2008 đã gây ra những hậu quả bi thảm về kinh tế - xã hội cho nhiều quốc
gia tƣ bản chủ nghĩa, buộc các quốc gia này phải áp dụng nhiều biện pháp can thiệp
sâu vào nền kinh tế ở những mức độ khác nhau [76]. Tất cả những điều này thể hiện
sự phi lý của những học thuyết phó thác tồn bộ nền kinh tế vào “bàn tay vơ hình”
[52], tin tƣởng vào một “thị trƣờng tự do” tuyệt đối. Từ rất sớm, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định, nền kinh tế mà nƣớc ta đang xây dựng phải có sự quản lý
của Nhà nƣớc. Kiên trì tƣ tƣởng đó, tại Đại hội X, Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết
phải “bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa” [20].
Thể chế hoá đƣờng lối của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc
ban hành nhƣ Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 56/2009/NĐ-CP này
30/6/2006 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tƣ
liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tƣ, Bộ Tài chính về trợ giúp đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV…
2


để triển khai công tác hỗ trợ DNNVV phát triển. Điều này đã góp phần làm cho
DNNVV khơng chỉ phát triển về số lƣợng mà còn phát triển về cả chất lƣợng với
hiệu quả kinh doanh cao, trong đó có khơng ít DNNVV đã phát triển thành những
doanh nghiệp lớn, nhƣ: Tập đoàn Hoà Phát là doanh nghiệp thành lập tháng
11/1982, khởi đầu của doanh nghiệp này chuyên buôn bán các loại máy xây dựng
nhƣng đã vƣơn lên trở thành doanh nghiệp hoạt động đa ngành (xây dựng, nội thất,
vật tải, sản xuất thép…) với 11 Công ty thành viên, ƣớc tính tổng tài sản 100.000 tỷ
đồng [61]; Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp thành lập năm 1994 (tiền thân là Phân
xƣởng nƣớc giải khát Bến Thành) là một doanh nghiệp nhỏ nhƣng đã vƣơn lên trở

thành tập đoàn nƣớc giải khát hàng đầu Việt Nam và cạnh tranh ngang tầm với các
tập đoàn nƣớc giải khát quốc tế tại Việt Nam (Cocacola, Pepsi, URC…) [91] …
Đặc biệt, từ quá trình tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về hỗ trợ DNNVV ở Việt
Nam trong 15 năm đầu thế kỉ XXI, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017
đã đƣợc ban hành, đây là một bƣớc tiến quan trọng hồn thiện khung chính sách
pháp luật về hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam sẽ tạo cơ sở cho công tác hỗ trợ DNNVV
đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả và DNNVV sẽ có điều kiện thuận lợi
hơn nữa để phát triển.
Đất nƣớc ta đã bƣớc vào giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội mới với vị thế,
hồn cảnh “Đất nƣớc ta chƣa bao giờ có đƣợc cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín nhƣ
ngày nay” [83], mục tiêu phát triển kinh tế tƣ nhân đóng góp cho nền kinh tế đất
nƣớc đƣợc đặt ra với những con số cụ thể: “Chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tƣ nhân. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1
triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030,
có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp… Tốc độ tăng trƣởng của kinh tế tƣ nhân cao hơn
tốc độ tăng trƣởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu
vực kinh tế tƣ nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng
55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%” [5] … Để đạt đƣợc những mục tiêu này, thì
chắc chắn phải có số lƣợng lớn DNNVV mới sẽ tiếp tục gia nhập thị trƣờng cũng
nhƣ DNNVV phải hoạt động kinh doanh một cách năng động, hiệu quả. Điều này
đặt ra yêu cầu phải có động lực thúc đẩy phong trào khởi nghiệp phát triển một cách
mạnh mẽ để có thêm DNNVV mới gia nhập thị trƣờng và phải có đƣợc mơi trƣờng
3


kinh doanh lành mạnh, DNNVV phải đƣợc tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát
triển… Những yêu cầu này tóm chung lại là pháp luật về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối
với DNVVN phải phù hợp với thực tiễn nhu cầu của DNNVV [87].
Tính đến thời điểm hiện nay, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm
2017 đã có hơn 02 năm thi hành, về cơ bản Luật cũng nhƣ các văn bản quy phạm

pháp luật có liên quan đã chứng tỏ đƣợc vai trị của mình trong việc tạo cơ sở pháp
lý vững chắc cho các biện pháp hỗ trợ của Nhà nƣớc để phát triển DNNVV. Hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam đã đƣợc xây
dựng tƣơng đối hoàn thiện, tạo ra hành lang pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh về hỗ trợ
cho DNNVV, xác lập nguyên tắc và quy định cụ thể các hoạt động hỗ trợ cho
DNNVV, cũng nhƣ ghi nhận trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính
quyền địa phƣơng cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan trong
cơng tác hỗ trợ DNNVV. Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm, những thành tựu đã
đạt đƣợc, pháp luật về hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam vẫn cịn tồn tại khơng ít hạn
chế, khiếm khuyết. Các biện pháp hỗ trợ DNNVV dù đƣợc xây dựng và quy định
tƣơng đối toàn diện, nhƣng vẫn cịn nặng về hình thức, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu
của các DNNVV. Mặt khác, trách nhiệm thực hiện hoạt động hỗ trợ DNNVV đƣợc
quy định có sự tham gia của rất nhiều cơ quan, ban, bộ, ngành v.v…, dẫn đến dàn
trải, thiếu tính thống nhất, tính hệ thống, dẫn đến khó đạt đƣợc hiệu quả hỗ trợ
mong muốn [3].
Tóm lại, xuất phát từ những lý do trên, từ việc nhận thức đƣợc vị trí, vai trị
đặc biệt của DNNVV đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc để đạt mục
tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng đã đặt ra; tầm
quan trọng đặc biệt của sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV; những bất cập,
hạn chế của pháp luật hiện hành cần thiết có những sửa đổi, bổ sung để có sự phù
hợp với thực tiễn, yêu cầu hỗ trợ DNNVV. Để sự hỗ trợ này thật sự hiệu quả, trở
thành động lực thúc đẩy sự phát triển của DNNVV ở nƣớc ta về cả số lƣợng và chất
lƣợng… Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về hỗ trợ của Nhà nước
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ, với
mong muốn nghiên cứu thành cơng đề tài này sẽ góp phần làm rõ những vấn đề lý
luận về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với các DNNVV ở Việt Nam, cũng nhƣ đánh giá
4


đƣợc thực trạng pháp luật về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với các DNNVV trong giai

đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án sẽ làm sáng tỏ những định hƣớng và đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với
DNNVV ở Việt Nam trong tƣơng lai.
2.

ụ đí h



ứu

Luận án “Pháp luật về hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam hiện nay” đƣợc thực hiện với các mục đích nghiên cứu sau đây:
- Góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về DNNVV và sự hỗ trợ của
Nhà nƣớc đối với DNNVV.
- Phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc và những vƣớng mắc, bất
cập tồn tại của các quy định pháp luật hiện hành về và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối
với DNNVV.
- Đề xuất đƣợc những định hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật hiện hành về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV và các giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật về và sự hỗ trợ của Nhà
nƣớc đối với DNNVV thực tiễn.
3. h ệm vụ



ứu

Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên thì tác giả đặt ra nhiệm
vụ nghiên cứu của luận án nhƣ sau:

- Tập trung phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhỏ và
vừa, về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ: khái niệm, vai
trò DNNVV…; Khái niệm, sự cần thiết của sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa…
- Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật về hỗ trợ của Nhà nƣớc
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhƣ: khái niệm; nội dung chủ yếu; nguyên tắc…
của pháp luật về sự sự hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phân tích, làm rõ quá trình ra đời và phát triển của pháp luật về hỗ trợ của
Nhà nƣớc đối với DNNVV ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành
về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV.

5


- Phân tích làm rõ định hƣớng hồn thiện quy định pháp luật và đề xuất các
giải pháp sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật hiện hành về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối
với DNNVV và các giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV.
4. Phạm v và đố tượ



ứu

4.1. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Pháp luật về hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam hiện nay” thì luận án có phạm vi nghiên cứu nhƣ sau:
- Về phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
trạng về các quy định pháp luật về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV ở Việt

Nam.
- Về phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan
đến sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV ở Việt Nam từ năm 2001 đến thời
điểm hiện tại.
- Về phạm vi văn bản quy phạm pháp luật: Luận án nghiên cứu các quy định
pháp luật liên quan đến sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV ở Việt Nam đƣợc
quy định trong Hiến pháp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Quản lý
ngoại thƣơng; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Đầu tƣ... và các văn bản quy định
chi tiết Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Đầu tƣ…
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài “Pháp luật về hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam hiện nay” thì luận án có đối tƣợng nghiên cứu nhƣ sau:
- Đƣờng lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về phát triển
kinh tế tƣ nhân, về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với sự phát triển DNNVV trong giai
đoạn hiện nay.
- Các quy định pháp luật đã hết hiệu lực thi hành về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối
với DNNVV.
- Các quy định pháp luật hiện hành về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV,
bao gồm: quy định pháp luật về hỗ trợ tín dụng; quy định pháp luật về hỗ trợ thông
tin, tƣ vấn và pháp lý; quy định pháp luật về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; quy
định pháp luật về hỗ trợ mặt bằng sản xuất…
6


- Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật hiện hành về hỗ trợ của Nhà
nƣớc đối với DNNVV.
5. Phươ

ph p




ứu

Luận án “Pháp luật về hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam hiện nay” đƣợc thực hiện dựa trên việc sử dụng chủ yếu phƣơng
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx-Lenin. Đây là
phƣơng pháp chủ đạo xun suốt tồn bộ q trình nghiên cứu của luận án, để đƣa
ra những nhận định, kết luận khoa học đảm tính khách quan, chân thực.
Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án
sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể trong q trình nghiên cứu: đó là
phƣơng pháp tiếp cận hệ thống đa ngành, liên ngành (kinh tế, luật học, lịch sử,
chính trị); phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; phƣơng pháp luật học so sánh; phƣơng
pháp xã hội học pháp luật. Để thực hiện có hiệu quả mục đích nghiên cứu, luận án
kết hợp chặt chẽ giữa các phƣơng pháp trong suốt q trình nghiên cứu của tồn bộ
nội dung luận án.
Tuỳ thuộc vào đối tƣợng nghiên cứu của từng chƣơng, tác giả lại sử dụng
linh hoạt các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau để làm rõ các vấn đề, nội dung
của chƣơng đó, cụ thể:
Phần tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài: Luận án
chủ yếu sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu
trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV. Trên cơ
sở đó xác định những nội dung cần tiếp tục đƣợc làm rõ trong luận án.
- Chƣơng 1: Luận án sử dụng chủ yếu phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp
phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống đa ngành, liên ngành (kinh tế,
luật học, chính trị); phƣơng pháp luật học so sánh; phƣơng pháp xã hội học pháp
luật đƣa ra những vấn đề lý luận cơ bản về hỗ trợ và vai trò hỗ trợ của Nhà nƣớc đối
với DNNVV, những yếu tố tác động đến sự hỗ trợ của Nhà nƣớc.
- Chƣơng 2: Luận án sử dụng chủ yếu phƣơng pháp phân tích tổng hợp,
phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp luật học so sánh để làm rõ các quy định của

pháp luật hiện hành về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV; xác định tiêu chí và

7


các nguyên tắc hỗ trợ DNNVV, đƣa ra những nhận xét, đánh giá cơ bản về thực tiễn
áp dụng pháp luật về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV ở Việt Nam.
- Chƣơng 3: Luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng
pháp hệ thống, phƣơng pháp đối chiếu xác định định hƣớng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
6. hữ

đó

óp mớ ủa u n án

Luận án có nhiều đóng góp mới cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn, cụ
thể:
- Luận án đã phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về DNNVV và sự
hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV, xác định các nguyên tắc, nội dung hỗ trợ
DNNVV đảm bảo sự bình đẳng với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế;
- Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về hỗ trợ
DNNVV tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra những kết quả và hạn chế, bất
cập của các quy định pháp luật về hỗ trợ DNNVV; đồng thời xác định nguyên nhân
của những bất cập, hạn chế đó;
- Luận án đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ
DNNVV trong công tác xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật trong giai đoạn
hiện nay;
Với những đóng góp trên, luận án có thể đƣợc ứng dụng trong thực tiễn xây

dựng chính sách, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành về hỗ trợ
của Nhà nƣớc đối với DNNVV. Đồng thời, luận án cũng đồng thời là tài liệu tham
khảo có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập pháp luật về hỗ
trợ DNNVV trong các cơ sở đào tạo luật học ở bậc đại học và sau đại học.
7. Kết ấu ủa u n án
Ngoài phần Mở đầu, Phần tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
của đề tài, Danh mục tài liệu tham khảo, Kết luận, luận án đƣợc kết cấu thành gồm
03 chƣơng:
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa và pháp luật về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa;
8


Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay;
Chƣơng 3. Định hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
hoạt động hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

9


PHẦ

Ổ G QU

Ì H HÌ H GHIÊ


1. ổ


qua tì h hì h



ỨU VÀ

SỞ Ý HUYẾ

Ề ÀI

ứu

1.1. Những cơng trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. h
i

i

g

g

h ghi

h ghi

i

ý


h

h

h

Sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa không phải là một vấn đề mới mẻ trên thế giới. Vì vậy, vấn đề
này cũng đã dành đƣợc sự quan tâm khơng chỉ từ phía Chính phủ, các nhà hoạch
định pháp luật, nhà khoa học pháp lý cũng nhƣ chính cộng đồng doanh nghiệp. Trên
thế giới có khá nhiều cơng trình khoa học tiếp cận về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với
các doanh nghiệp ở những góc độ khác nhau, phƣơng diện khác nhau. Chủ yếu có
thể đƣợc sắp xếp thành các nhóm cơ bản sau:
- Nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng tới sự ra đời, phát triển và kết thúc
hoạt động của một doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cuốn sách: SME Guidebook Towards
the AEC 2015, The ASEAN Secretariat Jakarta (Sách hƣớng dẫn DNNVV hƣớng
tới AEC 2015) của ASEAN nhƣ một phần nỗ lực không ngừng nghỉ của ASEAN
chuẩn bị cho DNNVV. Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm
2015 đƣợc cho là mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với các DNVVN.
DNNVV phải tận dụng đƣợc lợi thế của các sáng kiến khu vực và ƣu đãi quốc gia,
thông qua các biện pháp chiến lƣợc và gặt hái những lợi ích của hội nhập kinh tế
khu vực [38]. Tận dụng nỗ lực hội nhập của ASEAN cũng sẽ tăng cƣờng khả năng
cạnh tranh và phục hồi của SME, mở đƣờng cho sự hiện diện của họ trong chuỗi
cung ứng giá trị toàn cầu. Cuốn sách hƣớng dẫn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích
cho các DNVVN và cộng đồng doanh nghiệp để chuẩn bị cho AEC vào năm 2015,
với nhận thức rằng sự thành công của các DNNVV rất quan trọng cho sự tăng
trƣởng lâu dài và bền vững của khu vực và thành tích của Cộng đồng ASEAN.
Cuốn sách là một tài liệu có ý nghĩa cho tác giả trong q trình viết và hồn thành
luận án, đặc biệt là khi đề cập tới việc hoàn thiện các thiết chế pháp luật về


10


DNNVV, các pháp luật hỗ trợ đối với loại hình doanh nghiệp này của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu đƣợc trình bày tại Báo cáo “B i e
demography i

E

e” ( h

hẩ

h

i h

h

i Ch

 ), European

Commission (Uỷ ban Châu Âu) (2002) tại Châu Âu [97]. Theo đó, những nhân tố
có ảnh hƣởng nhiều nhất tới sự ra đời của một doanh nghiệp đƣợc đánh giá không
chỉ là bao gồm về đặc điểm của ngƣời chủ doanh nghiệp nhƣ độ tuổi, giới tính, trình
độ học vấn và loại cơng việc đảm nhiệm trƣớc đó; động lực của ngƣời đứng đầu
doanh nghiệp; các yếu tố kinh tế và môi trƣờng; những hỗ trợ bên ngồi của Chính

phủ và các nhà cung cấp dịch vụ; nguồn vốn tự có hoặc khả năng tiếp cận các
nguồn tài chính khác. Đồng thời, tại báo cáo cũng chỉ rõ những nhân tố có ảnh
hƣởng nhiều nhất tới sự phát triển của một doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Châu Âu
đƣợc phân thành hai nhóm chính là: các yếu tố tác động ở tầm vĩ mô và các yếu tố ở
tầm vi mô.
Cũng nhận thấy rằng, bản báo cáo chƣa đề cập nghiên cứu tới lịch sử hình
thành và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa qua hệ thống pháp luật của các
quốc gia tại Châu Âu. Mặt khác, báo cáo chủ yếu quan tâm về những thành tố tác
động hay ảnh hƣởng tới doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chƣa nghiên cứu về vai trò
của các loại hình doanh nghiệp này. Đây là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
trong luận án để thấy rõ những giá trị to lớn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc gia.
- Thiết lập khuôn khổ pháp luật mới về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một trong
những đạo luật quan trọng điều chỉnh hoạt động DNNVV, đó là “Act on Facilitation
of Purchase of Small and Medium Enterprises – Manufactured Products and
S

f

De e

e

f hei M

e ”của Hàn Quốc (tạm dịch là Đạo luật về

Hỗ trợ mua bán cho DNNVV - Hàng hoá sản xuất và hỗ trợ phát triển thị trƣờng)
sửa đổi, bổ sung năm 2011. Với Đạo luật này, những DNNVV hoạt động trong một
số ngành nghề công nghiệp sẽ có đƣợc nhiều lợi thế hơn trong việc ký kết và thực

hiện hợp đồng. Đối với các sản phẩm cơng nghệ do các DNNVV là chủ sản xuất,
Chính phủ Hàn Quốc đã đƣa ra các pháp luật hỗ trợ thông qua việc chỉ định một số
tổ chức, cơ quan sẽ ƣu tiên mua hàng hóa trong lĩnh vực công nghệ do các DNNVV
11


sản xuất. Chủ tịch Cơ quan quản lý DNNVV (SMBA) chịu trách nhiệm yêu cầu các
cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất thực hiện việc mua hàng hóa từ các DNNVV. Các
DNNVV chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với các tổ chức
công cộng, các doanh nghiệp lớn do luật chỉ định, đảm bảo chất lƣợng hàng hóa
đƣợc yêu cầu trong các văn bản pháp luật và trong hợp đồng. Đây là một tài liệu
quan trọng giúp tác giả nghiên cứu để tìm ra những điểm tƣơng đồng và sự khác
biệt về các pháp luật của Chính phủ Hàn Quốc đối với DNNVV. Trên cơ sở đó đúc
rút một số bài học kinh nghiệm khảo cứu cho Việt Nam trong q trình xây dựng và
hồn thiện pháp luật về hỗ trợ DNNVV.
Một văn bản luật khác liên quan đến vấn đề này, đó là “
ghi

h

h ” (Small Business Act - SBA) của Liên minh Châu Âu - EU, năm 2008.

Mục đích của đạo luật này nhằm thiết lập một khuôn khổ pháp luật mới trong đó
hợp nhất tất cả các cơng cụ pháp luật hiện có đối với doanh nghiệp. Cùng với đó các
cơ quan của EU cũng đã có những tài liệu đánh giá việc thực hiện pháp luật mới đối
với DNVVN này. Các báo cáo “Re
i

h


hi

he i
h ghi

ban Châu Âu) (2009) và “Re iew f he “S
gi

i

„„

h ghi

h ‟‟

e e

i

f he SBA” (Báo

h ), European Commission (Uỷ
B i e

A ”f

E

e” (


h

Châu Âu), Commission of the

European Communities (Uỷ ban Châu Âu) (2011) đã tập trung phân tích những kết
quả đạt đƣợc trong việc thực hiện đạo luật SBA này ở cả cấp độ EU và ở các quốc
gia thành viên [97]. Nhìn chung, việc thực hiện SBA ở cấp độ EU đã đạt đƣợc nhiều
kết quả tích cực, nhƣng kết quả thu đƣợc ở các nƣớc thành viên cịn hạn chế và có
nhiều khác biệt giữa các quốc gia. Các báo cáo cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm
giải quyết những khó khăn và thách thức mà khủng hoảng đặt ra, đẩy mạnh những
giải pháp hỗ trợ DNNVV phù hợp với Chiến lƣợc Europe 2020. Cũng tập trung vào
đánh giá những kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện SBA, báo cáo “S
Business Act 2010 i
h ghi

e e
h

ă

i

e ” (B

i

h

hi


h

2010), EUROCHAMBRES (2011) lại dựa trên phân

tích kết quả trả lời khảo sát của các Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp để rút ra
những số liệu cụ thể phản ánh mức độ thực hiện SBA ở nhiều quốc gia thành viên
EU và vai trò của các Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp ở các quốc gia này. Kết
12


quả điều tra cho thấy các biện pháp đề ra trong SBA đã đƣợc hầu hết quốc gia thành
viên áp dụng và đã mang lại hiệu quả tích cực, nhƣng tỷ lệ khá lớn các Phịng
Thƣơng mại và Cơng nghiệp ở Châu Âu vẫn chƣa hài lòng với những kết quả đạt
đƣợc, chỉ có những những nỗ lực trong việc giảm gánh nặng hành chính là nhận
đƣợc những đánh giá tích cực. Nhìn chung, các báo cáo nói trên tập trung vào việc
trình bày những nội dung chủ yếu của các pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa
của EU, phân tích những kết quả ban đầu đạt đƣợc sau khi các pháp luật mới đƣợc
triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ quan của EU cũng thực hiện nhiều báo cáo
tập trung vào phân tích và đánh giá một hoặc một số giải pháp cụ thể đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Về tổng quan, các giải pháp đƣợc phân tích có thể nhóm thành
ba nhóm chính là: cải thiện mơi trƣờng kinh doanh; khuyến khích tinh thần kinh
doanh; nâng cao khả năng tiếp cận các thị trƣờng.
- Nghiên cứu về vai trị, tính hiệu quả và hạn chế của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong nền kinh tế. Nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu đƣợc đề cập trong các
cơng trình nhƣ: “S

i

[94]; “A


f

i

USA‟‟ (M

e

if ” ( h

h

e i

h

h



ẽ) E.F.Schumacher (1973)

ize e e

h ghi

h

gi


ie i E

e

i

he
Mỹ),

Châu Âu và Ch

European Capital Markets Institute (Viện hị trƣờng vốn Châu Âu) (2001) [105]; “I
small beautiful and worthy of subsidy? - i e
g

g

?–

e e iew” ( h

i



h gi Vă h ), Tyler Biggs (2002) [108]… Kết quả mà

các cơng trình này đƣợc thể hiện trên phƣơng diện đã làm rõ đƣợc vai trị và những
đóng góp quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế, tạo việc

làm và giảm nghèo. Tuy nhiên, các cơng trình khoa học trên chƣa làm rõ đƣợc
những yếu tố tác động cũng nhƣ ảnh hƣởng đến sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với các
doanh nghiệp.
- Nghiên cứu về sự khác biệt giữa các quốc gia khác nhau về vấn đề xác định
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó phải kể đến Bản báo cáo: “P
enhancement and equi
ă g

h

e e e
i

e : h

e ge f

g ằ g: h h h

SME e e
i

i

i i

e ” (Nâng
h

i


DNVVN), UNIDO (2006) [107]. Tại Bản báo cáo này, các tác giả đƣa ra những căn
cứ để chỉ ra những khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nƣớc phát triển và
13


các nƣớc đang phát triển. Theo đó, tại các nƣớc đang phát triển, doanh nghiệp nhỏ
và vừa đƣợc khởi sự chủ yếu xuất phát từ nhu cầu hơn là từ những ý tƣởng kinh
doanh có triển vọng, do đó thiếu các doanh nghiệp có trình độ cơng nghệ và kỹ
thuật cao, thiếu sự bổ sung chun mơn hóa và trao đổi nghiên cứu giữa doanh
nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. Từ những phân tích trên, báo cáo đề xuất một số
chiến lƣợc nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những quốc gia có thu nhập
thấp.
Kế thừa những cơng trình nghiên cứu khoa học nói trên, cần tiến tới làm rõ
những tiêu chí cụ thể để xác định những doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ
và doanh nghiệp vừa ở các quốc gia có nền kinh tế chƣa phát triển. Đồng thời, sự
tƣơng thích các quy định của pháp luật về vấn đề này chƣa đƣợc đề cập trong báo
cáo. Đây cũng là một vấn đề đƣợc đặt ra nghiên cứu trong luận án.
Tiếp cận các Bản báo cáo trên cho thấy: việc xác định rõ bản chất pháp lý
của các loại hình doanh nhỏ và vừa cũng nhƣ những yếu tố cần và đủ để có thể
hoạch định một pháp luật mới theo hƣớng hợp nhất các doanh nghiệp này. Một hạn
chế khác có thể thấy trong báo cáo chƣa xác định đƣợc rằng trong trƣờng hợp ban
hành pháp luật chung nhƣ vậy thì việc nhận diện và xử lý những hậu quả pháp lý
của pháp luật này nhƣ thế nào trong việc đảm bảo tăng cƣờng sự minh bạch và hiệu
quả của chính các pháp luật này đối với doanh nghiệp trong thực tiễn. Vì vậy, một
trong những mục tiêu đƣợc tiếp tục nghiên cứu trong luận án là cần làm sáng tỏ bản
chất pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật Việt Nam
trên cơ sở khảo cứu những bài học kinh nghiệm từ pháp luật nƣớc ngoài.
- Trong nghiên cứu về pháp luật và công cụ hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với
DNNVV, có thể kể đến nhiên cứu của các tác giả Nguyễn Cúc, Đặng Ngọc Lợi, Hồ

Văn Vình và Nguyễn Hữu Thắng (1997): “Pháp lu t h tr phát tri n doanh nghi p
v a và nh

Vi t Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; “Economic Rights and

Right in Rem in Vietnam and Russia: Comparative Legal Research” (Q
V

Vi

g :

ghi

h

h

i h

ý) của tác giả

Nguyễn Thành Luân, Dƣơng Đăng Huệ đăng trên tạp chí Russian Journal of Legal
Studies số 6(1), 2019 [99]; “The Right to Freely Conduct Business in the Legal
System of Vietnam Nowadays” (Q

i h
14

h


g h

h


h

ý

Vi

hi

) của các tác giả Dƣơng Đăng Huệ, Nguyễn Thành

Luân, Nguyễn Xuân Tùng, Hà Thị Ngọc đăng trên tạp chí European Researcher.
Series A – International Journal of Social Science, (Loạt A – Tạp chí Khoa học Xã
hội Quốc tế) số 10(2), 2019 [96]; “The coordinating mechanism between the state
agencies and the institutional representatives of enterprises in the work of legal aid
f

e e
i i

ie i

ie

” (C


h ghi

h h

g i

gi
gi

h

h
ý h

h
h ghi

Vi

)

của các tác giả Dƣơng Đăng Huệ, Nguyễn Thành Luân, Phạm Minh Nhật đăng trên
tạp chí European Researcher. Series A – International Journal of Social Science
(Nhà nghiên cứu Châu Âu. Loạt A - Tạp chí Khoa học Xã hội Quốc tế) số 11(2),
2020 [95]… Nhìn chung, qua các nghiên cứu này có thể khẳng định rằng: pháp luật
nói chung và pháp luật về hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nói chung và
DNNVV nói riêng ln mang tính tất yếu và có vai trị đặc biệt quan trọng thúc đẩy
sự phát triển của đất nƣớc. Nếu pháp luật có sự hoàn thiện, đảm bảo tối đa quyền tự
do kinh doanh của các chủ thể trong xã hội thì sẽ có đƣợc mơi trƣờng kinh doanh

cởi mở, năng động tạo động lực cho các doanh nghiệp đƣợc ra đời và hoạt động
thuận lợi. Đối với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV thì sự hỗ trợ đó cần phải
đƣợc đảm bảo trên nhiều phƣơng diện và bằng các pháp luật cụ thể đối với từng
ngành nghề, từng lĩnh vực kinh doanh.
1.1.2. Nh ng cơng trình nghiên c u liên qua
pháp lu t v h tr c

h

n th c tiễ

nh và áp dụng

i v i doanh nghi p nh và v a

- Về kinh nghiệm quốc tế, có thể tham khảo các báo cáo của Ủy ban Châu
Âu EU về hỗ trợ DNNVV, điển hình nhƣ Bản báo cáo “The E
for SMEs - Si h e

”(

i

e

e

Châu Âu giành cho các DNVVN – Báo cáo

l n th 6), European Commission (Uỷ ban Châu Âu) (2000). Nội dung chủ yếu của

Bản báo cáo tập trung phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Châu Âu trên các lĩnh vực: (i) khả năng tiếp cận các nguồn tài
chính; (ii) khả năng ứng dụng thƣơng mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp; (iii) khả năng tiếp nhận các chƣơng trình hỗ trợ của EU; (iv) khả
năng hình thành các quỹ và hiệp hội; (v) khả năng ứng phó với sự thiếu hụt lao
động có kỹ năng.
15


Bên cạnh đó, có nhiều báo cáo khác tập trung phân tích và đánh giá về thuận
lợi và khó khăn của ở Châu Âu trong các lĩnh vực chuyên ngành (doanh nghiệp
cơng nghệ cao, tiếp cận tài chính của DNNVV, tuyển dụng lao động của DNNVV),
nhƣ các báo cáo: “High- e h SME i E
ngh

cao

“Re

i

e” (Các doanh nghi p v a và nh công

châu Âu), European Commission (Uỷ ban châu Âu) (2002);
e

fe

ee : A


dụng nhân viên: Gánh nặ g h

i i

i e

h h h

ă g
e

“I e

e” (Tuy n

Châu Âu), European

ee e e e

e

i SME ” (Phát

c trong các DNVVN), European Commission (2003); “SME
fi

i

SME i E


i v i các DNVVN

Commission (Uỷ ban châu Âu) (2002); “C
tri

e

e”, European Commission (Uỷ ban châu Âu) (2003);
i

i

f SME ” (S

tồn c u hố c a các DNVVN), European

Commission (Uỷ ban châu Âu) (2003); “SME

e

-

i

” (DNVVN và s

h p tác), European Commission (Uỷ ban Châu Âu) (2003), v.v…
Tổng kết các cơng trình nghiên cứu nói trên, có thể thấy rằng: Trong số
những khó khăn mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Châu Âu gặp phải, thì khó khăn
lớn nhất là giới hạn sức mua của ngƣời tiêu dùng, tiếp đến là những trở ngại liên

quan tới thủ tục hành chính, hay thiếu lao động có trình độ tay nghề với mức lƣơng
phù hợp, v.v… Trong điều kiện Việt Nam, có thể cân nhắc áp dụng một số biện
pháp mà Liên minh Châu Âu đã áp dụng để hỗ trợ cho các DNNVV.
Tuy nhiên, các báo cáo này chƣa đề cập về những ƣu điểm và nhƣợc điểm
của hành lang pháp lý dành cho DNNVV ở Châu Âu (bao gồm hệ thống pháp luật
của Liên minh Châu Âu EU và pháp luật của từng quốc gia). Chƣa có những báo
cáo đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà hệ thống pháp luật của EU tạo ra đối
với doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Các báo cáo của Ủy ban Châu Âu cũng
khơng trình bày những giải pháp trong lập pháp của các quốc gia Liên minh Châu
Âu, để vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng quốc gia, nhƣng vẫn
tƣơng thích với khung pháp lý của EU.
- Trong nghiên cứu về thực trạng, vai trò, những thành tựu và hạn chế của
Nhà nƣớc trong sự phát triển DNNVV ở Việt Nam có thể kể đến khá nhiều cơng
trình khoa học nhƣ: luận án tiến sĩ luật học“Ph
phát tri n doanh nghi p nh và v a

Vi
16

h

i

ò

h

c trong

” của Lê Quang Mạnh (2011) [37];



bài báo “V i

ò

h

c trong phát tri n doanh nghi p nh và v a

Vi t

” của Hoàng Văn Hoan, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 01/2011; “Vai
ò
h i h

h

i
i h

i ă g

h

h

h ghi

h


trong

” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung đăng trên tạp chí

Cơng Thƣơng điện tử ngày 01/5/2020… Nhìn chung, các nghiên cứu này đều khẳng
định vai trò đặc biệt quan trọng của Nhà nƣớc trong sự phát triển DNNVV ở Việt
Nam. Thông qua nhiều biện pháp hỗ trợ của Nhà nƣớc, DNNVV có đƣợc điều kiện
thuận lợi để gia nhập thị trƣờng và tiến hành hoạt động kinh doanh hiệu quả góp
phần vào sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều chính sách,
biện pháp hỗ trợ của Nhà nƣớc vẫn chƣa đi vào cuộc sống do gặp nhiều vƣớng mắc,
bất cập khi triển khai trong thực tiễn. Do đó, để Nhà nƣớc thật sự trở thành “bà đỡ
thể chế” trong hỗ trợ cho DNNVV tại Việt Nam rất cần phải có sự rà sốt, nghiên
cứu từ đó sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hỗ trợ cho DNNVV trong bối
cảnh hiện nay.
Cần phải nhấn mạnh, các nghiên cứu nêu trên đã đề xuất một số định hƣớng
mang tính ngun tắc xác định vai trị của Nhà nƣớc trong phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam nhƣ: Nhà nƣớc phải nhất quán về pháp luật phát triển, Nhà
nƣớc chỉ nên đóng vai trị là ngƣời tạo điều kiện, chỉ can thiệp gián tiếp vào thị
trƣờng, cần thực hiện nguyên tắc duy trì cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ
hỗ trợ doanh nghiệp. Mặt khác, các nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp phát huy
vai trò của Nhà nƣớc trong hỗ trợ DNNVV, nhƣ: tiếp tục hoàn thiện thể chế nền
kinh tế thị trƣờng cho doanh nghiệp, nhất quán xác định quyền tự do kinh doanh của
ngƣời dân, đầu tƣ hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, xã hội, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà
nƣớc, v.v…
- Về bức tranh tổng thể của thực tiễn của DNNVV và về sự hỗ trợ của Nhà
nƣớc đối với DNNVV, có thể kể đến các nghiên cứu: “M i
i

DNNVV Vi


g i h

h

i

” của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam

(VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện năm 2015;
“S h

gD

VV Vi

” của Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ thực hiện năm 2017; “S h

gD

h ghi

Vi

ă

2019” của


Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ thực hiện năm 2019… là những nghiên cứu cung cấp thông
17


×