Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần Thống kê cho khoa học xã hội và Nguyên lý kế toán theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Đề tài NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 135 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY HỌC PHẦN THỐNG KÊ
CHO KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Kim Oanh

Hà Nội, 2019


BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY HỌC PHẦN THỐNG KÊ
CHO KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài
: ThS. Hoàng Kim Oanh
Thành viên tham gia : ThS. Nguyễn Thái Hòa
ThS. Trần Hương Xuân
ThS. Đặng Thị Thùy Dương
ThS. Bùi Lệ Giang



Hà Nội, 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài: “Nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần
Thống kê cho khoa học xã hội và Nguyên lý kế toán theo học chế tín chỉ tại
trường Đại học Nợi vụ Hà Nợi”, ngồi những nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã
nhận được rất nhiều sự động viên giúp đỡ từ các cá nhân, khoa chun mơn,
phịng/ ban của nhà trường. Chúng tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành
nhất đến Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa Quản trị văn phòng (QTVP), Phòng
Quản lý đào tạo Sau đại học và các phịng ban chức năng trong tồn trường đã
tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được tiếp cận với thông tin, tài liệu phục
vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.
Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các em sinh viên Khoa Quản trị văn
phòng cùng các em sinh viên trong toàn trường đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho
chúng tơi trong q trình thu thập và xử lý thông tin.
Sự giúp đỡ của quý thầy cô, các khoa chun mơn, các phịng ban chức
năng và các em sinh viên đã tạo động lực cho chúng tôi vượt qua những khó
khăn, hồn thành tốt các nội dung, u cầu của đề tài.
Chúng tôi hy vọng kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của Nhà trường nói chung và hiệu quả giảng dạy học phần Thống kê cho
khoa học xã hội (TKCKHXH), học phần Ngun lý kế tốn (NLKT) nói riêng,
thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo ngày càng phát triển lên một tầm cao mới.
Một lần nữa chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đối với sự giúp
đỡ của quý thầy cô, các đồng nghiệp và các em sinh viên. Kính chúc q thầy
cơ, các đồng nghiệp và các em sinh viên sức khỏe, may mắn, thành công và
hạnh phúc.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tập thể tác giả



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VÀ CÁC KÝ HIỆU
TBAO-MUCTIEU-MONHOC

TBAO-PPDG-HOCTAP
CBI-TOTBG-KHILLOP

Thông báo mục tiêu và nội dung của học
phần trước khi học
Thông báo về hình thức và phương pháp
đánh giá học tập trước khi học
Chuẩn bị tốt bài giảng khi lên lớp
Giảng viên cung cấp, giới thiệu các giáo

CUNG-CAPTT-TLIEU-GT

trình, tài liệu tham khảo được cập nhật
thường xuyên

NDMONHOC-THIETTHUC
BDKH-GIANG-DAY

VUA-SUC

Nội dung môn học thiết thực, hữu ích
Giảng viên đảm bảo kế hoạch giảng dạy
của học phần
Nội dung giảng dạy có vừa sức đối với

sinh viên/ học viên
Giảng viên đã thiết kế, tổ chức học phần

SDTHOI-GIAN-HLY

và sử dụng thời gian một cách khoa học,
hợp lý

PHAN-B0-TGHL

KIEN-THUC-TOT

PHUONG-PHAP-TOT

CAP-NHAT-TT

DAY-THEO-NHOM

Giảng viên phân bổ, sử dụng thời gian lên
lớp một cách hợp lý
GV có kiến thức chun mơn tốt (thực sự
có năng lực chun mơn)
Giảng viên có phương pháp truyền đạt rõ
ràng, dễ hiểu
GV đề cập và nhấn mạnh những thông tin
quan trọng một cách rõ ràng, dễ hiểu
Giảng viên có tổ chức các hoạy động giảng
dạy theo nhóm sinh viên trong lớp học



Giảng viên dạy học theo phương pháp
DAY-NEU-VD

nêu vấn đề, kích thích tư duy và sáng tạo
của sinh viên/ học viên
Giảng viên chú trọng phát triển kỹ năng

KY-NANG-GTTT

giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề của
sinh viên/ học viên trong giờ học

SU-DUNG-PTIENDH

LONG-GHEP-KTTT

Giảng viên sử dụng hiệu quả các phương
tiên dạy học
Giảng viên có lồng ghép kiến thức thực tế
vào nội dung các bài học của học phần
Các giờ thực hành/bài tập/thảo luận của

THAO-LUAN-BOICH

học phần này thực sự bổ ích, giúp cho
sinh viên/học viên vận dụng kiến thức
vào thực tế

HUONG-DAN-HOC-HQ
KHKHICH-QD-RIENG


GV đã hướng dẫn hiệu quả và thúc đẩy
việc tự học của SV
GV khuyến khích SV nêu câu hỏi và bày
tỏ quan điểm riêng về các vấn đề của HP

QUAN-TAM-HDNHOM

GV quan tâm tổ chức cho SV tham gia
hoạt động nhóm, thảo luận để giải quyết
các nhiệm vụ học tập

GIAO-DUC-DAO-DUC

QUAN-TAM-GDTCDD

COI-MO-TONTSV
TU-VAN-GIUP-DO

GV quan tâm đến giáo dục đạo đức, ý thức
tổ chức kỉ luật cho người học
Giảng viên quan tâm đến giáo dục tư
cách, đạo đức của sinh viên/học viên
Giảng viên có quan điểm cởi mở và tôn
trọng ý kiến của sinh viên/học viên
GV tỏ ra luôn sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ


SV học tập
QUAN-TAM-TIENBO


NHIET-TINH-TNHIEM

DUNG-GIO

CHUAN-MUC

GV tỏ ra nhạy cảm và quan tâm tới sự
tiến bộ của SV
GV luôn thể hiện rõ sự nhiệt tình và tinh
thần trách nhiệm cao trong giảng dạy
GV thường xuyên lên lớp đúng giờ và
thực hiện đúng lịch giảng dạy theo quy
định
GV ln thể hiện tính chuẩn mực trong
tác phong nhà giáo
GV tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả

DANH-GIA-TTHUC-CBANG

học tập của SV đảm bảo tính trung thực,
cơng bằng, phản ánh đúng năng lực của
người học
Giảng viên sử dụng các phương pháp

PPKT-KNHAU-CXAC

kiểm tra khác nhau nhằm nâng cao tính
chính xác trong đánh giá kết quả học tập
của người học.


CAU-HOI-PHOP

TLUONG-HOPLY

Câu hỏi kiểm tra phù hợp và tổng hợp
được những kiến thức đã học
Thời lượng của đề thi, kiểm tra hợp lý với
nội dung chương trình

HUNG-THU-GHOC

Sinh viên cảm nhận sự thấy hứng thú
trong giờ học
Thông qua hoạt động giảng dạy của giảng

GITRI-HPHAN

viên, sinh viên đánh giá giá trị của học
phần này

SVCB-BAI

Sinh viên/ học viên tự đánh giá việc
chuẩn bị nội dung bài học tại nhà


Sinh viên/ học viên tự đánh giá thực hiện
SVKT-ĐGTK-CK


tất cả các bài kiểm tra, đánh giá trong kỳ,
cuối kỳ

CNSV-HQGD
GIOITINH
HOCLUC

THOILUONGDULOP

LANHOC

Cảm nhận chung của sinh viên về hiệu
quả giảng dạy học phần này
Giới tính
Xếp loại học lực của anh (chị) trong học
kỳ vừa qua
Tỷ lệ thời gian tham dự lớp học của anh
(chị) đối với HP này
Đối với HP này, anh (chị) thuộc diện học
lần mấy

Frequency

Tần số

Percent

Phần trăm

Valid Percent


Phần trăm hợp lệ

Cumulative Percent

Phần trăm tích lũy

Valid

Hợp lệ

Total

Tổng cộng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 7
5. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 8
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 8
7. Các phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng trong đề tài .................... 8
8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 9
9. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 9
10. Cấu trúc của đề tài .................................................................................. 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY HỌC PHẦN

THỐNG KÊ CHO KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ
KẾ TOÁN........................................................................................................... 11
1.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả giảng dạy ........................................... 11
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả ........................................................................ 11
1.1.2. Khái niệm về hiệu quả giảng dạy ....................................................... 11
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy ................................... 13
1.2.1. Đánh giá quá trình chuẩn bị bài giảng ............................................... 13
1.2.2. Đánh giá nội dung bài giảng .............................................................. 15
1.2.3. Đánh giá về phương pháp dạy – học .................................................. 16
1.2.4. Đánh giá về phong cách sư phạm của giảng viên .............................. 17
1.2.5. Đánh giá về kết quả của bài giảng ..................................................... 17
1.3. Đặc điểm cơ bản về học phần Thống kê cho khoa học xã hội và Nguyên
lý kế toán ...................................................................................................... 22
1.3.1. Đặc điểm về mục tiêu giảng dạy ........................................................ 22
1.3.2. Đặc điểm về nội dung giảng dạy ........................................................ 25


1.3.3. Đặc điểm về phương pháp giảng dạy ................................................. 26
1.3.4. Đặc điểm về đối tượng giảng dạy ...................................................... 29
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần Thống kê cho khoa
học xã hội và Nguyên lý kế toán .................................................................. 29
1.4.1. Kinh nghiệm của trường Đại học Kinh tế Quốc dân ......................... 29
1.4.2. Kinh nghiệm của trường Đại học Lao động xã hội ............................ 33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY HỌC PHẦN
THỐNG KÊ CHO KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ
KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .............................. 36
2.1. Giới thiệu khái quát Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ........................... 36
2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, lọc dữ liệu .......................................... 37
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả giảng dạy học phần Thống kê cho khoa

học xã hội và học phần Nguyên lý kế toán .................................................. 39
2.3.1. Thực trạng quá trình chuẩn bị bài giảng ............................................ 39
2.3.1.1. Thực trạng ....................................................................................... 39
2.3.1.2. Đánh giá chung ................................................................................ 42
2.3.2. Thực trạng nội dung bài giảng ........................................................... 43
2.3.2.1. Thực trạng ....................................................................................... 43
2.3.2.2. Đánh giá chung................................................................................ 45
2.3.3. Thực trạng phương pháp dạy học....................................................... 45
2.3.3.1. Thực trạng ....................................................................................... 45
2.3.3.2. Đánh giá chung ................................................................................ 57
2.3.4. Thực trạng phong cách sư phạm của giảng viên ................................ 60
2.3.4.1. Thực trạng ....................................................................................... 60
2.3.4.2. Đánh giá chung ................................................................................ 65
2.3.5. Thực trạng về đánh giá kết quả của bài giảng .................................... 66
2.3.5.1. Thực trạng ....................................................................................... 66
2.3.5.2. Đánh giá chung ................................................................................ 75


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 78
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY HỌC
PHẦN THỐNG KÊ CHO KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HỌC PHẦN
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ..... 79
3.1. Đối với quá trình chuẩn bị bài ............................................................... 79
3.2. Đối với nội dung bài giảng .................................................................... 81
3.3. Đối với phương pháp giảng dạy ............................................................ 82
3.3.1. Đổi mới cách tiếp cận với học phần Nguyên lý kế toán và Thống kê
cho khoa học xã hội ...................................................................................... 82
3.3.2. Cơng nghệ hóa trong q trình xây dựng những biện pháp nâng cao
hiệu quả giảng dạy ........................................................................................ 84
3.3.3. Cá biệt hóa phương pháp, hình thức dạy học trong các giờ lên lớp .. 85

3.4.4. Tích hợp hóa phương pháp dạy trong các giờ lên lớp ....................... 86
3.4. Đối với phong cách sư phạm của giảng viên ........................................ 87
3.5. Đối với đánh giá kết quả của người học ............................................... 89
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 93
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 94
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 97
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về giáo dục
và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao về trình độ của đội ngũ lao động so với yêu cầu của xã hội. Đặc
biệt, trong thời đại thông tin 4.0, thời đại mà nguồn lao động con người dần
được hay thế hầu hết bằng máy móc thì địi hỏi trình độ của nguồn nhân lực phải
ngày càng được nâng cao. Trong thế giới phẳng, nguồn nhân lực không chỉ giới
hạn trong biên giới một quốc gia mà cần phải tiến xa hơn đáp ứng nhu cầu của
thế giới. Nhận thức được điều đó, trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước
đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về đổi mới giáo dục đại học trong đó
phải kể đến như Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản toàn diện
giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 được Chính phủ đã ban hành
ngày 20 tháng 11 năm 2005. Bên cạnh Nghị quyết của chính phủ, Bộ giáo dục
và Đào tạo cùng với các Bộ, Ban, Ngành sử dụng nguồn nhân lực đã ban hành
nhiều văn kiện, nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm, sự ưu tiên và quyết liệt
trong việc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với bề dày truyền thống trải qua hơn 40
năm hình thành và phát triển đã từng bước khẳng định được vị thế và tên tuổi
của nhà trường qua các sản phẩm đào tạo được xã hội chấp nhận. Tuy nhiên

trong bối cảnh hiện nay, trước đòi hỏi cấp thiết của xã hội thì việc nâng cao chất
lượng đào tạo là một nhu cầu tất yếu. Từ năm 2011 nhà trường được chuyển đổi
từ trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội thành Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trực
thuộc Bộ Nội vụ, lãnh đạo nhà trường cùng đội ngũ giảng viên đã khơng ngừng
phấn đấu, học tập để tìm tịi nhằm hoàn thiện, đổi mới phương pháp dạy và học
nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo đục đại học. Đặc biệt, từ năm 2013,
nhà trường tiến hành chuyển đổi từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ theo
yêu cầu của Bộ giáo dục và Đào tạo. Theo đó, với chủ trương lấy người học làm
trung tâm, thầy cơ đóng vai trị là những nhà khoa học hướng dẫn cách thức để
người học tự học, tự nghiên cứu, thì việc đổi mới phương pháp dạy và học nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy tại nhà trường trở nên cấp thiết, được các khoa
chuyên môn, các tổ bộ môn và các giảng viên phụ trách các học phần đặt lên
hàng đầu.
1


Học phần Thống kê cho khoa học xã hội và học phần Ngun lý kế tốn
theo học chế tín chỉ đã được đưa vào giảng dạy cho các ngành của trường Đại
học Nội vụ Hà Nội từ năm 2014, đây là học phần có vị trí quan trọng, nó khơng
chỉ là công cụ không thể thiếu trong công tác nghiên cứu khoa học mà cịn có
tính ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Tuy nhiên, sinh viên hiện tại ở trường Đại
học Nội vụ Hà Nội hầu hết không mạnh về tốn, các mơn học hầu hết trong
chương trình là các môn “không con số” nên môn học này đã trở thành một mơn
học đặc thù do đó cần phải có phương pháp giảng dạy riêng để học tập đạt hiệu
quả tốt.
Ngồi ra, với sự phát triển khơng ngừng của nền kinh tế hội nhập quốc tế
đòi hỏi “sản phẩm đầu ra” phải là những sinh viên đa năng, biết làm nhiều việc.
Nhận thức được điều đó, Khoa Quản trị văn phòng đã trang bị cho sinh viên
kiến thức cơ bản về kế toán, thống kê. Số liệu điều tra năm 2015 cho thấy gần
70% sinh viên tốt nghiệp làm cho các cơ quan, tổ chức không thuộc khu vực nhà

nước và xu hướng này ngày càng tăng. Hơn nữa, số lượng các đơn vị tổ chức chỉ
yêu cầu kỹ năng chuyên về các kỹ năng văn phòng sẽ càng ít đi (trừ doanh
nghiệp lớn mà ở Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ) tha vào đó địi
hỏi người làm phải có kiến thức tổng hợp về văn phịng, trong đó kế tốn là
cơng cụ khơng thể thiếu. Vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra là làm thế nào để giảng
dạy học phần này ngày càng hiệu quả và gắn liền với cơng tác kế tốn trong thực
tế hơn. Hiệu quả giảng dạy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như cơ sở vật chất,
chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, ... trong đó, phương pháp giảng
dạy có vai trị quyết định.
Đội ngũ giảng viên giảng dạy học phần Thống kê cho khoa học xã hội và
học phần Ngun lý kế tốn thuộc tổ bộ mơn Kế tốn - Thống kê, Khoa Quản trị
văn phịng với chuyên môn được đào tạo bài bản từ khối các ngành kinh tế, có
năng lực và giàu nhiệt huyết. Các giảng viên phụ trách hai học phần này hầu hết
đều còn rất trẻ, tuy thâm niên trong nghề còn chưa nhiều nhưng đều rất tâm
huyết với nghề, tận tâm với sinh viên, say mê nghiên cứu, tìm tịi những tri thức
mới, những phương pháp giảng dạy hay, phù hợp với sinh viên. Sau một thời
gian giảng dạy hai học phần này cũng cần có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan,
khoa học về chất lượng, hiệu quả giảng dạy để từ đó tìm ra những biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Vì vậy,
2


để đáp ứng sự tin tưởng của người sử dụng lao động, sự kỳ vọng của người học,
đặc biệt là sự quan tâm, đầu tư lãnh đạo Nhà trường trong việc nghiên cứu để
từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói
chung, của học phần Thống kê cho khoa học xã hội và học phần Ngun lý kế
tốn nói riêng là rất cần thiết.
Với tất cả những lý do trên, nhóm tác giả đã lựa chọn “Nâng cao hiệu
quả giảng dạy học phần Thống kê cho khoa học xã hội và Nguyên lý kế toán
theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về hiệu quả giảng dạy và phương pháp giảng dạy thống kê và
kế tốn, có rất nhiều đề tài, bài báo, cơng trình nghiên cứu, sách tham khảo và
chuyên khảo. Tuy nhiên, những đề tài, cơng trình nghiên cứu về giải pháp nâng
cao hiệu quả giảng dạy học phần Thống kê cho khoa học xã hội và học phần
Nguyên lý kế toán tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội đến nay thì chưa có. Các
cơng trình nghiên cứu liên quan có thể kể đến cụ thể là:
Sách tham khảo “Học tập cũng cần chiến lược” (2009) của tác giả Joe
Landsberger (Nguyễn Thanh Hương và cộng sự dịch). Cuốn sách như một cuốn
cẩm nang về các phương pháp học tập hiện đại và hiệu quả đang được áp dụng ở
khắp nơi trên thế giới, được mô tả chi tiết và kèm theo nhiều ví dụ minh họa,
phân tích dễ hiểu. Cuốn sách như một người chỉ huy, một kim chỉ nan đối với
những người học đang loay hoay với khối tri thức khổng lồ mà năng lực của con
người thì bị giới hạn. Những lời khuyên hữu ích để làm thế nào với năng lực sẵn
có người học có thể học tập hiệu quả, có được nhiều tri thức nhất nhưng ít tốn
thời gian và công sức nhất. Là người dạy hay người học, ở bậc phổ thơng, đại
học, các khóa học ngắn hạn, ngoại khóa hay đào tạo từ xa, dù là giảng viên, sinh
viên, công chức hay doanh nhân, chúng ta đều có thể tìm thấy trong cuốn sách
này các kỹ năng, nguyên lý tổng thể đến các mẹo nhỏ được đúc rút trong quá
trình học tập thực tế, giúp chúng ta có tư duy mạch lạc hơn trong mọi lĩnh vực
của cuộc sống.
Luận án Tiến sĩ: “Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn xác suất thống kê ở
trường Đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng bồi dưỡng một số thành tố năng
lực kiến tạo kiến thức cho sinh viên” của Ngơ Tất Hoạt, (2012). Với mục đích
nghiên cứu của là bồi dưỡng cho sinh viên một số năng lực kiến tạo kiến thức
3


trong dạy học Xác suất - Thống kê, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội
ngũ kỹ sư và giáo viên dạy nghề, luận án đã hệ thống và tích hợp thêm một số

luận điểm về lý thuyết kiến tạo trong dạy học. Đồng thời đưa ra được các số liệu
khảo sát, đánh giá thực trạng dạy và học học phần Xác suất - Thống kê ở các
trường Đại học sư phạm kỹ thuật trong cả nước. Trên cơ sở đó, luận án đã đề
xuất được 3 nhóm năng lực cần được trang bị cho sinh viên trong quá trình học
học phần Xác suất - Thống kê ở trường Đại học sư phạm kỹ thuật và 6 biện pháp
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học học phần Xác suất - Thống kê ở
trường Đại học sư phạm kỹ thuật.
Sách tham khảo “Hiệu quả giảng dạy của giảng viên - Lý luận và thực
tiễn” (2018) của tác giả Dương Minh Quang (chủ biên), Nguyễn Thị Hảo và
Nguyễn Hồng Phan. Cuốn sách được biên soạn từ đề tài nghiên cứu khoa học
cấp cơ sở của nhóm tác giả, thơng qua đó nhằm giúp cho người học, giảng viên,
nhà quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học hiểu rõ hơn về lý luận (như các cơ
sở lý thuyết và khái niệm, yếu tố đánh giá hiệu quả giảng dạy, mối quan hệ giữa
hiệu quả giảng dạy và các yếu tố cá nhân, chế độ chính sách, văn hóa trong tổ
chức và tầm quan trọng của hiệu quả giảng dạy trong trường đại học) và thực
tiễn đánh giá về hiệu quả giảng dạy của giảng viên.
Sách giáo trình “Giáo trình giáo dục học hiện đại” (2007) của tác giả
Trần Thị Tuyết Oanh. Cuốn giáo trình đã khái quát đầy đủ về khái niệm, chức
năng, nhiệm vụ, các yếu tố ảnh hưởng, xu thế... của giáo dục học hiện đại. Đặc
biệt, cuốn sách đã đưa ra được vấn đề cần suy ngẫm cho tồn ngành giáo dục đó
là đặt giáo dục học hiện đại trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang rất phát
triển. Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống
– hơn cả yếu tố lao động, hơn cả yếu tố đất đai và tư liệu sản xuất. Các nền kinh
tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức. Kèm theo
đó, nền kinh tế tri thức chứa đựng rất nhiều những đặc trưng cơ bản: Nền kinh tế
tri thức là nền kinh tế hậu cơng nghiệp, là nền kinh tế lấy trí lực là tài nguyên
chủ yếu, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất, các ngành công nghệ
cao trở thành ngành sản xuất quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy, giáo dục học
hiện đại đứng trước những thách thức vơ cùng to lớn. Trong đó giáo dục học
hiện đại cần phải giải quyết mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và cục bộ, phải làm

cho mỗi cơng dân có được những giá trị tồn cầu, đồng thời có được những giá
4


trị của cộng đồng, quốc gia mình; mối quan hệ giữa truyền thông và hiện đại,
làm sao cho các cá nhân tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời vẫn
không làm mất đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình; mối quan hệ
giữa chiến lược phát triển giáo dục dài hạn và kế hoạch ngắn hạn, nghĩa là xử lý
hài hòa yêu cầu trước mắt và kế hoạch phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, giáo dục
đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, tuy nhiên đây cũng là quy luật
để đào thải cái lạc hậu, là cơ hội phát triển. Giáo dục cịn phải giải quyết mâu
thuẫn giữa việc tri thức lồi người tăng lên nhanh chóng với khả năng nhận thức
của mỗi cá nhân là hữu hạn. Thêm vào đó, giáo dục còn đứng trước thách thức
của việc phát triển về khoa học, công nghệ, của điều kiện sống nhưng lý tưởng
và đạo đức sống của thế hệ trẻ có phần trở nên tiêu cực. Cuốn giáo trình đã đưa
ra những vấn đề mang tính thời đại của giáo dục học, khơi gợi và hướng dẫn
người học tự nghiên cứu mở rộng về các nội dung được đề cập đến; là nguồn tài
liệu rất hữu ích khơng chỉ đối với sinh viên mà còn đối với các nhà nghiên cứu,
các học giả quan tâm đến giáo dục học hiện đại.
Bài viết “Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên” của
tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo và Võ Văn Việt đăng trên Tạp chí Khoa học,
Đại học Quốc gia Hà Nội, mục Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 2 (2017). Bài
viết trình bày kết quả của việc khảo sát một mơ hình lý thuyết mà các tác giả đề
xuất gồm có 7 thành phần là (i) Bản chất công việc; (ii) Lương, thưởng và phụ
cấp; (iii) Đồng nghiệp; (iv) Quản lý, lãnh đạo; (v) Cơ hội đào tạo và thăng tiến;
(vi) Cơ sở vật chất; (vii) Sự phản hồi và kết quả học tập của sinh viên và Hiệu
quả giảng dạy của giảng viên. Trong đó, Hiệu quả giảng dạy của giảng viên là
thành phần phụ thuộc, 7 thành phần còn lại là những thành phần độc lập và được
giả định là các yếu tố tác động đến Hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Sau đó
tiến hành phân tích hồi qui để xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác

động đến Hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Giá trị của các yếu tố được dùng
để chạy hồi qui là giá trị tổng của các biến quan sát đã được kiểm định. Phân
tích hồi qui được thực hiện bằng phương pháp hôi qui tổng thể các biến với phần
mềm SPSS. Kết quả là mơ hình trên giải thích được 74,30% sự thay đổi của biến
phụ thuộc (hiệu quả giảng dạy của giảng viên). Trong đó, các yếu tố lương,
thưởng và phụ cấp; sự phản hồi và kết quả học tập của sinh viên; đồng nghiệp;
cơ sở vật chất là các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên,
5


khi tăng những yếu tố này sẽ làm gia tăng hiệu quả giảng dạy của giảng viên.
Bên cạnh đó, các yếu tố bản chất cơng việc khơng có ảnh hưởng đến mơ hình,
có thể nói rằng giảng viên u thích công việc hiện tại nên yếu tố này ảnh hưởng
không nhiều đến đa số giảng viên tại Trường. Cũng chính vì u thích cơng việc
nên việc lãnh đạo có quan tâm hay khơng, giảng viên có cơ hội được đào tạo và
thăng tiến hay không cũng không quan trọng với giảng viên.
Sách giáo trình “Đánh giá và đo lường kết quả học tập” (2007) do tác giả
Trần Tuyết Oanh làm chủ biên. Cuốn sách cung cấp những lý luận chung nhất
về lý thuyết cũng như thực hành đánh giá và đo lường trong giáo dục nói chung
và đánh giá kết quả học tập của người học nói riêng. Nội dung cuốn sách đề cập
đến những vấn đề khái quát về đánh giá và đo lường trong giáo dục, từ đó tập
trung đề cập đánh giá, đo lường kết quả học tập dựa trên các nguyên tắc, phương
pháp đánh giá đo lường, các kỹ thuật xây dựng công cụ đánh giá, đặc biệt là
đánh giá ở lĩnh vực nhận thức, phương pháp trắc nghiệm khách quan. Cuốn sách
cũng đề cập đến đánh giá ở lĩnh vực thái độ, một lĩnh vực ít được quan tâm
trong đánh giá giáo dục. Bên cạnh cung cấp những kiến thức nền tảng, cuốn
sách còn gợi mở để những người làm cơng tác giảng dạy có thể nghiên cứu và
tiếp cận đến các nguồn tài liệu về đánh giá trong giáo dục trên thế giới.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Nội vụ Hà Nội: “Nghiên
cứu các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học

pháp lý tại trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội” (2010), do Ths. Nguyễn Thu An
làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã hệ thống hóa các lý thuyết về phương pháp
giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy
các môn khoa học pháp lý. Đồng thời nghiên cứu thực tiễn các phương pháp
giảng dạy các môn khoa học pháp lý tại trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. Trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy các môn
khoa học pháp lý tại trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Nội vụ Hà Nội: “Nghiên
cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần chuyên
ngành Quản trị nhân lực tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội” (2012), do CN.
Nguyễn Văn Tạo làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về
chất lượng giảng dạy, các học phần thuộc chuyên ngành Quản trị nhân lực.
Đồng thời nghiên cứu thực trạng chất lượng giảng dạy các học phần thuộc
6


chuyên ngành Quản trị nhân lực tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trên cơ sở lý
luận và thực tiễn đó, đề tài đã đưa ra các giả pháp nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy các học phần chuyên ngành Quản trị nhân lực tại trường Đại học Nội
vụ Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Nội vụ Hà Nội: “Quản lý
chất lượng dạy – học các môn đại cương ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội”
(2017) do ThS. Đỗ Thị Thu Huyền làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã khái quát hệ
thống cơ sở lý luận về dạy và học các môn đại cương trong các trường đại học.
Đồng thời phân tích cơ sở thực tiễn từ thực trạng dạy và học các mơn học đại
cương trong chương trình giáo dục đại học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Từ hệ thống cơ sở lý luận ở chương I và cơ sở thực tiễn được phân tích những
điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của thực trạng đào tạo các môn học đại
cương, nhóm nghiên cứu đã đề xuất giải pháp có tính ứng dụng cao đối với
trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhằm quản lý từ đó góp phần nâng cao chất

lượng dạy và học các môn học đại cương nói riêng và chất lượng đào tạo của
trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung.
Các đề tài, cơng trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc đổi mới
phương pháp và nâng cao hiệu quả giảng dạy nói chung hoặc các chuyên ngành
mang tính đặc thù của trường, hoặc các góc nhìn, các khía cạnh khác của học
phần Thống kê cho khoa học xã hội và học phần Nguyên lý kế tốn.
Cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đổi mới
phương pháp giảng dạy hai học phần nói trên tại Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học
phần Thống kê cho khoa học xã hội và học phần Ngun lý kế tốn theo học chế
tín chỉ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận về hiệu quả giảng dạy nói chung và
hiệu quả giảng dạy ở bậc đại học theo học chế tín chỉ nói riêng. Tham khảo cách
thức thực hiện tại một số trường đại học để chọn lọc, rút ra kinh nghiệm
Khảo sát, đánh giá hiệu quả giảng dạy giảng viên về học phần Thống kê
cho khoa học xã hội và học phần Nguyên lý kế toán.
7


Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy của đội ngũ giảng
viên tổ Kế toán - Thống kê về học phần Thống kê cho khoa học xã hội và học
phần Nguyên lý kế toán trong thời gian tới.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả giảng dạy học phần Thống kê cho khoa
học xã hội và học phần Nguyên lý kế toán.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Nghiên cứu tập trung vào hoạt động dạy - học và trong phạm vi

học phần Thống kê cho khoa học xã hội và học phần Nguyên lý kế tốn.
Khơng gian: Trong phạm vi của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Hà
Nội
Thời gian: Từ 2014 đến nay.
7. Các phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng trong đề tài
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nhóm tác giả tiến hành đọc và tra cứu các tài liệu có trước để làm nền
tảng cho nghiên cứu khoa học. Mục đích của việc nghiên cứu tài liệu nhằm:
- Giúp cho nhóm tác giả nắm được các phương pháp nghiên cứu trước
đây;
- Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình;
- Có thêm kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực nghiên cứu;
- Tránh trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu trước đó.
Thơng tin thu thập để tiến hành nghiên cứu được tìm thấy từ các nguồn tài liệu
sau:
- Luận cứ khoa học, khái niệm, quy luật có thể thu thập được từ sách giáo
khoa, tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo, ...
- Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo khoa học,
báo cáo chun đề khoa học, các cơng trình nghiên cứu trước đây;
- Các số liệu thống kê được thu thập từ các Niên giám thống kê, Chi cục
thống kê, Tổng cục thống kê, ...
- Tài liệu lưu trữ, hồ sơ, văn bản, ... thu thập từ các đơn vị quản lý nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội;
- Thơng tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, ... mang tính đại
chúng.
8


7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu

nhằm đưa ra các tiêu chí đánh giá ở chương 1; đồng thời sử dụng phương pháp
thu thập số liệu trực tiếp từ người học thông qua phiếu khảo sát, thu thập số liệu
đánh giá của các đơn vị liên quan nhằm làm rõ thực trạng của nội dung nghiên
cứu được trình bày chi tiết tại chương 2 của đề tài.
7.3. Phương pháp tổng hợp thống kê, xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập số liệu nhóm tác giả tiến hành tổng hợp thống kê thông
qua các bảng số liệu: bảng số liệu mô tả, bảng số liệu thống kê để thể hiện kết
quả tổng hợp thống kê, giúp người đọc nhanh chóng dễ hiểu, thấy được sự khác
nhau, so sánh, rút ra các kết luận về số liệu cũng như mối quan hệ giữa các số
liệu. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cịn sử dụng các biểu đồ để biểu hiện số liệu
thống kê như: biểu đồ hình cột, biểu đồ hình trịn, biểu đồ đường thẳng, biểu đố
phối hợp giữa cột và đường biểu diễn, ... nhằm biểu hiện số lượng theo nhóm
(phân tổ thống kê) hoặc có thể so sánh phần trăm tổng của nhiều số liệu, ... giúp
người đọc có thể nhanh chóng các số liệu mà không mất nhiều thời gian khi nhìn
bảng.
7.4. Phương pháp chuyên gia: là việc sử dụng, tận dụng trình độ uyên bác về lý
luận, thành thạo về chuyên môn, phong phú về khả năng thực tiễn, nhạy bén của
tập thể các nhà khoa học, các nhà quản lý cũng như các chuyên gia trong lĩnh
vực nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp này nhằm đưa ra các chuẩn đánh giá
cho các tiêu chí cụ thể, dễ hiểu và tường minh đưa ra trong chương 1. Theo đó,
các chuyên gia trực tiếp đưa ra các đánh giá dự báo của đối tượng cần dự báo.
Các chuyên gia này có nhiệm vụ cung cấp các thơng tin dự báo khách quan
trong tương lai để nhà quản lý đưa ra kết quả dự báo chung của cả tập thể.
8. Giả thuyết nghiên cứu
Giảng viên thay đổi phương pháp giảng dạy và chương trình được chỉnh
sửa vừa sức với sinh viên sẽ làm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
9. Đóng góp của đề tài
Cung cấp cái nhìn khái quát về hiệu quả giảng dạy, làm cơ sở lý luận cho
việc tiếp tục nâng cao hiệu quả giảng dạy của Nhà trường nói chung và bộ mơn
Kế tốn - Thống kê, Khoa Quản trị văn phịng nói riêng.


9


Chỉ ra những tồn tại trong thực trạng để thấy được ưu điểm cũng như hạn
chế, thuận lợi và khó khăn trong công tác dạy và học học phần Thống kê cho
khoa học xã hội và học phần Nguyên lý kế toán tại Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội.
Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, đưa ra những khuyến nghị làm cơ sở
cho Nhà trường, các khoa chuyên môn giảng viên giảng dạy hai học phần nói
trên đặc biêt là các em sinh viên có những điều chỉnh, thay đổi về cách thức
quản lý, giảng dạy và học tập cho phù hợp.
10. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội
dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả giảng dạy học phần Thống kê cho khoa
học xã hội và học phần Nguyên lý kế toán.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả giảng dạy học phần Thống kê cho khoa học xã
hội và học phần Nguyên lý kế toán tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần Thống kê cho khoa
học xã hội và học phần Nguyên lý kế toán tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội

10


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY
HỌC PHẦN THỐNG KÊ CHO KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
1.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả giảng dạy

1.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Có nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả:
Theo từ điển Tiếng Việt thì hiệu quả là “Hiệu quả như yêu cầu của việc
làm mang lại: Biện pháp có hiệu quả”.
Hay hiệu quả được hiểu là quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực
được sử dụng.
Hiệu quả cũng có thể được hiểu là đạt được một kết quả tốt nhất nhưng sử
dụng ít thời gian, cơng sức và nguồn lực nhất.
1.1.2. Khái niệm về hiệu quả giảng dạy
Quá trình giảng dạy là sự thống nhất của hai yếu tố cơ bản trong q trình
giảng dạy; đó là hoạt động dạy và hoạt động học.
Hai hoạt động dạy và học tác động qua lại và phối hợp với nhau và không
thể thiếu một hoạt động nào, nếu khơng thì q trình giảng dạy khơng diễn ra.
Ví dụ như nếu khơng có hoạt động dạy của giảng viên thì q trình đó chuyển
thành q trình tự học. Ngược lại nếu khơng có hoạt động học thì hoạt động dạy
khơng diễn ra. Q trình dạy và học có mối liên hệ mật thiết, diễn ra đồng thời,
phối hợp chặt chẽ với nhau, từ đó sẽ tạo nên hiệu quả cho quá trình giảng dạy.
Hoạt động giảng dạy của giảng viên là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều
khiển hoạt động nhận thức của người học, giúp người học thực hiện chức năng
học của bản thân - tìm tịi khám phá tri thức. Hoạt động của giảng viên được thể
hiện như: Đề ra mục đích, yêu cầu của việc học; Xây dựng kế hoạch cho hoạt
động của mình và dự tính được hoạt động của người học; Tổ chức thực hiện
hoạt động của mình với hoạt động tương ứng của người học; Tạo ra được nhu
cầu, động cơ, hứng thú, sự tò mò của người học để họ tự giác, tích cực, chủ
động và làm cho họ thấy được trách nhiệm cũng như nghĩa vụ học tập; Theo dõi,
kiểm tra cũng như đánh giá kết quả học tập của người học để kịp thời chỉnh sửa
những thiếu sót, sai lầm của người học cũng như cơng tác giảng dạy của mình.

11



Hoạt động học của người học là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự
tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của mình, nhằm thu nhận, xử lý, tổng
hợp thơng tin.
Giảng dạy là một q trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của
giảng viên, người học tự giác, tích cực, chủ động điều khiển hoạt động học tập
của mình.
Có rất nhiều cách hiểu về hiệu quả giảng dạy của giảng viên, như:
“Hiệu quả giảng dạy của giảng viên là niềm tin hoặc sự tin tưởng của
giảng viên rằng họ có thể ảnh hưởng tích cực đến việc học tập của sinh viên”,
Guskey và Pasaro, 1994.
“Hiệu quả giảng dạy của giảng viên được hiểu là sự mong đợi của giảng
viên mang lại kết quả cho sinh viên”. Ross, Cousins và Gadalla, 1996.
“Hiệu quả giảng dạy là niềm tin của giảng viên về khả năng của họ có ảnh
hưởng tích cực đến việc học tập của sinh viên, là niềm tin cá nhân của giảng
viên về khả năng của họ nhằm giúp cho việc học tập của sinh viên”, Printrich và
Schunk, 2002.
Theo Woolfolk-Hoy nhận định, hiệu quả giảng dạy là năng lực của giảng
viên mang lại những kết quả học tập và mong đợi của sinh viên; là khả năng của
giảng viên để giải quyết các yêu cầu của nghề nghiệp bằng cách sử dụng một tập
hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ thể hiện trong cả hiệu suất và thành tích của
giảng viên.
Trong nghiên cứu này hiệu quả giảng dạy được hiểu là kết quả đầu ra so
với chuẩn đầu ra (mục tiêu môn học), hoạt động giảng dạy để đạt được hiệu quả
phải trải qua mợt quá trình, bao gờm cả hiệu quả truyền thụ kiến thức của
giảng viên và hiệu quả tiếp thu kiến thức của người học. Hiệu quả truyền thụ
kiến thức của giảng viên là năng lực trong việc thiết kế môn học, xây dựng
chiến lược giảng dạy, sử dụng công nghệ, quản lý lớp học, tương tác với người
học và đánh giá kết quả của người học. Giảng dạy hiệu quả phải là giảng dạy
dễ hiểu, rõ ràng, rành mạch, có trật tự, làm cho người học hứng thú. Dạy xong,

người học nắm vững nội dung bài giảng, khắc sâu được kiến thức trọng tâm,
vận dụng làm được bài tập và ứng dụng được vào thực tế…
Trong hoạt động giảng dạy có rất nhiều nhân tớ ảnh hưởng đến hiệu quả
của nó. Chẳng hạn như:
12


. Việc chuẩn bị bài, việc thiết kế bài học;
. Nội dung môn học;
. Việc sử dụng công nghệ, kỹ năng quản lý lớp học của giảng viên;
. Kỹ năng giao tiếp (phong cách sư phạm);
. Đánh giá kết quả học tập đối với người học;
Bên cạnh đó cịn có các yếu tố, như: cách tiếp cận người học; Tính tự
chủ và năng lực của người học; trình độ chuyên môn của giảng viên; môi
trường lớp học; Số lượng giờ học giảng viên giảng dạy; Áp lực nghề nghiệp
của giảng viên;.....
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy
Đánh giá hiệu quả giảng dạy được thực hiện đánh giá trên các nhân tố:
Chuẩn bị bài, nội dung bài giảng, phương pháp dạy học, phong cách sư phạm,
và kết quả của bài giảng.
1.2.1. Đánh giá quá trình chuẩn bị bài giảng
Thứ nhất, hồ sơ bài giảng đúng và đủ theo quy định.
Trước khi thực hiện bài giảng trên lớp, mỗi giảng viên phải chuẩn bị đầy
đủ hồ sơ giảng dạy bao gồm: Đề cương chi tiết học phần, lịch trình giảng dạy,
giáo trình, giáo án, bài giảng, bài tập thảo luận/ thực hành, cụ thể như sau:
- Đề cương chi tiết học phần: giảng viên giảng dạy học phần nào phải có
đề cương chi tiết của học phần đó. Căn cứ đề cương chi tiết học phần, giảng viên
có kế hoạch giảng dạy, xây dựng lịch trình giảng dạy, chuẩn bị tài liệu, biên
soạn nội dung bài giảng, bài tập, ...
- Giáo trình: là tài liệu chuẩn đã được Hội đồng trường thông qua làm tài

liệu giảng dạy chung cho từng cấp độ. Giảng viên có trách nhiệm nghiên cứu
giáo trình kết hợp với các tài liệu tham khảo khác để biên soạn bài giảng theo
đúng mục đích, yêu cầu của mơn học;
- Lịch trình giảng dạy: là bảng liệt kê những bài học lý thuyết, thực hành,
bài tập được sắp xếp theo thứ tự tiến độ giảng dạy từng tuần lễ phù hợp chương
trình mơn học và thời khóa biểu;
Lịch trình giảng dạy phải được xây dựng theo biểu mẫu quy định của Nhà
trường.
- Giáo án: là kế hoạch cụ thể, chi tiết, toàn diện cho mỗi buổi lên lớp do
chính giảng viên biên soạn dựa trên chương trình đào tạo và lịch trình giảng dạy;
13


Một giáo án được áp dụng tối đa ba khóa học và có sự điều chỉnh, bổ sung
thường xuyên đối với từng khóa học;
Giáo án phải được biên soạn theo mẫu quy định của Nhà trường.
- Bài giảng, bài tập thực hành:
Bài giảng là nội dung kiến thức thiết yếu được giảng viên biên soạn chọn
lọc từ giáo trình, tài liệu tham khảo, cập nhật kiến thức mới để truyền đạt cho
sinh viên nhằm đảm bảo mục đích, yêu cầu của môn học, đồng thời phù hợp với
thời gian, phương pháp và đối tượng giảng dạy trên lớp;
Bài tập thực hành được xây dựng dựa trên mục tiêu, chương trình mơn
học và giáo trình. Ngồi ra, giảng viên cần tham khảo các tài liệu mới, cập nhật
quy trình cơng nghệ mới và tận dụng trang thiết bị của nhà trường để sinh viên
có thể thực hành được. Từ đó, nắm bắt được kiến thức thực tế, hình thành kỹ
năng;
Bài giảng, bài tập thực hành phải được thiết kế theo mẫu định dạng của
Nhà trường.
Thứ hai, xác định đúng mục tiêu của bài giảng.
Mục tiêu là sự mơ tả những gì sinh viên sẽ đạt được sau khi học xong mỗi

nội dung của bài học, của học phần. Trong đề cương chi tiết học phần đã được
xác định cho từng vấn đề của nội dung học phần với các hình thức khác nhau
(lên lớp lý thuyết, thảo luận, làm bài tập, thực hành, tự nghiên cứu,...) Để đạt
được các mục tiêu này, giảng viên xây dựng các mục tiêu trung gian để sinh
viên dần chiếm lĩnh trong quá trình dạy học và cuối cùng tiến tới mục tiêu chung
của học phần.
Mỗi mục tiêu trung gian cần nêu rõ yêu cầu nội dung, điều kiện, phương
pháp và mức độ thực hiện tối thiểu đối với các hoạt động liên quan từng vấn đề
chính trong nội dung mơn học.
Mục tiêu trung gian do giảng viên tự xây dựng, căn cứ vào mục tiêu
chung mà xây dựng mục tiêu trung gian của mỗi tiết học dựa trên cơ sở đặc thù
của mỗi lớp học.
Nếu sinh viên biết rõ giảng viên yêu cầu họ làm gì, làm việc đó như thế
nào và tối thiểu đến đâu là đủ thì việc xây dựng mục tiêu đã hoàn thành tốt, đúng
với nguyên tắc của phương thức đào tạo theo tín chỉ, giúp sinh viên chủ động tổ
chức việc học của mình theo yêu cầu của giảng viên.
14


Thứ ba, giáo án thể hiện đủ các bước lên lớp, có dự kiến hoạt động của
người dạy, người học và phân bổ thời gian cho từng nội dung hợp lý .
Giảng viên tổ chức hoạt động giảng dạy trên lớp đúng theo các bước trong
giáo án đã được biên soạn. Giảng viên giảng dạy trên lớp phải tổ chức hoạt động
tương tác giữa giảng viên và sinh viên theo kế hoạch hoạt động dạy học đã ghi
trong giáo án. Không được tự ý bỏ lớp làm việc riêng trong suốt thời gian lên
lớp (trừ trường hợp đặc biệt).
Giảng viên dạy thực hành phải tổ chức nhóm thực hành, ln có mặt
thường xuyên để hướng dẫn, quản lý sinh viên trong suốt quá trình học tập.
Thứ tư, chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu tiêu hao,
đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài giảng.

Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu cho việc triển khai chương
trình đào tạo, giáo trình nói chung và việc nâng cao hiệu quả dạy - học, hướng
vào hoạt động tích cực, chủ động của sinh viên. Đáp ứng yêu cầu này phương
tiện, thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực hiện các
hoạt động độc lập hoặc hoạt động nhóm.
Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức
dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học
hợp tác.
Việc chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dạy học cần tuân thủ một số nguyên tắc
sau:
- Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, thực tế và đạt chất lượng cao, tạo điều
kiện đẩy mạnh hoạt động của sinh viên trên cơ sở tự giác, khám phá kiến thức
thông qua hoạt động thực hành, thâm nhập thực tế trong quá trình học tập;
- Chú trọng thiết bị thực hành giúp sinh viên tự tiến hành các bài tập thực
nghiệm. Những thiết bị đơn giản, giảng viên và sinh viên có thể tự chuẩn bị;
- Đối với những trang thiết bị dạy học đắt tiền sẽ được sử dụng chung,
dưới sự quản lý hợp lý của trường;
- Bổ sung các phịng học bộ mơn, phịng học đa năng và kho chứa thiết bị
tại trường.
1.2.2. Đánh giá nội dung bài giảng
Thứ nhất, đảm bảo nội dung trọng tâm, tính khoa học của bài giảng
- Nội dung, kiến thức mang tính trọng tâm, cốt lõi của bài giảng;
15


×