Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu ý nghĩa ngày NGVN 20/11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.08 KB, 2 trang )

Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Từ xa xưa, dân tộc ta đã có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, luôn trân
trọng, đề cao nghề dạy học cũng như vị trí của người thầy. Truyền thống ấy luôn
luôn được gìn giữ và phát huy trong đời sống dân tộc. Những lời răn dạy của cha
ông như đã thấm sâu vào trái tim, khối óc bao thế hệ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi
sư”( Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)
Hay: “Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Nghề thầy giáo được xã hội tôn vinh là “nghề cao quý nhất trong các nghề
cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”. Có lẽ trên thế gian này
không một ai trưởng thành, khôn lớn mà không cần có sự dạy dỗ, chỉ bảo của
những người thầy, người cô. Đây chính là những người cha, người mẹ thứ hai,
dìu dắt chúng ta từ những nét chữ i, tờ đầu tiên, cho đến khi trưởng thành, vững
vàng bước vào cuộc sống. Có người đã từng ví: cuộc đời thầy, cô như cuộc đời
những người làm nghề chèo đò, đêm ngày miệt mài bên những trang giáo án,
lặng lẽ đưa những thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức để trở thành những công
dân có ích, góp phần xây dựng đất nước, quê hương.
Đề cao nghề dạy học và vị trí của người thầy là một nghĩa cử cao đẹp, một
tình cảm đáng quý của dân tộc Việt Nam. Từ lâu, ngày 20/11 đã được chọn là
ngày truyền thống để tôn vinh những người đã và đang đứng trên bục giảng,
truyền đạt những tri thức quý giá và cả đạo lý làm người cho bao thế hệ học trò -
những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây không chỉ là ngày hội của các thầy
cô giáo mà còn là ngày để bao thế hệ học trò nhớ tới và thể hiện tình cảm biết
ơn đối với những người thầy, người cô của đời mình. Có thể nói, đây là một
ngày hạnh phúc với những người giáo viên, bởi nó ghi dấu những công lao,
đóng góp của họ cho sự nghiệp trồng người, đồng thời ngày 20/11 sẽ khơi dậy
trong mỗi nhà giáo lòng yêu nghề, mến trẻ, thấy rõ hơn trách nhiệm với Đảng,
với nhân dân và nhất là với thế hệ tương lai của đất nước. Cũng trong ngày
truyền thống này, chắc chắn mỗi người làm nghề dạy học sẽ thấy được cái đích
mà mình phải phấn đấu, vươn tới trên con đường mà mình đã lựa chọn, thấy yêu
trường, yêu lớp, gắn bó hơn với bạn bè đồng nghiệp, gần gũi hơn với những lứa


học trò. Trách nhiệm của mỗi người giáo viên là phải không ngừng phấn đấu,
bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học để
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong
thời kỳ mới.
20/ 11 là một ngày thực sự có ý nghĩa. Nó tô đậm, khắc sâu thêm hình ảnh
đẹp đẽ của những người thầy, người cô trong tâm trí bao thế hệ học trò; nó tôn
vinh, đề cao những người làm nghề dạy học. Mỗi người học trò trong ngày này
đều có những suy nghĩ, những việc làm thiết thực để thể hiện tình cảm sâu sắc
của mình với những người thầy, người cô. Vì vậy, ngày 20/11 càng làm đẹp hơn
truyền thống quý báu của dân tộc - truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, quý trọng
người thầy của dân tộc Việt Nam.

×