Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu BÁO CÁO VIỆC THỰC HIỆN CHUẨN KTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.63 KB, 2 trang )

BÁO CÁO VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN KIẾN THỨC
KỸ NĂNG VÀ TÍCH HỢP CÁC KỸ NĂNG SỐNG, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
QUA MÔN NGỮ VĂN LỚP 7.
I/ Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chuẩn KTKN và lồng ghép các
chuyên đề:
Thuận lợi:- Chương trình chuẩn KTKN dựa trên chương trình đã ban hành từ
lâu nên chương trình đã ổn định, sách GK , sách tham khảo đầy đủ.
- Các chuyên đề được lồng ghép cũng đã được vận dụng từ lâu trong
tất cả các bài học nên việc thực hiện không có gì vướng mắc.
- Các phương tiện dạy học tương đối đầy đủ, các phương tiện truyền thông đa dạng
nên thông tin đến với học sinh tương đối dễ dàng.
Khó khăn: Mặc dù là chương trình chuẩn mang tính giảm tải nhưng nhìn
chung, chương trình lại dựa theo chương trình cũ nên vẫn còn quá nặng đối với học
sinh. Chương trình chuẩn bộ môn ngữ văn vẫn còn nặng lý thuyết mà không có tính
thực hành nên học sinh rất khó nắm hết nội dung.
-Thực hiện chuẩn KTKN nhằm giảm tải nhưng vẫn dựa trên phân phối phối
chương trình cũ mà PPCT cũ đã rất lỗi thời, quá tải, không sát thực tế .
- Thực hiện chuyên đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh rất khó
thực hiện. Ngoài xã hội không có biện pháp chế tài , răn đe đủ mạnh, đối với học
sinh vẫn chưa có điều lệ nào rõ ràng nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại môi trường
sống nên việc lồng ghép chuyên đề này mang tính nói suông.
II/ Đánh giá sự phù hợp chuẩn KTKN đối với khả năng, điều kiện học tập, phát triển
của học sinh. Đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên theo chuẩn KTKN:
- Có khoảng phân nửa nội dung chuẩn KTKN trong môn ngữ văn lớp 7 chưa
phù hợp với khả năng và điều kiện học tập của học sinh như các bài học thuộc phần
thơ Đường và phần lớn các tác phẩm văn học thời trung đại. Vì vốn từ ngữ mà nhất
là những từ ngữ Hán Việt, từ ngữ cổ, học sinh còn rất hạn chế, khó tiếp thu.
- Chương trình chuẩn KTKN tập làm văn lớp 7 hầu như vẫn nguyên như cũ
nên còn quá tải đối vời học sinh. Cụ thể ở học kỳ I, chương trình chuẩn là văn biểu
cảm kể cả biểu cảm về tác phẩm văn học. Ở học kỳ 2 lại cực kỳ khó. Hầu hết học


sinh lớp 7, khi học xong chương trình đều không biết gì về văn nghị luận. Ở chương
trình Tiếng Việt lớp 7 theo chuẩn KTKN cũng rất bất cập, không phù hợp với quá
trình nhận thức đối với học sinh. Như về cấu tạo từ, học sinh được học ở bậc tiểu
học, rồi học ở lớp 6, rồi lớp 7 nhưng ở mỗi lớp như thế đều học rất sơ sài trong vài
tiết cho nên khi học ở lớp sau, học sinh không còn nhớ gì khi bài đó đã học ở lớp
trước. Đơn cử như hai bài từ láy và từ ghép, lớp 7 chỉ học 2 tiết, không có tiết thực
hành khi không còn nhớ gì về kiến thức cũ đã học ở lớp 6 và lớp 4,5. Kết quả học
sinh lớp 7 không thể nắm sâu được từ láy, từ ghép.
III/ Những tồn tại vướng mắc trong quá trình thực hiện chuẩn KTKN:
- Hai bài “Sông núi nước Nam “ và “Phò giá về kinh” là hai tác phẩm thuộc văn
học trung đại có rất nhiều kiến thức quá khó đối với học sinh lớp 7. Chuẩn KTKN cũng
đề ra rất cao trong hai văn bản này (mỗi văn bản có chuẩn kiến thức kỹ năng nhiều hơn
văn bản khác). Hai văn bản cũng không có nội dung cùng một chủ đề hay cùng một tác
giả. Thế mà theo phân phối chương trình thì hai văn bản này học trong 1 tiết. Đó là điều
rất bất hợp lý, cần điều chỉnh.
- Theo phân phối chương trình, nhiều văn bản chỉ hướng dẫn đọc thêm nhưng
chuẩn KTKN cũng yêu cầu cần đạt như một tiết học chính thức. Điều này làm cho
giáo viên lúng túng.
-Trong “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN” , ở mỗi bài dạy đều có 2 phần: Mức
độ cần đạt và Trọng tâm kiến thức kỹ năng. Không rõ trong mỗi bài soạn nên đưa vào
phần nào hay cả hai. Nếu đưa vào cả hai xem ra có thừa không?
-Yêu cầu chuẩn KTKN của bài Côn Sơn ca quá nhiều. Một tiết dạy không thể tải
hết nội dung.
IV/ Những giải pháp khắc phục:
- Chấp hành đúng qui định về chuẩn KTKN.
- Soạn bài mới cần theo chuẩn, phải lược bỏ những gì chuẩn KTNN yêu cầu.
- Thực hiện chuẩn KTKN qua kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc
- Trong thời gian gần Bộ giáo dục cần ban hành PPCT mới phù hợp với yêu cầu
chuẩn KTKN.
- Trong thời gian xa hơn ,cẩn xây dựng chương trình mới theo nguyên tắt xoắn

trôn ốc nhưng không quá lặp lại như chương trình tập làm văn và tiếng Việt cũ.
Ngày 8/1/2011
Người báo cáo

Nguyễn Đình Yến

×