Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nhân vật trung tâm từ tác phẩm Văn học đến tác phẩm điện ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.91 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

PHAN BÍCH THUỶ

NHÂN VẬT TRUNG TÂM TỪ TÁC PHẨM VĂN
HỌC ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2005


DẪN LUẬN
I/ Lí do chọn đề tài –mục đích nghiên cứu:
Văn hóa của một dân tộc bao giờ cũng là sự chắt lọc những gì tinh túy nhất, tế nhị nhất trong
quan niệm sống, trong giao tiếp ứng xử của con người với thiên nhiên, với quá khứ, hiện tại và
tương lai, cái hữu hình và cái vơ hình, giữa con người với nhau, và ngay con người với chính bản
thân mình. Qua văn học nghệ thuật và đặc biệt qua điện ảnh, những nét đẹp truyền thống của dân
tộc như tình tương thân tương ái, lịng u nước nồng nàn, những quan niệm nhân sinh: ở hiền gặp
lành, gieo gió gặp bão… sẽ được thể hiện một cách sống động qua những hình ảnh cụ thể. Khi đó, ý
nghĩa giáo dục của chúng càng trở nên sâu sắc và đại chúng hơn gấp nhiều lần.
Điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các ngành nghệ thuật :
Văn học, điêu khắc, tạo hình, sân khấu, âm nhạc, khiêu vũ, nên thành công của một tác phẩm điện
ảnh là thành công của sự giao thoa hòan chỉnh và tuyệt vời giữa các ngành nghệ thuật. Giải thưởng
của một tác phẩm điện ảnh có thể ở kịch bản văn học, đạo diễn, quay phim, diễn viên, âm nhạc, thiết
kế mỹ thuật …Tất cả các nghệ thuật đã hợp sức để làm nên vẻ đẹp lộng lẫy cho nghệ thuật thứ bảy.
Kịch bản là biểu hiện cụ thể của tính văn học trong điện ảnh, đó là khâu đầu tiên trong thành


phần sáng tạo của một bộ phim, trên generique phim bao giờ cũng là tên nhà biên kịch rồi mới đến
đạo diễn. Yếu tố quan trọng nhất của kịch bản là xây dựng hình tượng nhân vật. Vì vậy, điều ấn
tượng và quan trọng nhất mà tác phẩm văn học đem lại cho điện ảnh là những hình tượng nhân vật
đã được định hình thành cơng từ văn học. Người đọc đã từng say mê những nhân vật trên trang sách
bao nhiêu, thì họ lại càng mong mỏi được tiếp xúc trực diện với nhân vật bấy nhiêu qua màn ảnh.
Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh đã trở thành quan hệ cộng sinh, khi mà thơng qua nó, giá trị
của các tác phẩm văn học và điện ảnh càng được nhân lên, khẳng định, và phát huy thế mạnh độc
lập của riêng mình.
Gần đây, trên màn ảnh thành phố trình chiếu ba bộ phim nhựa được chuyển thể từ ba tác
phẩm văn học nổi tiếng, đã đem lại niềm phấn chấn cho những người làm công tác văn học nghệ
thuật trong cả nước và đặc biệt công chúng - những người đã từng yêu mến các nhà văn Nguyễn
Tuân, Nguyễn Minh Châu và Lê Lựu. Đó là phim Mê Thảo –thời vang bóng, phỏng theo tác phẩm
Chùa Đàn của Nguyễn Tuân do Việt Linh đạo diễn; Thời xa vắng dựa trên tiểu thuyết cùng tên của
Lê Lựu do Hồ Quang Minh đạo diễn; bộ phim Người đàn bà mộng du của đạo diễn Nguyễn Thanh
Vân, được chuyển thể từ truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh
Châu.
Chọn ba tác phẩm văn học nổi tiếng được chuyển thể thành ba bộ phim thành công, làm đề
tài nghiên cứu của luận văn là cách thể hiện thiết thực những tình cảm, sự trân trọng đối với vốn văn
hóa nghệ thuật của dân tộc, đồng thời đó cũng là một sự trao đổi, nhắn gửi những suy nghĩ trăn trở
về những vấn đề đang đặt ra cho văn học nghệ thuật nước nhà nói chung và điện ảnh nói riêng. Đây
là những tác phẩm thành công cả trong văn học và điện ảnh, tạo được tiếng vang trong giới chuyên
môn và được đơng đảo người u nghệ thuật chào đón nồng nhiệt.


Qua ba tác phẩm văn học và ba bộ phim, chúng tơi muốn tìm hiểu một cách hệ thống về mối
quan hệ giữa văn học và điện ảnh, trong quá trình xây dựng sáng tạo nhân vật trung tâm ở cả hai
lọai hình nghệ thuật này. Bởi nhân vật là “hồn cốt” của cả tác phẩm văn học và điện ảnh, tìm hiểu
nhân vật trung tâm là tìm ra những vấn đề mấu chốt tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Từ việc
nghiên cứu những đặc trưng riêng biệt của văn học và điện ảnh, chúng tơi muốn tìm hiểu một cách
hệ thống và sâu sắc hơn mối quan hệ qua lại của văn học và điện ảnh, góp phần tìm ra tiếng nói

chung giữa nhà văn và các tác giả điện ảnh trong việc bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình sáng tác.
2/ Lịch sử vấn đề:
Xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm trong tác phẩm văn học và điện ảnh là một vấn đề
luôn được đề cập rất nhiều trong nghiên cứu văn học và điện ảnh và đã có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu, bài viết đi sâu vào tìm hiểu nhân vật trung tâm trong văn học và điện ảnh ở nhiều
phương diện. Theo GS. Hoàng Ngọc Hiến :”…Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm
phim truyện (cũng như của các tác phẩm truyện). Chủ đề tư tưởng của các tác phẩm phim truyện
được bộc lộ tập trung ở số phận, tính cách của nhân vật. Nhân vật mờ nhạt thì truyện có li kỳ, hấp
dẫn đến mấy cũng khơng bù lại được” (113- 67).
Từ nhiều góc độ khác nhau, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung làm nổi bật những nét đặc
trưng của hình tượng nhân vật và hiệu quả của hình tượng nhân vật trong văn xi nói chung và
trong truyện ngắn, tiểu thuyết nói riêng. Nhà văn Nga M.Gorki cho rằng: ”…Bằng ngôn ngữ tiểu
thuyết nhà văn có thể tác động trực tiếp đến tri giác, thính giác, xúc giác của người đọc, làm cho họ
cảm giác được nhân vật một cách vật chất ”(21- 156).
Các công trình nghiên cứu, các bài viết hoặc đi sâu tìm hiểu những vấn đề cơ sở lí luận
chung về: nhân vật và tính cách, thi pháp nhân vật hoặc đánh giá tính cách nhân vật trong tác phẩm
văn học cụ thể, hay những vấn đề có liên quan ít nhiều đến xây dựng tính cách nhân vật... Theo GS.
Lê Đình Ky: “Tác phẩm văn học là chuyện cuộc đời, thuật lại cuộc đời phiêu lưu của những tâm
hồn, phơi bày ra trước mọi người những bước thăng trầm của những hạng người khác nhau, giống
như những kinh nghiệm sống cụ thể được tái hiện lại, gắn liền với những mẫu đời, mẫu người nhất
định, họ khơng cịn là của riêng ai mà như là của chung, liên quan đến tất cả mọi người.”(36 – 26).
Nhà nghiên cứu Lê Bá Hán cho rằng:”Nhắc đến tên một bộ tiểu thuyết, một truyện vừa, một
truyện ngắn hoặc một kịch bản văn học quen biết, chúng ta liền nghĩ đến câu chuyện và những con
người được thể hiện trong đó…Vì chỉ bằng con đường đó, chúng ta mới có cơ sở thâm nhập nội
dung cũng như hình thức của tác phẩm để đánh giá tác phẩm.” [17(I),74]
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử “Tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu cách hiểu về cuộc đời và
con người, là tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với con người” (82-26.)
Nói về tính văn học trong điện ảnh, nhà văn Nguyễn Quang Thân viết:“Phía sau tất cả vẻ
huy hịang trên màn bạc, người xem vẫn thấy rõ sức mạnh ngôn từ của kịch bản văn học tức là sự
sáng tạo của nhà văn. Đó là sức mạnh lơi cuốn của tính cách nhân vật, vẻ hấp dẫn của chi tiết và

tình huống, cũng như chất nha phiến của những lời đối thọai”(85)
Trao đổi về sự cần thiết của hình tượng nhân vật trên màn ảnh, nhà văn Lê Ngọc Minh có bài
viết về : “Nhân vật và thể hiện nhân vật, nỗi hằng lo của phim truyện Việt Nam”(57); nhà văn Chu


Lai với bài viết “Hình hài nhân vật với thời gian”(38), đạo diễn Huy Thành nói về phương pháp
diễn xuất của diễn viên trong bài :”Để có sức bền trong diễn xuất”(87)…
Tất cả đều khẳng định việc xây dựng hình tượng và tính cách nhân vật là yếu tố nghệ thuật
hết sức quan trọng trong văn học cũng như trong điện ảnh.
Điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp, ra đời và phát triển trên cơ sở của khoa học kỹ thuật tiên
tiến, nó kế thừa tinh hoa của các nghệ thuật khác và đặc biệt là văn học, có ảnh hưởng rất đậm đặc
đối với điện ảnh. Ngay từ những ngày đầu phôi thai của điện ảnh, văn học đã cái nền để xây nên
những kịch bản điện ảnh, từ cái nền ấy đã có được những bộ phim làm nức lòng người xem. Hơn
một thế kỷ qua, trên thế giới các tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng thường được các nhà điện ảnh
chuyển thể thành những bộ phim nổi tiếng đến mức trở thành những tác phẩm điện ảnh kinh điển
thế giới: Cuốn theo chiều gió, Ngày tận thế (Mỹ ), Bác sĩ Zhivago (Y), Chiến tranh và hịa bình,
Sơng Đơng êm đềm, Khi đàn sếu bay qua, Người thứ 41 ( Nga), Hồng lâu Mộng, Cao lương đỏ
(Trung Quốc)…
Trong gần 50 năm của điện ảnh Việt Nam, lúc hoàng kim cũng như lúc khủng khỏang hầu
như năm nào cũng có đến hơn nửa số phim truyện được thực hiện từ nguồn gốc văn học. Những
kinh nghiệm của các thế hệ đạo diễn khi đưa các tác phẩm văn học lên màn ảnh là rất phong phú và
có giá trị thực tiễn cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh nước nhà. Có thể kể tên một số
tác phẩm tiêu biểu được chuyển thể xuất sắc: Chim vành khuyên, Chị Tư Hậu (kháng chiến chống
Pháp), Cánh đồng hoang, Người về đồng cói, Xa và gần ( kháng chiến chống Mỹ ), Thương nhớ
đồng quê, Đời cát ( thời kỳ 1986 - 2002)…
Hầu hết những bộ phim này đều phản ánh sinh động lịch sử đấu tranh giành độc lập và xây
dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc. Cùng với văn học, điện ảnh đã góp phần xây dựng nên những
mẫu nhân vật mang hơi thở của thời đại và để lại dấu ấn khó qn trong lịng những người u mến
văn học và điện ảnh.
Tiếp theo giai đọan đất nước thống nhất, một lọat phim có kịch bản chuyển thể từ những tiểu

thuyết, truyện ngắn đặc sắc đã đem tới một tầm cao mới cho phim truyện Việt Nam, đặc biệt dòng
phim “hiện thực – luận đề” và phim tâm lí xã hội, có thể kể tên các phim tương đối thành cơng :
Ngọai ô ( theo tiểu thuyết cùng tên của Tô Nhuận Vũ). Cỏ lau ( theo các truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu). Tướng về hưu, Thương Nhớ Đồng Quê, Những người thợ xẻ ( theo các truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp). Giông tố ( theo tiểu thuyết cùng tên của Vũ Trọng Phụng). Người đi tìm dĩ
vãng ( theo tiểu thuyết của Chu Lai). Cây bạch đàn vô danh ( theo truyện ngắn của Nguyễn Quang
Thân)… Đặc biệt, bộ phim Đời cát ( theo truyện ngắn Ba người trên sân ga của Hữu Phương) đã rất
thành công, sâu sắc đằm thắm hơn cả nguyên tác. Đây là bộ phim được coi là dẫn đầu trong giai
đọan điện ảnh phim truyện Việt Nam thời kỳ đổi mới :1986 – 2002. Các nhà điện ảnh đã có cố gắng
làm sáng tỏ chủ đề câu chuyện, đặc biệt làm sáng tỏ phần sâu sắc của cốt truyện, đã cụ thể hóa hình
tượng nhân vật tạo cho nó có sức sống thực thụ, họ đã thành công lần thứ hai khi đưa các nhân vật
đến với cơng chúng.
Nhưng bên cạnh những thành cơng đó, người xem không khỏi thất vọng nhận thấy: phim của
ta còn đầy khỏang trống. Những bộ phim hiện nay nhàn nhạt với những đề tài về tình yêu, những


mất mát của chiến tranh … Những điều đó tuy cần nhưng chưa đủ để tạo nên tầm vóc lớn. Trong
khi đó những mặt tích cực của lịch sử, những sự kiện, những nhân cách lớn lao của lịch sử còn để
trống. Đặc biệt là cuộc sống kinh tế thị trường sôi động đang nảy sinh biết bao vấn đề cần hiểu biết,
thâm nhập và thích ứng để tồn tại và phát triển.
Trong số những bộ phim được chuyển thể, không phải bộ phim nào cũng thành công, những
phim chuyển thể khơng đạt, có thể kể Đất nước đứng lên (theo tiểu thuyết của Nguyên Ngọc). Ám
ảnh ( theo tác phẩm của Nguyễn Minh Châu). Con gái Thủy thần ( theo truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp). Khơng có đường chân trời ( theo truyện Trại bảy chú lùn của Bảo Ninh)…đều là
những bộ phim khơng sâu sắc, thấm thía bằng tác phẩm văn học.
Các nhà nghiên cứu đều khẳng định kịch bản là yếu tố đầu tiên của bộ phim và khơng có
kịch bản hay khơng có phim hay, bởi kịch bản mang trong lịng nó tất cả những yếu tố tạo nên bộ
phim trong tương lai. Mầm mống của mọi thất bại hay thành cơng đều có trong kịch bản. Nhưng tại
sao những bộ phim được chuyển thể trên nền của một tác phẩm văn học nổi tiếng cũng không đạt
được hiệu quả ? Nhiều nhà văn, đạo diễn, giới chun mơn đã có những bài viết về vấn đề này như :

“Cải biên tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh”của Lê Cẩm Lượng (48), “Tác phẩm chuyển
thể: những mặt mạnh và yếu”của Huyền Thanh (86), “Cần tránh tùy tiện trong việc chuyển thể tác
phẩm văn học sang điện ảnh”của Phạm Hồng Thinh(90),”Cần đánh giá đúng giá trị của kịch
bản”của Ơn Quang Thiên(89) …Cơng bằng mà nói những bộ phim từ kịch bản chuyển thể thường
kém hiệu quả hơn so với tác phẩm văn học. Vậy do đâu ? Do nhà biên kịch hay đạo diễn ? Hay lí do
nào khác ..v.v ? Tại sao các tác giả điện ảnh không tận dụng được tối đa những tác phẩm văn học
hay để có kịch bản hay ? Đó là vấn đề rất nan giải đang đặt ra cho điện ảnh hiện nay.
Nhà văn Chu Lai, người có nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết đã được đưa lên màn ảnh: Nơi núi
rừng yên ả, Người đi tìm dĩ vãng…Và tiểu thuyết Ba lần và một lần được làm phim truyền hình, đã
khẳng định “ Văn học và điện ảnh - Cuộc nhân duyên này đã nằm ngay từ trong bản chất” và ông
nhận định:” Một tác phẩm điện ảnh hay bao giờ cũng có một giá trị văn học…Văn học là cái nền,
điện ảnh bay lên từ cái nền vững chắc đó. Hiện nay ta đang thiếu những nhà văn biết viết điện ảnh,
nhưng ta lại thừa những nhà biên kịch khơng có năng lực văn chương” (101), nhưng đáng tiếc
là ”Văn học và điện ảnh mối nhân duyên chưa thành” (37),
Quả đúng như vậy, ”Điện ảnh cần nâng cao tính chun nghiệp”(64). Vì thiếu một đội ngũ
biên kịch chuyên nghiệp nên đã xảy ra những trường hợp: có kịch bản được về đề tài nhưng người
viết non tay, thiếu kinh nghiệm để xây dựng một kịch bản điện ảnh; Có kịch bản được về ý tưởng
nhưng thọai dở, nhân vật chưa sắc nét ; có kịch bản cả thọai và nhân vật đều được nhưng thiếu tầm
bao quát ; kịch bản được ý tưởng nhưng hỏng đường dây, cốt truyện, phương pháp dẫn dắt không
hay…Nhiều vấn đề bức xúc của cuộc sống đặt ra mà điện ảnh chưa khai thác hoặc thể hiện chưa tới
trong tác phẩm. Nhiều đòi hỏi ngặt nghèo về giá trị nhận thức và định hướng thẩm mỹ mà điện ảnh
ta chưa đạt đến. Nhiều kịch bản là sự chắp vá, copy ý tưởng người khác để xây dựng, xào xáo lại
một cách vội vàng, thiếu sự tìm tịi, sáng tạo. Sự nghèo nàn, đơn điệu vây ráp lấy những nhà làm
phim. Điện ảnh cần thiết biết bao một sự đột phá trong tư duy nghệ thuật, trong thi pháp, trong tư
tưởng.


Nhà nghiên cứu Trịnh Mai Diêm cho rằng sở dĩ các nhà sáng tác điện ảnh chưa thành công
trong việc khắc họa hình tượng nhân vật là do tập trung thể hiện “hành động của nhân vật, ít chú ý
đến động cơ tư tưởng và cái cách mà nhân vật ấy hành động” (113-92)hoặc “…còn xơ cứng trong

cách thể hiện hoặc minh họa cho những ý tưởng vốn dĩ đã nghèo nàn” theo ý kiến của nhà thơ
Nguyễn Thị Hồng Ngát (59). Mặt khác, lời thọai trong kịch bản là ngôn ngữ thông tin, thông tấn
chứ chưa phải là lời của nghệ thuật, nên khó hấp dẫn đối với người xem, nhà văn Võ Thị Hảo cho
rằng:”Kịch bản phim Việt Nam còn quá dễ dãi về lời thọai” (26)
Trong một số phim, người xem thường gặp những nhân vật được mơ tả qua vài nét chấm phá
trong bức tranh tịan cảnh chung của quần chúng nhân dân, mang nét đại chúng, mà thiếu hẳn những
mảnh đời, số phận về cá nhân con người.”Tính cổ động khiến nhân vật hoặc khơ khan, cứng nhắc
hoặc trở nên siêu phàm, ít nhiều giảm đi tính chân thực. Điều đó cũng nhận thấy trong cả những
phim được xem là có thành cơng về nghệ thuật, nhân vật nữ như chị Vân trong Nổi gió…, nhân vật
nam như Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi…”(113- 99).
Nhiều bộ phim mới dừng lại ở việc dựa vào cốt chuyện mà không khai thác hết những vấn đề
bằng suy nghĩ về con người, về xã hội ẩn đằng sau những hành động của nhân vật. Sự giải quyết
mẫu thuẫn giữa cái thiện và cái ác thường dễ dãi, đơn giản. Trên thực tế, cái ác khơng bao giờ có thể
tiêu diệt được cái thiện, nhưng cái ác vẫn lẩn quất đâu đó trong cuộc sống con người, đe dọa sự tồn
tại của cái thiện. Sự song song tồn tại này tạo nên những xung đột, những kịch tính mà nếu được
khai thác một hợp lí sẽ có sức hấp dẫn rất lớn.“Trong nghệ thuật những chuẩn mực Chân – Thiện –
Mỹ đã và đang còn lâu dài là định hướng và nội dung của sáng tạo nghệ thuật. Nghệ sĩ dù có nói
đến cái ác, cái thấp hèn cũng cốt để làm nổi ra cái Thiện, cái Đẹp; chúng chỉ là cái cớ, là phương
tiện trong quá trình xây dựng nhân vật” (113-75).
Rất tiếc là nhiều bộ phim đã không dẫn dắt vấn đề vượt lên trên tầm suy nghĩ của người xem,
không tác động khơi gợi được những cảm xúc của con người.
Như vậy, điện ảnh cần biết bao sự tham gia của các nhà văn trong việc viết kịch bản, theo
nhà văn Nguyễn Khắc Phục : ”Nói đến kịch bản là dính đến văn xi. Nền điện ảnh khơng thể hùng
mạnh được khi văn xi kém. Chính nền văn xi sẽ cung cấp cho điện ảnh từ hình ảnh, ngơn ngữ,
tạo dựng tâm lí, tính cách nhân vật, thúc đẩy hành động, tình huống trong phim ảnh. Kịch bản hay
thì phim làm sẽ hay, sẽ có giá trị. (97).
Điện ảnh là một ngành nghệ thuật tổng hợp nên muốn phát triển, bên cạnh kịch bản, điện ảnh
cịn có những vấn đề về kỹ thuật và kinh tế đang được những nhà nghiên cứu chun mơn trăn trở:
“ Tính chuyên nghiệp của Điện ảnh hiện nay” của Trịnh Đình Khôi (33), ”Thử bàn về một số phong
cách nghệ thuật trong điện ảnh Việt Nam” của đạo diễn Hải ninh (70). Thế nào là phim hay ? của

Từ Khôi (34)”Nghệ thuật là sự sáng tạo của tâm hồn” của Phương Lan.(41)…
Qua q trình tham khảo các cơng trình nghiên cứu của các tác giả về đề tài xây dựng nhân
vật trong văn học và điện ảnh, chúng tôi nhận thấy các bài viết chủ yếu đi vào tìm hiểu những vấn
đề, khía cạnh có tính chất lí luận chung liên quan đến việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn
học và điện ảnh, hoặc những nhân vật cụ thể của từng tác phẩm… Nhìn chung chưa có một chun
luận nghiên cứu một cách tòan diện và hệ thống về nhân vật từ văn học đến điện ảnh. Chính vì vậy,


việc chọn ba tác phẩm văn học nổi tiếng: Chùa Đàn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và
Thời xa vắng được chuyển thể thành công sang điện ảnh để làm đề tài luận văn là cần thiết.
Đây là những tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao và đơng đảo người u nghệ
thuật chào đón nồng nhiệt ở cả trong văn học và điện ảnh. Ba bộ phim chuyển thể từ văn học đã gây
xôn xao dư luận không chỉ với những cảnh quay đẹp, được dàn dựng khá công phu, nghiêm túc, hấp
dẫn ấn tượng, ngôn ngữ điện ảnh được xử lí nhuần nhuyễn, mà cịn ở tính thời sự của từng bộ phim.
Mê thảo - thời vang bóng, câu chuyện xảy ra ở ấp Mê Thảo, một vùng q miền Bắc bình
n xa xơi huyền bí, giàu cảnh sắc lãng mạn, vào những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn – người chủ
ấp vì mất vị hơn thê mà qn đi trách nhiệm của mình, dẫn đến sự tan rã của một xóm ấp vốn thanh
bình, hạnh phúc. Một câu chuyện về bi kịch của những cuộc tình được lồng trong khơng khí của
một vùng q có cảnh sắc đầy âm hưởng của văn hóa dân tộc một thời xa xưa, đã có sức lơi cuốn
người xem.
Thông qua thần thái của nhà văn Nguyễn Tuân trong văn học, tác giả điện ảnh đã phê phán,
cảnh báo tác hại của tư tưởng duy ý chí, độc đóan. Đặc biệt, nếu tư tưởng đó ở những người lãnh
đạo có trọng trách, thì tai họa là vơ phương cứu chữa, bởi nó khơng chỉ hủy họai bản thân họ mà
còn phương hại đến cả cộng đồng. Một ý nghĩa nhân sinh gần gũi hơn mà bộ phim muốn gửi đến
người xem là con người sống phải có trách nhiệm, đừng vì khơng thỏa mãn được tham vọng cá nhân
mà làm tổn thương đến những người xung quanh, đến lợi ích chung của cả cộng đồng.
Theo nhà văn Anh Đức: Nguyễn Tuân là nhà văn lớn mà“khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ
thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dịng mỗi chữ tn
ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng” 1
Nhân vật Nguyễn trong Chùa Đàn của “Nguyễn Tuân đa dạng, phức điệu, biến hóa và tiến

triển nhưng bao giờ cũng nhất quán một cách sâu sắc: bao giờ ông cũng thủy chung, thắm đỏ với
sự nghiệp của nhân dân, đất nước mình cho dù đó khơng phải là một tình u đơn giản”( GS.TS
Mai Quốc Liên)2
Đạo diễn Việt Linh đã thành công khi “xây dựng được một nhân vật ấn tượng. Có thể nói, đã
lâu lắm phim của chúng ta khơng có nhân vật nào để lại ấn tượng rõ nét như thế…Có thể coi Mê
Thảo - thời vang bóng như một tia chớp trong điện ảnh. Một sự lóe sáng trong bầu trời đêm” (80).
GS. TSKH Lê Ngọc Trà đánh giá :phim Mê Thảo - thời vang bóng” Ít lời, hàm súc, nhiều
khỏang trống cho người xem suy nghĩ. Phim dựng được khơng chỉ hình thức hay khơng khí xã hội
đầu thế kỷ mà cả một khơng khí văn hóa”3
Thơng qua cuộc đời của nhân vật Quỳ, bộ phim Người đàn bà mộng du miêu tả những kí ức
đau thương của chiến tranh, những di chứng của chiến tranh còn để lại khơng dễ gì xóa nhịa được
trong tâm trí của những người đã từng trực tiếp tham gia. Mặc dù vậy, con người vẫn mong muốn
sống tốt và cố gắng sống tốt hơn, không chỉ cho bản thân, mà cho cả những người thân yêu, những
người bạn “năm xưa”. Sự chiêm nghiệm về niềm vui, nỗi buồn, về những gì được mất trong quá
khứ, tính chất phức tạp trong tinh thần hướng đến sự hòan thiện của nhân vật Quỳ ở văn học, đã
được các tác giả điện ảnh chú ý khai thác. Bộ phim chứa đựng ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu sắc.


Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng:”Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành …xuất hiện như
một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới”4. Cái
-----------------------------------------1.

Báo Văn nghệ số 33, ngày 15/8/1987
2.
Phác họa về Nguyễn Tuân - Báo nhân dân, 1997
3.
Báo Lao động tháng 7/2004
4.
Báo Văn nghệ, số 8, ngày 21/2/ 1987
mới trong tính cách của nhân vật Quỳ, mà nhà nghiên cứu Hùynh Như Phương phân tích là “Niềm

say mê đuổi bắt cái đẹp phi thường mang ít nhiều tính chất tiên nghiệm của Quỳ dần dần được thay
thế bằng ý chí tạo dựng cái đẹp ngay trong chính cuộc đời bụi bặm này. Trần thế, với chị đã trở
thành nơi quy tụ của những con người bình thường mà vạn năng, những con người cịn “đáng u”
hơn cả thánh thần, ngun do chỉ vì đó là người, và là con người được bú mớm từ bầu sữa trí tuệ
và tình cảm của nhân dân”(75-96 )
Từ nhân vật Quỳ trong văn học, các tác giả điện ảnh đã xây dựng nên Người đàn bà mộng du
một bộ phim độc đáo với một số phận lạ thường. Bằng cách“Khai thác một nhân vật có tính cách
“đặc biệt”được đặt trong bối cảnh trong và sau cuộc chiến, đạo diễn, đạo diễn Thanh Vân đã sáng
tạo được một bộ phim hay khi kết hợp giữa cái chung- cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam
đánh Mỹ - và cái riêng- góc nhìn chiến tranh qua cuộc đời của một người đàn bà mộng du”(63)
+ Thời xa vắng: miêu tả chân thực và thành công cuộc sống của những con người chỉ biết
sống theo khuôn mẫu đã định sẵn, khơng dám sống đúng như mình mong muốn, nhưng ở hịan cảnh
thời đó họ cũng khơng thể sống khác, bởi lối sống “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã trở thành nếp
nghĩ và hành động của họ. Cách sống đó, đã biến con người trở thành “nạn nhân”ngay giữa những
người thân yêu, ngoan ngõan nghe theo lời chỉ bảo, kể cả điều đó mang lại bất hạnh cho bản thân.
Bộ phim tái hiện thành cơng những nét văn hóa gắn liền với vùng đất và con người Bắc bộ
trong một giai lịch sử đầy biến động của đất nước. Đặc biệt, hình tượng nhân vật Giang Minh Sài
được xây dựng chân thực gần gũi với tâm hồn người Việt Nam thời bấy giờ, nên đã chinh phục
được trái tim của đơng đảo khán giả.
Nói về cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng của mình, nhà văn Lê Lựu viết:” Cả một thời kỳ dài từ
những năm đầu chiến tranh đến những năm đầu 80, người ta khơng nói đến cái bi kịch riêng. Tôi
muốn viết về một cá nhân, một cuộc đời cụ thể với niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau, có cái được và
cái mất.” (18- 451)
Theo nhà nghiên cứu Phong Lê: “Con người ở Thời xa vắng là thế. Phải trải qua nó để từ
giã nó…Giang Minh Sài thất bại. Nhưng cả xã hội thì thắng lợi. Cả xã hội đang vật vã trong những
chuẩn bị cho cái “thời xa vắng” ấy qua đi. Cho khơng cịn những bi kịch kiểu Giang Minh Sài. Cho
những Giang Minh Sài khác được sống là mình ngay từ đầu. Cuộc chiến hẳn cịn là vất vả, khơng
dễ tính bằng năm, mà hàng chục năm, nhiều chục năm, có lẽ!” (43- 415).
Nhà phê bình Thiên Sơn viết:” Thời xa vắng làm sóng dậy bức tranh quê hồn hậu với những
con người bình dị đã sống cách chúng ta nửa thế kỷ, những phong tục, lối sống… Thời xa vắng trau



chuốt từ trong từng cảnh quay với những khn hình đẹp. Thời xa vắng cũng làm người xem day
dứt, se lịng trước những đau thương của nhân vật truyện.”(79)
“Thơng qua tấn bi kịch của cuộc đời Sài từ khi mới lên 10 đến lúc về già là cả bức tranh xã
hội hiện lên chân thật. Đây là chủ kiến của đạo diễn khi ơng nói rằng với bộ phim Thời xa vắng
ông coi trọng yếu tố chân rồi mới đến thiện và mỹ. Cái khơng khí thời đại ẩn vào trong từng nếp
nghĩ, chi phối đến cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất.”(65)
Qua những đặc trưng ngơn từ và hình ảnh, văn học và điện ảnh đã trở thành nơi nuôi dưỡng
cảm xúc thẩm mỹ của con người, nơi giữ gìn cho tâm hồn con người khơng bị chai sạn đi mà luôn
luôn mới mẻ, nhạy cảm với vẻ đẹp của từng cánh hoa, chiếc lá, tia nắng… Và do đó mà cũng khơng
bao giờ nguội lạnh, thờ ơ với số phận con người, luôn luôn căm phẫn, đau đớn xót xa vì cái xấu cái
ác và thiết tha u thương, hướng về cái tốt, cái đẹp.
Như vậy, việc xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm là một yếu tố không thể thiếu trong
tác phẩm văn học và điện ảnh. Vì vậy, việc nghiên cứu hình tượng nhân vật từ trong văn học được
chuyển thể sang điện ảnh một cách hệ thống, bài bản là điều thật sự cần thiết.
3/. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nhiên cứu:
Luận văn chọn đối tượng chính để nghiên cứu là “ Nhân vật trung tâm từ tác phẩm văn học
đến tác phẩm điện ảnh”để thấy được những đặc trưng nổi bật của hình tượng nhân vật trung tâm
trong văn học và điện ảnh. Căn cứ vào tác phẩm văn học, điện ảnh cụ thể và những cơng trình
nghiên cứu hình tượng nhân vật đã có trong văn học và điện ảnh, bước đầu hệ thống những đặc
trưng giống và khác nhau trong việc xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học và điện
ảnh.
Phạm vi tư liệu chúng tôi dùng để khảo sát trong luận văn này là những tác phẩm văn học và
điện ảnh. Cụ thể là:
1/ Truyện vừa Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, nhà xuất bản Văn học, Hội nghiên cứu và giảng dạy
văn học TP. Hồ Chí Minh, 1989.
2/ Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - Nhà xuất bản Hội nhà văn – 1998.
3/ Truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu trong Nguyễn
Minh Châu tòan tập (tập 3), nhà xuất bản Văn học, 2001.

4/ Phim và kịch bản điện ảnh :Mê Thảo –thời vang bóng
Biên kịch : Phạm Thùy Nhân, Việt Linh,
Đạo diễn : Việt Linh
5/ Phim và kịch bản điện ảnh : Thời xa vắng
Biên kịch và đạo diễn : Hồ Quang Minh.
6/ Phim và kịch bản điện ảnh: Người đàn bà mộng du.
Biên kịch: Nguyễn Quang Thiều.
Biên tập : Nguyễn Quang Lập.
Đạo diễn : Nguyễn Thanh Vân.
Ngịai ra chúng tơi cịn tham khảo thêm một số tài liệu :bao gồm các báo, tạp chí chuyên
ngành văn học và điện ảnh có liên quan đến vấn đề xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm trong


văn học và điện ảnh, để bổ sung kiến thức và cập nhật tư liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu
hình tượng nhân vật trong chuyên đề.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Văn học và điện ảnh đều là những ngành nghệ thuật, nên việc nghiên cứu hình tượng nhân
vật trung tâm trong văn học và điện ảnh để tìm ra vẻ đẹp đặc trưng của mỗi ngành nghệ thuật là điều
vơ cùng cần thiết. Hơn nữa, hình tượng nhân vật là “linh hồn” của mỗi tác phẩm nghệ thuật, nên có
mối liên hệ với nhiều yếu tố về lịch sử, thời đại, văn hóa xã hội, tâm lí…. Trong q trình nghiên
cứu, chúng tơi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để tìm hiểu hình tượng nhân vật trung
tâm một cách tòan diện sâu sắc.
Phương pháp thống kê và so sánh rất cần thiết trong quá trình khảo sát các nhân vật trung
tâm trong ba tác phẩm văn học : Lãnh Út trong Chùa Đàn, Giang Minh Sài trong Thời xa vắng và
nữ y tá Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Sau đó lại so sánh chúng với nhau để
thấy vẻ đẹp riêng của từng nhân vật. Cũng tương tự chúng tôi lại so sánh ba nhân vật trung tâm của
ba bộ phim : Nguyễn trong Mê Thảo –thời vang bóng, Sài trong Thời xa vắng và Quỳ trong Người
đàn bà mộng du. Cuối cùng là so sánh nhân vật Lãnh Út trong văn học và Nguyễn trong phim, Sài
trong văn học và phim, Quỳ trong văn học và phim.
Ở văn học nhà văn sử dụng chất liệu cơ bản là ngôn ngữ viết để miêu tả vẻ đẹp và chiều sâu

thẳm của cuộc sống thơng qua hình tượng nhân vật. Cịn trong phim, vẻ đẹp được thể hiện bằng
ngôn ngữ của âm thanh và hình ảnh. Chính vì vậy, nhân vật ở văn học và điện ảnh khơng thể có sự
trùng khớp vì đó là hai bình diện hịan tịan khác, trong điện ảnh ý đồ của tác giả ẩn sâu trong từng
công cụ nghệ thuật riêng biệt. Từ chỗ hiểu rõ sự khác biệt giữa tác phẩm văn học và điện ảnh, sẽ tìm
ra hướng kết hợp hiệu quả nhất giữa hai ngành nghệ thuật. Một khi sự kết hợp này thành công sẽ
mang lại cho tác phẩm điện ảnh sự hòan mỹ, mà ở đó tính văn học sẽ là sự chắt lọc, mang đến cho
điện ảnh sự tinh túy.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc khảo sát cụ thể, chính xác và tịan diện, chúng tơi cịn sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phân lọai, miêu tả, đối chiếu…giữa văn học và
điện ảnh nói chung, giữa văn học với kịch bản văn học và giữa kịch bản văn học với bộ phim đã
hịan thành. Từ đó sẽ tìm ra lời giải đáp chính xác cho những thắc mắc về thành công hay chưa
thành công của những bộ phim được chuyển thể từ văn học.
5/ Đóng góp mới của luận văn:
Phần nghiên cứu về hình tượng nhân vật trong văn học và điện ảnh chủ yếu kế thừa những
kết quả nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu văn học và điện ảnh. Tuy nhiên, luận văn này
cũng cố gắng tìm hiểu thêm một số vấn đề mới chưa được các nhà nghiên cứu đề cập hoặc nghiên
cứu chưa sâu như:
+ Góp phần thấy rõ bản chất mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh.
+ Đặc trưng của hình tượng nhân vật trong văn học so với hình tượng nhân vật trong điện
ảnh.
+ Bước đầu hệ thống những thuận lợi và khó khăn trong q trình chuyển thể tác phẩm từ
văn học sang điện ảnh.


6/ Kết cấu luận văn :
Do những đặc điểm về đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu đã nêu trên, luận văn
dày 140 trang.
Dẫn luận :(12 trang ).
Chương I : Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh.( 35 trang)
Chương II: Nhân vật trung tâm trong tác phẩm văn học và điện ảnh (40 trang )

Chương III: Sáng tạo nhân vật trung tâm trong tác phẩm điện ảnh (40 trang ).
Kết luận : (6 trang )
Ngòai ra, luận văn cịn có phần danh mục tài liệu tham khảo gồm (7) trang.


CHƯƠNG 1 : MỐI QUAN HỆ GIỮA
VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH
============
I/ NHỮNG ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH.
1. Văn học và điện ảnh cùng là hình thái ý thức xã hội:
Nghệ thuật nói chung, ngay từ thời kì sơ khai của nó đã tồn tại và phát triển trong sự gắn bó
mật thiết với đời sống. Điều đó đã được minh chứng trong quá trình vận động phát triển của lịch sử
lòai người, nghệ thuật ngày càng thỏa mãn những yêu cầu đa dạng của đời sống tinh thần con người,
và ngày càng khẳng định trước thực tiễn tính độc lập của nó. Qua mỗi thời đại, nghệ thuật đã để lại
những thành tựu lớn lao và tồn tại như một bộ phận cấu thành của văn minh nhân lọai.
Văn học nghệ thuật nói chung và văn học, điện ảnh nói riêng là một hình thái ý thức xã hội,
là họat động tinh thần thực tiễn, thể hiện sâu sắc thái độ tư tưởng, tình cảm của con người đối với
thế giới. Vì vậy, mỗi tác phẩm văn học hoặc điện ảnh không thể không mang một tư tưởng, một thái
độ nhất định cho dù là tự giác hay không tự giác, trực tiếp hay gián tiếp. Mỗi thời đại lịch sử có một
nền văn học nghệ thuật tương ứng, “xã hội thế nào văn nghệ thế ấy”( Hồ Chủ Tịch ).
Tư tưởng trong tác phẩm văn học và điện ảnh là tư tưởng nghệ thuật mang tầm khái quát
được người nghệ sĩ thể hiện bằng những hình thức, phương thức nghệ thuật đầy sáng tạo mang dấu
ấn của cá nhân và thời đại. Tư tưởng nghệ thuật đó được đem lại từ một cơ cấu nghệ thuật – thẩm
mỹ độc đáo, đặc sắc, góp phần làm giàu thêm óc thẩm mỹ - nghệ thuật của con người. Giá trị của
những tác phẩm văn học và điện ảnh bao giờ cũng thể hiện qua tư tưởng đúng, phù hợp với sự vận
động, sự tiến bộ của xã hội của thời đại. Trong thế kỷ XX, khi khoa học và kỹ thuật phát triển, hàng
lọat các tác phẩm văn học nổi tiếng từ cổ điển đến hiện đại đã được chuyển thể sang kịch bản điện
ảnh.Điện ảnh là nghệ thuật thứ bảy “sinh sau đẻ muộn”, có cùng chức năng phản ánh hiện thực như
văn học, đã nhanh chóng khai thác tiềm năng sẵn có của văn học để làm phong phú thêm cho mình.
Chỉ có tư tưởng đúng, hình tượng sâu sắc chân thực thì phim mới có nội dung phong phú và hấp dẫn.

Bắt mạch được những điểm gần gũi của hai ngành nghệ thuật: văn học và điện ảnh, những
người làm công tác điện ảnh đã cố gắng tìm cách chuyển thể những tác phẩm văn học sang điện ảnh.
Họ tin tưởng và hiểu rằng: chính sự hấp dẫn từ các tác phẩm văn học gốc sẽ làm cho điện ảnh có sự
quyến rũ. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự đảm bảo thành công cho tác phẩm điện ảnh, bởi điện ảnh
là công nghệ kỹ thuật rất tốn kém. Nói về sự gần gũi giữa văn học và điện ảnh, nhà nghiên cứu điện
ảnh Pháp Emmamuelle Toulet đã viết:“Điện ảnh cần sự tưởng tượng bởi vì trước khi trở thành sản
phẩm của bộ óc và khoa học, điện ảnh là sản phẩm tưởng tượng của các nhà tiểu thuyết”.(121)
Thật khó mà hình dung điện ảnh Trung Quốc sẽ ra sao nếu thiếu đi cả một kho tàng văn học
phong phú ? Hàng trăm các bộ phim truyện đã được làm từ các tác phẩm văn học như: Hồng Lâu
mộng, Thiên long bát bộ, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Người tình của Tần Thủy Hịang, Tể
tướng Lưu gù.... Đặc biệt gần đây có bộ tiểu thuyết Cao lương đỏ của nhà văn Mạc Ngôn được đạo
diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành công sang điện ảnh. Nhà văn Mạc Ngôn được coi là
“Người khai phá thế kỷ” của văn đàn Trung Quốc, ông nổi tiếng với bộ tiểu thuyết Cao lương đỏ
gồm 5 tập. Câu chuyện trong Cao lương đỏ là bối cảnh xã hội ở nông thôn Trung Quốc vào thập


niên 80 với nhiều diễn biến phức tạp. Điều mà tác phẩm văn học gây ấn tượng nhất cho đạo diễn là
‘Những miêu tả của Mạc Ngôn về màu sắc, đó là lọai cảm giác tả ý sâu sắc.... Tơi thích sự hào sảng,
khóang đạt của câu chuyện. Hành động của các nhân vật đều rất mạnh mẽ, cốt chuyện cũng rất có
sức mạnh, chúng đặc biệt hấp dẫn tơi.” (112)
Phim Cao lương đỏ, là bộ phim đầu tiên Trương Nghệ Mưu chuyển từ vai trò quay phim
sang làm đạo diễn và với bộ phim này tên tuổi Trương Nghệ Mưu đã vượt ra khỏi biên giới Trung
Quốc. Bộ phim này được giải Gấu vàng tại liên hoan phim quốc tế Berlin năm 1988, đây cũng là bộ
phim đầu tiên nữ diễn viên Củng Lợi tham gia và được người xem ngưỡng mộ. Sau đó, đạo diễn
Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi lại tiếp tục thành công qua một số tác phẩm được chuyển thể từ văn
học: Cúc đậu , Đèn lồng treo cao, Thu Cúc đi kiện ...Năm 1992, bộ phim Cúc đậu đạt giải Sư tử
vàng tại liên hoan phim quốc tế Venise. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu tâm sự:“... Đến nay nhiều
người xem Trung Quốc vẫn cho rằng “Cao lương đỏ” là tác phẩm hay nhất của tôi, công này thuộc
về giá trị của tiểu thuyết, mặc dù tơi có thay đổi rất nhiều tình tiết, song thần vận trong phim và
cảm giác về một sức sống mãnh liệt được thích phóng, hịan tịan do tiểu thuyết cung cấp.”

Qua lịch sử điện ảnh, chúng ta có thể khẳng định rằng: văn học là nguồn cung cấp đề tài, tư
tưởng vô tận cho điện ảnh. Hầu hết các tác phẩm văn học hay và vĩ đại của Nga: Anna Karênina,
Phục sinh, đặc biệt Chiến tranh và hịa bình của Lep.Tơnstơi; Tội ác và hình phạt, Anh em nhà
Karamazốp của Dostôiepski; Con đường đau khổ của A.Tônstôi; Sông Đông êm đềm của Sôlôkhốp
đều được các nhà điện ảnh Nga và phương Tây chuyển thể sang những tác phẩm điện ảnh tầm cỡ,
làm nức lòng khán giả thế giới. Đặc biệt Chiến tranh và hịa bình là bộ sử thi về cuộc chiến tranh vệ
quốc vĩ đại của nhân dân Nga đầu thế kỷ 19 với hơn 500 nhân vật, được chuyển thể sang điện ảnh
đến ba lần ( Nga: hai lần, Mỹ: một lần). Bộ phim được đánh giá thành công nhất là của đạo diễn
S.Bondartchúc, một trong những đạo diễn tài ba nhất của Liên xơ cũ. Đó là một bộ phim vô cùng
tráng lệ trong điện ảnh Liên Xô và đoạt giải Oscar năm 1968.
M.Gorki nhà văn vơ sản vĩ đại, người có nhiều tác phẩm văn học được chuyển thể sang điện
ảnh. Tác phẩm Người mẹ được chuyển thể đến ba lần, Vát-xa Giê-lê-dơ-nô-va ; Ê-go Bu-lư-sốp và
những người khác hai lần …Đặc biệt Người mẹ do Puđốpkin làm đạo diễn, Darơkhi chuyển thể kịch
bản là mẫu mực về nghệ thuật cải biên tác phẩm văn học sang điện ảnh. Sau này, Liên Xô đã
chuyển thể gần 20 tác phẩm của M. Gorki lên màn ảnh bao gồm cả tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch.
Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, của nhà văn – nhà thơ Nga vĩ đại Boris Pasternak, cuốn sách
được nhà văn ấp ủ và viết trong 10 năm (1946- 1956), tác phẩm được trao giải Nobel văn học năm
1958. Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago là câu chuyện tình yêu của một nhà thơ trải qua cơn bão táp của
Cách mạng tháng Mười Nga. Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago đã được nhà sản xuất người Ý, Carlo Ponti,
đạo diễn người Anh David Lean - người đã hai lần đọat giải Oscar ( phim “Cầu sông Kwai” 1957 và
“Lawrence of Arabia”1962) chuyển sang điện ảnh. Nhà biên kịch tài ba người Anh Robert Bolt,
chuyển từ một tiểu thuyết dài 700 trang thành một kịch bản vừa tầm 284 trang. Sau một năm chuẩn
bị và một năm quay phim, bộ phim được hòan thành và 27/12/1965 được chính thức cơng chiếu. Tại
giải Oscar năm 1966, bộ phim Bác sĩ Zhivago đã được đề cử 10 giải Oscar và đã đọat 5 giải (quay
phim, kịch bản chuyển thể, âm nhạc, thiết kế trang phục, thiết kế mỹ thuật).


Nói đến điện ảnh Pháp, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến Victo Hugô, nhà văn kiệt xuất
của văn học Pháp thế kỷ XIX. Ông là nhà văn đã kết hợp được những tình cảm phổ biến nhất,
những khát vọng bình dị và sâu xa nhất của con người trong một sự nghiệp đồ sộ gồm thơ và văn

xuôi. Ông được các nhà nghiên cứu đánh giá như “nhà tiên tri của hịa bình trên tịan thế giới”. Đến
cuối thế kỷ XX, người ta vẫn cho rằng nếu trong lịch sử văn học Pháp thiếu Hugô, sẽ mất đi chẳng
những một đỉnh cao nhất mà còn thiếu cả một giải Trường Sơn đồ sộ nhất. Trong lĩnh vực văn xi,
Hugơ có nhiều sáng tạo độc đáo, gần như tất cả các tác phẩm văn học nổi tiếng của ông đều được
dựng thành phim, đặc biệt hai tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pa ri, Những người khốn khổ.
Tác phẩm Nhà thờ Đức bà Pa ri ra đời từ 1831, đã gặt hái được thành công ngay từ lần xuất
bản đầu tiên và được cơng chúng đón nhận nồng nhiệt. Nhà văn đã miêu tả nền văn hóa nước Pháp
với đầy đủ những phong tục tập quán, sinh họat, tín ngưỡng, nghệ thuật thời ấy. Tác phẩm phản ánh
tính nhân văn, triết học và lí tưởng thẩm mỹ của văn học châu Âu. Tác phẩm được chuyển thể sang
điện ảnh đến 6 lần trong khỏang thời gian từ 1911 -1996, trong đó phiên bản đen trắng do Mỹ sản
xuất năm 1939 của đạo diễn William Dieterle và bản màu năm 1958 do Pháp sản xuất, của đạo diễn
Jean Delannoy là được u thích nhất.
Như vậy, cùng là hình thái ý thức xã hội, có chức năng và mục đích là phản ánh cuộc sống
hiện thực, văn học và điện ảnh đã tìm thấy tiếng nói chung trong phản ánh hiện thực. Văn học đã
cung cấp cho điện ảnh những nguyên liệu có sẵn để từ đó các nhà điện ảnh có cơ sở để tái sáng tạo
lại. Tục ngữ có câu: “Có bột mới gột nên hồ ”, từ những tư tưởng, đề tài, tình huống...đặc biệt là
hình tượng nhân vật trong văn học các nhà biên kịch, đạo diễn điện ảnh xây dựng thành kịch bản
phim. Họ không phải mất cơng đi tìm kiếm đề tài, tư tưởng, xây dựng cốt truyện, tính cách nhân vật
mà trên cơ sở có sẵn, chọn lọc và tìm ra con đường phù hợp nhất để chuyển lên màn ảnh những điều
mà đạo diễn điện ảnh tâm đắc cho tác phẩm của mình.
Cũng như các nền văn học khác trên thế giới, văn học Việt Nam là kết tinh của nền văn hóa
và tâm hồn người Việt Nam. Mỗi giai đọan, mỗi thời kỳ văn học đều có những nét riêng biệt tiêu
biểu, nhưng bao trùm nhất vẫn là truyền thống yêu nước, gắn bó với quê cha đất tổ và với những
con người cần cù một nắng hai sương. Đặc biệt, sau hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc,
văn học đã ghi nhận và phản ánh một cách trung thực lịch sử cách mạng và truyền thống vẻ vang
của dân tộc. Văn học nghệ thuật của Việt Nam ra đời và phát triển trong hịan cảnh đất nước có
chiến tranh, vì vậy hiện thực đó tất yếu phải có mặt trong nghệ thuật và được phản ánh khá thành
công so với các mảng đề tài khác. Hầu hết các tác phẩm văn học hay, phản ánh chân thực cuộc
kháng chiến của dân tộc đã được chuyển thể sang điện ảnh. Tiếng vang của điện ảnh cũng bắt đầu từ
những phim đã được chuyển thể thành cơng.

Nhà văn đầu tiên có dun với điện ảnh là Tơ Hịai, hai tác phẩm văn học: Vợ chồng A Phủ
và Kim Đồng của ông được chuyển thể sang điện ảnh đều là những phim hay, và do chính nhà văn
tự chuyển thể. Cả hai phim cùng đạt giải bông sen bạc tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ II năm
1973.
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm trong tập Truyện Tây Bắc, được giải nhất tiểu thuyết, giải
thưởng hội Văn nghệ Việt Nam 1954 -1955. Phim Vợ chồng A Phủ (sản xuất năm 1961), do đạo


diễn Mai Lộc, Hòang Thái dàn dựng. A Phủ và cô Mỵ là đôi nam nữ thanh niên dân tộc Mèo bị tên
thống lí gian ác cấu kết với Pháp áp bức bóc lột cùng cực. Từ người dân nơ lệ, được giác ngộ cách
mạng, họ đã cùng bà con dân bản đứng lên đấu tranh giải phóng quê hương và xây dựng cuộc sống
mới.
Phim Kim Đồng (sản xuất năm1964) do Nơng Ích Đạt đạo diễn. Bộ phim là chân dung của
người thiếu niên anh hùng dân tộc Nùng đã trở thành huyền thọai trong kháng chiến chống Pháp tại
khu căn cứ Việt Bắc năm 1943.
Phim Chị Tư Hậu (sản xuất năm 1963), dựa trên truyện dài của tác giả Bùi Đức Ái Một
chuyện chép ở bệnh viện, do nhà văn tự chuyển thể. Từ một tác phẩm văn học dài gần 200 trang
được rút ngắn lại thành kịch bản 80 trang. Phim được huy chương bạc tại liên hoan phim quốc tế
Mátxcơva năm 1963 và giải bông sen vàng tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ II năm 1973. Phim
Chị Tư Hậu đã khẳng định chân lí ngàn đời: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, cuộc sống áp
bức khổ nhục đã buộc mỗi người dân bình dị hiền hịa sẵn sàng sống mái với kẻ thù và trở thành
người chiến sĩ cách mạng ngoan cường. Chị Tư Hậu là điển hình tiêu biểu cho hình ảnh người phụ
nữ trong những năm kháng chiến.
Phim Chim vành khuyên dựa trên truyện ngắn Câu chuyện về một bài ca của Nguyễn Văn
Thông, phim cũng do tác giả cùng với Trần Vũ chuyển thể và đạo diễn. Bộ phim được giải bông sen
vàng liên hoan phim Việt Nam lần thứ II năm 1973, giải đặc biệt dành cho phim ngắn tại Tiệp Khắc
năm 1962. Chuyện phim kể về cha con bé Nga - một cơ sở Cách mạng. Trong một lần bị lộ, bé Nga
đã anh dũng hy sinh để bảo vệ cán bộ. Bộ phim là một bài ca tuyệt đẹp về tính nhân văn cao cả và
tính trữ tình sâu sắc, đến nay nó vẫn là bộ phim hay hiếm có trong lịch sử điện ảnh Việt Nam.
Phim Nguyễn Văn Trỗi, dựa theo tác phẩm Sống như Anh của nhà văn Trần Đình Vân, sản

xuất 1966, phim được bông sen vàng tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ I năm 1970. Bộ phim do
Bùi Đình Hạc đạo diễn. Phim đã khắc họa thành công sự hy sinh anh dũng của người thợ điện
Nguyễn Văn Trỗi, ngay trên thành phố Sài gòn, giữa hang ổ của Mỹ ngụy, trong những năm sôi
động nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Bộ phim như bức tranh minh họa sống động những câu
thơ của nhà thơ Tố Hữu:
Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có những con người như chân lí sinh ra.
(Tố Hữu – Hãy nhớ lấy lời tôi)
Phim Ngày lễ thánh dựa trên tác phẩm Bão biển của nhà văn Chu Văn, đạt giải bông sen bạc
tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ IV năm 1977. Nữ diễn viên Trà Giang được giải diễn viên khá
nhất. Phim do đạo diễn Bạch Diệp chuyển thể kịch bản từ văn học. Tâm đắc với tác phẩm văn học
và đạo diễn kể lại: “Tôi mê đến mức làm ngày, làm đêm, phát ốm. Sau khi ốm nhìn lại những trang
bản thảo run run chữ, hóa ra mình ốm lâu rồi mà không biết”. Bộ phim liên quan đến nhiều vấn đề
lớn: tơn giáo, chính trị , thời đại... Nó vừa gai góc lại vừa tinh tế. Bộ phim đi sâu khai thác nhiều
vấn đề của số phận con người, nhất là cuộc đời người phụ nữ công giáo. Tất cả tỏa sáng và nóng
bỏng những mong ước, khao khát những niềm tin trong sáng thánh thiện bị phủ lấp bởi những giáo


đìều, định kiến. Rồi khơng khí của cuộc sống mới đã thúc đẩy họ tự làm chủ, tự đón nhận sự phán
xét của lương tâm, sự quyết định của chính mình.
Phim Cánh đồng hoang, do nhà văn Nguyễn Quang Sáng chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên
của ông do Hồng Sến đạo diễn. Bộ phim được giải bông sen vàng tại liên hoan phim Việt Nam lần
thứ V năm 1980 và bốn giải xuất sắc nhất cho biên kịch Nguyễn Quang Sáng, đạo diễn Hồng Sến,
quay phim Đường Tuấn Ba, diễn viên Lâm Tới .Năm 1981, phim lại đạt giải vàng tại liên hoan
phim quốc tế Mátxcơva. Qua bộ phim này, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đã
được khái quát một cách sinh động. Cánh đồng hoang đã đặt cả gia đình người chiến sĩ giao liên
vào một hịan cảnh đầy khó khăn khốc liệt. Họ vừa phải chinh phục thiên nhiên, tăng gia sản xuất để
bảo tồn cuộc sống, vừa phải chiến đấu chống ngọai xâm để bảo vệ tự do độc lập. Phim không chỉ

lên án chiến tranh phi nghĩa, ca ngợi người lính chiến đấu hy sinh cho nền tự do độc lập của Tổ
quốc mà cịn thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của người chiến thắng.
Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát ba tác phẩm văn học :Chùa Đàn của Nguyễn Tuân,
Thời xa vắng của Lê Lựu và Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu. Cả ba
tác phẩm văn học đều là những tác phẩm đã khẳng định vị trí trên văn đàn và được cơng chúng u
mến vì những giá trị tư tưởng nhân văn và giáo dục.
2. Văn học và điện ảnh cùng chung đối tượng mục đích và chức năng là phục vụ cuộc sống của
con người.
Phạm vi quan tâm của nghệ thuật rất rộng lớn nhưng nó được xác định bởi một tiêu chí: hiện
thực trong mối quan hệ thẩm mỹ với con người. Điều đó nói lên rằng con người là trung tâm chú ý ,
là đối tượng chủ yếu, nổi bật của nghệ thuật. Lấy con người làm đối tựơng chủ yếu, nghệ thuật bao
giờ cũng nhìn nhận hiện thực qua cái nhìn của con người. Qua cái nhìn đó, nghệ thuật phát hiện ra
bản chất của hiện thực, và mặt khác trở lại nhận thức sâu sắc hơn về con người.
Xã hội lòai người càng nảy sinh nhiều mối quan hệ thì đối tượng của nghệ thuật càng mở
rộng. Các tác phẩm nghệ thuật đi sâu mổ xẻ các mâu thuẫn xã hội cũng nhằm để ngợi ca và tôn vinh
con người, đúng như nhà triết học D.Diderot đã viết : “Con người là giá trị cao nhất, là kẻ sáng tạo
duy nhất tất cả mọi thành tựu văn hóa trên trái đất, là trung tâm, là điểm mà tất cả xuất phát từ đó
và phải quay về đó”.
Các nhà văn ln ln khao khát được tìm hiểu khám phá những điều mới mẻ ở con người,
nhà văn vĩ đại Nga, Đơxtơiepxki từng nói : “Con người là một điều bí ẩn, cần phải khám phá con
người. Tơi tìm hiểu điều bí ẩn ấy vì tơi muốn trở thành con người”. Nhưng con người không tồn tại
đơn độc, nó tồn tại và phát triển trong quan hệ với thiên nhiên, xã hội. Mác đã đúc kết: “Trong tính
hiện thực trực tiếp của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Do vậy, khi sáng
tạo ra các hình tượng nhân vật, nhà văn ln đặt nhân vật vào hệ chuẩn giá trị về con người, bắt
nhân vật phải bộc lộ hành vi trong các mối quan hệ xã hội, cụ thể hơn là trong mối quan hệ giữa
người và người.
Tác phẩm nghệ thuật là hình ảnh của hiện thực đời sống đồng thời là đứa con tinh thần của
nghệ sĩ. Tính khách quan và dấu ấn chủ quan bao giờ cũng xuyên thấm trong hình tượng, đó chính
là sự thống nhất biện chứng giữa tình cảm, tư tưởng – thẩm mỹ của nghệ sĩ và chất liệu đời sống.



Hình tượng càng sâu sắc bao nhiêu, tác phẩm càng có giá trị bấy nhiêu, càng chứng tỏ tài năng của
nhà văn. Sự hấp dẫn của tác phẩm văn học và điện ảnh thường cuốn hút người xem ở hình tượng
nhân vật. Hình tượng nghệ thuật là vũ khí của nghệ sĩ trong cuộc đấu tranh cho lí tưởng. Nghệ sĩ
dùng hình tượng để bảo vệ cái đẹp, lên án cái xấu, tác động đến xúc cảm người đọc, giáo dục
người đọc về mặt thẩm mỹ. Bằng những sáng tác của mình, người nghệ sĩ khẳng định những tư
tưởng tiến bộ, ngợi ca điều thiện và chính nghĩa. Những giá trị nghệ thuật chân chính trong trong
mỗi tác phẩm dù ở bất kỳ thể lọai nào, đề tài nào cũng đều có khả năng cảm hóa con người.
Các nhà triết học Hilạp cổ đại đã khẳng định, văn học nghệ thuật nói chung giải phóng con
người thóat khỏi những dục vọng tầm thường xấu xa, làm cho con người, tâm hồn con người trở nên
thanh khiết. Nghệ thuật khơi dậy những nguồn cảm xúc đạo đức tích cực, làm phong phú hơn đời
sống tình cảm của con người. Từ tiếng cười trong ca dao dân gian đến nỗi buồn trong những câu thơ
cổ, từ lời hịch đánh giặc vang vọng hào khí Đơng A tới niềm vui xốn xang trong tình u Kim Kiều, tất cả đều có thể làm tâm hồn người ta trong sáng hơn, nhắc nhở người ta yêu thương sự sống,
trân trọng cái đẹp. Văn học nghệ thuật không thuyết minh cho những nguyên tắc đạo đức, cũng
không trực tiếp trưng bày những tấm gương đạo đức, nhưng góp phần cải tạo tâm hồn – cái nguồn
mạch sâu xa và sinh động của đạo đức.
Nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng không sao chép đời sống. Từ những quan sát, thể
nghiệm, khái quát từ cuộc sống, nghệ sĩ sáng tạo những hình tượng cụ thể sinh động phản ánh chân
lí đời sống. Ở đây người nghệ sĩ có thể dùng một hình thức khơng có thực để phản ánh cái có thực.
Từ vơ số hiện tượng trong đời sống, từ hàng lọat các cuộc đời, số phận cá nhân riêng lẻ, từ muôn
vàn những mối quan hệ, những sự kiện đan chéo nhau, chồng chất lên nhau trong đời sống xã hội,
nhà văn phải tìm được cái cơ bản nhất, có tính quy luật và thể hiện nó trong một hình thức cá biệt,
sinh động. Đó là q trình nhào nặn, tái tạo hiện thực rất cơng phu và giàu tính sáng tạo của nhà văn
để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật. Đó là “con người, nhiều người, nhân vật – nhiều nhân vật”,
là “một người lạ quen biết”, nghĩa là “ mỗi nhân vật là biểu hiện của cả một thế giới riêng của
nhiều nhân vật đồng thời lại chỉ là một nhân vật trọn vẹn” (Biêlinxki).
Tư duy hình tượng là kiểu tư duy đặc thù của nghệ thuật. Mục đích của tư duy nghệ thuật là
tìm đến bản chất của sự vật và hiện tượng để nắm bắt quy luật đời sống khách quan. Từ những phát
hiện về “cái phổ biến” trong “cái đặc thù”, “cái cá thể”, tư duy hình tượng giữ lại cảm giác và biểu
tượng để xây dựng hình tượng – một phương tiện phản ánh hiện thực giàu tính thẩm mỹ. Hình

tượng nghệ thuật là phương tiện, là hình thức mang tính nội dung của văn học và điện ảnh. Chính
nhờ đặc điểm gần gũi nhau ở tư tưởng và hình tượng nghệ thuật, nên tác phẩm văn học đã trở thành
nền tảng cốt lõi cho tác phẩm điện ảnh.
Điều đó thể hiện rất rõ qua sức sống bền bỉ của những nhân vật trong các tác phẩm văn học
bất hủ của nhân lọai, khi được sống cuộc sống thứ hai trên màn ảnh. Đó là hình ảnh trong trắng,
lãng mạn của đơi tình nhân trong tác phẩm Rơmêơ và Giuliét. Đó là lịng thù hận của nhân vật Hăm
Lét với câu nói đầy ý nghĩa của Hămlét khi giải thích với mẹ việc làm của mình: “Vì nhân nghĩa
con phải trở nên bạo tàn”. Đó là lịng ghen tuông mù quáng đã dẫn đến kết cục bi thảm của tướng
qn Ơtenlơ và nàng Đexđêmơna xinh đẹp... trong những tác phẩm của nhà văn vĩ đại người Anh


Secxpia....Đó là một Mađơlen từ tâm thánh thiện, từ nghèo đói phải sống 19 năm trong bóng tối nhà
tù tư sản, đầy đau khổ vươn lên, muốn khẳng định quyền sống của con người bằng một lương tâm
tốt đẹp; một cảnh sát trưởng Giave hiện thân cho pháp luật hung thần, thú dữ, hiện thân của luật
pháp tư sản khắc nghiệt trong tác phẩm Những người khốn khổ của Victo Hugơ .Với cách miêu tả
hình tượng sống động nhất qn và chân thực, những hình ảnh nhân vật trên phim đã tạo được ấn
tượng khó qn trong lịng người xem. Bởi khán giả được cảm nhận trực diện với nhân vật bằng
xương bằng thịt, nhìn nghe, thổn thức và trăn trở cùng nhân vật. Điều đó càng làm cho nhân vật văn
học trường tồn mãi cùng thời gian.
Sự gắn bó với hiện thực đời sống của đất nước, của con người, sự rung động thực sự với hiện
thực đã góp phần “mách bảo” người nghệ sĩ tìm ra hình thức thể hiện nghệ thuật thích hợp, tìm ra
con đường đến với tư tưởng, trái tim của số đông quần chúng. Mỗi người Việt Nam mấy ai trong
đời không từng rung động trước buồn vui gian khổ, hy sinh của dân tộc, qua hai cuộc chiến tranh
chống Pháp và chống Mỹ, khơng từng có trong mình hình ảnh anh bộ đội, cơ thanh niên xung phong,
bà mẹ hậu phương... Hoặc hình ảnh làng quê tươi đẹp đã trải qua bao thăng trầm của chiến tranh
đang cải tạo, xây dựng cuộc sống mới, với những con người giản dị, chất phác, quen thuộc và gần
gũi. Cũng mấy ai không từng băn khoăn suy nghĩ hoặc khắc khỏai trước những vấn đề của xã hội
hiện tại khi đất nước đang đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
với biết bao biến động, xáo trộn, có xây dựng và đổ vỡ, có thành tựu và mất mát, có tin tưởng phấn
khởi nhưng khơng phải khơng có lúc hịai nghi, bên cạnh những kỳ tích lớn lao có khơng ít những bi,

hài kịch. Tất cả những vấn đề đó đã được các nhà văn chuyển tải qua tác phẩm văn học và trở thành
những nguyên liệu màu mỡ để khai thác, xây dựng nên những kịch bản hay, những bộ phim hay.
Hình tượng người chiến sĩ giao liên Ba Đô được diễn viên Lâm Tới thể hiện một cách sinh
động và chân thực trong phim Cánh đồng hoang của đạo diễn Hồng Sến, dựa theo truyện ngắn cùng
tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ V năm 1980, cố nghệ sĩ
nhân dân Lâm Tới đã được trao giải nam diễn viên xuất sắc nhất.
Nếu hình tượng Chim vành khuyên đậm đà chất thơ, chất trữ tình thì chị Tư Hậu nghiêng về
khai thác nội tâm, một trong những phương pháp có hiệu quả để xây dựng điển hình. Quá trình phát
triển tính cách của chị Tư Hậu là q trình vượt qua hàng lọat các thử thách: từ một người vợ, một
người mẹ, tới một chiến sĩ. Từ khiếp sợ tới dũng cảm, từ non nớt đến giác ngộ, sự thể hiện chân
thực, có sức thuyết phục.
Từ ngơn ngữ văn học của nhà văn Bùi Đức Ái, đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã sáng tạo cho nghệ
thuật một điển hình người phụ nữ kháng chiến có tầm khái q cao. Hình ảnh của Chị Tư Hậu – từ
người phụ nữ hiền hòa lương thiện thành chiến sĩ họat động cách mạng ngoan cường trong lòng
địch. Với diễn xuất chân thực của mình qua hình tượng Chị Tư Hậu, nghệ sĩ nhân dân Trà Giang đã
nhận được giải đặc biệt tại liên hoan phim quốc tế Mátxcơva năm 1963.
Trong Vợ chồng A phủ của Tơ Hịai, nhân vật Mỵ được đánh giá “là một nhân vật thành
công bậc nhất trong văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam “ (Trần Đình Sử). Một trong những bí
quyết thành cơng là nhà văn đã khắc họa q trình tâm lí đầy biến hóa, ngẫu nhiên, bất ngờ, mà vẫn
nằm trong vịng tình lí của cuộc sống. Nhân vật trở nên đa diện, đầy mâu thuẫn nhưng lúc nào cũng


là nhân vật chứ không phải ai khác. Mỵ là nhân vật trung tâm, linh hồn của truyện, hiện thân cho
tuổi trẻ miền núi bị vùi dập và đã vùng lên giải thóat cho mình. Ngịi bút của tác giả đã thâm nhập
sâu sắc vào những biến hóa, đổi thay tinh vi của tình cảm nhân vật :từ cách uống rượu, cơn say đưa
nhân vật vào quá khứ...con người của hiện tại chợt tỉnh...con người của tâm trạng xót thương mình,
óan hờn...Tấm lịng nhân đạo của tác giả sâu sắc khơng chỉ phơi bày thói tục phi nhân tính của giai
cấp thống trị, mà cịn thể hiện ở chỗ nhìn ra con người bên trong của Mỵ và đặt trọn niềm thương
yêu vào đó. Cố nghệ sĩ ưu tú Đức Hịan, diễn viên đóng vai Mỵ nhận xét: “Nhân vật có số phận thật
sự, những kịch tính, nhất là kịch tính tâm lí được đẩy đến cao độ... tạo được đất diễn cho diễn viên.

Bộ phim dài gần hai tiếng nhưng nhân vật Mỵ chỉ nói 17 câu.” Thành cơng của phim Vợ chồng A
phủ là đã diễn giải về cuộc giải phóng dân tộc mà khơng đao to búa lớn, chỉ bằng những hình tượng
màn ảnh sống động. Các vai diễn tuy không phải là người Mèo (Hmông) nhưng vào vai rất thật, rất
“Hmông”.
Một đặc điểm tạo nên sức hấp dẫn của của hình tượng nghệ thuật là điển hình hóa nghệ thuật.
Đó là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cái khái quát và cái cá biệt, là chất nhụy được
kết tinh từ hiện thực. Xuất phát từ sự phong phú của bản thân hiện thực và từ tính đặc thù của sự
phản ánh nghệ thuật, hình tượng văn học và điện ảnh thường là một hiện tượng thẩm mỹ đa nghĩa.
Nhà văn Gorki khẳng định :văn học từ ngàn năm trước đã không đơn giản là thỏa mãn nhu cầu giải
trí. Nhà văn muốn thơng qua những hình tượng nghệ thuật để khơi gợi những ước mơ, giúp con
người được vui, buồn, yêu, ghét nhiều hơn, tạo ra những biến đổi trong tư tưởng tình cảm của con
người, cổ vũ và tiếp sức cho con người trong cuộc sống.
Như vậy, từ những tác phẩm nghệ thuật cụ thể, ý tưởng của các tác giả ẩn sâu trong từng
cơng cụ kỹ thuật riêng biệt, chính sự chắt lọc từ văn học đã mang lại cho điện ảnh sự phong phú,
tinh túy. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu, một đạo diễn Trung Quốc, từng có nhiều phim đọat giải quốc
tế được chuyển thể từ văn học cho biết bí quyết thành cơng của ơng: “Các phim của tôi đều chuyển
thể từ tiểu thuyết... tôi thường xem tiểu thuyết để tìm đề tài... Điều khó nhất đối với tôi là ngồi trước
trang giấy trắng hoặc ngồi trước máy vi tính, bắt tơi làm việc từ con số khơng. Cho nên tôi rất khâm
phục các nhà văn, sao họ có thể viết ra được lắm câu chuyện đến thế ?”(112).
3. Văn học và điện ảnh cùng là anh em trong “gia đình nghệ thuật”.
Theo các nhà nghiên cứu, trong thời kỳ đầu của lịch sử, lọai hình nghệ thuật vũ đạo chiếm ưu
thế. Sang thời cổ đại, lọai hình điêu khắc chiếm vị trí tiên phong. Đến thời đại Phục hưng và chủ
nghĩa cổ điển, thì vai trị đó chuyển sang hội họa. Và đến thế kỷ XIX, văn học đã vươn tới vị trí
hàng đầu trong nghệ thuật.
Mỗi lọai hình nghệ thuật phản ánh hiện thực thơng qua hình tượng nghệ thuật đặc thù của nó.
Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với chất liệu cụ thể. Mối quan hệ giữa hình tượng và
chất liệu là mối quan hệ hữu cơ, xuyên thấm, thâm nhập vào nhau. Chất liệu sẽ mất tính thẩm mỹ
nếu rời bỏ hình tượng và ngược lại hình tượng chỉ có thể tồn tại qua chất liệu. Đặc tính và chất
lượng của các hình tượng gắn liền với các đặc tính ngun liệu làm cơ sở cho nó.
Hình tượng hội họa được xây dựng bằng đường nét, màu sắc; hình tượng điêu khắc được

xây dựng bằng đường nét, hình khối; hình tượng âm nhạc được xây dựng bằng nhịp điệu, giai điệu;


hình tượng sân khấu tồn tại qua hành động, cử chỉ, ngơn ngữ của các diễn viên; hình tượng điện ảnh
được xây dựng trên âm thanh và hình ảnh. Văn học xây dựng hình tượng bằng ngơn từ. Qua hình
tượng nghệ thuật xây dựng từ chất liệu ngôn từ, văn học có thể sử dụng đa dạng, linh họat hình ảnh,
sắc màu, đường nét do từ ngữ chứa đựng. Nhà văn có thể vẽ nên những bức tranh ngơn từ tuyệt đẹp
về cảnh thiên nhiên, về con người và đời sống xã hội.
Ai đã từng đọc truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, chắc chắn không thể quên được vẻ
đẹp kiều diễm của hai chị em Thúy Kiều: “ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Không những
đẹp người, họ cịn là những cơ gái ‘Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Nói đến nét đẹp của Thúy Vân,
nhà thơ gợi cho người đọc vẻ đẹp của vầng trăng, đóa hoa, áng mây, và màu tuyết. Một vẻ đẹp như
tranh vẽ.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Đến Thúy Kiều, vẻ đẹp rực rỡ “sắc sảo, mặn mà ” của nàng đã làm cỏ hoa phải “hờn , ghen ”
vì khơng thể sánh bằng.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Nguyễn Du đã vận dụng tài tình tất cả nét đẹp của nghệ thuật vào thơ ca để tạc nên vẻ đẹp
người thiếu nữ. Trong trường hợp này, nhận xét của nhà thơ Sóng Hồng thật chính xác:”Thơ là thơ,
đồng thời cũng là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”.
Mặt khác, từ ngữ cịn chuyển tải qua âm thanh lời nói, khi chúng được sắp xếp trong một trật
tự nào đó chúng sẽ “vang lên những nhạc điệu khác thường”. Vì vậy thơ ca rất gần gũi với phần lời
và phần nhạc trong các làn điệu dân ca gắn bó mật thiết trong quá trình biểu diễn. Khi được nghe
tiếng đàn của Kiều theo cách Nguyễn Du miêu tả, người nghe như được sống trong không gian

thiên nhiên đầy âm sắc, vừa gần gũi vừa đẹp như một giấc mơ:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thỏang ngịai
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Điều đó có thể lí giải vì sao, đầu thế kỷ XX, nhiều nhà mĩ học trên thế giới đã ngợi ca và
khẳng định vị trí tối cao của văn học. Bêlinxki, nhà mĩ học Nga nổi tiếng lúc bấy giờ đã viết : “Thơ
văn là lọai hình cao cấp nhất… Thơ văn thể hiện trong lời nói tự do của con người, mà lời nói vừa
là âm thanh, vừa là bức tranh, vừa là khái niệm. Do vậy, thơ văn mang trong mình tất cả các yếu tố
của các nghệ thuật khác, nó như đồng thời sử dụng khơng tách rời phương thức của tất cả các lọai
hình nghệ thuật riêng biệt. Thơ văn chính là tịan bộ nghệ thuật”. Chính trong ý nghĩa này, mà


người xưa thường nói: “trong thơ có họa”, “trong thơ có nhạc”. Ngày nay, người thưởng thức văn
học hay lưu y giá trị tạo hình của câu văn, câu thơ.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của văn minh nhân lọai, các lọai hình nghệ thuật ngày
càng phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp. Trong quá trình ấy, tồn tại song song hai xu hướng
vừa mâu thuẫn vừa thống nhất là chia tách và giao thoa giữa các ngành nghệ thuật. Tùy thuộc vào
đặc trưng của từng lọai hình nghệ thuật và đặc trưng tâm lý - thẩm mỹ của từng thời đại mà vị trí
của chúng có những đổi thay.
Ở thời đại nào văn học cũng có thể vẽ nên những bức tranh ngơn từ tuyệt đẹp về cảnh thiên
nhiên, về con người, xã hội. Qua đó, văn học đã thể hiện là một nghệ thuật mang tính tổng hợp,
gián tiếp và trở thành điểm giao thoa của nhiều lọai hình nghệ thuật khác. Điều đó đã thể hiện rất rõ
trong lịch sử hình thành của nghệ thuật điện ảnh.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khoa học kỹ thuật phát triển, nghệ thuật điện ảnh ra đời đã
thâm nhập ngày càng sâu rộng và chiếm ưu thế trong sinh họat nghệ thuật của lòai người. Hàng lọat
các tác phẩm văn học được chuyển thể sang sân khấu và điện ảnh, nhưng trước khi để có được vở
kịch, bộ phim cần phải có kịch bản văn học, vì thế mà danh từ văn học kịch ra đời.
Như vậy, văn học ban đầu đã là cái nền vững chắc để điện ảnh cất cánh. Một nền tảng văn
học phong phú là một trong những nguyên nhân dẫn tới nền điện ảnh có nhiều tác phẩm hay do

chuyển thể từ nguyên tác văn học. Các nhà điện ảnh khơng chỉ lưu tâm đến những câu chuyện trong
chính sử mà những câu chuỵện hoang đường, chuyện ngòai lịch sử cũng thu hút trí tị mị của họ
khơng kém. Nhiều bộ phim đã được phóng tác từ những câu chuyện mang tính giai thọai, thêu dệt
từ văn học, lịch sử và đạt tới kết quả mỹ mãn như: Võ Tắc Thiên, Người tình của Tần Thủy Hịang...
Ngành nghệ thuật sát với điện ảnh nhất là nhiếp ảnh . Ông tổ của điện ảnh là anh em nhà
Louis và Augustr Lumiere. Trong đại hội nhiếp ảnh ngày 28/12/1985, hai ông cho chiếu ra mắt công
chúng những bức ảnh động đầu tiên, và ngày đó được coi là ngày khai sinh ra nghệ thuật điện ảnh.
Thứ đến là âm nhạc. Từ những gõ, phách ban đầu trong những phường, gánh
hát nơi thơn dã đến những lọai nhạc mang tính cung đình, bác học đều có thể mang tới cho người
nghe những cung bậc khác nhau của cái đẹp.Một làn điệu dạ cổ hịai lang khiến người xem lạc vào
một khơng gian cách điệu nơi có những ơng hịang bà chúa, với những bĩ cực sinh lai. Một nét nhạc
khỏe khoắn gợi đến sự hào hùng của một thời cả nước là tiền tuyến...Âm nhạc vào phim đã từ bỏ
tính “độc xướng” của nó, hịa vào hình ảnh, có khi chỉ là một đọan ngắn không thành bài, nhằm
phục vụ cho một y đồ nghệ thuật nhất định. Trong nhiều bộ phim, âm nhạc chính là nét gợi và nhắc
khán giả nhớ tới bộ phim: Tây du kí, Bao cơng...
Hội họa cũng có vai trị rất quan trọng trong phim. Một bức tranh đẹp, những trường phái hội
họa khác nhau cũng đóng góp rất nhiều trong quan niệm về thẩm mỹ, cái gu hội họa đó cũng trở
thành một phần trong thiết kế mỹ thuật của phim. Để tái hiện lại những cảnh cung đình thời xưa, các
họa sĩ thiết kế mỹ thuật không thể không tham khảo qua những bức tranh phản ánh về thời kỳ đó.
Một ngành nghệ thuật khác gắn bó thân thiết với hội họa là kiến trúc. Nhiều khi chỉ cần nhìn vào
một cơng trình kiến trúc là có thể nhận diện ra khơng gian và thời gian của bộ phim.
Điện ảnh ra đời khi những ngành nghệ thuật khác đã phát triển đến độ chín, nên điện ảnh có
cơ hội kế thừa những tinh hoa của các ngành nghệ thuật khác để tỏa sáng cho mình. Nó giống như


một đứa em út, “nghệ thuật thứ 7”, sinh sau đẻ muộn, đã tiếp thu tất cả các vẻ đẹp của anh chị mình
để tạo nên vẻ đẹp của mình mà không hề trộn lẫn. Sự tiếp nhận, kế thừa này khơng phải bằng phép
tính cộng, mà bằng cách hịa hợp tất cả một cách nhuần nhuyễn để làm nên một nghệ thuật mới mẻ,
sống động, với những hình ảnh chân thực, gần gũi và cụ thể của cuộc sống được tái hiện lại. Chính
vì vậy, điện ảnh cịn được gọi là “hiện thực thứ hai”. Về bản chất, điện ảnh đã hình thành và phát

triển như một lọai hình nghệ thuật, nhưng là một lọai hình nghệ thuật đặc biệt với nhiều dấu hiệu
chức năng : nghệ thuật, kinh tế và kỹ thuật.
Trong“gia đình nghệ thuật”: văn học, sân khấu, điêu khắc, kiến trúc... khi đến với điện ảnh
đã từ bỏ “cái ta” để hịa mình vào “cái chung” và điện ảnh trở thành một lọai hình nghệ thuật tổng
hợp trực quan sinh động.
Như vậy, cả văn học và điện ảnh đều là lọai hình nghệ thuật tổng hợp nhưng ở văn học là
tổng hợp gián tiếp, điện ảnh là tổng hợp trực tiếp, nên văn học và điện ảnh là hai ngành nghệ thuật
gần gũi và có nhiều điểm chung.
II/ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦAVĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH:
A/ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC:
1 Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học:
Tất cả các bộ môn nghệ thuật đều nhận thức, phản ánh cuộc sống của con người và biểu đạt
nội dung của nó bằng hình tượng. Mỗi bộ mơn nghệ thuật sử dụng một chất liệu riêng để xây dựng
hình tượng. Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, giai điệu ; của hội họa là đường nét, màu sắc; của
điêu khắc, kiến trúc là mảng khối. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng. Khơng
thể có văn học nếu thiếu ngơn từ. Nhấn mạnh tầm quan trọng đó, M.Gorki viết:” Ngôn ngữ là yếu tố
thứ nhất của văn học”.
Nhưng không phải mọi tác phẩm bằng ngôn từ đều là văn học. Một cơng trình khoa học, sách
giáo khoa, một bài nói chuyện, thư từ... tuy cũng diễn đạt bằng lời văn với mọi phương tiện biểu
hiện của lời nói như nghĩa, vần, nhịp, ngữ điệu…nhưng nó chưa phải là Văn học. Khi các biện pháp
tu từ được kết hợp với những phương tiện biểu hiện của lời nói, để tạo ra những hình tượng nghệ
thuật mới gọi là Văn học, theo đúng ý nghĩa hiện đại của từ ấy. Điều đó có nghĩa, cùng khai thác
chất liệu ở ngơn ngữ tịan dân, nhưng ngơn từ văn học khơng giống với ngơn từ hành chính, ngơn từ
khoa học, càng khơng phải là lời nói tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày.
Ngơn ngữ nhân dân hết sức giàu có về vốn chữ, về hình ảnh, về cách nói vì nó bao gồm tất cả
các từ của mọi người, mọi nghề phản ánh được những cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm khác nhau
của nhiều thế hệ qua bao nhiêu giai đọan lịch sử của nhiều thế hệ. Một nhà văn có tài thường tự phải
trau dồi học tập nhiều vẻ phong phú của ngôn ngữ nhân dân. Từ trong xa xưa của lịch sử lịai người,
truyền thuyết, cổ tích, ca dao dân ca, tục ngữ... là những hình thức sáng tác đầu tiên của văn học.
Trong nguồn văn hóa dân gian ban đầu ấy, ngôn ngữ nhân dân đã gửi gắm vào đó những tâm tư tình

cảm, những suy nghĩ, cảm hứng về cuộc sống, về tình yêu của con người đối với con người, với
thiên nhiên, với cuộc sống. Vẻ đẹp của ngôn ngữ nhân dân đã được nhà văn chắt lọc, lựa chọn
những từ ngữ đúng nhất, chính xác nhất, nhiều nghĩa nhất để tạo nên ngôn ngữ văn học.


Đó là những nhà văn nhà thơ – những bậc thầy ngôn ngữ :Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan...đã làm nên những tác phẩm làm lay động trái tim bao thế hệ
người Việt Nam. Tất cả những từ cổ mất hiệu lực, từ không phù hợp với tập quán ngôn ngữ, những
từ ngẫu nhiên, tùy tiện, sai ngữ pháp... khi vào văn học đều bị tước bỏ. Nói một cách hình ảnh, ngơn
ngữ nhân dân là quặng vàng nhưng cịn dính nhiều đất cát, qua bàn tay khéo léo của nhà văn quặng
q đó đã trở thành vàng mười óng ánh.
Ngơn ngữ văn học là ngơn ngữ đã được tinh luyện mài giũa theo thời gian, nhà văn
Maiacốpski đã đúc kết :
Phải tốn ngàn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong triệu năm dài.
Vậy ngôn từ văn học có những đặc điểm gì ? Việc sử dụng ngơn từ làm chất liệu xây dựng
hình tượng, văn học có ưu thế như thế nào?
2 /Những đặc điểm của ngôn từ văn học.
2.1/ Văn học nhận thức đời sống, biểu đạt nội dung bằng hình tượng nên tính hình tượng là đặc
điểm quan trọng nhất của ngơn từ văn học.
Ngơn từ mang tính hình tượng từ trong bản chất. Từ ngữ không chỉ là những khái niệm trừu
tượng mà cịn là hình ảnh của thế giới khách quan, là “hiện thực trực tiếp của tư duy” (C.Mác). Từ
ngữ khi được sử dụng trong họat động ngôn ngữ bao giờ cũng hướng về những đối tượng cụ thể
nhằm tái hiện về đối tượng đó. Bản thân từ ngữ chưa nói lên bản chất cụ thể về sự vật và hiện tượng,
nhưng nó có khả năng gợi lên trong tâm trí con người những liên tưởng về đối tượng cụ thể. Vì vậy,
xét trong bình diện họat động ngơn ngữ, từ ngữ vừa có tính cụ thể vừa có tính khái quát. Nhờ đặc
tính này mà từ ngữ là cơ sở tất yếu để xây dựng những hình tượng vừa mang tính cụ thể, vừa mang
tính khái qt.

Tính hình tượng của ngôn từ được biểu hiện rất đa dạng, trên nhiều cấp độ khác nhau. Ở cấp
độ từ vựng, tính hình tượng thể hiện rõ rệt qua những từ ngữ mang tính tượng hình tượng thanh;
chẳng hạn các từ: rì rầm, leng keng, khấp khểnh, khúc khủyu ... Về mặt ngữ âm những từ này miêu
tả trực tiếp về đối tượng, gợi lên tính tạo hình trực tiếp của đối tượng.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây
(Hàn Mặc Tử)
Ở cấp độ cú pháp, những câu trần thuật được miêu tả có khả năng tái hiện những bức tranh khác
nhau về hiện thực. Đặc biệt là các phương thức chuyển nghĩa khơng những có khả năng biểu hiện nội
dung của sự vật và hiện tượng mà cịn làm cho chúng hiện lên với tính tạo hình cụ thể. Biểu hiện của
tình yêu được “hiện hình” qua ngơn từ văn học với nhiều sắc thái hình tượng sinh động : khi là nước
dâng cao, là dải lụa đào, là thuyền, là biển...
Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương
(Ca dao).


Chỉ có thuyền mới biết
Biển mênh mơng dường nào
Chỉ có biển mới hiểu
Thuyền đi đâu về đâu.
( Xn Quỳnh).
Tính hình tượng của ngơn từ văn học cịn có cơ sở từ trong nội dung của lời nói nghệ thuật.
Lời nói trong ngữ cảnh cụ thể không những chứa đựng nội dung vốn có của từ vựng mà cịn chứa
đựng những nội dung do ngữ cảnh gợi lên. Từ những ngữ cảnh riêng, ngơn từ có thể tái hiện đối
tượng một cách độc đáo, cá biệt mang tính nghệ thuật cao.Hiện thực khách quan mà văn học hướng
tới để phản ánh bao giờ cũng được soi sáng qua con người. Con người trong mối quan hệ xã hội là
đối tượng chủ yếu của văn học. Con người xuất hiện trong tác phẩm văn học hiện ra với tư cách
“người mang lời nói”và những người ấy một phần bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ và bản chất của mình
qua lời nói.

Như vậy, lời nói khơng chỉ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học mà còn là đối tượng
miêu tả của văn học. Một tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể những lời phát ngôn của
kể chuyện, của cái tơi trữ tình của các nhân vật qua độc thọai hoặc đối thọai. Ở đây khả năng nghệ
thuật của ngôn từ lại biểu hiện qua chủ thể phát ngôn. Qua 20 chương của “Số Đỏ”, Vũ Trọng
Phụng đã khắc họa sinh động những chi tiết gây cười rõ nét và đạt đến trình độ trào phúng siêu đẳng.
Chất trào phúng tái hiện trên mọi phương diện: cốt truyện, tâm trạng, kết cấu, tình tiết, đặc biệt là
qua ngơn ngữ đối thọai.
Sau đây là đọan văn được Vũ Trọng Phụng miêu tả một cách khôi hài về “tài năng” của Xuân
tóc đỏ. Xuân đang đi với Tuyết là bạn tình, sau lưng có một thiếu niên thi sĩ theo Tuyết và ngâm
mấy câu thơ để ghẹo.”...Trong óc Xuân lúc ấy có một luồng tư tưởng văn chương chạy qua. Nó tự
thấy đáng hổ thẹn, nếu khơng đọc thơ như kẻ tình địch. Mà muốn ngâm thơ thì nào có khó gì ? Nó
nhớ ngay đến những bài thơ nó đã đọc làu làu mấy năm xưa khi còn làm nghề nói trước máy phóng
thanh cho những nhà bán thuốc. Nó bèn bảo Tuyết:
- Em muốn anh ứng khẩu một bài thơ cho gã ấy không?
Tuyết vỗ tay reo:
- Nếu được thế thì cịn danh giá nào bằng!
Xn tóc đỏ bèn chắp tay sau lưng tiến đến gần nhà thi sĩ, ngâm nga dõng dạc:
Dù già cả, dù ấu nhi,
Sương hàn nắng gió bất kỳ - biết đâu ?
Sinh ra cảm, sốt nhức đầu,
Da khơ mình nóng, âu sầu, ủ ê...
Vậy xin mách bảo đôi lời:
“Nhức đầu giải cảm” liệu đời dùng ngay!
Xn tóc đỏ cịn muốn đọc làu làu nữa, nhưng thiếu niên vội xua tay chịu hàng: - Xin lỗi ngài! Thế
thôi cũng đủ là một bài học cho bỉ nhân...khâm phục!...” Chỉ thuộc một bài quảng cáo bán thuốc,
Xuân tóc đỏ đã trở thành “nhà thi sĩ”, và bài rao bán thuốc thành bài thơ tình. Thật khôi hài. Vũ


Trọng Phụng đã thông qua ngôn ngữ nhân vật để bóc trần bản chất của một lớp người háo danh, dốt
nát trong một xã hội xấu xa, bát nháo, nhố nhăng.

Vừa tái hiện đời sống hiện thực bằng lời nói, vừa tái hiện bản thân lời nói trong họat động
giao tiếp ngơn ngữ, văn học có khả năng to lớn trong việc phản ánh con người và đời sống xã hội.
Qua văn học, người đọc không những thấy được những bức tranh đời sống mà cịn nghe thấy tiếng
nói của mọi tầng lớp người trong các thời đại khác nhau với những giọng điệu khác nhau. Cho nên,
tính hình tượng khơng phải là thuộc tính hình thức bên ngịai, mà là đặc điểm có cơ sở từ trong nội
dung của ngôn từ văn học và nằm sâu trong bản chất hình tượng của sáng tác.
2.2/ Ngơn từ văn học mang tính tổ chức cao nhằm tạo nên hiệu quả nghệ thuật:
Lời văn lời thơ của một tác phẩm bao giờ cũng có câu đầu, câu cuối, được tổ chức theo một
lớp lang trình tự hết sức chặt chẽ. Một bài thơ có thể được chia thành nhiều khổ, nhiều đọan. Tác
phẩm văn xuôi lại được chia thành các chương, hồi. Tính tổ chức của ngơn từ văn học lại nhằm mục
đích cao nhất là tạo ra hiệu quả nghệ thuật. Lời văn lời thơ là ngôn từ nghệ thuật được tổ chức
bằng những phương thức, phương tiện đặc biệt nhằm khắc phục kiểu diễn đạt thơng thường của lời
nói tự nhiên. Từ tính tổ chức cao đã biến lời nói thơng thường chỉ có ý nghĩa thơng báo về cái cụ thể,
nhất thời thành lời văn nghệ thuật có khả năng thể hiện cái vô cùng, vô tận của cuộc đời và thế giới
tâm hồn đầy bí ẩn của con người một cách hình tượng.
Tư duy và ngơn ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau như hai mặt của một vấn đề. Họat động lời nói
bao giờ cũng gắn liền với họat động tư duy của con người. Ngôn ngữ chính là hiện thực trực tiếp
của tư duy. Văn học có khả năng tái hiện q trình tư duy của con người một cách cụ thể và trực
tiếp. Quá trình tư duy của con người được thể hiện qua những lời độc thọai, đối thọai của các nhân
vật và lời trần thuật của tác giả. Nhờ tái hiện được được q trình tư duy, văn học có thể khắc họa
được các luồng tư tưởng của con người. Mỗi lời nói, ý nghĩ của nhân vật đều chứa đựng thái độ,
quan điểm của tác giả đối với con người và cuộc sống.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng trăn trở, triết lí về chữ tâm, chữ tài, về kiếp người qua tác
phẩm truyện Kiều bất hủ. Hồ Chí Minh, Sóng Hồng đã nói lên quan điểm nghệ thuật tiến bộ qua
những câu thơ sắc sảo của mình. Tố Hữu, Lê Anh Xuân suy nghĩ và khẳng định tầm vóc dân tộc
trong thời kỳ chống Mỹ. Xuân Diệu suy tư về cội nguồn của sự sống sinh sôi... Tất cả những suy
nghĩ ấy đều biểu hiện trực tiếp qua các tác phẩm văn học.Lấy ngơn từ làm chất liệu, văn học có thể
phản ánh bất kỳ phương diện nào của đời sống hiện thực, có khả năng thực hiện chức năng nhận
thức, biểu biện tư tưởng một cách trực tiếp và tòan vẹn nhất. Nhờ khả năng to lớn như vậy, văn học
đã trở thành ”bách khoa tòan thư” về cuộc sống, trở thành một phương tiện giao tiếp tình cảm, tư

tưởng thẩm mĩ thông dụng nhất của con người.
2.3/ Ngôn ngữ văn học có những chuẩn mực riêng, chịu sự quy định của tính hình tượng và tính
tổ chức.
Ngơn từ văn học khơng chỉ có tính hình tượng và tính tổ chức, mà cịn có tính hệ thống, tính
biểu cảm, tính đa nghĩa, tính cụ thể hóa, cá thể hóa. Các thuộc tính ấy khơng tồn tại độc lập mà
chịu sự chi phối sâu sắc của tính hình tượng và tính tổ chức. Trong một tác phẩm văn học, những
yêu cầu về chuẩn mực ngơn từ đều có nội dung đặc thù. Trước hết, ngôn từ trong tác phẩm văn học


×