Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

Tài liệu Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 38 trang )


Nguyễn Văn Bình- Trường THCS Lê Quý Đôn
Tích hợp nội dung học tập và
làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh trong chương
trình hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp

- Hiểu được những vấn đề chung về tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh và gương đạo đức của Bác.
- Phân tích được khả năng, nội dung và mức độ tích
hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
chương trình HĐGD NGLL.
- Biết vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học
tích cực trong việc tổ chức các HĐGD NGLL có tích hợp
giáo dục cho HS gương đạo đức Bác Hồ.
- Biết thiết kế một HĐGD NGLL có tích hợp nội dung
giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
- Biết cách tổ chức một HĐGD NGLL có tích hợp nội
dung giáo dục gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với
đối tượng học sinh.
- Có ý thức tham gia, hợp tác tích cực trong học tập để
đạt được yêu cầu và kết quả mong muốn.
- Hiểu được những vấn đề chung về tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh và gương đạo đức của Bác.
- Phân tích được khả năng, nội dung và mức độ tích
hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
chương trình HĐGD NGLL.
- Biết vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học
tích cực trong việc tổ chức các HĐGD NGLL có tích hợp
giáo dục cho HS gương đạo đức Bác Hồ.


- Biết thiết kế một HĐGD NGLL có tích hợp nội dung
giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
- Biết cách tổ chức một HĐGD NGLL có tích hợp nội
dung giáo dục gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với
đối tượng học sinh.
- Có ý thức tham gia, hợp tác tích cực trong học tập để
đạt được yêu cầu và kết quả mong muốn.
MỤC TIÊU TẬP HUẤN
NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH
Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh gồm các
điểm sau:
Thứ nhất, trung với nước, hiếu với dân:
Trung- hiếu là đạo đức truyền thống của Phương Đông
và của dân tộc Việt nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và
phát triển trong điều kiện mới.
Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp
dựng nước và giữ nước, làm cho đất nước sánh vai với các
cường quốc năm châu. Nước là của dân, dân là chủ đất nước,
trung với nước là trung với dân, vì lợi ích cuat dân.
Hiếu với dân nghĩa là cán bộ Đảng viên vừa là người
lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của dân.
Thứ hai, Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình:
Tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất
phát từ truyền thông nhân nghĩa của dân tộc và của gia đình.

- Tình yêu thương đại đa số những ngưòi lao động
bình thường trong xã hội, những người nghèo khổ bị áp bức,

từ già trẻ gái trai. Làm sao cho ai cũng có cơm ăn áo mặt, ai
cũng được học hành.
- Thương yêu con người phải tin vào con người. Với
mình thì nghiêm khắc, với người thì khoan dung độ lượng,
nâng con người lên kể cả những người lầm đường lạc lối.
- Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày
càng tiến bộ. Vì vậy phải thực hiện phê bình, tự phê bình
một cách chân thành giúp nhau sửa chữa khuyết điểm phát
huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ.
Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Thứ ba, Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tuy là
những phạm trù đạo đức cũ, nhưng được Hồ Chí Minh tiếp nhận
mặt tích cực và cải biến thành những phẩm chất trung tâm của đạo
đức cách mạng. Đó là phẩm chất đạo đức cần thiết, gắn liền với
hoạt động hằng ngày của mỗi người. Nó là một biểu hiện sinh động
của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”.
Theo Hồ Chí Minh, cần, kiệm, liêm, chính thể hiện những
yếu tố cơ bản của đức cách mạng đó là:
Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai.
Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không
bừa bãi, nhưng không phải là bủn xỉn.
Liêm là trong sạch, không tham lam.
Chính nghĩa là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn.
Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác.” (2)
Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết cho mọi người. Bởi vì: “Cần,
kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới”. Những đức tính này
không thể thiếu được đối với mỗi con người, cũng như:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”.
Quan hệ này thể hiện tính biện chứng giữa các yếu tố chủ yếu
của đạo đức cách mạng.
Chí công vô tư, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là biết đặt lợi ích
dân tộc, cách mạng lên trên hết. Nghĩa là chỉ làm những việc ích nước lợi
dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa, phú quý; lòng
dạ có thảnh thơi thì đầu óc mới tỉnh táo, sáng suốt. Việc thực hành chí
công vô tư đòi hỏi phải nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ được chủ nghĩa
cá nhân, chỉ biết lo cho lợi ích riêng mình mà không quan tâm, thậm chí
bán rẻ lợi ích của dân tộc, cách mạng.
Thứ tư, tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung là một trong
những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nội
dung của tinh thần quốc tế được Hồ Chí Minh diễn tả trong hai câu thơ:
“Quan sơn muôn dặm một nhà,
Bốn phương vô sản đều là anh em”.
Với nội dung đạo đức nêu trên, Hồ Chí Minh xác định những
nguyên tắc, phương pháp tu dưỡng và giáo dục đạo đức cách mạng.
- Phải tiến hành thường xuyên, tiến hành một cách tích cực, tự
giác việc rèn luyện đạo đức. Bởi vì: “Đạo đức cách mạng không phải trên
trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển
và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong”.
- Nói đi đôi với làm, vừa học tập lí luận vừa thể hiện trong hành
động; vừa học tập quần chúng vừa làm gương cho người khác noi theo.
- Xây dựng, giáo dục phải đi đôi với đấu tranh, tức là phải xây
dựng những mặt tốt, mặt tích cực và chống những biểu hiện sai trái,
khuyết điểm.

Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (4)
- Gắn lí luận với thực tiễn cách mạng.
- Tiến hành đồng bộ giữa các mặt giáo dục (đạo đức của bản
thân mỗi người với đạo đức của cộng đồng, toàn dân, trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội).
- Phát huy dân chủ để mỗi người tự nguyện, tự giác thực hiện
đạo đức và giúp đỡ nhau tu dưỡng, phấn đấu.
Như vậy, nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bao gồm
nhiều mặt: đạo đức của mỗi con người trong cộng đồng xã hội, trong
đời sống bình thường; đạo đức của một công dân đối với dân tộc, cách
mạng; đạo đức của một Đảng viên cộng sản; đạo đức của một cán bộ,
công chức, học sinh, sinh viên, quân nhân trong nhiệm vụ cụ thể của
mình. Ở mỗi một lĩnh vực, Hồ Chí Minh xác định những chuẩn mực
phẩm chất cụ thể trên cơ sở đạo đức chung về yêu, ghét, trung thành,
chân thành, hết lòng vì dân tộc, cách mạng.
Người cũng xác định những nguyên tắc, biện pháp, yêu cầu
đối với việc thể hiện một cách cụ thể.
Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Do việc trình bày tư tưởng, lí luận về đạo đức đơn giản,
dễ hiểu, song sâu sắc, do nêu gương trong cuộc sống, nên tư tưởng
và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được nhân dân, cán bộ,
Đảng viên noi theo Người đã trở thành sức mạnh to lớn, đem lại
những thắng lợi huy hoàng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Tóm lại việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh không phải chỉ thông qua những tác phẩm của Người
về đạo đức mà quan trọng hơn là phải thông qua chính hành vi
được thể hiện trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của Người; thông
qua mẫu mực đạo đức trong sáng mà Người đó để lại cho toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta học tập. Sự thống nhất giữa lý

luận và thực tiễn đó trở thành một đặc trưng nổi bật của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
cũng đồng nghĩa với việc rèn luyện những phẩm chất chung, cơ
bản nhất của đạo đức cách mạng là: Trung với nước, hiếu với
dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,
là phẩm chất thường trực trong cuộc sống hằng ngày, phải trở
thành giá trị bất biến trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh, mọi
cơ chế kinh tế của người cán bộ, đảng viên. Điều đó cũng lý giải
vỡ sao sự suy thói chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một
bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay có nguyên nhân chủ yếu từ sự
suy thoái ở phẩm chất này. Do vậy, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng
phải không ngừng tu dưỡng đạo đức suốt đời; phải nêu gương về
đạo đức, trở thành tấm gương sáng để quần chúng noi theo, để
quần chúng tin yêu, mến phục.
Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
KHẢ NĂNG TÍCH HỢP

NỘI DUNG GIÁO DỤC
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (5)

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ,
CHÚNG TA CÓ THỂ TÍCH HỢP
NỘI DUNG GIÁO DỤC TẤM

GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH ĐƯỢC KHÔNG ?
Như vậy, chúng ta đã
làm được điều đó
chưa ? Làm như thế
nào ?
==> Khả năng tích hợp rất
phong phú, đa dạng và rất cao.
Do:
- Vị trí của Hoạt động GD
NGLL
- Như là một sân chơi để giải
quyết các vấn đề xã hội
- Các em được giao tiếp và hình
thành nhiều kỹ năng
- Sự tích hợp là một vấn đề cần
thiết để các em học tập và sống
một lối sống lành mạnh
- Là hoạt động chính khóa của
nhà trường (bắt buột) không phải
là hoạt động ngoại khóa
1. HĐGD NGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà
trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ
học các môn học văn hoá ở trên lớp. HĐGD NGLL là sự tiếp nối
hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực
tiễn và đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với
hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học
sinh.
2. HĐGD NGLL là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy
vai trò chủ thể , nâng cao tính tích cực chủ động, năng động, sáng

tạo trong hoạt động. HĐGD NGLL góp phần quan trọng vào sự
hình thành và phát triển dạo đức, nhân cách cho các em.
Với ý nghĩa và định hướng đó, mục tiêu của HĐGD
NGLL nhằm :
1. Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở
rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời
sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt
động tập thể của học sinh.

×