Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 210 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN THỊ THUẬN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
GIAO THƠNG CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN THỊ THUẬN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
GIAO THƠNG CỦA VIỆT NAM

Chun ngành: Kế tốn (Kế tốn, kiểm tốn và phân tích)
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TẠ QUANG BÌNH
2. TS. NGUYỄN HỮU ĐỒNG

HÀ NỘI - NĂM 2021


i

LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng chuyên đề này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà nội, ngày

tháng

năm 2021

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thuận


ii

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu bền bỉ,

nghiêm túc và nỗ lực không ngừng của tác giả sau thời gian học tập, nghiên cứu tại
trường Kinh tế quốc dân. Tác giả được tiếp cận với những kiến thức mới và được trang
bị các công cụ, phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên sâu, nghiên cứu sinh đã
hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích.
Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Viện đào tạo Sau đại học, Ban lãnh đạo Viện Kế tốn – Kiểm tốn đã ln
tận tình hỗ trợ nghiên cứu sinh suốt thời gian học tập và làm luận án.
Đặc biệt, nghiên cứu sinh vô cùng biết ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Tạ Quang
Bình và TS. Nguyễn Hữu Đồng, thầy đã giúp nghiên cứu sinh có định hướng nghiên cứu
rõ ràng và tư duy khoa học vững vàng trong suốt thời gian thực hiện luận án. Đồng thời,
nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn PGS. TS Phạm Đức Cường đã ln tận tình chỉ
bảo những đóng góp vơ cùng q báu luận án của mình.
Nghiên cứu sinh xin cảm ơn đến Lãnh đạo nhà trường, Khoa Kinh tế vận tải
trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải và các đồng nghiệp, bạn bè động viên,
chia sẻ, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả chuyên tâm thực hiện luận án.
Nghiên cứu sinh cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên viên của tổng cục
thống kê đã cung cấp số liệu quan trọng để hoàn thành luận án. Đồng thời, chân thành
cảm ơn lãnh đạo các doanh nghiệp xây dựng cơng trình giao thơng của Việt Nam đã
nhiệt tình trả lời các phiếu điều tra, cung cấp thơng tin hữu ích giúp nghiên cứu sinh
hồn thành luận án.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình đã ln bên cạnh
động viên, giúp đỡ, hỗ trợ những lúc nghiên cứu sinh khó khăn nhất trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thành luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Nghiên cứu sinh


Nguyễn Thị Thuận


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................................1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài ..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................4
1.4. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................5
1.5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................5
1.6. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu .....................................................................5
1.7. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................6
1.8. Kết cấu luận án ...................................................................................................7
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN
KẾ TỐN .......................................................................................................................9
2.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................9
2.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống thơng tin kế tốn ...............................................9
2.1.2. Các nghiên cứu về chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn ...........................10
2.1.3. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin

kế tốn ....................................................................................................................12
2.1.4. Chất lượng hệ thống thơng tin kế toán ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động 17
2.1.5. Đánh giá những nghiên cứu đã được công bố về chất lượng hệ thống thơng
tin kế tốn ...............................................................................................................20
2.1.6. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................21
2.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................22
2.2.1. Hệ thống thơng tin........................................................................................22
2.2.2 Hệ thống thơng tin kế tốn ............................................................................24


iv

2.2.3. Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn .........................................................29
2.2.4. Các lý thuyết nền tảng ..................................................................................36
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn.............41
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................47
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................48
3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu .........................................................................48
3.2. Xây dựng mơ hình nghiên cứu.........................................................................50
3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính.................................................................53
3.3.1. Phương pháp suy diễn ..................................................................................54
3.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia ......................................................54
3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng..............................................................68
3.4.1. Thiết kế bảng hỏi..........................................................................................68
3.4.2. Phương pháp lựa chọn mẫu ..........................................................................70
3.4.3. Quá trình thu thập dữ liệu ............................................................................72
3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................73
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................77
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................78
4.1. Tổng quan chung về các doanh nghiệp xây dựng cơng trình giao thơng của

Việt Nam ...................................................................................................................78
4.1.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp xây dựng cơng trình giao thông của
Việt Nam ................................................................................................................78
4.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp xây dựng cơng trình giao thơng của Việt Nam
ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn ...........................................80
4.2. Kết quả nghiên cứu ...........................................................................................82
4.2.1. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ...................................................................82
4.2.2. Kết luận và ý nghĩa cho nghiên cứu chính thức ...........................................90
4.3. Kết quả nghiên cứu chính thức .......................................................................90
4.3.1. Kết quả phản hồi ..........................................................................................90
4.3.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .............93
4.3.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)........96
4.3.4. Kết quả kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng
định (CFA) .............................................................................................................99
4.4.4. Kết quả kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu .........................105


v

4.4.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.........................................................106
4.4.6. Phân tích tác động của biến điều tiết bằng phương pháp phân tích cấu trúc
đa nhóm ................................................................................................................107
TĨM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................111
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ...112
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................112
5.1.1 Thảo luận kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế
tốn tại các doanh nghiệp xây dựng cơng trình giao thơng của Việt Nam ................112
5.1.2 Thảo luận kết quả chất lượng hệ thống thông tin kế toán ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp xây dựng cơng trình giao thơng của
Việt Nam ..............................................................................................................116

5.2. Các khuyến nghị đưa ra nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin kế
tốn và hiệu quả hoạt động tại doanh nghiệp xây dựng cơng trình giao thơng
của Việt Nam ..........................................................................................................117
5.2.1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ...............................................117
5.2.2. Xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp ...............................................119
5.2.3. Quan tâm đến công tác huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp ...119
5.2.4. Đẩy mạnh cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp .....................120
5.2.5. Thúc đẩy sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao ..............................................121
5.2.6. Nâng cao kiến thức của người quản lý vận dụng khi vận dụng hệ thống
thơng tin kế tốn ...................................................................................................122
5.3. Điều kiện thực hiện .........................................................................................123
5.3.1. Đối với cơ quan Nhà nước .........................................................................123
5.3.2. Đối với các doanh nghiệp xây dựng cơng trình giao thơng .......................123
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................125
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................127
KẾT LUẬN ................................................................................................................128
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...................129
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................129
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................130


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CFA

Phân tích nhân tố khẳng định

CNTT


Cơng nghệ thơng tin

CTCP

Cơng ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

ERP

Hệ thống hoạch định nguồn nhân lực

HQHĐ

Hiệu quả hoạt động

HTTT

Hệ thống thơng tin

HTTTKT

Hệ thống thơng tin kế tốn


SEM

Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính

XDCTGT

Xây dựng cơng trình giao thông


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá của chất lượng HTTTKT............................................................. 31
Bảng 3.1. Giải thích và mơ tả các biến trong mơ hình ............................................................. 52
Bảng 3.2. Tổng hợp các thang đo của các nghiên cứu trước ................................................. 155
Bảng 3.3. Đối tượng tham gia phỏng vấn chuyên gia .............................................................. 56
Bảng 3.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT.................................. 58
Bảng 3.5. Quy mô khảo sát theo lĩnh vực xây dựng cơng trình giao thơng ........................... 71
Bảng 3.6. Tổng hợp q trình thu thập số liệu chính thức ....................................................... 73
Bảng 4.1. Giá trị trung bình của các biến chính ........................................................................ 84
Bảng 4.2. Chất lượng hệ thống thơng tin kế toán (N=50) ........................................................ 85
Bảng 4.3. Sự tác động yếu tố Công nghệ thông tin (N=50) ..................................................... 86
Bảng 4.4. Sự tác động yếu tố Văn hóa doanh nghiệp (N=50) ................................................. 86
Bảng 4.5. Sự tác động yếu tố Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN (N=50) ........................ 87
Bảng 4.6. Sự tác động yếu tố Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp (N=50) ..... 88
Bảng 4.7. Sự tác động yếu tố Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao (N=50) .............................. 88
Bảng 4.8. Sự tác động yếu tố Kiến thức của người quản lý (N=50) ....................................... 89
Bảng 4.9 Sự tác động yếu tố Hiệu quả hoạt động của DN (N=50) ......................................... 89
Bảng 4.10. Kết quả phản hồi theo lĩnh vực xây dựng cơng trình giao thơng ......................... 91

Bảng 4.11. Đặc điểm các DN phản hồi ...................................................................................... 92
Bảng 4.12. Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo trong nghiên cứu ............................. 94
Bảng 4.13. Kết quả phân tích EFA nghiên cứu chính thức...................................................... 97
Bảng 4.14. Kết quả trọng số hồi quy chuẩn hóa...................................................................... 100
Bảng 4.15. Phân tích giá trị phân biệt....................................................................................... 102
Bảng 4.16. Kết quả đánh giá độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ................................. 102
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định mơ hình ................................................................................... 106
Bảng 4.18. So sánh các chỉ tiêu tương thích giữa mơ hình khả biến và bất biến H8a từng
phần theo quy mô doanh nghiệp ............................................................................................... 109
Bảng 4.19. So sánh các chỉ tiêu tương thích giữa mơ hình khả biến và bất biến H8b từng
phần theo quy mô doanh nghiệp ............................................................................................... 109
Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết ......................................................... 110


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khn khổ hệ thống thơng tin .......................................................................24
Hình 2.2. Đường cong khuếch tán đổi mới ...................................................................39
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất ........................................................................49
Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT ........51
Hình 3.3. Quy trình thiết kế phiếu câu hỏi ....................................................................69
Hình 4.1. Mơ hình CFA tới hạn...................................................................................104
Hình 4.2. Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ..................................105


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài

Với sự phát triển của thị trường tài chính ở Việt Nam, để nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro, thực tế ở các DN đã diễn ra ngày càng
nhiều các hoạt động đầu tư tài chính đan xen nhau. Gia tăng ứng dụng công nghệ
thông tin cùng với các tiến bộ của cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ
đến tồn bộ q trình thu thập, xử lý, trình bày, cơng bố và lưu trữ thơng tin kế tốn
tại các DN, trong đó có các DN xây dựng cơng trình giao thơng (XDCTGT) của Việt
Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển của các DN nói chung và các DN XDCTGT nói riêng
có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước. Với việc
chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, các
doanh nghiệp XDCTGT từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, hoạt
động của các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều thách thức do sự cạnh tranh
cùng sự biến động khó lường của thị trường.
Ngành XDCTGT cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã có
những bước thay đổi mạnh mẽ trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản, thể hiện những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Doanh nghiệp XDCTGT của
Việt Nam bao gồm nhiều thành phần, trong đó vừa có các Tổng cơng ty - cơng ty cổ
phần, cơng ty liên kết, vừa có các cơng ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư
nhân trải khắp trong cả nước. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ về quy mô DN
XDCTGT các năm từ 2017 đến 2019: tổng số lao động của các DN XDCTGT quy mô
vừa và lớn chiếm trên 70% tổng số lao động chung của ngành XDCTGT; các DN
XDCTGT có quy mơ vừa và lớn có số lượng chưa đến 25% tổng số DN XDCTGT
nhưng đóng góp khoảng 85-90% tổng doanh thu và 70% số lao động toàn ngành
XDCTGT. Hiện nay, các DN XDCTGT gần như cổ phần hóa hồn toàn, đang dần ổn
định, phát triển, tạo thương hiệu, khẳng định vị trí. Mơi trường cạnh tranh rõ rệt hiện
nay buộc các DN đang phát triển liên tục xem xét các chiến lược và điều chỉnh hoạt
động kinh doanh để thích ứng với điều kiện của thị trường tồn cầu hóa. Để hịa nhập
với những thay đổi nhanh chóng, các nhà quản lý DN cần nguồn thông tin chất lượng
để hỗ trợ các quyết định hàng ngày. Với vai trò cơ sở quản lý tài chính doanh nghiệp,
việc nghiên cứu hệ thống thơng tin kế tốn (HTTTKT) là vơ cùng quan trọng, nó giúp
cho nhà quản lý điều hành hoạt động của DN với hiệu quả cao. Đặc thù DN XDCTGT

là các cơng trình giao thơng vận tải thường có thiết kế riêng và phương pháp thi công
riêng, mỗi công trình được xây dựng tại những địa điểm khác nhau với những điều


2

kiện thi cơng khác nhau, hệ thống kế tốn phân tán, rải rác. Đặc thù hoạt động sản
xuất kinh doanh của các DN XDCTGT cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
của HTTTKT tại các đơn vị này. Vì vậy rất khó khăn trong việc quản lý, kiểm sốt và
nâng cao chất lượng HTTTKT. DN XDCTGT cần một HTTTKT nhanh nhạy và chính
xác nhằm đưa ra quyết định phù hợp.
HTTTKT là một hệ thống thu thập, ghi nhận và xử lý dữ liệu nhằm hỗ trợ quá
trình ra quyết định của tổ chức (Romney và Steinbart, 2012). Gelinas và cộng sự
(2012) nhận định HTTTKT có chức năng thúc đẩy để nâng cao hiệu quả và hỗ trợ các
hoạt động quản lý, đây là chức năng quan trọng trong mỗi tổ chức bao gồm cả việc ra
quyết định kịp thời cho các nhà quản lý. Nhiệm vụ quan trọng là làm thế nào để tránh
những hạn chế thông thường trong xử lý, thu thập và tận dụng công nghệ thông tin để
cải tiến HTTTKT truyền thống đáp ứng yêu cầu của người sử dụng HTTTKT. Mỗi
doanh nghiệp đều sử dụng HTTTKT (Chandra và Calderon, 2002) nhưng HTTTKT có
chất lượng hay khơng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ ứng dụng công nghệ
thông tin, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, kiến thức của
người quản lý… Như vậy, chất lượng HTTTKT trong DN chịu nhiều tác động bởi
nhiều nhân tố khác nhau. Những nhân tố này cần đo lường, nhận dạng và đánh giá.
Các DN Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế chuyển đổi, việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý doanh nghiệp rất đa dạng và không đồng nhất, chất
lượng HTTTKT chưa được thực hiện đầy đủ ở các doanh nghiệp. Đặc biệt hiện tượng
chất lượng kém trong quá trình thực hiện HTTTKT đối với DN XDCTGT như thông
tin cung cấp cho báo cáo tài chính nộp chậm, sai sót trong quá trình luân chuyển chứng
từ của các nhân viên kế toán, các nhà quản lý chưa sát sao trong việc quản lý. Việc
thực hiện cơng tác kế tốn tại một số DN XDCTGT còn sơ sài, lạc hậu, nhiều nội dung

trùng lắp, các phương pháp kỹ thuật vận dụng còn đơn giản, chưa chú ý đến khai thác,
sử dụng các phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại, vẫn cịn sử dụng excel trong
q trình xử lý kế tốn, thiếu sự kết nối, tính ổn định, định hướng giữa thông tin phục
vụ quản lý, điều hành với nhu cầu thông tin cho thực hiện các chức năng quản trị của
nhà quản lý trong DN. Hiện nay nhân viên trong một số các DN XDCTGT chưa được
định kỳ huấn luyện đào tạo, phần mềm kế toán, hệ thống máy tính kết nối khơng ổn
định, văn hóa DN xây dựng không đồng đều, hỗ trợ đầu tư công nghệ phần mềm hay
tuyển chọn kế toán viên của ban quản lý chưa theo đúng năng lực. Qua đó, tầm quan
trọng của việc nghiên cứu chất lượng HTTTKT ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong các tổ chức. Các DN sẽ mất đi cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh khi họ cung
cấp HTTTKT kém chất lượng, điều này dẫn đến hệ lụy là sẽ làm cho những người sử


3

dụng đưa ra những phán đốn hoặc dự báo thơng tin bị sai lệch (Hagg và cộng sự,
2008). Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT giúp cho các
tổ chức, các nhà quản lý thấy được những tác động của hệ thống này đến công tác
quản lý, từ đó đưa ra các khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng HTTTKT tại các
DN XDCTGT.
Mặc dù tại Việt Nam, các văn bản pháp quy, giám sát của Nhà nước khá đầy
đủ về kế toán như: Luật kế toán sửa đổi 2015, hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán
hướng dẫn thực hiện cho các DN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện của hầu hết các
DN, đặc biệt DN XDCTGTVT vận dụng các hệ thống văn bản pháp quy chưa đầy đủ,
trình độ đội ngũ nhân viên kế tốn cịn hạn chế, minh bạch thơng tin kế tốn trên các
báo cáo tài chính cịn thấp, làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư, việc giám
sát của các cơ quan Nhà nước trở nên khó khăn hơn. Gần đây, các hướng nghiên cứu
chất lượng HTTTKT đã nhận được nhiều sự chú ý của tác giả trên thế giới và Việt
Nam. Đầu thế kỷ 20 những vụ bê bối của các doanh nghiệp nổi tiếng, tiêu biểu như
CTCP Viglacera Từ Sơn, CPCP Bạch Tuyết, CTCP Bibica, WorldCom, Enron,

Toshiba đã gây mất lịng tin vào kế tốn và kiểm tốn viên, giảm niềm tin của cơng
chúng, kéo theo sự phá sản của nhiều DN khác. Chính vì thế, vấn đề chất lượng
HTTTKT đã thu hút sự quan tâm của chủ sở hữu. Thực tế đã có rất nhiều cơng trình
khoa học nghiên cứu và chứng minh về các vấn đề như tính hiệu quả của HTTTKT
trong DN (Sajady và cộng sự, 2008), nghiên cứu về ảnh hưởng của HTTTKT quản trị
trong việc tạo ra lợi nhuận (Roodposhti và cộng sự), nghiên cứu về tính hữu ích của
HTTTKT trong hiệu quả hoạt động của DN (Soudani, 2012). Hay các nghiên cứu về
các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT như Syaifullah (2014), Rapina (2014),
Susanto (2019) khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của HTTTKT trong DN.
Hiện nay những nghiên cứu tại Việt Nam đa phần tập trung vào vấn đề ứng dụng công
nghệ thông tin. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu còn khá phân tán, nhất là các
nghiên cứu về chất lượng HTTTKT hay đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống. Điều
này xuất phát từ tính đa dạng trong đánh giá chất lượng, vì được xem xét dưới nhiều
góc độ bởi các chủ thể có lợi ích khác nhau. Hiện nay các nghiên cứu trong nước chủ
yếu về chất lượng thông tin kế tốn trong mơi trường ERP, tổ chức HTTTKT trong
trường đại học, chất lượng thơng tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp, hồn
thiện HTTTKT và có nhiều học giả nghiên cứu chất lượng HTTTKT. Một số tác giả
cho rằng các nhân tố tác động ngược chiều, một số tác giả cho rằng các nhân tố tác
động cùng chiều. Tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện
nay thì chất lượng HTTTKT cũng ngày càng được chú trọng. Vậy có những nhân tố


4

nào ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam? Mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp này?
Chất lượng HTTTKT nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng sức cạnh tranh trên thị
trường như thế nào? Đây cũng là các câu hỏi rất quan trọng đặt ra cho các nhà quản lý
trong DN XDCTGT.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế tốn tại các doanh nghiệp xây dựng
cơng trình giao thơng của Việt Nam” là một trong những đề tài có ý nghĩa khoa học
cả về lý luận và thực tiễn tại các doanh nghiệp xây dựng cơng trình giao thơng ở Việt
Nam hiện nay.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn mục tiêu tổng quát của luận án là thực hiện nghiên cứu
nhằm làm rõ sự tác động các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT để qua đó
đưa ra các khuyến nghị khả thi nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT tại các DN
XDCTGT của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, tác giả xác định mục tiêu cụ thể
như sau:
- Phân tích thực trạng chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam.
- Xây dựng mơ hình nghiên cứu phù hợp và kiểm định mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố ảnh đến chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam.
- Xác định mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT với hiệu quả hoạt động tại
các DN XDCTGT của Việt Nam.
- Xác định một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT
tại các DN XDCTGT của Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu cụ thể
như sau:
Câu hỏi 1: Chất lượng HTTTKT hiện nay tại các DN XDCTGT của Việt Nam
đang ở mức độ nào?
Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DN
XDCTGT của Việt Nam?
Câu hỏi 3: Chất lượng HTTTKT có tác động đến hiệu quả hoạt động tại các DN
XDCTGT của Việt Nam không?



5

Câu hỏi 4: Có những khuyến nghị giải pháp nào cần đưa ra để nâng cao chất
lượng HTTTKT?

1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
HTTTKT, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng HTTTKT và chất
lượng HTTTKT tác động đến hiệu quả hoạt động tại các DN XDCTGT của Việt Nam.

1.5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung vào nội dung chất lượng HTTTKT tại
các DN XDCTGT, tập trung phân tích nhân tố, đánh giá sự tác động của chất lượng
HTTTKT đến HQHĐ tài chính. Đồng thời luận án nghiên cứu ở các DN có quy mơ
vừa và lớn trong khoảng thời gian 2017 đến năm 2019.
Không gian nghiên cứu: Tập trung tại các DN có quy mơ vừa đến lớn với lĩnh
vực đặc thù XDCTGT của Việt Nam như xây dựng cơng trình đường bộ, đường sắt,
đường hàng khơng và đường thủy chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các
tỉnh lân cận, không bao gồm các DN nước ngồi, các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam.
Phạm vi khảo sát: Luận án tiến hành khảo sát những người đang làm cơng tác
kế tốn và quản lý tại các DN XDCTGT trên lãnh thổ Việt Nam.

1.6. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng,
trong đó:
Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng hai phương pháp chủ yếu
là phương pháp suy diễn và phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia. Phương pháp suy
diễn bắt đầu với những ghi nhận về các biến quan sát được trình bày từ những nghiên
cứu đã qua, tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và những

nhân tố chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ. Từ đó, đề xuất các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng HTTTKT và các nhân tố chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến
HQHĐ tại các DN XDCTGT của Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia
bao gồm: các nhà quản lý doanh nghiệp, kế toán trưởng của các doanh nghiệp, kiểm
tốn Nhà nước…có rất nhiều kinh nghiệm về kế tốn, những người quản lý am hiểu về
HTTTKT góp ý và hỗ trợ sắp xếp vào từng khái niệm nghiên cứu có liên quan, xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, xây dựng, hoàn thiện thang đo


6

chất lượng HTTTKT, các nhân tố ảnh hưởng chất lượng HTTTKT và thang đo chất
lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án thực hiện điều tra khảo sát lấy ý
kiến về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT và chất lượng
HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các DN XDCTGT ở Việt Nam thông qua bảng trả
lời câu hỏi của những người đang làm cơng tác kế tốn và quản lý tại DN. Áp dụng mơ
hình đã đề xuất và sử dụng SPSS22, AMOS22 để phân tích dữ liệu. Phương pháp này
giúp tác giả kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT,
HQHĐ của các DN hay khơng.

1.7. Đóng góp mới của luận án
* Đóng góp về mặt khoa học - Luận án làm rõ một số vấn đề sau:
- Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước và thông qua phỏng vấn các
chuyên gia, tác giả sẽ đưa ra phương pháp đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng HTTTKT, chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các DN XDCTGT
ở Việt Nam.
- Thông qua nghiên cứu thực nghiệm để khám phá mơ hình phản ánh các nhân
tố đến chất lượng HTTTKT, chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ.
* Đóng góp về mặt thực tiễn - Luận án góp phần giải quyết một số vấn đề sau:

- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng HTTTKT, chất lượng HTTTKT
ảnh hưởng đến HQHĐ tại các doanh nghiệp XDCTGT ở Việt Nam thông qua các
phương pháp đo lường khác nhau.
- Xây dựng mơ hình ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT, chất
lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các DN XDCTGT ở Việt Nam.
- Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đưa ra các khuyến nghị
nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT trong các DN, giúp các nhà nghiên cứu sau này
có thể vận dụng đo lường với các DN khác. Các DN khác có thể nâng cấp, ứng dụng
hay điều chỉnh lại HTTT đang sử dụng, giúp tăng cường khả năng thu thập dữ liệu,
xử lý, lưu trữ, kiểm sốt và cung cấp thơng tin chất lượng. Đồng thời, DN có thể khai
thác tối đa khả năng xử lý thông tin mà HTTTKT đáp ứng, mang lại HQHĐ tốt nhất
cho DN.


7

1.8. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị


8

TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 luận án đã trình bày lý do lựa chọn đề tài, mang ý nghĩa về lý luận và

thực tiễn. Mục tiêu nghiên cứu của luận án là thực hiện nghiên cứu nhằm làm rõ sự tác
động các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt
Nam. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận án đưa ra 4 câu hỏi nghiên cứu. Luận án tập
trung vào các doanh nghiệp có quy mô vừa đến lớn với lĩnh vực đặc thù XDCTGT của
Việt Nam. Kết cấu của luận án được chia thành 5 chương, đồng thời tác giả sử dụng kết
hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để phân tích.


9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG
THƠNG TIN KẾ TỐN
2.1. Tổng quan nghiên cứu
2.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống thơng tin kế tốn
Trên thế giới từ những năm 60 của thế kỷ 20 HTTTKT đã xuất hiện cho thấy sự
phong phú và đa dạng. Tính đến thời điểm những năm 70, nghiên cứu về HTTTKT tập
trung chủ yếu vào khía cạnh hệ thống, tìm kiếm các nền tảng lý thuyết cho việc thiết
kế HTTTKT như phân tích HTTTKT ở góc độ người sử dụng Marshall (1972). Cho
đến những năm 80, các nghiên cứu có xu hướng tập trung ở khía cạnh mối quan hệ
giữa HTTTKT và quản trị doanh nghiệp như một số tác giả Otley (1980), Gordon và
Narayanan (1984). Trong giai đoạn này sự kết hợp của các nghiên cứu về HTTT và kế
toán đã có những hình thành rõ nét hơn. Nghiên cứu của Chenhall và Morris (1986)
cho thấy tác động của cấu trúc tổ chức, môi trường tác động đến nhận thức về tính hữu
ích của HTTTKT quản trị; Kim và Lee (1986) nghiên cứu đã khẳng định vai trò của sự
tham gia của người sử dụng tác động đến việc sử dụng HTTTKT quản trị.
Đến những năm 90, các nghiên cứu về HTTTKT càng trở nên phong phú và đa
dạng cụ thể sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán và CNTT, hệ thống quản trị và các nguồn
lực trong DN ERP, nghiên cứu về hành vi kế toán. Nghiên cứu trong giai đoạn này cho
thấy vai trò của HTTTKT trong hỗ trợ quản trị DN khi khủng hoảng tài chính

(Ezzamel và Boun, 1990). Việc kết hợp nghiên cứu HTTT và HTTTKT trong giai
đoạn này được thể hiện rõ nét qua kết quả nghiên cứu về ERP như Davenport (1998),
Callaway (1999) trong việc xác định bản chất của ERP, tác động của ERP đến thành
quả hoạt động của DN cho đến các nghiên cứu triển khai ứng dụng ERP, thành công
của ERP như Holland và Light (1999) hay Rosemann và Wiese (1999). Trong giai
đoạn từ 2000-2009, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng bắt đầu có những nghiên cứu
hàn lâm về HTTTKT như tác giả Trần Phước (2007) đề cập đến khía cạnh ứng dụng
phần mềm kế tốn trong DN Việt Nam. Tuy nhiên giai đoạn này chủ yếu là các nghiên
cứu nước ngoài như Wheeler và cộng sự (2004), Ismail và Malcolm (2007), Hossien
và cộng sự (2008), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu kế tốn
đóng góp cho lý thuyết HTTTKT. Mối quan hệ giữa HTTTKT và ERP cũng được các
nhà nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của việc ứng dụng ERP đến HTTTKT như tác giả
Spathis và Ananiadis (2005), Spathis (2006).


10

Gần đây nhất (từ những năm 2010 đến nay), có sự thay đổi vượt bậc trong
nghiên cứu HTTTKT của các tác giả. Các ứng dụng CNTT, các ứng dụng, phạm trù
mới như dữ liệu lớn - Big Data, sự bùng nổ của mạng xã hội, điện toán đám mây, khả
năng chia sẻ dữ liệu đã làm HTTTKT thay đổi. Giai đoạn này, các nghiên cứu chuyên
sâu hơn về hệ thống quản trị nguồn lực DN hay chia sẻ tri thức trong HTTTKT. Một
số tác giả đi theo hướng tổng kết lý thuyết về HTTTKT hay đề xuất các mơ hình
nghiên cứu mới như Belfo và Trigo (2013), Budiarto và Prabowo (2015), Smith
(2016). Các tác giả khác chủ yếu nghiên cứu thực nghiệm về HTTTKT tại các quốc
gia đang phát triển, về tác động ERP đến chất lượng dữ liệu của HTTTKT như
Ghasemi và cộng sự (2011), Al-Hiyari và cộng sự (2013), Prasad và Green (2015)
hoặc các nghiên cứu về tổ chức HTTTKT của Tơ Hồng Thiên (2017), ứng dụng điện
tốn đám mây để phát triển HTTTKT của Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Hải
Ly (2017). Phần lớn các DN Việt Nam đã và đang có HTTTKT phục vụ cơng tác quản

lý, mặc dù có những quy mơ và mức độ khác nhau nhưng cơ bản đã đáp ứng được nhu
cầu thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau trong và ngồi doanh nghiệp và cho quản
trị nội bộ cơng ty. Việc thực hiện tổ chức cơng tác kế tốn và HTTTKT ở các doanh
nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế như: thực hiện cơng tác kế tốn cịn sơ sài, lạc
hậu, nhiều nội dung trùng lắp, các phương pháp kỹ thuật vận dụng còn đơn giản. Các
DN chưa chú ý đến khai thác, sử dụng các phương tiện, kỹ thuật xử lý thông tin hiện
đại. Hiện nay chủ yếu các DN Việt Nam vẫn sử dụng Excel và phần mềm kế tốn
trong q trình xử lý kế tốn, tổ chức cơng tác kế tốn thiếu sự kết nối, tính ổn định,
định hướng giữa thông tin phục vụ quản lý, điều hành. Với nghiên cứu trên, chúng ta
cũng chỉ thấy được thực trạng HTTTKT, xây dựng HTTTKT tại các doanh nghiệp trên
thế giới và Việt Nam, chưa thấy được chất lượng của HTTTKT và tác động của chất
lượng HTTTKT đến HQHĐ trong các DN.

2.1.2. Các nghiên cứu về chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm để đo lường chất lượng
HTTTKT. Mục tiêu để đo lường chất lượng HTTTKT được phân tích bởi Gelinas và
cộng sự (2012) bao gồm sự phù hợp, tính kịp thời, tính chính xác và đầy đủ. Đứng trên
góc độ khách quan, đó là sự liên quan nếu thơng tin có khả năng làm thay đổi tình
huống ra quyết định bằng cách giảm bớt sự không chắc chắn hoặc nâng cao kiến thức
về từng quyết định cụ thể. Thơng tin khi khơng cung cấp kịp thời có thể làm cho thơng
tin đó khơng cịn giá trị (Gelinas và cộng sự, 2012). Các nghiên cứu đánh giá chất
lượng HTTTKT và xác định các thuộc tính chất lượng HTTT là chìa khóa để đo lường
các chỉ số chất lượng của HTTTKT. Chất lượng của HTTTKT được sử dụng để lập kế


11

hoạch, thực hiện, ghi lại, giám sát và kiểm soát tình hình tài chính và các giao dịch kế
tốn. Quan điểm chất lượng trong HTTTKT đó là một HTTTKT tin cậy sẽ tạo ra thơng
tin có chất lượng (Rommey và Steinbart, 2012). Thảo luận về mơ hình đo lường chất

lượng HTTTKT, Ivana và Ana (2013) chỉ ra thang đo chất lượng HTTTKT bao gồm:
(1) Tính dễ dàng sử dụng; (2) Tính linh hoạt; (3) Tính thích hợp; (4) Tính chính xác.
Chất lượng HTTTKT là sự kết hợp đồng thời của các yếu tố như tính chính
xác, độ tin cậy, an ninh, tính linh hoạt, tính kịp thời, khả năng kiểm tốn và sự hài lịng
của người dùng. Dựa theo mơ hình của Syaifullah (2014) thang đo chất lượng
HTTTKT phụ thuộc vào sự kết hợp đúng đắn của các yếu tố như tính hiệu quả, tính
hữu ích và tính tích hợp. Cụ thể các thang đo của các yếu tố như sau: (1) Tính hiệu quả
bao gồm việc sử dụng nguồn tài nguyên thiết bị hiệu quả và trong quá trình thực hiện
HTTTKT được hỗ trợ bởi nguồn nhân lực phù hợp với chun mơn khi cần thiết; (2)
Tính hữu ích bao gồm quá trình thực hiện HTTTKT thuận lợi hay dễ dàng truy cập các
thơng tin kế tốn được tạo ra bởi HTTTKT; (3) Tính tích hợp bao gồm năng lực (kiến
thức, kỹ năng hoặc chuyên môn) phù hợp với mức độ trong HTTTKT, sử dụng dữ liệu
trong cơ sở dữ liệu một cách hài hòa; các hoạt động giữa các tổ chức với nhau cần phải
thực hiện trong cùng một quy trình xử lý, tạo thành một dữ liệu thống nhất.
Nusa (2015) cho rằng chất lượng HTTTKT đo lường bằng sự thành công của
HTTT như kỹ thuật, dễ dàng sử dụng, chức năng, độ tin cậy, tính linh hoạt, linh động
và hội nhập. Laudon và Jane (2015) nhận định rằng chất lượng HTTTKT được đo
lường dựa trên chất lượng của HTTT, để thực hiện tốt các hoạt động của mình tất cả
các cơng ty đều cần có một HTTTKT chất lượng. Nếu thơng tin trong tổ chức có chất
lượng tốt thì tổ chức sẽ hoạt động tốt. Khi đánh giá một HTTTKT có chất lượng, có
thể thấy từ những đặc điểm của HTTTKT như tính linh hoạt, tính thực tiễn, khả năng
sử dụng, hội nhập, tính khả dụng.
Thang đo chất lượng HTTTKT của Mona và Anik (2017) bao gồm: (1) Hệ
thống có thể giúp bộ phận hoạt động hoạt động tốt; (2) Hệ thống là một trong những
nhân tố thành công quan trọng trong bộ phận công ty; (3) Hệ thống có thể làm tăng sự
hài lịng trong cơng việc; (4) Hệ thống luôn cung cấp thông tin ngay khi các bộ phận
cần; (5) Cá nhân có xu hướng sử dụng hệ thống cung cấp; (6) Các phòng ban trong
cơng ty có thể hồn thành cơng việc một cách hiệu quả bằng cách sử dụng hệ thống;
(7) Hệ thống có những đóng góp đạt được mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức; (8) Hầu
hết các nhân viên bộ phận quan tâm đến việc sử dụng hệ thống; (9) Hệ thống được hỗ

trợ thơng tin chính xác và đáng tin cậy; (10) Hệ thống có thể dễ dàng điều chỉnh theo
nhu cầu phát triển thông tin hiện tại hoặc trong tương lai. Cùng thời điểm, Omran


12

(2017) đã xác định bảy khía cạnh về chất lượng HTTTKT trong nghiên cứu bao gồm:
tính chính xác, khả năng kiểm tốn, tính phù hợp, tính bảo mật, tính kịp thời, tính linh
hoạt và sự hài lịng của người sử dụng.
Dựa trên nghiên cứu của Sajady và cộng sự (2008), Vũ Thị Thanh Bình (2018)
đã đo lường chất lượng HTTTKT với 5 câu hỏi thiết kế sử dụng thang đo Likert 5
điểm: (1) Cải thiện chất lượng của hệ thống báo cáo tài chính; (2) cung cấp thơng tin
trợ giúp ban giám đốc ra các quyết định kinh doanh; (3) hỗ trợ hệ thống kiểm soát nội
bộ hiệu quả hơn; (4) giúp cải tiến quá trình đánh giá hiệu quả làm việc; (5) giúp thực
hiện các nghiệp vụ kế toán thuận tiện. Gần đây nhất, Susanto và cộng sự (2019) đo
lường chất lượng HTTTKT bao gồm: (1) Tích hợp giữa các thành phần của hệ thống
với hệ thống; (2) Tính tích hợp giữa hệ thống với mơi trường làm việc; (3) Thể hiện
được chính xác chức năng của HTTTKT từ khâu nhập dữ liệu, xử lý đến cung cấp
thông tin kế toán; (4) Bảo mật HTTTKT từ khâu nhập dữ liệu, xử lý đến cung cấp
thơng tin kế tốn; (5) Khả năng của hệ thống thích ứng với các nhu cầu khác nhau của
người dùng; (6) Khả năng của hệ thống thích ứng với điều kiện hoặc mơi trường thay
đổi; (7) Dễ sử dụng; (8) Dễ học hỏi (Dễ tìm hiểu). Dựa trên quan điểm của Al-Ibbini
(2017), Đoàn Thị Chuyên (2020) đo lường chất lượng HTTTKT bao gồm: (1) Sự
chính xác; (2) Khả năng kiểm toán; (3) Sự phù hợp; (4) Tính bảo mật; (5) Tính kịp
thời; (6) Tính linh hoạt; (7) Sự hài lòng của người sử dụng.

2.1.3. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin
kế tốn
Ngày nay, chất lượng HTTTKT đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các
tác giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Kế thừa mơ hình của hai nhà nghiên

cứu Delone và McLean, tác giả Ivana và Ana (2013) bằng phương pháp nghiên cứu
thực nghiệm đã phân tích các đặc điểm cơ bản của chất lượng HTTTKT, thảo luận về
mơ hình đo lường chất lượng HTTTKT. Đồng thời dựa trên ba nghiên cứu thực
nghiệm được tiến hành vào năm 2001, 2008 và 2012 tại các DN vừa và lớn ở Croatia.
Những người được hỏi là nhân viên kế toán tại DN và sử dụng thang điểm Likert 5
điểm (từ rất không đồng ý đến rất đồng ý). Sau khi loại bỏ các câu hỏi không đầy đủ
hoặc những câu hỏi không đáp ứng các tiêu chí đã đặt ra, số lượng câu hỏi được xử lý
cuối cùng là 142 (tỷ lệ trả về của câu hỏi 12,68%). Tác giả kết luận rằng CNTT ảnh
hưởng đến chất lượng HTTTKT, đóng góp cho việc xử lý, trình bày và cung cấp thơng
tin kế tốn.


13

Nhằm xác định ảnh huởng của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT với cỡ
mẫu quan sát là 33 DN ở Indonesia, Rapina (2014) đã kết luận rằng Cam kết của nhân
viên gắn bó với DN, Văn hóa DN và Cơ cấu tổ chức (các biến độc lập) có ảnh huởng
trực tiếp tới chất lượng HTTTKT (biến phụ thuộc). Tác giả chỉ ra rằng các biến độc
lập chỉ giải thích được 67% sự thay đổi của chất lượng HTTTKT, 33% sự thay đổi
được giải thích bởi các yếu tố bên ngồi mơ hình. Phân tích dữ liệu thơng qua phần
mềm LISREL 8.70. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra cả 3 nhân tố đều tác động đến chất
lượng HTTTKT. Cũng nghiên cứu về nhân tố Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh
nghiệp, Syaifullah (2014) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng nguồn
dữ liệu thứ cấp, sau đó phân tích thống kê mơ tả. Nghiên cứu chỉ ra được nhân tố Cam
kết của nhân viên gắn bó với DN có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hệ thống thơng
tin kế tốn, kết quả này phù hợp với nghiên cứu lý thuyết của Bernier và Potter (2001).
Cùng bối cảnh và thời gian nghiên cứu ở Bandung (Indonexia), tác giả
Meiryani (2014) đánh giá ảnh hưởng của sự tham gia người sử dụng đến chất lượng
HTTTKT. Nghiên cứu được thực hiện tại 55 trường đại học ở thành phố Bandung
thông qua các bảng câu hỏi. Meiryani (2014) sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng được thực hiện tại 55 trường đại học ở thành phố Bandung. Dữ liệu được sử
dụng trong nghiên cứu này bằng cách thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi. Người
trả lời của nghiên cứu này là người sử dụng HTTTKT. Phương pháp được sử dụng là
PLS 2.0. Kết luận của nghiên cứu chỉ ra Sự tham gia của người sử dụng có ảnh hưởng
tích cực đến chất lượng HTTTKT. Trong một nghiên cứu khác, Meiryani (2014) dựa
các nghiên cứu đi trước như Susanto (2009), Hall (2011), Pornpandejwittaja and Pairat
(2012) kết hợp với các cơ sở lý thuyết về ban quản lý cấp cao và vai trò của ban quản
lý cấp cao đối với chất lượng HTTTKT đã xác định nhân tố Sự hỗ trợ của ban quản lý
cấp cao ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Nghiên cứu phân tích bằng thống kê mơ
tả, kết quả chỉ ra Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao có ảnh hưởng tích cực đến chất
lượng HTTTKT. Đến năm 2015, Meiryani tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng chiến lược
kinh doanh đến chất lượng HTTTKT. Tuy nhiên đây là một nghiên cứu lý thuyết về
vai trò của chiến lược kinh doanh đối với chất lượng của HTTTKT. Dựa vào nghiên
cứu năm 2014 của mình, tác giả kết luận chiến lược kinh doanh giúp cải thiện chất
lượng của HTTTKT. Như vậy các nghiên cứu của Meiryani đều kiểm định duy nhất
một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và mang tính chất nghiên cứu định
tính là chủ yếu.
Tại Indonexia, Nusa (2015) và Wisna (2015) đều kiểm định nhân tố Văn hóa
doanh nghiệp đến chất lượng HTTTKT. Wisna (2015) sử dụng phương pháp khảo sát


14

sau đó phát bảng câu hỏi với đơn vị phân tích trong nghiên cứu là nhân viên kế tốn và
giám đốc của 75 trường cao đẳng Indonexia. Trong nghiên cứu của Nusa (2015) thì
thu thập bảng hỏi từ các nhân viên kế tốn, trưởng phịng, phó hiệu trưởng của 45
trường đại học ở Indonexia. Cả hai tác giả đều phân tích dữ liệu bằng phương pháp
phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và chỉ ra rằng Văn
hóa DN có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của
Nusa còn chỉ ra rằng nhân tố Cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng

HTTTKT. Các tác giả cũng gợi ý cho các hướng nghiên cứu tiếp sau này cần nghiên
cứu tại các đơn vị khác nhau, địa điểm khác nhau để kết luận về chất lượng HTTTKT
ảnh hưởng bởi các nhân tố trên.
Barki (2016) cũng nghiên cứu nhân tố Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến
chất lượng HTTTKT. Tuy nhiên, tác giả kết hợp thêm nhân tố ứng dụng CNTT đến
chất lượng HTTTKT. Dựa trên kết quả các nghiên cứu trước của Sajadi (2008),
George và Jones (2012), Susanto (2013) tác giả kết luận rằng: (1) Công nghệ thông tin
ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, sử dụng HTTTKT hiệu quả đòi hỏi sự hiểu biết
về tổ chức, quản lý và CNTT hình thành nên hệ thống. Việc sử dụng công nghệ thông
tin trong tổ chức nhằm cung cấp thơng tin cho người dùng; (2) Văn hóa doanh nghiệp
ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, ở giai đoạn thiết kế và thực hiện của hệ thống,
yêu cầu phải chú ý đến thành phần chính của tổ chức đó là thơng tin, HTTT chịu sự
ảnh hưởng đáng kể bởi văn hóa của doanh nghiệp. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng ở
phương pháp nghiên cứu định tính và đưa ra kết luận dựa trên các nghiên cứu trước.
Tại Nigeria – Châu Phi, Ojua (2016) nhằm mục đích đo lường mối quan hệ
giữa việc sử dụng các phần mềm kế toán và chất lượng của HTTTKT, sẵn sàng cho
việc ra quyết định kinh doanh giữa các công ty tại Nigeria. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp khảo sát và tác giả đã kế thừa của các tác giả đi trước như Alzoubi
(2011); Galani và cộng sự (2010); Rodney (2009). Bảng hỏi được thu thập từ 150 kế
toán viên của các DN ở Nigeria. Sau đó phân tích kết quả bằng cách sử dụng các công
cụ thống kê và kiểm tra KolmogoroveSmirnov. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với
nhà quản lý và nhân viên kế tốn của cơng ty khi họ chấp nhận phần mềm kế tốn là
một nguồn lực khơng thể tách rời của tổ chức nhưng nguồn lực này không được sử
dụng đầy đủ do thái độ của nhà quản lý và việc đào tạo kém. Như vậy, tác giả nhận
định hầu hết các công ty Nigeria chưa khám phá đầy đủ tiềm năng của phần mềm kế
toán để nâng cao chất lượng HTTTKT. Các nhân viên kế toán trong công ty nên cập
nhật kỹ năng của họ thông qua đào tạo để có thể sử dụng tối đa lợi ích mà phần mềm
kế toán mang lại, các nhà quản lý nên đẩy mạnh việc sử dụng các phần mềm kế toán



15

và nâng cấp định kỳ để hưởng tối đa lợi ích của nó. Mặc dù tác giả đã xây dựng các
thang đo đối với biến độc lập phần mềm kế toán, kiểm định và đưa ra kết luận, tuy
nhiên nghiên cứu mới dừng ở một nhân tố có tác động tới chất lượng HTTTKT.
Nhằm xem xét mối quan hệ tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ và CNTT
đến chất lượng HTTTKT, Nguyễn Hữu Bình (2016) dựa trên nghiên cứu của Gable và
cộng sự (2008) đã khảo sát thu thập từ 193 nhân viên kế toán, các nhà quản lý, những
nhân viên vận hành và quản trị HTTT ở các DN có ứng dụng CNTT trong cơng tác kế
tốn tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2014. Tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA; phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy, chất lượng HTTTKT chịu ảnh
hưởng bởi sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như mức độ ứng dụng
CNTT trong cơng tác kế tốn. Kết quả này giúp các nhà quản lý có cơ sở để xây dựng
một HTTTKT có chất lượng đảm bảo việc cung cấp thơng tin kế tốn có chất lượng
cho người dùng, đặc biệt là trong môi trường CNTT. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu
còn hạn chế chỉ giới hạn ở thành phố Hồ Chí Minh và kiểm định, đo lường 2 nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Cùng bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam, Lê Mộng
Huyền và Trần Quốc Bảo (2017) dựa trên nghiên cứu của Doll and Torkzateh (1988),
Thong (1999), Ismail and Malcolm (2007) và Ismail (2009) đã kiểm định 3 nhân tố:
Kiến thức của người quản lý, Sự tham gia của người quản lý, Sự hỗ trợ của ban quản
lý cấp cao với bảng câu hỏi thiết kế sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Kết quả thu về
được 186 bảng, sau khi kiểm tra có 169 bảng hợp lệ được sử dụng để nhập liệu. Sau
khi mã hóa và làm sạch dữ liệu, nhóm tác giả đã thực hiện các bước phân tích trên
phần mềm SPSS20 như sau: đánh giá độ tin cậy thang đo Crobach Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu
cho thấy cả ba yếu tố kiến thức, sự tham gia và sự hỗ trợ của chủ sở hữu/nhà quản lý
đều có ảnh hưởng đến hiệu quả của HTTTKT.
Nghiên cứu Mona và Anik (2017) nhằm kiểm tra ảnh hưởng của một số yếu tố
Sự tham gia của người sử dụng vào quá trình phát triển HTTTKT, Huấn luyện và đào

tạo, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao đến chất lượng của HTTTKT. Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách
phân phối bảng câu hỏi và thực hiện các cuộc phỏng vấn với 35 người sử dụng
HTTTKT tại bệnh viện công khu vực Manokwari. Tác giả dựa trên nghiên cứu của
Rivaningrum (2015) để phát triển bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 điểm. Sau đó, dữ
liệu được phân tích bằng cách kiểm tra F, kiểm tra t và kiểm tra xác định hệ số kiểm
định lại các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu chỉ ra Sự tham gia của người sử dụng và


×