GIÁO ÁN GỒM 2 PHẦN: PHẦN 1 LÀ CÁC CHUYÊN ĐỀ ƠN TẬP, PHẦN
II LÀ CÁC ĐỀ CĨ ĐÁP ÁN ĐỂ LUYỆN TẬP
PHẦN I: CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ 1: TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT
Ôn tập: Bánh Chưng bánh Giầy
Ôn tập: Thánh Góng
Ơn tập: Sơn tinh, Thủy Tinh
Ơn tập: Sự tích Hồ Gươm
CHUN ĐỀ 2: TRUYỆN CỔ TÍCH
Ơn tập: Thạch Sanh
Ơn tập: Em bé thơng minh
Ơn tập: Cây bút thần
Ơn tập: Ông lão đánh cá và con cá vàng
CHUYÊN ĐỀ 3: TRUYỆN NGỤ NGÔN
Ôn tập: Ếch ngồi đáy giếng
Ôn tập: Thầy bói xem voi
Ơn tập: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
CHUN ĐỀ 4: TRUYỆN CƯỜI
Ôn tập: Treo biển
Ôn tập: Lợn cưới, áo mới
CHUN ĐỀ 5: TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Ơn tập: Con hổ có nghĩa
Ôn tập: Mẹ hiền dạy con
Ôn tập: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lịng
CHUN ĐỀ 6: TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Ơn tập: Bài học đường đời đầu tiên
Ơn tập: Sơng nước Cà Mau
Ơn tập: Bức tranh của em gái tơi
Ơn tập: Vượt thác
Ôn tập: Buổi học cuối cùng
CHUYÊN ĐỀ 7: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Ơn tập: Đêm nay Bác khơng ngủ
Ơn tập: Lượm
Ôn tập: Mưa
1
CHUN ĐỀ 8: KÍ
Ơn tập: Cơ Tơ
Ơn tập: Cây tre Việt Nam
Ơn tập: Lịng u nước
Ơn tập: Lao xao
CHUN ĐỀ 9: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Ôn tập: Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử
Ôn tập: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Ôn tập: Động Phong Nha
PHẦN II: ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
PHẦN I: CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ 1: TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT
BÀI 1: CON RỒNG CHÁU TIÊN
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Thể loại
2. Tóm tắt
3. Bố cục
(3 phần)
Truyện truyền thuyết
Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần con trai thần Long Nữ,
tên Lạc Long Quân kết duyên cùng nàng Âu Cơ thuộc dịng họ
Thần Nơng xinh đẹp. Về sau, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ
trăm trứng nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú. Vì Lạc
Long Qn khơng quen sống trên cạn lâu ngày nên hai vợ chồng
mỗi người dẫn năm mươi người con lên rừng và xuống biển.
Người con trưởng được suy tôn làm vua Hùng trên đất Phong
Châu, đặt tên nước là Văn Lang, cứ thế kế tục tới muôn đời sau.
- Phần 1 (từ đầu đến “cung điện Long Trang”): Giới thiệu về Lạc
Long Quân và Âu Cơ
2
- Phần 2 (tiếp đó đến “rồi chia tay nhau lên đường”): Việc sinh con
và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Phần 3 (còn lại): Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân
tộc Việt.
4. Giá trị Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích, suy tơn
nội dung
nguồn gốc giống nịi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống
nhất cộng đồng Việt.
5. Giá trị - Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, hoang đường, kì ảo
nghệ thuật
- Hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh
II. Dàn ý Phân tích văn bản “Con rồng cháu tiên”
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về thể loại truyền thuyết (khái niệm, khái quát đặc trưng thể
loại…)
- Giới thiệu về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” (khái quát giá trị nội dung và
nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Lạc Long Quân:
+ Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ
+ Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe
vơ địch, có nhiều phép lạ
+ Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh
+ Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở
- Âu Cơ: ở vùng núi cao phương Bắc, thuộc dịng họ Thần Nơng, xinh đẹp tuyệt
trần
→ Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi thành vợ thành
chồng, cùng nhau chung sống trên cạn
→ Sự kết duyên của những con người phi thường
b. Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng
hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt
mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần
3
→ Hình tượng cái bọc một trăm trứng thể hiện những con người của dân tộc Việt
do cùng một mẹ sinh ra
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: 50 con xuống biển, 50 con lên núi, chia nhau
cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau
→ Giải thích nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp đất nước.
Đồng thời, qua đó phản ánh truyền thống đoàn kết của dân tộc ta từ ngàn đời nay
c. Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân tộc Việt
- Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương,
đóng đơ ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang
- Khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
+ Nội dung: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích, suy tơn nguồn
gốc giống nịi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng Việt
+ Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo, xây dựng nhân
vật mang dáng dấp thần linh…
B. BÀI TẬP:
I. Bài tập cơ bản:
Câu 1: Nêu khái niệm truyện truyền thuyết?
* Gợi ý:
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan
đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên
nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ,
cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Câu 2: Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao q về
nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
* Gợi ý:
- Những chi tiết thể hiện tính chất lạ kì, lớn lao, đẹp đẽ của hình tượng Lạc Long
Quân và Âu Cơ về nguồn gốc và hình dạng được thể hiện trong truyện:
+ Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ, mình rồng, sống được cả dưới nước và
trên cạn. Có nhiều phép lạ: Giết ba con yêu tinh hại dân.
+ Âu Cơ thuộc dịng họ Thần Nơng (ở trên núi), xinh đẹp tuyệt trần. Gặp gỡ yêu
thương Lạc Long Quân và thành vợ chồng Sinh ra bọc nở trăm người con trai khỏe
mạnh, tuấn tú.
+ Họ chia con để cai quản các phương, kẻ ở núi, người ở biển.
4
Câu 3: Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh
nở có điều gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm
gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
* Gợi ý:
- Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có
nhiều điều kì lạ:
+ Một vị thần sống dưới nước đem lòng yêu thương và kết dun cùng một người
thuộc dịng họ Thần Nơng ở trên núi cao.
+ Ít lâu sau, Âu Cơ sinh nở khơng phải có mang và sinh ra một bọc trứng, sau đó
mới nở ra một trăm người con.
+ Lạc Long Quân và Âu Cơ chia đôi mỗi người 50 con theo mẹ lên chốn non cao,
50 người con theo cha về ven biển để chiếm lĩnh các vùng đất, mở rộng nơi cư trú,
làm ăn, để cho gia đình tương lai thành dân tộc, đất nước. Đặc biệt có việc gì
(chiến tranh, thiên tai…) thì giúp đỡ lẫn nhau dễ hơn.
- Theo truyện ngày thì người Việt Nam ta là con cháu của vị thần nòi Rồng là Lạc
Long Quân và của bà Âu cơ nòi giống Tiên. Nguồn gốc này rất cao quý và đáng tự
hào.
Câu 4: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trị của
các chi tiết này trong truyện?
* Gợi ý:
- Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết khơng có thật. Các chi tiêt này khiến
cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là
truyền thuyết.
- Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trị tơ đậm tính chất
kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ
người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua đó, nhân dân ta
muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tơn kính tổ tiên mình. Các chi
tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở
giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người
Lạc Việt.
Câu 5: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên?
* Gợi ý: Ý nghĩa truyện Con rồng, cháu Tiên:
- Giải thích, suy tơn nguồn gốc cao q thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
- Truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa
xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong
5
Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung
dịng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Câu 6: Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam, cũng giải
thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng, cháu Tiên”? Sự
giống nhau ấy khẳng định điều gì?
* Gợi ý:
- Các truyện tương tự truyện Con Rồng, cháu Tiên, các dân tộc khác ở Việt Nam
cũng có những câu chuyện giải thích về nguồn gốc dân tộc tương tự, như:
+ Truyện “Quả trứng thiêng” của dân tộc Mường.
+ Truyện “Quả bầu mẹ” của dân tộc Khơ Mú.
- Ý nghĩa của sự giống nhau:
+ Sự tương đồng về cách giải thích nguồn gốc của các dân tộc.
+ Khẳng định về tình đồn kết giữa các dân tộc anh em.
+ Sự gặp gỡ, giao thoa về nền văn hóa giữa các dân tộc.
II. Bài tập nâng cao:
Bài tập 1: Hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về truyện Con Rồng cháu
Tiên.
* Gợi ý:
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải
thích và suy tơn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết
kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta
thêm tự hào, tin u, tơn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn
của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha
lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay
miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu,
một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dị của Lạc Long Quân
đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đồn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau .
Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của
nhân dân của mọi miền đất nước. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố
tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tơn nguồn gốc của đất nước
ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống
nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi,
trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có
chung dịng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn
nhau.
6
Bài tập 2: Trình bày vai trị của các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện
Con Rồng cháu Tiên.
* Gợi ý:
Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết khơng có thật mà có tính chất hoang
đường, kì lạ. Những chi tiết tưởng tượng kì ảo thường xuất hiện trong các truyền
thuyết, truyện cổ tích, thần thoại... Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo
ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì,
nhằm giải thích những sự việc, sự kiện chưa thể giải thích theo cách thơng thường,
cũng có khi là để thần thánh hóa các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết tưởng tượng kì ảo có vai trị làm
tăng tính chất kì lạ và đẹp đẽ của nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ. Việc tưởng
tượng ra Âu Cơ sinh bọc trăm trứng là một cách lí giải đẹp đẽ và cao quý nguồn
gốc của dân tộc Việt. Qua việc thần kì hóa nguồn gốc dân tộc, người thời xưa
muốn nhắn nhủ thế hệ sau phải biết tự hào và tơn kính tổ tiên mình. Các chi tiết
tưởng tượng kì ảo cịn giúp cho câu chuyện thêm sức hấp dẫn và lôi cuốn người
đọc, người nghe.
Những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Con Rồng cháu Tiên phản ánh phần
nào trình độ nhận thức lịch sử sơ khai của người Việt cổ, đồng thời cho thấy khả
năng tưởng tượng phong phú của họ.
Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có nhiều chi tiết xuất phát từ trí tưởng tượng của
người dân nhưng cơ bản đã giải thích khá rõ và tô đậm vẻ đẹp của dân tộc Việt.
Nội dung của truyện đã thể hiện lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý nguyện
thống nhất đất nước của người Việt xa xưa. Con cháu người Việt dù sống ở bất cứ
nơi đâu trên đất nước đều là con cháu của vua Hùng, có chung một dịng dõi đó là
con Rồng cháu Tiên. Hai tiếng đồng bào thân thương cũng xuất phát từ câu chuyện
này, do vậy những ai cùng chung nguồn gốc Lạc Việt, cùng mang tiếng đồng bào
đều phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
C. PHIẾU BÀI TẬP:
Phiếu bài tập số 1:
Cho đoạn văn sau:
“ Lạc Long Qn nói:
- Ta vốn nịi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở
cạn, người ở nước tính tình, tập qn khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một
nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi
con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi
7
có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng qn lời hẹn”.
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?
Câu 2: Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia
tay nhau?
Câu 3: Xét về cấu tạo, từ “ tính tình”, “tập qn” thuộc loại từ nào?
Câu 4: Chi tiết năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên
non, khi có việc thì nương tựa lẫn nhau thể hiện điều gì?
Phiếu bài tập số 2:
Cho đoạn văn:
" Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta có một vị
thần thuộc nịi rồng, con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân. Thần mình
rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vơ địch, có
nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư tinh, hồ tinh, mộc tinh- những loài
yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và
cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thuỷ cung với mẹ, khi có việc cần thần mới
hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dịng họ Thần
Nơng, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ,
bang bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau
rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang."
Câu 1: Hãy trình bày nguồn gốc, hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
Câu 2: Chỉ ra các từ phức trong đoạn văn: “Thần giúp dân diệt trừ Ngư tinh, hồ
tinh, mộc tinh- những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân
cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thuỷ cung
với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên”.
và phân loại các từ phức vừa tìm được thành 2 loại: Từ ghép và từ láy
Câu 3: Qua câu chuyện, ông cha ta muốn giáo dục với chúng ta điều gì?
Câu 4: Học xong tác phẩm, em hiểu người Việt Nam có nguồn gốc như thế nào?
Câu 5: Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về ý nguyện mà ơng cha ta muốn
nhắn nhủ qua truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên".
Hướng dẫn:
Phiếu bài tập số 1:
8
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản “ Con Rồng cháu Tiên”
Câu 2: Trong truyện, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau vì Lạc Long Quân
quen sống ở dưới nước, không sống lâu được trên cạn.
Câu 3: Xét về cấu tạo, từ “ tính tình” thuộc từ láy, từ “tập quán” thuộc từ ghép.
Câu 4: Chi tiết Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên
non, khi có việc thì nương tựa lẫn nhau thể hiện ước nguyện đồn kết, gắn bó giúp
đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Phiếu bài tập số 2:
Câu 1: Hãy trình bày nguồn gốc, hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
- Lạc Long Quân: con thần biển, có nhiều phép lạ, có sức mạnh phi thường, diệt
yêu quái giúp dân.
- Âu Cơ: con Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên, cây cỏ.
Câu 2: Các từ phức trong đoạn văn: diệt trừ, Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh, yêu
quái, bấy lâu, dân lành, trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở, thuỷ cung.
- Từ ghép: diệt trừ, Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh, yêu quái, bấy lâu, dân lành, chăn
nuôi, ăn ở, thuỷ cung.
- Từ láy: trồng trọt
Câu 3: Qua câu chuyện, ông cha ta muốn giáo dục với chúng ta điều gì?
- Lịng tơn kính, tự hào về nòi giống Rồng Tiên.
- Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Đồn kết, gắn bó nhau.
Câu 4: Học xong tác phẩm, em hiểu người Việt Nam có nguồn gốc là con cháu của
vua Hùng, cùng nở ra từ bọc trăm trứng, cùng thuộc nói giống Rồng Tiên.
Câu 5: Một số câu ca dao, tục ngữ nói về ý nguyện mà ông cha ta muốn nhắn nhủ
qua truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên".
1/ Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
2/ Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người chung một nước phải thương nhau cùng
3/ Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
4/ Một cây làm chẳng nên non
5/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
6/ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
9
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng ba mùng mười
BÀI 2: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Thể loại
2. Tóm tắt
Truyện truyền thuyết
Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều
kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên
Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon
vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu,
người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại
bánh hình vng, một loại bánh hình trịn để dâng vua. Vua vơ
cùng hài lịng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngơi vua. Từ
đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong
dịp Tết lễ.
3. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “có Tiên vương chứng giám”): Nhà vua ra
(3 phần)
quyết định truyền ngôi
- Phần 2 (tiếp đó đến “nặn hình trịn”): Lang Liêu và các hồng tử
tìm kiếm và làm lễ vật
- Phần 3 (còn lại): Ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy.
4. Giá trị Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc
nội dung
của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông
nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao
nghề nơng và thể hiện sự tơn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân
dân ta.
5. Giá trị - Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo
nghệ thuật
- Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian
II/ Phân tích văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”:
1/ Mở bài
10
- Giới thiệu về thể loại truyền thuyết (khái niệm truyền thuyết, khái quát đặc trưng
thể loại truyền thuyết…)
- Giới thiệu về truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” (tóm tắt truyền thuyết, khái
quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2/ Thân bài
a/ Nhà vua ra quyết định truyền ngơi
- Hồn cảnh truyền ngơi: giặc ngồi đã dẹp n, vua đã già, muốn truyền ngôi
- Người nối ngôi vua phải là người nối được chí vua, khơng nhất thiết phải là con
trưởng
- Cách thức: một câu đố để thử tài – “ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho”
→ Cách chọn người nối ngôi của vua Hùng khác với các đời vua trong lịch sử
b/ Lang Liêu và các hồng tử tìm kiếm, làm lễ vật
- Các hoàng tử đua nhau làm lễ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vương, họ đi tìm
của quý trên rừng xuống biển
-Lang Liêu là người thiệt thòi nhất, từ khi lớn lên, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng
lúa trồng khoai, trong nhà chỉ có khoai, lúa là nhiều
- Lang Liêu nằm mộng thấy thần, được thần mách bảo, Lang Liêu nghe lời thần
làm lễ vật dâng vua cha:
Chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm
nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành bánh hình vng, nấu một ngày một đêm
thật nhừ.
Thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyền, nặn hình trịn
c/ Ý nghĩa và tục lệ bánh chưng, bánh giầy
- Bánh của Lang Liêu được chọn để tế Trời, Đất cùng Tiên vương
- Sau khi lễ xong, vua cùng quần thần ăn bánh, ai cũng tấm tắc khen ngon
- Lang Liêu là người hiểu ý nhà vua nên được truyền ngơi cho. Ý nghĩa món bánh
của Lang Liêu:
Bánh hình trịn tượng trưng cho trời nên gọi là bánh giầy
Bánh hình vng tượng trưng là đất, thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú,
cây cỏ, mn lồi, đặt tên là bánh chưng
Lá bọc ngoài, mĩ vị ở trong là ngụ ý đùm bọc nhau
- Tục lệ ở nước ta: chăm nghề trồng trọt, chăn ni và có tục ngày Tết làm bánh
chưng, bánh giầy, thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết
3/ Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản;
11
Nội dung: Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của
bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu
dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nơng và thể hiện sự tơn kính
Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta
Nghệ thuật: sử dụng các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, cách kể chuyện dân gian
- Cảm nhận của bản thân về truyền thuyết: hiểu hơn về nguồn gốc của một loài
bánh…
B. BÀI TẬP:
I. Bài tập cơ bản:
Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hồn cảnh nào, với ý định ra sao
và bằng hình thức gì?
* Gợi ý:
Vua Hùng chọn người nối ngơi trong hoàn cảnh: Lúc về già và đã đất nước đã
thanh bình, Vua Hùng muốn truyền ngơi nhưng có 20 hồng tử không biết chọn ai
xứng đáng để truyền ngôi.
Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua,
khơng nhất thiết là con trưởng.
Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngơi. Chính vì
thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua
sẽ được truyền ngơi).
Câu 2: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
* Gợi ý:
Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:
+ Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là
người thiệt thòi nhất.
+ Mặt khác, tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng “chỉ chăm lo
việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai” - sống cuộc sống như dân thường.
+ Đồng thời, chàng là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: “Trong trời đất,
khơng gì q bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.
=> Qua đó, truyện đã thể hiện ý nguyện của nhân dân lao động, những người hiền
lành, chăm chỉ sẽ ln nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất,
Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?
* Gợi ý:
12
Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và
Lang Liêu được chọn nối ngơi vua vì:
- Hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý
trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra;
- Hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa:
+ Bánh trịn tượng hình Trời, bánh vng tượng hình Đất
+ Cách thức gói “các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ mn
lồi” và “lá bọc ngồi, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con
người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người
Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đồn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc
nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long
- Âu Cơ.
Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có
đức vừa có lịng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất
sáng tạo trong lao động của nhân dân.
Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
* Gợi ý:
Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:
Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu
biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với
thái độ đề cao trí thơng minh và lịng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề
nông.
Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện cịn đề cao ý
thức tơn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá
trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân
tộc Việt Nam.
II. Nâng cao:
Câu 1: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh
giầy.
* Gợi ý:
- Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một
thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc
lâu đời. Bánh chưng hình vng, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh dầy hình
trịn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Vng Trịn của người
13
Việt Nam Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh
chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm
lịng uống nước nhớ nguồn, nhớ cơng ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như
trời đất của cha mẹ.
- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ
tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy
trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên
trong nền văn hoá lúa nước.
Câu 2: Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Tại sao?
* Gợi ý:
Có thể chọn chi tiết Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng
với sự cần cù hiếu thảo, tự tay làm bánh để dâng lên tổ tiên. Lang Liêu đã chứng tỏ
mình là người xứng đáng được truyền ngơi. Chàng hồng tử thứ mười tám của vua
Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thơng minh và tài
trí của mình. Và vì thế, chàng khơng những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà
các lang khác cũng tỏ ra mến phục.
Hoặc chi tiết cuộc thi tài, Lang Liêu được thần giúp đỡ. Chi tiết này thường gặp
trong truyện dân gian, thể hiện mong ước của nhân dân lao động ở hiền gặp lành,
khi gặp khó khăn ln nhận được sự giúp đỡ.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 3: Kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em
* Gợi ý:
a. Mở bài: Vậy là một mùa xuân nữa lại về. Trên khắp các nẻo đường, mọi người
đều nô nức mua sắm, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy, cả nhà cùng nhau sum họp.
Mẹ em đang gói những chiếc bánh chưng vuông vắn, một nét ẩm thực không thể
thiếu trong ngày tết truyền thống củ dân tộc Việt Nam. Và chiếc bánh chưng như
khơi dậy những hồi ức trong em về truyền thuyết ý nghĩ Bánh chưng, bánh giầy.
b. Thân bài: Truyện kể về vua Hùng Vương lúc về già, vua có hai mươi người con
trai nhưng không biết chọ ai xứng đáng để truyền ngôi. Giặc ngoài đã dẹp yên, đất
nước muốn yên ổn, ấm no thì ngai vàng mới vững. Vì vậy, vua bèn gọi các con lại
và nói:
Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời.
Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương,
nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình
n. Nay ta đã già rồi, khơng thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là
14
người nối chí ta, khơng nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên
vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngơi cho, có Tiên vương chứng giám.
Các lang ai cũng muốn được truyền ngôi nên cố gắng làm hài lòng vua cha nhưng
ý cha muốn thế nào, khơng ai đốn được. Vì vậy, họ đua nhau làm những mâm cao
cỗ đầy thật ngon để đem về lễ Tiên vương. Tuy nhiên, người buồn nhất là Lang
Liêu, chàng là con thứ mười tám của vua nhưng mẹ chàng bị ghẻ lạnh, ốm rồi chết.
Chàng ra ở riêng, quanh năm chỉ biết chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng
khoai. Trong nhà chỉ có lúa, khoai nên chàng chẳng biết làm gì để dâng cúng Tiên
vương nên lấy làm buồn. Một đêm, chàng nằm mộng thấy một vị thần đến báo:
Lang Liêu ! Trong trời đất, khơng gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon
nhưng quý, hiếm mà người ta khơng làm ra được. Cịn gạo trồng nhiều thì ăn được
nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.
Tỉnh dậy, chàng mừng thầm. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp ngon, hạt đâu xanh, thịt
lợn và lá dong trong vườn để gói thứ thánh hình vng và đem ninh thật nhừ. Để
mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên
rồi nặn thành hình trịn.
Hơm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi.
Các lang lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một
lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho
gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:
Bánh hình trịn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vng là
tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ
ý đùm bọc nhau. Lang Liêu dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi và trở
thành vị vua kế tục đất nước.
c. Kết bài: Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn ni và có tục ngày tết làm
bánh chưng, bánh giầy. Truyền thuyết đã giải thích nguồn gốc của hai loại bánh,
vừa đề cao nền nông nghiệp và thể hiện truyền thống đạo hiếu, biết ơn Trời, Đất, tổ
tiên của dân tộc ta.
Câu 4: Tả cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết bằng một bài văn ngắn
* Gợi ý:
a. Mở bài: Khi ánh én chao liệng trên bầu trời, những hạt mưa xuân lất phất bay
trên mầm lá non đã báo hiệu một mùa xuân mới lại về. Ngày xuân là khoảng thời
gian để gia đình tụ họp, cùng nhau sum vầy đón tết. Gia đình em cùng nhau chuẩn
bị ngày tết trong khơng khí vui vẻ, rộn ràng.
15
b. Thân bài: Kì nghỉ tết đã đến, em cùng gia đình háo hức chuẩn bị những cơng
việc để đón năm mới. Ông bà nội lau dọn và sửa sang lại bàn thờ để đón gia tiên về
đón tết cùng gia đình. Ơng giảng giải cho em, ngày tết truyền thống là dịp để con
cháu nhớ ơn tiên tổ, nhớ về cội nguồn của dân tộc mình. Ngồi sân, bố em đang
xếp những chậu cây cảnh mới mua. Mùa xuân, cây cối như được khốc lên mình
tấm áo mới, được điểm tô bởi những mầm non xanh biếc xen lẫn với nụ hoa chớm
nở. Em cùng mẹ dọn dẹp, lau nhà cửa, bàn ghế và chuẩn bị những món ăn quen
thuộc ngày tết. Mẹ em đã hướng dẫn em những món ăn truyền thống của dân tộc,
là nem rán, bánh chưng xanh và đĩa mứt gừng cay ấm. Mỗi khi Tết đến, em thích
nhất là được cùng mẹ đi chợ tết mua sắm. Mẹ chọn mua những bông hoa cúc vàng
rực rỡ, đôi câu đối đỏ và rất nhiều bánh kẹo để đặt lên ban thơ, thắp huong tổ tiên
trong ba ngày tết. Em cùng mẹ chọn cho ông bà và bố những chiếc áo len áo ấm
áp. Em cũng rất vui vì chọn được cho mình bộ quần áo mới để diện ngày tết.
c. Kết bài: Mỗi dịp tết đến xuân sang, cả gia đình em lại cùng được quây quần để
chuẩn bị đón mừng năm mới. Em mong gia đình sẽ mãi ln hạnh phúc và đầm ấm
như vậy
C. PHIẾU BÀI TẬP:
Phiếu bài tập số 1:
Cho đoạn văn: “Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng
thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt
nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá
dong trong vườn gói thành hình vng, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi
vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình trịn”
(SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 11)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
Câu 2: Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân gian nào?
Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn.
Câu 4: Tìm từ ghép trong đoạn văn và phân ra từ từ ghép đẳng lập, chính phụ?
Câu 5: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lang
Liêu.
Phiếu bài tập số 2:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả
phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước
16
chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng
gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế
Trời, đất cùng Tiên vương”
(SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 11)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
Câu 2: Xác định các từ theo cấu tạo trong câu sau: “Lang Liêu đem giấc mộng
gặp thần ra kể lại”
Câu 3: Hai thứ bánh trong đoạn văn trên là loại bánh nào? Ý nghĩa của hai loại
bánh ấy.
Câu 4: Qua văn bản chưa đoạn văn trên, em hiểu biết thêm gì về đất nước, dân
tộc ta thời vua Hùng?
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa chi tiết tưởng tượng kì ảo được
sử dụng trong văn bản chứa đoạn văn trên.
Hướng dẫn:
Phiếu bài tập số 1
Câu 1:
- Đoạn văn trên trích từ văn bản “Bánh chưng bánh giầy”
Câu 2:
- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết
Câu 3:
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả.
Câu 4: Các từ ghép: mừng thầm, ngẫm nghĩ, gạo nếp, thơm lừng, trắng tinh, tròn
mẩy, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, hình vng, hình trịn.
- Từ ghép đẳng lập: ngẫm nghĩ, trịn mẩy
- Từ ghép chính phụ: mừng thầm, gạo nếp, thơm lừng, trắng tinh, đậu xanh, thịt
lợn, lá dong, hình vng, hình trịn.
Câu 5: Đoạn văn trên kể về sự việc Lang Liêu sau khi nghe gợi ý của thần đã làm
ra hai thứ bánh.
Câu 6: .
Đọc xong truyệng truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”, em rất thích nhân vật
Lang Liêu vì chàng mang nhiều phẩm chất tốt đẹp. Trước hết, chàng là một người
có tâm, thể hiện ở tấm lịng thành kính, biết ơn: tuy là con vua nhưng lại sống cuộc
sống của người dân thường, thiệt thòi nhất, lại chăm chỉ việc đồng áng, quý trọng
hạt gạo. Biết lao động, gắn bó với nghề nơng. Để chuẩn bị cho ngày lễ Tiên
17
Vương, Lang Liêu chỉ lo làm thế nào để có lễ vật tươm tất, xứng đáng để lễ Tiên
vương chứ không lo tranh ngôi báu. Lang Liêu dùng ngay những thứ mình làm ra
để dâng lên Tiên Vương, thể hiện rõ thái độ biết ơn và kính trọng trời đất, tổ tiên.
Khơng những vậy, chàng cịn là người có tài- thể hiện ở khả năng sáng tạo: là
người duy nhất hiểu được ý vua cha (mong muốn phát triển nghề nơng, mang lại
ấm no, thái bình cho dân), thơng minh khi hiểu được ý thần. Chàng khéo léo, sáng
tạo khi chỉ có một gợi ý nhỏ của thần mà biết lựa chọn sản vật phù hợp, chế biến
ra hai thứ bánh có ý nghĩa vơ cùng sâu sắc. Chính bởi mang trong mình nhiều
phẩm chất tốt đẹp như thế, hình tượng Lang Liêu ln sống mãi trong lịng nhân
dân.
Phiếu bài tập số 2
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
Câu 2: “Lang Liêu/ đem/ giấc mộng/ gặp /thần/ ra/ kể/ lại”
Từ đơn: đem, gặp, thần, ra, kể, lại
Từ ghép: Cịn lại
Câu 3: Hai thứ bánh đó là bánh chưng và bánh giầy
- Ý nghĩa:
+ Ý nghĩa thực tế : Đề cao thành qủa của nghề nông.
+ Ý nghĩa sâu xa: tượng trưng của Trời - Đất, mn lồi, tượng trưng cho ngụ ý
đùm bọc nhau.
Câu 4:
- Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Thời kì đất nước ta phát triển kinh tế, người dân tự làm ra lương thực để duy trì
đời sống.
- Hiểu biết hơn về văn hóa dân tộc, biết ơn Trời đất, Tổ tiên qua việc tế lễ.
Câu 5:
- Trong tuyền thuyết Bánh chưng bánh giầy, chi tiết tưởng tượng kì ảo duy nhất
được sử dụng chính là chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng.
- Ý nghĩa:
+ Chi tiết quen thuộc trong các truyện dân gian: người nghèo khổ, thiệt thòi luôn
được thần tiên giúp đỡ.
+ Lang Liêu được tổ tiên, thần linh giúp đỡ, góp phần làm cho hình tượng nhân vật
trở nên đẹp hơn. Thể hiện sự động tình của nhân dân với một hồng tử có nhiều bất
hạnh, chịu khó, gắn bó với nhân dân.
+ Thể hiện niềm tin của nhân dân vào tổ tiên linh thiêng, thần thánh của mình.
18
+ Khiến câu chuyện hay hơn, hấp dẫn người đọc, người nghe.
- Có thể nói, chi tiết Lang Liêu được Thần báo mộng và lời báo mộng trở thành
hiện thực là một chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyền thuyết
Bánh chưng bánh giầy
Đoạn văn tham khảo
Trong tác phẩm Bánh chưng bánh giầy, chi tiết kì tưởng tượng, kì ảo duy nhất được
sử dụng là chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng, đây là chi tiết mang ý nghĩa sâu
sắc.. Đây là chi tiết quen thuộc trong các truyện dân gian: người nghèo khổ, thiệt
thịi ln được thần tiên giúp đỡ. Ta thấy Lang Liêu xứng đáng được vì chàng là
người yêu lao động và chăm chỉ, là người gần với cuộc sống nhân dân nhất. Chi
tiết đã thể hiện sự đồng tình của nhân dân, họ đứng về phía Lang Liêu, người gần
gũi và gắn bó với họ, đồng thời cũng thể hiện niềm tin của nhân dân vào tổ tiên
linh thiêng của mình. Chi tiết này làm cho hình tượng nhân vật trở nên đẹp đẽ hơn
để câu chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn. Có thể nói, chi tiết Lang Liêu được Thần báo
mộng và lời báo mộng trở thành hiện thực là một chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa làm
nên thành công của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy.
19
BÀI 3: THÁNH GIĨNG
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Tìm hiểu văn bản:
1. Thể loại
Truyện truyền thuyết.
2. Tóm tắt
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ơng lão
chăm chỉ, phúc đức nhưng khơng có con. Một hơm bà vợ ra đồng
ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu
con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, khơng biết nói
cười. Giặc Ân xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất
tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh
giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo ni.
Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, mặc giáp
sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy
tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên
đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn
lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...
3. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “cứ đặt đâu thì nằm đấy”): Sự ra đời của
(4 phần)
Thánh Gióng
- Phần 2 (tiếp đó đến “giết giặc, cứu nước”): Gióng địi đi đánh
giặc và sự lớn lên kì lạ
- Phần 3 (tiếp đó đến “cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”):
Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời
- Phần 4 (cịn lại): Nhân dân ghi nhớ cơng ơn của Thánh Gióng.
4. Giá trị Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng
nội dung
rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể
hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch
sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
5. Giá trị Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho
nghệ thuật
truyền thuyết
20
II/ Dàn ý phân tích văn bản “Thánh Gióng”:
1/ Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyền thuyết (khái niệm truyền thuyết, đặc trưng thể loại
truyền thuyết…)
- Giới thiệu về truyền thuyết “Sự tích Thánh Gióng” (tóm tắt văn bản, khái quát giá
trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2/ Thân bài
a. Sự ra đời của Thánh Gióng
- Bà mẹ ra đồng, ướm chân mình lên một vết chân rất to, về nhà bà thụ thai
- Mười hai tháng mang thai, sinh ra một đứa bé khôi ngô
- Đến ba tuổi, đứa bé khơng biết nói, biết cười, khơng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm
đấy
→ Sự ra đời kì lạ, khác thường của Thánh Gióng
b. Thánh Gióng địi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ
- Khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên – tiếng nói xin
được đi đánh giặc
- Gióng đòi một con ngựa sắt,một cái roi sắt và một áo giáp sắt cùng lời hứa sẽ
đánh tan quân xâm lược
→ Câu nói của Thánh Gióng mang sức mạnh tiềm ẩn của lịng u nước. Điều đó
thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lịng quyết tâm đánh thắng
giặc Ân.
- Từ khi gặp sứ giả,Thánh Gióng lớn nhanh như thổi:
Cơm ăn mấy cũng khơng no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ
Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng khơng đủ ni
Cả làng góp gạo nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước
→ Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc Ân xâm lược.
Gióng sinh ra, lớn lên trong vòng tay của nhân dân, mang trên mình nguyện vọng
của nhân dân
c. Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời
- Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong
lẫm liệt
- Gióng ra trận đánh giặc:
Mặc áo giáo, cầm roi, nhảy lên mình ngựa
Thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp
khác
21
Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
Kết quả: giặc chết như rạ, giẫm đạp lên nhau chạy trốn
→ Dũng mãnh, oai phong, lẫm liệt
→ Ngợi ca lòng yêu nước, sức mạnh chống ngoại xâm của nhân dân ta
- Gióng bay về trời: một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ
lại, cả người lẫn ngựa bay lên trời
→ Thánh Gióng về với cõi bất tử. Qua đó, cho thấy thái độ ngợi ca, tôn trọng của
nhân dân đối với những người anh hùng
d. Nhân dân ghi nhớ cơng ơn của Thánh Gióng
- Lập đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng, hàng năm làng mở hội to
lắm
- Dấu tích cịn để lại đến ngày nay: những bụi tre đằng ngà ở huyện Ba Vì, những
ao hồ liên tiếp, làng Cháy…
→ Niềm tin của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc
3/ Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
+ Nội dung: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực
rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và
ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước
chống giặc ngoại xâm.
+ Nghệ thuật: sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho văn
bản
B. BÀI TẬP:
I. Bài tập cơ bản:
Câu 1: Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật
chính? Nhân vật chính được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì
ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết đó.
* Gợi ý:
Những nhân vật trong truyện là:
- Nhân vật chính: Thánh Gióng.
- Nhân vật phụ: vợ chồng ông lão nghèo- cha mẹ của Gióng, vua, sứ giả triều đình,
dân làng…
- Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính
chất kì ảo:
22
+ Sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai). Thụ thai đến
mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.
+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng
nói xin đi đánh giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt
chỉ.
+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
+ Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
+ Khi dẹp xong giặc, chàng Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.
Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu
vàng óng...
Câu 2: Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?
a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói địi đánh giặc.
b. Gióng địi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
c. Bà con làng xóm vui lịng góp gạo ni cậu bé.
d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhố tre bên đường đánh giặc.
e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
* Gợi ý:
Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa.
a. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói địi đi đánh giặc. Chi tiết này
chứng tỏ nhân dân ta ln có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người
già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa
hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc
hệ trọng của đất nước.
b. Thứ hai, Gióng địi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng khơng đòi
đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây
cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy
nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc.
c. Thứ ba, bà con làng xóm vui lịng góp gạo ni cậu bé. Gióng là đứa con của
nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của
nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.
d. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết
thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hồ bình là những
23
người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đồn kết đã hố
thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc.
e. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của
người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí..
g. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.
Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lịng u nước, căm
thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà khơng địi hỏi được khen thưởng hay ban
cho danh lợi.
Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
* Gợi ý:
Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:
- Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân ni dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng
tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng
khơng chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đồn kết tồn dân, đó cịn là sức
mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thơ sơ và hiện
đại.
- Gióng mang nhiều nguồn sức mạnh:
+ Thần linh (vết chân)
+ Cộng đồng (ni cơm)
+ Vũ khí bằng sắt (thành tựu kỹ thuật)
+ Thiên nhiên, đất nước (tre làng)
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu
tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể
hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh
hùng chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh
tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị. Từ truyền thống đánh giặc cứu
nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật
huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
Câu 4: Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện
Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
* Gợi ý:
Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương.
24
- Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người
dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn
phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước.
- Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ
khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt).
- Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa,
chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các
phương tiện để đánh giặc.
II. Nâng cao:
Câu 1: Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
* Gợi ý:
Trong các hình ảnh về Thánh Gióng, có thể chọn một hình ảnh đẹp nhất như:
- Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng,
oai phong lẫm liệt. Em thích hình ảnh này vì nó tượng trưng cho sức mạnh phi
thường của Gióng. Khi đất nước cần, mỗi người dân đều sẵn sàng đóng góp cơng
sức cho dân tộc.
- Một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn
ngựa từ từ bay lên trời. Vì khi hồn thành nhiệm vụ đất nước giao phó, Gióng đã
khơng màng danh lợi.
Câu 2: Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang
tên là Hội khoẻ Phù Đổng?
* Gợi ý:
- Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại
mới. Mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của
Thánh Gióng năm xưa.
- Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, tinh thần đoàn kết tập thể, của
tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 3:
“Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân!”
(Tố Hữu)
25