Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kì 2 (phần văn bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.54 KB, 166 trang )

1

ÔN TẬP VĂN BẢN: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN( TƠ HỒI)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả: - Tên thật: Nguyễn Sen
- Sinh năm: 1920
- Quê: Hà Nội.
- Ông viết nhiều truyện cho thiếu nhi, viết về đề tài miền núi và Hà Nội rất
thành công như: Võ sĩ bọ ngựa, Chim cu gáy, Vợ chồng A Phủ...
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện “ DMPLK” in lần đầu vào năm 1941, gồm 10 chương.
- Đoạn trích do người biên soạn SGK đặt
- Trích từ chương I của truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả.
c. Bố cục: Bố cục 2 phần:
+ P1: Từ đầu …….. thiên hạ: Bức chân dung tự họa của Dế Mèn
+ Phần 2: Đoạn còn lại: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên.
d. Tóm tắt: Dế Mèn là con út trong một gia đình có ba anh em. Cậu sớm
được cha mẹ cho ra ở riêng. Nhờ ăn uống điều độ và làm việc có chừng
mực nên chẳng mấy chốc cậu trở thành một chàng dế thanh niên cường
tráng. Dế Mèn rất tự hào về ngoại hình của mình. Cạu trêu trọc và coi
thường tất cả mọi người trong xóm. Nhất là Dế Choắt, chỉ vì Dế Choắt
q ốm yếu khơng làm được gì. Dề Mèn đã trêu trọc chị Cốc rồi lủi vào
hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu trọc chị nên đã mổ anh
ta trọng thương. Trước lúc chết, choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói
hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời
đầu tiên của Dế Mèn.
e. Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả sinh động.



2

- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
- Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa.
g. Giá trị nội dung:
+ Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.
+ Do bày trò trêu chị Cốc dẫn dến cái chết thảm thương của Dế Choắt
+ Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên
I. LUYỆN TẬP
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Bởi tơi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tơi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tơi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đơi
càng tơi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn
hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng
lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát
dao vừa lia qua. Đơi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo
dài kín xuống tận đi. Mỗi khi tơi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giịn
giã. Lúc tơi đi bách bộ thì cả người tơi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất
ưa nhìn. Đầu tơi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc
nào cũngnhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh
diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan
thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”
(Sách Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2018)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai ? Nêu xuất xứ của văn bản
chứa đoạn trích trên ?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 3: Nhân vật trong đoạn trích được thể hiện qua những hành động nào?
Câu 4: Tìm những tính từ, danh từ, động từ, chỉ ra một biện pháp nghệ
thuật so sánh có trong đoạn trích và nêu tác dụng?


3

Câu 5: Qua đoạn văn trên, em thấy nhân vật Dế Mèn hiện lên như thế nào?
Câu 6: Dế mèn lấy làm “hãnh diện với bà con” Theo em , Dề Mèn có quyền
hãnh diện như thế khơng?
Câu 7: Từ việc đọc hiểu văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn
(khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính khiêm
tốn.

Gợi ý:
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản " Bài học đường đời đầu tiên " của
tác giả Tô Hồi
Câu 2: Đoạn trích trên miêu tả hình dáng và tính cách của dế mèn.
Câu 3: Hành động, suy nghĩ của Dế Mèn:
- Đạp phanh phách
- Nhai ngoàm ngoạm
- Trịnh trọng vuốt râu
Câu 4:
- Hình dáng: Cường tráng, khỏe mạnh, đầy sức sống
Câu 5:
- Danh từ ( càng, vuốt, cánh, thân, đầu) kết hợp với tính từ tuyệt đối( Mẫm
bóng, nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh..) , động từ ( đạp , vũ, nhai) dưới ngịi
bút miêu tả tài tình tác giả đã làm hiện lên trước mắt người đọc một chàng dế
với vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh đầy sức sống.
- Phép so sánh : Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như

hai lưỡi liềm máy làm việc.
Tác dụng : cho thấy độ sắc và bén của hai cái răng của dế mèn , nó có thể
nhai đứt và làm gãy cỏ một cách nhanh gọn và dễ dàng.
Câu 6: Khơng vì nó tạo thành thói tự kiêu, có hại cho Dế Mèn sau này.
Câu 7:
* Mở đoạn( 1 câu): Khiêm tốn là một trong những phẩm chất cần có của
mỗi người.
* Thân đoạn:( từ 3-5 câu)
- Khiêm tốn là khơng q đề cao mình mà ln thấy bản thân mình chưa
hồn hảo và cần cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa.


4

- Khiêm tốn thể hiện trong lời nói,cách ăn mặc và hoạt động thường ngày của
cá nhân. - Nhờ có sự khiêm tốn mà con người biết quan tâm và u thương
mọi người nhiều hơn.
- Người có đức tính khiêm tốn sẽ đượcmọi người xung quanh yêu thương và
quý trọng. Nhờ vậy mà các mối quan hệ cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn.
* Kết đoạn( 1 câu): Chính vì thế, mỗi người hãy tự rèn huyện cho mình đức
tính cao đẹp này hay đó cũng chính là cách ta từng ngày rèn luyện bản thân
mình ngày càng hồn thiện hơn.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
“... Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân,
rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm.
Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tơi to tiếng thì ai cũng
nhịn, khơng ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Khơng nói,
có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tơi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy,
tôi cho tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.

Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi
qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt
lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó
lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tơi càng tưởng tơi là tay ghê gớm, có
thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi...”
( Bài học đường đời đầu tiên,Tơ Hồi)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Nêu hai tác phẩm
khác kể, tả về con vật có suy nghĩ, hành động như con người được học ở Văn
6.
Câu 2: “Tơi” trong đoạn trích trên là ai? Tại sao có sự lựa chọn đó?
Câu 3: Khái quát nội dung chính của đoạn trích?
Câu 4: Tính cách của nhân vật “tôi” được miêu tả qua các chi tiết nào về
hành động và ý nghĩ? Qua đó em thấy nhân vật “ tơi” có tính cách như thế
nào?
Câu 5: Qua đoạn trích em nhận thấy nhân vật “ tơi có nét nào đẹp đáng yêu
và nét nào chưa đẹp đáng phê phán?
Câu 6: Viết đoạn văn 5-7 câu suy nghĩ của em về tính tự phụ của con người?


5

Gợi ý:
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên : Tự sự + miêu tả
- Nhận diện nhân vật , tác phẩm tương tự được học ở Văn 6: Đeo nhạc cho
Mèo ,con hổ có nghĩa , ếch ngồi đáy giếng, ...)
Câu 2: “Tơi” trong đoạn trích trên là Dế Mèn
- Để cho Mèn kể, tả về mình tạo sự thân mật gần gũi, biểu hiện rõ tâm trạng,
ý nghĩ, thái độ của Mèn đối với những gì xảy ra ở xung quanh và đối với
chính mình.

Câu 3: Dế Mèn mới lớn, quanh quẩn gồm những đối tượng hiền lành, tính
Mèn hung hăng, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu, lầm tưởng sự ngông
cuồng là tài
ba.
Câu 4: Đi đứng oai vệ như con nhà võ, nhún chân, rung đùi...
- Cà khịa với tất cả hàng xóm
- Quát mấy chị Cào Cào
- Đá mấy anh Gọng vó
- Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ ( suy nghĩ)
-> Tính cách: Tự tin, yêu đời nhưng kiêu căng, xốc nổi, hợm hĩnh, tự phụ
Câu 5: + Đáng yêu ở ngoại hình khỏe mạnh đầy sức sống, ở sự yêu đời, tự
tin
+ Chưa đẹp ở tính cách huênh hoang, kiêu căng, xốc nổi, tự phụ…..
+ Nên học: Sự tự tin, yêu đời, làm việc có kế hoạch. Khơng nên học: thói
kiêu căng, tự phụ
Câu 6:
* Mở đoạn( 1 câu): Tự phụ là một tính xấu của con người.
* Thân đoạn:( từ 3-5 câu)
- Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem
thường người khác.
- Những tính xấu này thường có ảnh hướng rất lớn đến bản thân làm họ bị
mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không
nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân.


6

- Làm chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hướng xấu đến học tập và công việc.
* Kết đoạn( 1 câu): Tóm lại, chúng ta cần phải đánh giá đúng khả năng bản
thân; có như thế mới là con người văn minh tiến bộ và mỗi người mới phát

huy tốt sở trường của mình.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Chao ơi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả
nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thơi. Tơi đã phải trải cảnh như thế.
Thốt nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót
khơng suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng khơng
thể làm lại được”.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả văn bản đó là ai?
Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản đó?
Câu 3: Bài học mà nhân vật trong đoạn trích rút ra được cho bản thân là gì?
Câu 4: Hãy nêu 02 việc làm của bản thân mà em học được từ bài học của
nhân vật, có ích cho cuộc sống của chính mình.”
Câu 5: Viết đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật chính trong
đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh, gạch chân câu
có chứa phép so sánh đó và ghi chú?

Gợi ý:
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” trong
tác phẩm “Dế Mèn Phiêu lưu kí” của tác giả Tơ Hồi.
Câu 2:
1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả sinh động
- cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
- Ngơn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình
- Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa


7


2. Nội dung
+ Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết cịn kiêu căng, xốc nổi.
+ Do bày trò trêu chị Cốc dẫn dến cái chết thảm thương của Dế Choắt
+ Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên
Câu 3: Không nên hung hăng, hống hách, hách láo và nên suy tính trước
mọi chuyện.
Câu 4: Nên khiêm tốn và hãy suy tính trước khi làm
Câu 5:
* Mở đoạn( 1 câu): Dế mèn là một chàng dế có thân hình cường tráng,
tính khí nóng nảy.
* Thân đoạn( 3-5 câu)
- Lúc nào cũng tỏ ra vẻ hống hách, đáng ghét.
- Anh như một gã to lớn nhưng hung bạo.
- Vơ tình, anh đã chọc phải chị Cốc rồi người phải gánh hậu quả chính là
cái chàng Dế Choắt.
- Cũng bởi tính khí ấy mà chàng đã gây ra cái chét thảm thương của Dế
Choắt, người hàng xóm đáng thương của chàng.
* Kết đoạn( 1 câu): Dế Mèn có tội rất nặng, anh đáng lẽ phải gánh hậu
quả đấy.
Câu: - Anh như một gã to lớn nhưng hung bạo. ( dùng nghệ thuật so
sánh, nhân hóa)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“…Cái anh chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã
nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa
lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè,
nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc
nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì( thật chỉ vì
ốm đau ln khơng làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát
mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét nhiều ngách như hang tôi.”



8

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức
biểu đạt của đoạn văn?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 3: Em hiểu “ ăn xổi ở thì” nghĩa là gì?
Câu 4: Cách miêu tả dưới đây của nhà văn Tô Hồi có gì đặc sắc?
“…Cái anh chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã
nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng,
hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.”

Gợi ý:
Câu 1:
- Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” trong tác
phẩm “Dế Mèn Phiêu lưu kí” của tác giả Tơ Hoài.
- Phương thức biểu đạt: miêu tả
Câu 2: Nội dung chính: Đoạn văn giới thiệu và miêu tả về DC
Câu 3: “ ăn xổi ở thì” nghĩa là :Cách sống tạm bợ trước mắt cho qua ngày,
khơng tính đến lâu dài.
Câu 4:
Đoạn văn thể hiện tài năng quan sát, so sánh, nhận xét, liên tưởng trong miêu
tả nhân vật của Tơ Hồi: Tái hiện hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt
qua cái nhìn của Dế Mèn
Nét đặc sắc thể hiện ở các chi tiết sau:
- So sánh “người gầy gò và dài lêu nghêu” với dáng "gã nghiện thuốc phiện”
làm nổi bật dáng hình xiêu vẹo, lờ đờ, bệ rạc của Dế Choắt
- Hình ảnh “đơi cánh ngắn củn” được so sánh như “người cởi trần mặc áo
gilê”: Đã gầy gò, liêu xiêu, lại cởi trần mặc áo gilê (áo chỉ dùng khốc bên

ngồi áo dài) thì đủ để tạo thành một bức tranh biếm họa rất khôi hài: Thân
hình trơ xương, thảm hại.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


9

“ Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt,
nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập
xi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nơng,
mịng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để
kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi
tép, có những anh Cị gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà
vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn
cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa
xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.”
(Tơ Hồi, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 1: Đoạn văn tả cảnh gì?
Câu 2: Xác định các từ láy trong đoạn văn.
Câu 3: Xác định các thành phần câu trong câu văn sau:
Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt,
nước dâng trắng mênh mông.”
Câu 4: Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách nào?
Tác dụng của phép tu từ ấy?

Gợi ý:
Câu 1: Đoạn văn tả cảnh thế giới loài vật trên ao hồ.

Câu 2: Xác định từ láy

Các từ láy là: mênh mông, tấp nập, xơ xác, cãi cọ, vêu vao, bì bõm.
Câu 3: Xác định thành phần câu
Mấy hôm nọ, trời// mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước
TN1
C1
V1
mặt, nước// dâng trắng mênh mông.

TN2


10

C2

V2

Câu 4: Phép tu từ nhân hóa được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng?
- Phép tu từ được tạo ra bằng cách:
+ Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hành động, tính
chất của vật: (cua cá) tấp nập; (cò,sếu, vạc, cốc…) cãi cọ om sịm. Tơi (Dế
Mèn) suy nghĩ việc đời…
+ Dùng từ vốn để gọi người để gọi vật: họ (cò, sếu, vạc, cốc…); anh (Cị);
tơi (Dế Mèn).
- Tác dụng: Góp phần gợi tả cuộc sống mưu sinh ồn ào, tấp nập, vất vả, cực
nhọc của thế giới loài vật. Đồng thời làm cho thế giới loài vật trở nên gần
gũi, biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người, như con người.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Đọc các đoạn trích sau và thực hiện u cầu

(1) Dế Choắt nhìn tơi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái
ngách sang bên nhà anh, phịng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì
em chạy sang…
Chưa nghe hết câu, tơi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu
khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế
này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ
nơng thì cho chết!
Tơi về, khơng chút bận tâm.
(2) Choắt khơng dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tơi hốt hoảng quỳ
xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tơi hối lắm! Tơi hói hận lắm.


11

Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế
nào bây giờ?
Tôi khơng ngờ Dế Choắt nói với tơi một câu thế này:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi
khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà khơng biết nghĩ,
sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
(Tơ Hồi, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 1: Kể tên nhân vật trong đoạn trích?
Câu 2: Phương thức biểu đạt và nội dung đoạn trích trên?
Câu 3:
- Xác định những từ ngữ xưng hơ trong đoạn trích trên.
- Chỉ ra sự thay đổi về cách xưng hô của Dế mèn và Dế Choắt trong hai đoạn
trích. Giải thích lí do của sự thay đổi đó.


Câu 4: Trước khi chết Dế Choắt đã nói gì? Em rút ra bài học gì qua câu nói
đó?
Câu 5: Hình ảnh những con vật được miêu tả, kể trong đoạn trích có giống
với chúng trong thực tế khơng? Có đặc điểm nào của con vật được gắn
với chúng ta?
Câu 6: Câu nói trên của nhân vật Dế Choắt khiến em có suy nghĩ gì về nhân
vật này? Trình bày bằng đoạn văn khoảng 5-7 câu. Trong đoạn có sử dụng
1 tính từ, 1 từ láy. Gạch chân và chú thích rõ.
Gợi ý:
Câu 1: Nhân vật trong đoạn trích: Dế Mèn,Dế Choắt
Câu 2:
- Phương thức biểu đạt : tự sự
- Nội dung : Dế Choắt chết, Dế Mèn hối hận vì đã trêu Chị Cốc gây ra cái
chết cho Dế Choắt
Câu 3:


12

- Những từ ngữ xưng hơ trong đoạn trích: Tơi, ta, chú mày, anh, em
- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt :



Đoạn trích (1) ta – chú mày
Đoạn trích (2) tôi – anh

Dế Mèn đã hối hận về tội lỗi của mình cho nên cách xưng hơ của Dế Mèn với
Dê Choắt thay đổi hẳn. Đó là cách xưng hơ tơn trọng nhau, thể hiện sự bình

đẳng.
- Dế Choắt xưng hơ với Dế Mèn :



Đoạn trích (1) em – anh
Đoạn trích (2) tơi – anh

Khi này, Dế Choắt khơng cịn là kẻ phải nhờ vả nên nói với Dế Mèn như một
người bạn, lời khuyên chân thành của một người bạn.
Câu 4:
- Trước khi chết ,Dế Choắt nói : 'Thơi ,tơi óm yếu q rồi ... mang vạ vào
mình đấý”
- Bài học rút ra :
+ Không được kiêu căng, hung hăng ,tự tại
+ Trước khi làm viêc gì cũng phải suy nghĩ thật ki rồi mới được làm
Câu 5: Hình ảnh những con vật được miêu tả, kể trong đoạn trích khơng
giống trong thực tế vì đây là nhân vật được tác giả nhân hóa có một số đặc
điểm của con vật được gắn với chúng ta.
Câu 6: Câu nói trên của nhân vật Dế Choắt khiến em có suy nghĩ gì về nhân
vật này? Trình bày bằng đoạn văn khoảng 6-8 câu. Trong đoạn có sử
dụng 1 tính từ, 1 từ láy. Gạch chân và chú thích rõ.
* Mở đoạn( 1 câu): Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng
những câu nói cuối cùng của Dế Choắt trước khi mất nó làm cho mỗi độc giả
mãi không thể nào quên.
* Thân đoạn(3-5 câu)
- Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối
đãi với mọi người xung quanh.



13

- Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt “ ở đời mà có thói hung
hăng bậy bạ, có óc mà khơng biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào
mình.”
- Chỉ vài câu thơi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo
mạn lúc bấy giờ.
* Kết đoạn( 1 câu): Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng
bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người
khác.

B, DẠNG ĐỀ TẬP LÀM VĂN
Đề 1:
Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài
học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng.
Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai –
Nhà
xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu
tiên ấy.
Hướng dẫn làm bài:
a. Đảm bảo thể thức của một bài văn kể chuyện.
b. Xác định đúng kiểu bài văn kể chuyện sáng tạo, bài viết cần có cảm xúc
chân thực, biết liên tưởng, liên hệ với bản thân, có lời kể sinh động, đúng
ngơi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo.
c. Triển khai hợp lí nội dung của bài văn:
Yêu cầu hs nhập vai vào nhân vật của câu chuyện (Dế Mèn) để kể lại câu
chuyện và nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của Dế Mèn. Tâm trạng đó được biểu
hiện qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn năn của Dế Mèn…Bài văn có thể
có lối kể riêng, có thể viết theo định hướng sau:
*Mở bài:



14

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ mời đắp
của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và
cảm thấy hổ thẹn, ân hận
vơ cùng.
* Thân bài:
- Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tơi thích bắt nạt những người hàng
xóm nhỏ bé xung quanh.
- Tơi đã qt những chị Cào Cào ngụ ngồi đầu bờ
- Thỉnh thoảng tơi cịn ngứa chân đá anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm
lên.
- Khơng có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi.
- Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng cịn có thể tha thứ được;
nhưng việc tơi bày trò tinh nghịch trêu chọc chi Cốc khiến Dế Choắt bị hiểu
lầm dẫn đến cái chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.
-Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám chơi mà không dám chịu.
- Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có
nổi giận, Dế Choắt đâu có bị địn oan?
- Chỉ vì muốn thỏa cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tơi trở
thành kẻ giết người.
- Lúc này tơi tự trách mình và ân hận vơ cùng nhưng mọi việc đều đã muộn.
Dế Choắt ốm yếu và đáng thương đã nằm n trong lịng đất.
* Kết bài:
- Tơi thành tâm xin lỗi Dế Choắt và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ
thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời.
- Tơi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lịng này và lấy đó làm bài học đường đời
đầu tiên thấm thía cho mình.

Đề 2:


15

Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu
đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu
tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.
Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói
chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế
Choắt.
Hướng dẫn làm bài:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự.
b. Xác định đúng kiểu loại VB, chọn ngôi kể, lời kể phù hợp.
c. Vận dụng kiến thức về văn tự sự để chuyển vai kể một câu chuyện theo
tưởng tượng.
1. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: thời gian, khung cảnh, các nhân
vật tham gia.
(Học sinh có thể sáng tạo ra một tình huống để giới thiệu về câu chuyện được
kể)
2. Thân bài:
Đây là một đề văn mở, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức về văn tự sự
để chuyển vai kể một câu chuyện theo tưởng tượng vì thế nên sự sáng tạo của
học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học với việc liên hệ thực tế vô
cùng quan trọng. Dế Choắt tuy là một nhân vật chính trong cuộc nói chuyện
tuy nhiên là một nhân vật khơng cịn tồn tại. Học sinh có thể sáng tạo thêm
các nhân vật khác cùng tham gia vào câu chuyện cho sinh động, hấp dẫn...
- Kể lại cuộc nói chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt kết hợp việc miêu tả cảnh

vật thiên nhiên xung quanh qua đó bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của
Dế Mèn:
- Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra với Dế Choắt: bài học đường đời đầu
tiên đầy ăn năn, hối hận.


16

- Dế Mèn kể cho Dế Choắt nghe những tháng ngày phiêu lưu mạo hiểm với
những chiến tích và những thất bại của mình cùng những người bạn khác.
- Tâm sự về những dự định trong tương lai của Dế Mèn và những lời hứa hẹn
với Dế Choắt.
3. Kết bài: Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn:
- Bài học về sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Kêu gọi niềm đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ khám phá cuộc sống,
khám phá thế giới xung quanh.
Đề 3: Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu
đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu
tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.
Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện
của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.
Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: thời gian, khung cảnh, các
nhân vật tham gia.
(Học sinh có thể sáng tạo ra một tình huống để giới thiệu về câu chuyện được
kể)
Thân bài:
Đây là một đề văn mở yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức về văn tự sự để
chuyển vai kể một câu chuyện theo tưởng tượng vì thế nên sự sáng tạo của
học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học với việc liên hệ thực tế vô

cùng quan trọng. Dế Choắt tuy là một nhân vật chính trong cuộc nói chuyện
tuy nhiên là một nhân vật khơng cịn tồn tại. Học sinh có thể sáng tạo thêm
các nhân vật khác cùng tham gia vào câu chuyện cho sinh động, hấp dẫn…


17

- Kể lại cuộc nói chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt kết hợp việc miêu tả cảnh
vật thiên nhiên xung quanh qua đó bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của
Dế Mèn:
- Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra với Dế Choắt: bài học đường đời đầu
tiên đầy ăn năn, hối hận.
- Dế Mèn kể cho Dế Choắt nghe những tháng ngày phiêu lưu mạo hiểm với
những chiến tích và những thất bại của mình cùng những người bạn khác.
- Tâm sự về những dự định trong tương lai của Dế Mèn và những lời hứa
hẹn với Dế Choắt.
Khuyến khích những bài làm của học sinh giàu tính sáng tạo, có thể kể một
câu chuyện cụ thể, sinh động, ấn tượng, giàu ý nghĩa.
Kết bài: Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn:
- Bài học về sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Kêu gọi niềm đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ khám phá cuộc sống, khám
phá thế giới xung quanh.
Đề dành cho học sinh giỏi:
Viết bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về trăng trối của Dế Choắt nói với Dế
Mèn;"Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ. có óc mà khơng biết nghĩ .sớm
muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy" Lời nói trăn trối của Dế Choắt khiến
em có suy nghĩ gì về một thói xấu ở một bộ phận khơng nhỏ cỉa người Việt
Nam và đúng là vấn đề nóng khiến xã hội quan tâm .
****Bài viết (sưu tầm)
Trải qua những cuộc phiêu lưu đầy khó khăn và sóng gió của Dế mèn

đã giúp Dế mèn rút ra những bài học bổ ích. Nhờ những bài học đó, chàng đã


18

trở thành một chàng dế tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Bài học lớn của Dế
Mèn đã rút ra trong cuộc sống là bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tơ
Hồi đã thể hiện ở chương đầu của tác phẩm.
Trong chương đầu của tác phẩm, dế mèn hiện lên thật ngộ nghĩnh và
đáng yêu. Chú có một thân hình chắc khỏe và cường tráng của Dế Mèn. Chú
ăn uống điều độ và năng luyện tập nên chóng lớn, dáng vẻ oai vệ, kiểu cách
con nhà võ. Chú lại càng lí thú hơn bởi cuộc sống tự do, tha hồ thỏa mãn tính
hiếu động của mình. Tính cách hiếu động nhưng quá đà ấy đã biến Dế Mèn
trở nên hung hăng, hống hách. Nếu chú là người biết mình biết người thì chú
đã khơng gây ảnh hưởng đến người khác và không phải hối hận suốt đời.
Nhưng cũng nhờ bài học đắt giá đó, con người chú, suy nghĩ của chú đã thay
đổi. Trước đây chú đã cho mình là tài giỏi, đứng đầu thiên hạ, lắm người nể
nang nên đã chuốt lấy bài học đầu đời thật cay đắng.
Trong cuộc sống hàn ngày với họ nhà dế, Mèn ln tự hào về thân hình khỏe,
đẹp của mình, luôn ra oai, ra dáng. Tệ hại hơn nữa, chú ta lại gây sự với mấy
chị Cào Cào, chọc ghẹo anh Gọng vó rồi trêu chọc chị Cốc để dẫn đến cái
chết đáng thương của Dế Choắt. Các tính ngỗ ngược, tinh nghịch của Dế mèn
đã làm cho cuộc sống của chú cũng phải buồn tẻ, đơn điệu, chú cũng phải ân
hận cho hành động ngơng cuồng của mình. Dế Choắt bẩm sinh yếu đuối,
bệnh tật nên Dế Mèn đã coi thường. Mèn khơng giúp đỡ bạn lại có lúc chê
bai: – Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Mèn biết tổ ở của Dế
Choắt nông cạn, khơng an tồn nhưng khơng ra tay giúp bạn. Mặc dù Dế
Choắt nhờ cậy nhưng Dế Mèn không chút bận tâm. Mèn rủ Choắt trêu chọc
chị Cốc, Choắt ngăn cản: Anh đừng trêu vào… Mèn lại quắc mắc: – Sợ gì!
Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao cịn biết sợ ai hơn tao nữa! Vì chẳng sợ

ai nên Mèn chui vào hang sâu của mình rồi trêu chọc chị Cốc. Dế Choắt ở
gần đấy bị hiểu nhầm nên đã bị chị Cốc mổ cho một trận đến chết. Trước khi
chết, Dế Choắt đã thức tỉnh Mèn: – Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc
mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Đây là bài
học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn khơng thể nào qn. Nó ám ảnh Dế Mèn
bởi tính kiêu ngạo nghịch ranh, thiếu suy nghĩ của mình
Những giọt nước mắt của Dế Choắt đã làm chú thức tỉnh lương tâm. Dù ân
hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, khơng nản
chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách,
quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc
sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện
bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải
quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lịng nhân ái trong cuộc
đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hồn thiện nhân cách và có được một


19

cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ
trẻ hơm nay.
Mượn hình ảnh nhân vật dế Mèn để đưa ra lời khuyên cho con
người. Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy, không ai trong đời không mắc
phải sai lầm, vấn đề là chúng ta biết nhận ra lỗi sai và sửa chúng. Bài học đầu
tiên trong đời của chú dế cũng là bài học của nhiều bạn trẻ hiện nay, chúng ta
phải biết yêu thương giúp đỡ người khác, mỗi hành động của chúng ta phải
suy nghĩ thật kĩ, phải tính đến hậu quả của nó rồi hãy làm. Bài học đường đời
đầu tiên của chú dế có ý nghĩa thật sâu sắc, nó giúp con người nhận ra lẽ
sống đúng đắn ở đời.
ƠN TẬP VĂN BẢN: SƠNG NƯỚC CÀ MAU( ĐỒN GIỎI)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả: (1925 - 1989).
- Quê ở tỉnh Tiền Giang.
- Là nhà văn Nam Bộ, ông thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con
người Nam Bộ.
2. Văn bản:
- Đất rừng phương Nam là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi.
- Văn bản được trích từ chương XVIII của tác phẩm.
a. Hồn cảnh sáng tác:
- Đất rừng phương Nam là truyện dài nổi tiếng nhất của Đồn Giỏi.
- Văn bản được trích từ chương XVIII của tác phẩm.
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, thuyết minh, giải thích
c. Bố cục: - Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: Từ đầu …lặng lẽ một màu xanh đơn điệu: Những ấn tượng chung
ban đầu về thiên nhiên vùng đất Cà Mau.
+ Phần 2: Tiếp…ban mai: Các kênh rạch vùng Cà Mau và con sông Năm
Căn.
+ Còn lại : cảnh chợ Năm Căn


20

d. Tóm tắt văn bản :
Bài văn miêu tả con thuyền đang xuôi về đất Cà Mau, khung cảnh thiên
nhiên hùng vĩ và rộng lớn có nét giản dị và hoang dã với màu xanh của núi
rừng, tiếng sóng rì rào của ngày đêm. Con thuyền đi qua các địa danh khác
nhau Chà Là, Cái Keo những tên gọi dân dã, gần gũi đổ ra kênh Bọ Mắt, đổ
ra sông cửa lớn rồi xi về Năm Căn dịng sơng lớn mênh mông, xung quanh
là rừng đước dựng lên như hai dãy trường thành và ẩn hiện trong nắng sớm
mai, rừng đước có nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp. Trên sơng Năm Căn có
chợ Năm Căn đơng vui, tấp nập thuyền bè mua bán, trao đổi, có những ngơi

nhà văn minh hai tầng lại có những túp lều. Ẩm thực phong phú với các món
ăn Trung quốc, khung cảnh nhộn nhịp với cô gái Hoa Kiều bán hàng vui vẻ,
người Chà Châu, người Châu Giamg bán vải, người Miên bán rượu.
e. Giá trị nghệ thuật:
- Tả xen kể, liệt kê, so sánh, điệp ngữ
- Sử dụng nhiều động từ, tính từ, cụm động từ, cụm tính từ
- Miêu tả cụ thể, chi tiết, nhận xét tinh tế, chính xác
g. Giá trị nội dung
- Thiên nhiên phong phú, hoang sơ mà tươi đẹp.
- Cuộc sống sinh hoạt nhộn nhịp hấp dẫn.
II. LUYỆN TẬP
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sơng ngịi, kênh rạch càng bủa
giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung
quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.”
Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn văn trên ?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 3: Xác định nghĩa của từ "mũi" trong cụm từ “mũi Cà Mau” ? Từ “mũi”


21

được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 3: Từ việc so sánh hai cách viết: “Càng đổ dần về hướng Cà Mau” và
“Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau”, hãy cho biết từ “mũi” khiến cách giới
thiệu của tác giả về vùng Cà Mau gợi hình, gợi cảm như thế nào?
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 5- 8 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh
thiên nhiên vùng Cà Mau, có sử dụng một tính từ, một tư láy và chỉ rõ?


Gợi ý:
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản “Sơng nước Cà Mau, trích trong “Đất
rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: miêu tả.
Câu 3: Nghĩa của từ “mũi” trong cụm từ “mũi Cà Mau”: chỉ vùng đất nhơ ra
phía trước
Từ “mũi” được tác giả Đoàn Giỏi dùng với nghĩa chuyển.
Câu 3: Cách viết của tác giả có thêm từ “mũi”:
- Nhà văn khơng viết “càng đổ dần về hướng Cà Mau” một cách chung
chung (về tỉnh Cà Mau) mà viết “càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau”. Đoàn
Giỏi dùng từ “mũi” theo nghĩa chuyển để giới thiệu vừa cụ thể, vừa tạo hình
về một vùng đất có hình dáng nhơ ra phía trước vừa gợi ấn tượng về hình
dáng mảnh đất cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc.
Câu 4:
Đoạn văn cần đảm bảo các ý chính sau :
- Thiên nhiên Cà Mau mang vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ đầy sức sống :
+ Khơng gian mênh mơng, trời nước cây lá tồn màu xanh thơ mộng.
+ Âm thanh rì rào bất tận của tiếng sóng, gió, rừng cây.
+ Sơng ngịi kênh rạch chi chít: rạch Mái Giầm, kênh Ba Khía, kênh Bọ
Măt,...
+ Dịng sông Năm Căn ; rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm ngày
đêm, cá bơi hàng đàn đen trũi.


22

+ Rừng đước cao ngất như bức trường thành vô tận.
- Tác giả đã cảm nhận tinh tế bằng cả thị giác, thính giác, thể hiện tình
u thiên nhiên, đất nước của mình.

Đoạn văn tham khảo:
Trong văn bản Sơng nước Cà Mau, dưới ngịi bút tài tình của nhà văn
Đồn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến
hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,...
Những dịng sơng, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện
lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao
yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà
Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đồn Giỏi, ta
có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà
Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua
một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sơng
nước
như
thế
mới
thú
vị
biết
bao!
- Tính từ: xanh
- Từ láy:mộc mạc,
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các u cầu bên dưới:
“ Dịng sơng Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm
như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi
ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xi giữa dịng con sơng rộng hơn
ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy
trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng,
ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ơm lấy dịng sơng, đắp từng bậc
màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,… lòa nhòa ẩn hiện trong

sương mù và khói sóng ban mai.”
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu
tác dụng?
Câu 4: Từ văn bản chứa đoạn trích trên cùng những hiểu biết của mình, em
hãy viết một đoạn văn khoảng 7-10 câu nêu cảm nhận về vẻ đẹp của vùng
đất được nói đến trong đoạn trích trên. Trong đó có sử dụng một từ láy,


23

một phó từ (gạch chân và chú thích).

Gợi ý:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn : Miêu tả.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn : Miêu tả cảnh đẹp dịng sơng Năm
Căn như một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ.
Câu 3:
- So sánh:
+ Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
+ Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa
những đầu sóng trắng.
- Tác dụng:
+Làm tăng sức gợi hình, nổi bật vẻ đẹp của dịng sơng Năm Căn hùng vĩ như
một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sống động.
Câu 4:
* Mở đoạn( 1 câu): Sông nước Cà Mau là một vùng đất rộng lớn, hùng vĩ.
* Thân đoạn:
- Qua bài ''Sông nước Cà Mau'' đã giúp chúng ta thấy rõ hơn về vùng đất này,

tuy cịn hoang sơ nhưng thật bình n và hạnh phúc .
- Dịng sơng Năm Căn“nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”; vì thế
mà cá tơm cũng nhiều hơn, đời sống người dân được ấm no.
- Dòng sông Năm Căn là một khung cảnh đông vui, tấp nập người qua lại,
thiên nhiên hấp dẫn cùng với cái chợ cùng tên là Năm Căn.
- Ôi, khung cảnh thật tuyệt vời ! Và chợ đó cũng làm cho vùng sông nước Cà
Mau thêm sinh động và nhộn nhịp lên hẳn.
- Cuộc sống của người dân Năm Căn tuy giản dị nhưng rất ấm no và hạnh
phúc, họ sống trên sự lao động của chính mình. Các hoạt động sinh hoạt vui
tươi, sôi nổi cũng như khu chợ Năm Căn; họ kinh doanh bằng cách buôn bán
hàng với nhau không như người thành thị.
- Đêm đến, những ngôi nhà bè san sát nhau tạo một cảm giác được yêu
thương, bảo vệ của đồng loại.


24

*Kết đoạn( 1 câu) Tóm lại, sơng nước Cà Mau là một vùng đất mà chúng ta
đáng sống.
-Phó từ: cũng
→Chỉ sự tiếp diễn.
- Từ láy: “ nhộn nhịp”
Đọc kĩ đoạn trích dưới đây: [...] Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào,
đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ
vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu
cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những
đống gỗ cao như núi chất dựa vào bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền
lưới, thuyền bn dập dềnh trên sóng... Nhưng Năm Căn cịn có cái bề
thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phơ phang sự trù
phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Những bến vận hà nhộn

nhịp dọc dài theo sơng; những lị than hầm gỗ được sản xuất loại than củi
nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măngsông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta
có thể cập thuyền lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc
hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu,
ngồi ra cịn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết,
đến bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà
không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán
hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già
người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lơ, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ,
đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ
vùng rừng Cà Mau.
Câu 1: Đoạn trích “Sơng nước Cà Mau” là của tác giả nào, được trích trong
tác phẩm nào?
Câu 2: Nội dung chính trong các tác phẩm của nhà văn Đồn Giỏi là gì?
Câu 3: Những từ “ồn ào”, “tấp nập” thuộc từ loại nào? Những từ đó biểu thị
điều gì?Câu 4: Ghi lại một hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trên?
Câu 5: Hình ảnh chợ Năm Căn được miêu tả trong văn bản có gì độc đáo?
Câu 6: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cuộc sống con người vùng
Cà Mau, có sử dụng ít nhất hai từ láy?( từ 7 10 câu)


25

Gợi ý:
Câu 1:
- Đoạn trích Sơng nước Cà Mau là của tác giả Đồn Giỏi.
- Đoạn trích Sơng nước Cà Mau được trích trong tác phẩm "Đất rừng phương
Nam"
Câu 2: Nội dung chính trong các tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi là
thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ.

Câu 3: Những từ “ồn ào”, “tấp nập” các từ đó là từ láy, biểu thị cho khung
cảnh tấp nập nơi chợ Năm Căn.
Câu 4: Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ
Câu 5: Chợ có hoạt động bn bán rất độc đáo, đó là chợ trên sông với một
cuọc sống cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo.
Câu 6: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cuộc sống con người vùng
Cà Mau.
Đoạn văn cần đảm bảo các ý chính sau :
- Cuộc sống của con người ở nơi đây rất tấp nập, sầm uất và đơng vui,
được tái hiện qua hình ảnh chợ Năm Căn :
+ Độc đáo : chợ họp trên sông như khu phố nổi (thuyền bè san sát, những
đống gỗ cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè ánh
đèn măng sông sáng rực).
+ Chợ bày bán đủ mọi loại mặt hàng.
+ Người mua kẻ bán thuộc nhiều dân tộc ; tiếng nói, màu sắc quần áo
người bán hàng,...
Nhận xét: Đây là một sinh hoạt độc đáo, mang bản sắc riêng của
mảnh đất này. Qua đó ta thấy được tình yêu, sự am hiểu và gắn bó của tác
giả với miền đất Cà Mau.
Đoạn văn tham khảo: Văn bản “ Sông nước Cà Mau” của tác
giả Đồn Giỏi đã rất thành cơng khi miêu tả cuộc sống con người nơi đây.
Cuộc sống của con người ở nơi đây rất tấp nập, sầm uất và đông vui,
được tái hiện qua hình ảnh chợ Năm Căn. Chợ Năm Căn hiện ra thật độc
đáo. Chợ họp trên sông như khu phố nổi (thuyền bè san sát, những đống
gỗ cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè ánh đèn măng
sông sáng rực). Chợ bày bán đủ mọi loại mặt hàng. Người mua kẻ bán


×