Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 164 trang )

Nguyễn Văn Liêm
“Điều hành” giờ học tiếng Anh như thế nào?
Bất kỳ một giáo viên nào cũng có những cách riêng để “điều hành” những buổi dạy
sao cho không bị cháy giáo án mà vẫn không làm cho học viên mệt mỏi với lượng
kiến thức được học trên lớp.
1. Ghi lại tất cả những lỗi mà học viên thường mắc phải trong khi làm bài tập, bài kiểm tra, phát biểu và sửa các lỗi đó cho cả
lớp
Hầu hết các lớp dạy tiếng Anh đều đặt mục tiêu nâng cao khả năng giao tiếp lên hàng đầu. Nhưng đa số học viên đều ngần ngại khi
nói tiếng Anh vì sợ mắc lỗi. Điều này là do tâm lý xấu hổ mặc dù họ biết có thể nhiều người khác cũng mắc lỗi sai như thế. Vậy bạn
hãy làm học viên tự tin hơn bằng cách khéo léo nhắc nhở họ cách phát âm sao cho chuẩn, nói sao cho đúng trọng âm và ngữ điệu. Đối
với những lỗi mà nhiều học viên cùng mắc phải, bạn hãy nhấn mạnh với cả lớp và dành nhiều thời gian để sửa những lỗi này hơn vì
đây thường là những lỗi cơ bản. Bằng cách sửa lỗi sai cho học viên sau khi làm xong bài tập hay phát biểu, học viên sẽ giao tiếp với
nhau thường xuyên hơn và quá trình trao đổi của họ không bị ngắt quãng, giúp cho học viên tập trung vào bài học hơn. Điều này
không chỉ giúp cho những học viên mắc lỗi nhận ra lỗi của mình mà còn giúp cho cả những học viên khác tránh mắc phải những lỗi
tương tự.
2. Dành nhiều thời gian cho các tình huống giao tiếp
Mục đích của việc học tiếng Anh là để giao tiếp. Vì vậy các bài học cần có những tình huống giao tiếp như thảo luận đôi, nhóm hay
thuyết trình. Những hoạt động này sẽ giúp học viên có cơ hội nói tiếng Anh một cách chủ động và trao đổi thông tin nhiều hơn. Bạn
hãy tìm ra cách tổ chức những hoạt động này trong bài học. Ví dụ, nếu bạn đang cho học viên làm một bài tập chia động từ thì hãy để
cho họ hỏi những người bạn khác trong lớp về kinh nghiệm khi làm bài tập này; hay nếu học viên đang làm bài tập đọc hiểu thì hãy
hỏi ý kiến của họ về bài tập này như thế nào, họ sẽ áp dụng những kiến thức mà họ đọc được trong bài đó vào cuộc sống thực tế ra
sao.
3. Sử dụng âm nhạc trong lớp học
Âm nhạc luôn giúp người ta cảm thấy hào hứng hơn với công việc và học tập. Thỉnh thoảng hãy cho học viên nghe một bài hát tiếng
Anh trong giờ luyện nghe vì trong các bài hát có rất nhiều những từ, cụm từ phổ biến trong đời sống. Nghe và chép lời bài hát cũng là
một cách học nghe và các cách diễn đạt một cách tự nhiên và hiệu quả.
4. Sắp xếp thời gian giải lao hợp lý
Ngồi tại một vị trí trong một thời gian dài dễ khiến học sinh mệt mỏi và mất tập trung, thậm chí không muốn học tiếp. Vì vậy, hãy sắp
xếp giờ nghỉ giải lao hợp lý (có thể là một, hai lần giải lao tuỳ thời lượng của buổi học) để học viên có thể nghỉ ngơi, đi lại trong vòng
vài phút sau những giờ học căng thẳng. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì sự nhiệt tình đối với giờ học được tăng lên đáng kể sau giờ nghỉ
giải lao. Giờ nghỉ giải lao không chỉ nạp lại năng lượng cho học viên mà còn giúp họ thực hành những gì vừa học được. Ví dụ như


trong giờ giải lao, học viên có thể nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Trong thời gian giải lao học viên có tâm lý thoải mái và nói về
những chủ đề quen thuộc nên họ sẽ nói tiếng Anh tự tin và chủ động hơn rất nhiều.
Những phương pháp dạy và kiểm tra từ mới
Đối với việc học ngoại ngữ, ghi nhớ được nhiều từ là việc rất quan trọng và hữu ích. Vậy làm thế nào để đổi mới
cách dạy và kiểm tra từ mới sao cho phong phú và hiệu quả? Bạn hãy thử tham khảo những phương pháp sau nhé.
Các phương pháp dạy từ mới
Ô chữ
Có những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa lại có cách cấu tạo từ hơi giống nhau. Ta lấy ví dụ với những từ refusal, deny, say no, reject,
(throw) out. Đây là những từ cùng có nghĩa là từ chối. Chúng ta có thể hình dung sự giống nhau trong cách cấu tạo của những từ này
qua bảng sau:
d o
r e f u s a l
e n t a
j y y
e n
c o
Trang 1
Nguyễn Văn Liêm
t
Giả sử refusal là một từ mới. Hãy vẽ ô chữ này lên bảng, xóa đi tất cả những chữ cái có trong từ này mà không có trong những từ còn
lại và bạn có thể kiểm tra học viên có thể nhớ được từ này như thế nào qua ô chữ. Đây là cách giúp học viên có được hình ảnh liên
tưởng về cách viết của từ mới so với các từ đã học.
d o
r e u s
e n t a
j y y
e n
c o
t
Bạn có thể thử một ví dụ khác với essential, important, vital, must have, disastrous hay terrible, awful, very bad.

“Vẽ” từ
Đây là cách học thực sự hiệu quả với các danh từ và động từ. Với những từ mới bạn muốn kiểm tra học viên, bạn có thể chọn cách
này để gợi nhớ cho học viên bằng hình ảnh. Bạn có thể vẽ lên bảng, dùng tranh ảnh minh họa hoặc đối với các động từ, bạn có thể yêu
cầu học viên minh họa. Cách học này có hiệu quả hơn đối với các học viên nhỏ tuổi (dưới 14 tuổi).
Đoán từ
Bạn chọn một từ và đánh số từng chữ cái của từ đó. Bạn cũng có thể cung cấp gợi ý bằng cách giải nghĩa hoặc đưa ra từ gần nghĩa với
từ cần đoán. Chia học viên ra làm 2 đội. Yêu cầu lần lượt mỗi đội chọn 1 số và yêu cầu đội còn lại đoán. Đội nào đoán đúng chữ cái
sẽ được thêm một lượt chọn số. Trò chơi tiếp tục cho đến khi có đội đoán được ra từ đó, lượt đoán từ sẽ ưu tiên cho đội đang được
chọn số. Trò chơi này sẽ hấp dẫn và thú vị khi có các từ dài và khó.
Đánh vần
Khi có một từ mới, trước tiên bạn hãy đánh vần thật rõ từ đó để học viên có thể tưởng tượng ra cách viết và cách đọc của từ đó trước
khi được nhìn và nghe từ đó một cách hoàn chỉnh. Bạn nên đánh vần từ mới cùng với một từ đã học và có cùng nghĩa. Yêu cầu học
viên phát âm hai từ này và đây là lúc để bạn chỉnh cách đọc từ cho học viên. Mỗi buổi học, bạn có thể dạy khoảng 5-10 từ theo cách
này. Sau đó, bạn hãy viết các từ mới và cũ lên bảng một cách ngẫu nhiên và yêu cầu học viên nối các từ đồng nghĩa với nhau. Đây là
một cách dạy từ mới và hiệu quả vì nó giúp học viên tự có cách tiếp cận về từ vựng.
Các phương pháp kiểm tra từ đã học
Ghép từ và nghĩa
Đầu tiên, bạn đọc 3 từ mà học viên đã học, ví dụ repair, visible, ruin và yêu cầu học viên nhắc lại và đảm bảo rằng họ nhớ 3 từ này.
Tiếp theo, bạn đọc nghĩa của 3 từ vừa xong theo một trật tự bất kỳ, khác với trật tự đọc từ lúc trước, ví dụ can be seen, mend, destroy
và cũng yêu cầu học viên ghi nhớ.
Cuối cùng, yêu cầu từng học viên ghi ra giấy 3 từ với nghĩa tương ứng. Bạn kiểm tra và sẽ nắm được khả năng ghi nhớ từ, chính tả và
ý nghĩa của từng học viên.
Tráo từ
Bạn có từng cặp từ đồng nghĩa và tiến hành tráo 2 chữ cái đầu tiên của chúng với nhau. Ví dụ: marry, wed - warry, med; trust, rely on
- trely on, rust
Yêu cầu học viên sắp xếp lại các từ cho đúng rồi nhắc lại cách sử dụng của từng từ. So sánh sự giống và khác nhau của từng cặp đồng
nghĩa. Với cách làm này, bạn sẽ giúp học viên ghi nhớ từ theo từng cặp đồng nghĩa và cách sử dụng chúng.
Hy vọng với những phương pháp này, bạn sẽ giúp học viên củng cố thêm được vốn từ vựng và các tiết dạy của bạn cũng thu hút được
sự quan tâm, chú ý của các học viên
Để giờ học ngữ pháp trở nên hiệu quả

Ngữ pháp tiếng Anh vô cùng phong phú và đa dạng. Học viên đôi khi bị ngợp trước hàng loạt hiện tượng
ngữ pháp mới và thường rất bối rối khi gặp những cấu trúc ngữ pháp tương tự nhau.
Nắm rõ ngữ pháp sẽ khiến học viên tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh cũng như nâng cao được các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết.
Vậy làm thế nào để có thể giúp học viên học ngữ pháp một cách hiệu quả? Bạn hãy tham khảo vài ý kiến sau đây nhé:
Trang 2
Nguyễn Văn Liêm
1. Luôn đưa ra ngữ cảnh cho dễ hiểu
Khi đưa ra một hiện tượng ngữ pháp mới, bạn hãy đưa ra một ví dụ cụ thể để học viên có thể hình dung ra hoàn cảnh áp dụng của hiện
tượng ngữ pháp đó. Ngữ cảnh minh họa càng cụ thể và dễ hiểu thì học viên càng dễ tiếp thu bài học mới và cảm thấy hào hứng. Có
thể để học viên tự phát hiện và nhận ra hiện tượng ngữ pháp mới trong ví dụ mà bạn đưa ra. Bạn nên đưa ra ngữ cảnh bằng Tiếng Anh
để học viên có thể quen dần với ngoại ngữ này. Bạn cũng nhớ đừng lướt qua bài học mới quá nhanh để chắc chắn rằng học viên có đủ
thời gian để “ngấm” bài học mới. Việc nhắc đi nhắc lại một kiến thức mới không bao giờ là thừa bởi việc nhắc lại sẽ giúp học viên ghi
nhớ dễ dàng hơn.
2. Giúp học viên nói Tiếng Anh
Luôn động viên học viên phát biểu trong giờ học chứ không chỉ đơn thuần ngồi nghe bạn nói. Hãy cho học viên đủ thời gian để có thể
truyền tải những gì họ muốn nói bằng tiếng mẹ đẻ sang Tiếng Anh. Và hãy luôn sẵn sàng giúp từng học viên nói Tiếng Anh theo cách
hữu hiệu nhất.
3. Yêu cầu học viên ghi chép đầy đủ nội dung bài học
Bạn có thể phát nội dung bài học được in sẵn cho học viên hoặc ghi nội dung bài học lên bảng và yêu cầu học viên chép vào vở ghi.
Các mẫu câu và cấu trúc cần được ghi chính xác, rõ ràng và được đóng khung hoặc đánh dấu để dễ tra cứu. Mỗi mẫu câu cũng cần
được ghi chú một cách ngắn gọn (gồm định nghĩa, cách sử dụng, v.v).
4. Yêu cầu học viên áp dụng Tiếng Anh vào thực tế
Thường xuyên yêu cầu học viên sử dụng các mẫu câu đã học để nói về cuộc sống, dự định, công việc, v.v của bản thân. Chẳng hạn
bạn có thể yêu cầu học viên sử dụng mẫu câu với thì tương lai để nói về các dự định sắp tới. Với cách làm này, bạn sẽ giúp cho học
viên sử dụng Tiếng Anh một cách chủ động và hiệu quả.
5. Giúp học viên nhận biết được các quy tắc ngữ pháp trong Tiếng Anh
Luôn khích lệ học viên vận dụng các mẫu câu mới học để đặt câu (những câu này có mức độ khó và phức tạp tăng dần). Bạn cũng nên
giúp học viên đối chiếu và so sánh các mẫu câu nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng. Biết được nhiều mẫu câu sẽ giúp
học viên có cách diễn đạt linh hoạt hơn.
6. Giúp học viên nhận ra tầm quan trọng của ngữ pháp

Việc viết những câu có ngữ pháp chính xác là điều tối quan trọng trong các văn bản hành chính như đơn xin việc. Nói và viết đúng
ngữ pháp đều tạo được ấn tượng tốt với người đọc, người nghe và giúp cho nội dung dễ hiểu hơn. Bạn hãy khuyến khích học viên tự
sửa những lỗi ngữ pháp trong bài của mình hoặc đưa ra những bài tập chữa lỗi để học viên có thể nhận ra những lỗi thường gặp và
tránh mắc phải lần sau.
Học viên nào cũng hiểu rằng việc học ngữ pháp rất khó những cũng vô cùng hữu ích. Tuy nhiên học viên có thể thấy rất hào hứng khi
học ngữ pháp hoặc thấy nó thật nhàm chán. Có nhiều lý do giải thích cho những phản ứng trên. Những học viên đã từng tham gia các
khóa học ngữ pháp trước đó nhưng lại chỉ được nghe những bài giảng lý thuyết ngữ pháp buồn tẻ và làm các bài tập ngữ pháp đơn
điệu nên những học viên này luôn có ấn tượng rằng các khóa học ngữ pháp thật nhàm chán. Điều này chứng tỏ phương pháp giảng
dạy rất quan trọng. Bạn hãy cố gắng khiến cho học viên cảm thấy hứng thú với môn học có vẻ rất khô khan này bạn nhé!
Các thủ thuật gợi mở trong giảng dạy từ mới
Tất cả chúng ta đều thấy được vai trò của việc trau dồi từ mới trong học tập tiếng Anh
nói riêng, học tập ngoại ngữ nói chung. Tuy nhiên làm thế nào để giáo viên có thể dạy từ
mới một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất lại không phải là vấn đề đơn giản.
1. Dạy từ mới dùng tranh ảnh minh hoạ
Ở phương pháp này, giáo viên chuẩn bị tranh ảnh có chứa nội dung kiến thức cần giảng dạy. Giáo viên giơ từng bức tranh và yêu cầu
học sinh nhận biết nội dung chứa đựng trong bức tranh. Chẳng hạn khi dạy về từ “car” giáo viên có thể chọn một bức ảnh có chiếc xe
ô tô trên báo hay tạp chí. Giáo viên giơ tranh lên và yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến. Phương pháp này giúp học viên dễ nhớ từ mới
và giúp cho giờ học trở nên sinh động hơn.
2. Dạy từ mới bằng kịch câm
Ở phương pháp này giáo viên dùng hành động, cử chỉ nét mặt của mình. Trên cơ sở đó học viên quan sát và đoán nghĩa của từ mới.
Phương pháp này rất thích hợp để giảng dạy các từ chỉ hoạt động hay cảm xúccủa con người.
3. Dạy từ mới bằng vật thật
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị trước các đồ vật có trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên giơ vật đó lên và yêu cầu
Trang 3
Nguyễn Văn Liêm
cả lớp nói nghĩa của từ tiếng Anh tương đương. Phương pháp này có thể mang lại hứng thú bất ngờ cho học viên vì học viên được
luyện tập với các vật có thật trong thực tế.
4. Dạy từ mới bằng giải thích
Trong phương pháp này giáo viên giải thích cho học sinh về một sự vật hay một hiện tượng nào đó. Học viên sẽ nghe và đoán từ mới
ấy bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh.

Ví dụ:
Teacher: I don’t tell lies. I don’t cheat in the exams. I tell the truth. What am I? Tell me the word in Vietnamese, please.
Students: Trung thực ạ!
5. Dạy từ mới bằng cách đưa ra ví dụ
Giáo viên đưa ra một loạt các ví dụ, học viên phải nhóm chúng lại với nhau và tìm ra một từ khái quát nhất. Phương pháp giảng dạy
này phát huy khả năng khái quát hoá của học viên đồng thời nó buộc học viên phải tư duy sáng tạo và lôgic.
Ví dụ:
Teacher: Everyday I have to cook. Every day I have to clean the house. Everyday I have to wash the dishes. What I am talking about?
Students: Housework.
6. Dạy từ mới bằng cách dùng từ đồng nghĩa hay trái nghĩa
Giáo viên sẽ dùng các từ đồng nghĩa hay trái nghĩa với từ mới để giúp học viên tìm ra từ mới đó.
Ví dụ:
Teacher: What is the opposite word of “quiet”?
Students: Noisy.
7. Dạy từ mới bằng phương pháp dịch
Phương pháp này chỉ được dùng như biện pháp cuối cùng khi các phương pháp trên không thể sử dụng được. Giáo viên sẽ dùng ngôn
ngữ mẹ đẻ để giúp học viên tìm ra từ mới bằng tiếng Anh.
Ví dụ:
Teacher: How do you say “quên” in English?
Students: Forget.
Trên đây là các thủ thuật gợi mở trong giảng dạy từ mới. Để có một giờ học sinh động thì giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng giáo án và
vật thật (nếu có) trước giờ lên lớp. Hãy biến giờ học từ mới thành một giờ học đầy bất ngờ và thú vị nhé!
Thực hiện “học đi đôi với hành” như thế nào?
Một vấn đề khiến nhiều giáo viên đau đầu là làm sao để học viên sử dụng tiếng
Anh trong giờ thực hành. Đây dường như là một thách thức đối với phần lớn
giáo viên bởi vì nếu học viên không sử dụng tiếng Anh trên lớp thì điều đó đồng
nghĩa với việc học không đi đôi với hành.
Vậy tại sao học viên có xu hướng sử dụng tiếng mẹ đẻ thay vì sử dụng ngoại ngữ đang học?
Thực tế cho thấy có nhiều lý do khiến học viên sử dụng tiếng Việt.
 Thứ nhất, đó có thể là do nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đặt ra quá cao so với trình độ và khả năng của học viên. Giả sử

như bạn yêu cầu học viên ở trình độ sơ cấp thảo luận về một đề tài khó như toàn cầu hoá hay sự nóng lên của Trái Đất thì
học viên sẽ tìm đến tiếng Việt như là sự lựa chọn tất nhiên. Do vậy giáo viên không thể hi vọng học viên có thể huy động các
kiến thức về ngôn ngữ để nói về những đề tài này.
 Thứ hai, học viên có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giờ học ngoại ngữ. Thói quen này hoàn toàn tự nhiên khi học viên
tìm ra những mốI liên hệ giữa tiếng Anh và những hiểu biết trong tiếng Việt. Thói quen này giúp học viên lĩnh hộI kiến thức
ngoại ngữ dễ dàng hơn.
 Một lý do khác đó là do ảnh hưởng, tác động của giáo viên trong mỗi giờ lên lớp. Một giáo viên luôn sử dụng tiếng Việt để
giải thích, hướng dẫn và đặt ra yêu cầu cho học viên khó có thể hi vọng học viên của mình sẽ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp
thường xuyên trên lớp.
Vậy giáo viên cần làm gì để có thể giúp học viên tháo gỡ khó khăn trong việc sử dụng ngoại ngữ?
 Trước hết giáo viên cần phải đặt ra những nguyên tắc, yêu cầu cụ thể và rõ ràng ngay từ buổi học đầu tiên. Hãy cho học
viên biết khi nào họ có thể sử dụng Tiếng Việt và khi nào họ bắt buộc phải sử dụng ngoại ngữ. Giáo viên phải là người thực
hiện các nguyên tắc này nghiêm túc nhất.
Trang 4
Nguyễn Văn Liêm
 Thứ hai, giáo viên phải lựa chọn bài tập hay đề ra yêu cầu học tập phù hợp với trình độ học tập của học viên. Đặc biệt trong
khi dạy nghe nói, giáo viên phải là người gợi mở cho học sinh cách chuyển khai ý tưởng cũng như cách sử dụng từ nối. Giáo
viên có thể liệt kê những từ mới có thể được sử dụng trong bài nói hay chuẩn bị những bài tập có liên quan đến chủ đề học
viên sắp nói. Có như vậy học viên mới được chuẩn bị những kiến thức để nói tốt.
 Thứ ba, việc tạo ra một môi trường tiếng cho học viên cũng đóng vai trò quan trọng trong học tập ngoại ngữ. Thay vì sử
dụng các mệnh lệnh bằng tiếng Việt giáo viên hãy sử dụng tiếng Anh hay giáo viên có thể giải thích các vấn đề đơn giản với
học sinh bằng ngoại ngữ thì hiệu quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều. Giáo viên phải là ngườI rõ hơn ai hết về học viên để
từ đó đưa ra các nhiệm vụ cụ thể phù hợp với trình độ của học viên. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể giúp học viên học trong
một bầu không khí của một lớp học ngoại ngữ bằng cách đặt tên tiếng Anh cho mỗI học viên.
 Hơn thế, giáo viên cũng cần động viên, khuyến khích học viên sử dụng tiếng Anh trên lớp thay vì sử dụng tiếng Việt. Đặc
biệt trong giờ học nghe nói thì giáo viên cần phát huy tốI đa việc sử dụng ngoại ngữ.
Như vậy để giúp cho học viên sử dụng Tiếng Anh trên lớp đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại, đồng cảm cũng như vai trò động viên kịp thời
của giáo viên. Hãy là một người hướng dẫn cho học viên thật hiệu quả bạn nhé!
Hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học
Nhiều học sinh trung học lầm tưởng rằng chúng chỉ cần có vốn từ phong phú và biết cách diễn đạt bằng tiếng

Anh là chúng đã có thể giao tiếp tốt với người bản xứ. Tuy nhiên để có thể làm được điều đó chúng còn phải
thành thạo các kỹ năng giao tiếp. Hy vọng những hoạt động mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ là những gợi ý
hữu ích cho các giáo viên ngoại ngữ trung học khi dạy kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
Oh, Cabjous Day!
Chia học sinh thành 3 nhóm. Nói với các nhóm rằng tất cả các em có sẽ cùng hoàn thành một nhiệm vụ là nối những mẩu nhỏ lộn xộn
thành một câu chuyện hoàn chỉnh trong khoảng thời gian hạn chế. Tuy nhiên mỗi nhóm sẽ sủ dụng một ngôn ngữ khác với các nhóm
khác. Ngôn ngữ riêng của mỗi nhóm chỉ là một từ duy nhất. Hãy quy định cho mỗi nhóm một từ vô nghĩa nào đó bạn nghĩ ra. Ví dụ:
nhóm 1 - cariffle, nhóm 2 - woobidee, nhóm 3 - varipipip.
Chia đều các mẩu nhỏ của câu chuyện cho 3 nhóm. Sau đó, các nhóm sẽ có 2 phút để lên kế hoạch xem chúng sẽ truyền đạt ý kiến và
giao tiếp ra sao với các nhóm khác để có thể sắp xếp các mẩu nhỏ thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Trong 2 phút chuẩn bị này, các
thành viên trong nhóm có thể nói chuyện, trao đổi bình thường. Khi các nhóm được hợp lại để thực hiện nhiệm vụ, từ duy nhất mà
thành viên của các nhóm được sử dụng là từ vô nghĩa mà bạn đã quy định trước. Học sinh sẽ phải dựa vào ngữ điệu, âm lượng của từ
đặc biệt này để giao tiếp, truyền đạt thông tin và cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Cho 3 nhóm 5 phút để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Nhắc nhở chúng chỉ được sử dụng ngôn ngữ riêng của nhóm và cố gắng giao
tiếp bằng cách thay đổi ngữ điệu và âm lượng.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đề nghị học sinh chia sẻ những nhận xét riêng về những điều đã xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt
động. Thảo luận xem làm cách nào mà các nhóm có thể truyền đạt, trao đổi thông tin khi những từ phát ra hoàn toàn vô nghĩa.
I See What You are Saying
Chia học sinh thành 3 nhóm. Gần vị trí mỗi nhóm, đặt hai chiếc ghế tựa quay lưng vào nhau. Đề nghị hai học sinh ngồi vào hai chiếc
ghế. Một học sinh thứ ba được phân công đứng quan sát một trong hai học sinh đang ngồi. Yêu cầu học sinh đang ngồi đối diện với
học sinh đang đứng tả lại một tình huống buồn cười nào đó mà học sinh đó từng gặp phải. Học sinh đứng quan sát sẽ quan sát thật kỹ
những cử chỉ, thái độ trên khuôn mặt và những hành động phi ngôn từ khác của học sinh đang kể chuyện.
Sau đó bạn yêu cầu em học sinh ngồi quay lưng kể lại câu chuyện cho các thành viên khác trong nhóm mình. Yêu cầu các nhóm so
sánh mức độ hiểu nội dung câu chuyện đó của em đứng quan sát và em chỉ được nghe với nhau. Bạn có thể cho học sinh thảo luận
trong nhóm các câu hỏi dưới đây:
 Bạn đứng quan sát có nghe và thấy được cùng một thông điệp như bạn chỉ được nghe không? Tại sao có/không?
 Người nói sẽ cảm thấy thế nào khi biết rằng ngôn ngữ và cử chỉ của họ đang bị quan sát chặt chẽ? Trong các tình huống thực
tế, bạn làm thế nào để giải toả cảm giác bị người khác giám sát khi bạn nói điều gì đó?
 Việc giao tiếp bằng ngôn từ có ảnh hưởng thế nào đến việc giao tiếp với những người khuyết tật như có vấn đề về thị giác
hay thính giác?

What Is In It For Me?
Trước buổi học, chọn một bài báo ngắn từ một tờ báo, tạp chí hay tập san để chia sẻ với cả lớp. Chủ đề nào không quan trọng miễn là
phù hợp với lứa tuổi học sinh và có nhiều chi tiết trong đó. Đầu buổi học thông báo một cách nhẹ nhàng rằng bạn đọc được một bài
Trang 5
Nguyễn Văn Liêm
báo thú vị và muốn chia sẻ với cả lớp. Đọc bài báo cho cả lớp. Sau khi đọc xong bài báo, hãy đưa ra một phần thưởng nho nhỏ nhưng
hấp dẫn nào đó và nói rằng: “Thầy/Cô có vài câu hỏi liên quan đến bài báo các em vừa nghe. Bất kỳ em nào có thể trả lời chính xác
được nhiều câu hỏi nhất sẽ nhận được phần thưởng dễ thương này.” Yêu cầu học sinh lấy một tờ giấy trắng, nghe câu hỏi và ghi câu
trả lời của mình vào giấy. Bạn có thể hỏi các em khoảng 8-10 câu liên quan tới nội dung bài báo. Sau đó yêu cầu học sinh đổi phiếu
trả lời cho nhau để kiểm tra chéo khi bạn công bố đáp án. Bạn sẽ tìm thấy người thắng cuộc và trao phần thưởng.
Rõ ràng cả lớp đều được nghe cùng một câu chuyện nhưng không phải em nào cũng có thể nhớ đầy đủ nội dung một cách chi tiết. Vì
vậy, bạn đừng quên hỏi học sinh nguyên nhân vì sao chúng không nhớ được nhiều sau khi nghe xong câu chuyện. Gợi ý cho cả lớp
thảo luận theo nhóm về cách có thể giúp chúng cải thiện kỹ năng nghe và liệu chúng có thể nghe chăm chú, tập trung hơn khi biết là
sẽ có phần thưởng cho người nhớ được chính xác và đầy đủ nhất hay không.
Game Shows
Chia học sinh thành 3 nhóm. Yêu cầu nhóm A chuẩn bị sáu câu hỏi ngắn về giao tiếp bằng cách thay đổi giọng điệu. Nhóm A sẽ có 5
phút chuẩn bị trong khi 2 nhóm B và C xem lại vở ghi phần đó. Hết thời gian chuẩn bị nhóm A sẽ hỏi nhóm B. Nếu nhóm B không
thể đưa ra đáp án thì quyền trả lời thuộc về nhóm C. Nhóm có câu trả lời đúng sẽ được tiếp tục trả lời các câu tiếp theo và ghi điểm.
Sau đó yêu cầu nhóm B chuẩn bị những câu hỏi ngắn về giao tiếp bằng ngôn từ và nhóm C chuẩn bị câu hỏi về các kỹ năng nghe. Và
game shows lại diễn ra tương tự như trên. Nhóm B hỏi, nhóm A trả lời trước, không trả lời được thì quyền trả lời thuộc về nhóm C
.v.v…
Listening in Motion
Chia lớp thành nhiều cặp. Yêu cầu các cặp thay phiên giải thích cho bạn cùng cặp với mình một khái niệm nào đó mà các em học
được ở các môn học khác. Ví dụ, học sinh có thể giải thích cách trình bày để chứng minh một bài hình học, hệ thống của một nhà
nước theo chế độ phong kiến hay chủ đề của một cuốn truyện các em đọc được trên thư viện. Nhắc nhở các em nghe trong từng cặp
sử dụng các thủ thuật “nghe chủ động” (active listening) như hình dung trong đầu những gì đang được nghe, diễn giải lại, tóm tắt ý
chính, đặt câu hỏi để xác minh/làm rõ những điều mình còn thắc mắc .v.v… Dành 1-2 phút cho mỗi nhóm để đảm bảo rằng các em
đang sử dụng đúng các thủ thuật nghe chủ động. Hãy khen ngợi, khích lệ hay đưa ra những gợi ý khi cần thiết. Đề nghị mỗi cặp
chứng tỏ cho các cặp khác hiệu quả của việc sử dụng các thủ thuật nghe chủ động của cặp mình.
Hi vọng những hoạt động mà chúng tôi giới thiệu trên đây sẽ giúp học sinh của bạn cải thiện được các kĩ năng giao tiếp cũng như tạo

nên những giờ học sôi nổi và bổ ích
Cách thức tổ chức hoạt động trong thảo luận nhóm
Nếu như hình thức luyện tập theo đôi phù hợp với những hoạt động tương đối đơn giản và có thể hoàn
thành trong một khoảng thời gian ngắn như luyện tập hội thoại, hỏi đáp, kiểm tra bài tập thì hình thức
luyện tập theo nhóm thích hợp với các hoạt động đòi hỏi tính tập thể cao.
Ưu điểm của hình thức này so với hình thức hoạt động theo đôi là học viên có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình trước bạn bè, rèn luyện
sự tự tin trước đám đông đồng thời phát triển kỹ năng phân tích, lập luận và lối tư duy mang tính phê phán cao. Khi tổ chức cho học
viên luyện tập theo nhóm, giáo viên có thể tiến hành một trong các hoạt động sau:
1. Chơi trò chơi
Giáo viên có thể tổ chức cho học viên chơi trò chơi. Đó có thể là trò phỏng đoán hoặc trò đặt 20 câu hỏi trong đó một học viên đóng
vai một người nổi tiếng, các học viên còn lại đặt câu hỏi cho học viên đó và tìm ra nhân vật nổi tiếng mà học viên đó đang đóng vai.
2. Nhập vai
Học viên giải quyết các tình huống trong đời sống hàng ngày. Hình thức luyện tập này giúp học viên thực hành tiếng Anh một cách
sinh động và tự nhiên. Học viên có cảm giác đang được giao tiếp thật với nhau chứ không còn là việc luyện tập thông thường nữa.
Chẳng hạn như khi thảo luận về một vấn đề chính trị nào đó, mỗi học viên có thể có những quan điểm chính trị khác nhau. Từ những
điểm khác biệt đó học viên sẽ thảo luận và đi đến kết luận cuối cùng.
3. Đóng kịch
Học viên tham gia vào các vai diễn trong một vở kịch nào đó. Hình thức luyện tập này về cơ bản giống với hình thức nhập vai. Tuy
nhiên ở hình thức này học viên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Đó là học viên đã có sẵn kịch bản và lời thoại cho mỗi nhân vật.
Hình thức này phát huy mạnh mẽ khả năng sáng tạo cũng như diễn xuất của học viên.
4. Phỏng vấn
Hình thức luyện tập này giúp học viên trau dồi kỹ năng nói và nghe. Học viên có thể hỏi nhau những câu hỏi cá nhân về gia đình, sở
thích …Ở mức độ dễ giáo viên có thể tổ chức cho học viên tham gia phỏng vấn dựa trên những tình huống cho trước trong đó học
Trang 6
Nguyễn Văn Liêm
viên có sử dụng đến các cấu trúc đã học. Mục đích luyện tập giúp học viên học cách đưa ra yêu cầu, đề nghị trong những tình huống
khác nhau. Ở mức độ khó, học viên có thể hỏi và trả lời những câu hỏi liên quan đến việc trình bày ý kiến, cảm xúc hay đánh giá về
một vấn đề nào đó.
5. Tạo khoảng trống thông tin
Giáo viên tạo ra khoảng trống thông tin giữa các học viên. Ở hình thức hoạt động này, học viên phải tìm kiếm thông tin bằng cách đặt

câu hỏi cho nhau. Do đó học viên sẽ tập trung hơn vào nội dung của thông tin hơn là lớp vỏ ngôn ngữ. Ngoài ra khi thực hiện hoạt
động này giáo viên cũng tạo ra cho học viên nhu cầu trao đổi thông tin để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đối với trình độ sơ cấp học viên hỏi đáp để ghi lại những thông tin liên quan tới đời sống cá nhân như ngày sinh, địa chỉ, số điện
thoại, sở thích…và điền vào bảng thông tin do giáo viên đưa ra. Ở trình độ trung cấp, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học viên thu
thập thông tin theo nhóm về một chủ đề nào đó. Học viên sẽ phân công nhau tìm các đặc điểm của nghề nghiệp đó như yêu cầu về
bằng cấp, điều kiện làm việc, mức lương… Ở trình độ nâng cao, giáo viên có thể yêu cầu học viên phát biểu suy nghĩ của mình về
thông điệp của tác giả.
6. Giải quyết vấn đề
Phương pháp này đòi hỏi sự tập trung chú ý của cá nhân mỗi học viên. Vấn đề giáo viên đưa ra có thể đơn giản như chỉ dẫn đường
qua bản đồ, có thể khó tương đối như học viên phải cùng nhau thiết lập một hành trình cho tàu xe, máy bay hay xe buýt. Đối với học
viên khá giỏi giáo viên có thể đưa ra một vấn đề khó và yêu cầu học viên giải quyết chẳng hạn như tìm ra giải pháp phù hợp cho một
vấn đề chính trị hay đạo đức. Phương pháp giải quyết vấn đề là phương pháp đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và đưa ra quyết định. Do
đó phương pháp này có khả năng phát huy tư duy lôgíc và óc sáng tạo của học viên.
7. Trao đổi ý kiến:
Hoạt động này có lẽ khá khó đối với học viên ở trình độ sơ cấp vì thế giáo viên nên áp dụng nó cho học viên ở trình độ trung cấp trở
lên. Giáo viên có thể tổ chức cho học viên thảo luận, tranh luận. Các chủ đề về đạo đức, tôn giáo hay chính trị là những vấn đề nóng
hổi mà giáo viên có thể đưa ra thảo luận trên lớp.
Trên đây là một số hoạt động giáo viên có thể áp dụng khi tổ chức cho học viên luyện tập theo nhóm. Bạn cũng có thể sử dụng những
phương pháp của riêng mình để giúp cho giờ học thêm phong phú và sôi nổi.
Bí quyết để luôn là một giáo viên năng nổ
Dạy học là một công việc rất nhiều thử thách. Cứ mỗi năm trôi qua lại xuất hiện những thử
thách mới vì thế giới luôn thay đổi từng ngày và giáo viên phải luôn sẵn sàng tiếp nhận và
truyền lại những kiến thức mới cho học sinh của mình.
Không những thế rất nhiều trách nhiệm trước đây là của phụ huynh và gia đình thì nay lại do giáo
viên và nhà trường đảm đương. Thêm vào đó, mỗi năm giáo viên lại phải đảm đương thêm những
trách nhiệm mới dù thời gian, tài liệu và các nguồn lực khác không hề tăng lên. Chính vì lẽ đó,
Globaledu hy vọng bài viết nhỏ dưới đây sẽ giúp thầy cô luôn tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết
để tiếp tục công việc “chèo đò” gian nan nhưng vô cùng cao quý của mình.

Trước tiên, bạn cần xác định được cái gì nằm trong và cái gì nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Việc tập trung vào những thứ

nằm trong tầm kiểm soát của bản thân sẽ giúp bạn củng cố uy tín và khiến mọi việc tiến triển theo hướng tốt hơn. Ví dụ: Bạn có thể
kiểm soát thời gian làm việc ngoài giờ. Hãy nghĩ lại xem có nên dành thời gian riêng vào kỳ nghỉ cuối tuần để giải quyết công việc
của lớp tại trường hay ở nhà. Cuối tuần là lúc bạn có thời gian dành cho cuộc sống riêng tư ngoài công việc. Hãy nghĩ về những giáo
viên cũ mà bạn vô cùng yêu quý. Liệu bạn có yêu mến và nhớ đến họ vì họ đã trang trí phòng học rất đẹp hay là vì cách mà họ tiếp
xúc với học sinh? Điều gây ấn tượng với học sinh là cách bạn tiếp xúc với chúng và những thứ mà chúng học được từ bạn. Quá mải
mê với những dự án của trường, bạn sẽ đánh mất đi thời gian để làm mới mình và nuôi dưỡng lòng nhiệt tình dành cho công việc
giảng dạy trực tiếp trên lớp. Tuy nhiên, việc bạn không có đủ thời gian để thực hiện được tất cả những dự định của bạn trong một năm
học lại nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Ngay cả những giáo viên cực kỳ xuất sắc cũng không thể thực hiện tất cả những gì họ
mong muốn. Hãy thoát khỏi cảm giác mình chưa hoàn thành trách nhiệm và tự hào vì bạn đã làm việc hết sức mình trong thời gian
cho phép.

Thứ hai, luôn giữ liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Hãy thiết lập một hệ thống liên lạc thông suốt giữa nhà trường và gia
đình. Việc này không cần thiết phải tốn kém, cầu kỳ. Bạn chỉ cần viết ra một mẫu thư thông báo tình hình học tập cho phụ huynh,
trong đó có chia thành nhiều phần, mỗi phần là một ngày trong tuần. Cuối mỗi buổi học, hãy hỏi ý kiến cả lớp xem nên viết gì vào
phần ngày hôm đó. Vào buổi học cuối cùng trong tuần, bạn có thể viết thông báo hoặc vài dòng nhận xét riêng cho từng em để chúng
mang về nhà. Thử dùng một màu sáng, bắt mắt để viết thứ thông báo đó. Những bức thư kiểu này sẽ thu hút sự chú ý của phụ huynh
dễ dàng hơn.

Thứ ba, sắp xếp giấy tờ trên bàn làm việc một cách quy củ. Giáo viên nào cũng có rất nhiều giấy tờ đủ loại cần giải quyết. Nếu bàn
của bạn đang chìm nghỉm trong đống giấy tờ tương tự thì hãy dành chút thời gian sắp xếp và phân loại chúng. Bạn sẽ cần một chiếc
Trang 7
Nguyễn Văn Liêm
hộp (đủ lớn để chứa được các cặp đựng tài liệu) và một tá những cặp đựng tài liệu khổ bạn cần. Ghi tên/ dán nhãn có chữ to, rõ ràng
cho những cặp đựng tài liệu này. Bạn sẽ có: Do Today (Hôm nay), Next Week (Tuần sau), Next Month (Tháng sau), Read Later (Đọc
khi có thời gian), Notes to Write (Ghi chú), Phone Calls to Make (Những cuộc điện thoại cần gọi), Take to Office (Mang đến văn
phòng). Khi đã quen với cách sắp xếp khoa học này, bạn sẽ không bị rơi vào tình trạng lục tung mọi thứ chỉ để tìm một mẩu giấy
nhắn.

Thứ tư, đặt những câu hỏi thông minh - tìm những câu trả lời sáng suốt: Hãy luôn tự hỏi bản thân liệu có cách làm nào đơn giản
hơn, dễ dàng hơn để thực hiện nhiệm vụ này không? Trước khi tham gia vào bất kỳ công việc gì, hãy suy nghĩ kỹ lưỡng để đảm bảo

rằng bạn không “ôm” thêm những việc không cần thiết vì hiện giờ bạn đã rất bận rộn rồi.

Thứ năm, giảm bớt những thủ tục giấy tờ không cần thiết. Hãy tự hỏi xem liệu công việc này có cần đến giấy bút không? Thay vì
phải mất 20 phút chữa 26 phần bài tập của 26 học sinh, bạn hoàn toàn có thể chữa bài mà không phải đụng gì đến giấy bút. Ví dụ: nếu
bạn đang dạy dạng số nhiều có quy tắc của danh từ đếm được hãy phát cho mỗi học sinh 2 tấm các “s” hoặc “es”. Hãy viết những
danh từ cần chuyển sang số nhiều và yêu cầu học sinh giơ tấm các tương ứng. Bạn sẽ vẫn kiểm tra được mức độ hiểu bài của học sinh
mà lại không phải mất thời gian chữa bài cho từng em.

Thứ sáu, tận dụng từng phút bạn có mặt ở trường. Phân phối thời gian hợp lý để bạn có thể làm việc với hiệu quả cao nhất khi ở
trường. Mục đích là hạn chế tối đa lượng công việc mà bạn phải mang về nhà giải quyết. Thay vì đi vào phòng giáo viên để tán gẫu
với đồng nghiệp trước giờ lên lớp, bạn có thể có thêm thời gian giải quyết những việc còn tồn đọng trong phòng làm việc riêng của
mình. Hãy tâm sự với đồng nghiệp rằng bạn đang muốn giảm lượng công việc phải mang về nhà giải quyết nên bạn sẽ dành thời gian
cho họ vào thời gian nghỉ giữa giờ hoặc nghỉ ăn trưa. Chỉ cần dành khoảng 30 phút mỗi buổi sáng để giải quyết công việc bạn sẽ bớt
được 2 tiếng rưỡi thời gian làm việc ở nhà. Hãy treo một tấm biển “Closed - Teacher at Work”. Mọi người sẽ biết bạn đang bận và
không làm phiền bạn bởi những câu chuyện tán gẫu.

Thứ bảy, cùng làm việc với những đồng nghiệp lạc quan và năng động. Hãy tìm và kết bạn với những giáo viên lạc quan và năng nổ
trong trường bạn. Họ là những người bạn có thể ngồi cạnh lúc ăn trưa, khi đi họp và cùng hợp tác để triển khai một dự án nào đó. Làm
việc với những người lạc quan và năng động sẽ khiến ngày làm việc của bạn thú vị, vui vẻ hơn rất nhiều.

Thứ tám, cân bằng công việc và cuộc sống riêng tư. Dạy học là một công việc tiêu tốn rất nhiều thời gian - giáo viên nào cũng hiểu
rõ điều đó. Hãy chắc chắn rằng bạn có tham gia những hoạt động khác ngoài việc dạy học. Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn vì
bạn xứng đáng được như vậy. Có rất nhiều hoạt động bạn có thể tham gia như: đi ăn sáng với bạn bè hàng tuần; tham gia câu lạc bộ
làm vườn; tham gia nhóm leo núi; học một môn nghệ thuật như khắc gỗ, thêu thùa hay vẽ tranh; rủ bạn bè đi xem phim hay đi dạo
cùng họ .v.v… Hãy tìm kiếm những hoạt động, những mối quan tâm và những con người thú vị để cuộc sống của bạn không chỉ có
công việc.

Thứ chín, đầu tư cho bản thân. Dạy học vốn là một nghề đầy thử thách và khó khăn. Do đó việc đầu tư, nâng cao trình độ bản thân là
hết sức cần thiết. Không những thế việc đầu tư, nâng cao trình độ sẽ không chỉ giúp bạn luôn cập nhật được thông tin mà còn là cách
bạn làm mới bản thân. Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy năng nổ và nhiệt tình hơn nhiều khi lên lớp.


Trong cuộc sống, bạn sẽ gặp ba kiểu nguời: những người tạo ra sự thay đổi, những người ngồi quan sát mọi thứ xảy ra và những
người không hề hay biết điều gì đang diễn ra quanh mình. Chúng tôi hy vọng những ý tưởng mà bạn tìm thấy trong bài viết nhỏ này
sẽ giúp bạn tạo ra những chuyển biến tích cực cho bản thân và cho học sinh của bạn
Một buổi thảo luận hiệu quả - khó hay dễ?
Thảo luận là một phương pháp học tập và giảng dạy mang tính sáng tạo và có sự tương
tác cao giữa giáo viên và học viên. Là một giáo viên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để
những buổi thảo luận luôn hiệu quả và phát huy hết khả năng tư duy, tìm tòi và sáng tạo
của học viên.
1) Trước buổi thảo luận, bạn cần phát những tài liệu cung cấp những thông tin và kiến thức có
liên quan đến chủ đề thảo luận để học viên đọc và nghiên cứu. Và buổi thảo luận chính là cơ
hội để họ trình bày ý kiến của mình đối với những gì đã đọc và suy ngẫm. Như vậy, chúng ta
không thể có một buổi thảo luận hiệu quả nếu như học viên không chịu đọc những tài liệu
được phát bởi vì họ sẽ không biết cần thảo luận về chủ đề gì hoặc chỉ có thể nói một cách
chung chung vì chỉ hiểu vấn đề một cách mơ hồ. Bạn có thể phát tài liệu từ buổi học trước để
học viên về nhà đọc hoặc phát vào đầu buổi thảo luận và dành thời gian cho học viên đọc tài liệu. Bạn nên yêu cầu học viên đưa ra
các ý kiến chi tiết và cụ thể, tránh những ý kiến mang tính đại khái và bao quát chung chung vì có nhiều học viên chẳng cần đọc trước
tài liệu cũng có thể đưa ra được những ý kiến như vậy. Hơn nữa, những ý kiến như vậy thường chỉ mang tính tổng kết mà không có ý
nghĩa thiết thực và thể hiện sự tư duy và tập trung suy nghĩ. Đối với những học viên không chịu đọc trước tài liệu, bạn có hai cách xử
lý: cách xử lý nhân nhượng là dành thời gian để họ đọc qua những nội dung quan trọng hoặc xử lý nghiêm khắc khi không cho những
học viên đó tham gia buổi thảo luận nữa.
2) Bạn nên chia học viên thành các nhóm nhỏ gồm khoảng 5 thành viên. Thảo luận trong các nhóm nhỏ tạo cơ hội cho tất cả các thành
viên trình bày ý kiến của mình. Hơn nữa, có những học viên có năng khiếu trong việc giảng giải lại vấn đề cho người khác và những
học viên này sẽ trình bày những hiểu biết của mình cũng như giải đáp các thắc mắc của các thành viên trong nhóm. Những vấn đề mà
nhóm không thể tự giải quyết mới cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Đây chính là một phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung
tâm, tạo cho học viên tính chủ động và sáng tạo trong học tập. Với cách làm này, bạn có thể thấy được những sai lầm trong cách tiếp
Trang 8
Nguyễn Văn Liêm
cận vấn đề của học viên qua cách giải thích của họ hoặc có thể tiếp thu chính những cách giải thích đầy tính sáng tạo và dễ hiểu của
họ.

3) Một buổi thảo luận hiệu quả cần có những câu hỏi để học viên tham gia tranh luận và tìm câu trả lời. Tuy nhiên, nếu thời gian có
hạn và bạn cần một khoảng thời gian cuối buổi thảo luận để tổng kết và trả lời các câu hỏi đặt ra lúc ban đầu thì bạn có thể yêu cầu
mỗi nhóm phụ trách một câu hỏi. Sau khi thời gian thảo luận kết thúc, bạn sẽ dành cho mỗi nhóm một khoảng thời gian để trình bày ý
kiến. Bạn có thể đánh giá câu trả lời và đưa ra đáp án cho câu hỏi ngay sau phần trình bày của mỗi nhóm hoặc thực hiện phần tổng kết
này sau cùng.
4) Có những lúc buổi thảo luận trở nên quá căng thẳng và tất cả các thành viên đều muốn phát biểu ý kiến cùng một lúc, không chỉ là
muốn phát biểu trước các thành viên trong nhóm mà trước cả lớp và muốn được giáo viên lắng nghe và nhận xét. Trong trường hợp
này, bạn có thể chọn cách đơn giản nhất là lắng nghe và góp ý lần lượt cho từng học viên hoặc chia nhóm lại một lần nữa bằng cách
nhóm những học viên có ý kiến giống hoặc gần giống nhau vào cùng một nhóm để họ trao đổi và thống nhất với nhau.
5) Thảo luận cũng là một kỹ năng quan trọng bạn cần dạy cho học viên của mình vì thảo luận không chỉ đơn giản là phát biểu ý kiến
và bắt người khác lắng nghe. Điểm mấu chốt là các học viên phải biết lắng nghe khi người khác trình bày và chờ đến lượt mình để
phát biểu ý kiến. Tất cả mọi người đều có thể có câu trả lời hoặc có ý tưởng và không chắc ý tưởng nào đã là hay nhất và đúng nhất.
Bạn phải biết học viên thu được những gì sau khi thảo luận. Họ cần được học cách ghi chép và tổng kết những ý kiến đã được nghe và
thảo luận một cách khoa học để tránh tình trạng “vào tai này, ra tai kia”.
Trên đây là những điều bạn cần nhớ để có những buổi thảo luận đầy ý nghĩa, tránh tình trạng những buổi thảo luận trở thành những
buổi nói chuyện phiếm vô ích.
Đánh giá độ trôi chảy trong việc đọc Tiếng Anh
Bạn đã biết dạy học sinh đọc một cách trôi chảy chưa? Công việc này nghe thì có vẻ đơn
giản nhưng thực ra cũng không ít khó khăn.
Bạn có thể liên tưởng việc rèn luyện khả năng này với việc rèn luyện khả năng diễn thuyết trước công chúng. Những người diễn thuyết
chuyên nghiệp khi muốn lôi cuốn người nghe thường thể hiện một sự trôi chảy trong giọng nói, tốc độ nói, cách dẫn giải, và cách diễn đạt.
Họ phải học cách sử dụng những cụm từ phù hợp, nhấn mạnh những lúc cần thiết, cách lên và xuống giọng, thay đổi ngữ điệu một cách phù
hợp nhất.
Đối với kỹ năng đọc trong tiếng Anh cũng giống như vậy. Sự trôi chảy không chỉ mang cho người nghe ấn tượng về sự hoàn hảo mà
còn về sự hiểu biết, khả năng cảm thụ, nắm bắt của người đọc. Những người đọc trôi chảy thường giải mã các từ một cách rất chính
xác và tự nhiên. Bởi vì khi đã ở một trình độ cao, họ có thể nhận biết các từ và giải mã chúng mà không cần phải chú ý quá nhiều. Với
việc sử dụng âm lượng, ngữ điệu, sự nhấn mạnh, diễn giải,… trong khi nói cũng có nghĩa là họ đang thuật lại theo cách của riêng
mình và làm cho đoạn văn đó trở nên sống động và có ý nghĩa hơn. Từ đó họ có thể truyền tải được nội dung cho người khác. Vì vậy,
không phải cứ đọc nhanh và chính xác cũng có nghĩa là học viên đã hiểu được nội dung của bài khoá rồi. Điều quan trọng không chỉ
là tốc độ đọc mà còn là những gì họ có thể giữ lại sau đó: các cách diễn đạt, ý nghĩa và sự cảm thụ.

Vậy thì bạn cần phải làm gì để rèn luyện cho học viên của mình đọc các bài khóa Tiếng Anh một cách trôi chảy? Trước hết cần phải
xác định rõ ba khía cạnh của sự trôi chảy là:
1. Sự chính xác trong việc giải mã từ vựng
2. Tốc độ (tự động nhận biết các từ trong những đoạn văn có liên quan )
3. Khả năng hiểu được một cách rõ ràng và ý nghĩa sâu sắc của đoạn văn
Từ đó có những cách đánh giá sau:
1. Đánh giá sự chính xác và tốc độ
Bạn có thể thiết lập các mức độ để đánh giá tốc độ đọc trung bình của học viên như sau (Tốc độ chính là % số từ một người đọc có thể
đọc một cách chính xác).
 Mức độ độc lập: 98-100%
 Mức độ có sự hướng dẫn: 90-97%
 Mức độ đáng thất vọng: below 90%
Trang 9
Nguyễn Văn Liêm
Những người đọc đạt điểm 97-100% khi có thể đọc mà không cần sự trợ giúp nào cả. Những người đọc đạt trong khoảng 90-96% thì
vẫn phải nhờ đến sự trợ giúp của các giáo viên. Còn lại là những người đọc dưới 90% tức là những người vẫn cảm thấy khó khăn
trong việc đọc kể cả khi có sự hỗ trợ của giáo viên. Họ hoặc là cần phải luyện nhiều bài tập về từ vựng hơn hoặc là cần phải luyện kỹ
năng nhận biết từ, từ đó mới có thể nâng cao kỹ năng đọc hiểu.
Ngoài ra còn một cách rất nhanh để tính được độ chính xác và tốc độ. Độ chính xác thường ám chỉ đến việc học viên giải mã các từ
như thế nào. Tốc độ là số từ mà chúng có thể giải mã một cách chính xác trong một phút.
1. Tìm một đoạn văn khoảng 250 từ phù hợp để xếp loại khả năng đọc của các học viên
2. Yêu cầu học viên đọc đoạn văn đó trong vòng một phút. Ghi lại vào băng và yêu cầu chúng đọc to theo cách thông thường.
3. Lưu ý những lỗi sai mà học viên mắc phải: phát âm không chính xác, thay thế, ngưng nghỉ, lược bỏ không hợp lý hay quá
chậm chạp trong việc nhận dạng từ.
4. Lặp lại bước 1-3 với hai đoạn khác nhau. Sử dụng phương pháp trung bình để tìm ra lỗi sai mà học viên này thường mắc
phải.
5. Chia số từ đọc đúng trong vòng một phút cho số từ đã được đọc. Con số này là tỷ lệ phần trăm.
2. Đánh giá độ biểu cảm
Để hiểu được bài khóa thì học viên phải có khả năng đọc một cách biểu cảm trước đã. Những người đọc trôi chảy
sẽ nhấn mạnh, lên xuống ngữ điệu, diễn giải và ngừng nghỉ hợp lý trong giọng nói. Để đánh giá mức độ biểu cảm

của học sinh bạn có thể yêu cầu học viên đọc trong 60 giây và sử dụng một khung đánh giá như sau:
Điểm Tiêu chí
4
Đọc thành những cụm từ dài, có nghĩa. Chỉ có một số ít từ lặp lại, ít từ sai sót trong đoạn văn. Cả câu chuyện được đọc một
cách biểu cảm với tốc độ vừa phải.
3
Đọc thành từng nhóm 3 đến 4 từ. Cách diễn giải phần lớn là phù hợp và giữ nguyên cú pháp của tác giả. Ít hoặc không thể hiện
sự biểu cảm. Nói chung là đọc với tốc độ hợp lý.
2
Đọc chủ yếu thành từng nhóm 2 từ một. Đôi chỗ còn đánh vần từng từ một. Học viên thể hiện sự vụng về trong việc nhóm các
từ với nhau và có vẻ như chúng không mấy liên quan đến những phần còn lại của câu hoặc đoạn văn. Những phần quan trọng
của đoạn văn lại đọc quá nhanh hoặc quá chậm.
1
Đọc từng từ một. Thiếu cách diễn đạt biểu cảm. Đọc đoạn văn quá nhanh hoặc quá chậm mà không ngưng nghỉ hợp lý theo dấu
chấm câu hay các loại dấu cách khác. Giọng đều đều, không cảm xúc.
Qua khung đánh giá này, bạn có thể cho học sinh biết chúng đang ở mức độ đọc biểu cảm như thế nào. Và cần phải bắt đầu từ đâu để
cải thiện tình hình. Chính bạn có thể phải làm mẫu trước cả lớp. Có thể bắt đầu bằng việc đọc một dòng trong cuốn truyện như: "Now
remember," Mother said, "Your father and I are bringing guests by after the opera, so please keep the house neat."
Sau đó thảo luận với học viên về các nhóm cụm từ "Now remember". Diễn giải cho học viên hiểu là 2 từ này cần phải đi kèm với
nhau. Lời nhắc nhở của người mẹ cần phải lên giọng ở cuối câu. Nhưng với sự xuất hiện của dấu phẩy lại cần phải dừng một chút
trước từ “Mother said”. Đó chính là điểm khởi đầu để các học sinh bắt chước và bằng cách đó tạo ra cách diễn đạt của riêng mình.
Càng những lớp nhỏ thì bạn càng phải chú trọng phát triển những kỹ năng này hơn cho học viên. Những bài khóa trong sách giáo
khoa, những cuốn sách văn học, báo chí đều là những nguồn kiến thức vô tận cho học sinh. Đọc hiểu một cách trôi chảy cũng là một
cách rất hữu hiệu để học viên tự mình khám phá kho tàng kiến thức này
Những bước đầu tiên để luyện nói tiếng Anh
Cách nói chuyện hấp dẫn, độ chuẩn xác trong ngôn từ cũng sự trôi chảy trong việc diễn đạt ý
tưởng là yếu tố vô cùng cần thiết để trở thành một người nói tiếng Anh giỏi. Tuy nhiên “vạn sự
khởi đầu nan”. Không phải học viên nào cũng biết khởi đầu đúng cách.
Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết mình nên bắt đầu luyện nói tiếng Anh như thế nào thì hãy thực
hiện các thao tác sau:

1. Phát âm đúng:
Không ai yêu cầu người vừa mới học tiếng Anh đã phải có khả năng phát âm tiếng Anh hoàn hảo. Điều quan trọng là người học cần
có cách phát âm đúng mỗi khi sử dụng một từ tiếng Anh. Hai nguồn tài liệu phổ biến nhất cung cấp phát âm chuẩn có thể kể đến là từ
điển và băng/ đĩa. Với việc luôn mở cuốn từ điển Anh-Việt ra không chỉ để tìm hiểu nghĩa của từ mà còn để tra cách đọc của mỗi từ,
bạn có thể chắc chắn về cách phát âm của mình. Bên cạnh đó, việc thường xuyên nghe và bắt chước giọng nói của người bản xứ trong
băng/đĩa cũng có tác dụng đáng kể.
Tuy nhiên, song song với việc dùng từ điển và nghe băng, bạn còn phải chú trọng đến việc “sử dụng chúng thường xuyên”. Ông cha
Trang 10
Nguyễn Văn Liêm
ta đã nói: “muốn nảy mầm thì phải gieo hạt”, vì vậy đừng nản chí khi bạn mới chỉ học được một vài ngày. Học phát âm ẩn chứa nhiều
điều thú vị hơn bạn tưởng đấy!
Cuối cùng, hãy cho khả năng phát âm của mình được “va chạm” nhiều hơn với môi trường thực tế. Đừng để nó chỉ bị bó hẹp trong
một không gian toàn băng, đĩa, sách vở và bản thân bạn. Hãy giao tiếp, hãy nói chuyện, hãy tích cực sử dụng tiếng Anh trong đời sống
hàng ngày của mình để “viên ngọc phát âm” của bạn ngày càng sáng bóng hơn.
2. Nhấn câu và từ đúng:
Tiếng Anh không có thanh điệu như tiếng Việt nhưng người Anh nói chuyện vẫn vô cùng uyển chuyển và biểu cảm bởi họ nhấn vào
trọng âm từ và trọng âm câu. Qui tắc nhấn câu cơ bản chỉ có một vài điểm cơ bản cần bạn lưu ý:
 Trong câu hỏi: Lên cao giọng ở cuối câu hỏi Yes/No và xuống giọng, hay nói cách khác là không lên giọng ở cuối các câu
hỏi có từ để hỏi (What, Where, When, How, Who…).
 Trong câu khẳng định: những từ chính (key word) nắm giữ những thông tin quan trọng của câu như danh từ, động từ
chính, tính từ cần được nhấn mạnh. Nói cách khác chúng cần được phát ra với một âm cao hơn các từ khác trong câu.
 Trong câu phủ định: cũng như câu khẳng định, chỉ khác thay vì nhấn vào động từ chính thì bạn nhấn vào từ phủ định not,
hoặc nhất vào cả cụm từ phủ định viết tắt kèm với trợ động từ. Ví dụ:: can’t, don’t, doesn’, didn’t, mustn’t, etc.
Nếu trọng âm câu giúp câu nói tiếng Anh của bạn uyển chuyển và biểu cảm thì trọng âm từ lại giúp người nghe “nhận diện” từ tiếng
Anh mà bạn đang nói đến. Mỗi một từ nhiều hơn một âm tiết trong tiếng Anh đều có trọng âm của nó, và điều quan trọng ở đây là bạn
cần biết được trọng âm của từ mỗi khi nhìn vào nó. Cách đơn giản nhất là ghi nhớ nó cùng với nghĩa, cách phát âm của một từ mỗi
khi bạn học.
3. Vốn từ vựng và ngữ pháp căn bản:
 Về mặt ngữ pháp: trước hết bạn cần nắm được 12 thì cơ bản trong tiếng Anh và một số qui tắc cơ bản của ngữ pháp. Ví dụ:
động từ không chia khi nó đứng sau các” động từ khuyết thiếu như: can, could, may, must, should, etc. Nói cách khác bạn sẽ

bỏ “s” hoặc “es” hoặc “ed” hoặc không chia ở bất kì dạng nào, quá khứ hay phân từ hai. Tương tự, qui tắc trạng từ bổ nghĩa
cho cả câu hoặc cho động từ trước nó, tính từ bổ nghĩa cho danh từ.
 Về mặt từ vựng, bạn cần có vốn từ về những chủ đề phổ biến, có thể kể đến các chủ đề như: trường học, gia đình, nhà cửa,
mua sắm, etc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm được các dạng phái sinh của một từ mỗi khi học. Ví dụ: bạn cập nhật một
động từ mới là inspire /in'spaiə/ từ này có dạng phái sinh danh từ là inspiration và do vậy cách sử dụng này cũng cần được
lưu vào bộ nhớ của bạn.
Bên cạnh việc sở hữu một vốn từ vựng cơ bản và thuần tuý như vậy, sẽ rất có ích khi bạn thêm vào câu nói của mình những thành
ngữ, tục ngữ và một chút tiếng lóng đúng chỗ khi giao tiếp. Người nghe sẽ cảm thấy nói chuyện với bạn thú vị và hấp dẫn hơn khá
nhiều.
Những bước khởi đầu để học nói đơn giản như vậy đấy. Bạn đã sẵn sàng bắt đầu chưa nào?
Bí quyết làm tăng "dung lượng" bộ nhớ khi học từ vựng
Các nhà tâm lý học về trí nhớ cho rằng có khoảng 7 nhân tố cơ bản để dễ dàng gợi nhớ mọi thứ
cũng như từ vựng khi học ngoại ngữ. Việc học ngoại ngữ là sự thiết lập một nguồn từ vựng trong
não bạn. Có một khối lượng lớn từ vựng sẽ giúp bạn rất nhiều trong giao tiếp.
 Nó đặc biệt - gây cho bạn “sốc”, cho bạn những cảm xúc mạnh mẽ.
 Nó hài hước, gây cho bạn cảm giác buồn cười.
 Đi kèm với âm nhạc (các nhà quảng cáo biết rất rõ điều này). Những đoạn có vần điệu rất dễ đi vào trí nhớ của bạn. Hãy hát
lên những từ, cụm từ với âm điệu riêng của bạn. Học hát những bài hát đơn giản với mục tiêu ngôn ngữ.
 Có ý nghĩa riêng với bản thân. Từ những thông điệp được chuyển tải bởi giáo viên hoặc trong sách giáo khoa, bạn chuyển
chúng thành những thông điệp có ý nghĩa riêng với bản thân hoặc có liên kết với chính bạn. Điều này rất quan trọng. Hãy
biến chúng thành kinh nghiệm riêng, môi trường riêng, thế giới riêng của bạn.
Trang 11
Nguyễn Văn Liêm
 Bạn tự mình khám phá hơn là ai đó làm sẵn cho bạn. Nghĩa là bạn tìm thấy nó qua bài đọc, qua những lần nhìn lướt qua từ
điển, hoặc qua những lúc khó khăn riêng trong việc học ngoại ngữ.
 Bạn năng động trong việc sử dụng ngôn ngữ. Liên tục phát triển. Liên tục tìm cái mới. Liên tục đọc,viết và luyện nói. Bạn
có thể tham gia những nhóm học ngoại ngữ online. Hãy năng động. Việc học là của bạn, không ai có thể thay thế được.
 Có mục đích thật sự cho cuộc sống. Bạn học ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ vì yêu cầu công việc, vì những cố gắng để đạt
được những mục đích nào đó. Nếu bạn thấy buồn bã và thất vọng vì không thể nói ra những gì bạn muốn, đó cũng là một
động cơ thúc đẩy tìm ra cách học hiệu quả hơn. Sử dụng ngoại ngữ mà bạn học để viết một bức thư, sáng tác một câu

chuyện, mua hàng hoặc làm quen với ai đó. Hãy thử và bạn sẽ học được những thứ mà bạn cần và bạn muốn.
 Kết hợp từ vựng với hình ảnh. Đừng chỉ nên thiết lập một từ điển song ngữ trong đầu., việc đó sẽ khiến bạn phản ứng chậm
trong khi giao tiếp vì đầu óc bạn còn bận dịch lại ý tưởng bằng tiếng Việt hiện ra trong đầu. Hãy rèn luyện khả năng liên kết
trực tiếp khái niệm với thuật ngữ tiếng Anh tương ứng hay nói cách khác tập tư duy bằng tiếng Anh. Bạn chỉ có thể sử dụng
tiếng một cách trôi chảy và mạch lạc khi khả năng trên đã trở thành kỹ năng. Đây là một phương pháp giảng dạy và học từ
mới hiệu quả.
 Lặp lại. Có thể cách này đã lỗi thời và nhàm chán nhưng bạn có thể ghi nhớ rất lâu. Đọc đi đọc lại, viết đi viết lại những từ
mới. Bạn nên học cả cụm từ, những đoạn văn mẫu hữu ích. Sau đó trở lại với gợi ý số 4: tạo ra những thông điệp mang ý
nghĩa cá nhân với cùng những từ vựng như thế.
 Dạy người khác, những người ở trình độ thấp hơn bạn. Mỗi người bạn sẽ học được một ít. Bạn học được rất nhiều qua việc
dạy và phải giải thích cho người khác hiểu.Từ lỗi về phát âm, về ngữ pháp của họ bạn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân
mình.
 Hứng thú học. Đừng nghĩ về việc học từ vựng như là một hình phạt. Hãy nghĩ về nó như một sở thích dễ chịu với những
phần thưởng đạt được từng ngày và một lợi ích lớn lâu dài. Hãy tự khen thưởng mình khi bạn đạt được những điều mới.
Từng bước, từng bước bạn sẽ tạo ra bước nhảy về chất qua sự cố gắng của mình. Thái độ với việc học rất quan trọng.
 Đọc những tài liệu đáng tin cậy. Hãy bắt đầu bằng những chủ đề mà bạn hứng thú trên Internet, hoặc thư viện với mục đích
học từ vựng. Đọc là một con đường quan trọng để mở rộng vốn từ. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thú vị qua việc đọc.
 Ngày nay là thời đại của Internet và máy nghe nhạc Ipod. Bạn có thể download những bản ghi âm của những bài thơ,
thành ngữ, những bài diễn văn chính trị hoặc bất cứ thứ gì trong mục tiêu học ngôn ngữ của bạn và ở trình độ thích hợp. Bạn
có thể nghe chúng mọi nơi, mọi lúc. Qua đó, bạn vừa nâng cao được kỹ năng nghe, vừa cải thiện được vốn từ vựng của mình.
8 bí quyết học nói tiếng Anh
Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển. Tuy nhiên,
có một thực tế đáng buồn là nhiều người đã bỏ ra khá nhiều thời gian học tiếng Anh mà vẫn
không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh được. Để học nói tiếng Anh tốt hơn, mời bạn
tìm hiểu một số bí quyết sau.
1. Xác định mục đích
Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù mục đích trước mắt là gì đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến
mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu sử dụng được Tiếng Anh một cách chủ động và trôi chảy trong thực tế đời sống, công việc hàng
ngày.
2. Không nên tự ti về khả năng Tiếng Anh của mình

Ví dụ: khi bạn được hỏi “How is your English?”, bạn không nên trả lời: “ Oh, my English is very poor, I have no chance to practice”,
bạn nên trả lời: “ I love to speak English” or “My English is improving”. Những câu trả lời như thế này sẽ tạo cho bạn cảm giác tự tin.
Khi bạn tự tin, bạn sẽ không còn sợ nói tiếng Anh nữa.
3. Rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát và chính xác
Khi học nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp hai loại bài tập: các bài tập rèn luyên khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại,
trao đổi nhóm,...) và các bài tập rèn luyện độ chính xác (trắc nghiệm, điền từ, viết câu…). Các bài tập rèn luyện sự lưu loát giúp bạn
diễn đạt tiếng Anh tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết nhỏ. Thực hành các bài tập rèn luyện độ chính xác, bạn sẽ nắm
được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.
4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh
Trang 12
Nguyễn Văn Liêm
Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này
ngay lập tức sẽ tạo ra một rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu: “tôi muốn huỷ bỏ
cuộc hẹn đó”. Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ hoặc không biết các
từ “cancel” và “appointment” để hình thành câu “I would like to cancel the appointment”. Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng
ta sẽ không gặp phải vấn đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I'm sorry. I'm not free tomorrow”
hay “I am afraid I can’t come tomorrow”, v.v.
5. Hát các bài hát tiếng Anh
Nếu bạn hát đi hát lại các bài hát tiếng Anh, tự khắc bạn sẽ nhớ được các từ, cụm từ tiếng Anh. Ví dụ: khi một ai đó nói “Let’s sing
‘Happy Birthday’ ”, ngay lập tức mọi người sẽ hát bài hát đó một cách chính xác. Hát các bài hát tiếng Anh còn giúp bạn nói tiếng
Anh tự nhiên hơn và thực hành phát âm nhiều hơn.
6. Tham gia các hoạt động nhóm
Mục đích chủ yếu của hoạt động nhóm, thảo luận là để mọi người có cơ hội đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến. Bạn chỉ trở thành một thành
viên tích cực khi bạn hăng hái tham gia các hoạt động nhóm để nói thật nhiều nhằm nâng cao kỹ năng nói.
7. Nhớ từ mới và cụm từ
Khi học nói tiếng Anh, bạn phải nhớ từ mới và các cụm từ. Bạn nên có một danh sách từ mới ở bên mình và sử dụng chúng trong các
cuộc nói chuyện hàng ngày.
8. Gọi điện cho người khác
Bạn có thể gọi điện cho bạn bè, đồng nghiệp, v.v để nói chuyện. Các cuộc nói chuyện chỉ kéo dài một
vài phút, nhưng cơ hội để thực hành tiếng Anh tăng lên rất nhiều. Kết quả là bạn có thể phát triển khả

năng nghe và hiểu người khác mà không cần gặp họ. Cách học này giúp bạn rèn luyện phản xạ suy
nghĩ, nghe và nói bằng Tiếng Anh.
Rèn luyện ngữ âm thế nào để ngày càng tiến bộ?
Ngữ âm là điều gây ấn tượng đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn nói Tiếng Anh vì bạn phải nói đúng thì người nghe mới
hiểu được điều bạn nói. Điều quan trọng nhất là bạn phải nói rõ ràng và chính xác.
Tuy nhiên, nếu sau độ tuổi đi học bạn mới bắt đầu học Tiếng Anh tại một nước không nói Tiếng Anh thì việc có thể nói Tiếng Anh
như người bản xứ là một nhiệm vụ dường như là bất khả thi.Trong những trường hợp như vậy, bạn cũng không nên nản chí vì sau đây
là một số bí quyết giúp các bạn rèn luyện ngữ âm và kỹ năng nói sao cho ngày càng tiến bộ.
1. Tranh thủ nghe Tiếng Anh giao tiếp càng thường xuyên càng tốt
Hãy nghe cách người bản xứ phát âm các từ và cụm từ khác nhau rồi cố bắt chước phát âm thật giống như những gì nghe được.
2. Học các ký hiệu phiên âm
Phần lớn từ điển của các nhà xuất bản có uy tín đều có hẳn phần phụ lục (ở đầu hoặc cuối cuốn từ điển) chú thích và hướng dẫn cách
đọc các ký hiệu phiên âm quốc tế. Hãy tham khảo phần phụ lục này mỗi khi học phát âm một từ mới.
3. Đừng quên học trọng âm của từ mới
Từ nào trong Tiếng Anh cũng có trọng âm hoặc ngữ điệu riêng. Trọng âm của từ rất quan trọng vì trên thực tế nếu bạn nói sai trọng
âm của từ tức là bạn đã phát âm sai từ đó, dẫn đến việc người nghe không hiểu hoặc hiểu sai những gì bạn nói. Dấu móc lửng (‘) sẽ
được đánh ở phía trước âm tiết trọng âm của từ.
Ví dụ: Từ "believe" có hai âm tiết (be và lieve), nhưng ta chỉ nhấn mạnh ở âm tiết thứ 2, tức là ta sẽ nói be'lieve chứ không phải 'be
lieve.
4. Hãy luyện tập những âm “đánh đố” bạn nhất
Bạn có thể gặp khó khăn trong việc phát âm một số âm trong Tiếng Anh do sự khác biệt giữa Tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ của bạn.
Ví dụ: Người nói tiếng Pháp gặp khó khăn với âm "th"; người nói tiếng Trung Quốc phổ thông gặp khó khăn với âm "r" và "l";
người nói tiếng Ả Rập gặp khó khăn với âm "p" và "b".
5. Phân biệt những âm bạn hay lẫn lộn
Các bài tập luyện phát âm theo từng cặp từ nhỏ phát huy rất hiệu quả trong trường hợp này. Hãy luyện phát âm theo từng từ thay cho
Trang 13
Nguyễn Văn Liêm
việc tập phát âm từng âm riêng lẻ.
Ví dụ: Bạn gặp khó khăn khi phân biệt hai âm "p" và "b", hãy thử luyện phát âm theo các cặp từ như "pair" - "bear"; "pond" -
"bond"; "pie" - "buy", v.v.

6. Học trọng âm và ngữ điệu câu
Không phải tất cả các từ trong câu đều có trọng âm như nhau, chỉ có những từ truyền tải nhiều thông tin (danh từ và động từ) mới
được nhấn mạnh.
Ví dụ:
- 'Where's the 'pen I 'gave you?
- 'Where's the 'red 'pen I 'gave you?
- Where's the 'red and 'blue 'pen I 'gave you 'yesterday?
Các từ không được nhấn trọng âm sẽ được nói nhanh, lướt, nối âm. Chẳng hạn, The unstressed words (such as "the", "I", "you"
and "and") don't carry as much "and" thành "un".
Trọng âm câu không cố định như trọng âm từ. Việc thay đổi trọng âm câu nhằm nhấn mạnh các ý định khác nhau của người nói.
Ví dụ:
- I 'love you. (Tôi yêu em - chứ không phải là thích)
- 'I love you. (Tôi - chứ không phải ai khác - yêu em)
- I love 'you. (Người tôi yêu là em - chứ không phải ai khác)
Còn với ngữ điệu câu thì chỉ có 2 quy tắc rất dễ nhớ. Đó là lên giọng ở cuối câu hỏi và xuống giọng ở cuối câu kể. Ngữ điệu đặc biệt
quan trọng trong câu hỏi đuôi "tag questions":
Ví dụ:
- You know him, don't you? (Lên giọng ở "don't you" để thể hiện đây là câu hỏi bạn muốn biết câu trả lời)
- You know him, don't you? (Xuống giọng ở "don't you" để thể hiện rằng bạn muốn người được hỏi đồng ý với bạn)
7. Học phát âm theo vần
Chẳng hạn như "tion" phát âm là "shun", "sion" phát âm là "zhun", "ough" phát âm là "uff" trong "enough" và "tough", nhưng lại là
"or" trong "ought" và "bought" hay "oh" trong "although" và "dough".
8. Đừng nên hấp tấp
Nếu nói quá nhanh, bạn sẽ phát âm không chuẩn một số từ hay nhầm lẫn các từ với nhau. Nếu nói quá chậm thì nghe sẽ không tự
nhiên. Nhưng dù sao thì nói chậm và rõ ràng vẫn hơn là nói quá nhanh.
Kinh nghiệm xử lý những bài thi tự luận
Những bài thi tự luận là một công cụ hữu hiệu trong việc kiểm tra khả năng lập luận cũng như tư
duy lô-gic của người học. Chính vì vậy, biết cách “xử lý” những bài thi dạng này một cách hiệu
quả sẽ là chìa khoá giúp bạn có một năm học mới “bội thu”.
Như bạn đã biết những bài thi tự luận được trình bày quy củ, có hệ thống sẽ dễ dàng “chiếm được cảm tình” của các vị giám khảo hơn

là những bài thi trình bày cẩu thả, ý tứ lộn xộn. Hãy thử làm theo những lời khuyên nho nhỏ dưới đây để ghi điểm bằng những câu trả
lời lô-gic và chính xác.
1. Phân bổ thời gian làm bài
Ví dụ: Nếu bạn phải trả lời 6 câu hỏi trong 45 phút, chỉ cho phép bản thân dành 5 phút cho mỗi câu. Khi đã hết thời gian dành cho
một câu, dừng viết và chuyển sang trả lời câu tiếp theo. Như vậy, sau khi trả lời câu cuối cùng bạn sẽ vẫn còn 15 phút. Đây là lúc để
bạn hoàn thành những câu trả lời còn dang dở trước đó. Sáu câu trả lời dù chưa trọn vẹn cũng sẽ ghi điểm nhiều hơn 3 câu trả lời trọn
vẹn. Dĩ nhiên, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho câu hỏi nhiều điểm hơn các câu khác.
2. Đọc qua câu hỏi một lần
Có những câu hỏi mà khi đọc qua, câu trả lời đã xuất hiện ngay lập tức trong đầu bạn. Hãy nhanh chóng ghi lại những từ khoá quan
trọng khi chúng vẫn còn rõ ràng. Nếu không, những ý tưởng ấy sẽ “chu du” đâu đó khi đến lúc bạn phải chuyển sang trả lời những câu
hỏi tiếp theo và khiến bạn hoảng hốt, lo lắng – nguyên nhân chính khiến bạn khó ghi điểm trong các bài thi.
Trang 14
Nguyễn Văn Liêm
3. Trước khi viết câu trả lời, hãy đọc kỹ những từ chỉ dẫn
Những câu hỏi có thể chứa những từ/cụm từ hướng dẫn bạn cách viết câu trả lời. Nếu đề bài yêu cầu bạn đánh giá một thuyết nào đó
trong triết học, bạn sẽ không thể ghi điểm tối đa nếu bạn chỉ nêu thuyết đó. Hãy chắc chắn rằng mình hiểu rõ câu hỏi yêu cầu điều gí
trước khi đặt bút viết câu trả lời.
4. Lập dàn ý trước khi viết câu trả lời
Dù có nhận ra hay không, các giám khảo đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự cô đọng và rõ ràng của một câu trả lời chặt chẽ. Đặt bút viết
với hy vọng câu trả lời sẽ “hiện ra” đâu đó trong đoạn văn chỉ tốn thời gian mà lại không hữu hiệu. Một người biết không nhiều nhưng
iết cách thể hiện những gì mình biết vẫn có khả năng “ghi điểm” cao hơn những người biết nhiều nhưng lại không biết thể hiện những
gì mình biết. Việc lập dàn ý sẽ giúp bạn có một câu trả lời lô-gic và chặt chẽ.
5. Dành thời gian viết phần mở và kết cho câu trả lời
Phần mở (giới thiệu) sẽ là phần dẫn dắt và nêu vắn tắt những ý chính trong câu trả lời. Phần kết sẽ là phần tóm tắt lại những điểm đã
được nêu ra và giải quyết trong phần thân. Việc này không chỉ giúp người đọc dễ theo dõi câu trả lời mà còn giúp bạn đảm bảo rằng
mình đang đi đúng hướng và đang trả lời thẳng vào vấn đề.
6. Dành thời gian cuối giờ để xem lại bài
Việc này là hết sức cần thiết bởi khi viết với tốc độ nhanh vì bị hạn chế về thời gian, chúng ta thường viết sai chính tả, bỏ sót từ/cụm
từ, bỏ sót phần nào đó của câu hỏi khi trả lời, ghi nhầm số (ví dụ: ghi nhầm 1395 thành 1953; $0.60 thành $60 .v.v…)
7. Cân nhắc câu trả lời khi không chắc chắn

Khi bạn không thể nhớ chính xác là năm 1884 hay 1894 thì tốt nhất hãy ghi trong câu trả lời là “vào khoảng cuối thế kỷ 19”. Một
khoảng thời gian đúng vẫn được coi là chính xác nhưng một mốc thời gian sai thì vẫn là một câu trả lời không chính xác. Nếu có thể,
hãy tránh đưa ra những tuyên bố hay những câu khẳng định quá chắc chắn. Một câu trả lời khôn ngoan của một người được học hành
phải thể hiện được thì độ bình tĩnh và tư duy triết học.
Có câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” và việc chuyẩn bị làm một bài thi tự luận cũng như vậy, bạn nên thực hành những bước trên
thật nhuần nhuyễn để tạo cho mình sự tự tin khi làm bài thi.
Điểm cao = Kiến thức + Kỹ năng
Bạn đã bao giờ phải “kêu trời” khi nhận lại bài thi bị “trừ đầu trừ đuôi” vì những lỗi vớ vẩn, không
đâu? Nguyên nhân của việc mất điểm lúc này không phải bởi kiến thức bạn còn hạn chế mà là do
bạn thiếu kỹ năng làm bài.
Kỹ năng làm bài ở đây không phải là phép lạ giúp bạn đoán trước được đề nhờ đọc được suy nghĩ của
thầy cô mà là cách xử lý thông tin và làm bài như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu cách tránh những lỗi do bất cẩn gây ra.
Thứ nhất, hãy đọc thật kỹ đề bài và chỉ bắt tay vào làm khi hiểu rõ mình sẽ phải làm gì. Nhiều thí sinh do quá vội vã làm bài nên
không chịu đọc kỹ yêu cầu và chuyện lạc đề là khó tránh khỏi.
Thứ hai, phân bổ thời gian sao cho hợp lý để không bị rơi vào tình trạng vội vã hoàn thành bài làm vào phút chót. Nếu có 50 câu trắc
nghiệm và thời gian làm bài là 50 phút thì bạn sẽ chỉ có trung bình 1 phút để hoàn thành một câu hỏi. Giải pháp không phải là do thời
gian làm từng câu bằng đồng hồ tính giờ mà hãy chia 50 câu ấy thành từng mảng (ví dụ: đọc hiểu, ngữ âm hay điền từ .v.v…) và căn
thời gian cho từng mảng ấy. Hãy bám sát lịch trình ấy để đảm bảo rằng bạn đang làm bài đúng tiến độ và không bị thiếu thời gian.
Thứ ba, đừng thay đổi câu trả lời ban đầu khi không có căn cứ xác đáng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng linh cảm đầu tiên của bạn
thường có khả năng chính xác cao hơn. Bạn chỉ nên thay đổi câu trả lời nếu phát hiện mình đã hiểu nhầm ý của câu hoặc bạn bắt gặp
thông tin ở đâu đó trong các phần khác của bài thi khẳng định rằng câu trả lời đầu tiên của bạn là không chính xác. Cuối cùng, cố
gắng dành một khoảng thời gian đủ để bạn xem lại bài, kiểm tra liệu mình có để sót câu nào chưa trả lời, đánh đấu nhầm vào tờ trả lời
riêng hay có sơ suất gì nữa không.
Thông thường, điểm số của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn biết cách chia việc làm bài thi trắc nghiệm thành ba bước:
Bước 1: Đọc đề thi, chỉ trả lời những câu mà bạn hoàn toàn tự tin rằng mình có thể đưa ra đáp án chính xác và tạm thời bỏ qua những
câu khó hơn. Chiến thuật này sẽ giúp bạn thêm tự tin và đảm bảo rằng bạn sẽ ghi điểm ở những câu hỏi dễ. Không những thế, việc
đọc đề từ đầu đến cuối sẽ giúp bạn xâu chuỗi các thông tin. Có thể bạn sẽ tìm thấy thuật ngữ giúp trả lời câu hỏi trước đó khi đọc đề
câu hỏi tiếp theo.
Trang 15

Nguyễn Văn Liêm
Bước 2: Sau khi hoàn thành bước 1, quay lại đọc và làm những câu mà bạn đã bỏ qua. Ở bước này chúng ta sẽ áp dụng một chiến
thuật khác: nhận diện và loại trừ những phương án trả lời mà bạn tương đối chắc chắn là không chính xác.
 Dựa trên những kiến thức mà bạn có được về môn học, loại trừ những phương án lựa chọn sai rõ ràng hoặc không thích hợp.
Trong các bài trắc nghiệm, những phương án này thường không có liên hệ về mặt ngữ pháp với câu hỏi.
 Loại trừ những phương án tương tự về mặt lo-gic với một phương nán nào đó. Ví dụ, nếu các phương án trả lời là a.)
sleeping, b.) listening, c.) staring, or d.) napping thì ta có thể loại trừ a và d do hai phương án này có cùng ý nghĩa, ta chỉ có
một đáp đúng duy nhất nên rõ ràng theo lo-gic cả hai phương án đều không phù hợp.
Bước 3: Một khi bạn đã huy động tối đa kiến thức và loại trừ được bớt các phương án trả lời nhưng vẫn còn hơn một lựa chọn thì đã
đến lúc bạn phải sử dụng đến khả năng suy đoán của mình. Điều này không đồng nghĩa với việc tung đồng xu may rủi mà là sử dụng
tư duy phản biện. Hãy chú ý những “dấu hiệu” đặc biệt về mặt ngôn ngữ vì chúng sẽ cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích.
 Hãy thận trọng với những cụm chỉ sự tuyệt đối như always, never, invariably, none, all, every hay must. Những phương án có
những cụm từ dạng này thường khó có khả năng trở thành đáp án đúng. Khi thấy phân vân, hãy thử thay chúng bằng những
cụm từ cùng loại chỉ mức độ tương đối như frequently/ typically (thay cho always hay most), some (thay cho all/ every). Kiểm
tra xem phương án trả lời hợp lý hơn hay kém hợp lý hơn lựa chọn ban đầu thì bạn sẽ xác định được phương án trả lời cuối
cùng.
 Cách diễn đạt theo hướng ngược lại cũng sẽ là những lời gợi ý quý giá. Đôi thi, người ra đề thường thêm vào những cụm từ
định lượng hoặc những cụm để làm rõ ý nghĩa vào phương án trả lời đúng trong các câu hỏi nhiều lựa chọn hoặc các câu
đúng (True) trong phần True/False. Ví dụ: Under typical conditions, most of a child's core values are set by approximately age
ten. (Trong những điều kiện nhất định, hầu hết giá trị tinh thần cốt lõi của một đứa trẻ được thiết lập lúc trẻ xấp xỉ 10 tuổi).
Trong ví dụ trên, những cụm từ in nghiêng được gạch chân đã hạn chế và nêu rõ điều kiện để câu nói này đúng. Xác định
được những gợi ý dưới dạng như thế này sẽ giúp bạn nhận diện câu trả lời đúng.
Nói cách khác, những cái “bẫy” trong các câu hỏi nhiều lựa chọn và các câu sai trong phần True/False thường không được “trau
chuốt” về mặt từ ngữ. Chúng thường mang ý nghĩa quá tuyệt đối. Quay trở lại ví dụ trên, nếu ta bỏ hết những cụm định lượng thì mức
độ chính xác của câu nói rất đáng nghi ngờ: A child's values are set by age ten.
Cuối cùng khi bạn đã áp dụng hết những chiến thuật mà bạn biết mà vẫn còn nhiều hơn 1 phương án trả lời, bạn không còn cách nào
khác ngoài việc “đoán” đáp án. Khi đó hãy chọn phương án nào dài hơn và có nhiều cụm định lượng/ làm rõ nghĩa hơn trong cách
diễn đạt. Áp dụng bí quyết tương tự đối với các câu True/False: câu đúng (True) thường là những câu chi tiết hơn, có nhiều cụm từ
định lượng/ làm rõ nghĩa hơn; câu sai (False) là những câu ngắn và thường mang những cụm có ý nghĩa tuyệt đối.
"Hoa tiêu" của những bài thi dưới dạng viết luận

Khác với bài thi trắc nghiệm, bài kiểm tra tự luận ít khi được trình bày dưới dạng các
câu hỏi. Thay vào đó, bài kiểm tra tự luận thường được trình bày dưới dạng những
câu khẳng định có chứa các từ/cụm từ để diễn tả yêu cầu của đề bài. Những “hoa tiêu
đặc biệt” dưới đây sẽ hướng dẫn bạn viết câu trả lời cho những bài kiểm tra như vậy.
Dưới đây là một số các từ/cụm từ chỉ dẫn thông dụng bằng tiếng Anh trong các bài thi
dưới dạng viết luận:
 Analyze (Phân tích): Thí sinh sẽ phải chia một vấn đề nào đó thành những phần nhỏ hơn và chỉ rõ những phần này liên kết
với nhau như thế nào để tạo nên tổng thể là vấn đề ban đầu. Ví dụ: Analyze the factors that contribute to good health (Hãy
phân tích những nhân tố góp phần tạo nên một sức khoẻ tốt).
 Compare (So sánh): Thí sinh cần chỉ ra cả những điểm tương đồng và khác biệt của hai hay nhiều đối tượng. Ví dụ:
Compare the forms of government found in the United States and in China (So sánh hình thức nhà nước của Mỹ với hình thức
nhà nước của Trung Quốc).
 Contrast (Tương phản): Đối chiếu để làm nổi bật sự khác biệt của hai hay nhiều đối tượng. Ví dụ: Contrast the Republican
and Democratic political platforms (Hãy đối chiếu để làm nổi bật sự khác biệt về đường lối chính trị của đảng Dân chủ và
Cộng hoà).
 Define (Định nghĩa): Nêu ngắn gọn định nghĩa, khái niệm về một sự vật, hiện tượng nào đó. Ví dụ: Define what is meant by
“living life to the fullest.” (Định nghĩa thế nào là “sống hết mình”).
Trang 16
Nguyễn Văn Liêm
 Describe (Miêu tả): Tạo ra một hình ảnh chi tiết bằng từ ngữ về một đối tượng nào đó (bao gồm những đặc điểm và phẩm
chất quan trọng của đối tượng đó). Ví dụ: Describe what it was like to live in ancient Rome (Mô tả cuộc sống tại Rome thời
cổ đại).
 Diagram (Vẽ biểu đồ/sơ đồ): minh hoạ điều gì đó bằng biểu đồ/sơ đồ kèm theo tên các bộ phận cấu thành. Ví dụ: Diagram a
modern commercial jet airplane (Vẽ sơ đồ của một chiếc máy bay phản lực thương mại).
 Evaluate (Đánh giá): trình bày những đặc điểm tiêu cực và tích cực của một đối tượng. Ví dụ: Evaluate the impact of rap
music on American youth (Đánh giá ảnh hưởng của nhạc rap đối với thanh niên Mỹ).
 Explain (Giải thích): dùng lý lẽ và bằng chứng thực tế để làm cho một điều gì đó trở nên rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ: Explain
why the American Civil War occurred (Giải thích nguyên nhân của cuộc nội chiến Mỹ).
 Justify (Chứng minh): dùng lý lẽ và bằng chứng thực tế chứng minh điều gì đó. Ví dụ: Justify the need for the federal
income tax (Chứng minh sự cần thiết của thuế thu nhập liên bang).

 List (Liệt kê): nêu thông tin theo một loạt. Ví dụ: List the ingredients needed to bake bread (Liệt kê những nguyên liệu cần
thiết để nướng bánh mỳ).
 Outline (Chỉ ra những nét chính): nêu những thông tin quan trọng nhất về một đối tượng theo một trình tự hợp lý. Ví dụ:
Outline what it takes to be successful in school (Chỉ ra những điểm chính để có thể thành công trong học tập).
 Summarize (Tóm tắt): tóm lược những ý chính một cách ngắn gọn. Ví dụ: Summarize how Thomas Edison’s inventions
have made our lives better (Nêu tóm tắt xem những phát minh của Edison đã làm cuộc sống của chúng ta tốt hơn ra sao).
 Trace (Nêu theo trình tự): nêu trình tự một điều gì đó đã xảy ra. Ví dụ: Trace the major events that led to America’s
Declaration of Independence (Nêu theo trình tự những sự kiện chính đã dẫn đến sự ra đời bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ).
Xác định được những “hoa tiêu đặc biệt” này và hiểu rõ chúng yêu cầu bạn làm gì sẽ giúp bạn ghi điểm và hy vọng chúng sẽ trở thành
“người bạn đường tin cậy” của bạn trong các kỳ thi tự luận phải sử dụng tiếng Anh.
Huy động vốn từ vựng trong giao tiếp
Trong việc rèn luyện các kỹ năng Tiếng Anh, hầu như học viên ngoại ngữ nào cũng đều thừa nhận rằng kỹ năng nói là một kỹ
năng phức tạp và khó luyện tập. Bởi vì có rất nhiều học viên gặp khó khăn khi huy động vốn từ vựng trong giao tiếp. Vậy làm
thế nào để khắc phục được vấn đề này?
Sở dĩ học viên gặp khó khăn trong khi lựa chọn cách diễn đạt là do học viên học từ mới một cách bị động. Điều đó có nghĩa là vốn từ
vựng của học viện bị “đông cứng” hay nói cách khác chúng không được dùng một cách tích cực. Đa số học viên đều học từ mới theo
một cách rất đơn giản. Đó là học thuộc chúng một cách máy móc. Kết quả là sau một thời gian nhất định chúng ta quên dần các từ
chúng ta từng dày công học tập.
Một nguyên tắc thông thường trong ghi nhớ đó là chúng ta cần phải tạo ra những dấu mốc để ghi nhớ. Do đó, thay vì kiểm tra từ điển
ngay sau khi bắt gặp từ mới nào đó, bạn phải dành chút ít thời gian tập đoán nghĩa của từ ấy thông qua ngữ cảnh của câu trước. Sau đó
bạn hãy kiểm tra phán đoán của mình bằng cách tra từ điển.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý cách tra từ điển sao cho thật hiệu quả. Đó là bạn hãy viết từ mới ấy ra một tờ giấy hay một cuốn sổ nhỏ
trong đó bao gồm các từ cùng họ với từ mới ấy cũng như cách phát âm của chúng. Sau đó bạn hãy phát âm to từ đó và tập đặt câu với
chúng. Bạn có thể sử dụng ngữ cảnh sẵn có của câu hoặc các nét nghĩa khác của từ mới đó để vận dụng vào đặt câu. Chính sự chuẩn
bị cần thiết này là yếu tố giúp vốn từ vựng của chúng ta trở nên chủ động và dễ huy động hơn.
Một cách học từ mới khá hiệu quả khác đó là học viên học theo mô hình cây gia đình. Chẳng hạn bạn cần học từ “grandfather” thì
thay vì học một từ mới riêng lẻ này bạn hãy liệt kê các thành viên khác của gia đình như các từ mới chỉ “cô, dì, chú, bác…” Cách học
này thực sự giúp bạn huy động nhiều từ cùng một lúc và do đó vốn từ vựng của bạn ngày càng được cải thiện và trở nên động hơn.
Một cách học từ mới khác cũng không kém phần hiệu quả. Đó là học từ mớI thông qua các từ đồng nghĩa hay trái nghĩa với chúng.
Cách trau dồi mớI kiểu này sẽ giúp học viên phát triển tư duy lô gíc và do đó học viên sẽ nhớ từ mới lâu hơn.

Ngoài ra trong quá trình học từ mới học viên nên thực hiện quá trình kiểm tra chéo tức là tìm từ Tiếng Việt tương đương cho một từ
Tiếng Anh hoặc ngược lại. Hoạt động này giúp học viên đẩy nhanh quá trình lựa chọn từ trong khi giao tiếp.
Những phương pháp trên chỉ là gợi ý nhỏ cho bạn có cách huy động vốn từ vựng hiệu quả nhất.
Trang 17
Nguyễn Văn Liêm
Trí nhớ hoàn hảo
Bạn muốn mình có một trí nhớ hoàn hảo? Hãy bắt tay luyện cho mình có một trí nhớ “10 năm vẫn chạy tốt” nhé!
Lúc nào bạn cũng có cảm tưởng rằng mình đang bị “nhồi nhét” quá nhiều, nào là phải nhớ ngày tháng năm cho
môn lịch sử, những định lí, khái niệm, công thức hóa học…mà kiểm tra học kì tới nơi rùi. Làm sao bây giờ? Yên
tâm, bí kíp đây!
Học hiểu
Hiểu bài cũng là một cách để nhớ dai. Một khi bạn đã nắm vấn đề một cách kĩ càng, coi như bạn đã đi được nửa
“con đường” rùi đó nha. Ai mà có thể hiểu hết bài nhưng quan trọng là bạn nên đặt câu hỏi trong lớp khi bạn
không hiểu chỗ nào đó.
Tập làm thơ
Cách này hữu hiệu lắm đó. Để nhớ điều gì đó mà bạn phải học thuộc làu làu như lịch sử, công thức toán học...,
hãy thử làm thơ về chúng xem sao. Những câu thơ ngắn gọn, ngộ nghĩnh và có vần chừng nào sẽ “đắt giá” chừng
đó. Còn nếu bạn không thể, những bậc tiền bối sẽ ra tay giúp bạn liền. Đừng lo nhé!
Học bằng tim…
Chắc chắn bạn không thể nào nhớ lâu được nếu bạn coi “hắn” là kẻ thù số một. Bạn hãy cố gắng tập yêu “hắn”,
hay ít nhất bạn chỉ nên nhìn những ưu điểm của “hắn” mà thôi. Chắc rằng điều này sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn.
…Yêu bằng mắt
Hãy tận dụng bất cứ hình ảnh nào, trong sách giáo khoa chẳng hạn, khiến bạn có thể nhớ dai nhất. Nhắm mắt lại,
tìm sự liên hệ giữa nội dung bài và hình ảnh, đặc biệt là những từ khóa quan trọng để chú thích hình.
Xếp hàng ưu tiên
Hãy ưu tiên "tụng" trước môn nào mà bạn “khó nhai” nhất. Đơn giản là bạn có thể dành nhiều thời gian nghiền
ngẫm hơn thôi mà!
Học từng mục
Bạn nên tập trung học cho hết một mục trước khi nhảy sang cái khác. “Đứng núi này trông núi nọ” sẽ khiến bạn
bị lẫn cái này sang cái khác.

Sáng tạo bài học
Tự mình nghĩ ra những ví dụ minh họa, hình ảnh, hay biểu đồ. Dùng màu nổi cho những tiêu đề, đánh số những ý
quan trọng, hay vẽ biểu đồ. Chúng chẳng những giúp bạn dễ hiểu hơn mà còn giúp bạn không cần học thuộc làu.
Kiếm từ khóa
Những từ khóa có thể giúp bạn dễ nhớ trong việc nắm bắt ý chính của bài. Từ khóa càng nhiều, trí nhớ bạn càng
được tiết kiệm năng lượng chừng ấy.
Thảo luận
Khi bạn muốn nhớ điều gì cho bài kiểm tra, cố gắng giải thích sự kiện mà không theo sách vở, để coi bạn có thể
hiểu bài tới mức nào. Dám cá với bạn sẽ nhớ nhiều hơn bạn nghĩ. Sau đó, học lần nữa cho tới khi nào bạn nắm
vững bài.
Thực hành nào
Nghĩ ra những câu hỏi mà bạn nghĩ có thể cho ra trong bài kiểm tra. Tập trả lời. Và tất nhiên bạn sẽ có cơ hội để
“check” lại tài liệu cho những chổ hổng trong câu trả lời.
Biết những gì chưa biết
Xem lại bài vở từ đầu tới cuối, sau đó, tập trung vào những phần mà bạn không hiểu rõ và bạn có thể hỏi lại cô
hay bạn bè – đây là phần quan trọng nhất giúp bạn nhớ bài nhanh nhất.
(MTO)
15 lời khuyên học tiếng Anh
Trang 18
Nguyễn Văn Liêm
1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.
3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.
4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.
5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh
7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.
8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.
9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc
vào từ điển).

10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.
12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.
13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.
14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.
15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.
"Warm-up" cho giờ học nghe hiệu quả
Nghe là một trong những kỹ năng khó trong quá trình dạy và học tiếng Anh. Vậy làm thế nào hướng dẫn
được cho học viên của mình cách nghe hiệu quả?
Một giờ học nghe sẽ thực sự hiệu quả nếu giáo viên biết cách làm cho bài nghe trở nên sinh động, thú vị và lôi cuốn được học viên.
Một trong những điều đầu tiên người giáo viên có thể làm là chuấn bị thật tốt cho hoạt động "warm-up" (khởi động). Trên thực tế,
một giờ học nghe có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào việc học viên đã được warm-up như thế nào. Do vậy, trong
lớp học nghe, hãy cố gắng tạo ra nhiều hoạt động warm-up thú vị nhằm lôi cuốn học viên vào bài học.
Sau đây là một số hoạt động warm-up mà giáo viên có thể áp dụng nhằm làm cho giờ học nghe của mình thực sự cuốn hút và hiệu
quả:
1. Đọc truyện
Các mẩu chuyện, nếu có nội dung thú vị và được kể lại một cách chuyên nghiệp, sẽ thu hút được sự chăm chú của phần lớn học viên.
Do vậy, trước khi cho học viên nghe băng, bạn nên đọc thật chậm cho học viên của mình nghe một mẩu chuyện ngắn có nội dung đơn
giản, dễ hiểu. Sau đó, bạn có thể đặt ra một vài câu hỏi liên quan tới nội dung mẩu chuyện để học viên trả lời. Hoặc bạn có thể chỉ kể
một phần của câu chuyện thôi, sau đó để học viên của bạn thảo luận và tự đưa ra phần kết của mẩu chuyện. Điều này sẽ làm cho học
viên của bạn cảm thấy rất hứng thú với bài học vì họ được nêu lên ý kiến của riêng họ. Đặc biệt là với những học viên hơi yếu kém
trong việc sử dụng tiếng Anh, họ sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên và vui sướng vì họ có thể hiểu được một câu chuyện bằng tiếng Anh. Từ
đó, họ sẽ có động lực hơn để cố gắng học tập.
2. Hỏi và trả lời
Trước khi bắt đầu giờ học nghe, bạn có thể dành ra khoảng từ 5 đến 10 phút để hỏi
học viên một vài câu hỏi có nội dung liên quan tới chủ đề của bài nghe. Điều này sẽ
giúp cho học viên của bạn định hình được chủ để của bài nghe, từ đó họ sẽ hệ thống
được kiến thức nền về từ vựng, ngữ pháp liên quan tới chủ đề của bài học, giúp cho
giờ học nghe sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau để hỏi học viên của mình trong giờ học nghe có chủ đề "getting angry about a

restaurant":
Trang 19
Nguyễn Văn Liêm
- Then, what will you do? (Sau đó em sẽ làm gì?)
- Do you often go to restaurant? (Em có thường đi ăn tại các nhà hàng không?)
- Do you like cooking? (Em có thích nấu ăn không?)
- What will make you unhappy when you are eating in the restaurant? (Điều gì làm em mất vui khi em dùng bữa ở nhà hàng?)
- Now, you are going to listen to a passage, which tells you why Tom is so angry about the restaurant. (Bây giờ, các em sẽ được nghe
một đoạn băng nói về lý do tại sao Tom lại rât bực mình với nhà hàng đó.)
Khi trả lời các câu hỏi gợi mở như vậy, học viên của bạn sẽ hình dung được những việc họ phải làm, những nội dung chính cần nắm
bắt được khi nghe. Hơn nữa, điều này còn làm cho không khí giữa bạn và học viên trở nên thân thiện hơn, và quan trọng hơn cả là
giúp học viên có được sự tự tin và hứng thú để tham gia bài học.
3. Sử dụng tranh ảnh
Trong tiếng Anh có câu "a picture is worth as a thousand words" (Một bức tranh đáng giá bằng ngàn lời nói) cho ta thấy được tầm
quan trọng và hiệu quả truyền tải thông điệp của các bức tranh. Vậy nên, bạn hãy tận dụng triệt để điểm mạnh đó, bởi tranh ảnh sẽ
làm cho bài học của bạn trở nên sinh động hơn, giúp cho học viên tham gia bài học một cách say sưa, thích thú hơn.
Trên đây là ba trong số nhiều phương pháp mà bạn có thể áp dụng cho hoạt động warm-up để chuẩn bị cho giờ học nghe thật sự hiệu
quả. Chúc các bạn thành công!
Tạo động cơ và khuyến khích học viên học tập
Dù bạn đã rất cố gắng nhưng buổi học vẫn không diễn ra như mong muốn.
Khi tham gia các khóa học kéo dài, hoặc những khóa học ngắn ngày nhưng lại học cả ngày
(khoảng 7-8 giờ học liên tục). Một tình trạng rất dễ xảy ra đó là tâm lý người học không được
tốt vào cuối mỗi buổi học.
Vậy làm thế nào để tạo động cơ học tập, tạo không khí học tập có hiệu quả, khuyến khích học
viên tham gia vào bài giảng. Thông thường bạn nên sử dụng các phương pháp:
- Đưa sự dí dỏm hài hước vào bài giảng
- Đưa ra phần thưởng khuyến khích ý kiến, tinh thần học tập tốt.
- Chia nhóm thảo luận
- Trò chơi
- Đánh giá cao khi có ý kiến hay

Bạn đã áp dụng vào bài dạy của mình bao giờ chưa? Nếu chưa, hãy thử xem có hiệu quả hơn không nhé !
WHY DIDN'T YOU REFUSE IT?
After the Football match, a player went home with a sorrowful face.
His surprised wife asked:
- Why are you so sad? What's the matter? He answered sadly:
- Today I got a Yellow card.
- So, did you want to get it?
- Of course not. The wife was upset:
- If you didn't want to get it why didn't you refuse it? But you did accept it, so now you are sad.
HE IS HAVING TANTRUMS AGAIN
A player was slightly bumped by a member of the opposing team. The player turned round and round with a pained look on his face.
His mother, watching the game, laughed and said to the player's wife:
- You see, your husband is having one of his tantrums again, just the same as when he was young. I understand his temper
A DIFFICULT SITUATION TO SOLVE
The football match between two children's teams became "white- hot”. Suddenly a little player ran to the main referee and said:
- Uncle, I want to make water.
TRADING BALLS UNLAWFUL
After reading an article about a case of buying and selling football bets in a "Football" Newspaper, a little girl asked her friend:
- They say there is a group of people arrested because they buy and sell Football bets. What does "buying and selling Football bets"
mean?
- Ah... Uh... Maybe it means they trade the balls illegally.
I ONLY WANTED TO ASK HIM
A football player, who had chased a football referee, was accused of trying to beat him.
- Player "A" had already ran after the referee and beat him and you were running after the referee to beat him too, weren't you?
Trang 20
Nguyễn Văn Liêm
- No, .... well, yes, it's true that I was running after him but, in fact, I only wanted to ask him if he was OK!
YOU'LL HAVE TO PLAY IT QUICKLY
The Football Player was coaxing his two- year old daughter:
-Please stay home to enjoy the time by yourself. Your mother will come straight home after work.

- So, where will you go?
-Ah, daughter. This afternoon I have to attend a Football competition match. Be a good girl and stay home and I'll buy cakes for you
when I come back.
-Yes! But you'll have to play it quickly and come back home to me because I'm afraid when I stay home alone!
WHOSE YARD DID YOU PLAY IN?
Seeing her husband come home from a Football match, the wife asked:
- How? Did your team win?
The husband was joyfully showing- off:
-We sure did win. We had an easy situation because we played in our own "back yard.”
- So, whose yard did you play in?
WHAT ABOUT HIS HANDS?
The father showed his son a picture of football player "X" and said:
- This talented player can score with both his head and feet. He is quite a scoring machine.
His small son naively asked: _ Dad, so what about his hands?
I WON'T HAVE TO WORRY ABOUT YOU.
A player was telling his mother about the game scheduled for that afternoon.
- Today we will play in a stadium with a roof, Mom! His mother replied happily:
-Really? That's very good. When you're playing 1 won't have to worry about the hot Sun or rain and you won't get
sick. You always have your head bare and you play outside without a cap.
YOU NEVER SCORE
The angry son of a goalkeeper said to his father:
- My classmates have fathers who are also football players. But their fathers all make scores for their teams. But
you, you never score. So how is it that you can still stay on the team?
LET THEM QUIT THE GAME EARLY!
A wife was telling her \"Football Referee\" husband:
- Dear! There is an anniversary of death in my parents family. You\'ll prepare to go there with me, won\'t you?
- Alas! I can\'t go, because this afternoon I have to work as a referee for the Championship Cup Competition Football Match. You\'ll have to
go alone!
- That\'s unacceptable! It\'s my Great Grandma. If you don\'t come, my relatives will insult me.
- So, when will the anniversary begin? -At 5:00pm.

- Alas! The match will finish at 5:15pm
- My God! What a strange man you are! Just tell the players you want them to quit playing a bit early. You are the referee: Whatever ruling
you make, the players have to obey.
Họ cho nghỉ đá sớm đi !
Bà vợ bảo chồng (là trọng tài bóng đá ):
Ông à ! Chiều nay có đám giỗ bên ông ngoại , ông lo chuẩn bị sang bên ấy với tôi nhé !
ấy chết ! Đi thế nào được ! Vì chiều nay tôi làm trọng tài chính cho trận tranh cúp vô địch . Thôi bà đi một mình vậy !
Không được ! Đám giỗ bà cụ cố tôi mà ông không đi để họ hàng nhà tôi họ chửi cho à ?
Thế đám giỗ bắt đầu lúc mấy giờ ?
5 giờ chiều
ối ! 5 giờ 15 trận đấu mới xong
ối giời ơi , cái ông này ! Thì ông cho các cầu thủ họ nghỉ sớm một tý đã sao nào ! Ông là trọng tài thì bảo gì mà họ chả nghe !
MISUNDERSTANDING
The young wife moved by her football player husband, said:
-Last night you held my head in your hands and fondled me. I didn't know that you were so much in love with me that you think of
me even while you sleep.
The player was surprised.
- Oh, was that your head? I was dreaming and was surprised that my ball had suddenly grown such long hair.
Hiểu lầm
Cô vợ trẻ cảm động nói với chồng (là cầu thủ bóng đá ):
Trang 21
Nguyễn Văn Liêm
-Đêm qua anh cứ ôm lấy đầu em mavuốt ve âu yếm .Thật tình em không ngờ anh lại yêu em đến mức trong lúc ngủ say như thế mà
vẫn nhớ đến em .
Chàng cầu thủ ngạc nhiên :
- Ồ thì ra là đầu của em hả ? Thảo nào trong lúc mơ, anh cứ ngạc nhiên : làm sao mà quà bóng của mình bỗng dưng lại mọc tóc ra dài
thế !
DAD SAYS TO COME HOME AND COOK
Two women's football teams were playing in full swing. Suddenly there was a little boy who stood at the edge of the field and
shouted:

- Mama, my dad orders you to come home and cook.
Ba bảo mẹ vế nấu cơm
Hai đội bóng nữ đang thi đấu sôi nổi , bỗng có một cậu bé cứ đứng bên lề sân cỏ gào to :
-Mẹ ơi !Ba bảo mẹ về nấu cơm !
HE IS MY FUTURE BROTHER- IN- LAW
The Referee of a loosing Football team was seriously criticizing a player.
- Why, when you were face to face with the Goalkeeper and only eleven meters from the goal, didn't you shoot straight into
theopposingteam'sgoal?Everyonecouldseethatyou deliberately kicked the ball out.
-Yeah!... Please sympathize with me because that team's Goalkeeper is my future brother- in- law.
Anh ta là anh vợ tương lai của tôi
Huấn luyện viên của đội bóng bị thua nghiêm khắc phê bình một cầu thủ
Tại sao khi đối mặt với thủ môn ở cự ly chỉ có 11m mà anh không sút thẳng vào cầu môn đối phương ?Ai cũng thấy rõ là anh cố tình
đá bóng ra ngoài !
Dạ ... Anh thông cảm ! Bởi vì anh chàng thủ môn của đội kia là...anh vợ tươnng lai của tôi ạ !
YOU'VE ALREADY BEATEN ME 1 TO 0
The old man was giving an inspirational talk to his future son- in- law, who was a football player.
-If you score a goal in this match, I'll make immediate arrangements for you and my daughter to get married.
-Uh...Uh,I"mafraidyou'llhavetomakethose arrangements even if I can't score a goal.
-Why?
-Uh... Because... your daughter is already preparing to make a little football player.
The old man was utterly exhausted.
-My God! Then you are not beginning to play but you've already beaten me 1 to 0!

Anh đã thắng tôi 1-0 rồi
Ông già hào hứng tuyên bố với chàng rể tương lai (là cầu thủ bóng đá ):
Trong trận này nếu anh mà đá được quả nào vào lưới đội kia , tôi sẽ làm đám cưới cho anh và con gái tôi ngay lập tức !
à...ơ...Con sợ rằng ngay cả khi con không ghi được quả nào bác cũng phải làm đám cưới cho chúng con gấp đấy ạ!
Sao?
Dạ... bởi vì ...con gái bác sắp có cầu thủ tí hon đấy ạ!
Ông già rụng rời rên rỉ:

-Giời ơi ! Thế là chưa vào trận , anh đã thắng tôi 1-0 rồi đấy
LET YOUR FATHER REPLACE YOU TO PLAY
A mother was talking to her football player son
-My son, my friend will bring her daughter to visit our family this afternoon and you can see her. Remember to stay home.
The young man was unwilling:
-Aw, mom, this afternoon I have to go to play football. So how can I stay home?
- No one will die if you beg for a little time off.
-Ijustcan't,mom.Thisafternoon'smatchisvery important. I have to attend it at any cost.
-Ah! So, you'll stay home and I'll tell your dad to go to replace you. Is that OK?

Để ba con đá thay cho
Bà mẹ bảo con trai (là cầu thủ bóng đá)
Con à ! Chiều nay có bà bạn của mẹ dẫn con gái bà ấy sang nhà ta chơi cho con coi mắt . Con nhớ ở nhà nhé !
Chàng trai nhăn nhó :
Trời ! chiều nay con phải đi thi đấubóng đá rồi , ở nhà làm sao được ?
Thì con xin nghỉ một bữa đi , có chết ai đâu !
Không được mẹ ơi ! Trận cầu chiều nay rất quan trọng ; bằng giá nào con cũng phải đi
à, hay là con cứ ở nhà đi , để mẹ bảo ba con đi đá thay cho là được chứ gì ?
I'll ASK THEM TO CHANGE TO A DIFFERENT CARD COLOR
When her young son came home from a football match with a sad face, the mother asked:
- Why are you so sad?
-I was offered a "yellow" card by the referee, Mom.
-Don't you like a yellow card? So, what color would you like? Tell me and I'll go to meet the referee and beg him to offer you a card
with a different color.
Trang 22
Nguyễn Văn Liêm

Để mẹ xin đổi cho con thẻ màu khác nhé
Thấy cậu con trai đi thi đấu tranh cúp bóng đá thiếu niên về mặt buồn thiu , bà mẹ hỏi :
Sao con buồn thế ?

Con bị trọng tài “tặng” một thẻ vàng mẹ ạ !
Con không thích thẻ vàng à ! Thế con thích thẻ màu gì để mẹ đi gặp ông trọng tài , mẹ xin đổi cho con thẻ màu khác nhé ?
I'll NEVER GO TO WATCH A FOOTBALL GAME AGAIN!
A football supporter told her husband:
- I'll never come to see another football game again.
- Why? Do you think they played badly?
- No! I agree that the game was interesting, but then I saw that scene at the end of the match when some of the losing team were so
sad and the others were crying. It was so "cold blooded" when the members of the winning team were dancing and singing with
animation. How could they be so happy when others were suffering so much?
Em sẽ không bao giờ đi xem bóng đá nữa
Một nữ cổ động viên bảo chồng :
Em sẽkhông bao giờ đi xem bóng đá nữa !
Sao thế ? Họ đá không hay à ?
Công nhận là có hay ; nhưng em thấy có cảnh tượng lúc kết thúc trận đấu sao mà tàn nhẫn quá . Bên thua thì kẻ buồn bã chán nản ,
người thì khóc . Còn bên thắng thì hò reo , mùa hát tưng bừng .Làm sao mà họ lại có thể vui mừng trên nỗi đau khổ của người khác
được như thế cơ chứ ?
WEAR A NECKERCHIEF ... TO PLAY FOOTBALL
Before a son had to go far away for a competition football match, his mother advised him.
- It is very cold there so you must dress warmly or you will catch a cold. Here, I've already prepared a sweater, some stockings and a
neckerchief for you.
Her son grumbled.
- Alas, mom, it's a waste of time to bring them because we have to take off everything except our "T" Shirts and Shorts when we play.
They determine that.
-Well, if they won't permit you to wear trousers and a sweater, then please ask them to let you wear a neckerchief so your neck will be
warm or you'll catch a sore throat. That would be bad.
Quàng khăn ... chơi bóng đá
Trước khi con trai phải đi xa thi đấu bóng đá , bà mẹ dặn dò :
ở ngoài đó lạnh lắm , con nhớ phải giữ gìn sức khoẻ kẻo bị cảm lạnh . Đây mẹ đã chuận bị khăn vớ , áo ấm cho con rồi đấy !
Anh chàng cầu thủ càu nhàu :
ôi,mẹ ơi ! Mang những thứ đó đi làm gì cho phí công , vì lúc thi đấu tụi con phải cởi tuốt ra , chỉ mặc áo thun ngắn tay với lại quần

sooc thôi . Người ta quy định như thế mà !
Thôi ! Nếu họ không cho mặc quần dài , áo ấm thì cũng xin phép họ cho quàng cái khăn vào cho ấm cổ , kẻo rồi lại viên họng đấy con
ạ!
WHY USE YOUR HEAD AGAINST THE BALL?
His mother was scolding a football player:
- Alas, my son. I sat at home watching the football game on TV and I saw you jump up to use your head against the ball. Oh, how
stupid you are, my son. You can use your hands or your feet to play football: That would be fine. Why must you use your head against
the ball? You could get a trauma in your skull and brain and your life would be ruined.... Son?
Sao lại lấy đầu mà đánh bóng ?
Anh chàng cầu thủ bóng đá nọ đang bị mẹ la mắng :
Giời ơi , con ơi ! Tao ngồi nhà xem bóng đá trên T.V, cứ thấy mày nhảy lên , lấy đầu mà đánh bóng . Sao mà ngốc thế hả con ? Chơi
bóng thì dùng chân hoặc tay mà chơi được rồi , ai lại cứ lấy đầu mà đánh bóng bao giờ ! Lỡ ra có bị chấn thương sọ não thì còn gì là
đời , hở con?
HEAVY WEIGHT RIVALS?
Some little boys were arguing about football.
-Whydotheycalltheplayersonteam"A"the "Heavyweight Rivals?"
-Why do you ask such a stupid question? They are the players who are fed well so they will have a big body. And, if they have a big
body then it's for sure that they will have a heavy weight. Right?

Đối thủ nặng ký
Mấy cậu bé đang tranh cãi về bóng đá:
Sao người ta lai gọi các cẩu thủ A là “những đối đối thủ nặng ký” nhỉ?
Trang 23
Nguyễn Văn Liêm
Thế mà cũng hỏi ! Vì họ là những cầu thủ được bồi dưỡng tốt nên có thể lực to lớn . Mà đã to lớn thì chắc chắn là phải nặngký chứ
sao nữa !
YOU CAN PLAY A MAKE UP GAME TOMORROW!
Wife:
- Will you take me to buy a dress this afternoon?
Husband:

-Sorry, but I have a very important competition football match this afternoon, so how can I go shopping with you?
- Oh, you always dramatize things so much. Just ask to stay home today and you can play a make- up game tomorrow. Will that be
OK?
Anh có thể đá bù vào ngày mai !
Vợ : Chiều nay anh dẫn em đi mua áo đầm nhé ?
Chồng : ối chiều nay anh có trận thi đấu bóng đá quan trọng , làm sao mà đi mua đồ với em được ?
Vợ: Ôi dào ! Anh cứ quan trọng hoá vấn đề . Anh xin nghỉ một bữa rồi hôm sau đá bù là được chứ gì ?
WILL YOU DESCRIBE THE GAME?
A wife was angry with her husband who had a frivolous nature. She asked him:
- Where were you last night? You didn\'t get home until near 2:00am. Do you think I don\'t know?
The husband quickly defended himself:
- I went out to watch the Football Match next door. Alas! You know, England beat Germany 4 to 1. Oh how beautiful it was.
The wife knew very well the kind of story her husband would tell.
- Really? So, you will describe the game to me, won\'t you?
Anh hãy tường thuật lại trận đấu ?
Cô vợ giận giữ hỏi chồng – một anh chàng tính hay lăng nhăng :
Tối hôm qua anh đi đâu mà mãi gần 2 giờ sáng mới về nhà ? Anh tưởng tôi không biết đấy hẳn ?
Anh chồng vội chống chế :
Thì ....thì anh đi xem bóng đá ở nhà bên chứ đâu ! úi giời, em biết không , đội Anh thắng Đức 4 – 1 mới đẹp làm sao!
Cô vợ thừa biết là chồng nói láo, bèn nói:
Thế hả? Vậy anh tường thuật lại trận đấu cho em nghe đi?
ISN'T ANY GOAL THE SAME?
A new trainer was giving his first lecture to a Young Pioneers Football Team. He admonished a young player:
- Why did you kick the ball into your own team\'s goal? Can\'t you distinguish your own goal from the goal of the other team?
The young player was astonished:
- Uh, Sir! I thought it would be all right if I kicked the ball into any goal. If you kick the ball into the goal, you win, don\'t you?
Lưới nào mà chả được
Buổi đầu tiên tập luyện cho đội bóng đá thiếu niên , huấn luyện viên cảnh báo một cầu thủ :
Tại sao cậu lại đá vào khung thành đội nhà ? Chả lẽ cậu không phân biệt được đâu là lưới nhà , đâu là khung thành đội bạn sao?
Cậu cầu thủ kia ngỡ ngàng

Dạ, thưa anh ! Em cứ tưởng miễn là đá vào lưới là thắng chứ lưới nào mà chả được ạ?
WHO WILL BE THE SECTION COMMANDER?
A group of boys organized a football team. They gathered at the home of their coach who told them:
- \"A\" will play the position of \"Forward\", \"B\" will be the
Fullback, \"X\" will play \"Center-Forward, \"C\" will be the \"Center\"...
The coach\'s father was an ex- serviceman and overheard the coach. He asked:
- So, who will be the Section Commander?
Đứa nào làm tiểu đội trưởng?
Một nhóm thiếu niên thành lập đội bóng đá. Các cậu bé tụ tập ở nhà đội trưởng đội bóng. Anh chàng đội trưởng nói:
Cậu A chơi ở vị trí tiền đạo, cậu B: hậu vệ, cậu X: trung phong, cậu C: trung vệ...
Ông bố của cậu đội trưởng đội bóng vốn là một cựu chiến binh, đang ngồi gần đó nghe vậy, liền hỏi:
Thế đứa nào làm tiểu đội trưởng?
THERE ARE PLENTY OF TICKETS ON THE BLACK MARKET!
A football player sighed and told his wife:
- This match is the deciding one. If we can\'t beat team \"A\" it means we will lose the ticket to attend the final match.
His wife consoled him:
- Well, there are plenty of tickets on the black market. They are only a bit more expensive. Let me help you!
Vé chợ đen thiếu gì !
Anh chàng cầu thủ bóng đá thở dài nói với vợ :
Trận này là trận quyết định . Nếu bọn anh mà không thắng được đội A thì kể như mất chiếc vé để vào dự vòng chung kết .
Cô vợ an ủi :
Ôi dào ! Vé chợ đen thiếu gì ! Có điều hơi mắc hơn một tý thôi . Để em lo cho !
Trang 24
Nguyễn Văn Liêm
A picture is worth as a thousand words
Trang 25

×