Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Gián án Máy bay tàng hình TQ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.11 KB, 4 trang )

Máy bay tàng hình TQ
(c n đ a ch n v i xung quanh)ơ ị ấ ớ
Theo các chuyên gia hàng không, những hình ảnh bay thử
của máy bay tàng hình cho thấy, Trung Quốc đã bước đến giai
đoạn tiếp theo của việc thử nghiệm một loại máy bay chiến đấu
dường như được thiết kế để làm “đối trọng” với F-22 của Mỹ và
thực sự vượt trội của không quân Mỹ ở khu vực châu Á – Thái
Bình Dương.
Chuyến bay thử hôm thứ Ba đồng nghĩa với việc Trung Quốc
giờ đây dường như đang thử nghiệm phần mềm, động cơ và khí
động lực học của loại máy bay tàng hình đầu tiên J-20, tiếp theo các
tuần chạy thử trên đường băng tại Học viện Thiết kế Hàng không
Thành Đô.
Các chuyên gia hàng không cho rằng, họ gặp hạn chế trong việc có
thể nói về những khả năng của J-20 - đặc biệt là công nghệ tránh
phát hiện của radar - từ những hình ảnh với độ phân giải thấp.
Không rõ là J-20 có thể bay cao hay bay xa thế nào.
Tuy nhiên, một số chuyên gia hàng đầu cũng có kết luận từ hình
dáng và kích thước tương đối lớn của máy bay này rằng, nó được
thiết kế để bay đủ nhanh, đủ xa và mang đủ nhiên liệu cũng như vũ
khí thách thức với F-22, hiện là loại máy bay tàng hình duy nhất hoạt
động đầy đủ của thế giới.
Họ nói rằng, Trung Quốc có lẽ chưa thể có một chiếc máy bay kiểu
này vận hành toàn diện cho tới cuối thập niên, so với các lần thử
nghiệm cho chiếc đầu tiên, họ cần phải thay đổi nhiều lần trước khi
đưa vào sản xuất quy mô lớn. Trung Quốc dường như đang thử
nghiệm hai động cơ - một của Trung Quốc và một của Nga - và có
thể vẫn phải phụ thuộc vào động cơ Nga vài năm nữa, chủ yếu là bởi
các động cơ họ tự sản xuất không đủ sức cho phép máy bay hoạt
động trên hành trình dài ở tốc độ siêu âm như một chiếc F-22 có thể.
Nhưng nếu cuối cùng Trung Quốc thành công và triển khai vài trăm


máy bay, sẽ có ảnh hưởng chiến lược quan trọng với Mỹ - nước đã
cắt giảm chi phí cho F-22 trong năm 2009, và các kế hoạch trông chờ
nhiều vào những loại máy bay nhỏ hơn, chậm hơn như F-35 để duy
trì sự vượt trội ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
nh minh h a.Ả ọ
Sự thành công của Trung Quốc cũng có thể tác động tới một
số quốc gia châu Á, trong đó có Nhật - nước có những tranh chấp
chủ quyền và một số vấn đề an ninh khác với Trung Quốc - và
khuyến khích việc tậu F-35 hoặc các nỗ lực giúp Mỹ duy trì vị thế
trong khu vực.
Nhật Bản dự kiến mua hơn chục chiến đấu cơ thế hệ mới trong năm
năm tới, khi nước này đổi mới chiến lược phòng thủ và thay đổi mục
tiêu phòng thủ tập trung hướng đến Trung Quốc, thay vì Nga như
trước đây. F-35 là chọn lựa đầu bảng. Hàn Quốc và Singapore cũng
đang cân nhắc mua F-35, Australia thì sẵn sàng cam kết cho việc
mua sắm loại máy bay này.
Mối quan hệ chẳng "cơm lành canh ngọt" với Trung Quốc sau vụ va
chạm giữa một tàu cá Trung Quốc với hai tàu tuần tra Nhật Bản ở
khu vực tranh chấp tại biển Hoa Đông hồi tháng 9 đã "tiếp thêm
nhiên liệu" cho tư tưởng Nhật Bản cần một sự thay đổi.
J-20 của Trung Quốc giống như một phiên bản lớn hơn của F-22,
được cho là thiết kế dựa trên những điều kiện hoạt động trong phạm
vi lãnh thổ Trung Quốc, nhưng vẫn có thể mang đủ nhiên liệu để thiết
lập ưu thế trên không với Đài Loan, Hoa Đông, Biển Đông và thậm
chí là Tây Thái Bình Dương.
J-20 sẽ cho phép Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động của các
máy bay chiến đấu lên 1.500km, Hồng Nguyên, Tổng thư ký Trung
tâm Nghiên cứu Kiểm soát và Giải trừ Vũ khí thuộc Viện Khoa học
Xã hội Trung Quốc nói.
"Đặc biệt trong tình hình phức tạp hiện nay quanh Trung Quốc, việc

công bố một loại máy bay mới không chỉ thể hiện quyết tâm giành ưu
thế trên không của Trung Quốc, mà còn phản ánh sự đảm bảo công
nghệ và thiết bị để thực hiện quyết tâm này", ông nhấn mạnh.
Theo ông Hồng, kích cỡ của J-20 cho thấy, nó được thiết kế để
mang nhiều vũ khí hơn F-22, có lẽ gồm cả các tên lửa chống vệ tinh
và sẽ thách thức ưu thế trên không của Mỹ trong khu vực.
Carlo Kopp, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu Khoa
học Air Power Australia, phân tích rằng, kích cỡ và hình dáng của J-
20 cho thấy loại máy bay này được thiết kế để có khả năng bay tới
2.400km và trở về mà không cần tiếp nhiên liệu. "Hiện còn quá sớm
để đưa ra những kết luận về khả năng tàng hình của J-20, nhưng
chúng ta có thể nói nó giống F-22 và khả năng - khi đã phát triển
toàn diện - có lẽ cũng tương tự. Công nghệ mà họ có cho loại máy
bay đầu tiên đạt mức độ khiến họ đủ tin tưởng để bắt đầu thử
nghiệm các hệ thống và khí động lực học chuyến bay của nó".
Andrei Chang, biên tập tờ Kanwa Defense tại Hong Kong, cũng nói
rằng, Trung Quốc giờ đây dường như đang thử nghiệm phần mềm
kiểm soát chuyến bay và khí động lực học máy bay, cũng như các
động cơ. Theo ông, có loại dường như dùng động cơ AL-31FN Nga
và chiếc khác dùng động cơ Trung Quốc WS-10A.
"Nó hoàn toàn được thiết kế để cạnh tranh với F-22...Họ muốn có thể
kiểm soát trên không tại các khu vực xung quanh", ông khẳng định.
"Đây dường như là cơn địa chấn, đặc biệt với Nhật Bản, Hàn Quốc
và những nước Đông Nam Á. Tôi chắc Nhật Bản và những nước
khác sẽ thúc giục Mỹ khởi động lại dòng F-22".
Hôm qua (12/1), Trung Quốc nói với Mỹ rằng, việc họ bay thử máy
bay tàng hình không nên bị coi là một mối đe doạ. Bắc Kinh tuyên bố
không có ý thách thức sức mạnh quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương.
Và cùng ngày, một quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ đã khẳng
định, máy bay tàng hình J-20 cùng các khả năng quân sự công nghệ

cao khác của Trung Quốc dường như được phát triển với mục tiêu
tập trung vào Mỹ.
Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân
Mỹ đã nói như vậy trong một cuộc họp báo ngắn. Ông Mullen nói
rằng ông không thể hiểu vì sao rất nhièu khả năng quân sự Trung
Quốc xuất hiện "ngắm" tới Mỹ.
Theo ông Mullen, việc Trung Quốc phát triển máy bay tàng hình nội
địa không gây bất ngờ cho ông khi nước này đã đầu tư mạnh vào
các khả năng công nghệ cao. Cùng lúc đó, ông Mullen nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của nỗ lực xây dựng quan hệ an ninh gần gũi
hơn giữa Mỹ và Trung Quốc. Cho rằng hai quốc gia giờ đây là đầu
tàu kinh tế toàn cầu, ông nói: "Có một quan hệ an ninh mạnh quan
trọng tương tự như có một quan hệ kinh tế mạnh".
Thuỵ Phương (Theo wsj, Kyodo)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×