I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bộ GD &ĐT đã có những văn bản hướng dẫn thực
hiện chương trình SGK và chỉ đạo dạy học phù
hợp với đối tượng HS ở các vùng miền khác nhau
như công văn số 896 ngày 13/2/2006 về hướng
dẫn điều chỉnh dạy và học cho HS Tiểu học; quyết
định số 16/2006 của Bộ GD về chương trình GD
phổ thông cấp Tiểu học; công văn số 9832/BGD
ngày 1 tháng 9 năm 2006 về hướng dẫn thực
hiện các chương trình môn học từ lớp 1 – lớp 5.
Thực hiện vận dụng chương trình SGK để dạy
học cho các đối tượng HS khác nhau như đối
tượng giỏi – khá – TB - yếu trong môn Toán cũng
như các môn học khác là điều mà mỗi giáo viên
chúng ta đang quan tâm.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều
kiện thuận lợi cho GV và CBQL. Bộ GD đã biên
soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến
thức-kĩ năng các môn học ở tiểu học. Đây là giải
pháp cơ bản trong hệ thống các giải pháp đảm
bảo cho việc dạy học ở tiểu học đạt mục tiêu đề
ra, góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong
giảng dạy, từng bước ổn định và nâng cao chất
lượng GD tiểu học.
Chúng ta đã biết rằng không có phương pháp nào
là phương pháp vạn năng, không có phương
pháp dạy học nào chung cho tất caû các bài học
trong môn học và cho mọi đối tượng học sinh.
Nhưng đối với chương trình và sách giáo khoa , yêu
cầu đặt ra đối với giáo viên là phải thực sự đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
caùc hoạt động học tập cuả học sinh ,còn giáo
viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn để hoạt
động học tập diễn ra “ nhẹ nhàng hơn, tự nhiên
hơn và chất lượng hơn” nhằm phát huy khả năng
tư duy, tự tìm tòi, tự khám phá tri thức của học
sinh.Vì vậy người giáo viên cần tổ chức cho học
sinh các hoạt động học tập, để trên cơ sở đó học
sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học
một cách nhanh nhẹn, nhạy bén để tự chiếm lĩnh
kiên thức mới. Học sinh vận dụng các kiến thức
đã học trong thực hành
theo năng lực của từng cá nhận với sự tổ chức
hướng dẫn, hợp tác hợp lý của giáo viên và sự
trợ giúp đúng mức của các thiết bị dạy học và đồ
dùng học tập, làm cho học sinh biết cách tư duy
sáng tạo và tự tin làm nền tảng vững chắc cho
các lớp học kế tiếp có chương trình cao hơn.
Xuất phát từ yeâu caàu vaø ý nghĩ đó, từ quá
trình dạy học và nhất là xuất phát từ thực tế nội
dung chương trình môn toán dạy như thế nào
để tất cả HS đều đạt chuẩn và HS khá giỏi cần
đạt được trên chuẩn? Khối chúng tôi đưa ra:
“Một số biện pháp nhằm dạy tốt môn Toán lớp
2- 3 theo chẩn KT-KN ”.
II-THỰC TRẠNG:
1.Thuận lợi:
-Tất cả học sinh khối 2-3 đều có sách giáo khoa và vở
bài tập.
-Giáo viên nhiệt tình,gần gũi, thương yêu học sinh và
ham học hỏi.
-GV xác định đúng chuẩn kiến thức- kỹ năng cần đạt
cho HS qua tiết dạy, tạo được hứng thú cho HS tích
cực tham gia luyện tập, nắm được kiến thức kỹ năng
cơ bản . Vận dụng tốt phương pháp dạy học phù hợp
đối tượng, theo dõi giúp đỡ HS yếu kịp thời. Tiết dạy
đạt hiệu quả .
- 50 % giáo viên trong khối đã có nhiều năm
giảng dạy nên đã rút ra được nhiều kinh
nghiệm trong giảng dạy.
2. Khó khăn:
- Do sự phát triển nhận thức của học sinh
không đồng đều.
- Sức tập trung trong giờ học chưa cao.
- Về số học nhiều em còn học vẹt bảng cộng,
trừ, nhân, chia.
- Về giải toán có lời văn và giải toán có nội
dung hình học thì tư duy còn hạn chế.
Thường là một số học sinh không đọc
đề toán hoặc có đọc đề nhưng chưa suy
nghĩ, chỉ đọc một cách máy móc nên chưa
xác định được yêu cầu đề toán cho biết
những gì và bài toán yêu cầu làm gì ?
III- CÁC GIẢI PHÁP:
A-Đối với giáo viên:
- Khi soạn bài, cần xác định rõ mục tiêu của bài
học theo chuẩn kiến thức-kĩ năng, GV phải xác
định rõ số lượng BT để HS đạt chuẩn, trên
chuẩn, vượt chuẩn là BT nào trong nội dung bài
học, phải phân loại đối tượng HS cho phù hợp.
Trong tài liệu đã hướng dẫn rất rõ tên bài dạy,
yêu cầu cần đạt, ghi chú. Cột ghi chú đề cập tới
những bài tập, HS cần làm ở mỗi tiết học để đạt
chuẩn kiến thức – kĩ năng sau tiết học mà có HS
chưa làm được các bài tập ở cột ghi chú thì HS
đó chưa đạt yêu cầu, còn đối với HS khá, giỏi thì
phải hoàn thành các BT ở cột ghi chú, GV phải
yêu cầu làm thêm 1 số bài khác.
Ví dụ 1: Bài: Phép cộng các số trong phạm vi 10
000 (lớp 3).
- Phần đóng khung xanh trong SGK và BT 1, 2 là
yêu cầu cần đạt.BT 3,4 là BT nâng cao dành cho
đối tượng HS khá, giỏi.
Ví dụ 2: Bài: Một tổng chia cho một số.
- Bài 1, 2 không yêu cầu HS học thuộc tính chất
mà chỉ yêu cầu HS thực hiện đúng các phép tính
là đã đạt chuẩn.
- Khi đã xác định được mục tiêu bài dạy giáo viên
nghiên cứu lựa chọn các biện pháp dạy học phù
hợp để đạt được yêu cầu đặt ra sao cho vừa
đảm bảo chuẩn kiến thức vừa đảm bảo thời gian
từng tiết học.
- GV cần có phương pháp dạy học phù hợp nhưng
phải chú ý lấy việc luyện tập cho học sinh là
phương pháp chủ yếu .
- Về số học: + Đối với lớp 2 . Giáo viên cần chú ý
luyện tập cho các em phải thuộc bảng cộng , trừ
trong phạm vi 20, bảng nhân chia từ 2-5 cả khi
nói và viết, kỹ thuật đặt tính hàng dọc có nhớ,
không nhớ. Khi hỏi tới phép tính cộng trừ trong
phạm vi 20 các em không còn phải đếm bằng
ngón tay, gạch ra bàn …. Mà cần trả lời được
ngay : VD : 7 + 5 = 12.
- Giáo viên cần xây dựng nề nếp tự học cho các
em, tăng cường kiểm tra và yêu cầu làm thêm
các bài tập Trong VBT .Thường xuyên kiểm tra
việc thực hiện của học sinh để có biện pháp giúp
đỡ kịp thời .