Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài soạn Tư liệu Cô bé bán diêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.06 KB, 15 trang )

HIỆN THỰC VÀ MỘNG ẢO TRONG
CÔ BÉ BÁN DIÊM


CỦA ANĐECXEN
Đào Duy Hiệp
Rất nhiều năm sau này khi đứa trẻ trong ta đã lớn lên, già đi thì kỉ niệm đầu đời về những
lời văn êm ái, đầy chất thơ âu yếm buồn rầu của H.C.Anđecxen (1805-1875) từ xứ sở Đan
Mạch vùng Bắc Âu xa xôi kia vẫn ám ảnh sống động, vẹn nguyên trong ta cái thế giới diệu
kì với những Nàng tiên cá bơi lượn dưới thủy cung cùng những tiếng hát mê li trong những
đêm trăng sao huyền bí, thơ mộng và xót xa; với những cuộc “phiêu lưu” đầy kì thú của Chú
lính chì dũng cảm để cuối cùng rơi vào lò sưởi tan chảy, kết thành một trái tim yêu nhiều
mộng ảo, buồn phiền; với Nữ thần Băng Giá tàn hại; với Bầy chim Thiên nga vượt qua bao
thử thách để trở về tổ ấm ngày xưa... Văn chương Anđecxen sáng trong, giản dị, “cổ xưa”,
hiền từ và hóm hỉnh. Một thế giới lung linh sắc màu, động đậy, âm vang bao niềm thương
cảm, hứa hẹn biết bao điều bên cạnh một thế giới khác phũ phàng, thờ ơ, nhiều chua chát...
Cổ tích cho trẻ thơ đã đến với đôi mắt trong veo đầy tin cậy của các em và cổ tích cho người
lớn trong muộn màng thời gian với những giọt lệ thầm lén khi mùa đông của cuộc đời đang
về. Mộng ảo và hiện thực trong chất liệu “cổ tích” hiện đại bằng giọng kể tài hoa và chậm
rãi của con trai người thợ giày nghèo khổ-một đứa con dài ngoẵng và vụng về - sớm xa gia
đình lên đường lập nghiệp văn chương sẽ in dấu không thể phai mờ trong mỗi truyện rất đẹp
và rất buồn của Anđecxen. Pautovski đã viết về nơi Anđecxen sinh trưởng như sau: “Thành
phố Ôđenzê nằm ở một trong những thung lũng giữa những quả đồi thấp trên đảo Fiun.
Trong những thung lũng trên đảo hầu như lúc nào cũng có sương mù lẩn quất, còn trên đỉnh
những quả đồi thì lại nở hoa thạch thảo”
2
. Thơ và Mộng, ánh sáng và Sắc màu đã chắp cho
ông đôi cánh và đã kết tụ lại trong ông để làm nên một người kể chuyện không biết mệt mỏi
về xứ sở và con người thời đại mình bằng cái nhìn trẻ thơ cùng những triết lí kín đáo, thâm
trầm.
Ông hay kể về đêm đông, về những tình thương yêu không bao giờ đạt được, những đêm


tối của những số phận cô đơn, những loài vật giống như trong ngụ ngôn, cổ tích... như dấu
ấn tâm linh, như hình bóng cuộc đời con người lận đận và gian khó của ông đổ rợp lên
những trang văn xuôi thấm đượm tình nhân ái, lòng vị tha, nỗi xót thương con người... Một
thứ “phản cổ tích” trong cả kết cấu, nội dung, nhưng lại rất “cổ tích” trong những lời văn
chất chứa niềm thương yêu, cảm mến, những dẫn dắt và những ước mơ đến với cuộc đời
nhân hậu, biết yêu thương và biết xót xa... Cô bé bán diêm đã vụt bay đi như một Thiên sứ
trần gian trong một đêm đông lạnh lẽo, một đêm Giao thừa rét mướt bốn bề sau những que
diêm lần lượt sáng lên và tắt đi những mộng ảo vừa được chấp nhận vừa bị chối bỏ. Linh
hồn bé nhỏ, đáng thương đó đã bay lên trời với bà nội hiền hậu để đến với “Thượng đế chí
nhân” mà trên gương mặt em vẫn còn “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” với những
người lại qua bên đường đời vào sáng Mồng Một Tết như tha thứ, như cầu mong sự Cứu rỗi
mới cho hết thảy mọi người, như một niềm mãn nguyện thơ ngây, trong sạch...
I-Hiện thực: thời gian và không gian truyện
Thời gian cốt truyện của Cô bé bán diêm chỉ trong khoảng từ chập tối đêm Giao thừa cho
đến sáng hôm sau Mồng Một đầu năm. Bắt đầu truyện với: “Rét dữ dội, tuyết rơi. Trời đã tối
hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa” và kết thúc truyện bằng: “Ngày mồng một đầu năm hiện lên

H.C.Anđecxen, Truyện, Nxb. Đà Nẵng, 1986, Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch.
1
trên tử thi em bé...”. Còn trật tự truyện kể vẫn tuân theo thứ tự trước sau của thời gian tự
nhiên như trong truyện cổ tích thuần túy.
Trong suốt thời gian cốt truyện những cụm từ “rét dữ dội”, “giá rét”, “tím bầm lại vì rét”,
“trời rét quá”, “rét buốt”, cùng các câu, chữ khác phụ hoạ thêm cho cái rét: “gió vẫn thổi
rít”, “những bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xoã”, “gió bấc thổi vun vút”, “dày đặc,
lạnh lẽo”, “tuyết phủ trắng xoá”... ngoài đường phố, trên các mái nhà, cây cối... được nhắc
đi nhắc lại tới gần hai mươi lần trong một thiên truyện không tới bốn trang dịch in trong
sách giáo khoa Văn lớp bảy.
Đối lập với cảnh giá rét đó là một thế giới khác với những xe song mã chạy qua, những
người đi đường đến nơi hò hẹn ăn mặc sang trọng đều “rảo bước nhanh”, rồi “cửa sổ mọi
nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”...

Ở giữa hai cảnh đó, trong một không-thời gian như vậy là một “em gái nhỏ đầu trần, chân
đi đất đang dò dẫm trong đêm tối”. Không khăn, không giầy, bụng đói và trời thì lạnh.
Người đời thờ ơ, lãnh đạm với em, cha em chửi rủa, trách mắng em vì sự thất bại, tàn lụi của
chính ông. Thiên nhiên và lòng người hắt hủi em. Em cô đơn tuyệt đối và cả tuyệt vọng nữa.
(Không bán được diêm em cũng không dám về nhà. Vả chăng, “ở nhà cũng rét thế thôi”).
Tất cả như cùng phụ hoạ bủa vây em trong một đêm như thế... Cái rét ở ngoài trời thấm vào
cõi lòng non nớt, thơ dại của em trong quang cảnh của một thực tại ướt át, tăm tối bên ngoài
và náo nhiệt, ấm áp, rực rỡ ánh đèn nến, thức ăn ngon, những gói quà lung linh sắc màu,
những bài hát Chúc mừng năm mới cùng những bài Thánh ca vang lên quanh gốc cây
thông... ở trong mỗi ngôi nhà đã đôi lúc len vào tâm trí bé bỏng của em kỉ niệm về cái ngày
xưa ấy khi bà nội vẫn còn: Thời gian đã mất của thiên đường thủa ấu thơ.
“Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón
giao thừa ở nhà. Nhưng Thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình
em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày
đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi
rủa”.
(Có lẽ cái đêm côi cút Codette phải đi xách nước cho nhà hàng cơm của Thénardier; nỗi
cô đơn đằng đẵng của Hai đứa trẻ trong văn Thạch Lam cứ hằng đêm chờ chuyến tàu cuối
cùng chở đầy ánh sáng từ Hànội lên... cũng không buồn bằng hoàn cảnh đáng thương của Cô
bé bán diêm).
Một đoạn văn thoáng qua đan lẫn giữa lời tự sự của người kể chuyện với độc thoại, hồi
ức của nhân vật. Thiên đường quá khứ với ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh,
với bà nội hiền hậu... nay còn đâu. (Về cuối truyện sự liên kết văn bản sẽ kéo Thiên đường
đã mất này trở lại thêm một lần nữa để cùng nhân vật vĩnh viễn bay lên với “đôi môi đang
mỉm cười” trong bàn tay ấm áp, hiền hậu của người bà). Dung lượng dành cho hồi tưởng
quá khứ êm đẹp của em chỉ có vẻn vẹn trong mấy dòng ngắn ngủi trên như chứng tích về
niềm vui thật ngắn ngủi thủa xưa và cũng sẽ ngắn ngủi như cuộc đời chẳng mấy ngọt ngào
của em. Nhưng trước khi đến lúc đó vẫn là một hiện tại đầy giá rét, lạnh lẽo ngoài trời và
trong lòng người đang bước đi, lướt qua cuộc đời em đang “ngồi nép trong góc tường (...)
thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng cảm thấy rét buốt hơn”. Và cũng chẳng còn

nữa một tương lai cho em. Đêm nay với em sẽ là một đêm “đặc biệt” như cái đêm “đặc biệt”
chuyển giao hai thế kỉ cách đây một trăm năm mà Pautovski đã gọi như thế khi ông “gặp”
Anđecxen bên thềm một thiên niên kỉ mới qua những trang sách kì lạ của Anđecxen-quà
mừng năm mới cho chú bé Pautovski khi đó mới lên bảy tuổi. (Giờ đây cũng chỉ còn vài
ngày nữa sẽ lại có một đêm “đặc biệt” như thế. Thế kỉ Hai mươi đang qua nhanh. Sẽ có bao
2
nhiêu cô bé, chú bé bảy tuổi hạnh phúc sẽ lại được “gặp” Anđecxen để cùng cười vui hóm
hỉnh với ông trước Bộ quần áo mới của hoàng đế và cùng khóc bên ông trước những số phận
thiếu nhi không may mắn như Cô bé bán diêm có lẽ cũng chạc tuổi các em?). Chất thơ nhiều
thương cảm của Anđecxen cũng còn nằm ở khả năng thanh sạch hoá, hướng tới sự cái thiện
trong tâm hồn con người.
II-Mộng ảo: ánh sáng và Bóng tối
“Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?...”
Câu đầu tiên của lớp-tạm gọi là “ánh sáng và Bóng tối” đầy mộng ảo từ những lần quẹt
diêm của em-sẽ chiếm gần 2/3 dung lượng truyện. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của
phần này. Tên truyện Cô bé bán diêm mang hai thông báo: nhân vật và “nghề nghiệp”. “Sinh
ư nghệ...”. Em đã mang ánh sáng và sự ấm áp đến cho mọi người, nhưng cả trong quá trình
truyện cũng như kết thúc lại “phản cổ tích” một cách thấm thía. “Ngọn lửa lúc đầu xanh lam,
dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Nếu như
ở phần đầu chỉ có cái rét, sự thờ ơ, lãnh đạm của người đời, những ánh sáng từ xa...thì đến
đây, ánh sáng và sự ấm áp đã xích lại gần, nhưng mỗi lần đều ngắn ngủi để ngay sau đó
nhường chỗ cho bóng tối, ảm đạm, sự rét mướt.
Que diêm đầu tiên cho em đỡ rét, cho em “lò sưởi”, thì ngay khi lửa tàn em đã lo: “Đêm
nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”.
Que diêm thứ hai cho em “no” với một bữa ăn thịnh soạn với “bàn ăn đã dọn, khăn trải
bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả con ngỗng quay. Nhưng điều kì
diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phóng sết, cắm trên lưng tiến về
phía em bé”. Chi tiết ngỗng chạy cắm cả dao, nĩa trên lưng ngay khi ảo ảnh vẫn đang còn
lung linh trước mắt nhân vật cho thấy hai điều: sự hóm hỉnh thấm đẫm lối hình dung sinh
động của cổ tích dân gian của người kể chuyện; nhưng lại “phản cổ tích” theo kiểu rất

Anđecxen là không thể có một hạnh phúc hoàn hảo trong đa phần trường hợp truyện kể của
ông - ông đã “chơi ác” em bé đang đói, ông không để cho em “ăn” dẫu đó chỉ là mộng ảo.
“Rồi... que diêm vụt tắt: trước mặt em chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo”. Và
một đoạn dài gần năm dòng sau đó là: “Thực tế đã thay cho mộng mị” thật tàn nhẫn trong
cái đêm “hoang vắng và phẫn nộ” (Chính Hữu) đó.
Que diêm thứ ba cho em cây thông Noởl-một đêm rực rỡ và chói lọi ánh sáng, rực rỡ bao
sắc màu với “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên các cành xanh tươi (...) Em với đôi
tay về phía cây... nhưng diêm tắt”. Diêm tắt là bóng tối. “Tất cả các ngọn nến bay lên, bay
lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. Mỗi ngôi sao đổi ngôi gắn với một linh hồn
bay về với Chúa theo quan niệm của bà em. ánh sáng của những ngọn nến đó đã cho em nhớ
tới bà nội hiền hậu xưa kia sau khi em đã “đỡ rét”, “đã no”-một nghệ thuật dẫn chuyện kín
đáo hợp với sự phát triển lôgic của tâm lí nhân vật Cô bé bán diêm đang phải chịu cái lạnh,
cái đói, sự ghẻ lạnh của đời... Hình ảnh về người bà hiền hậu, “to lớn và đẹp lão” chưa bao
giờ em từng thấy-cái thiên đường ngày xưa ấy-ở phần đầu truyện nay lại trở về “cầm lấy tay
em... bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa. Họ đã về
chầu Thượng đế” trong ánh sáng của những que diêm cuối cùng em quẹt... Câu cuối cùng
vừa trích dẫn ngắn, cộc lốc như ghìm nén sự xót xa, nhiều thương cảm nhưng cũng không
khỏi mai mỉa cho số phận bị đầy ải bất công của họ trước những cảnh đời ngựa xe sang
trọng lãnh đạm vẫn đang lướt qua... Trong truyện có một phát ngôn duy nhất có âm thanh
với tính cách là đối thoại của nhân vật vào những dòng gần cuối truyện (những lời “reo lên
cho cháu đi với” của em bé với bà nội chúng tôi cho có lẽ vẫn chỉ là những độc thoại trong
tâm tưởng của em, em “reo lên” trong tâm trí khi đang hướng tới người bà): Mọi người bảo
3
nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm” khi họ nhìn thấy tử thi em bé và bao diêm đã đốt hết.
Câu này mang tính chất tập thể, “biểu quyết” nhất quán nhận định về một hiện tượng mà
không cần tìm hiểu bản chất. Một câu ngắn, khách quan không thêm bất cứ một lời bình giá
nào lại gây hiệu quả lớn: trĩu nặng tâm lí xót xa ở người đọc và tiềm tàng sự phê phán nhân
sinh của tác giả. “Sưởi cho ấm” thì làm sao mà có thể chết được? “Sự trục trặc nhân quả”
của phát ngôn trên càng chỉ tố giác thêm sự thờ ơ, thói ích kỉ trong thiên truyện “cổ tích” về
lòng người mà dường như Anđecxen muốn gửi gắm thông điệp qua gần hai thế kỉ nay.

Về hình thức, những lần bật/tắt, sáng/tối của diêm giống trong các truyện cổ tích thuần
tuý. ánh sáng ở đây mang chức năng cứu tinh, hộ mệnh. Mỗi lần ánh sáng đến là mỗi cảnh
sắc mới hiện lên để em thoát khỏi bóng tối, âm ti, địa ngục... Có điều, nghệ thuật của
Anđecxen đã khiến cho cấp độ của “địa ngục”, sự tăm tối ngày càng đáng sợ hơn: lần đầu sợ
cha mắng (người ruột thịt chí ít cũng không thể tàn nhẫn như người đời); lần thứ hai là
“những bức tường dày đặc và lạnh lẽo” tượng trưng cho sự cùng đường, hết tự do, cho lòng
người; lần thứ ba là những ngôi sao tương ứng với cái chết. Song, những người như em thì
cái chết lại là giải thoát (giác ngộ và vô minh là ánh sáng và bóng tối-em đã đi từ vô minh
đến miền giác ngộ một cách bất tự giác trong đói nghèo): người bà xuất hiện mang chức
năng ông Bụt, cô Tiên, người cứu trợ trong truyện cổ tích. Sự “phản cổ tích” ở đây là người
cứu trợ lại “giúp” cho em chết chứ không phải giúp cho em sống. Những ngọn lửa từ que
diêm em thắp lên tựa như những ngọn lửa tinh thần, nhận thức trực giác về cảnh ngộ hiện tại
thông qua một đường vòng bằng những mộng ảo. “Ngọn lửa tinh thần hoá này gắn với
những nghi lễ hoả táng, với mặt trời, với những dạng lửa của sự lên cao và sự thăng hoa...”
3
.
Nên chăng có thể hiểu rằng đằng sau bi kịch của em bé bán diêm là hình bóng tâm linh một
quá khứ và hiện tại nhiều cay đắng của Anđecxen - người “bà con nghèo” trong nền văn học
Đan Mạch như ông bị coi như thế lúc đương thời-, là trái tim e thẹn, rớm máu, tấm lòng
nhân hậu của ông trước bao số phận trẻ thơ, trước những con người bình dị trong cái xã hội
trưởng giả Đan Mạch lúc bấy giờ? Cái xã hội mà xa xưa, trước bi kịch của em bé bán diêm
rất lâu đã tồn tại một câu nói đầy dao động bi kịch của chàng hoàng tử Hamlet: “To be or not
to be”.
Dẫu cho có nhiều cay đắng, nhiều buồn tủi trong những thiên truyện tuyệt vời của
Anđecxen, thì chất thơ, giọng kể hiền hậu, hóm hỉnh, niềm cảm thông và sự ái ngại sâu xa
về biết bao điều nhân sinh qua mỗi trang sách vẫn day dứt, ám ảnh, đọng lại bền lâu một thứ
“cổ tích” cho trẻ thơ và một “phản cổ tích” cho người lớn trên cùng một văn bản trong mỗi
chúng ta. Anđecxen là một kiểu ông già Noởl về tinh thần-“cái con người kì quặc đáng yêu,
đồng thời là nhà thơ” đó.
Anđecxen vẫn như đang đứng bên cửa sổ trong căn nhà thanh sạch của gia đình trên quê

hương Đan Mạch, với một bông hồng bạch to trên ve áo đuôi tôm đang nheo mắt vẫy vẫy
tay cười với các em nhỏ đang đứng bên dưới nhìn ông. Phong cảnh quê hương thấm đượm
chất thơ, cổ kính và tươi đẹp sẽ đi vào những trang sách của ông:
“Những bông hoa tuylip đã nở lên trong các chậu đất ấy. Mùi hương như trộn lẫn với
tiếng chuông nhà thờ vọng lại, tiếng búa đóng giày của bố, tiếng nhịp trống gõ đều đều vang
ra từ trại lính đóng gần đó, tiếng sáo của người hát rong, những bài ca với giọng khàn khàn
của những người thủy thủ đưa những con phà kềnh càng theo kênh đào ra vịnh biển gần
đấy...”
4
.
Hànội, Những Ngày Sắp Bước Vào Năm 2000
Ý NGHĨA NGỤ NGÔN TRONG
4
TRUYỆN NGẮN DỌN ĐẾN NHÀ MỚI

CỦA ALPHONSE DAUDET
Đào Duy Hiệp
Vào nửa sau thế kỷ XIX trên bầu trời văn học Pháp đã xuất hiện một ngôi sao phương
Nam, xứ Provence, lặng lẽ toả sáng như một hồn thơ dịu dàng và trong trẻo: A.Daudet
(1841-1897). ánh sáng, màu sắc, hương thơm; nắng vàng trong rực rỡ với những ngọn gió
mixtran khô và lạnh; những phong tục địa phương; sự va chạm của thời gian xưa và nay-cái
bi kịch muôn đời; cổ tích, dân gian thấm đẫm trong những lời văn âu yếm buồn bã, thấp
thoáng trào lộng, hóm hỉnh hiện đại khiến tập truyện ngắn “Những bức thư từ cối xay gió
của tôi” của Daudet như một phòng trưng bày những chứng tích hoang phế của một thời êm
đẹp đã rời xa ta mãi chẳng thể nào trở về trên nền một thiên nhiên phóng khoáng, chuyển
động, giàu sức sống, hồn thơ... cùng với những con người, loài vật như ngụ ngôn mong mỏi
về một đời sống thanh bình, êm ả. “Dọn đến nhà mới” là “bức thư” mở đầu “từ cối xay gió
của tôi” - có thể coi như một “tuyên ngôn” của người kể chuyện về thiên nhiên, về một đời
sống phóng khoáng, giản dị, trong sáng của một trái tim đầy nắng gió của “miền Nam thôn
dã” nước Pháp.

I-Truyện ngụ ngôn:
Ngụ ngôn là ngụ ý, gửi gắm ý nghĩa răn đời, luân lý, triết lý nhân sinh về những quan hệ
người trong xã hội. ý nghĩa triết lý hiện diện rất sâu đậm trong truyện ngụ ngôn. Nó là
những “vở kịch nhỏ” mang tính kịch cao: “Phần cụ thể là truyện kể, phần trừu tượng là ý
niệm rút ra từ truyện đó, có thể gọi là lời quy châm”
2
.
Truyện ngụ ngôn có thể lấy loài vật, thực vật, vật vô tri vô giác... hoặc con người, thần
tiên... để nói chuyện về chính con người. “Nhưng dù là loại gì thì nhân vật của truyện ngụ
ngôn cũng chỉ là phương tiện giúp cho tác giả gián tiếp nêu lên những điều muốn gửi gắm
mà thôi (...). Cần phân biệt truyện ngụ ngôn với truyện cổ tích loài vật. Hai loại truyện này
có thể cùng chung nguồn gốc, nhưng chức năng và đặc điểm thể loại thì hoàn toàn khác
nhau. Truyện cổ tích loài vật hướng về loài vật, coi loài vật là đối tượng thẩm mỹ trực tiếp,
đối tượng trực tiếp của sự nhận thức và lý giải. Còn truyện ngụ ngôn chỉ dùng loài vật làm
phương tiện để nhận thức và lý giải những vấn đề của con người và xã hội loài người mà
thôi”
3
. Truyện ngụ ngôn đã có từ thời Cổ đại ở nhiều nơi trên thế giới như Hi Lạp, La Mã,
Trung Hoa... Ban đầu nó là phương tiện giáo dục, răn đời, sau trở thành vũ khí đấu tranh giai
cấp chống lại những kẻ áp bức qua những lời nói bóng gió, kín đáo của những người lao
động, những người không có quyền lực. Các tác giả nổi tiếng về ngụ ngôn có thể kể: ésope,
Phèdre, Trang tử, Liệt tử... Vào nửa sau thế kỷ XII thời Trung cổ Pháp có “Truyện Con Cáo”
của Chrétien de Troyes, sang thế kỷ XVII có La Fontaine với quan niệm: “Một thứ luận lý
trần trụi làm người ta chán nản, truyện kể làm cho điều luân lý lọt tai cùng với nó” (Dẫn theo
Đinh Gia Khánh, theo chú thích 2, tr. 349).
Nghệ thuật truyện ngụ ngôn bao hàm cái nhìn trẻ thơ kết hợp với những suy nghĩ nghiêm
trang của người lớn về cuộc sống, xã hội, con người. Đó là “cách biểu hiện tư tưởng bằng tỷ
dụ”. Con vật hay sự vật đều phải là những tỷ dụ dễ hiểu, được công nhận ở mọi nơi (cáo tinh
ranh, lừa ngu ngốc, con giơi hai mặt...). Tuy có thể có cái nhìn hơi khác nhau về đặc tính của
các tỷ dụ ở các dân tộc khác nhau trên thế giới, nhưng nhìn chung ngụ ngôn thường sử dụng

những tỷ dụ “có ý nghĩa phổ biến toàn nhân loại”. Ngoài tính kịch, ngụ ngôn mang chứa

A.Đôđê, Những vì sao, Nxb. Văn học, 1981, Trần Việt, Anh Vũ dịch.
5
nhiều chất thơ qua cách nói ví von như đă được nhiều nhà nghiên cứu dân gian khẳng định.
Chúng tôi nghĩ nhân vật của ngụ ngôn thường là các loài vật có lẽ do sự sống động của
chúng. Trong kho tàng ngụ ngôn của ta đã từng có Trê cóc, Lục súc tranh công, Trinh thử,
Con hổ, con trâu và người đi cày... hoặc trộn lẫn giữa ngụ ngôn và trào phúng như Xẩm xem
voi, Mèo vẫn hoàn mèo.
Phải chăng, ngoài lí do sống động, hoạt động khiến cho các loài vật trở thành nhân vật
trung tâm của ngụ ngôn, còn có nguyên nhân khác nữa là chúng không cãi lại được con
người khi họ gọi ra bản năng thật của chúng, phê phán chúng, từ đó gửi gắm những ý nghĩa
sâu xa hơn về luân lý, đạo đức ra ngoài loài của chúng. Từ ngụ ngôn nguyên thủy (hay dân
gian) theo nghĩa gốc đó về loài vật, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa ngụ ngôn hiện đại qua thế
giới loài vật của A.Daudet.
II-Dọn đến nhà mới:
Câu chuyện được kể ở ngôi tôi và hoàn toàn không có đối thoại giữa người kể chuyện với
loài vật. (Khác hẳn cách xử lý của M.Aymé trong tập Con mèo ú tim). Có thể coi độc thoại
(hay quan sát, lời nói bên trong) của người kể chuyện ở đây cũng là một dạng của đối thoại
trong im lặng, hiền từ và tràn ngập niềm cảm mến với các con vật. Cả một thế giới loài vật
xôn xao lên, sinh động lên, có hồn lên bởi cái hồn của người chứng kiến kết hợp với cái nhìn
“trẻ thơ” trong sáng từ ngụ ngôn nguyên thủy.
“Bầy thỏ quả là đã sửng sốt!” là câu mở đầu của truyện chỉ một thái độ đang yên lành của
bầy thỏ bỗng chuyển đột ngột sang kinh hoảng khi bất ngờ có kẻ đột nhập vào nơi chốn
thanh bình của chúng. Tính kịch trong ngụ ngôn đã biến thái thành sự khơi gợi tò mò, hấp
dẫn đưa độc giả bước vào thế giới của truyện. Cối xay gió là “đại bản doanh”, là “trung tâm
hoạt động chiến lược” của chúng, bởi “thỏ ta cứ ngỡ cái giống người xay bột thế là đã tuyệt
diệt, chẳng còn ai”; đó cũng là không gian tượng trưng mà từ đó “Những bức thư từ cối xay
gió của tôi” của A.Daudet ra đời. Nó mang ý nghĩa như một chứng nhân, phế tích của sinh
hoạt xa xưa vùng nắng, gió phương Nam quê hương tác giả giờ đây đang nằm im lìm không

còn hoạt động nữa. Như một ca sỹ của đồng quê, Daudet hát lên những lời ca êm ái về một
quá khứ đẹp đẽ thôn dã thanh bình, một “không gian ngào ngạt hương thơm và ấm áp, cách
xa hàng ngàn dặm với báo chí, với ngựa xe, với sương mù...”, cách xa với một “Paris ầm ĩ
và tối tăm”. Trước Daudet hàng thế kỷ, các nhà văn, nhà triết học Pháp như Rousseau,
Bernardin de Saint Pierre... và sau đó là văn học lãng mạn đã ca ngợi vẻ đẹp của thôn quê
thanh bình, êm ả đối lập với sự “xâm lăng” của đô thị, với công nghiệp sắt thép và xi măng
cũng là một sự nuối tiếc thời dĩ vãng xưa không bao giờ trở lại nữa. Bi kịch của thời gian,
của sự phát triển máy móc cơ giới thấm vào từng trang văn xuôi Daudet trong trẻo như
những cánh hoa kỷ niệm đầu đời ép trong trang vở giờ đây đã trở nên xa xôi. Chất thơ của
một thiên nhiên đầy hương thơm ngân vang và thấm thía. Trong sự im ắng của không gian,
sự lặng lẽ trôi chảy của thời gian, bọn thỏ “cứ ngỡ” là không ai quấy rầy chúng nữa; nhưng
“đám quân đồn trú” đó đã bỏ chạy “tán loạn”, “cong đuôi... biến vào bụi rậm” bởi một sự
khác thường. Huy động một loạt các từ ngữ quân sự để gán cho một loài vật vốn rất nhát,
“Nhát như thỏ đế”, trước hết là cái nhìn âu yếm của người kể chuyện với lũ thỏ do cách nói
ngược với “tỷ dụ” vốn quen thuộc với mọi người, cũng là ngầm nói đến “chủ quyền” ngang
nhiên của chúng ở một nơi đã quá lâu không có người lai vãng. Thời gian đã trôi qua cùng
với sự quên lãng của con người nằm trong hình ảnh hoạt động náo nhiệt vui vầy của bọn thỏ.
Chúng đã bỏ chạy và “Tôi rất mong chúng quay lại”. Người đến cũng không mong mình
mang lỗi đến, kẻ chạy đi cũng đã chẳng hiểu rằng mình đã mang theo cả “chủ quyền” để
chạy. Tình thế trở nên thật trớ trêu, hài hước.
6

×