Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

13 hội CHỨNG TĂNG mô bào GS KHANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.42 KB, 13 trang )

1


GS.TS. Nguyễn Công Khanh

Hội chứng tăng mô bào (Histiocytosis Syndromes) là một tập hợp bệnh có đặc
điểm chung là tăng sinh hay tích luỹ nhiều tế bào của hệ thống đại thực bào - đơn
nhân (mononuclear phagocyte system) có nguồn gốc từ tuỷ xương. Đây là một
nhóm bệnh khơng phổ biến, đơi khi khó phân biệt về lâm sàng, có thể biểu hiện lâm
sàng nặng, chẩn đoán phân loại dựa vào triệu chứng mô bệnh học. Trong bệnh cảnh
hội chứng tăng mô bào, mô bào (histiocytes) được xem như là một nhóm tế bào
miễn dịch, bao gồm đại thực bào và tế bào hình gai (dendritic cells).
PHÂN LOẠI VÀ BỆNH HỌC
Dựa vào mơ bệnh học, phân ra 3 nhóm bệnh tăng mơ bào ở trẻ em:
- Nhóm I: Bệnh tăng mơ bào Langerhan (Langerhan cell histiocytosis - LCH)
là nhóm bệnh chính, trước đây gọi là bệnh tăng mơ bào - X (histiocytosis - X), bao
gồm ba thực thể lâm sàng, u hạt ưa eosin (eosinophilic granuloma), Hand - Schüller
- Christian và bệnh Letterer - Siwe. Tế bào Langerhan bình thường là tế bào trình
diện kháng nguyên (antigen - presenting cell - APC) ở da. Tất cả các dạng tế
bàoLangerhan tăng sinh từ dòng bạch cầu đơn nhân to (monocyte) trong bệnh tăng
mơ bào đều có hai đặc điểm, có hạt Birbeck ở nguyên sinh chất (hạt hai mặt hình
vợt dưới kính hiển vi điện tử) và kháng nguyên CD1a dương tính. Tại ổ tổn thương,
ngồi tế bào có hạt Langerhan, cịn có tế bào lympho, bạch cầu hạt, bạch cầu đơn
nhân to, và bạch cầu ưa eosin.
- Nhóm II: có hai bệnh chính, bệnh tăng mơ bào lympho - thực bào hồng cầu
gia đình (familial erythrophagocytic lymphohistiocytosis - FEL), là bệnh di truyền
lép nhiễm sắc thể thường, và hội chứng thực bào máu liên quan với nhiễm trùng
(infection - associated hemophagocytic syndrome - IAHS). Cả hai bệnh này có đặc
điểm gây tổn thương rải rác ở nhiều cơ quan, thâm nhiễm nhiều đại thực bào hoạt
tính và bạch cầu lympho, nên được tập lại với tên chung bệnh tăng mô bào lympho
- thực bào máu (hemophagocytic - lymphohistiocytosis - HLH). Như vậy trong


bệnh tăng mơ bào nhóm II có đặc điểm là tích luỹ nhiều tế bào xử lý kháng nguyên
(antigen - processing cells) là các đại thực bào, có hình thái đại thực bào bình
thường dưới kính hiển vi quang học, khơng có hai dấu ấn là hạt Birbeck và CD1a
(CD1a âm tính).
Tổn thương phối hợp tế bào cả nhóm I và nhóm II được coi như rối loạn điều
hoà miễn dịch, giảm đáp ứng miễn dịch tế bào. Thiếu hụt di truyền trong một số
trường hợp tăng mô bào lympho - thực bào hồng cầu gia đình đã xác định là thiếu
perforin, phân tử hiệu lực của tế bào lympho độc, tế bào lympho độc bị ức chế,
giảm miễn dịch tế bào.

2


- Nhóm III: bệnh tăng mơ bào tăng sinh ác tính dịng thực bào - đơn nhân,
gồm lơxêmi cấp bạch cầu đơn nhân (acute monocytic leukemia) và bệnh tăng mô
bào ác tính (malignant histiocytosis).
Bảng 1: Phân loại tăng mơ bào ở trẻ em
Bệnh

Đặc điểm tế bào tổn thương

Nhóm I

Tăng mơ bào Langerhan

Tế bào Langerhan (CD1a dương
tính và hạt Birbeck)

Nhóm II


Tăng mơ bào lympho - thực bào Hình thái đại thực bào hoạt tính
hồng cầu gia đình
bình thường với nhiều thực bào
Hội chứng thực bào máu liên quan hồng cầu
với nhiễm trùng

Nhóm III

Tăng mơ bào ác tính
Lơxêmi cấp bạch cầu đơn nhân to

Tăng sinh ác tính bạch cầu đơn
nhân to/đại thực bào và tế bào
tiền thân

BỆNH TĂNG MÔ BÀO LANGERHAN
Bệnh tăng mơ bào Langerhan (LCH) là bệnh nhóm I của hội chứng tăng mô
bào. Tần suất mới mắc ở Hoa Kỳ là 4-5,4/triệu người, tỷ lệ nam/nữ là 2:1.
Tiêu chuẩn chẩn đốn
Từ 1987 Hội mơ bào (Histiocyte Society) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đốn xác
định bệnh tăng mơ bào Langerhan (bảng 2)
Xác định chính xác tế bào Langerhan là hạt Birbeck có ở trong ngun sinh
chất, hình dạng vợt, qua xét nghiệm kính hiển vi điện tử, và kháng nguyên bề mặt
CD1a. Kháng nguyên bề mặt CD1a là một kháng ngun phổ biến song khơng đặc
hiệu bằng hạt Birbeck, vì kháng nguyên CD1a có thể thấy trong bệnh u hạt vàng
(xanthogranulomatosis) và bệnh Rosai - Dorfman.

3



Bảng 2: Mức độ chẩn đốn bệnh tăng mơ bào Langerhan
1. Dự đốn: Đặc điểm hình thái tế bào kính hiển vi quang học
2. Chẩn đốn đúng hướng:
• Hình thái tế bào qua kính hiển vi quang học
• Nhuộm dương tính với từ hai trở lên phương pháp nhuộm sau:
+ Adenosin triphosphate
+ Protein S100
+ α - D - Mannosidase
+ Lectin từ lạc
3. Chẩn đốn xác định:
• Hình thái tế bào kính hiển vi quang học, với:
• Hạt Birbeck ở tế bào thương tổn bằng hiển vi điện tử và/hoặc
• Nhuộm kháng nguyên CD1a dương tính ở tế bào thương tổn
Theo Writing Group of the Histiocyte Socicty (Chu T, D'Angio GJ, Favara B,
Ladisch S, Mebit M, Pritchard J). Lancet 1987; 1: 208-9.
Lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng thay đổi, tuỳ thuộc vị trí thương tổn, mức độ lan rộng của
bệnh và rối loạn chức năng cơ quan thương tổn.
Bảng 3: Mức độ biểu hiện lâm sàng bệnh tăng mô bào Langerhan
Biểu hiện lâm sàng
Tần số (%)
Tổn thương xương
80
Xương đơn thuần
40
Lồi mắt
15-25
Viêm tai giữa
20-30
Bất thường ở răng

20
Da và niêm mạc:
Viêm da tiết bã nhờn, viêm miệng - lợi, loét đường
35-45
tiêu hoá
Phổi:
Rối loạn chức năng phổi
25-30
Gan to: rối loạn chức năng gan
25-30
Hạch to
30
Rối loạn sinh máu
30
Tuyến yên: đái nhạt, chậm tăng trưởng, chậm dậy thì
15-20
Triệu chứng tồn thể: sốt, sụt cân, ngủ lịm, vật vã
Phổ biến
Triệu chứng khác:
Hiếm
Thần kinh trung ương, bệnh đường ruột mất protein,
teo đường mật, hội chứng tĩnh mạch chủ trên
4


• Tổn thương xương
Biểu hiện lâm sàng ở xương là biểu hiện phổ biến nhất, đặc biệt ở trẻ trên 5
tuổi. Có thể biểu hiện tổn thương một xương hay nhiều xương. Xương tổn thương
nhiều nhất là xương sọ, chụp X-quang thấy tổn thương tiêu xương, có hình ảnh
khuyết xương sọ, khơng có phản ứng màng xương. Các tổn thương xương có thể

khơng có triệu chứng, hoặc đau, sưng tại chỗ. tổn thương xương cột sống gây sụn
cột sống, thấy khi chụp X-quang, có thể gây chèn ép thứ phát sừng cột sống. Các
xương dẹt và xương dài có tổn thương tiêu xương, có thể gây gẫy xương. Tổn
thương xương hàm trên và hàm dưới và phần mềm ở lợi gây rụng răng. Bệnh nhân
có thể bị nhiễm trùng tai, chảy mủ tai mạn tính, phá huỷ xương chũm. Các phương
pháp chẩn đốn hình ảnh như chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI), chụp quét
phóng xạ (99m Tc-polyphosphate) giúp đánh giá tổn thương xương.
• Biểu hiện da:
Tổn thương da có thể gặp là các nốt sần lan toả rải rác giống như chàm bã
nhầy, chấm và nốt xuất huyết, u hạt, tổn thương u vàng (xantho matous), da đồng.
• Biểu hiện phổi: có thể khó thở, tím, ho, tràn khí màng phổi, hay tràn dịch
màng phổi. Chụp X-quang phổi thấy hình ảnh thâm nhiễm nốt rải rác, hay xơ
hoá phổi lan tỏa, giống hình ảnh lao kê.
• Biểu hiện gan: gan to, rối loạn chức năng gan, giảm protein máu, phù, cổ
chướng, tăng bilirubin máu. Sinh thiết gan có thể thấy thâm nhiễm mô bào xơ
(fibro - histiocytic infiltrates) hay tăng sinh đường mật.
• Lồi mắt: thường cả hai bên, do tích luỹ nhiều mơ u hạt sau nhãn cầu.
• Hạch to: thường thấy ở hai bên cổ.
• Hệ thống tạo máu: thiếu máu, giảm bạch cầu hạt (dưới 1500/mm 3), giảm tiểu
cầu, trong tuỷ thấy nhiều mơ bào đơn nhân.
• Biểu hiện ở hệ thống thần kinh trung ương:
Có thể gặp 4 nhóm triệu chứng:
- Tổn thương ở tuyến yên dưới đồi, biểu hiện phổ biến là tổn thương ở tuyến
yên sau với triệu chứng đái nhạt, đái nhiều, khát nhiều. Nếu tổn thương tuyến yên
trước sẽ có triệu chứng suy giảm tăng trưởng, dậy thì sớm hay muộn, mất kinh, suy
giáp. Triệu chứng tổn thương dưới đồi gồm rối loạn về hành vi, về thèm ăn, về điều
hoà thân nhiệt và giấc ngủ.

5



- Triệu chứng do chiếm chỗ ở hệ thần kinh trung ương: do tổn thương phát
triển từ xương kế cận, màng não hay đám rối nhện, biểu hiện các triệu chứng tăng
áp lực sọ não như nhức đầu, nôn, phù gai thị, teo thị giác và triệu chứng khu trú
khác. Tổn thương chèn ép này mất khi điều trị lui bệnh.
- Hội chứng tiểu não: Tổn thương tiểu não thường thứ phát sau tổn thương
trục tuyến yên - hạ đồi, biểu hiện triệu chứng dạng cầu - tiểu não (pontine cerebellar), bắt đầu là bất thường về phản xạ hay dáng đi và/hay giật nhãn cầu, có
thể tiến triển thành thất điều. Các triệu chứng cầu não (pontine) gồm loạn vận ngôn
(dysarthria), loạn ngôn ngữ, triệu chứng thần kinh sọ khác. Chụp cộng hưởng từ
thấy tổn thương chất trắng ở cầu não, hạch nền (basal ganglion), cuống tiểu não.
- Triệu chứng phối hợp các triệu chứng của các tổn thương ở trên.
• Phân giai đoạn bệnh
Có thể phân giai đoạn tăng mô bào Langerhan theo Levin PT và cộng sự 1987.
Bảng 4. Hệ thống phân giai đoạn bệnh tăng mô bào Langerhan
Điểm

Biểu hiện
Tuổi bị bệnh
> 2 tuổi

0

≤ 2 tuổi

1

Số cơ quan tổn thương
<4

0


≥ 4

1

Rối loạn chức năng cơ quan (gan, phổi, tạo máu)
Khơng

0



1

Giai đoạn

Tổng số điểm

I

0

II

1

III

2


IV

3

(Theo Levin PT, Osband ME. Evaluating the role of therapy in histiocytosis X. Hematol. Oncol. Clin. N. Am. 1987; 1:35)
6


• Chẩn đốn phân biệt các bệnh tăng mơ bào
Bảng 5: Lâm sàng, tiên lượng, điều trị bệnh tăng mô bào chính ở trẻ em
Tăng mơ bào
Langerhan
(Nhóm I)
Lâm sàng:
Thay đổi, từ nhẹ
phụ thuộc tổn
thương (tiêu
xương, viêm tai
mạn, đái tháo nhạt)
đến bệnh tồn thể
như sốt, sụt cân
Chẩn đốn
Hạt Birbeck và
CD1a ở tế bào
bệnh

Tiên lượng
Thay đổi, một số
tự thoái lui


Điều trị
Xạ trị nhẹ hay hoá
trị liệu (vinblastin,
etoposide) và
steroid

Hội chứng thực
bào máu liên quan
nhiễm trùng
(Nhóm II)

Tăng mơ bào
lympho thực bào
hồng cầu gia đình
(Nhóm II)

Tăng mơ bào tăng
sinh ác tính
(Nhóm III)

Giảm tồn bộ tế
bào máu, gan lách to, sốt, bệnh
đơng máu

Kích thích, sốt,
gầy mịn, đôi khi
bệnh đông máu và
gan - lách to

Thay đổi, từ bệnh

hệ thống, lơxêmi
dịng đơn nhân
cấp, đến u lympho
- mơ bào khu trú

Hình thái đại thực
bào bình thường,
có biểu hiện nhiễm
trùng, khơng có
tiền sử gia đình

Hình thái đại thực
bào, lympho bào
bình thường,
khơng nhiễm
trùng, tiền sử gia
đình đơi khi có

Đại thực bào ác
tính hay tế bào gai

Có thể giảm bệnh
nếu kiểm sốt
được nhiễm trùng
và tình trạng miễn
dịch cải thiện

Xấu, tiên lượng
nặng


Xấu với lơxêmi
cấp dịng đơn
nhân, với tăng mơ
bào ác tính và
sacom mơ bào điều
trị tốt 75% sống 40
tháng

Tránh liệu pháp ức
chế miễn dịch,
Etoposide (thử
nghiệm)

Etoposide (thử),
ghép tuỷ xương

Doxorubicin,
Adriamycin với
tăng mơ bào ác
tính và sacom mơ
bào; điều trị
lơxêmi cấp dịng
đơn nhân thích hợp

7


• Điều trị
- Thương tổn xương đơn độc:
Nạo xương;

Steroid uống toàn thể nếu thương tổn xương nhiều;
Xạ trị (150 cGy/ngày x 4 ngày) tại chỗ thương tổn.
- Thương tổn da khu trú:
Áp steroid tại chỗ
Steroid tồn thể nếu có tổn thương nhiều cơ quan
- Thương tổn hạch khu vực:
Steroid toàn thể
- Tổn thương thần kinh trung ương: xạ trị vùng sọ não.
- Bệnh toàn thể, tổn thương nhiều cơ quan:
+ Nhóm nguy cơ thấp:
Trên 2 tuổi;
Khơng có tổn thương tuỷ xương, gan, lách, phổi
Điều trị bằng prednison và vinblastin:
Prednison 40mg/m2/ngày, uống 4 tuần sau giảm liều dần.
Vinblastin 6mg/m2, tĩnh mạch tuần một lần
+ Nhóm nguy cơ cao, có tổn thương chức năng nhiều cơ quan, dưới 2 tuổi,
điều trị phối hợp:
Vinblastine 6 mg/m2, tĩnh mạch, tuần một lần
Etoposide 60 mg/m2, tĩnh mạch, tuần một lần
Prednisone 40 mg/m2, uống hàng ngày
Sau đó duy trì bằng các thuốc trên, hoặc:
6 - Mercaptopurine 50 mg/m2/ngày, uống
Methotrexate 500mg/m2/tĩnh mạch, tuần một lần.
Thời gian lui bệnh hồn tồn nhanh (trung bình 4 tháng), tỉ lệ tái phát tương
đối thấp, 12% với bệnh tổn thương nhiều xương, 42% với bệnh tổn thương chức
năng nhiều cơ quan khác.
+ Một số trường hợp không đáp ứng với các thuốc trên, đã được sử dụng
Aracytine 100mg/m2, dưới da tuần 3 lần với Vincristine 1,5mg/m 2, tĩnh mạch tuần
một lần và Cyclosporine 6 mg/kg uống hàng ngày, đã có kết quả lui bệnh tốt.
- Thuốc mới có hứa hẹn đương được nghiên cứu:

. 2 - Chlorodeoxyadenosine (2-CdA), có tác dụng độc trên bạch cầu đơn nhân
. 2 - Deoxycofarmycin, chất ức chế adenosine deaminase, là các thuốc có đáp
ứng tốt với nhiều bệnh nhân nặng, bệnh tổn thương nhiều cơ quan.
. Kháng thể đơn dòng kháng CD1a; biện pháp điều trị đích có nhiều hứa hẹn.
8


TĂNG MÔ BÀO LYMPHO - THỰC BÀO MÁU (HỘI CHỨNG THỰC BÀO
MÁU)
Tăng mô bào lympho - thực bào máu (Hemophagocytic lympho histiocytosis HLH) thuộc nhóm II bệnh tăng mơ bào, gồm hai loại chính:
• Bệnh tăng mơ bào lympho - thực bào hồng cầu gia đình (Familial Erythro phagocytic Lymphohistiocytosis - FEL) hay bệnh tăng mô bào lympho - thực
bào máu tiên phát (Primary Hemophagocytic Lymphohistiocytosis).
• Hội chứng thực bào máu liên quan với nhiễm trùng (Infection - Assciated
Hemophagocytic Syndrome - IAHS) hay tăng mô bào lympho - thực bào máu
thứ phát (Secondary Hemophagocytic Lymphohisticytosis).
• Chẩn đốn
Bảng 6: Chẩn đốn bệnh tăng mô bào lympho - thực bào máu
Tiêu chuẩn cần để chẩn đoán
Phù hợp với chẩn đoán
Lâm sàng
Lâm sàng
Sốt
Vàng da
Lách to
Phù
Hạch bạch huyết to
Xét nghiệm
Xét nghiệm
Giảm tế bào máu (từ 2 đến 3 dòng ở ngoại Tăng thụ thể IL-2 tuần hoàn
biên)

Hemoglobin (<90g/l)
Tăng ferritin máu
9
Tiểu cầu (<100x10 /l)
Tăng lympho bào dịch não tuỷ
(pleocytosis)
Bạch cầu trung tính (<1,0x109/l)
Tăng triglycerid máu hay giảm fibrinogen máu Bất thường enzym gan
(triglycerid bền vững ≥ 2,0 mmol/l hay
Tăng lipoprotein tỷ trọng thấp
≥ 3SD giá trị bình thường theo tuổi,
Giảm lipoprotein tỷ trọng cao
fibrinogen ≤ 1,5 g/l hay ≥ 3SD)
Giảm hoạt tính tế bào diệt tự
nhiên (NK cells)
Tiêu chuẩn mô bệnh học:
Tăng thực bào máu ở tuỷ xương hay lách, hạch
Khơng có chứng cứ bệnh ác tính
(Theo Henter JI, Elinder G, Ost A. Diagnostic guidelines for hemophagocytic
lymphohistiocytosis. Semin Oncol 1991; 18:29).

9


• Bệnh tăng mô bào lympho - thực bào hồng cầu gia đình (FEL)
Đây là một bệnh di truyền lép - nhiễm sắc thể thường có tính chất gia đình,
gây rối loạn điều hồ miễn dịch. Tuy nhiên bệnh có thể xảy ra đơn phát (sporadic)
khơng có tiền sử gia đình. Bệnh cũng có thể phối hợp với nhiễm trùng.
- Sinh lý bệnh và miễn dịch
Có một số đặc điểm sau:

+ Giảm hoặc khơng có hoạt tính tế bào diệt tự nhiên (NK), giảm chức năng tế
bào T độc tế bào.
+ Tăng chất đối kháng thụ thể IL - 1, thụ thể IL - 2 hoà tan, IL - 6, gamma interferon, yếu tố hoại tử u huyết thanh và neopterin dịch não tuỷ.
+ Tăng ferritin máu, tăng lipoprotein tỷ trọng thấp, và giảm lipoprotein tỉ trọng
cao.
- Bệnh cảnh lâm sàng
+ Tuổi khởi phát thường dưới 1 tuổi (70% trường hợp)
+ Triệu chứng bệnh tăng mô bào lympho - thực bào hồng cầu gia đình gồm:
. Triệu chứng sớm phổ biến là sốt (91%), lách to (98%), gan to (94%).
. Các triệu chứng ít gặp hơn là hạch bạch huyết to (17%), ban ngoài da (6%),
và các triệu chứng bất thường về thần kinh (20%). Triệu chứng thần kinh có thể
thấy như vật vã, kích thích, thóp phồng, cứng gáy, giảm trương lực, tăng trương
lực, co giật, liệt thần kinh sọ, thất điều, liệt nửa người, mù mắt và mất ý thức.
. Tổn thương nhiều cơ quan như phổi, tuỷ xương, màng não tuỷ mềm. Đơi khi
có tổn thương mắt, tim, cơ xương và thận.
+ Bệnh tiến triển xấu nhanh, khơng điều trị, thời gian sống thêm trung bình 2
tháng. Hoá trị liệu và điều trị ức chế miễn dịch có thể kéo dài đời sống, chỉ có ghép
tuỷ xương có thể chữa khỏi bệnh.
- Điều trị
+ Vinblastine và prednisone:
Vinblastine, tĩnh mạch 6mg/m2/tuần 1 lần x 12 tuần lễ.
Prednisone 2mg/kg/ngày uống 4 tuần, giảm liều 1mg/kg/ngày x 12 tuần lễ
+ VP16, 100-150mg/m2, tĩnh mạch 3 ngày liền/3-4 tuần một lần
+ Truyền thay máu, hay gạn huyết tương.
10


+ Globulin kháng tế bào tuyến ức (ATG), methylprednisone, cyclosporine và
methotrexate tuỷ sống, liều như sau:
ATG 10 mg/kg/ngày, tĩnh mạch trong 3 giờ x 5 ngày.

Methylprednisone 2-5mg/kg/ngày x 5 ngày, sau giảm liều dần.
Cyclosporine A 3-5 mg/kg/ngày, truyền tĩnh mạch để đạt được liều 150200mg/ml, sau chuyển sang uống 8-10mg/kg/ngày.
Methotrexate tiêm tuỷ sống hàng tuần x 5-6 lần.
< 1 tuổi: 6 mg
1-2 tuổi: 8 mg
2-3 tuổi: 10 mg
< 3 tuổi: 12 mg
+ Ghép tuỷ xương đồng loại sau khi hoá trị liệu độc tế bào (có khả năng chữa
được bệnh).
• Tăng mô bào lympho - thực bào máu liên quan với nhiễm trùng
- Lâm sàng:
Tăng mô bào lympho - thực bào máu liên quan với nhiễm trùng (Infection
Asscociated Hemophagocytic Lymphohistiocytosis) hay hội chứng thực bào máu
liên quan với nhiễm trùng (Infection Associated Hemophagocytic Syndrome IAHS) ở trẻ em có triệu chứng tương tự như bệnh tăng mô bào lympho - thực bào
hồng cầu gia đình (FEL). Tuy nhiên biểu hiện giảm hay mất hoạt tính của tế bào
NK thường gặp nhiều hơn trong FEL. Hoạt tính tế bào NK trong IAHS sẽ được hồi
phục nhanh khi hết nhiễm trùng.
Chẩn đoán phân biệt giữa IAHS và FEL đơi khi khó, đơi khi phải dựa vào tính
chất khởi phát cấp tính của IAHS khi có nhiễm trùng. Cho đến nay chưa có dấu ấn
đặc hiệu về di truyền trong FEL, chẩn đoán phải dựa vào tiền sử gia đình.
Nhiễm trùng gây ra IAHS phổ biến nhất là virus, sau đó đến vi khuẩn, nấm,
đơn bào. Nhiễm virus phổ biến là virus Epstein - Barr (EBV), sau đó là Human
Herpes Virus - 6 (HHV-6), cytomegalovirus (CMV), adenovirus, parvovirus,
varicella - zoster, herpes simplex virus (HSV), virus sốt Q và sởi.
- Điều trị:
• Với IAHS liên quan với EBV: Acyclovir, etoposide và globulin miễn dịch.
Etoposide làm ngừng sinh cytokine, quá trình thực bào máu và tích luỹ đại
thực bào, đó là các yếu tố đóng góp bệnh sinh của bệnh.

11



• Đối với các nguyên nhân nhiễm trùng khác, sử dụng kháng sinh chống
nhiễm trùng, thuốc kháng virus, kháng ký sinh trùng, điều trị hỗ trợ với
corticosteroid và/hay etoposide.
BỆNH MÔ BÀO ÁC TÍNH
Bệnh mơ bào ác tính hay bệnh tăng mơ bào nhóm III ở trẻ em có 3 thể bệnh
chính: lơxêmi cấp dịng bạch cầu đơn nhân to, bệnh tăng mơ bào ác tính (malignant
histiocytosis) và sacom mơ bào thực sự (true histiocytic sarcoma).
• Lâm sàng:
- Lơxêmi cấp dịng bạch cầu đơn nhân to (acute monocytic leukemia), theo
phân loại FAB (French - American - British) gồm thể M5A, M5B và M4 (lơxêmi
cấp tuỷ bào - đơn nhân), được trình bày trong chương bệnh lơxêmi.
- Bệnh tăng mô bào ác tính hiếm gặp, thường thấy ở trẻ lớn và người trưởng
thành hơn là ở trẻ nhỏ. Biểu hiện lâm sàng là một bệnh toàn thể, thường thấy sốt,
sụt cân, hạch bạch huyết to, gan - lách to, tổn thương da, thâm nhiễm viêm dưới da
nhiều tế bào u. Biểu hiện lâm sàng gần giống với FEL hay IAHS ở nhóm bệnh tăng
mơ bào II. Chẩn đốn tốt nhất dựa vào kết quả sinh thiết hạch. Cần phân biệt bệnh
tăng mô bào ác tính với các bệnh tăng mơ bào khác, bệnh Hodgkin lan toả (giai
đoạn IV), u lympho không Hodgkin nguyên bào miễn dịch. Xét nghiệm miễn dịch
giúp phân biệt, các tế bào trong bệnh tăng mơ bào ác tính là những tế bào có biểu
hiện kháng ngun của dịng đại thực bào - đơn nhân (monocyte - macrophage)
(bảng 7).
Bảng 7. Tiêu chuẩn chẩn đốn bệnh ác tính dịng đại thực bào - đơn nhân
•Kiểu hình miễn dịch:
Tế bào âm tính với kháng nguyên tế bào - T và - B, có biểu hiện kháng nguyên của
tế bào đại thực bào - đơn nhân:
- Kháng nguyên tuỷ bào - đơn nhân: Cd11b, CD11c, CD13, CD15, CD33, lysozyme
- Kháng nguyên đại thực bào - đơn nhân: CD36, CD68, MAC-387, α1 - antitrypsin,
α1 - antichymotrypsin.

- Kháng thể phối hợp với dòng khác thể hiện tái hoạt hố tế bào dịng đại thực bào đơn nhân: HLA - DR, CH41, CD43, CD45RO, CD45(LCA), CD74.
•Tái sắp xếp gen:
Gen thụ thể kháng nguyên tế bào - T và immunoglobulin B âm tính
(Theo Bucsky P, Egeler RM. Malignant histiocytic disorders in children.
Hematol/Oncol Clin N Am 1998; 12: 465-71)

12


- Sacom mơ bào thực sự có thể biểu hiện ở hạch, hệ thống liên võng - nội mô,
da và xương. Sinh thiết, các tế bào u không thấy các dấu ấn của tế bào lympho, có
biểu hiện dấu ấn của đại thực bào và/hay bạch cầu đơn nhân to.
• Điều trị:
Điều trị thích hợp bệnh tăng mơ bào ác tính nhóm III dựa vào chẩn đốn xác
định thể bệnh.
- Với lơxêmi cấp dòng đơn thuần, điều trị như bệnh lơxêmi cấp, được trình
bày trong chương lơxêmi.
- Với bệnh tăng mơ bào ác tính và sacom mơ bào ở trẻ em có nhiều thay đổi.
Trước đây các bệnh này được coi như bệnh không điều trị được, chết sớm. Với hoá
trị hiện nay, bệnh được cải thiện nhiều. Nhiều trung tâm nghiên cứu khuyến cáo
điều trị phối hợp bằng vincristine, cyclophosphamide, doxorubicine và predmisone
có thể kéo dài đời sống bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bucsky P, Egeler RM (1998). Malignant histiocytic disorders in children.
Hematol/Oncol. Clin. N. Am; 12: 465-71.
2. Chu T, D'Angio GJ, Favara B, Ladisch S, Mebit M, Pritchard J (1987).
Histiocytosis. Lancet 1:208-9.
3. Henter JI, Elinder G, Ost A (1991). Diagnostic guidelines for
hemophagocytic lymphohistiocytosis. Semin. Oncol; 18: 29.
4. Ladish S, Jaffe ES (2002). Histiocytoses. In: Pizzo PA, Poplack DG,

editors. Principles and Practice of Pediatric Oncology, 4 th ed, Lippincott Williams
& Wilkins: 733-47.
5. Ladish 5 (2004). Histiocytosis Syndromes of Childhood. In: Behrman RE,
Kliegman RM, Jenson HB. Nelson Textbook of Pediatrics, 17th ed. Saunders: 1727 - 30.
6. Levin PT, Osband ME (1987). Evaluating the role of therapy in
histiocytosis - X. Hematol. Oncol. Clin. N - Am; 1:35.
7. Shende A (2000). Histiocytosis Syndromes In: Lanzkowsky P, editor,
Manual of Pediatric Hematology and Oncology. Academic Press: 571 - 98.

13



×