Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân tích bài thơ Đi đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.58 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VĂN MẪU LỚP 8 </b>



<b>PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐI ĐƯỜNG (TẨU LỘ) </b>



<b>Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) </b>màHọc247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy
tinh thần sắt đá của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Với bài văn mẫu này, các em có
thêm một tư liệu tham khảo để biết cách phân tích một tác phẩm văn học được viết theo thể
thơ tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh. Mời các em cùng tham khảo!


<b>A.SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý </b>


<b>B.</b> <b>DÀN BÀI CHI TIẾT </b>
<b>1. Mở bài </b>


- Khái quát vài nét tiêu biểu về cuộc đời và tài năng của chủ tịch Hồ Chí Minh


- Khái quát về bài thơ Đi đường: khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải,
đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói
lên ý nghĩa triết lí cao cả.


<b>2. Thân bài</b>
a. Câu 1


- “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”: Có đi đường mới biết đường khó đi: Đây khơng phải sự miêu tả
con đường đơn thuần mà nhằm gợi lên những suy ngẫm sâu sắc


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

⇒ Đó chính là ẩn dụ chỉ con đường Cách mạng, con đường đầy gian nan thử thách
b. Câu 2


- Câu thơ khắc họa rõ nét những khó khăn gian khổ, những chông gai mà người tù phải trải
qua “trùng san chi ngoại hựu trùng san”



- Câu thơ mang nghĩa có rất nhiều núi cao, hết núi cao này lại đến núi cao khác, khó khăn
khơng giảm, khơng ngớt


- “hựu trùng san”: khẳng định khó khăn khơng những khơng giảm đi mà cịn có sự tăng cấp
⇒ Điệp từ “trùng san” cộng thêm từ “hựu” càng làm tăng thêm sự gian truân, khó nhọc, hiện
lên trước mắt người đọc những ngọn núi cao trọc trời


c. Câu 3


- “Trùng san đăng đáo cao phong hậu”: Diễn tả hoàn cảnh vượt mọi hồn cảnh khó khăn
gian khổ để “lên đến tận cùng”: Mọi gian khổ rồi sẽ kết thúc, mọi khó khăn sẽ lùi về sau.
- Thấy rõ tứ thơ cổ điển “đăng cao” cùng phong hái ung dung chiếm lĩnh cảnh vật, hịa mình
vào vũ trụ bao la, rộng lớn.


- Con người như sánh ngang với thiên nhiên vũ trụ, ung dung giữa trời đất, ta khơng thấy ở
đó bóng dáng của một người tù đang bị giam cầm trong thực tại mà chỉ thấy một tâm hồn tự
do chiếm lĩnh.


⇒ Có trải qua gian khổ thì mới tới đích, càng gian khổ thì càng gần tới đích hơn
d. Câu 4


- “Vạn lí dư đồ cố miện gian”: Lúc này người đi đường như một du khách ung dung say sưa
ngắm nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la, ngắm ngại những gì mình đã trai qua ⇒ Con
người làm chủ thiên nhiên, đất trời


⇒ Từ việc đi đường, bài thơ mang đến một chân lí đường đời đó là vượt qua được gian lao
sẽ đi được tới thành công.


<b>3. Kết bài</b>



- Khái quát những nét chủ yếu về giá trị nội dung và nghệ thuật làm nên thành công của văn
bản.


- Tài năng và khí chất của chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là tấm gương cho thế hệ trẻ học
tập và noi theo.


<b>C. BÀI VĂN MẪU </b>


<b>Đề bài</b>: Phân tích bài thơ Đi đường (Tẩu lộ)


<i>Gợi ý làm bài: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

gặp một con người như thế. Bài thơ Đi đường cũng giống như những bài thơ chuyển lao
khác như: Đi Nam Ninh, Chiều tối, Giải đi sớm,… không chỉ diễn tả nỗi gian nan của người tù
trên bước đường chuyển lao mà hơn hết thể hiện một thái độ mang tính chất triết lí trước
những chặng đường đời đầy thử thách và phong thái của một con người có tầm vóc cao cả.
Câu thơ đầu tiên Bác dành để nói về việc đi đường. Nhưng không phải là lời kêu than của
một người đã trải qua biết bao chặng đường chuyển lao mà nó như một lời khẳng định, suy
ngẫm bằng sự trải nghiệm thấm thía của chính người đi đường:


<i>“Đi đường mới biết gian lao </i>
<i>Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.” </i>


Câu thơ như một triết lí của con người từng trải. Có đi đường, có trải qua những khó khăn
vất vả trên những chặng đường mới thấm thía được nỗi gian nan, mới biết gian khổ là gì. Bài
học này khơng có gì là mới lạ nhưng phải bằng chính những thử thách, trải nghiệm của bản
thân mới có sự nhận thức sâu sắc được như vậy. Câu thơ giản dị mà chứa đựng cả một chân
lí hiển nhiên. “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. Điệp từ “trùng san” như mở ra trước mắt
người đọc cả một con đường gập ghềnh những núi, càng nhấn mạnh sự trải dài như vô tận,


không dứt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Con đường đó dường như đối lập với sức
người, vắt cạn sức lực của con người. Phải vượt qua con đường như thế mới có thể thấu
hiểu được cái chân lí tưởng chừng như giản đơn: “Đi đường mới biết gian lao” mà Bác đã nói
ở trong câu thơ đầu.


Hai câu thơ chỉ đơn giản nói chuyện đi đường vất vả, khơng hề trực tiếp miêu tả hình ảnh
người đi đường. Nhưng ta vẫn thấy hình ảnh người đi đường xuất hiện. Con người ở đây
không phải xuất hiện trong trạng thái thảnh thơi ngồi ngắm quãng đường với trập trùng
những núi, không phải lữ khách du ngoạn để ngắm cảnh non sông, mây trời mà là một
người tù đang phải trên đường chuyển lao. Vai đeo gông, chân mang xiềng xích, đói khát
phải vượt qua bao đèo cao, dốc sâu, vực thẳm, qua những con đường núi non hiểm trở. Chữ
“hựu” đứng giữa hai câu thơ dịch không chỉ diễn tả sự nối tiếp của núi non mà còn diễn tả
sự vất vả của người tù. Chưa hết con đường này thì con đường núi khác đã hiện ra trước
mắt, chưa hết khó khăn này thì một khó khăn khác lại ngáng trở phía trước. Thế nhưng, câu
thơ không phải là tiếng thở dài, là lời than thở của người đi đường, mà chỉ là chân lí của
người chiến sĩ cách mạng đúc rút được trên con đường chuyển lao, trong quá trình hoạt
động cách mạng của mình.


Hai câu thơ tiếp theo làm người đọc sửng sốt. Nếu như hai câu thơ đầu là chân lí, thì hai câu
thơ sau bỗng vút lên nhẹ nhàng:


<i>“Núi cao lên đến tận cùng </i>


<i>Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

để lên được tới đỉnh núi cao nhất, tận cùng nhất. Ta như bắt gặp ở đây một chủ đề quen
thuộc: đăng cao và một phong thái mang cảm giác vũ trụ của con người. Đăng cao, viễn
vọng. Khi lên đến đỉnh núi cao rồi, cũng là lúc con người ta có thể phóng tầm mắt bao quát
và chiếm lĩnh cả một khoảng không bao la, như làm chủ vũ trụ, đất trời. Con người khi đó
như trong tư thế của một người chiến thắng. Con người tự nhiên như được tạo một dáng vẻ


hiên ngang, ngạo nghễ giữa một vũ trụ bao la như một du khách dạo chơi nhàn tản giữa non
nước mây trời. Trong tư thế đó, con người như một “tiên ơng đạo cốt”. Những khó khó khăn
của đường đi khơng thể cầm tù, giam hãm được con người trong những dãy núi. Con người
như đang cố gắng vươn lên làm chủ chặng đường của mình.


“Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Câu thơ cuối là đỉnh điểm của cảm xúc. Có niềm
vui khơn xiết của một con người đã vượt qua được bao khó khăn, khổ ải để có thể tận hưởng
được cảnh nước non mây trời. Tưởng chừng như mọi khó khăn đều lùi xa, chỉ còn lại một
con người làm chủ thiên nhiên, đất trời với phong thái ung dung, tự tại đầy lạc quan. Đến
đây đất trời và con người như hòa làm một. Bài thơ vút lên trong một niềm cảm hứng lãng
mạn.


Đi đường là một bài thơ ngắn nhưng chứa đựng một bài học lớn lao, nói về con đường có
thực trong những năm tháng tù đày, chuyển lao hết nhà lao này đến nhà lao khác. Nhưng
hơn hết, nó khơng chỉ đơn giản chỉ là con đường thật với núi non hiểm trở. Đó cịn là con
đường với biết bao chông gai thử thách. Những khó khăn đó khơng thể làm cho con người
lùi bước. Bài thơ như một niềm tin sắt đá. Đường đời dù có gian nan, vất vả đến đâu nhưng
chỉ cần con người kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vượt qua cuối cùng sẽ đến đích. Khi đó con
người sẽ lên được tới đỉnh cao của vinh quang, trí tuệ và làm chủ được những giá trị đích
thực của cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Website <b>HOC247</b> cung cấp một môi trường <b>học trực tuyến</b> sinh động, nhiều <b>tiện ích thơng minh</b>, nội dung


bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến </b>


<b>thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm</b> đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng.


<b>I. </b> <b>Luyện Thi Online</b>


- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b> Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm</b> từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây



dựng các khóa <b>luyện thi THPTQG </b>các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.


- <b>Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9</b> và <b>luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán</b> các


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường Chuyên


khác cùng <i>TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.</i>


<b>II.</b> <b>Khoá Học Nâng Cao và HSG </b>


- <b>Tốn Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Toán Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS THCS


lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt
ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Toán:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn <b>Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học </b>và <b>Tổ Hợp</b> dành cho


học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>


<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn</i> cùng đôi HLV đạt


thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III. </b> <b>Kênh học tập miễn phí</b>


- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo <b>chương trình SGK</b> từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các


môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham
khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.



- <b>HOC247 TV:</b> Kênh <b>Youtube</b> cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn


phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh.


<i><b>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>


<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->

×