Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 1

<b>VĂN MẪU LỚP 8 </b>



<b>ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH TỨC NƯỚC VỠ BỜ TRONG TÁC PHẨM TẮT </b>


<b>ĐÈN CỦA NGÔ TẤT TỐ </b>



<b>A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý </b>


<b>B. DÀN BÀI CHI TIẾT </b>
<b>1. Mở bài </b>


- Giới thiệu tác giả Ngơ Tất Tố và đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 2
- Khái quát chung:


• Tác phẩm Tắt đèn


• Đoạn trích Tức nước vỡ bờ
o Bố cục


o Vị trí đoạn trích : Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tác phẩm.
- Phân tích:


• Nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng
o Cai lệ: Là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ


✓ Tiến vào nhà sầm sập


✓ Gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọngkhàn khàn


✓ Trợn ngược hai mắt, quát, giọng hầm hè


✓ Đánh chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu
 Hống hách, thơ bạo, vơ nhân tính


o Người nhà lí trưởng: là tay sai đắc lực của Lí Trưởng
✓ Quát tháo, ăn nói mỉa mai


✓ Lóng ngóng, khơng dám hành hạ anh Dậu


→ Là kẻ tán tận lương tâm nhưng chưa mất hết nhân tính  Chúng là đại diện cho xã hội
phong kiến đương thời tàn bạo, bất cơng, phi lí


• Nhân vật chị Dậu
o Tình cảnh gia đình


✓ Nợ sưu nhà nước chưa trả được


✓ Anh Dậu ốm mà vẫn có thể bị trói, bị đánh bất cứ lúc nào (vì chưa có tiền
nộp sưu cho người em ruột chết từ năm ngoái)


✓ Trong nhà khơng cịn một hạt gạo
✓ Rất khó khăn và đáng thương
o Chị Dậu chăm sóc chồng


✓ Quạt cho cháo nguội


✓ Rón rén bưng đến động viên chồng ăn→ Đảm đang, dịu hiền và hết lòng yêu
thuơng chồng con



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 3
✓ Giọng run run, van xin tha thiết→xưng hô: cháu- ông (dưới - trên)


✓ Cãi lại→ xưng hô tôi - ông (ngang hàng)


✓ Nghiến hai hàm răng, túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, lẳng cho người nhà lí
trưởng một cái → xưng hô: bà - mày (trên dưới)


o Chuyển từ đấu lí sang đấu lực, thay đổi cách xưng hơ phù hợp diễn biến tâm lí,
hồn cảnh


o Lòng thương yêu chồng con, lòng căm thù áp bức đã tạo nên sự phản kháng
mãnh liệt


o Người nông dân khi bị dồn nén, áp bức đến cùng họ đã có sự đấu tranh
• Nghệ thuật:


o Khắc hoạ nhân vật rõ nét
o Miêu tả linh hoạt, sống động.


o Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, đối thoại đặc sắc


<b>3. Kết bài: </b>


- Nêu cảm nhận, đánh giá chung về vấn đề


- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và cảm nhận của mỗi cá nhân


<b>C. BÀI VĂN MẪU </b>
<b>Bài văn mẫu 1 </b>



Đoạn trích Tức nước vỡ bờ phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân
phong kiến, đồng thời thể hiện sự sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng
tiềm tàng của người nơng dân. Có đủ các hạng người được khắc họa sinh động trong bức
tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng ấy. Giữa cái dám sâu bọ hại dân
lúc nhúc ở cái làng quê u ám đang rên xiết trong vụ thuế kinh tởm thấy sáng lên một chị
Dậu đảm đang, chịu thương chịu khó hết mực vì chồng vì con, một chị Dậu lam lũ, nhẫn
nhục nhưng cũng đầy sức mạnh phản kháng, quyết khơng để đói khổ làm hoen ố phẩm
hạnh. Hình tượng nhân vật này được xem là điển hình cho người phụ nữ nơng dân bây
giờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 4
vạy ngược xuôi để lo suất Sưu cho anh Dậu. Đường cùng, chị đã phải đứt ruột, gạt nước
mắt mà bán con cho Nghị Quế. Một đứa con lên bảy, một ổ chó cộng với mấy hào bán gánh
khoai mới đủ tiền nộp suất sưu để chồng được tha về. Nào ngờ bọn lí dịch lại bắt phải nộp
cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái, đẩy gia đình chị đến cùng cực.


Anh Dậu về nhà nhưng lâm vào tình trạng thập tử nhất sinh. Bà hàng xóm tốt bụng
ái ngại cho cảnh đói nhà chị Dậu mang cho bát gạo để nấu cháo. Đoạn trích Tức nước vỡ
bờ là cảnh buổi sớm hơm sau.


Khi anh Dậu cố gượng ngồi dậy, chưa kịp đưa bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và gã
đầy tớ của lí trưởng xộc vào định trói anh để nã thuế. Chị Dậu lức này phải đốì mặt với
tình thế nguy ngập: chồng chị vừa mới bị bắt trói, tưởng đã chết đêm qua, bây giờ mà lại
bị trói bị đánh nữa chắc anh khơng sống nổi. Không đếm xỉa đến những lời van xin tha
thiết của chị, tên cai lệ bất nhân nhất định xơng vào trói anh Dậu. Hắn là một tên tay sai
chun nghiệp; với hắn khơng có gì khác ngồi đánh, trói. Hạng người này trong chế độ
thực dân, phong kiến sẽ thành thứ công cụ thực sự, khơng cịn là người, ơ cái làng Đơng
Xá ấy, cai lệ thỏa sức hoành hành, tác oai tác quái. Vụ thuế đang là thời điểm tốt nhất để
hắn thể hiện tính chun nghiệp trong cướp bóc, hà hiếp dân lành. Chỉ là một tên tay sai


mạt hạng nhưng qua những gì hắn làm, có thể nói hắn là hiện thân đầy đủ, rõ rệt cho cái
<i>“nhà nước” phi nhân tính, nhân quyền lúc bấy giờ. Hắn “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược </i>
<i>hai mắt”, “đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”, “sấn đến để </i>
<i>trói anh Dậu”, “tát vào mặt chị một cái đánh bốp”,… Hành động của hắn như một con thú </i>
dữ. Bản tính ác thú của tên này thể hiện cả ra ngôn ngữ: khàn khàn, quát, thét, hầm hè,
nham nhảm… Tiếng của hắn đâu phải là tiếng người! Nếu là người thì hắn đã phải mủi
lòng trước cảnh một người ốm nặng, đã động lòng trước những lời van xin tội nghiệp của
chị Dậu, hắn đã biết thương hại… Đằng này, dường như hắn khơng có khả năng hiểu được
ngơn ngữ của con người, hắn đáp lại những lời van vỉ của chị Dậu bằng chửi, đánh. Thật
táng tận lương tâm!


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 5
Thế mà chị Dậu đã phải sống, cả nhà chị Dậu đã phải sống và nói rộng ra, cả cái làng
Đơng Xá này đã phải sống, tất cả những người nông dân ở biết bao cái làng khác cũng đã
phải sống. Chỉ có điều sống dở chết dở, sống đau sống đớn mà thôi! Chị Dậu thương chồng,
<i>con hết mực. Bát cháo chị nấu cho anh Dậu và cử chỉ “rón rén bưng”, “chờ xem chồng chị </i>
<i>ăn có ngon miệng hay không” cho thấy nét đẹp trong bản lĩnh phụ nữ của chị. Và, vẻ đẹp </i>
của chị Dậu còn được thể hiện một cách đặc sắc khi một mình chị phải đứng ra đương
đầu với lũ ác là tên cai lệ và người nhà lí trưởng.


Như những người phụ nữ nơng dân khác, chị Dậu có thể cam chịu, nhẫn nhục. Chị đã
<i>phải “van xin tha thiết” trước bọn người đang nhân danh “nhà nước”, mặc dù là sự nhún </i>
chịu trước sự vơ lí, bất nhân (đánh vào người đã chết). Chỉ đến khi tên cai lệ bất chấp, lại
<i>cịn bịch vào ngực chị, xơng đến trói anh Dậu thì “tức q khơng thể chịu được”, chị đã </i>
<i>“liều mạng cự lại”. Cái tài của Ngô Tất Tố là đã miêu tả rất tinh những diễn biến trong tâm </i>
lí và hành động của chị Dậu, để nó thế hiện ra chân thực trước mắt người đọc. Có thể xem
q trình diễn biến ấy có hai giai đoạn: từ chịu đựng nhẫn nhục đến phản kháng mãnh
liệt. Thoạt đầu chị xưng cháu, gọi cai lệ bằng ông. Nhưng đáp lại những lời lễ phép thấu
<i>tình của chị, cai lệ quát: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” rồi: “Ơng sẽ dỡ cả nhà </i>
<i>mày đi”, chưa hết: “Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm </i>


<i>sập đến chỗ anh Dậu”. Đến lúc này, chị Dậu vẫn một mực tha thiết: “Cháu van ông,…,ông </i>
<i>tha cho!”. Đến mức như thế nhưng cai lệ không những khơng mủi lịng mà cịn xơng tới </i>
đấm vào ngực chị Dậu. Đến đây, mới thấy bắt đầu những dấu hiệu phản kháng của người
<i>phụ nữ này: chị xưng tôi, gọi cai lệ là ông. “Không thể chịu được” nữa, chị Dậu đã đứng </i>
lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với thế lực áp bức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 6
Ngô Tất Tố miêu tả rất sống động cảnh chị Dậu tay không đánh bại hai tên tay sai
đang lăm lăm vũ khí. Lịng căm phẫn, tình u thương chính là cội nguồn sức mạnh phản
kháng mãnh liệt mà chị Dậu đã cho thấy những hành động cục súc, ác ôn của tên cai lệ là
<i>nguyên nhân trực tiếp, “châm ngòi nổ” cho hành động vùng lên của chị Dậu. Nhưng sâu </i>
xa hơn, căn bản hơn, chính là tình thương trong chị đã biến thành sức mạnh. Một người
phụ nữ nghèo khổ, quen nhẫn nhục hi sinh đã dám đứng thẳng lên với một sức mạnh
phản kháng phi thường. Vẻ đẹp nhân cách của chị Dậu đã được thể hiện rõ nét. Thì ra,
đằng sau sự khiêm nhường, vị tha, mộc mạc, nhẫn nhục, trong con người ấy vẫn tiềm tàng
ẩn chứa một sức sống dồi dào, mãnh liệt. Sức sống ấy được bộc lộ ra bằng sự phản kháng
quyết liệt như ta đã thấy. Nó chứng minh một chân lí của mn đời: có áp bức thì có đấu
<i>tranh — điều mà nhân dân ta đã tổng kết trong một hình ảnh giản dị: “Tức nước vỡ bờ”. </i>


Ngịi bút Ngơ Tất Tố đã đạt đến một trình độ điêu luyện trong đoạn trích Tức nước
vỡ bờ: từ sự khéo léo trong khắc họa nhân vật cho đến việc lựa chọn sử dụng từ ngữ để
lột tả chính xác, sinh động những diễn biến đầy kịch tính. Ơng đã dựng lên một cảnh tượng
cực kì sống động, một cảnh tượng đẹp, tươi sáng trong cái khung cảnh u ám, đen tối của
Tắt đèn. Những gì chúng ta được chứng kiến trong đoạn trích dự báo một khả năng, một
sức mạnh lớn của người nơng dân nói chung, phụ nữ nơng dân nói riêng mà sau này, sức
mạnh ấy được tập hợp thành vũ bão quật đổ thực dân, phong kiến trong Cách mạng tháng
Tám.


<b>Bài văn mẫu 2 </b>



Tức nước vỡ bờ là chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Nếu đặt vào mạch chung
của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương
truyện trước đó đã thuật lại không biêt bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ
chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 7
<i>xong suất sưu của anh Dậu, chị Dậu những tưởng đã trả được "món nợ nhà nước", nào </i>
<i>ngờ, bọn hào lí cho biết chị còn phải nộp suất sưu của "chú Hợi" đã chết từ năm ngoái. </i>
Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu lại tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến
ngất xỉu đi như chết. Nửa đêm, người ta đem anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho
chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng. Nhưng trời vừa
<i>sáng, cai iệ và người nhà lí trưởng "đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và </i>
<i>dây thừng", Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là "tức nước vỡ bờ", chị </i>
Dậu đã vùng lên chổng trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính
ấy, chương truyện vừa phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ sai của bọn thực
dân, phong kiến, vừa làm nổi bật những phẩm chất, tính , cách tốt đẹp của người phụ nữ
nông dân Việt Nam.


Bộ mặt thất thần, tàn ác của lũ tôi tở tay sai dưới chế độ thực dân, phong kiến được
thể hiện qua hình ảnh cailệ và tên người nhà lí trưởng. Cai lệ là một thứ chức tước hẳn
<i>hoi. Trong tay hắn cũng có lính tráng để sai bảo. Nhưng làm "cai" thì chưa phải là quan. </i>
Đó chỉ là thứ chức tước hạng bét của nhà binh dưới chế độ cũ. Thực chất, cai lệ cũng là
một loại đầy tớ, chân tay của quan phủ, quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng thì
tuyệt nhiên khơng có chức quyền gì. Y đúng là đầy tớ của bọn thơn xóm. Thậm chí y có
<i>thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu từng năn nỉ hắn: "Bạn nghèo với nhau, bác nói khéo </i>
<i>với ơng Lí cho tơi". Nhưng hắn "hăm hăm vác gậy" bỏ đi mà không quên mát mẻ: "Tôi </i>
<i>không dám làm bạn với nhà chị." Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy thân phận, địa vị khác </i>
nhau, thái độ của chúng cũng khơng hồn tồn giống nhau, nhưng sự bất nhân, tàn ác thì
không đứa nào chịu thua kém đứa nào. Chỉ cần một ít chi tiết nghệ thuật, chân dung của
chúng đã được nhà văn khắc họa hết sức sắc sảo.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 8
<i>"mày", xưng với họ là "ông", là "cha mày". Cai lệ động mở mồm là "thét", "quát". Hắn quát </i>
<i>chị Dậu: "Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?". Và khi "quát", khi "thét", cai lệ lúc thì </i>
<i>"trợn hai mắt", lúc thì "giọng hầm hè". Người nhà lí trưởng khơng hách dịch như thế, </i>
<i>nhưng hắn mát mẻ, xúc xiểm cai lệ để tên này càng ngạo ngược hơn: "Chị khất tiền sưu </i>
<i>đến chiều mai phải khơng? Đấy! Chị hãy nói với ơng cai để ơng ấy ra đình kêu với quan cho! </i>
<i>Chứ ơng lí tơi thì khơng có quyền giám cho chị khất một giờ nào nữa". Anh Dậu đang ốm </i>
đau, lại bị trói cho đến ngất xỉu đi, vừa thoát chết, vậy mà cả cai lệ và người nhà lí trưởng
<i>chẳng hề có một chút động tâm. Vào nhà, nhìn thấy anh Dậu "run rầy cất bát cháo... mới </i>
<i>kề vào đến miệng", cai lệ liền buông lời rủa sả: "ơng tưởng mày chết đêm qua, cịn sống đấy </i>
<i>à?". Thấy anh Dậu vì sợ quá mà ''lăn đùng ra đó, khơng nói được câu gì", người nhà lí </i>
<i>trưởng "cười một cách mỉa mại: Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy", cả hai tên bất </i>
nhân ấy không cần biết đến gia cảnh của chị Dậu. Chúng khơng để lọt tai bất kì một lời
<i>van xin nào cùa người đàn bà ấy. "Cai lệ khơng để cho chị Dậu được nói hết câu...! Hắn chỉ </i>
<i>một mực thúc giục: "Nộp tiền sưu! Mau!". Rồi hắn đe dọa "Nếu khơng có tiền nộp sưu cho </i>
<i>ơng bây giờ, thì ơng sẽ dỡ cả nhà mày đi". Thái độ của hắn ngày càng hung hãn. Hắn sai </i>
<i>người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Thấy tên này "hình như khơng dám hành hạ một người </i>
<i>ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì" hắn "đùng đùng" "giật phắt cái thừng”, "chạy sầm sập" đến </i>
chỗ anh Dậu...


Tức nước vỡ bờ là chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Nếu đặt vào mạch chung
của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương
truyện trước đó đã thuật lại không biêt bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ
chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 9
Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu lại tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến
ngất xỉu đi như chết. Nửa đêm, người ta đem anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho
chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng. Nhưng trời vừa


<i>sáng, cai iệ và người nhà lí trưởng "đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và </i>
<i>dây thừng", Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là "tức nước vỡ bờ", chị </i>
Dậu đã vùng lên chổng trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính
ấy, chương truyện vừa phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ sai của bọn thực
dân, phong kiến, vừa làm nổi bật những phẩm chất, tính , cách tốt đẹp của người phụ nữ
nông dân Việt Nam.


Bộ mặt thất thần, tàn ác của lũ tôi tở tay sai dưới chế độ thực dân, phong kiến được
thể hiện qua hình ảnh cailệ và tên người nhà lí trưởng. Cai lệ là một thứ chức tước hẳn
<i>hoi. Trong tay hắn cũng có lính tráng để sai bảo. Nhưng làm "cai" thì chưa phải là quan. </i>
Đó chỉ là thứ chức tước hạng bét của nhà binh dưới chế độ cũ. Thực chất, cai lệ cũng là
một loại đầy tớ, chân tay của quan phủ, quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng thì
tuyệt nhiên khơng có chức quyền gì. Y đúng là đầy tớ của bọn thơn xóm. Thậm chí y có
<i>thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu từng năn nỉ hắn: "Bạn nghèo với nhau, bác nói khéo </i>
<i>với ơng Lí cho tôi". Nhưng hắn "hăm hăm vác gậy" bỏ đi mà không quên mát mẻ: "Tôi </i>
<i>không dám làm bạn với nhà chị." Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy thân phận, địa vị khác </i>
nhau, thái độ của chúng cũng khơng hồn tồn giống nhau, nhưng sự bất nhân, tàn ác thì
khơng đứa nào chịu thua kém đứa nào. Chỉ cần một ít chi tiết nghệ thuật, chân dung của
chúng đã được nhà văn khắc họa hết sức sắc sảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 10
<i>lúc thì "trợn hai mắt", lúc thì "giọng hầm hè". Người nhà lí trưởng không hách dịch như </i>
<i>thế, nhưng hắn mát mẻ, xúc xiểm cai lệ để tên này càng ngạo ngược hơn: "Chị khất tiền </i>
<i>sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ơng cai để ơng ấy ra đình kêu với quan </i>
<i>cho! Chứ ơng lí tơi thì khơng có quyền giám cho chị khất một giờ nào nữa". Anh Dậu đang </i>
ốm đau, lại bị trói cho đến ngất xỉu đi, vừa thoát chết, vậy mà cả cai lệ và người nhà lí
<i>trưởng chẳng hề có một chút động tâm. Vào nhà, nhìn thấy anh Dậu "run rầy cất bát cháo... </i>
<i>mới kề vào đến miệng", cai lệ liền buông lời rủa sả: "ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống </i>
<i>đấy à?". Thấy anh Dậu vì sợ q mà ''lăn đùng ra đó, khơng nói được câu gì", người nhà lí </i>
<i>trưởng "cười một cách mỉa mại: Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy", cả hai tên bất </i>


nhân ấy không cần biết đến gia cảnh của chị Dậu. Chúng không để lọt tai bất kì một lời
<i>van xin nào cùa người đàn bà ấy. "Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu...! Hắn chỉ </i>
<i>một mực thúc giục: "Nộp tiền sưu! Mau!". Rồi hắn đe dọa "Nếu khơng có tiền nộp sưu cho </i>
<i>ơng bây giờ, thì ơng sẽ dỡ cả nhà mày đi". Thái độ của hắn ngày càng hung hãn. Hắn sai </i>
<i>người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Thấy tên này "hình như không dám hành hạ một người </i>
<i>ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì" hắn "đùng đùng" "giật phắt cáí thừng”, "chạy sầm sập" đến </i>
chỗ anh Dậu...


<b>Bài văn mẫu 3 </b>


Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay
thuộc Đông Anh, Hà Nội; là một nhà Nho sống ở nơng thơn, có vốn hiểu biết Hán học khá
sâu rộng, ơng nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí và văn chương trong giai đoạn đầu thế kỉ XX.
Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu
văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945.


Tác giả lấy đề tài từ một vụ thu thuế hàng năm ở một làng quê Bắc Bộ, qua đó phản
ánh số phận bi thảm của nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội
đương thời. Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam
dưới thời Pháp thuộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 11
đê tiện. Những nhân vật phản diện này tiêu biểu cho tầng lớp phong kiến thống trị ở nông
thôn lúc bấy giờ.


Đặc biệt, Ngô Tất Tố đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng điển
hình về người phụ nữ nông dân qua nhân vật chị Dậu. Nhà văn miêu tả chân thực và cảm
động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường
cùng. Nhà văn chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh sống tối
tăm, ngột ngạt.



Thái độ yêu ghét của Ngô Tất Tố thể hiện rất rõ ràng qua từng trang viết. Tình cảm
yêu mến, trân trọng mà ông dành cho người nông dân khiến ông thật sự là tri âm, tri kỉ
của họ. ông cũng không giấu diếm sự khinh bỉ và căm ghét đối với bọn thống trị sâu mọt
ở nông thôn. Về nghệ thuật, Tắt đèn được coi là tiểu thuyết hiện thực xuất sắc mà thành
công lớn nhất là tác giả đã dựng nên một thế giới nhân vật sinh động, trong đó có những
điển hình độc đáo.


Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm, nội dung xoay quanh
những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế.


Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để đốc thuế.
Bọn tay sai hung hãn xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, bắt bớ và
giải ra đình tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa
con gái lớn để nộp sưu cho chồng, nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt anh Dậu phải
nộp cả suất của người em đã chết từ năm ngoái. Thành thử, anh Dậu vẫn cứ là người thiếu
thuế, bọn chúng chắc chắn sẽ không buông tha. Đã thế anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận
địn, tưởng chết đêm qua. Nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà
giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng
trong tình thế nguy ngập này. Đoạn trích tiếp nối câu chuyện trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 12
Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng
đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cơ gắng hết sức để cứu chồng
nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn khơng tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình
thương yêu chổng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên
mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo lỗng. Cảm
động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt tia lịa cho cháo
mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh
mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy tốt lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.


Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì
thuế. Chồng bị đánh đập, gơng cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả
những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lịng ngoan ngỗn, hiếu thảo mà chị
thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ
hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ cịn là một cái
xác khơng hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà
lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh
phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra khơng nói được câu gì, chỉ cịn
chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.


Chị Dậu đã đương đầu với bọn nha dịch tay sai để bảo vệ chổng như thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 13
Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới
thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn
đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự
bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất
cơng. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị
Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết
liệt bấy nhiêu.


Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tơi đau ốm, ông không được phép hành
hạ! Thực ra, chị chỉ nói đốn lịng nhân đạo tối thiểu của con người. Chị khơng cịn xưng
cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào
mặt đối thủ


Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa
nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình,
đủ lí. Nhưng cái ác thường khơng biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào
định lơi anh Dậu đi. Lịng u thương chổng tha thiết đã thúc đẩy ctìị phải hành động


chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.


Chị khơng chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống
trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa tử
lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự
áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội.


Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng sấn tới
chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho
mày xem! Khơng cịn ơng – cháu, tơi – ơng gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi
tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ đến cao độ, đồng thời khẳng
định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy
dữ dội. Chị khơng thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 14
Đoạn văn miêu tả cuộc đối đầu giữa chị Dậu và lũ người độc ác được tác giả miêu tả
thật sinh động và thu vị. Trong xã hội mà tội ác hồnh hành, cịn gì hả hê hơn khỉ mọi
người được chứng kiến cái ác bị trừng trị đích đáng?!


Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn
như vậy ? Đó là sức mạnh của lịng căm hờn mà cái gốc của lịng căm hờn ấy lại chính là
tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ. Khi rón rén
bưng cháo cho chồng và theo dõi xem chồng ăn có ngon miệng khơng, khi hạ mình van
xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, trước sau, lúc nào chị Dậu cũng vì người
chồng đang đau ốm. Tình yêu chồng, thương con cộng với tỉnh thần phản kháng âm ỉ bấy
lâu đã thổi bùng ngọn lửa phản kháng trong lòng chị. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút
chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động
chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái
tím người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn, hi sinh.



Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một
cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất cơng để tự giải phóng
của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có
đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.


Chứng kiến cảnh xơ xát giữa vợ mình với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, anh Dậu
sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống, vừa run lại vừa kêu: –
u nó khơng được thế! Người ta đánh mình khơng sao, mình đánh người ta là phải tù, phải
tội. Anh Dậu cố nhắc cho vợ nhớ cái sự thật phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng chị
Dậu không chấp nhận điều vơ lí đó. Chị phẫn uất hét lên: Thà ngồi tù, để chúng nó làm
tình làm tội mãi thế tơi chịu khơng được… Câu nói này khẳng định chị Dậu không muốn
cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 15
bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ
sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn, mục nát.


Nhân vật cai lệ trong đoạn trích tiêu biểu chọ lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ
đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trị của mình trong vụ thuế, hắn
đánh người, trói người vơ tội vạ. Trong bộ máy thống trị ở nông thôn, tên cai lệ này chỉ là
một gã tay sai mạt hạng. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà khơng chùn tay vì khơng hề
bị ai ngăn chặn. Hắn vênh váo tự cho mình là đại diện cho nhà nước. Hắn nhân danh phép
nước để làm những điều tàn ác đối với người nghèo. Vì vậy, có thể nói, tên cai lệ vơ danh
<i>đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ. Tuy chỉ </i>
xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được ngòi bút tả thực của tác
giả khắc họa nổi bật, có giá trị khái quát cao.


Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay, tiêu biểu cho bút pháp tả thực tài
tình của Ngơ Tất Tố. Ngơn ngữ kể chuyện, miêu tả và đối thoại của nhân vật rất đặc sắc.
Đó là lời ăn tiếng nối bình dị, tự nhiên của đời sống hằng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngơn


ngữ riêng. Ngơn từ của tên cai lệ thì thơ lỗ, đểu cáng. Lời lẽ của chị Dậu khi thì thiết tha
mềm mỏng, khi đanh thép quyết liệt. Lời lẽ của bà cụ hàng xóm thì thật thà, hiền hậu…
Lời ăn tiếng nói của nơng dân được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, rất hợp cảnh, hợp tình.
Nhà văn Ngơ Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm u thương,
thơng cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã
góp phần hồn thiện tính cách của người phụ nữ nơng dân đẹp người, đẹp nết.


Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng…
nhưng hồn tồn khơng yếu đuối, trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tỉnh thần
phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết
Hệt. Đó là thái độ cứng còi, bất khuất, dám đối đầu với cái ác trong xã hội.


<b>Bài văn mẫu 4 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 16
‘Tức nước vỡ bờ’ vốn là câu tục ngữ mang tính quy luật tự nhiên (nước đã dâng lên
cao thì bờ ngồi vỡ nhưng cũng có ý nghĩa xã hội sâu sắc…, Người ta đã vận dụng câu tục
ngữ này làm tiêu đề, tên gọi của một đoạn trích hết sức điển hình trong tiểu thuyết Tắt
đèn.


<i>Tình huống dẫn đến cảnh “tức nước vỡ bờ” có ngay ở giữa nhà Lí trưởng, chị Dậu, </i>
nạn nhân trực tiếp của cái thuế thân quái gở kia đã uất nghẹn kêu lên:


<i>“Ối trời ơi! Tơi bán cả con lẫn chó và hai gánh khoai mới được hai đồng bảy bạc. Tưởng </i>
<i>rằng đủ tiền nộp sưu cho chồng, thì chồng khỏi bị hành hạ đêm nay. Ai ngờ lại còn suất sưu </i>
<i>của người chết nữa! Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tơi chết rồi cồn phải đóng sưu hở trời?… </i>
<i>“ </i>


<i>Như thế là hoàn cảnh đưa đến cảnh “tức nước” là do những trận bão tố từ cái chính </i>
sách thuế thân quái gở của bọn thực dân Pháp và những thủ đoạn bóc lột trắng trợn của


gia đình Nghị Quế, và hành động đánh trói dã man của bọn lính tráng, tuần đinh, người
nhà tên Lí trưởng giội xuống đầu chị Dậu!


Chúng dồn chị đến con đường cùng, khi anh Dậu bị ném ở đình về nằm khóc con,
<i>khóc em, khóc số phận mình. Nhưng chị Dậu đã khuyên giải “Thịt người tanh không ai ăn </i>
<i>được, thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ không phải lo lắng gì cả”. </i>


<i>Như vậy là mức nước đã dâng lên rất cao, cái thời điểm “vỡ bờ” chỉ còn chờ đợi từng </i>
giây phút. Người đàn bà ấy đã phải chịu nỗi đau đứt ruột vì phải bán đàn chó và bán con
đi mà vẫn khơng giải quyết được nạn sưu thế. Nhất là khi bọn chúng vất anh Dậu về nhà
<i>chỉ còn như cái xác chết, người hàng xóm cho bát gạo, chị nâu cháo vội để “cứu chồng” </i>
(bát cháo lúc này vừa là bát cơm vừa là chén thuốc). Nỗi lo của chị như vừa lắng dịu xuống
một chút, vì anh Dậu vừa tỉnh lại, run rẩy cất bát cháo vào miệng định ăn thì chúng sầm
sập tiến vào nhà, trong tay là roi song, dây thừng, hình ảnh chúng như bọn quỷ dữ từ âm
<i>phủ hiện về chúng hét “Thằng kia! Ơng tưởng mày chết đêm qua, cịn sống đấy à? Nộp tiền </i>
<i>sưu! Mau!” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 17
<i>gọi chị là “mày” xưng “cha” rồi xưng “ông” với chị. Chúng doạ “dỡ nhà” và “trói cổ anh Dậu </i>
<i>điệu ra đình!” Cuối cùng tên cai lệ giật phắt cái dây thừng trong tay người nhà Lí trưởng </i>
<i>sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu. Đểu cáng và tàn ác hơn nữa, hắn “bịch vào ngực chị mây </i>
<i>bịch” và tát vào mặt chị. Thái độ của chị Dậu đã căm giận lắm, nhưng để bảo vệ chồng, chị </i>
van xin, ngăn cản, đỡ đòn cho chồng. Mỗi lần chị lùi lại van xin, tên cai lệ càng hung hăng
thêm. Vừa đánh, vừa chửi hắn nhảy đến cạnh anh Dậu. Hành động và cử chỉ của tên tay
<i>sai mạt hạng chính là ngọn gió gây nên cảnh “tức nước vỡ bờ”. Bão táp đã đến độ con bờ </i>
<i>phải “vỡ”. Sau cái tát vào mặt chị và thêm những lời nói thơ lỗ, khốn nạn của hắn như: </i>
<i>“mày định nói cha mày nghe đấy à”, “trói cổ thằng chồng lại”. Chị khơng chịu được nữa </i>
<i>bèn túm lấy cổ hắn dúi ra cửa, hắn “ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm thét </i>
<i>trói vợ chồng kẻ thiếu sưu!” </i>



Như vậy, chị Dậu là biểu tượng cho những đợt sóng cồn, nước cả có sức mạnh cơng
phá con bờ. Và bọn lính tráng, tay sai chỉ cậy sức mạnh ở cường quyền, bạo lực, cịn bản
chất của chúng thì hèn yếu, từ cái dáng hình bề ngồi đến lịng dạ bên trong!


Tình huống xảy ra như khơng thể ngờ chị Dậu lại chống cự mạnh mẽ đến như thế!
<i>Lúc đó chị đang tập trung nói ý nghĩ và cử chỉ là an ủi chồng. “Thầy em cố ngồi dậy húp ít </i>
<i>cháo cho đỡ sót ruột” thì bọn cai lệ dẫn xác vào. Mặc cho chúng quát tháo chị vẫn dịu dàng </i>
<i>van xin chúng bằng những lời có tình, có lí: “Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu </i>
<i>cho chú nó nữa, nên mới lơi thơi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước </i>
<i>đâu”… Nếu những con người có lương tri nhìn cái gia cảnh ây, con người ấy ai nỡ đầy đoạ </i>
<i>đến bước đường cùng? Nhưng bọn này là tay sai, ở chúng khơng có khái niệm “tình </i>
<i>thương người” nên chúng chỉ biết ăn nói thơ tục, qt tháo ầm ĩ, đánh người bừa bãi, </i>
chúng có biết đâu rằng có giết vợ chồng chị đi thì cũng khơng cịn đồng xu nào nộp suất
<i>sưu vơ lí nữa. Chị gọi chúng là “ông” và tự xưng là “cháu” và đã hai lần chị xin chúng: “Hai </i>
<i>ông làm phúc cho nhà cháu khất”… “Nhà cháu đã khơng có, xin ơng xem lại…”. Như vậy một </i>
bên là cố gắng kìm nén, một bên cứ cậy thế chính quyền, luật pháp mà mắng chửi, xô
người đến con đường cùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 18
<i>chị gọi chúng là “mày” và xưng “bà” nói những câu áp đảo lại chúng: “Ơng khơng được </i>
<i>phép”, “Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem”. Nói là làm, chị đã đánh ngã cả hai </i>
<i>thằng cả hai tên “đại diện” cho sự thống trị khốn nát nhất. </i>


Khi nghe chồng than thở và can ngăn chị đã nói một câu chứng tỏ lịng căm thù của
<i>những người bị áp bức bóc lột đã lên đến tột đỉnh: “Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình, </i>
<i>làm tội mãi, khơng chịu được”. Câu nói là sự thách thức tất cả, khơng cịn sợ gì nữa! </i>


Qua đoạn trích trên đây ta thấy nhà văn đã cắt nghĩa bằng hành động của chị Dậu
<i>một quy luật xã hội “ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh”. Vì vậy như trên đã nói, câu </i>
<i>tục ngữ “tức nước vỡ bờ” có ý nghĩa về mặt qui luật tự nhiên, và cũng có ý nghĩa sâu sắc </i>


về mặt xã hội.


Vì thế nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét:


<i>“Cách viết lách như thế, cách dựng truyện như thế, không phải là phát động quần </i>
<i>chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta cịn là cái gì nữa?” </i>


Quả thực trong chương này, chị Dậu đã nổi loạn chống lại bọn tay sai là bọn cường
hào, nanh vuốt của bọn thống trị thực dân, phong kiến.


Viết đoạn này Ngơ Tất Tố tuy chưa hồn tất nhân vật chị Dậu, nhưng nhà văn đã tô
điểm thêm cho nhân vật của mình ngồi cái đẹp về hình thức, tâm hồn, tính cách, cịn có
vẻ đẹp cứng cỏi trong đẩu tranh, một vẻ đẹp đáng quý biết bao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc 1


<b>Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh, </b>
<b>nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh </b>


<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các </b>


trường chuyên danh tiếng.

<b>I. </b>

<b>Luyện Thi Online</b>



- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây </b>
<b>dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học. </b>
- <b>Luyện thi vào lớp 10 chuyên Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các </b>


<i>trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên </i>
<i>khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn. </i>



<b>II. Khoá Học Nâng Cao và HSG </b>



- <b>Toán Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS THCS


lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt
ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Tốn: Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho </b>
<i>học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>


<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng đơi HLV đạt </i>


thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III. </b>

<b>Kênh học tập miễn phí</b>



- <b>HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các </b>
môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham
khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn </b>
phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh.


<i><b>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>


<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>



</div>

<!--links-->

×