Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Gián án HSG VĂN- HUYỆN HƯƠNG TRÀ 2008-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.59 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯƠNG TRÀ
-----------------
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: NGỮ VĂN 9. Thời gian làm bài: 120 phút
–––––––––––––––––––
Câu 1:
Khi nói về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, có người nói rằng khổ thơ dưới
đây diễn tả cực điểm nỗi buồn của ông đồ. Hãy viết một đoạn văn ngắn (8 đến 12
câu) để trình bày ý kiến của em về vấn đề đó.
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Câu 2:
Có học sinh cho rằng: Trong văn bản nghị luận, luận điểm và luận cứ là một.
Theo em, khẳng định như vậy có được không? Tại sao?
Câu 3:
Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ
sau:
... “ Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về ... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ” ...
(Theo chân Bác-Tố Hữu)
Câu 4:
Bàn về giá trị của sách, nhà văn M.Goocki có viết: “Sách mở rộng ra trước mắt
tôi những chân trời mới”.
Em hãy viết bài nghị luận về vấn đề trên.
............... Hết ...............
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


HƯƠNG TRÀ
-----------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: NGỮ VĂN 9.
–––––––––––––––––––
Câu 1: (3 điểm)
Học sinh cần phải trình bày ý kiến của cá nhân thành một đoạn văn hoàn chỉnh
với các yêu cầu sau:
+ Trình bày đoạn văn có câu chủ đề, đúng yêu cầu.
+ Có những lí lẽ để làm rõ ý chủ đề, trong đó phải nêu được:
* Câu 1 (của khổ thơ): Sự cố gắng vô vọng của ông đồ.
* Câu 2: Sự lãng quên của người đời
* Câu 3: Ẩn dụ “lá vàng” diễn tả sự tàn phai, rơi rụng của một số phận.
* Câu 4: Giá trị biểu cảm của hình ảnh “mưa bụi bay” đẹp với cảnh mùa xuân
đang về cùng đất trời, nhưng chính là nỗi buồn, là mưa đang rơi trong cõi lòng ông
đồ, đang xóa nhòa hình ảnh ông đồ.
+ Mắc lỗi chính tả, diễn đạt câu, dùng từ: 2 lỗi, trừ 0,25 điểm.
Câu 2: (2 điểm)
Yêu cầu học sinh trình bày được các vấn đề sau:
+ Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn nghị luận.
+ Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Một luận điểm có
thể có một hay nhiều luận cứ.
Do đó:
Xét về cấp độ, luận cứ nhỏ hơn luận điểm.
Xét về vai trò, luận cứ là những căn cứ (bao gồm lí lẽ và dẫn chứng) được nêu
ra để làm rõ nội dung của luận điểm.
Vậy: Trong văn bản nghị luận, không thể cho rằng luận điểm và luận cứ là một.
Câu 3: (3 điểm)
Yêu cầu học sinh chỉ ra và phân tích được một số ý sau:

– Về các yếu tố hình thức nghệ thuật:
+ Từ ngữ, hình ảnh: Từ láy (thánh thót, ngẫn ngơ); hình ảnh (trắng rừng ... nở
hoa mơ”.
+ Phép tu từ: Liệt kê (xuân); đảo ngữ (trắng rừng ...; thánh thót ...).
+ Dấu câu có giá trị tu từ: Dấu !; dấu ..., dấu chấm ngắt câu (ở câu thứ ba).
– Về giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật:
+ Khắc đậm mốc thời gian, sự kiện lịch sử (thời điểm Bác Hồ trở về Tổ quốc ...)
+ Tăng cường độ diễn tả một khung cảnh đẹp trong thời khắc lịch sử.
+ Sự lắng đọng thời gian, không gian

sự xúc động thiêng liêng đến tận
cùng, ....
Câu 4: (12 điểm)
I.- Yêu cầu chung:
Xác định và thể hiện tốt kỹ năng viết bài nghị luận tổng hợp. Bài viết hoàn
chỉnh, có đầy đủ ba phần, có tính độc lập, sáng tạo, lý giải thuyết phục, dẫn chứng
tiêu biểu, có chọn lọc và toàn diện, phong phú; diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ, đẹp,
không sai lỗi chính tả.
II.- Một số yêu cầu cụ thể:
Nội dung chính của bài viết (phần thân bài) phải thể hiện được các vấn đề sau:
– Sách là gì?
Sách là một sản phẩm kì diệu của con người, là kiến thức của con người đã
được tích lũy, chọn lọc, tổng hợp.
– Vì sao có thể nói: Sách mở rộng những chân trời mới?
+ Sách khoa học cho người đọc hiểu biết về thế giới chung quanh, về vũ trụ bao
la, ...
+ Sách giúp hiểu biết về cuộc sống, về văn hóa, về tâm tư, tình cảm, khát vọng
của con người, của các dân tộc khác nhau qua các thời kì khác nhau.
+ Sách giúp con người biết mơ ước, nuôi dưỡng khát vọng.
(Cần có dẫn chứng cho các ý trên)

– Đánh giá tác dụng của sách.
+ Sách tốt: Giúp con người hiểu biết đúng đắn về cuộc sống để từ đó mà biết
yêu, ghét đúng; giúp nôi dưỡng, khích lệ những khát vọng cao thượng.
+ Sách xấu: ...
– Thái độ của bản thân đối với sách? (Đọc sách là một cách tự bồi dưỡng kiến
thức, một thú vui tinh thần và cần phải biết cách chọn sách để đọc, ...)
III.- Thang điểm:
+ Điểm 12: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu đã nêu, có tính độc lập rõ nét. Bố
cục chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, lời văn sắc gọn, trong sáng, không sai lỗi chính tả, lỗi
diễn đạt, ...
+ Điểm 9-10: Đảm bảo được các yêu cầu như thang điểm 12 tuy nhiên nội dung
chưa thực sự sâu, dẫn chứng chưa toàn diện.
+ Điểm 6-8: Đảm bảo được các yêu cầu đã nêu nhưng bài viết có bố cục chưa
tốt, diễn đạt còn lan man, có sai một số lỗi ngữ pháp thông thường.
+ Điểm dưới 6: Những bài viết không đạt được các thang điểm đã nêu.
Chú ý:
+ Thang điểm chi tiết và đối với các thang điểm còn lại (của tất cả các câu), Tổ
chấm thảo luận, thống nhất để chấm điểm chính xác, đúng trình độ học sinh.
+ Điểm của toàn bài không làm tròn
––––––––––––––––––––

×