Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện thạch thất 1993-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM H NI

PHNG TH BCH HNG

CÔNG CUộC XóA ĐóI GIảM NGHèO
ở HUYệN THạCH THấT, Hà NộI Từ NĂM 1993 ĐếN NĂM 2014
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9.22.90.13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Thị Hòa

HÀ NỘI - 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là cơng trình nghiên
cứu của riêng cá nhân tơi, các số liệu kết quả nghiên cứu đƣợc
trình bày trong luận án là trung thực, chƣa từng có bất cứ tác giả
nào nghiên cứu và công bố.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án

Phùng Thị Bích Hằng


ii
MỤC LỤC



Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................. 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ................................................. 3
4. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu .................... 4
5. Đóng góp của luận án .................................................................................... 5
6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề
tài luận án ......................................................................................................... 7
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu của các cơ quan và tổ chức quốc tế
về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam .............................................................. 7
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về vấn đề
xóa đói giảm nghèo ..................................................................................... 11
1.1.3. Những nghiên cứu có liên quan đến huyện Thạch Thất và XĐGN
ở huyện Thạch Thất..................................................................................... 24
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu ......................................................... 26
1.3. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết ................................. 28
CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THẠCH THẤT VÀ CHỦ
TRƢƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, ĐỊA PHƢƠNG VỀ
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO (1993-2014) ...................................................... 29
2.1. Khái quát về huyện Thạch Thất ........................................................... 29
2.1.1. Địa giới hành chính và tên gọi .......................................................... 29
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 30
2.1.3. Một vài nét về kinh tế, xã hội và văn hóa ......................................... 33
2.1.4. Tình hình đói nghèo ở huyện trƣớc năm 1993 .................................. 36



iii

2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, địa phương về xóa đói giảm nghèo . 39
2.2.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo ................................ 39
2.2.2. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về xóa đói giảm nghèo
thời kỳ đổi mới ............................................................................................ 42
2.2.3. Các chính sách xóa đói giảm nghèo (1993-2014)............................. 48
2.2.4. Chuẩn nghèo ở Việt Nam .................................................................. 51
2.3. Huyện Thạch Thất cụ thể hóa chủ trƣơng, chính sách xóa đói
giảm nghèo của Đảng .................................................................................... 52
2.3.1. Giai đoạn 1993-2007 ......................................................................... 52
2.3.2. Giai đoạn 2008-2014 ......................................................................... 59
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 64
CHƢƠNG 3: XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở THẠCH THẤT GIAI
ĐOẠN 1993-2007 ........................................................................................... 65
3.1. Huyện Thạch Thất thực hiện các giải pháp xóa đói giảm nghèo
(1993-2007) ..................................................................................................... 65
3.1.1. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo ........65
3.1.2. Thực hiện huy động nguồn vốn cho xóa đói giảm nghèo .........................73
3.1.3. Thực hiện giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho ngƣời lao động ........83
3.1.4. Thực hiện chính sách xã hội đối với hộ đói nghèo ....................................86
3.2. Kết quả XĐGN giai đoạn 1993 - 2007 .................................................. 88
3.2.1. Kết quả xóa đói giảm nghèo tồn huyện ........................................... 88
3.2.2. Kết quả xóa đói giảm nghèo ở các xã, thị trấn trong huyện Thạch Thất .. 90
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 94
CHƢƠNG 4: GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2008-2014................................................................................. 96
4.1. Bối cảnh lịch sử mới và quá trình thực hiện giảm nghèo ở huyện
Thạch Thất (2008-2014)................................................................................ 96

4.1.1. Bối cảnh lịch sử mới (2008-2014) .................................................... 96
4.1.2. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giảm nghèo (2008-2014) ........... 99


iv

4.1.3. Thực hiện tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo ................................... 108
4.1.4. Thực hiện chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm ...................... 110
4.1.5. Thực hiện chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, trợ cấp xã hội
… đối với ngƣời nghèo ............................................................................. 111
4.2. Kết quả giảm nghèo giai đoạn 2008 - 2014 ........................................ 112
4.2.1. Kết quả chung toàn huyện ............................................................... 112
4.2.2. Kết quả giảm nghèo ở các xã và thị trấn ......................................... 116
4.2.3. Hạn chế............................................................................................ 124
Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 128
CHƢƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CƠNG CUỘC XĨA
ĐĨI GIẢM NGHÈO ĐẾN HUYỆN THẠCH THẤT HÀ NỘI 129TỪ
NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2014 ....................................................................... 129
5.1. Đặc điểm cơng cuộc xóa đói giảm nghèo (1993-2014)....................... 129
5.1.1. Đảng bộ huyện Thạch Thất đã quán triệt và vận dụng sáng tạo
chủ trƣơng của Trung ƣơng, của Thành phố Hà Nội, kịp thời xây dựng
các chƣơng trình hành động, các nghị quyết, quyết định phù hợp với
đặc điểm và điều kiện cụ thể, tình hình thực tế của địa phƣơng............... 129
5.1.2. Công cuộc XĐGN ở huyện Thạch Thất (1993-2014) là một cuộc
vận động lớn, huy động đƣợc sự tham gia của cả hệ thống chính trị và
nhân dân trong huyện ................................................................................ 130
5.1.3. Hoạt động xóa đói giảm nghèo ở huyện Thạch Thất đƣợc tổ chức
với nhiều hình thức và biện pháp phong phú, đa dạng ............................. 132
5.1.4. Công cuộc XĐGN (1993-2014) đã khai thác có hiệu quả các tiềm
năng, lợi thế, phát huy mọi nguồn lực tổng hợp và sử dụng hiệu quả các

nguồn lực để xóa đói giảm nghèo ............................................................. 133
5.1.5. Kết quả xóa đói giảm nghèo 1993-2014 thu hẹp bức tranh nghèo
đói ở huyện, góp phần giảm nghèo bền vững ........................................... 136
5.1.6. Nguyên nhân nghèo thay đổi, tập trung vào các đối tƣợng nghèo
bị ốm đau, ngƣời nghèo mắc trọng bệnh, phụ nữ đơn thân ...................... 137


v

5.1.7. Sự nỗ lực phấn đấu vƣơn lên của chính ngƣời nghèo là một trong
những nhân tố quan trọng, đóng vai trò quyết định trong thực hiện mục
tiêu giảm nghèo. ........................................................................................ 138
5.2. Tác động của công cuộc XĐGN đến kinh tế, xã hội và quốc
phòng-an ninh của huyện Thạch Thất ...................................................... 139
5.2.1. Về kinh tế ........................................................................................ 139
5.2.2. Về xã hội ......................................................................................... 141
Tiểu kết chƣơng 5 ........................................................................................ 147
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa
DTTS


Dân tộc thiểu số

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

UBND

Ủy ban nhân dân



Quyết định

NQ

Nghị quyết

NTM

Nơng thơn mới

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CSXH

Chính sách xã hội

KT - XH

Kinh tế - Xã hội


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Thạch Thất ....... 33

Bảng 3.1.

Năng suất, sản lƣợng lúa, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời,
sản lƣợng hoa màu quy thóc của huyện Thạch Thất trong một
số năm ......................................................................................... 66

Bảng 3.2.

Giá trị ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Thất
một số năm .................................................................................. 68


Bảng 3.3.

Một số làng nghề tiêu biểu (2003) .............................................. 70

Bảng 3.4.

Giá trị các ngành kinh tế huyện Thạch Thất một số năm ........... 71

Bảng 3.5.

Số liệu hộ đói nghèo và tỉ lệ hộ đói nghèo huyện Thạch Thất
giai đoạn 1993-1997 ................................................................... 90

Bảng 3.6.

Tổng hợp tỉ lệ đói nghèo các xã, thị trấn trong huyện Thạch
Thất một số năm ......................................................................... 90

Bảng 4.1.

Tổng giá trị sản xuất một số năm.............................................. 107

Bảng 4.2.

Tổng hợp hộ nghèo huyện Thạch Thất 7 năm (2008-2014) ..... 112

Bảng 4.3.

Tỉ lệ hộ nghèo các xã từ năm 2009 đến năm 2014 ................... 114


Bảng 4.4.

Tỉ lệ hộ nghèo các huyện ngoại thành Hà Nội một số năm ...... 115

Bảng 4.5.

Tỉ lệ hộ nghèo các tỉnh thành trên cả nƣớc một số năm ........... 115

Bảng 4.6.

Tình hình hộ nghèo các xã, thị trấn huyện Thạch Thất năm 2009 .. 116

Bảng 4.7.

Tình hình hộ nghèo các xã, thị trấn huyện Thạch Thất năm 2011 117

Bảng 4.8.

Tình hình hộ nghèo các xã, thị trấn huyện Thạch Thất năm 2014...... 120

Bảng 4.9.

Tổng hợp tình hình hộ nghèo các xã, thị trấn từ năm 2009
đến năm 2014 ............................................................................ 122

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp hộ cận nghèo huyện Thạch Thất một số năm ........ 123
Bảng 5.1.

Nguyên nhân nghèo các năm .................................................... 137


Biểu đồ 4.1. Biểu tăng, giảm số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo huyện Thạch Thất
5 năm (2009 - 2014) ........................................................................... 114


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kỷ nguyên cách mạng khoa học cơng nghệ 4.0 đã đem lại cho lồi
ngƣời những thay đổi to lớn. Nhiều nƣớc giàu lên nhờ cuộc cách mạng này.
Tuy vậy, ở một số nƣớc, nhất là các nƣớc thuộc địa cũ và các nƣớc đang phát
triển, đói nghèo vẫn diễn ra và trở thành nỗi ám ảnh thƣờng xuyên, cản trở sự
tiến bộ xã hội.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, trải qua hàng trăm năm chiến
tranh bị đế quốc ngoại bang thống trị, khát vọng ngàn đời của ngƣời dân Việt
Nam vẫn là “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí
Minh). Chính vì vậy, ngay sau khi cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công,
Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đã xác định một trong ba kẻ
thù uy hiếp sự tồn vong của của chế độ mới là “giặc đói”. Từ năm 1975, khi
đất nƣớc thống nhất, chính phủ cũng nêu việc cần làm là chăm lo và ổn định
đời sống của nhân dân, nhất là nhân dân các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa, vùng căn cứ cách mạng cũ. Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quan và khách
quan, đói nghèo vẫn là kẻ thù khó tiêu diệt và ln hiện diện mọi lúc, mọi nơi,
trở thành căn nguyên của sự bất ổn định về chính trị xã hội, đơi khi còn bị kẻ
thù lợi dụng để chống đối chế độ, phá hoại công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ
quốc của nhân dân ta. Chính vì vậy, trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc, xóa đói
giảm nghèo đã trở thành một chủ trƣơng lớn, một hệ thống quan điểm xuyên
suốt của Đảng và Chính phủ Việt Nam.
Từ năm 1986, năm bắt đầu cơng cuộc đổi mới cho đến nay, xóa đói

giảm nghèo đã thu đƣợc những kết quả quan trọng. Đời sống của nhân dân
không ngừng đƣợc cải thiện, nâng cao về vật chất và văn hóa tinh thần. Theo
đánh giá của một số tổ chức thống kê thế giới, Việt Nam là một trong những
quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, bình quân GDP tăng từ 6-8% năm
và là một trong những quốc gia có tốc độ giảm nghèo tốt nhất thế giới. Công
tác XĐGN ngày càng đƣợc xã hội hóa hơn. Cùng với thời gian những nhận


2

thức mới về đói nghèo, cách thức, biện pháp và kinh nghiệm XĐGN đã đƣợc
tổng kết. Nhiều hội nghị hội thảo về vấn đề này đƣợc tổ chức. Tuy nhiên, trên
thực tế, công tác XĐGN ở một số địa phƣơng, nhất là các vùng nông thôn, các
huyện miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn cịn nhiều khó khăn, thu nhập bình
qn đầu ngƣời cịn thấp, tỉ lệ ngƣời nghèo, cận nghèo và tái nghèo cịn cao.
Đói nghèo vẫn hiện hữu ở đâu đó trong một bộ phận dân cƣ nƣớc ta, cho dù
họ sống ở đồng bằng, trung du, miền núi, biên giới hay hải đảo, là nông dân,
công nhân, thợ thủ công, ngƣời buôn bán nhỏ hay làm nghề tự do.
Thạch Thất là huyện ở ngoại thành Hà Nội, thuộc khu vực đồng bằng
Bắc bộ, là nơi trung chuyển giữa đồng bằng và trung du, miền núi nên có
thuận lợi nhất định trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội song cũng cịn
nhiều khó khăn, thách thức. Giai đoạn 1993-2014, cơng cuộc xóa đói giảm
nghèo của huyện đã có những thành tích tốt, nhƣng cịn nhiều khó khăn, hạn
chế cần đi sâu nghiên cứu toàn diện, hệ thống để rút kinh nghiệm cho việc
thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về cơng tác XĐGN
trong giai đoạn tiếp theo.
Cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và thế giới đang có những
địi hỏi ngày một cao hơn. Tiêu chí nghèo đã ngày càng thay đổi, việc tổng
kết chặng đƣờng XĐGN trong những năm đổi mới càng trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết nhằm tìm ra những hạn chế, những cản trở để khắc phục, đồng

thời phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc để đƣa Việt Nam lên một bƣớc cao
hơn, vững chắc hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài :“Cơng cuộc xóa
đói giảm nghèo ở huyện Thạch Thất, Hà Nội từ năm 1993 đến năm 2014”
làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là công cuộc XĐGN ở huyện Thạch Thất từ năm
1993 đến năm 2014, bao gồm các yếu tố liên quan đến suốt quá trình thực


3

hiện cơng cuộc XĐGN nhƣ: chủ trƣơng, chính sách XĐGN, quá trình triển
khai, kết quả thực hiện, tác động của quá trình XĐGN lên các lĩnh vực của
huyện Thạch Thất.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung:
Về thời gian, luận án thực hiện nghiên cứu từ năm 1993 đến năm 2014.
Mốc năm 1993 là mốc thời gian Quốc hội Việt Nam có nghị quyết về XĐGN,
Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cũng đƣợc thành lập ở Thạch Thất, từ đó
phong trào XĐGN diễn ra sơi nổi trên tồn quốc trong đó có Thạch Thất. Tuy
nhiên để làm rõ hơn cơng cuộc XĐGN của huyện từ năm 1993 đến năm 2014,
tác giả có đề cập đến thời gian cận kề nhƣ trƣớc năm 1993 và sau năm 2014.
Về không gian, giai đoạn 1993-2007, phạm vi nghiên cứu của luận án là
19 xã và 01 thị trấn Liên Quan (thị trấn Liên Quan và 22 xã: Bình Phú, Bình
Yên, Canh Nậu, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Chàng Sơn, Dị Nậu, Đại Đồng, Đồng
Trúc, Hạ Bằng, Hƣơng Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thƣợng, Phú Kim,
Phùng xá, Tân Xã, Thạch Hoà, Thạch Xá)
Giai đoạn 2008

-2014, phạm vi nghiên cứu của luận án thêm 3 xã Tiến Xuân, Yên
Bình, Yên Trung, gồm 23 đơn vị hành chính (thị trấn Liên Quan và 22 xã).
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1. Mục tiêu của luận án là
Thứ nhất, thơng qua việc tìm hiểu cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện
Thạch Thất (1993-2014) góp phần làm rõ đóng góp của huyện đối với cơng cuộc
đổi mới của Việt Nam (1993-2014)
Thứ hai, góp phần bổ sung thêm một nội dung quan trọng cho nghiên
cứu các vấn đề xã hội thời kỳ đổi mới. Qua đó, làm rõ hơn bức tranh
XĐGN của Việt Nam, một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam
thời kỳ đổi mới.


4

3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, luận án khảo sát, trình bày có hệ thống các chủ trƣơng
chính sách của Đảng, địa phƣơng về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 19932014. Làm rõ q trình huyện Thạch Thất triển khai cơng cuộc xóa đói
giảm nghèo giai đoạn 1993-2014.
Thứ hai, luận án rút ra đặc điểm, tác động của cơng cuộc xóa đói
giảm nghèo đến kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng huyện Thạch Thất giai
đoạn 1993-2014.
Thứ ba, luận án khẳng định những đóng góp của cơng cuộc xóa đói
giảm nghèo đối với huyện Thạch Thất và Việt Nam giai đoạn 1993-2014.
Thứ tư, trên cơ sở những đóng góp của huyện Thạch Thất trong cơng
cuộc xóa đói giảm nghèo, luận án chứng minh rằng, ở bất kỳ hoàn cảnh nào
của lịch sử dân tộc, xóa đói giảm nghèo ln là một nhiệm vụ chính trị
quan trọng, hàng đầu của dân tộc Việt Nam.
4. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
4.1. Phương pháp luận

Luận án dựa trên các cơ sở khoa học sau:
Nắm vững, vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Những quan điểm có ý nghĩa phƣơng pháp luận của Hồ Chí Minh, đặc
biệt là triết lý đói nghèo trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Chủ trƣơng, chính sách và q trình chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ 1993-2014.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thuộc ngành khoa học lịch sử, để thực hiện tác giả sử dụng các
phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic và sự kết hợp giữa 2 phƣơng
pháp đó.


5

- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
- Phƣơng pháp thống kê, so sánh.
- Ngoài ra phƣơng pháp điền dã, đặc biệt là phỏng vấn các nhân
chứng đã thoát nghèo giai đoạn 2008-2014.
4.3. Nguồn tư liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả khai thác và sử dụng các tƣ liệu
chính sau:
Nguồn tƣ liệu lƣu trữ tại các trung tâm lƣu trữ quốc gia, từ trung tâm
lƣu trữ huyện Thạch Thất.
Nguồn tƣ liệu lƣu trữ từ Cục thống kê, Bộ lao động và thƣơng binh xã
hội Việt Nam, Hà Nội, phòng Lao động và thƣơng binh huyện Thạch Thất.
Nguồn tƣ liệu từ Hồ Chí Minh tồn tập
Nguồn tƣ liệu từ Văn kiện Đảng tồn tập.
Nguồn tƣ liệu từ các sách, các cơng trình nghiên cứu khoa học, các

bài viết đăng trên các báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu của
luận án.
Ngồi ra, luận án cịn sử dụng những tƣ liệu thu thập đƣợc qua các
đợt điền dã, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử.
5. Đóng góp của luận án
Luận án đã góp phần làm sáng tỏ, minh chứng cho những chủ trƣơng
đúng đắn, phù hợp của Đảng đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, mặt
khác, luận án cũng góp phần làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng
lối, mục tiêu, giải pháp giảm nghèo của Đảng bộ huyện Thạch Thất trong thời
gian tới.
Luận án đã phục dựng lại một cách chân thực bức tranh về q trình
xóa đói giảm nghèo ở huyện Thạch Thất (1993-2014).
Luận án làm cơ sở để vận dụng, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công
cuộc giảm nghèo của huyện Thạch Thất.


6

Kết quả nghiên cứu của luận án còn là nguồn tƣ liệu tham khảo cho
nghiên cứu XĐGN ở nông thôn Việt Nam, cho các tiết dạy lịch sử địa
phƣơng, giáo dục truyền thống các cấp học ở huyện Thạch Thất.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
án đƣợc trình bày trong 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Chƣơng 2: Khái quát về huyện Thạch Thất và chủ trƣơng, chính sách
của Đảng, địa phƣơng về xóa đói giảm nghèo (1993-2014)
Chƣơng 3: Xóa đói giảm nghèo ở huyện Thạch Thất giai đoạn (1993-2007)
Chƣơng 4: Giảm nghèo ở huyện Thạch Thất, Hà Nội giai đoạn (2008-2014)
Chƣơng 5: Đặc điểm và tác động của cơng cuộc xóa đói giảm nghèo

đến huyện Thạch Thất (1993 đến năm 2014)


7

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài
luận án
Vấn đề xóa đói giảm nghèo ln đƣợc sự quan tâm, chú ý của các nhà
lãnh đạo, quản lý cũng nhƣ các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngồi nƣớc.
Có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về XĐGN ở các mức độ, lĩnh vực
khác nhau đƣợc công bố. Trong đó, nổi bật là những cơng trình khoa học, đề
tài, bài viết liên quan tới vấn đề đói nghèo và XĐGN của Việt Nam. Có thể
chia theo các nhóm cơng trình nhƣ:
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu của các cơ quan và tổ chức quốc tế về
xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Ngày 22/12/1992, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thơng qua Nghị quyết
47/196, chính thức tun bố ngày 17/10 hàng năm là Ngày quốc tế xóa đói
giảm nghèo và kêu gọi tất cả các quốc gia cùng kỷ niệm. Nghị quyết của Liên
Hợp Quốc cũng mời gọi các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ giúp đỡ
các nƣớc tổ chức các hoạt động quốc gia để đánh dấu ngày kỷ niệm. Nghị
quyết yêu cầu Tổng thƣ ký có những biện pháp cần thiết, trong phạm vi
nguồn lực sẵn có, bảo đảm sự thành cơng của các hoạt động do Liên Hợp
Quốc thực hiện nhân dịp Ngày quốc tế xóa đói giảm nghèo.
Kể từ đó, nhiều cơng trình nghiên cứu về XĐGN trên thế giới đƣợc
triển khai và cơng bố. Các cơng trình nghiên cứu tập trung vào các nội dung
nhƣ: nguyên nhân đói nghèo, giải pháp XĐGN, các chính sách giảm nghèo,

cảnh báo các yếu tố tác động đến đói nghèo, phân tích và đƣa ra bức tranh
tồn cảnh về đói nghèo, rung hồi chng báo động về tình trạng đói nghèo
trên thế giới, kêu gọi các tổ chức quốc tế, chính phủ các quốc gia chung tay
trong cuộc chiến chống đói nghèo trên tồn cầu.


8

Những năm 90 của thế kỷ XX, đi đầu trong cuộc chiến chống đói
nghèo là các tổ chức nhƣ: Ngân hàng thế giới (WB),Viện nghiên cứu phát
triển xã hội (UNRID), cơ quan phát triển lƣơng thực (FAO) của Liên Hiệp
quốc, Ủy ban giảm nghèo của Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC),
Viện nghiên cứu của chính phủ Indonesia (IBIRD), Ủy ban kế hoạch của
Trung Quốc và Ấn Độ, Hiệp hội phát triển dân số và cộng đồng Thái Lan
(CDA)…..đã thực hiện nhiều cơng trình về xóa đói giảm nghèo trên thế giới
và Việt Nam.
Năm 1995, Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) có
đề cập trong cuốn “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” một định nghĩa rất rộng về cái
nghèo, đi sâu phân tích tình hình nghèo của các nhóm nghèo ở Việt Nam,
đánh giá những tác động của công cuộc đổi mới đến ngƣời nghèo gắn liền với
các vấn đề về y tế, giáo dục, tín dụng….đƣa ra một số vấn đề có ý nghĩa chiến
lƣợc cần xem xét để nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở Việt Nam.
Công ty Aduki trong tác phẩm “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” xuất bản
năm 1996 [1] (NXB Chính trị Quốc gia) phân tích thực trạng các nhóm nghèo
ở Việt Nam, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng và
nhà nƣớc, trên cơ sở đó nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện giảm nghèo ở Việt Nam.
Bản báo cáo“Việt Nam vượt lên thử thách” của Ngân hàng thế giới
1998 [119] tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế đối với vấn đề xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam. Bản báo cáo xây dựng kiến nghị cho Việt Nam. Chƣơng 1

của bản báo cáo mở đầu bằng việc xem xét tình hình hiện nay của kinh tế Việt
Nam. Chƣơng 2, báo cáo đánh giá những đối sách hiện tại, nhận định về tiến
bộ đạt đƣợc trong một số lĩnh vực và đề xuất hành động nhanh chóng hơn
trong các lĩnh vực khác. Chƣơng 3 và 4, báo cáo thực hiện phân tích chính
sách trong hai lĩnh vực trọng yếu của Việt Nam là nông thôn và hạ tầng cơ sở.
Cuối cùng, báo cáo tìm hiểu triển vọng tƣơng lai, xác định các nhu cầu về tài


9

chính và xây dựng kiến nghị về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của sự trợ giúp
của các nƣớc ngồi.
Cơng trình nghiên cứu “Cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo” năm
2005 của Pierre Jacquet (Tạp chí Lao động và xã hội) đánh giá những lợi ích
của thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với xóa đói, giảm
nghèo, trong đó khẳng định rằng các hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam khi cƣ
trú ở địa bàn có đƣờng nhựa thì có thêm cơ hội để thốt nghèo cũng nhƣ tại
các vùng có hệ thống thủy lợi thì đói nghèo ít trầm trọng hơn. Việc đầu tƣ của
Nhà nƣớc đƣợc đánh giá là có tính phân phối lại cao nhất về mặt xã hội.
Cuốn sách của Liên Hợp Quốc “Compendium of rural development
assistance in Vietnam – Hà Nội: UNDP”. [120] Nxb Chính trị Quốc gia,
gồm 130 trang, xuất bản năm 2000. Tên sách dịch ra tiếng Việt: Trích yếu về
sự trợ giúp phát triển nông thôn ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách đề cập đến
các khái niệm Dự án, dự án phát triển nông thôn ở Việt Nam, phát triển nông
thôn nghèo khổ ở Việt Nam. Định hƣớng của Chính phủ Việt Nam về phát
triển nông thôn và giảm bớt sự nghèo khổ ở Việt Nam. Bộ khung chính sách
phát triển nơng thôn. Bộ khung thiết chế cho sự phát triển nông thơn. Phi tập
trung hóa và phát triển nơng thơn. Khi trình bày về nội dung Nơng nghiệp,
ngƣ nghiệp và lâm nghiệp: cuốn sách làm rõ cơ sở của đời sống nông thôn
Việt Nam. Kinh tế nông thôn. Giáo dục nông thôn. Tổ chức ODA ở khu vực

nông thôn Việt Nam. ODA về nƣớc sạch ở khu vực nơng thơn. Có thể thấy
cuốn sách đã trình bày khá đầy đủ, chi tiết về đặc điểm kinh tế, xã hội nông
thôn Việt Nam. Về các chính sách và giải pháp cho sự phát triển nơng thơn
nghèo khổ nói riêng và nơng thơn Việt Nam nói chung.
Cơng trình “Poverty and inequality in Vietnam: spatial pattenrns and
geographic determinants”(dịch sang tiếng Việt: Nghèo đói và bất bình đẳng ở
Việt Nam: các yếu tố về địa lý và không gian) (Dự án này đƣợc Cơ quan phát
triển quốc tế New Zealand tài trợ; các chuyên gia của ngân hàng thế giới(


10

WB), cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC), Viện nghiên cứu chính sách
lƣơng thực quốc tế IFPRI), Viện nghiên cứu phát triển (IDS), Bộ kế hoạch và
Đầu tƣ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thƣơng binh
và xã hội, Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê hỗ trợ, hoàn thành ngày 2-102003) làm rõ, ở Việt Nam tỉ lệ đói nghèo cao nhất là vùng sâu, vùng xa của
Tây Bắc, Đông Bắc bộ và bắc Tây Nguyên. Thấp nhất là ở thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Hà Nội và vùng Đơng Nam Bộ. Báo cáo cũng chỉ ra bất
bình đẳng trong chi tiêu bình quân đầu ngƣời là tƣơng đối thấp. Bất bình đẳng
thấp nhất ở đồng bằng sơng Hồng, tiếp theo là đồng bằng sơng Cửu Long,
khoảng 2/3 sự bất bình đẳng là chênh lệch trong các huyện với nhau. Các số
liệu trong báo cáo tƣơng đối chính xác và khách quan có thể tham khảo.
Trên trang web UNDP1 Việt Nam, ngày 28-03-2014, tổ chức Oxfam2
đƣa ra nhận định Some of the poverty reduction policies are not relevant
(Tạm dịch: Nhiều chính sách giảm nghèo đã khơng cịn phù hợp) Oxfam cho
rằng, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong công cuộc XĐGN
khi tỉ lệ giảm nghèo giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6 cuối năm 2013.
Tuy nhiên, nhiều chính sách giảm nghèo khơng cịn phù hợp, xuất hiện những
bất cập cần phải thay đổi để đảm bảo ngƣời nghèo thoát nghèo bền vững.
Oxfamcũng đƣa ra số liệu minh chứng nhƣ: tính đến hết tháng 3-2014, tổng

số văn bản liên quan đến chính sách giảm nghèo là 501, trong đó có 188 văn
bản liên quan trực tiếp đến ngƣời nghèo còn hiệu lực và 313 văn bản liên
quan gián tiếp. Nhiều chính sách trùng lặp gây khó khăn cho các địa phƣơng

1

(Tiếng Anh: United Nations Development Programme, viết tắt UNDP). Trọng tâm của UNDP tại Việt Nam là giúp
Việt Nam xây dựng và chia sẻ giải pháp cho các thách thức nhƣ: Quản lý theo nguyên tắc dân chủ. Xố đói giảm nghèo.
Ngăn chặn khủng hoảng và phục hồi sau khủng hoảng. Năng lƣợng và môi trƣờng. Công nghệ thơng tin và viễn thơng.
Phịng chống HIV/AIDSKhuyến khích bảo vệ quyền con ngƣời và vị thế ngƣời phụ nữ trong xã hội.
2
Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 20 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại trên 90 quốc gia trên thế giới. Tổ chức
này là một phần của phong trào toàn cầu nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh
cho bình đẳng.Tại Việt Nam, Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong các lĩnh
vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro thiên tai, phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số,
nâng cao vị thế phụ nữ.


11

trong việc triển khai, thực hiện. Một số chính sách nặng tính bao cấp, hỗ trợ
cho khơng tạo tâm lý khơng muốn thốt nghèo của ngƣời dân. Từ đó tổ chức
này cũng khuyến nghị Chính phủ cần đƣợc tƣ vấn cải cách chính sách dựa
trên bằng chứng chính xác, trong đó, những kết quả của nghiên cứu này cũng
là tài liệu cần thiết cho cho các cơ quan quản lý hoạch định chính sách giảm
nghèo trong thời gian tới tham khảo và sử dụng.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về vấn đề xóa
đói giảm nghèo
*Các cơng trình viết về xóa đói giảm nghèo
“Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nơng thơn nước ta hiện nay” (1997) tác

giả Nguyễn Thị Hằng [70] đã nêu lên tính tất yếu khách quan của việc
XĐGN, đánh giá khá đầy đủ về thực trạng nghèo đói ở Việt Nam ở nông
thôn, nhất là khi chuyển sang kinh tế thị trƣờng, đồng thời đƣa ra một số biện
pháp XĐGN ở nông thôn Việt Nam đến năm 2000.
Lê Xuân Bá (cùng tập thể tác giả) “Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở
Việt Nam”, [3] Nxb Nông nghiệp, 2001, đã phản ánh tổng quan về nghèo đói
trên thế giới, đƣa ra các phƣơng pháp đánh giá về nghèo đói hiện nay, nghèo
đói ở Việt Nam và nghiên cứu thực tiễn về nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình, qua
đó đƣa ra một số quan điểm, giải pháp chung về XĐGN ở Việt Nam.
Cuốn sách của tác giả Nguyễn Thị Hằng “Vấn đề giảm nghèo trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [71] Nxb Thống kê, 2001, đề cập đến
các quan niệm về nghèo và giảm nghèo cũng nhƣ các chuẩn mực đánh giá
nghèo ở Việt Nam hiện nay; phân tích và đánh giá thực trạng, nguyên nhân
của sự nghèo đói, điểm qua một số kết quả đạt đƣợc trong xóa đói giảm nghèo
ở Việt Nam, đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu giảm nghèo ở Việt
Nam, đó là việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, phát triển các loại hình dịch vụ
hồn thiện hệ thống phúc lợi…
Báo cáo cập nhật nghèo 2006: Nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam giai


12

đoạn 1993-2004 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã sử dụng những số
liệu của kết quả nghiên cứu đƣợc cập nhật đáng tin cậy qua các cuộc điều tra
xã hội học: Nghiên cứu khảo sát mức sống dân cƣ năm 1993, 1998 và khảo
sát mức sống hộ gia đình các năm 2002, 2004 ở các vùng, miền trên lãnh thổ
Việt Nam. Qua phân tích các số liệu về tiêu dùng dân cƣ, tỉ lệ đi học đúng
tuổi ở các cấp, đƣa ra bức tranh về toàn cảnh về động thái nghèo và giảm
nghèo, các nguyên nhân nghèo đói để trên cơ sở đề xuất các định hƣớng giải
pháp nhằm giảm nghèo đói và phát triển bền vững ở Việt Nam.

Tác giả Trần Văn Chử [46] trong “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở
Việt Nam 60 năm nhìn lại” năm 2007 (Tạp chí Lao động và xã hội) nêu lên
quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo, đánh
giá kết quả thực hiện, từ đó rút ra bài học sau hơn 60 năm thực hiện xóa đói,
giảm nghèo ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thu Hà [67] trong “Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam,
một vài kinh nghiệm” của Tạp chí Kinh tế Châu Á-TBD số 59/2008 khuyến
nghị các giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, phối
hợp chính sách xóa đói giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội. Nhân rộng
mơ hình giảm nghèo có hiệu quả nhƣ mơ hình tiết kiệm tín dụng của Hội phụ
nữ, mơ hình hƣớng dẫn cách làm ăn cho đồng bào dân tộc ít ngƣời, mơ hình
khám chữa bệnh và làm nhà tình thƣơng cho ngƣời nghèo ở thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội…Giải pháp về quản lý, tổ chức, tăng cƣờng công tác kiểm tra
đối với thực hiện các chính sách giảm nghèo trong thực tiễn.
Cuốn sách “Xóa đói giảm nghèo ở Malaixia và Thái Lan bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2010) của tác giả Võ
Thị Thu Nguyệt [127] đã nêu lên các chiến lƣợc XĐGN của Malaixia và Thái
Lan. Từ đó, tác giả đƣa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về
XĐGN cho khu vực nông thôn cũng nhƣ khắc phục tình trạng bất bình đẳng
về lãnh thổ.


13

Năm 2010, Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc thực hiện: “Đánh
giá nghèo đô thị” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. [172] Báo cáo đƣợc
trình bày với hai phần chính, đặc biệt báo cáo có một phân tích tình trạng
nghèo với cách tiếp cận mới là tiếp cận nghèo đa chiều. Đồng thời báo cáo
dành riêng một mục để phân tích về tình trạng sống của dân cƣ hai thành phố
theo nhóm dân di cƣ và dân thƣờng trú. Cuối cùng báo cáo cũng đƣa ra một

số gợi ý chính sách cho cơng tác giảm nghèo đơ thị của hai thành phố.
“Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức”, Nxb Thế giới,
2011, do Viện khoa học xã hội Việt Nam [241] biên soạn trình bày những xu
hƣớng trong công cuộc XĐGN ở Việt Nam với nhận định về thành tựu ấn
tƣợng song tiến độ không đồng đều, đƣa ra quan niệm về động thái nghèo, các
hàm ý chính sách về giảm nghèo. Trong chƣơng II, các tác giả trình bày về
tình hình giảm nghèo trong bối cảnh kinh tế mới trong giai đoạn sau khi Việt
Nam gia nhập tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), đồng thời chỉ ra những
thách thức cần giải quyết ở phía trƣớc.
Bài báo “Bước ngoặt mới trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo ” của
Nguyễn Thị Kim Ngân [124] (Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 6-4-2011) nêu
lên những kết quả XĐGN ở Việt Nam nhƣ tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc giảm nhanh
từ 22% (2005) xuống còn 11,3% (2009) và cịn 9,45% (2010), bình qn mỗi
năm giảm từ 2% đến 3%. Vì vậy thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam đƣợc
cộng đồng quốc tế ghi nhận : là một trong những câu chuyện thành công nhất
trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó tác giả cũng nhấn mạnh kết quả giảm
nghèo chƣa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo cịn cao….từ đó tác giả đề ra định
hƣớng giảm nghèo nhanh và bền vững là: Thứ nhất, chính phủ cần rà sốt,
đánh giá, hệ thống lại các chính sách giảm nghèo. Thứ hai, tiếp tục thực hiện
chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015.
Thứ ba, thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền hỗ trợ trọn gói có mục tiêu cho
địa phƣơng đi đơi với năng cao năng lực và tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời
dân. Thứ tư, phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân 2% năm theo chuẩn mới,


14

riêng 62 huyện nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm bình qn 4%/năm.
Sách “Phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”của Bùi Thị Hồn [79] (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội

2013) trình bày khái niệm phân hóa giàu nghèo, những tác động của nó đến
đối với sự phát triển xã hội. Tác giả cũng tập trung phân tích thực trạng,
nguyên nhân, xu hƣớng vận động và những vấn đề đặt ra đối với sự phân hóa
giàu nghèo trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam. Tác giả cũng nêu ra và
tập trung vào hai giải pháp chính là giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giàu
- nghèo và giải pháp hạn chế sự làm giàu không chính đáng. Có thể nói, cuốn
sách đã làm rõ đƣợc một số vấn đề về thực trạng, nguyên nhân, xu hƣớng vận
động của sự phân hóa giàu - nghèo và những giải pháp nhằm thu hẹp khoảng
cách giàu - nghèo trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam.
Bài báo “Phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc
thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả
Nguyễn Lâm Thành [159] (Tạp chí Cộng sản số 848, tháng 6 năm 2013) nhận
định XĐGN ở vùng đồng bào DTTS đạt đƣợc một số kết quả nhất định là do sự
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc. Song đây mới chỉ là kết quả
bƣớc đầu, còn nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết nhƣ vấn đề quan hệ dân tộc,
trong đó có quan hệ văn hóa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, vấn đề bảo
đảm quyền làm chủ gắn với việc xây dựng ý thức nỗ lực vƣơn lên của ngƣời
nghèo… xử lý tác động của xu thế tồn cầu hóa về kinh tế đối với vùng dân tộc.
Bài báo “Bị đe mất chức nếu cả làng …giàu lên” của tác giả Nguyễn
Thu Hằng [69] đăng trên báo Thanh niên số 114(6697) 24/04/2014. Tác giả
tập hợp những câu chuyện thực tế về một số xã, thơn, cá nhân khơng muốn
thốt nghèo để đƣợc hƣởng chính sách của nhà nƣớc. Những bất cập trong
việc thực thi chính sách giảm nghèo ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống. Chỉ ra những hạn chế cần phải khắc phục trong việc thực hiện các
chƣơng trình giảm nghèo.


15

Bài báo “Cần một cách nhìn mới xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân

tộc” của tác giả Dũng Hiếu [74] đăng trên báo Kinh tế Việt Nam số 115,
14/05/2014 nhận định để phát huy hiệu quả các chính sách ƣu tiên của nhà
nƣớc đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo cho các đồng bào dân tộc rất cần
một cách tƣ duy mới. Tùy từng địa phƣơng cụ thể để có chính sách phù hợp,
khơng chồng chéo với nhau, có nhƣ thế mới đạt hiệu quả cao.
*Các cơng trình nghiên cứu về chủ trương, chính sách XĐGN của
Đảng và Nhà nước Việt Nam
“Chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo - một nhân tố mới trong
quản lý của Nhà nước ta” của Phạm Di, năm 2005 [53] (Tạp chí Lý luận
chính trị) phân tích những điểm mới của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa
đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong đó cho rằng tầm quản lý và điều chỉnh
chƣơng trình ở cấp độ vĩ mơ cho phép thực hiện những đầu tƣ lớn đa dạng
hơn về các nguồn lực. Chƣơng trình có những điểm nhấn ƣu tiên, quan điểm
tiếp cận chính xác và đƣợc chia sẻ rộng rãi hơn, đặc biệt là quan điểm về sự
tham gia của ngƣời dân và cộng đồng.
Bài viết của Nguyễn Đình Tấn “Nhận thức của Đảng ta về vấn đề xóa
đói, giảm nghèo”, năm 2005 [153] (Tạp chí Lịch sử Đảng) làm rõ q trình
nhận thức của Đảng về xóa đói giảm nghèo trong những năm đổi mới, trong
đó khẳng định nhận thức của Đảng về vấn đề xóa đói giảm nghèo ngày càng
trở nên hoàn thiện, sâu sắc và sát với thực tiễn khách quan.
Bài báo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo theo
hướng bền vững” (Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, năm 2007) cuả Nguyễn
Hữu Dũng [51]viết, xóa đói giảm nghèo theo hƣớng bền vững là phát triển
vốn nhân lực của chính ngƣời nghèo, tạo mơi trƣờng và điều kiện cho ngƣời
nghèo có cơ hội thốt nghèo, vƣơn lên ấm no. Hơn nữa chính sách xóa đói
giảm nghèo theo hƣớng bền vững còn phải gắn với phát triển và chăm lo xây
dựng một xã hội mà mọi ngƣời có cuộc sống ấm no hạnh phúc và xã hội phải
coi đầu tƣ cho xóa đói giảm nghèo cũng là đầu tƣ cho phát triển.



16

Tác giả Hồ Tố Lƣơng [99] với cơng trình “Đảng lãnh đạo xóa đói,
giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới”, năm 2009 (Nxb Chính trị Quốc gia) nêu
chủ trƣơng, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng trong thời kỳ đổi mới và
chỉ ra một số hạn chế trong tổ chức thực hiện ở Trung ƣơng và địa phƣơng. Ở
Trung ƣơng, nguồn kinh phí chƣa đáp úng đầu đủ, một số chính sách hỗ trợ
chƣa thực sự phù hợp, giải pháp hỗ trợ trực tiếp ngƣời nghèo vẫn là chính, hệ
thống theo dõi, giám sát chƣa đƣợc tổ chức một cách hệ thống và đồng bộ….
Ở địa phƣơng, nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo chậm
và chƣa rõ, việc tổ chức thực hiện không đồng đều ở một số địa phƣơng, một
số ngƣời dân có tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên và nhà nƣớc….
Bài báo “Kết quả thực hiện chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo
ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Mai Chi [40] (Tạp chí Lịch sử Đảng số 42010) tổng kết một số chủ trƣơng của Đảng và chƣơng trình của Chính phủ về
XĐGN từ năm 1996-2008; nêu một số kết quả đạt đƣợc của chƣơng trình.
Tác giả Nguyễn Thị Hoa [77] trong cuốn “Chính sách giảm nghèo ở
Việt Nam đến năm 2015”, Nxb Thông tin và Truyền thơng, 2010, đã giới
thiệu hệ thống những Chính sách hiện hành đang áp dụng ở Việt Nam, trong
đó tập trung bốn Chính sách chủ yếu: Chính sách tín dụng ƣu đãi cho hộ
nghèo, chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ giáo dục và y tế cho
ngƣời nghèo, tác động của các chính sách đến thực trạng nghèo đói của Việt
Nam, đồng thời đề xuất quan điểm và nội dung hồn thiện các chính sách này
theo những yêu cầu mới.
Bài báo “Về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2020” của Trần Ngọc Hiên [72] (Tạp chí Cộng sản điện tử ngày
11-07-2011) nêu lên những nhân tố tác động đến chính sách xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020. Tác giả chỉ ra tác động các
nhân tố nhƣ: tăng trƣởng kinh tế phiến diện, môi trƣờng bị tàn phá, hạn chế
của nhà nƣớc và các cấp cơ sở trong quản lý, tổ chức xóa đói giảm nghèo. Tác



17

giả đƣa ra định hƣớng chính sách XĐGN cho Đảng và Nhà nƣớc giai đoạn
2011-2020 là: đổi mới mơ hình tăng trƣởng kinh tế; đổi mới thể chế và quản
lý của Nhà nƣớc theo u cầu đổi mới mơ hình kinh tế. Tác giả cũng đề xuất
cần đổi mới tƣ duy và phƣơng pháp trong việc hoạch định thực hiện chính
sách XĐGN để đạt hiệu quả cao nhất.
Cuốn sách “Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và giải
pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2012, của tác giả Lê Quốc Lý [101] đánh giá
một cách tổng quan về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam từ năm 2001 đến
năm 2010, tác động của một số chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo nhƣ chích
sách tín dụng, chính sách hỗ trợ sản xuất và khuyến khích phát triển kinh tế
hàng hóa, chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội. Cuốn
sách cũng nêu khái quát một số Chƣơng trình xóa đói giảm nghèo và Chƣơng
trình 30a. Từ đó, tác giả đánh giá tổng quát việc thực hiện Chính sách xóa đói
giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Đồng thời tác giả nêu ra
những định hƣớng, mục tiêu cùng những cơ chế, giải pháp nhằm thực hiện có
hiệu quả Chính sách XĐGN ở Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Bài báo “Quá trình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam 1996-2010” của Nguyễn Mai Phƣơng [144] (Tạp chí Lịch sử Đảng số
tháng 6 năm 2012) khái quát những quan điểm của Đảng về xóa đói giảm
nghèo từ Đại hội VIII đến Đại hội XI (2011) đồng thời chỉ ra những thành
tựu và khó khăn trong q trình lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo, trên cơ sở đó tác giả đề ra năm giải pháp để đẩy mạnh chiến lƣợc xóa
đói giảm nghèo đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài báo “Chồng chéo chính sách và đối tượng hưởng thụ” của tác giả Lý
Hà [65] báo Kinh tế Việt Nam số 75 + 76 ngày 28, 29/03/2014. Mặc dù Chính
phủ Việt Nam đã ƣu tiên nhiều nguồn lực cho giảm nghèo và thực tế cơng cuộc
giảm nghèo đã đạt đƣợc nhiều thành tích to lớn, nhƣng kết quả chƣa thật sự bền

vững và một trong số nguyên nhân làm giảm hiệu quả công việc này chính là sự


×