Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ôn tập môn ngữ văn chiếc thuyền ngoài xa ¤n thi tèt nghiöp thpt gi¸o viªn trçn nam chung vợ nhặt phân tích tính cách nhân vật tràng a yêu cầu về kĩ năng biết cách làm bài văn nghị luận phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.4 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Vợ nhặt</b></i>


<i><b>(?) Phân tích tính cách nhân vật Tràng.</b></i>


<b>a. Yêu cầu về kĩ năng </b>


Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích, bài viết có bố cục mạch lạc, rõ ràng, hành văn
trôi chảy, diễn đạt tốt. Văn viết có cảm xúc. Khơng mắc các lỗi về chính tả, lỗi dùng từ,
đặt câu, lỗi diễn đạt.


<b>b. Yêu cầu về kiến thức:</b>


Học sinh có thể có những cảm nhận, phân tích riêng về nhân vật, song vẫn phải đảm bảo
đầy đủ các ý cơ bản sau:


1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật


- Kim Lân là nhà văn của những người lao động nghèo. Những năm tháng lao động vất vả
để kiếm sống, sự gần gũi, gắn bó và am hiểu tâm lí của những người lao động và tấm lịng
nhân hậu đã giúp Kim Lân sáng tác thành công nhiều tác phẩm về cuộc sống, số phận của
con người lao động.


<i>- Vợ nhặt (trích trong tập Con chó xấu xí - 1962) là một trong những tập truyện ngắn đặc </i>
sắc của văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng. Thành công của truyện ngắn này là Kim
Lân đã khắc họa được hình tượng người lao động nghèo, nhân hậu. Dù trong hoàn cảnh
khốn cùng nhưng họ không hề từ bỏ niềm ham sống, ước mơ hạnh phúc, sẵn sàng cưu
mang những người cùng cảnh ngộ và ln hy vọng có sự đổi đời. Nhân vật Tràng là điển
hình cho những người lao động nghèo tốt bụng, cởi mở, luôn khao khát hạnh phúc và ln
có niềm hy vọng ở tương lai.


2. Phân tích tính cách nhân vật Tràng.



<i>- Tràng là người lao động nghèo tốt bụng, cởi mở:</i>


+ Hình ảnh tràng xuất hiện trong xóm ngụ cư lúc chiều tối với dáng vẻ mệt mỏi, sau của
một ngày lao động vất vả, cực nhọc.


+ Bên trong vẻ thô kệch của ngoại hình lại là sự hiền lành, cởi mở (được trẻ con và những
người dân trong xóm ngụ cư rất quý mến).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>- Tràng là người luôn khao khát hạnh phúc, có ý thức xây dựng hạnh phúc.</i>


+ Trong câu nói nửa đùa nửa thật"Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khn hàng lên xe
rồi cùng về" đã ẩn chứa niềm khát khao một gia đình nên khi người đàn bà theo về, Tràng
đã chấp nhận dễ dàng dù không khỏi băn khoăn.


+ Tuy cử chỉ, ngơn ngữ của Tràng cịn có đơi chút vụng về nhưng tình cảm của Tràng rất
chân thực. Anh cảm thấy gắn bó với người đàn bà đi bên cạnh, quên cả cảnh ê chề, tăm tối
hàng ngày, phởn phơ sung sướng, ân cần với người vợ mới.


+ Chắt chiu mua hai hào dầu với ý nghĩ "Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí
chứ". Tràng khơng chỉ thắp sáng cho căn nhà mà thực sự còn thắp lên niềm hạnh phúc mới
mẻ, niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.


<i>- Những biến đổi của Tràng khi đón nhận hạnh phúc và hy vọng đổi đời.</i>


+ Cảm giác lâng lâng, khoan khoái: "Trong người êm ái lơ lửng như người vừa ở trong
giấc mơ đi ra". Thấy nhà cửa được thu dọn gọn gàng, những búi cỏ dại được dọn sạch, cái
ang đựng đầy nước, bóng dáng tảo tần của mẹ và vợ ở ngoài vườn, Tràng bỗng thấy u
thương và gắn bó với căn nhà mình. Căn nhà tạm bợ của người dân ngụ cư đã trở thành tổ
ấm hạnh phúc.



+ Niềm hạnh phúc của Tràng được sống trong cảnh gia đình hịa thuận êm ấm: "Hắn đã có
một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy...Bây giờ hắn mới thấy hắn nên


người".


+ Trong bữa cơm gia đình đầu tiên, miệng Tràng chát xít bởi miếng cháo cám - thực tại
nghiệt ngã, nhưng trong đầu Tràng lại hiện lên hình ảnh của đồn người đói đi trên con đê
Sộp, phía trước có lá cờ đỏ sao vàng phấp phới. Đó là những người nơng dân đứng lên
giành quyền sống dưới sự lãnh đạo của Đảng và nếu gặp lại, Tràng sẽ nhập vào đồn
người đó. Hình ảnh đồn người đi phá kho thóc Nhật là dự cảm về sự đổi đời của người
lao động đã đến giữa những ngày đói khát. Kim Lân đã khơi dậy niềm hy vọng về một
tương lai tươi sáng ở những người lao động trong cảnh khốn cùng.


3. Kết luận


- Qua nhân vật Tràng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện sự sắc sảo, tinh tế khi khám phá thế
giới nội tâm nhân vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

một cuộc sống xứng đáng, ước mơ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn trong tương lai
dù hoàn cảnh hiện tại đang tối tăm, đói khổ.


__________________________________
<b>(?) Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.</b>
<b>Gợi ý làm bài:</b>


Tràng là nhân vật chính trong Vợ nhặt. Câu chuyện ở đây là câu chuyện của chính anh.
Đề u cầu phân tích nhân vật, có nghĩa là phân tích tồn diện một con người tron văn
học, từ lai lịch, diện mạo cho đến ngôn ngữ, hành động, tâm trạng... Tuy nhiện, anh Tràng
là một người lao động rất bình thường, thân phận thấp kém nên khác với bà cụ Tứ, anh ít
có những suy nghĩ bên trong. Khi phân tích, tập trung vào mấy điểm:



1.Lai lịch, ngoại hình:


- Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bị th, ni mẹ già. Dân
cư ngụ là nhưng người vốn từ nơi khác đến. Vì thế, dân cư ngụ khơng có ruộng đất, những
thứ vơ cùng quan trọng đối với người nôn dân thời xưa. Đã vậy, họ còn bị phân biệt đối
xử, thường phải ở nơi bìa làng, hoặc ở chỗ hẻo lánh. Nhà cửa của anh ta, cái được gọi là
“nhà” thì ln vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Hơn
nữa, vì là dân ngụ cư, Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay
chọc ghẹo khi anh ta đi làm về.


- Tràng có ngoại hình xấu xí, thơ kệch. Mỗi buổi chiều về, hắn bước ngật ngưỡng trên
con đuờng khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào bên trong bến.
Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai
hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh
những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn... Cịn đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn, cái lưng to
rộng như lưng gấu, ngay cả cái cuời cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệnh.
2.Tính cách:


<i>- Tràng là người vô tư, nông cạn.</i>


+ Tràng là người hầu như khơng biết tính tốn, khơng ý thức hết hồn cảnh của mình. Anh
ta thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy. Mỗi lần Tràng đi làm về, trẻ con
trong xóm cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn dốc chợ đi xuống là ùa ra vây lấy
hắn, reo cười váng lên. Rồi chúng, đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa
kéo, đứa lôi chân không cho đi. Khi ấy, Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch. Anh với
lũ trẻ con như anh em, bè bạn và cái xóm ngụ cư ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một
chút.


+ Ngay cả chuyện quan trong như lấy vợ, Tràng cũng chỉ quyết định trong chốc lát. Đó là


lần gị lưng kéo cái xe thóc vào dốc tỉnh, Tràng hị một câu chơi cho đỡ nhọc. Chủ tâm của
anh ta là vui đùa. Thế rồi, một người đàn bà đang đói bám lấy để được ăn bánh, Tràng
cũng vui vẻ chấp nhận. Lần thứ hai, cô ta tới ăn vạ, Tràng chấp nhậ đưa về nhà để thành…
vợ chồng! Thật, xưa nay chưa có ai quyết định việc lấy vợ nhanh chóng như Tràng!


<i>- Tràng là người đàn ơng nhân hậu phóng khống.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc: Hơm ấy hắn đưa thị
vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh
một bữa no nê… Anh còn mua 2 hào dầu thắp để vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng
sủa một tí.


+ Lấy nhau chẳng phải vì tình, lại “nhặt vợ” một cách dễ dàng, nhưng khơng vì thế mà
Tràng coi thường người vợ của mình. Anh muốn làm cho người ấy được vui (khoe mua
dầu về thắp sáng), có lúc muốn thân mật nhưng khơng dám suồng sã. Tràng trân trọng,
nâng niu hạnh phúc mà mình có được: Trong lúc Tràng như qn hết những cảnh sống ê
chề, tăm tối hằng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày
trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ cịn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên.
Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ơng nghị khổ ấy, nó ôm ấp mơn
man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt ve nhẹ trên sống lưng.


<i>- Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm.</i>


+ Anh ngoan ngỗn với mẹ, tránh gợi niềm tủi hờn ở người khác. Đặc biệt, đối với Tràng,
có vợ là bước sang một quãng đời khác: Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng
mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong mơ đi ra.


+ Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người
quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời. Khi tiếng trống thúc
thuế ngồi đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ ngợi, đây là điều hiếm


có đối với Tràng xưa nay. Trong ý nghĩ cua anh lại vụt hiện ra cảnh những người nghèo
đói ầm ầm keo nhau đi trên đê Sốp để cướp kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ to
lắm. Tràng nhớ tới cảnh ấy và lòng ân hận, tiếc rẻ và trong óc vẫn thấy đám người đói và
lá cờ bay phấp phới... Tràng đã mở đầu cho câu chuyện Vợ nhặt bằng những bước ngật
ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào
buổi chiều chạng vạng mặt người và cũng chính anh đã kết thúc câu chuyện ấy vào buổi
sớm mai với một hình ảnh mới lạ về đồn người nghèo đói vùng lên dưới bóng lá cờ đỏ
bay phất phới.


3.Số phận:


- Cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng
Tám. Khi chưa có nạn đói thì nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ (con trai lão Hạc trong tác
phẩm cùng tên Nam Cao cũng vì nghèo khơng lấy vợ, phẫn chí mà bỏ đi làm mộ phu),
trong nạn đói lại lấy vợ, niềm hạnh phúc đan xen với bất hạnh.


- Cuộc đời của những người như Tràng nếu khơng có một sự thay đổi mang tính đột biến
của cả xã hội sẽ sống mãi trong sự tăm tối, đói khát. Ở Tràng, tuy chưa có được sự thay
đổi đó, nhưng cuộc sống đã bắt đầu hé mở cho anh một hướng đi. Đó là con đường đến
với cách mạng một cách tự nhiên và tất yếu mà những người như Tràng sẽ đi và trong thực
tế lịch sử, người nông dân Việt Nam đã đi.


4.Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn


- Kim Lân đã khắc hoạ nhân vật Tràng với đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động, đặc
biệt là diễn biến tâm trạng của Tràng bằng ngòi bút sắc sảo. Anh chàng phu xe cục mịch
nhưng có một đời sống tâm lý sống động, khi hãnh diện cái mặt vênh vênh tự đắc với
mình bởi vừa mới nhặt được vợ, lúc lật đật chạy theo người đàn bà, như người xấu hổ
chạy trốn, hay lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia, cũng có khi lòng quên hết những
cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, chie cịn tình nghĩa. Anh thơ kệch nhưng không sỗ


sàng, trái lại biết ngượng ngiụ, biết sợ, nhất là biết lo nghĩ cho cuộc sống về sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm
hồn cua họ. Kim Lân đã tiếp nối những trang viết giàu chất nhân bản về người lao động
bình thường của những nhà văn trước đó như Ngơ Tất Tố, Thạch Lam, Nam Cao


_________________________________________
<i><b>(?) Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt</b></i>


<b>a. Yêu cầu về kĩ năng :</b>


Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích, bài văn được kết cấu chặt chẽ, lập luận lơgic, bố
cục rõ ràng, dẫn chứng chính xác, phù hợp. Diễn đạt tốt, hành văn trôi chảy. Khơng được
mắc các lỗi về chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.


<b>b. Yêu cầu về kiến thức :</b>


Học sinh có thể có những cách phân tích, cảm nhận riêng về nhân vật, song bài viết cần
phải nêu được những ý cơ bản sau:


*Giới thiệu tác giả, tác phẩm


- Kim Lân là cây bút truyện ngắn vững vàng, đã viết về con người và cuộc sống ở nông
thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.


<i>- Vợ nhặt là truyện ngắn độc đáo, in trong tập Con chó xấu xí. Qua tác phẩm, nhà văn đã </i>
phản ánh cuộc sống nghèo khổ, cơ cực và khát vọng của những người nơng dân trong nạn
đói năm 1945. Trong đó nhân vật bà cụ Tứ đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
* Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ



- Tâm trạng bà cụ Tứ đầy biến động, khi thấy Tràng – con trai mình, vốn là một thanh niên
nghèo khổ, xấu xí, lại dẫn vợ về vào năm đói.


+ Lúc đầu bà “ngỡ ngàng ngạc nhiên” khơng tin vào tai vào mắt mình…


+ Khi hiểu ra cơ sự, bà cụ buồn tủi, “vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp con mình”. Đó
là tâm trạng của bà mẹ nghèo khổ trước việc con trai có vợ giữa lúc cái đói đang hồnh
hành.


+ Bà cụ đón nhận con dâu bằng tấm lòng nhân hậu “U cũng mừng lịng…U cũng thương
q”. Bà cịn thơng cảm với hoàn cảnh của người con dâu và đối xử với chị một cách thân
tình. Tình cảm của bà cụ cịn thể hiện qua bữa ăn ngày đói, dù chỉ có “cháo lỗng” và nồi
“chè” nấu bằng cám…


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

lai…
* Kết luận


Bằng những chi tiết chân thật, đầy gợi cảm, ngôn ngữ gần với đời sống, nhà văn đã diễn tả
thật tinh tế, phong phú diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp
của người lao động. Họ giàu lòng nhân ái và ln có niềm tin vào cuộc sống.


_________________________________


A. u cầu chung: Phân tích diễn biến tâm trạng bà Cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ
Nhặt” của Kim Lân để cảm nhận tấm lòng người mẹ quê nghèo trước hạnh phúc bất
ngờ của con trai bà.


- Nắm chắc kỹ năng phân tích nhân vật, bố cục chặt chẽ, hành văn diễn đạt trong sáng.
B. Các ý chính:



<i>1) Giới thiệu tác giả tác phẩm hình tượng người mẹ với tấm lòng thương con thật cảm </i>
<i>động.</i>


* Nhà văn Kim Lân (sinh năm 1920), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, người làng Phù
Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Kim Lân viết không nhiều, nhưng
được coi là thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện
đại.


<i>* Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân muốn bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu </i>
sắc của mình. Ấy là khi nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong
sự túng đói quay quắt, trong bất kì hòan cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên
cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai.
Đặc biệt, với ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tác giả đã cho người đọc cảm
nhận tấm lòng của người mẹ quê nghèo- bà Cụ Tứ - trước hạnh phúc bất ngờ của con
trai bà, thật hấp dẫn, xúc động.


<i>2) Diễn biến tâm trạng và tấm lòng bà Cụ Tứ:</i>


* Bà cụ Tứ vốn là một nông dân từng trải, trung hậu. Cụ hiểu rõ hồn cảnh của gia
đình mình; con trai mình trong những ngày tháng bị cái đói hành hạ ghê gớm.


<i>a. Ngạc nhiên: Khi trơng thấy người đàn bà ở trong nhà với con mình, bà cụ Tứ vơ cùng</i>
<i>ngạc nhiên “Qi, sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà </i>


<i>nhỉ? (…) Sao lại chào mình bằng u (…) Ai thế nhỉ? (…) Ơ hay, </i>
<i>thế là thế nào nhỉ?”. Đến lúc biết được người đàn bà kia chính là vợ của </i>
con trai mình, tâm trạng của bà cụ diễn biến khá phức tạp, phong phú.


- Trước hết, nghĩ đến cảnh túng thiếu, đói khát của gia đình mình cụ Tứ thấy tủi



thân, tủi phận. Cụ ý thức rất rõ lấy vợ cho con trai lẽ ra phải thế này, thế nọ; nhưng cái
khó bó cái khơn nên chỉ cịn cách nghĩ ngợi tủi thân, tủi phận. Rồi cụ thương con đẻ,
<i>thương đến cả con dâu. Cụ biết duyên cớ vì đâu người ta phải theo con mình (“Bà </i>
<i>lão</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>lấy nhau lúc này, u thương quá”.</i>


<i>b. Vừa mừng vừa lo: Việc Tràng “nhặt” được vợ vừa là nỗi buồn rầu lo lắng, vừa là </i>
niềm vui mừng của bà lão tội nghiệp này. Mừng vì người con thơ lậu, q kệch đã có
vợ. Lo vì đúng lúc đói khát, chết chóc này, liệu lấy gì mà ni nhau. Tuy vậy, dẫu sao
<i>niềm vui vẫn nhiều hơn. Bà lão “tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, cái </i>
<i>mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăn </i>
<i>xắn thu dọn quét tước nhà cửa”. Đến bữa ăn, bà cụ Tứ nói tồn chuyện </i>
<i>vui, chuyện sung sướng về sau này. Nhưng “nghĩ ngợi mãi”, “bà cụ nghẹn </i>
<i>lời khơng nói được nữa, nước mắt chảy xuống rịng rịng”. </i>
Bởi bà cụ nghĩ đến ơng lão, nghĩ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời khổ cực của
mình, nghĩ đến tương lai của con trai và con dâu… và chẳng thể thốt ra khỏi khơng khí
chết chóc đang bủa vây xung quanh.


<i>c. Niềm vui, hi vọng: Cụ cố giấu cái lo, động viên các con “nhà ta thì cịn </i>
<i>nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm </i>
<i>ăn. Rồi ra may mà ông trời cho khá… Biết thế nào hở con, </i>
<i>ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì con cái chúng mày về </i>
<i>sau”.</i>


* Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, chúng ta có thể nhận thấy biệt tài phát hiện
và miêu tả tâm lí một cách chân thật và sắc sảo của Kim Lân. Điều này có tác dụng to
lớn, khắc hoạ rõ nét chủ đề của tác phẩm: cho dù phải sống trong một tình thế hết sức
bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng tới tương lai,
vẫn khao khát một mái ấm gia đình. Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình của người mẹ Việt


Nam nghèo khổ ln nghĩ đến hạnh phúc và bất hạnh của những đứa con mà qn đi
chính bản thân mình.


_______________________________________


<i><b>(?) Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân</b></i>
Phân tích đề:


- Bà cụ Tứ là nhân vật khá đặc biệt trong tác phẩm Vợ nhặt. Thành công của Kim Lân là
xây dựng một nhân vật sống với tâm trạng là chính. Cần lưu ý: đề yêu cầu phân tích tâm
trạng nhân vật chứ khơng phải phân tích nhân vật. Nếu phân tích nhân vật đơn thuần,người
viết chú ý tới diện mạo, ngơn ngữ, hành động, tính cách… của nhân vật, thì phân tích tâm
trạng nhân vật lại tập trung vào diễn biến đời sống bên trong của nhân vật.


- Khi phân tích tâm trạng bà cụ Tứ, người viết cần dõi theo tâm trạng của bà từ lúc bước
vào nhà, nhìn thấy người lạ cho đến khi thừa nhận người ấy là con dâu mình và chăm lo
cho hạnh phúc của đơi vợ chồng trẻ. Có thể chia “tâm trạng” ấy thành những chặng nhỏ.
Ứng với mỗi chặng là một cung bậc tình cảm cùng sự suy nghĩ nổi trội. Sự phân chia ấy
chỉ nhằm mục đích dễ tìm hiểu, phân tích, bởi tâm trạng của một con người là một thể
thống nhất. Tâm trạng ấy có khi thể hiện thành lời nói, hành động bên ngồi, nhưng phần
nhiều ở bà cụ Tứ là những suy nghĩ bên trong.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Truyện ngắn Vợ nhặt được Kim Lân sáng tác sau Cách mạng tháng Tám, nhưng bối
cảnh của tác phẩm là nạn đói khủng khiếp năm một chín bốn lăm.


Đặt câu chuyện trong bóng tối của thời sự đói khát và chết chóc ấy, nhà văn đã thể
hiện cảm động tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và niềm khao khát hạnh phúc của
những người nghèo khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả phát hiện và tập trung xây dựng
thành công ở nhân vật bà cụ Tứ, mẹ của anh Tràng, người đã “nhặt” vợ.



Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ thương con như muôn ngàn người mẹ Viện Nam
khác. Nhưng người mẹ ấy được đặt trong một tình cảnh hết sức éo le. Đó là việc Tràng,
con trai của bà, giữa lúc nạn đói hồnh hành lại lấy vợ. Nhưng dường như chính nghịch
cảnh này càng làm nổi rõ ánh sáng tâm hồn ở người mẹ đáng thương.


Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện từ giữa truyện, lúc anh Tràng đưa vợ về, song
từ đấy, dù rất ít nói, bà vẫn là người thu hutd nhiều nấht tâm trí của người đọc. Bởi trong
lòng người mrj ấy, cảm trăm mối tơ vò, chuyện nay, chuyện xưa đan xen lẫn lộn, niềm vui,
nỗi buồn, sự cay đắng tủi cực lẫn xót thương vây lấy.


<i>1.</i>


<i> Bà cụ Tứ về nhà</i>


Như thường lệ, buổi chiều ấy trời sẩm tối, bà cụ Tứ về nhà. Chưa thất người, nhưng
anh Tràng biết là mẹ, bởi ngồi đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho. Từ ngồi rặng tre,
bà lọng khọng đo vào. Tính bà vẫn thế, vừa đi vừa lẩm bẩm tính tốn gì trong miệng.
Nhưng hôm nay khác, thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ và gọi ới vào trong nhà: U
đã về đấy! Anh con trai lật đật chạy ra đón mẹ từ ngồi cổng và trách sao bà về muộn. Ồ,
hẳn có chuyện gì rồi, mọi bữa anh cu Tràng đâu có thế. Mà cịn gọi ới vào trong nữa.
Trong nhà nào có ai. Lâu nay, khi ông lão và đứa con gái út lần lượt ra đi, nhà chỉ còn mỗi
hai mẹ con. Bà nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm hỏi: Có việc gì thế vậy? Anh cu
Tràng chưa chịu nói, giục bà vào nhà.


Bà cụ Tứ phấp phỏng bước vào theo con vào nhà. Phấp phỏng vì ling tính cho bà biết
trong nhà hẳn xảy ra chuyện gì. Mà quả đúng như vậy. Mới đến giữa sân, bà đứng sững lại
và càng ngạc nhiên hơn. Trong nhà bà có người, lại là đàn bà. Người đàn bà nào ở trong ấy
nhỉ? Bà chưa gặp, bà không quen bao giờ. Người ấy lại đướng ngay đầu giường thằng con
mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u?.. Ai thế nhỉ? Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu
bà lão. Hay bà già rồi, trơng gà hố cuốc. Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng


bà lão thấy mắt mình nhn ra thì phải.. Khơng phải bà trơng gà hố cuốc, khơng phải mắt
bà nhn. Đúng là có người rồi. Bà lão nhìn kỹ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra
người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý khơng hiểu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>2.</i>


<i> Bà cụ Tứ với đôi vợ chồng son:</i>


Vợ chồng anh cu Tràng nào biết nỗi lịng bà cụ Tứ. Trơng cảnh của chúng, bà khẽ thở
dài rồi nhìn đăm đăm vào người đàn bà mà từ giờ phút này đã là con dâu. Bà nhìn thị và bà
nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà
con mình mới có được vợ... Nghĩ thế, bà càng cay đắng cho thân phận của mình. Bà là mẹ,
bà đã chẳng lo được gì cho con... May ra mà qua được cái tao đoạn này thì thằng con bà
cũng có vợ, nó n bề nó, chẳng may ra ơng giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào
mà la cho hết được? Trong cái khổ, có cái may. Bà khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng
nói với “nàng dâu mới”: một khi các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, bà cũng mừng
lòng.


Bà cụ Tứ cịn dặn dị đơi vợ chồng trẻ: Nhà ta nghèom liệu mà bảo nhau làm ăn. Khi
anh Tràng bước dài ra sân, bà động viên nàng dâu: Rồi may ra ông giời cho khá... Biết thế
nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Rồi ra thì con cái chúng mày về sau.


Nói với con dâu là thế, nhưng lịng bà cụ Tứ thật ngổn ngang. Bà đăm đăm nhìn ra
sơng. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo
gió thoảng vào két lẹt. Bà lão thở dài ra một hơi. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa
con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó
lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? Những câu hỏi lại bám
lấy trong đầu bà. Bà lão nhìn người đàn bà, lịng đầy xót thương. Bà nói với con dâu, lẽ ra
đám cưới phải làm được dăm ba mâm, nhưng nhà mình nghèo quá. Chắc cuũngchả ai
người ta chấp nhặt, chỉ mong vợ chồng hoà thuận là bà mừng. Nhưng lúc đói to thế này


mà chúng mày lấy nhau thì bà thương quá.


Ôi biết bao là buồn, vui, vay đắng, tủi cực cùng sự lo lắng, thương xót đang tràn ngập
trong lịng người mẹ nghèo khổ. Bà cụ nghẹn lời khơng nói được nữa. Bà khơng khóc mà
nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Nhưng bà đâu muốn để cho đôi vợ chồng son biết bà
đang buồn. Khi anh cụ Tràng đánh liềm đốt đèn, bà lão vội vàng lau nước mắt ngửng lên.
Bà chủ động nói vui: Có đèn à? Ừ thắp lên một tí cho sáng sủa... Dầu bây giờ đắt gớm lên
mà ạ. Nói thế, rồi bà lão đứng dậy uể oải sang giường bên kia nằm. Bà đem cả cái tâm
trạng ngổn ngang sang chiếc giường cũ kỹ!


<i>3.</i>


<i> Bà cụ Tứ sau đêm tân hôn của con trai:</i>


Đêm hôm ấy, dẫu những tiếng khóc hờ ngồi xóm có lọt vào cái nhà rúm ró, nhưng đơi
vợ chồng son hẳn ngủ rất ngon. Anh cu Tràng thật “hư”, khi, mặt trời lên bằng con sào,
mới trở dậy, người êm ái lửng lơ như người từ trong mơ đi ra. Nàng dâu mới có vẻ “biết
điều”, dậy sớm hơn, quét lại sân. Chỉ có bà lão, chắc đêm qua khơng ngủ được. Đầu hơm,
bà nghĩ tới việc kiếm lấy ít nứa về đan cái phên ngăn căn nhà ra. Chưa biết chừng nửa
khuya bà đã dậy. Khi anh cu Tràng thức dậy, xung quanh đã thay đổi mới mẻ, khác lạ.
Nhà cửa, sân vườn đều được quét sạch sẽ gọn gàng... Hai cái ang nước vẫn để khô ong ở
dưới góc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hồn ngay lối đi đã hót sạch. Bà cụ
Tứ đang lúi húi giẫy những bụi cỏ dại mọc nham nhở ngoài vườn.


Thấy con trai đã dậy, bà cụ Tứ vội giục nàng dâu đi dọn cơm ăn chẳng muộn. Sáng
nay, lòng bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của và rạng rỡ
hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Bà và cả đơi vợ chồng Tràng, hình
như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời có thể
khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

lạ là hôm nay, bạ cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà nói tồn
chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Bà bàn tính với nàng dâu khi nào có tiền mua
lấy đôi gà, rồi ngoảnh đi ngoảng lại chẳng mấy chốc có một đàn gà cho mà xem. Vì thế
chưa bao giờ trong nhà này mẹ conm lại đầm ấm, hoà hợp đến thế. Khi niêu cháo lõng
bõng, mỗi người được có lưng nửa bát đã hết nhẵn, bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ
bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Đấy là nồi cám, mỗi khi đưa vào miệng, đắng
chát và nghẹn bứ trong cổ, nhưng bà lão cho mọi người mà miệng tươi cười, đon đả nói,
gọi là “chè khoán” và khen ngon đáo để. Bà không muốn bữa ăn đang vui bỗng ngừng lại.
Thực ra, lòng đau lắm. Cả một nỗi tủi hờn đang len vào tâm trí bà.


Khi ngồi đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã khiến đàn quạ trên những
cây gạo cao chót vót ngồi bãi chợt hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn
trên nền trời như những đám mây đen, bà cụ Tú giải thích cho nàng dâu biết đấy là tiếng
trống thúc giục thuế. Đói khát như thế này, vẫn phải đóng thuế, làm sao mà sống qua ngày
được. Bà ngoảnh vội ra ngồi vì khơng dám để con dâu thấy bà khóc. Mà đó lại là những
giọt nứoc mắt khóc bởi cái tương lai mờ mịt, xanh xám của các con bà!


</div>

<!--links-->

×