Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.06 KB, 2 trang )
Ôn tập môn ngữ văn: Luyện cho thí
sinh kỹ năng phân tích đề
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn
ngữ văn thường có 3 câu, trong đó câu 1 hỏi về tiểu sử và sự
nghiệp sáng tác của tác giả. Do đó, với câu hỏi này đòi hỏi thí
sinh phải thuộc bài, biết nêu những ý chính phần tiểu dẫn trong
SGK. Tuy nhiên, so với SGK cũ, nội dung SGK mới hiện nay có
phần nhẹ hơn, không nặng nề như các năm trước. Thí sinh cần
lưu ý đây không chỉ là câu hỏi về tác giả văn học nước ngoài mà
cả văn học Việt Nam nữa. Thế nhưng, một số giáo viên có thói
quen chỉ tập trung ôn tập vào phần văn học nước ngoài, như thế
là không được. Đây cũng là câu hỏi “tốn công” thí sinh nhiều
nhất vì phải nắm hết kiến thức tất cả tác giả được giới thiệu
trong chương trình. Nhiều khi đề bài cũng hỏi về một số chi tiết
trong tác phẩm. Ví dụ khi đề bài hỏi về: “Ý nghĩa hình tượng
rừng xà nu” thì các em phải xác định bên cạnh ý nghĩa tả thực
còn có ý nghĩa biểu trương của hình ảnh đó. Ngoài thao tác giải
thích phải có dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh. Phân tích tác
phẩm văn xuôi đòi hỏi các em phải nhớ dẫn chứng và biết cách
cảm nhận nên khó hơn so với phân tích thơ. Chính vì vậy, nhiều
em hay bị sa vào diễn xuôi, kể lại cốt truyện từ đầu đến cuối.
Đây là điều cần tỉnh táo để tránh khỏi bị “vướng” vào. Tất nhiên
cách phân tích ở đây không giống như phân tích toàn bộ tác
phẩm ở bài văn nghị luận văn học như ở câu 3.
Câu 2, thuộc văn nghị luận xã hội, bàn về một vấn đề tư tưởng,
đạo lý hay hiện tượng xã hội trong cuộc sống. Mặc dù đáp án
được 3 điểm nhưng đa số thí sinh không trình bày đúng như đáp
án vì chưa có nhiều kiến thức xã hội nên tổng số điểm ít khi đạt
được tối đa mà chỉ dao động từ 1-1,5 điểm. Ở câu hỏi này các