Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Đánh giá tình trạng khan hiếm nước khu vực phía nam tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.06 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ VĂN THỊNH

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHAN HIẾM NƯỚC
KHU VỰC PHÍA NAM TỈNH BÌNH THUẬN
ASSESSEMENT OF WATER SCARCITY FOR THE
SOUTHERN REGION OF BINH THUAN PROVINCE
Chuyên ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước
Mã số: 60580212

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2018


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Châu Nguyễn Xuân Quang

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Trương Chí Hiền

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.
HCM
ngày 15 tháng 8 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1.
2.
3.


4.
5.

PGS. TS. Huỳnh Thanh Sơn
TS. Hồ Tuấn Đức
TS. Trương Chí Hiền
PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân
TS. Nguyễn Quang Trưởng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Huỳnh Thanh Sơn

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Văn Thịnh

MSHV: 1570638


Ngày, tháng, năm sinh: 09/12/1990

Nơi sinh: Hà Nội

Chuyên ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

Mã Số: 60580212

I. TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá tình trạng khan hiếm nước khu vực phía nam
tỉnh Bình Thuận
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ: Đánh giá được mức độ khan hiếm nguồn nước ngọt (nước mặt) cho vùng
phía nam tỉnh Bình Thuận dựa trên tính tốn cân bằng nước và các chỉ số khan hiếm
nước.
Nội dung nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến đối tượng nguồn nước ngọt (nước
mặt) cho vùng phía nam tỉnh Bình Thuận bao gồm: Tiềm năng nguồn nước ngọt với
các đặc trưng về số lượng và động thái biến đổi theo các dạng nước mưa, nước mặt,
vấn đề khai thác sử dụng nước cho hiện tại và trong tương lai đến năm 2030; Tính tốn
cân bằng nước theo khơng gian, thời gian và đánh giá theo các chỉ số khan hiếm nước;
Đề xuất được các giải pháp tổng thể nhằm phát triển bền vững nguồn nước.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 04/09/2017
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/8/2018
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS Châu Nguyễn Xuân Quang
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)


PGS. TS Châu Nguyễn Xuân Quang

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, học viên xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Bộ môn
Kỹ thuật Tài nguyên nước – Khoa Kỹ thuật Xây dựng, phòng đào tạo Đại học và
Sau đại học Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình học tập.
Học viên xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn: PGS.TS Châu
Nguyễn Xuân Quang, là người hướng dẫn trực tiếp luận văn bởi mọi sự giúp đỡ hết
sức tận tình của các Thầy trong suốt quá trình thực hiện luận văn, đã quan tâm theo
dõi, hướng dẫn giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn thành luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, không thể thiếu những số liệu, tài liệu được kế
thừa từ đề tài KC.08.15/16-20: ”Nghiên cứu đề xuất giải pháp khoa học - công
nghệ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước phục vụ phòng chống hạn, đảm
bảo an ninh nguồn nước cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ” do GS.TS Lê Sâm
chủ nhiệm cũng là Thầy hướng dẫn học viên rất nhiều về phương pháp nghiên cứu
trong quá trình làm đề tài.
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, học viên đã nhận được sự giúp đỡ
hết sức quý báu từ nhiều đồng nghiệp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và
Cấp nước -Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cùng các bạn bè đồng nghiệp trong
và ngoài cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ học viên trong q trình thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, khơng thể thiếu được, là lời cảm ơn tới gia đình bởi sự động viên,

khuyến khích, và là chỗ dựa tinh thần để học viên vượt qua những khó khăn thử
thách trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập.


ii

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHAN HIẾM NƯỚC KHU VỰC
PHÍA NAM TỈNH BÌNH THUẬN
Tóm tắt:
Vùng phía nam tỉnh Bình Thuận nằm ở nơi chuyển tiếp giữa chế độ mưa mùa của
Duyên hải Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đây là một trong những
vùng có nguồn nước khan kiếm vào loại bậc nhất ở nước ta. Có điều kiện khí hậu
nắng nóng kéo dài gần như quanh năm, lượng bốc hơi lớn, lượng mưa phân bố
không đều theo không gian và thời gian. Mùa khô kéo dài từ 6 - 7 tháng nhưng
lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15%, mùa mưa có 5-6 tháng nhưng lượng nước chiếm tới
85 - 90% tổng lượng mưa. Sự phân bố bất lợi này thường xuyên gây ra thiếu nước
trong mùa khô và lũ lụt ngập úng trong mùa mưa. Hơn nữa, trong những năm gần
đây các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn biến ngày càng bất thường đã và đang
làm cho tình trạng thiếu nước ở các lưu vực sơng ngày càng trở lên khắc nghiệt
hơn. Do đó, cần thiết phải xem xét đánh giá thực trạng khan hiến nước trên cơ sở
tính tốn dịng chảy đến, cân bằng nước trên các lưu vực sông thông qua các kịch
bản phát triển nguồn nước hiện tại và tương lai, đánh giá qua các chỉ số khan hiếm
nước cho các lưu vực sông phía nam của tỉnh Bình Thuận làm cơ sở để đề xuất các
giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước nhằm hỗ trợ đảm bảo an ninh nguồn
nước và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước của vùng.
Từ khoá: cân bằng nước, khan hiếm nước, chỉ số khan hiếm nước

ASSESSEMENT OF WATER SCARCITY FOR THE
SOUTHERN REGION OF BINH THUAN PROVINCE
Abstract:

The southern region of Binh Thuan province is located at he transitional place
between the seasonal rain regime of the Central Coast, the South East and the
Central Highlands. This is one of the driest areas in our country. It should be
emphasized that this place has a hot and tough climate condition around a year,
huge evaporation and rainfall is distributed over time and space unevenly. The dry
season lasts from 6 to 7 months but the rainfall only accounts for 10-15%, in


iii

contrast the rainy season is 5-6 months but the rainfall make up 85-90% in total.
This unfavorable distribution often causes water shortages during the dry season
and flood inundate during the rainy season. Moreover, in recent years, extreme
weather events have become increasingly abnormal and have made water scarcity
in river basins more and more severe. Therefore, it is necessary to consider and
assess water scarcity condition which is based on inflow calculate, water balance
on river basins throughout current and future water-supply development scenarios;
assessing via water scarcity indicators for southern river basins of Binh Thuan
province. From this theory, proposing solutions to use water resources resonably in
order to ensure water resources security and sustainable development of water
resources.
Keywords: water balance, water scarcity, water scarcity indicator.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng tất cả các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do
cá nhân tơi thực hiện trong khóa học và chịu hồn tồn trách nhiệm về lời
cam đoan của mình.



v

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
0.2. MỤC TIÊU ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................... 2
0.3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 3
0.3.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 3
0.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
0.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 5
0.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 7
0.5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 7
0.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 7
0.6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC .......................................... 8
1.1.1. Các nghiên cứu ngồi nước liên quan đến đề tài ......................................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài ......................................... 9
1.1.3. Đánh giá những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu ở Việt Nam và khu
vực nghiên cứu .......................................................................................... 12
1.2. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 13
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 13
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................. 24
1.2.3. Hiện trạng hệ thống cơng trình thuỷ lợi, cấp nước vùng nghiên cứu ........ 25
1.2.4. Tác động của hạn hán thiếu nước và biến đổi khí hậu đến sản xuất và
sinh hoạt vùng nghiên cứu ......................................................................... 28


CHƯƠNG 2: TÍNH TỐN NHU CẦU NƯỚC CHO CÁC KỊCH
BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. CƠ SỞ VÀ TIÊU CHUẨN TÍNH TỐN ......................................................... 35
2.1.1. Cơ sở tính tốn........................................................................................... 35
2.1.2. Tiêu chuẩn tính tốn .................................................................................. 36
2.2. KẾT QUẢ TÍNH TỐN .................................................................................... 40


vi

2.3. NHẬN XÉT KẾT QUẢ TÍNH TỐN .............................................................. 45
2.3.1. Nhu cầu nước phân theo các nghành kinh tế ............................................. 45
2.3.2. Nhu cầu nước phân theo các lưu vực nghiên cứu ..................................... 45

CHƯƠNG 3: TÍNH TỐN TIỀM NĂNG NGUỒN NƯỚC ĐẾN VÀ
TƯƠNG QUAN CÂN BẰNG NƯỚC VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1. LỰA CHỌN MƠ HÌNH TÍNH TỐN ............................................................. 47
3.1.1. Mơ hình MIKE – SHE ............................................................................... 47
3.1.2. Mơ hình HEC-HMS .................................................................................. 48
3.1.3. Mơ hình NASIM........................................................................................ 48
3.1.4. Mơ hình mưa – dịng chảy SWAT ............................................................ 49
3.1.5. Mơ hình NAM ........................................................................................... 50
3.1.6. Mơ hình MIKE BASIN ............................................................................. 54
3.1.7. Lựa chọn mơ hình ứng dụng ..................................................................... 57
3.2. TÍNH TỐN THUỶ VĂN ................................................................................. 57
3.2.1. Mục đích .................................................................................................... 57
3.2.2. Nội dung tính tốn ..................................................................................... 58
3.3. TÍNH TỐN MƯA NĂM THIẾT KẾ ............................................................. 58
3.3.1. Mục đích .................................................................................................... 58
3.3.2. Chọn trạm tính tốn ................................................................................... 58

3.3.3. Chọn tần suất tính tốn ............................................................................. 58
3.3.4. Nội dung tính tốn ..................................................................................... 58
3.3.5. Kết quả tính tốn ....................................................................................... 60
3.4. ỨNG DỤNG MƠ HÌNH TỐN THUỶ VĂN TÍNH TỐN DỊNG CHẢY
ĐẾN VÙNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 61
3.4.1. Các phương án tính tốn ............................................................................ 61
3.4.2. Tài liệu sử dụng tính tốn .......................................................................... 61
3.4.3. Tính tốn lượng nước đến các lưu vực và tiểu lưu vực sông vùng
nghiên cứu ................................................................................................. 61
3.5. ỨNG DỤNG MIKE BASIN TÍNH TỐN CÂN BẰNG NƯỚC VÙNG
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 71
3.5.1. Tài liệu đầu vào ......................................................................................... 71
3.5.2. Hiệu chỉnh mơ hình ................................................................................... 73


vii

3.5.3. Kịch bản tính tốn ..................................................................................... 74
3.5.4. Các bước tính tốn mơ hình ...................................................................... 74
3.5.5. Kết quả tính tốn ....................................................................................... 75
3.5.6. Nhận xét kết quả tính tốn ......................................................................... 84

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHAN HIẾM NƯỚC CHO
CÁC KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GP
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN NƯỚC VÙNG NGHIÊN CỨU
4.1. KHÁI NIỆM VỀ SỰ KHAN HIẾM NƯỚC .................................................... 85
4.2. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHAN HIẾM NƯỚC ......................... 85
4.2.1. Chỉ số Falkenmark ..................................................................................... 85
4.2.2. Chỉ số bền vững nguồn nước ..................................................................... 86
4.2.3. Chỉ số khan hiếm nước WaSSI.................................................................. 86

4.2.4. Chỉ số khan hiếm nước WSI...................................................................... 87
4.2.5. Lựa chọn chỉ số đánh giá mứa độ khan hiếm nước cho vùng nghiên cứu 88
4.3. ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ KHAN HIẾM NƯỚC (WSI) CHO VÙNG NGHIÊN
CỨU GIAI ĐOẠN HIỆN TRẠNG, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐẾN
NĂM 2030............................................................................................................ 88
4.3.1. Chỉ số WSI theo phương pháp Falkenmark .............................................. 88
4.3.2. Chỉ số WSI theo phương pháp tính và phân loại của Smakhtin ................ 89
4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN
NƯỚC HIỆU QUẢ ............................................................................................. 91
4.4.1. Giải pháp cơng trình .................................................................................. 91
4.4.2. Giải pháp phi cơng trình ............................................................................ 92
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 94
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 94
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 96
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC .................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 99


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Diện tích lưu vực và chiều dài các sơng chính trong vùng nghiên cứu ...16
Bảng 1-2: Đặc trưng hình thái sơng suối thuộc lưu vực sơng Cà Ty ........................16
Bảng 1-3: Đặc trưng hình thái sơng suối thuộc lưu vực sông Phan ..........................17
Bảng 1-4: Đặc trưng hình thái sơng suối thuộc lưu vực sơng Dinh ..........................18
Bảng 1-5: Một số chỉ tiêu khí tượng thủy văn đặc trưng của các tiểu vùng .............19
Bảng 1-6: Nhiệt độ trung bình tháng và năm vùng nghiên cứu (đơn vị 0C) .............19
Bảng 1-7: Độ ẩm đặc trưng tháng khu vực nghiên cứu (%) .....................................20
Bảng 1-8: Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm khu vực Bình Thuận (mm) ...20
Bảng 1-9: Tổng số giờ nắng khu vực Bình Thuận ....................................................21

Bảng 1-10: Tốc độ gió trung bình, lớn nhất hàng tháng tại các trạm (đơn vị: m/s) .21
Bảng 1-11: Lượng mưa TB hàng tháng tại các trạm trong vùng nghiên cứu (mm) .22
Bảng 1-12: Tỷ lệ giữa lượng mưa mùa mưa và mùa khơ so với năm.......................22
Bảng 1-13: Lượng mưa Max, Min, Bình quân tháng các trạm (mm) ......................23
Bảng 1-14: Thông số kỹ thuật chính các cơng trình hồ chứa vùng NC ...................26
Bảng 1-15: Biến đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kì cơ sở ..................33
Bảng 1-16: Biến đổi lượng mưa năm (%) so với thời kì cơ sở ................................34
Bảng 2-1: Quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020 – 2030 .......................35
Bảng 2-2: Hiện trạng và dự kiến dân số vùng nghiên cứu (người) ...........................35
Bảng 2-3: Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020 – 2030 ............................35
Bảng 2-4: Quy hoạch các khu CN dự kiến đến năm 2030 vùng Nam Bình Thuận ..36
Bảng 2-5: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt và dịch vụ ...............................................37
Bảng 2-6: Tiêu chuẩn cấp nước của khách du lịch ...................................................37
Bảng 2-7: Tiêu chuẩn dùng nước cho dịch vụ y tế ...................................................37
Bảng 2-8: Tiêu chuẩn dùng nước cho xây dựng và giao thông ................................37
Bảng 2-9: Lượng nước cấp cho 1 ha nuôi trồng thủy sản .........................................39
Bảng 2-10: Tiêu chuẩn cấp nước cho chăn nuôi .......................................................39
Bảng 2-11: Tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước - năm 2016 ..........40
Bảng 2-12: Tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước - năm 2020 ...........41
Bảng 2-13: Tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước - năm 2030 ...........41
Bảng 2-14: Tổng hợp nhu cầu nước theo các lưu vực sông vùng nghiên cứu ..........42
Bảng 2-15: Tổng hợp nhu cầu nước theo các lưu vực sông vùng nghiên cứu ..........43


ix

Bảng 2-16: Tổng hợp nhu cầu nước theo các lưu vực sông vùng nghiên cứu ..........44
Bảng 2-17: Tổng hợp nhu cầu và tỷ lệ sử dụng nước các ngành kinh tế ..................45
Bảng 2-18:Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước các ngành kinh tế theo phân vùng ......46
Bảng 3-1: Bảng tổng hợp các thơng số chính trong hiệu chỉnh mơ hình Nam ........53

Bảng 3-2: Tần suất thiết kế .......................................................................................60
Bảng 3-3: Diện tích lưu vực sơng .............................................................................62
Bảng 3-4: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả hiệu chỉnh mơ hình NAM trạm Tà Pao......64
Bảng 3-5: Bộ thơng số mơ hình NAM từ hiệu chỉnh mơ hình cho lưu vực .............64
Bảng 3-6: Phân phối dịng chảy năm thiết kế tại các tuyến có khả năng khai thác tài
nguyên nước ứng với tần suất 10%. ..........................................................................65
Bảng 3-7: Phân phối dòng chảy năm thiết kế tại các tuyến có khả năng khai thác tài
nguyên nước ứng với tần suất 50%. ..........................................................................67
Bảng 3-8: Phân phối dòng chảy năm thiết kế tại các tuyến có khả năng khai thác tài
nguyên nước ứng với tần suất 90%. ..........................................................................69
Bảng 3-9: Tiềm năng nguồn nước đến vùng nghiên cứu ..........................................71
Bảng 3-10: Biến đổi nhiệt độ (oC) và lượng mưa (%) so với thời kì cơ sở .............74
Bảng 3-11: Tổng nhu cầu nước hiện trạng theo các lưu vực sông (bao gồm nhu cầu
thực tế, tổn thất và dịng chảy mơi trường) ...............................................................76
Bảng 3-12: Tổng nhu cầu nước đến năm 2020 theo các lưu vực sông (bao gồm nhu
cầu thực tế, tổn thất và dịng chảy mơi trường) ........................................................76
Bảng 3-13: Tổng nhu cầu nước đến năm 2030 theo các lưu vực sông (bao gồm nhu
cầu thực tế, tổn thất và dịng chảy mơi trường) ........................................................76
Bảng 3-14: Lượng nước thiếu vùng nghiên cứu – KB1............................................77
Bảng 3-15: Lượng nước thiếu vùng nghiên cứu – KB2............................................78
Bảng 3-16: Lượng nước thiếu vùng nghiên cứu – KB3............................................79
Bảng 3-17: Lượng nước thiếu vùng nghiên cứu – KB4............................................80
Bảng 4-1: Bảng đánh giá khan hiếm nước theo Falkenmark (1989) ........................86
Bảng 4-2: Chỉ số đánh giá khan hiếm nước WSI ......................................................87
Bảng 4-3: Chỉ số áp lực về nước theo Falkenmark xét lượng nước đến (P=90%) ...88
Bảng 4-4: Chỉ số áp lực nước WSI vùng nghiên cứu theo phương pháp Smakhtin .89
Bảng 4-5: Chỉ số áp lực nước WSI từng tháng theo phương pháp Smakhtin ...........90


x


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 0-1: Phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................................3
Hình 0-2: Sơ đồ đánh giá tình trạng khan hiếm nước trên lưu vực sơng phía Nam
tỉnh Bình Thuận ...........................................................................................................4
Hình 1-1: Vị trí địa lý vùng nghiên cứu ....................................................................14
Hình 1-2: Bản đồ địa hình vùng nghiên cứu .............................................................14
Hình 1-3: Bản đồ mạng lưới sông suối trong vùng nghiên cứu ................................15
Hình 1-4: Đẳng trị nhiệt độ trung bình năm vùng nghiên cứu ..................................20
Hình 1-5: Phân bố lượng mưa TBNN khu vực nghiên cứu và lân cận .....................22
Hình 1-6: Phân bố lượng mưa TBNN mùa khô và mùa mưa vùng nghiên cứu .......22
Hình 1-7: Mơ đun dịng chảy TBNN mùa kiệt và mùa lũ vùng nghiên cứu.............24
Hình 1-8: Phân vùng tưới và cấp nước tỉnh Bình Thuận ..........................................26
Hình 1-9: Một số hình ảnh thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt MK 2015-2016 ...31
Hình 1-10: Mức tăng nhiệt độ TB cuối thế kỉ 21 so với thời kì 1980-1999 .............32
Hình 1-11: Biến đổi lượng mưa năm 1985-2015 tại trạm sông Lũy và Phan Thiết .32
Hình 1-12: Phân bổ lượng mưa mùa tại trạm sơng Lũy và Phan Thiết ....................33
Hình 1-13: Kịch bản BĐKH về nhiệt độ trung bình năm .........................................33
Hình 1-14: Lượng mưa tại trạm Phan Thiết theo các KB RCP 8.5 và RCP 4.5 .......34
Hình 2-1: Biểu đồ tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước - năm 2016 .40
Hình 2-2: Biểu đồ tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước - năm 2020 .41
Hình 2-3: Biểu đồ tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước - năm 2030 .42
Hình 2-4: Biểu đồ tổng hợp các nhu cầu nước theo các lưu vực sơng - năm 2016 ..43
Hình 2-5: Biểu đồ tổng hợp các nhu cầu nước theo các lưu vực sông - năm 2020 ..44
Hình 2-6: Biểu đồ tổng hợp các nhu cầu nước theo các lưu vực sông - năm 2030 ..44
Hình 3-1: Cấu trúc mơ hình thuỷ văn tự nhiên .........................................................50
Hình 3-2: Sơ đồ cấu trúc của mơ hình NAM ............................................................51
Hình 3-3: Sơ đồ tổng quát của MIKE BASIN về lập mơ hình phân bổ nước ..........54
Hình 3-4: Sơ đồ tính tốn mơ hình cân bằng nước tại lưu vực sơng ........................55
Hình 3-5: Đường tần suất lý luận trạm Phan Thiết ...................................................60

Hình 3-6: Phân định các lưu vực, tiểu lv và phân bố mưa theo đa giác Theissen ....63
Hình 3-7: Q trình lưu lượng ngày thực đo và mơ phỏng trạm thủy văn Pà Pao ...63
Hình 3-8: Quá trình lũy tích dịng chảy thực đo và mơ phỏng tại Tà Pao ................64


xi

Hình 3-9: Phân chia lưu vực bằng cơng cụ trong mike Basin ..................................72
Hình 3-10: Sơ đồ tính tốn cân bằng nước cho vùng phía Nam tỉnh Bình Thuận ....73
Hình 3-11: Đường q trình mực nước thực đo và tính tốn hồ Hàm Thuận Nam ..73
Hình 3-12: Nhập số liệu đầu vào cho các lưu vực ....................................................75
Hình 3-13: Nhập số liệu nhu cầu nước cho mơ hình ................................................75
Hình 3-14:Xuất kết quả tính tốn cho từng lưu lực ..................................................75
Hình 3-15: Bản đồ tình trạng thiếu nước tiểu lưu vực kịch bản hiện trạng (KB1) ...81
Hình 3-16: Bản đồ tình trạng thiếu nước tiểu lưu vực KB2 .....................................82
Hình 3-17: Bản đồ tình trạng thiếu nước tiểu lưu vực KB4 .....................................83
Hình 4-1: Biểu đồ mức độ khan hiếm nước từng tháng theo PP Smakhtin ..............90


xii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CCN

Cụm cơng nghiệp


CBN

Cân bằng nước

KB

Kịch bản

KCN

Khu công nghiệp

KTXH

Kinh tế xã hội

KHCN

Khoa học Công nghệ

NCN

Nhu cầu nước

LVS

Lưu vực sơng

QTBT


Lưu lượng trung bình tháng

GIS

Hệ thống thơng tin địa lý

TBNN

Trung bình nhiều năm

UBND

Ủy ban nhân dân

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

WSI

Water Stress Index


1

MỞ ĐẦU
0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của
mỗi quốc gia. Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, ở hạ lưu hầu hết các lưu
vực sơng(LVS), tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm

nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường
xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng. Cán cân cung
cầu có sự chênh lệch lớn, an ninh về nước cho đời sống và phát triển kinh tế, bảo vệ
môi trường đã và đang không được bảo đảm ở nhiều nơi. Trong bối cảnh biến đổi
khí hậu (BĐKH) và sự khai thác phục vụ nhu cần sử dụng ngày càng tăng, chế độ
dịng chảy trên sơng kênh, nhiệt độ và lượng mưa có nhiều chuyển biến, cụ thể là
nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây ra hạn hán, thiếu nước ngày càng
nghiêm trọng hơn.
Tỉnh Bình Thuận nằm ở nơi chuyển tiếp giữa chế độ mưa mùa của Duyên hải Trung
Bộ, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Là một trong những tỉnh có nguồn nước
khan kiếm vào loại bậc nhất ở nước ta. Nguồn nước của tỉnh chủ yếu tập trung bởi 7
lưu vực sơng chính thuộc 2 vùng được phân chia trong quy hoạch cấp nước tỉnh
Bình Thuận: vùng Nam Bình Thuận gồm các lưu vực (sông La Ngà, sông Dinh,
sông Phan, sông Cà Ty) và Bắc Bình Thuận gồm có (sơng Cái Phan Thiết, sơng Luỹ
và sơng Lịng Sơng), 2 vùng có đặc điểm địa hình, các sơng suối trong vùng bị chia
cắt theo các khu vực riêng lẻ, độc lập với nhau. Các lưu vực được phân bố đều ở các
địa phương nhưng lượng nước thì phân bố khơng đều theo không gian và thời gian.
Mùa khô kéo dài từ 6 - 7 tháng nhưng lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15%, mùa mưa có
5-6 tháng nhưng lượng nước chiếm tới 85 - 90% tổng lượng mưa. Sự phân bố bất
lợi này thường xuyên gây ra thiếu nước trong mùa khô và lũ lụt ngập úng trong mùa
mưa. Hơn nữa trong những năm gần đây các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn biến
ngày càng bất thường đã và đang làm cho tình trạng thiếu nước ở các lưu vực sơng
ngày càng trở lên khắc nghiệt hơn đối với tỉnh Bình Thuận.


2

Đứng trước thực trạng đó, đề tài “Đánh giá tình trạng khan hiếm nước khu vực
phía nam tỉnh Bình Thuận” sẽ đánh giá thực trạng khan hiến nước trên cơ sở tính
tốn dịng chảy đến, cân bằng nước trên các lưu vực thông qua các kịch bản phát

triển nguồn nước hiện tại và tương lai cho các lưu vực sông phía Nam của tỉnh Bình
Thuận. Kết quả nghiên cứu cung cấp một bức tranh tổng quan về mức độ khan hiếm
nguồn nước ngọt qua các kịch bản khác nhau, là căn cứ để đề xuất được các giải
pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước nhằm hỗ trợ đảm bảo an ninh nguồn nước và
phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước quý giá của vùng.
0.2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
0.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được mức độ khan hiếm nguồn nước ngọt (nước mặt) cho vùng phía Nam
tỉnh Bình Thuận dựa trên tính tốn cân bằng nước và các chỉ số khan hiếm nước.
b. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá được tiềm năng nguồn nước đến các lưu vực sông phía Nam
tỉnh Bình Thuận theo các kịch bản phát triển trong hiện tại và tương lai;

-

Tính tốn được nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn nước hiện trạng và
theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng đến năm 2030;

-

Tính tốn cân bằng nước và các chỉ số khan hiếm nước theo các kịch bản
phát triển hiện tại và tương lai.

-

Đề xuất được các giải pháp tổng thể nhằm phát triển bền vững nguồn
nước.


0.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn nước mặt trên các lưu vực sơng thuộc
phía Nam của tỉnh Bình Thuận
0.2.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài
Không gian nghiên cứu là 5 lưu vực sông phía nam tỉnh Bình Thuận bao gồm (sơng
La Ngà, sơng Dinh, sông Phan, sông Cà Ty và sông Cô Kiều) thuộc địa phận hành
chính huyện Đức Linh, Hàm Tân, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam và một phần của TP
Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Bắc. Trong đó chú trọng đánh giá tình trạng khan


3

hiếm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh theo vùng, lưu vực
sông.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá tình trạng khan hiến nước là
một lĩnh vực khá rộng và phức tạp, xét đến nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy trong
nghiên cứu này chỉ đánh giá thực trạng thiếu nước dựa trên cân bằng nguồn nước
mặt (chưa xét đến nguồn nước ngầm).

Hình 0-1: Phạm vi nghiên cứu của đề tài
0.3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
0.3.1. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận thứ nhất của đề tài là kế thừa/ứng dụng những kiến thức khoa học,
công nghệ và sản phẩm (cơ sở số liệu và các kết quả dự báo nguồn nước, các mơ
hình đánh giá cân bằng nước,…); Kế thừa tối đa các kết quả nghiên cứu liên quan
đến nội dung đề tài ở trong và ngoài nước.
Cách tiếp cận thứ hai là tiếp cận hệ thống lưu vực sông (từ tổng thể tồn vùng đến
chi tiết lưu vực sơng), thực tiễn, toàn diện và tổng hợp trên một vùng lãnh thổ mới
giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.



4

-

Tổng thể là các lưu vực sơng thuộc phía nam tỉnh Bình Thuận và chi tiết
cho các vùng/lưu vực sơng thường xun bị hạn hán về mùa khơ, do đó
các nghiên cứu về tự nhiên, xã hội, thực trạng sản xuất nơng - lâm - ngư
nghiệp, các mơ hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách toàn
diện của các lưu vực sông sẽ được xem xét.

-

Tổng thể về dịng chảy lưu vực sơng: Xem xét dịng chảy theo liệt thời
gian nhiều năm, và chi tiết cho các mùa mưa và khô riêng biệt (một cách
tương đối).

Cách tiếp cận thứ 3 là tiếp cận với các kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ TN&MT

Hình 0-2: Sơ đồ đánh giá tình trạng khan hiếm nước trên lưu vực sơng phía Nam
tỉnh Bình Thuận
0.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của đề tài, các phương pháp nghiên cứu chính sẽ
được sử dụng trong đề tài này như sau :

 Phương pháp kế thừa: Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm kế thừa kết
quả nghiên cứu của các đề tài, dự án trên thế giới cũng như tại Việt Nam
liên quan đến mục tiêu của đề tài.


 Phương pháp thu thập, tổng hợp thống kê tài liệu: Tổng hợp thống kê các tài


5

liệu về tình trạng khan hiếm nướcvà kế hoạch khai thác sử dụng nước trong
điều kiện thiếu nước vùng nghiên cứu.

 Phương pháp mơ hình tốn :
-

Ứng dụng các phần mềm tính tốn (CROPWAT, MIKE-NAM, MIKE
BASIN,…) để tính tốn thủy văn, thủy lực, cân bằng nước, nhu cầu
nước,…

 Phương pháp phân tích thống kê thực nghiệm : để phân tích các mối tương
quan giữa các đặc trưng khí tượng - thủy văn và tương quan giữa các yếu tố
khí hậu toàn cầu cũng như địa phương với các chỉ số khan hiếm nước.
0.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung 1: Tổng quan các nghiên cứu đã có; Thu thập các số liệu, tài liệu liên
quan đến tình hình khan hiếm nước trên lưu vực sơng tỉnh Bình Thuận (Tập
trung tại vùng/lưu vực phía nam tỉnh Bình Thuận).
 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu (đề tài, dự án khoa học,…) ở
trong và ngồi nước có liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu
của đề tài.
Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới về kinh nghiệm đánh giá
tình trạng khan hiếm nước, tính tốn cân bằng nước, đánh giá kết quả có thể kế thừa
và phát triển trong đề tài.
 Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến nguồn nước và tình trạng
khan hiếm nước trên lưu vực sơng vùng nghiên cứu

 Thu thập tài liệu khí tượng thủy văn, diễn biến dịng chảy trên các lưu
vực sơng theo thời gian nhiều năm (khoảng 20 - 30 năm) trong vùng
nghiên cứu;
 Thu thâp hiện trạng sử dụng nguồn nước (nước mặt, nước mưa, nước
ngầm), nhu cầu nước của các ngành kinh tế tại các lưu vực sơng tỉnh
Bình Thuận;
 Thu thập, tổng hợp số liệu về hiện trạng cơ cấu cây trồng trong sản xuất
nơng nghiệp tỉnh Bình Thuận. Thu thập dữ liệu về tình hình sản xuất
trên các vùng/lưu vực sông trong những năm gần đây;


6

 Thống kê các đợt thiếu nước, khan hiếm nước xảy ra trên lưu vực (thời
điểm xuất hiện, thời gian, mức độ, diện tích khan hiếm nước). Tổng
thiệt hại theo các vùng/lưu vực tỉnh Bình Thuận.
Nội dung 2: Tính tốn nhu cầu nước và cân bằng nước cho các kịch bản phát
triển kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
 Tính toán, đánh giá tiềm năng nguồn nước và cân bằng nước cho các
lưu vực sơng phía nam tỉnh Bình Thuận.
 Tính tốn tiềm năng nguồn nước mặt đến theo các tần suất thuỷ văn.
 Tính tốn, đánh giá nhu cầu nước cho các tiểu vùng/ tiểu lưu vực thuộc
lưu vực sơng phía Nam tỉnh Bình Thuận trong điều kiện hiện trạng và
phát triển trong tương lai;
 Ứng dụng mơ hình tốn thủy văn tính tốn tiềm năng nguồn nước đến,
cân bằng nước cho lưu vực sơng phía Nam tỉnh Bình Thuận theo các
tần suất thiếu nước và kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH);
Nội dung 3: Đánh giá mức độ khan hiếm nước và đề xuất các giải pháp sử
dụng hiệu quả nguồn nước vùng nghiên cứu
 Lựa chọn, tính tốn các chỉ số nhằm đánh giá tình trạng khan hiếm

nước trên lưu vực.
 Phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân xảy ra khan hiếm nước
trên lưu vực sông phía Nam tỉnh Bình Thuận và đề xuất các giải pháp
ứng phó.
 Đánh giá mức độ khan hiếm nước trên lưu vực sơng phía nam tỉnh Bình
Thuận do biến động về nhu cầu sử dụng nước;
 Đánh giá mức độ khan hiếm nước trên lưu vực sơng phía nam tỉnh Bình
Thuận do tác động của Biến đổi khí hậu;
 Đề xuất định hướng các giải pháp ứng phó để hỗ trợ và đảm bảo phát
triển bền vững nguồn nước phía nam tỉnh Bình Thuận ;
0.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
0.5.1. Ý nghĩa khoa học
Vấn đề khan hiếm nước trên các lưu vực sơng nói chung và vùng phía Nam tỉnh


7

Bình Thuận nói riêng đang là vấn đề nhức nhối được quan tâm rất nhiều trong thời
gian qua. Nghiên cứu chỉ ra tình trạng khan hiếm nước cho hiện trạng và tương lai
trên lưu vực sơng phía nam tỉnh Bình Thuận. Kết quả của luận văn là bộ số liệu, tài
liệu tham khảo làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
nước cho các vùng/lưu vực sơng tỉnh Bình Thuận.
0.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu của đề tài này phục vụ thiết thực cho việc phát triển sản
xuất nông nghiệp và dân sinh tỉnh Bình Thuận trong điều kiện thiếu nước, thích ứng
với biến đổi khí hậu.
0.6. Kết quả đạt được
-

Đánh giá, dự báo các thay đổi về nguồn nước đến, cân bằng nước trên

lưu vực sông vùng nghiên cứu theo các kịch bản phát triển trong tương
lai và kịch bản BĐKH.

-

Đánh giá tình trạng khan hiếm nước trên các lưu vực sơng phía nam tỉnh
Bình Thuận dựa trên các chỉ số đánh giá khan hiếm nước.

-

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước cho các
vùng/lưu vực sơng phía nam tỉnh Bình Thuận.


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu đánh giá về tình hình khan hiếm, thiếu nước (bao gồm các nghiên
cứu về nguồn nước như dự báo dịng chảy, tính tốn cân bằng, xây dựng các chỉ
tiêu đánh giá tình trạng khan hiếm nước, hạn hán) luôn được sự quan tâm của Liên
Hợp Quốc và hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20
(1990 - 1999) được Liên Hợp Quốc chọn là thập kỷ quốc tế giảm nhẹ thảm họa tự
nhiên. Một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực này cả về sự đầu tư tiền của,
công sức và thành tựu khoa học đó là Hoa Kỳ. Tại nước này có nhiều Viện nghiên
cứu về cơng nghệ cấp nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế đặt tại nhiều bang
khác nhau như California, Azizona, New Mexico, Colorado, Arkansas và các bang
khác. Những thành tựu nghiên cứu cơ bản, những hướng dẫn và cảnh báo về tình
trạng khan hiếm nước trên toàn cầu được các cơ quan nghiên cứu này phổ biến rộng

rãi.
Ủy ban quản lý thủy văn Hoa Kỳ đã sử dụng chỉ số WaSSI để đánh giá sự tác động
của biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số, nhu cầu nước đối với trữ lượng nước sẵn
có trên các lưu vực sơng tồn Hoa Kỳ. Nghiên cứu đã chỉ ra được các vùng suy
giảm nguồn nước, cũng như sự tăng nhu cầu tưới tại vùng này trong tương lai.[14]
Arjen Y. Hoekstra và các cộng sự đã sử dụng các chỉ số đánh giá khan hiếm nước
đánh ở quy mô lưu vực sông và ở mức độ hàng tháng. Nghiên cứu đã chỉ ra mức độ
khan hiếm nước tương ứng với sự suy giảm về sinh thái và sự suy giảm kinh tế xã
hội ở một số lưu vực sơng lớn trên thế giới. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng bản đồ
toàn cầu về mức độ khan hiếm nước theo từng tháng. Có thể thấy rằng nghiên cứu
này cho chúng ta thấy một cái nhìn tổng quan về tình trạng khan hiếm nước trên
tồn cầu, rất hữu ích trong việc đánh giá các rủi ro liên quan đến nước.[13]
Manoj K. Jha & Ashim Das Gupta đã ứng dụng mơ hình MIKE BASIN đánh giá
nguồn nước đầu nguồn lưu vực sông Mun ở đông bắc Thái Lan. Đề tài đã mô
phỏng với bước thời gian hàng tháng được tiến hành dựa trên tính sẵn có của nước
và sử dụng dữ liệu thuỷ văn từ năm 1965 đến năm 1997. Nhóm nghiên cứu đã phân


9

tích chỉ ra lượng nước trong mùa mưa cao gấp 6 lần mùa khơ. Tính tốn độ tin cậy
dựa các hệ thống tưới tiêu và cấp nước của lưu vực chỉ ra rằng mức cầu hiện tại có
mức nước hợp lý trong mùa mưa, nhưng hạn chế trong mùa khô. [15]
Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu về tình trạng khan hiếm nước cho các vùng khô
hạn trên trái đất. Các vấn đề chính được quan tâm là: cơ chế và các dạng cân bằng
nước (cân bằng toàn diện hay cục bộ, cân bằng tổng thể hay cân bằng chọn lọc có
điều kiện, cân bằng theo hiệu lực hay tiềm năng,....), các yếu tố ảnh hưởng đến cân
bằng nước theo không gian và thời gian. Một số tên tuổi quen thuộc và có nhiều
đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu này có thể kể đến như Elliott, Fisher, Hansen,
Harleman, Keuleman, Mackey, McDowell,....

Vấn đề sử dụng nước hợp lý trong các mơ hình kinh tế thơng qua tính tốn cân bằng
nước: Đáng quan tâm nhất là các nghiên cứu của nhiều tác giả Mỹ nổi tiếng thế giới
trong những năm gần đây về điều khiển nguồn nước ngọt để cung cấp cho cây
trồng, cho công nghiệp, du lịch, dân sinh kinh tế xã hội trên các vùng ven biển. Đây
là những cơng trình khoa học có giá trị rất cao cả về phương pháp luận, học thuật và
ý nghĩa thực tế. Chẳng hạn như các nghiên cứu tối ưu hố dịng nước ngọt chảy trên
các vùng đất cát ven biển, cửa sông của Mays, Y.Tung, Yixing Bao, Ward,
Matsumoto, Powell, Brock (ứng dụng cho cửa sơng Lavaca-Tres Palacios và cửa
sơng Nueces)...
Nhìn chung, các nghiên cứu khoa học liên quan đến đánh giá tình trạng khan hiếm
tài ngun nước trên Thế giới có điểm chung là sử dụng mơ hình thủy văn, mơ hình
phân phối nguồn nước tích hợp với các kịch bản BĐKH để tính tốn tài ngun
nước cho các lưu vực sông. Về cách tiếp cận nghiên cứu cơ bản giống nhau, nhưng
phương pháp luận của mỗi nghiên cứu lại không hoàn toàn giống nhau, phụ thuộc
vào các vùng địa lý, và mức độ phát triển KT-XH trên các lưu vực sông.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Liên quan đến chỉ số đánh giá tình trạng khan hiếm nước phải kể đến tác giả Trịnh
Minh Ngọc, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN [4]. Trong nghiên cứu, tác giả
đã sử dụng hệ số khan hiếm nước RSs hệ số sức ép nguồn nước, chỉ số DPs đánh
giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn.


10

Nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù không bị thiếu hụt về nguồn nước, tuy nhiên do
khai thác không hợp lý, chưa có biện pháp quản lý hiệu quả nên nguồn nước lưu
vực sông Thạch Hãn đang đứng trước nguy cơ phát triển không bền vững.
Sử dụng chỉ số Water Stress Index (WSI) đề tài: “Đánh giá mức độ khan hiếm tài
nguyên nước ngọt cho TP.HCM bằng chỉ số áp lực về nước WSI theo các kịch bản
quy hoạch phát triển đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu khi nước biển

dâng và đề xuất các giải pháp tổng thể giảm thiểu”[5] do PGS.TS Vũ Văn Nghị
làm chủ nhiệm đã đánh giá tài nguyên nước ngọt cho Tp. HCM bao gồm số lượng,
chất lượng và động thái biến đổi theo không thời gian dưới dạng nước mưa, nước
mặt, nước ngầm ở kịch bản hiện trạng và BĐKH khi nước biển dâng. Tính tốn
được chỉ số áp lực nước WSI trong điều kiện hiện trạng, theo quy hoạch phát triển
thành phố đến năm 2030 và các kịch bản BĐKH khi mực nước biển dâng.
Vấn đề nghiên cứu đánh giá tình trạng khan hiếm nước, cân bằng nước trên lưu vực
có thể điểm qua một số cơ quan nghiên cứu, tác giả và đề tài khoa học nổi bật, liên
quan mật thiết với hướng nghiên cứu của đề tài luận văn này được trình bày dưới
đây:
Dự án quy hoạch cấp Bộ:“Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ thích
ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”,[6] Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
chủ trì thực hiện, giai đoạn 2011 - 2013, ThS. Nguyễn Xuân Hiền làm chủ nhiệm.
Kết quả dự án là xây dựng các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển
dâng trên nền kịch bản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cơng bố (phù hợp với
chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu); Đánh giá ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên vùng dự án; Đề xuất các giải pháp tổng thể
thủy lợi phục vụ cấp nước, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, khu đô
thị, vùng nuôi trồng thủy sản, các vùng cây ăn trái,…;
Dự án “Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020 và tầm
nhìn đến năm 2030” [11] do Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam chủ trì thực hiện
giai đoạn 2007 – 2010. Kết quả của dự án nhằm rà soát lại nguồn nước mặt của tỉnh,
các giải pháp khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn nước, cân đối đảm bảo nhu cầu
nước phục vụ đa mục tiêu nhằm phát triển kinh tế xã hội.


×