Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua địa phận thị trấn An Châu – huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.38 KB, 58 trang )

I I HọC THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM




NGUYN VN DNG


Tên đề tài:

NH GI HIN TRNG MễI TRNG NC LU VC SễNG
AN CHU ON CHY QUA A PHN TH TRN
AN CHU HUYN SN NG TNH BC GIANG



Khóa luận tốt nghiệp đại học






Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trờng
Khoa : Môi trờng
Khoá học : 2010 - 2014

Giảng viên hớng dẫn: Th.S H ỡnh Nghiờm
Khoa Môi trờng - Trờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên





Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống
lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực
tiễn.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa
Môi Trường, em đã về thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Sơn Động – tỉnh Bắc Giang. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt
nghiệp.
Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường ĐHNL Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường
đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập
và rèn luyện tại nhà trường.
Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Sơn Động, Ủy ban nhân dân thị trấn An Châu
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của
cô giáo hướng dẫn: ThS. Hà Đình Nghiêm đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời
qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, mà kiến thức về
công tác bảo vệ môi trường hết sức phức tạp và nhạy cảm trong giai đoạn hiện

nay, nên em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện./.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Văn Dương
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường
TN & MT Tài nguyên và Môi trường
QCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
THCS

Trung học cơ sở

UBND Uỷ ban nhân dân
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BOD
5
Nhu cầu oxy sinh hóa
COD Nhu cầu oxy hóa học
TSS

Tổng chất rắn lơ lửng
BYT
Bộ Y tế
THPT

Trung học phổ thông
TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

BVTV

Bảo vệ thực vật

DO

Lượng oxi hòa tan



1

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự sống của con
người và toàn bộ sinh vật trên trái đất.Nước tham gia vào các hoạt động sống
cũng như hoạt động sản xuất của con người.
Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, môi
trường Việt Nam cũng đang phải gánh chịu những tác động đáng lo ngại về
vấn đề ô nhiễm. Trong hoàn cảnh đó công tác bảo vệ môi trường đang được
đặt ra như những thách thức to lớn cho đất nước ta. Vấn đề ô nhiễm môi trường
hiện nay không chỉ giới hạn ở các khu đô thị mà còn ở nhiều vùng nông thôn
rộng lớn, thậm chí còn có những nơi ô nhiễm nghiêm trọng, dân số tăng, diện
tích đất canh tác bị thu hẹp, diện tích đất ở cũng giảm theo đầu người. Do sự

quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường của người dân các vùng thị trấn và các
xã ở những huyện nghèo còn kém nên một loạt các vấn đề về ô nhiễm môi
trường tại vùng này đang ngày càng tăng lên.
Lưu vực sông An Châu, đại diện là đoạn chảy qua thị trấn An Châu có
ý nghĩa quan trọng đối với người dân trên địa bàn thị trấn: Cung cấp nước
sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp Thị trấn An Châu trước kia nền kinh tế phát
triển chủ yếu là nền nông nghiệp thuần túy. Nhưng hiện nay cùng với quá
trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, chất lượng cuộc
sống của nhân dân thị trấn An Châu cũng đang ngày được cải thiện, số lượng
các nhà máy, xí nghiệp đang một tăng. Kéo theo hàng loạt các vấn đề, các áp
lực về ô nhiễm môi trường, hệ thống thoát nước thải và rác thải từ các cơ sở
sản xuất và nước thải sinh hoạt của người dân trong thị trấn không qua xử lý
chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nước, đất, không khí.
Hơn thế nữa các nguồn thải này còn là nguyên nhân gây nên các bệnh
truyền nhiễm trên diện rộng với cộng đồng dân cư sống gần đó. Nguồn gây ô
nhiễm này có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người dân, ô
nhiễm môi trường sống và làm suy giảm chức năng hệ sinh thái trong khu


2

2
vực. Nhiều nhà máy tuy không nằm trong khu vực thị trấn An Châu nhưng
những ảnh hưởng do những nguồn thải của các nhà máy này không nhỏ đến
môi trường như: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước Đặc biệt là ô
nhiễm nguồn nước lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua địa phận thị trấn An
Châu. Chính vì tình hình này nên việc tìm hiểu về hiện trạng môi trường nước
lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua địa phận thị trấn An châu cũng như ảnh
hưởng của ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông An Châu đến môi trường sống,
đến sức khỏe cộng đồng dân cư sống trong địa bàn thị trấn An Châu – Huyện

Sơn Động là một vấn đề cần thiết.
Để tìm hiểu thêm và góp phần cải thiện nguồn nước lưu vực sông An
Châu – Đoạn chảy qua thị trấn An Châu. Được sự cho phép của ban chủ
nhiệm khoa Môi trường – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước lưu vực sông
An Châu đoạn chảy qua địa phận thị trấn An Châu – huyện Sơn Động –
tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
-
Tìm hiểu hiện trạng môi trường nước lưu vực sông An Châu – đoạn chảy
qua địa phận thị trấn An Châu – huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang.
-
Đề xuất một số giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi
trường nước mặt của huyện trong thời gian tới.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Thông qua việc tìm hiểu thực tế, lấy mẫu phân tích và tham khảo
những kết quả nghiên cứu trước đây về hệ thống nước mặt huyện Sơn Động,
qua đó đưa ra các kết quả chính xác về tình hình và những nguyên nhân chính
ảnh hưởng đến chất lượng nước và dự báo tình trạng ô nhiễm của hệ thống
nước mặt huyện Sơn Động.
- Cảnh báo về các vấn đề cấp bách và các nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm
môi trường nước tại địa bàn huyện.
- Nâng cao nhận thức và kiến thức của tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi
trường nước.


3

3
- Đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, nâng cao chất

lượng nước nhằm phục vụ các hoạt động của địa phương.
1.4. Yêu cầu
- Đánh giá chính xác, trung thực, khách quan về hiện trạng Môi trường
nước sông An Châu đoạn chảy qua thị trấn An Châu - huyện Sơn Động - tỉnh
Bắc Giang.
- Kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn Môi
trường.
- Chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn của công tác quản lý môi
trường nước lưu vực sông An Châu đoạn chảy qua địa phận thị trấn An
Châu – huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất được những phương án giải quyết mang tính khả thi, phù hợp
với địa bàn nghiên cứu.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu vào
thực tiễn.
- Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế
cho bản thân sau này
- Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các vấn
đề đang được xã hội quan tâm
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra được các kết quả, đánh giá chính xác nhất về chất lượng môi trường
nước, giúp cơ quan quản lí về môi trường có biện pháp thích hợp để bảo vệ.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của người dân trong địa bàn huyện.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho
cộng đồng dân cư.





4

4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 đã
định nghĩa : “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật”.
Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 “Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh
vật”.
Khái niệm tiêu chuẩn môi trường
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 định
nghĩa: “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong
chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản
lý và bảo vệ môi trường”. [7]
Khái niệm về tài nguyên nước
- Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, vừa vô
hạn vừa hữu hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng cho các nhu cầu của
cuộc sống ăn, uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, nông

nghiệp, giao thông vận tải thủy, du lịch.
- Tài nguyên nước được phân thành 3 dạng chủ yếu theo vị trí cũng
như đặc điểm hình thành, khai thác và sử dụng. Đó là nguồn nước mặt, nước
ngầm và nước trong khí quyển (hơi nước). [6]



5

5
Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý -
hóa- sinh học của nước, với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa
dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất”. [6 ]
Tác nhân và thông số ô nhiễm nguồn nước
- Độ pH: pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước cấp và
nước thải.
- Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD) : Là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật
tiêu thụ trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước.
- Nhu cầu oxi hóa học (COD) : Là lượng oxy cần thiết cho quá trình
oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước thành CO
2
và H
2
O. COD biểu thị
lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng hóa học.

- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO ) : Là lượng oxy không khí

có thể hòa tan vào nước trong điều kiện nhiệt độ, áp suất xác định.
- Độ cứng của nước: Là sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước
quá mức tiêu chuẩn cho phép.
Khái niệm lưu vực sông:
“Là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự
nhiên vào sông”.
Lưu vực là phần diện tích bề mặt đất trong tự nhiên mà mọi lượng nước
mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát qua một cửa ra duy nhất. Trên thực
tế, lưu vực thường được đề cập đến là lưu vực sông, và toàn bộ lượng nước
trên sông sẽ thoát ra cửa sông. [10]
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.


6

6
- Luật Tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
26/12/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ TN&MT Quy
định quản lý và BVMT khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và
cụm công nghiệp.
- Thông tư 48-2011/TT-BTNMT sửa đổi bổ sung Thông tư
08/2009/TT-BTNMT
- Ngày 17 tháng 06 năm 2009, Bộ Y tế đã ra Thông tư số 04/2009/TT-
BYT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống” ký
hiệu là QCVN 01:2009/BYT. Quy chuẩn kỹ thuật này quy định mức giới hạn

các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ
sở chế biến thực phẩm.
- Chỉ thị số 02/2004/CT - BTNMT ngày 02/06/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và môi trường về việc tăng cường công tác quản lý Tài nguyên
nước dưới đất.
- QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt.
- QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp.
- QCVN 08:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt
- QCVN 09:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm
- TCVN 5942:1995 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước - tiêu
chuẩn chất lượng nước mặt
- TCVN 6492:2011 Tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước
- Xác định pH
- TCVN 6001: 1995: Chất lượng nước. Xác định nhu cầu oxy sinh hóa
- TCVN 6491-1999 : Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học


7

7
- TCVN 6625-2000: Chất lượng nước- Xác định chất rắn lơ lửng bằng
cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.
- TCVN 5945:2005 : Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải
- TCVN 5993 : 1995: Chất lượng nước - lấy mẫu, hướng dẫn
bảo quản và xử lý mẫu.



2.2. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới và ở Việt Nam
2. 2.1. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới
Nếu bạn đã biết đến những dòng sông tuyệt đẹp với khung cảnh như
trên thiên đường thì chắc chắn bạn sẽ bị sốc khi biết đến những dòng sông ô
nhiễm nghiêm trọng do chính con người hủy hoại. Dưới đây là một số con
sông đang trong tình trạng cạn kiệt nước và ô nhiễm nhất trên thế giới:
Sông Citarum, Indonesia: rộng 13.000km
2
, là một trong những dòng
sông lớn nhất của Indonesia. Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB), sông Citarum cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân
thủ đô Jakarta, tưới cho những cánh đồng cung cấp 5% sản lượng lúa gạo và
là nguồn nước cho hơn 2.000 nhà máy - nơi làm ra 20% sản lượng công
nghiệp cho đảo quốc này. Dòng sông này là một phần không thể thay thế
trong cuộc sống của người dân vùng Tây đảo Java. Nó chảy qua những cánh
đồng lúa và những thành phố lớn nhất Indonesia. Tuy nhiên, hiện tại nó là
một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới. Citarum như một bãi rác di
động, nơi chứa các hóa chất độc hại do các nhà máy xả ra, thuốc trừ sâu trôi
theo dòng nước từ các cánh đồng và cả chất thải do con người đổ xuống. Ô
nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt, người dân sử dụng nước cũng bị
lây nhiễm nhiều loại bệnh tật. Điều kinh hoàng hơn cả là nhiều hộ dân sống
quanh dòng sông này hàng ngày vẫn sử dụng nước sông để giặt giũ, tắm rửa,
thậm chí cả đun nấu.
Sông Buriganga, Bangladesh: Sông Buriganga là một trong những
con sông lớn chạy qua thủ đô Dhaka của Bangladesh. Tuy nhiên, từ năm
1995-1999 mức ô nhiễm của sông rất cao. Sông bị ô nhiễm bởi các hóa chất


8


8
từ các nhà máy ximăng, xà phòng, nhuộm, da và giấy. Hầu hết những loại hóa
chất được xác định có trong nước sông đều thuộc nhóm 12 chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy (POP
s
), rất độc hại đối với con người. Các chất ô nhiễm này
liên tục thâm nhập vào cơ thể con người thông qua thực phẩm, đồ uống và
phá hủy các bộ phận của cơ thể.
Sông Hoàng Hà, Trung Quốc: Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ 2 ở
Trung Quốc, có vai trò rất quan trọng đối với người dân nước này. Đây chính là
nguồn cung cấp nước lớn nhất cho hàng triệu người dân ở phía Bắc Trung Quốc
nhưng hiện giờ đã bị ô nhiễm nặng nề bởi sự cố tràn dầu và các chất thải công
nghiệp. Một đường ống dẫn dầu bị vỡ của Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc
với hơn 1.500 lít dầu đã tràn vào đất canh tác và một phụ lưu của sông Hoàng Hà.
Sông Hằng, Ấn Độ: Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài
2.510km bắt nguồn từ dãy Hymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua
Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Sông Hằng có lưu vực rộng
907.000km
2
, một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân cao nhất
thế giới.
Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên
thế giới vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công
nghiệp và rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý tới mức những người mộ đạo
trước kia tôn thờ nguồn nước sông này giờ đây lại trở nên khiếp sợ chính
nguồn nước đó. Chất lượng nước đang trở nên xấu đi nghiêm trọng. Cùng với
sự mất đi khoảng 30-40% lượng nước do những đập nước đang làm cho sông
Hằng trở nên khô cạn và có nguy cơ biến mất. Theo ước tính, có hơn 400
triệu người sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có 2 triệu người tới bờ

sông làm các nghi thức tắm rửa tại đây. Ngoài ra, do phong tục hỏa táng một
phần thi thể rồi thả trôi sông nên những thi thể người trôi lững lờ trên dòng
sông này, rồi rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu lò đốt cũng là một
nguyên nhân làm tăng ô nhiễm sông. Nước sông giờ không những không thể
dùng ăn uống, tắm giặt mà còn không thể dùng cho sản xuất nông nghiệp. Các
nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nước sông khá cao như


9

9
thủy ngân (nồng độ từ 65-520ppb), chì (10-800ppm), crom (10-200ppm) và
nickel (10-130ppm).
Sông Tùng Hoa, Trung Quốc: Sông Tùng Hoa có chiều dài gần
2.000km, chảy qua thành phố lớn Cáp Nhĩ Tân với gần 4 triệu dân và hơn 30
thành phố khác, nối tiếp với các vùng thôn quê mà đa số cư dân sống nhờ vào
nguồn nước của con sông này. Sông Tùng Hoa đã bị ô nhiễm nặng nề bởi một
sự cố bất thường liên quan đến các nhà máy hóa chất dầu hỏa lớn trong tỉnh
Cát Lâm phía Bắc Trung Quốc đã bất ngờ bị nổ và hậu quả là hơn 100 tấn
benzene và những chất độc khác từ nhà máy đã đổ xuống sông. Benzene và
nitrobenzene là chất gây ung thư ngay cả với liều lượng nhỏ. Khối chất độc ấy
sẽ tiếp tục trôi xuống hạ nguồn, đổ vào con sông lớn Hắc Long Giang.
Sông King, Australia: Sông King nằm ở Tây Australia. Sông này có
độ phèn rất cao do chịu tác động của hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt
động khai khoáng được đổ xuống mỗi năm. Lượng rác thải hiện là hơn 100
triệu tấn, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho con sông này. [5]
2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước sông ở Việt Nam
Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, có hơn 2360 con sông
lớn hơn 10km, trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích từ 10000km
2

trở lên.
Phần lớn sông ngòi nước ta đều là nước ngọt, vừa cung cấp nước phục vụ nhu
cầu sinh hoạt của con người, vừa phục vụ cho ngành sản xuất khác. Tuy
nhiên, nước ngọt là tài nguyên hạn chế và dễ bị suy thoái, tối cần thiết cho sự
sống, phát triển của con người, sinh vật và môi trường. [4]
Ở Việt Nam – một nước đang phát triển, mặc dù được nhà nước đặc
biệt quan tâm nhưng chỉ mới có 46 – 50% dân cư đô thị và 36 – 43% dân cư
nông thôn được dùng nước sạch. Nhiều người dân ở nhiều vùng còn phải
dùng nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, kéo theo tỷ lệ dân cư
mắc bệnh khá cao: 90% phụ nữ nông thôn mắc bệnh phụ khoa, 95% trẻ em
nông thôn bị nhiễm giun, hàng năm có trên 1 triệu ca tiêu chảy, kiết lị
Nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân quan trọng tạo nên những nguy cơ
tiềm tàng của nhiều bệnh lý ở địa phương. [8]


10
10
Lưu vực sông Cầu: Ðây không phải là nguy cơ ô nhiễm mà là một lưu
vực đã bị ô nhiễm hoàn toàn. Dân số sống trong lưu vực này chiếm khoảng 7
triệu trên một diện tích độ 10.000km
2
. Trong lưu vực này, ngoài khu sản xuất
công nghiệp lớn nhất Thái Nguyên, qua việc khai thác mõ và hóa chất, còn có
trên dưới 800 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và quy mô công nghiệp nhỏ
như các làng nghề tập trung. Lượng chất thải lỏng thải hồi vào lưu vực sông
Cầu ước tính khoảng 40 triệu m
3
/năm. Riêng khu vực Thái Nguyên thải hồi
khoảng 24 triệu m
3

trong đó có nhiều kim loại độc hại như Selenium,
Mangan, chì, thiếc, thủy ngân và các hợp chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất
hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu rầy, trừ nấm
mốc Tại tỉnh Bắc Ninh, có trên 60 làng nghề đã có từ lâu đời. Nơi đây cũng
còn có các ngành chế biến lâm sản và kỹ nghệ giấy và tái sinh giấy. Các kỹ
nghệ nầy đã phát thải nhiều hóa chất hữu cơ độc hại trong đó các chất tẩy
trắng chứa chlor là một nguy cơ ô nhiễm cao nhất. Vì trong công đoạn nầy
phát sinh ra dioxin, mầm móng của bịnh ung thư. Thêm nữa, trong các phụ
lưu của sông Cầu, hầu hết những thông số phân tích đều vượt qua tiêu chuẩn
cho phép từ 2 đến hơn 50 lần như nhu cầu oxy hóa học (COD), lượng oxy hòa
tan (DO), tổng cặn lơ lững (TSS), nitrite (NO2). Với những thông số ghi nhận
tên đặc biệt là DO, một thông số chỉ lượng oxy hòa tan rất thấp, nhiều khi
dưới 1,0 đơn vị, có nghĩa là trong lưu vực sông Cầu lượng tôm cá hầu như
không còn hiện diện nữa.
Lưu vực sông Nhuệ: Dân số trong lưu vực nầy khoảng 10 triệu trên
một diện tích 7.700km
2
. Ðây là một vùng có mật độ dân số cao trên 1.000
người/km
2
và cũng là một trung tâm kinh tế quan trọng. Do đó ngoài nước
thải công nghiệp, cần phải kể thêm nước thải sinh hoạt gia cư, tất cả đều đổ
thẳng ra sông hồ. Lượng nước thải sinh hoạt được ước tính là 140 triệu m
3

theo thống kê 2004. Còn các nguồn nước thải của trên 120 cơ sở sản xuất
công nghiệp ở vùng nầy trừ Hà Nội ước tính khoảng 120 triệu m
3
/năm. Riêng
tại Hà Nội, có 400 xí nghiệp và khoảng 11 ngàn cơ sở sản xuất tiểu thủ công

nghiệp thải hồi trung bình 20 triệu m
3
/năm. Hà Tây là nơi trọng điểm của làng
nghề chiếm 120 làng trên tổng số 286 làng nghề trong khu vực. Hai hạ lưu có


11
11
ô nhiễm trầm trọng nhất là sông Nhuệ và sông Tô Lịch với hàm lượng DO
hầu như triệt tiêu, nghĩa là không còn điều kiện để cho tôm cá sống được, và
vào mùa khô nhiều đoạn sông trên hai sông nầy chỉ là những bãi bùn nằm trơ
cùng trời đất.
Lưu vực sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn: Lưu vực này chẳng những
là một vùng đông dân cư như Hà Nội, với diện tích 14.500km
2
và dân số
khoảng 17,5 triệu và cũng là một vùng tập trung phát triển công nghiệp lớn
nhất và cũng là một vùng được đô thị hóa nhanh nhất nước. Hàng năm sông
ngòi trong lưu vực nầy tiếp nhận khoảng 40 triệu m
3
nước thải công nghiệp,
không kể một số lượng không nhỏ của trên 30.000 cơ sở sản xuất hóa chất rải
rác trong TP.Hồ Chí Minh. Nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 360 triệu m
3
.
Ngoài những chất thải công nghiệp như hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại
như: đồng, chì, sắt, kẽm, thủy ngân, cadmium, mangan, các loại thuốc bảo vệ
thực vật. Nơi đây còn xảy ra hiện tượng nước sông bị acid hóa như đoạn sông
từ cầu Bình Long đến Bến Than, nhiều khi độ pH xuống đến 4,0 (độ pH trung
hòa là 7,0), và trọng điểm là sông Rạch Tra, nơi tất cả nước rỉ từ các bãi rác

thành phố và hệ thống nhà máy dệt nhuộm ở khu Tham Lương đổ vào. Lưu
vực nầy hiện đang bị khai thác quá tải, nước sông hoàn toàn bị ô nhiễm và hệ
sinh thái của vùng nầy bị tàn phá kinh khủng, và đây cũng là một yếu tố sống
còn cho sự phát triển cho cả nước, chiếm 30% tổng sản lượng quốc dân. Vào
tháng 12/2005, BTNMT đã tổ chức hội thảo “Bảo vệ môi trường lưu vực hệ
thống sông Ðồng Nai” đã nói lên tính cách quan trọng của vấn đề.
Lưu vực sông Tiền Giang và Hậu Giang: Ðây là một vùng hết sức
đặc biệt và cũng là một lưu vực lớn nhất và đông dân nhất với diện tích 39
ngàn km
2
và gần 30 triệu cư dân Phát triển kinh tế nơi đây đặt trọng tâm là
nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản. Vì đây không phải là một trọng điểm
công nghiệp cho nên những vấn nạn môi trường không giống như tình trạng
của 3 lưu vực vừa kể trên. Nhưng việc khai thác nông nghiệp và thủy sản đã
trở thành một vấn đề cần phải lưu tâm trong hiện tại. Việc ô nhiễm hóa chất
do dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là kết quả của việc khai thác
tối đa nguồn đất cho nông nghiệp. Ðã có nhiều chỉ dấu cho thấy các hóa chất


12
12
độc hại như DDT, Nitrate, hóa chất BVTV thuộc nhóm organo-phosphate,
nguyên nhân của những mầm bịnh ung thư đã hiện diện trong nước. Thêm
nữa, viễn ảnh nguồn nước ở lưu vực nầy bị ô nhiễm arsenic do việc đào trên
300 ngàn giếng để dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu cũng sẽ là một quốc nạn
trong tương lai không xa. [9]
2.2.3. Tài nguyên nước của tỉnh Bắc Giang và chất lượng nước lưu vực
sông An Châu
2.2.3.1. Tài nguyên nước của tỉnh Bắc Giang
Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng

chiều dài 347km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Hệ thoonga ao, hồ,
đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa,
nước ngầm đủ khả năng cung cấp cho các ngành kinh tế và sinh hoạt, cụ thể
tài nguyên nước trên các sông như sau:
- Sông Cầu: Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận
Bắc Giang có chiều dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn
là song Công và sng Cà Lồ. Lưu lượng nước trên sông Cầu hàng năm khoảng
4,2 tỷ m
3
, hiện nay đã có hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục vụ tưới tiêu
cho các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang
và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Sông Lục Nam: Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn
chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm các
chi lưu chính là sông Cấm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu
lượng nước hang năm khoảng 1,86 tỷ m
3
. Hiện tại trên hệ thống sông Lục
Nam đã xây dựng khoảng 170 công trình chủ yếu là hồ, đập để phục vụ tưới
nước cho các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.
- Sông Thương: Sông thương có chiều dài 87 km, có chi lưu chính là
sông Hóa, sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ
m
3
, trên sông Thương đã xây dựng hệ thống thuy nông Cầu Sơn phục vụ tưới
nước cho huyện Lạng Giang, một phần các huyện : Lục Nam, Yên Dũng và
thành phố Bắc Giang.


13

13
- Các hồ lớn: Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích
gần 5.000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng khá lớn như: Hồ Cấm Sơn,
trữ lượng khoảng 307 triệu m
3
; hồ Suối Nứa, trữ lượng khoảng 6,27 triệu m
3
;
hồ Hố Cao, trữ lượng khoảng 1,151 triệu m
3
; hồ Cây Đa, trữ lượng khoảng 2,97
triệu m
3
và hồ Suối Mỡ, trữ lượng khoảng 2, 024 triệu m
3
. [1]
2.2.3.2. Tài nguyên nước trên địa bàn thị trấn An Châu - huyện Sơn Động -
tỉnh Bắc Giang
Cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá
hiện đại hoá, nhu cầu về nước trên địa bàn huyện Sơn Động ngày càng quan
trọng và đang đặt ra yêu cầu phải khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước
một cách bền vững và có hiệu quả.
Nguồn tài nguyên nước ở huyện Sơn Động bao gồm nước mưa, nước
mặt và nước dưới đất. Ngoài nguồn nước mưa khá lớn với lượng mưa trung
bình hằng năm từ 1000 đến 1500 mm, huyện Sơn Động có hệ thống sông, hồ,
đập khá phong phú mà lớn nhất là sông An Châu và các hồ đập : đập Khe
Chão, đập Đặng Ở đây có thể phát triển các công trình cấp nước tập trung sử
dụng nguồn nước sông suối theo phương án tự chảy hoặc bơm dẫn.
Tuy nhiên, nguồn nước ở các dòng sông trên địa bàn đang có xu hướng
bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và ý thức chưa cao

của đại bộ phận dân cư chưa cao trong việc khai thác nguồn nước đang là
nguy cơ đe doạ tính bền vững của nguồn tài nguyên nước. Chất lượng nước
tại các khu công nghiệp, khu đô thị rất kém do hầu hết các cơ sở công nghiệp
và các làng nghề hiện đang thải trực tiếp nước ra môi trường mà chưa chú
trọng biện pháp xử lý đã gây ô nhiễm không chỉ nguồn nước mặt mà có dấu
hiệu xuống cả nguồn nước ngầm. Hiện nay chất lượng nguồn nước mặt đã có
những dấu hiệu bị ô nhiễm.
Trong ngững năm tới, huyện Sơn Động sẽ tập trung cao cho phát triển
kinh tế nên nhu cầu về nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Việc bảo vệ
nguồn nước, phòng chống suy thoái hay cạn kiệt nguồn nước gắn với việc bảo
vệ, phát triển rừng và khả năng tái tạo nguồn nước cũng được Huyện quan
tâm đồng thời với việc xử lý nghiêm các trường hợp làm suy thoái, cạn kiệt, ô
nhiễm môi trường nước mặt. Định hướng của huyện đến năm 2015 toàn bộ


14
14
dân số trong huyện được sử dụng nước sạch bằng hệ thống cấp nước tập trung
đến các điểm dân cư. Để đạt được mục tiêu này cần có khoản kinh phí rất lớn
để thăm dò, đánh giá và khai thác các nguồn nước ngầm và nước mặt cũng
như xây dựng các nhà máy nước và các chính sách bảo vệ nguồn nước. [2]







15
15

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông An
Châu đoạn chảy qua địa phận thị trấn An Châu - huyện Sơn Động- tỉnh Bắc
Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước sông An Châu đoạn chảy qua
thị trấn An Châu - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Phòng TN- MT huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/2014 đến ngày 4/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội thị trấn An Châu - huyện Sơn
Động- tỉnh Bắc Giang
3.3.2. Tình hình quản lí môi trườngcủa thị trấn An Châu huyện Sơn Động-
tỉnh Bắc Giang
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường nước
- Diễn biến môi trường nước
3.3.4. Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông An Châu
đoạn chảy qua địa phận thị trấn An Châu trên địa thị trấn An Châu
3.3.5. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông An
Châu đoạn chảy qua địa phận thị trấn An Châu - huyện Sơn Động – tỉnh Bắc
Giang
3.3.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm Môi trường nước lưu
vực sông An Châu đoạn chảy qua địa phận thị trấn An Châu.






16
16
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập các tài liệu liên quan tới các nội dung nghiên cứu từ các số
liệu sẵn có tại khu vực thực hiện, tham khảo các tài liệu trên sách, báo,
internet, các nghiên cứu khoa học
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Phòng
TN&MT - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Phương pháp điều tra phỏng vấn nhằm thu thập số thông tin tài liệu về
hiện trạng và chất lượng môi trường nước.
Số hộ phỏng vấn: 50 hộ.
Tiêu chí chọn hộ: 50 phiếu điều tra được chia đều cho 4 khu của thị trấn
An Châu - huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang, chủ yếu là chủ hộ thường
xuyên sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất, chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ vấn đề ô nhiễm, tránh các hộ gia đình làm ăn xa, không nắm bắt được
tình hình môi trường tại địa phương.
Phương pháp phỏng vấn: Đến từng hộ gia đình, hỏi trực tiếp chủ hộ, câu
hỏi đưa ra cần sát thực tế, phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngôn từ mộc
mạc, dễ hiểu.
Phương pháp điều tra phỏng vấn phục vụ sơ bộ và tổng quát về vấn đề
nghiên cứu. Giúp thu thập thêm thông tin để tổng hợp đầy đủ chính xác về
chất lượng nước mặt và hiểu biết của người dân về môi trường nước mặt của
huyện kết hợp với việc đi khảo sát, chụp ảnh tại khu vực nghiên cứu.
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu phân tích: Phương pháp lẫy mẫu nước mặt thực
hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5992:1995 (ISO
5667 -2: 1991).

Đề tài tiến hành lấy 2 mẫu nước lưu vực sông An Châu – thị trấn An
Châu – huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang. Cụ thể là:



17
17
Bảng 3.1. Bảng vị trí các điểm lấy mẫu

STT

Tên
mẫu

Ký hiệu

mẫu
Địa điểm lấy mẫu Đặc điểm
mẫu
1 NM Mẫu 1 Khu 4 - thị trấn An Châu –
huyện Sơn Động – tỉnh Bắc
Giang
Mẫu nước mặt
2 MM

Mẫu 2 Giếng khoan hộ ông Ngô Văn
Giới - Khu 1 - thị trấn An
Châu – huyện Sơn Động – tỉnh
Bắc Giang
Mẫu nước ngầm

3.4.4. Phương pháp phân tích mẫu
Quá trình phân tích mẫu nước, được thực hiện tại phòng thí nghiệm
của khoa Môi Trường – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Các mẫu phân tích được tiến hành theo quy định của các TCVN. Cụ thể
như sau:
pH Theo TCVN 6492: 2011
BOD
5
: Theo TCVN 6001: 2008
COD: Theo TCVN 4565:1988
3.4.5 Phương pháp xử lý và đánh giá tổng hợp số liệu
- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này cho phép ta so
sánh hàm lượng các chỉ tiêu nghiên cứu với QCVN, so sánh hàm lượng các
chỉ tiêu nghiên cứu, hoặc so sánh giữa các địa điểm lấy mẫu với nhau.
- Phương pháp tổng hợp: Là liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các
nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có được một kết luận hoàn thiện,
đầy đủ, vạch ra mối liên hệ giữa chúng.
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm WINWORD, EXCEL…
- Sử dụng một số phương pháp khác.
3.4.6. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia



18
18
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn An Châu - huyện Sơn
Động – tỉnh Bắc Giang
4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý



















Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang
Thị trấn An Châu nằm ở toạ độ địa lý từ 21độ 07’ đến 21 độ 37’ vĩ độ
bắc ; từ 105 độ 53’ đến 107 độ 02’ kinh độ đông. Thị trấn An Châu nằm cách
thành phố Bắc Giang 80km về phía bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110
km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100km về phía Đông. Phía Bắc và


19
19
Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn. Phía Nam và Đông Nam Giáp với tỉnh

Quảng Ninh.
Nhìn trên bản đồ, thị trấn An Châu nằm trên vòng cung Ngân Sơn –
Đông Triều, phía Bắc và Đông giáp các huyện Lộc Bình, Đình lập của tỉnh
Lạng Sơn, phía Nam giáp 3 huyện của tỉnh Quảng Ninh là Ba Chẽ, Hoành Bồ
và Đông Triều, còn phía Tây giáp huyện Lục Nam và Lục Ngạn. với vị trí
như trên thị trấn An châu có vị trí tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế xã hội và giao lưu buôn bán với các vùng lân cận.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng
• Địa hình
An Châu là một thị trấn vùng cao của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, từ
trung tâm là thị trấn An Châu cách thành phố Bắc Giang khoảng 80 km. Tổng
diện tích tự nhiên của thị trấn là 213,3 ha, chiếm 22,09 tổng diện tích của
huyện Sơn Động. Trong đó đất nông nghiệp: 111,23 ha, đất lâm nghiệp: 27,06
ha.
Thị trấn An Châu có địa hình núi thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam,
dãy núi Yên Tử án ngữ phía Đông Nam bao gồm các núi cao và đốc bị chia
cắt mạnh, đỉnh cao nhất là 1068m, độ cao trung bình là 450m so với mực
nước biển. [11]
• Thổ nhưỡng
Đất đai trên địa bàn thị trấn An Châu chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên
đá phiến sét, Đất vàng nhạt trên đá cát: các khu vực phía Bắc của thị trấn. Đất
đai có tầng đất khá dầy, hàm lượng mùn tương đối cao, vùng này chiếm
khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên của toàn thị trấn.
Vùng núi cao trung bình gồm các khu vực ở phía Đông Nam, có tầng đất
dày trung bình đến nông, hàm lượng mùn đến thấp hơn, diện tích vùng này
chiếm khoảng 80% tổng diện tích tự nhiên của toàn thị trấn. [11]
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn
• Khí hậu



20
20
Thị trấn An Châu nằm cách bờ biển Quảng Ninh không xa, nhưng do bị
án ngữ bởi dãy núi Yên Tử ở phía Đông nên thị trấn An Châu có đặc điểm khí
hậu lục địa vùng núi. Hàng năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và
mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà; mùa hạ nóng và mùa đông lạnh.
Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của thị trấn thành 2 mùa:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, hướng gió thịnh hành là gió Đông
Nam, nhiệt độ cao nhất trung bình tháng là 32,9
o
C, mưa nhiều lượng mưa
chiếm 85% lượng mưa của cả năm, tập trung vào các tháng 7 và tháng 8.
- Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió thịnh
hành là gió Đông Bắc, nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng là 11,6
o
C. Mùa này
lượng mưa ít, chiếm 15% của cả năm ( tháng 1 lượng mưa trung bình chỉ đạt
15,2mm), khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, nhiệt độ xuống thấp do ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của một
số cây trồng, vật nuôi.
Có thể tóm tắt các nét đặc trưng về khí hậu của thị trấn như sau:
+ Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22,6
o
C
Nhiệt độ trung bình cao nhất: 33,9
o
C
Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 11,6
o

C
Nhiệt độ thấp tuyệt đối: - 2,8
o
C
Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không quá cao: từ 6,4
o
C đến 9,9
o
C
Tổng tích ôn tương đối cao thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây
trồng. Trong năm có thời gian nhiệt độ xuống thấp thích hợp phát triển đối
với một số cây ăn quả, nhất là cây vải thiều.
+ Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình cả năm là 1.564mm. Thuộc khu vực có lượng
mưa trung bình trong vùng. Số ngày mưa trung bình trong năm là 128,5 ngày,
những ngày có lượng mưa lớn nhất vào tháng 8 đạt 310,6mm.



21
21
+Nắng:
Thị trấn An Châu nằm trong khu vực có lượng bức xạ trung bình so
với vùng khí hậu nhiệt đới. Số giờ nắng trung bình trong cả năm là 1.571 giờ,
bình quân số giờ nắng trong ngày đạt 4,3 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là
tháng 7 (199giờ). Số giờ nắng như vậy cho phép nhiều loại cây trồng phát
triển và cây trồng được nhiều vụ trong năm.
+ Độ ẩm và không khí:
Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 81%, các tháng có độ ẩm cao
thường rơi vào mùa mưa, cao nhất là tháng 8 (86%), thấp nhất vào tháng 12

(77%) và tháng 1 (78%).
+ Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 961,2mm, tháng có lượng bốc
hơi cao nhất là tháng 5 (112,3mm) và thấp nhất vào tháng 2 ( 61,8mm).
+ Chế độ gió, bão:
Thị trấn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, với 2 hướng
gió chính; Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Tốc độ gió trung bình
1,1m/s. Do nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều nên thị
trấn ít chịu ảnh hưởng của bão.
+ Các hiện tượng thời tiết khác:
Sương mù: Số ngày sương mù trung bình hàng năm là 75, 9ngày, nhiều
nhất vào các tháng 9 và tháng 10.
Sương muối: Số ngày có sương muối không đáng kể, trung bình hàng
năm có 1,1 ngày và chỉ rơi vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm.
Mưa phùn: Số ngày mưa phùn trung bình hàng năm là 16,6 ngày. Đặc
biệt trong các tháng mùa xuân.
Mưa đá: Theo số liệu quan trắc khí tượng nhiều năm cho thấy trên địa
bàn thị trấn An Châu hầu như không có mưa đá.
• Thuỷ văn


22
22
Thị trấn An Châu là khu vực quanh năm được con sông An Châu cung
cấp nước sinh hoạt va hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp. Sông An Châu bắt
nguồn từ 2 xã Hữu Sản và An Lạc của huyện Sơn Động, nó có vai trò và đóng
góp quan trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị trấn.
Ngoài ra trên địa bàn thị trấn còn nhiều suối, khe nhỏ nằm xen kẽ ở hầu hết
các đồi núi nằm trong thị trấn. Mật độ suối khá dày, có nhiều hồ đập lớn
nhỏ (đại diện là đập Đặng) chứa nước phục vụ sản xuất cho nông nghiệp.

Hệ thống sông suối, hệ thống hồ đập lớn nhỏ trên địa bàn thị trấn đã
cung cấp một lượng nước tưới khá lớn phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại chỗ
và các huyện vùng xuôi của tỉnh Bắc Giang. Một số hộ bắt đầu khai thác nước
ngầm từ giếng khoan vừa phục vụ sinh hoạt và vừa phục vụ nước tưới cho cây trồng.
Tóm lại, về điều kiện tự nhiên ở thị trấn An Châu có những thuận lợi
cơ bản như vị trí địa lý, tiểu vùng khí hậu cũng như điều kiện đất đai nhưng
còn có những khó khăn gây cản trở cho phát triển kinh tế xã hội đăc biệt là ở
các khu xa trung tâm thị trấn do điều kiện giao thông đi lại rất khó khăn, đất
đai có chất lượng thấp và thường gặp hạn hán do thiếu nước.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Điều kiện kinh tế
• Cơ sở hạ tầng
- Về giao thông vận tải: An Châu là một thị trấn miền núi lên có hệ
thống mạng lưới giao thông vận tải kém phát triển, chủ yếu là phát triển hệ
thống giao thông đường bộ. Mạng lưới giao thông này có chiều dài hơn 100
km với 3 tuyến đường giao thông chính là đường lên huyện Đình Lập tỉnh
Lạng Sơn, Đường xuống thành phố Bắc Giang và đường sang huyện Hoành
Bồ tỉnh Quảng Ninh.
- Hệ thống giao thông của thị trấn An Châu trong những năm gần đây
cũng có rất nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Trong năm gần đây được
sự giúp đỡ của tổng công ty xe khách Bắc Hà. Thị trấn An Châu đã có xe buýt
lưu thông trên địa bàn phục vụ việc chuyển khách và vận chuyển hàng hoá

×