Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ ban đầu tập e70 mỏ x lô 9 209 bằng phương pháp thể tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.78 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT & DẦU KHÍ
---------------------o0o--------------------

NGUYỄN BÁ THẮNG
ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG DẦU TẠI CHỖ BAN ĐẦU TẬP E70 MỎ X
LƠ 9-2/09 BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH
CHUN NGÀNH: KỸ THUẬT DẦU KHÍ
MÃ NGÀNH: 60520604

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2018

Trang i


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. TRẦN VĂN XUÂN

(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: TS. PHẠM VŨ CHƯƠNG

(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1:

(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2:


(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM
Ngày…..tháng…..năm…..
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ gồm:
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sỹ)
1. …………………………………………………………………..
2. …………………………………………………………………..
3. …………………………………………………………………..
4. …………………………………………………………………..
5. …………………………………………………………………..
Xác định của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA……………………..

Trang ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ tên học viên:

NGUYỄN BÁ THẮNG


MSHV: 1670269

Ngày, tháng, năm sinh: 23/08/1990

Nơi sinh: Thái Bình

Chun ngành: KỸ THUẬT DẦU KHÍ

Mã số: 60520604

I. TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG DẦU TẠI CHỖ BAN ĐẦU TẬP E70 MỎ X LƠ 92/09 BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Trên cơ sơ nghiên cứu cơ sở lý thuyết về đánh giá trữ lượng đang được sử
dụng biện luận lựa chọn phương pháp đánh giá trữ lượng phù hợp.
 Áp dụng lý thuyết và các phần mềm phù hợp (Petrel, Crystal Ball, Bestfit) để
đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ ban đầu tập E70 mỏ X lô 9-2/09.
 Đối sánh kết quả đánh giá trữ lượng với các phương pháp khác.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:……………………………………
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:…………………………
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

CBHD 1: PGS.TS. TRẦN VĂN XUÂN
CBHD 2: TS. PHẠM VŨ CHƯƠNG
TP.HCM, ngày…..tháng…..năm 2018

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO


(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA:……………………….
(Họ tên và chữ ký)

Trang iii


LỜI CẢM ƠN
Để có điều kiện hồn thành luận văn tốt nghiệp, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến
các thầy cô trong khoa kỹ thuật địa chất và dầu khí trường đại học Bách Khoa đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt những năm học qua.
Đặc biệt, để có được định hướng về đề tài và hồn thành, trình bày kết quả trong
luận văn này, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Trần Văn Xuân và TS.
Phạm Vũ Chương đã tận tụy hướng dẫn, dìu dắt và giúp tác giả hiểu thêm rất nhiều
kiến thức về kỹ thuật dầu khí trong suốt thời gian qua và để thu được kết quả tốt nhất.
Trong suốt thời gian hoàn thành luận văn nói riêng và q trình học tập nói
chung, tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành đến các anh chị trong công ty cùng với
những người thân trong gia đình, mọi người ln ủng hộ và bên cạnh động viên, dành
cho tác giả những điều tốt đẹp nhất.
Xin cảm ơn các bạn, các anh chị học viên cao học khóa 2016, đã cùng tơi trao
đổi, học tập và động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày tháng năm 2018
Học viên

NGUYỄN BÁ THẮNG


Trang iv


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phương pháp khoa học
cụ thể trên số liệu thực tế, không sao chép các đồ án khác. Nếu sai tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và trường đề ra.

Học viên thực hiện

NGUYỄN BÁ THẮNG

Trang v


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày trong 111 trang bao gồm phần mở đầu, 3 chương
chính, 58 hình vẽ minh họa, 32 biểu bảng số liệu, phần kết luận – kiến nghị và danh
mục tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn được diễn giải như sau:
Chương 1
Trình bày tổng quan về đối tượng nghiên cứu, đặc điểm địa chất, lịch sử hình
thành và kết quả nghiên cứu của q trình tìm kiếm, thăm dị đối tượng.
Chương 2
Trình bày sơ sở lý thuyết phân cấp trữ lượng và các phương pháp đánh giá trữ
lượng.
Chương 3
Đánh giá trữ lượng tại chỗ ban đầu tập E70 mỏ X lơ 9-2/09 bằng phương pháp
thể tích.


Trang vi


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU7
1.1. Khái quát chung bồn trũng Cửu Long ........................................................7
1.1.1. Vị trí địa lý - kinh tế - nhân văn ........................................................7
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất dầu khí của bồn trũng Cửu Long ...10
1.1.3. Đặc điểm địa tầng .............................................................................11
1.1.4. Đặc điểm cấu kiến tạo.......................................................................12
1.2. Khái quát chung và đặc điểm địa chất dầu mỏ X .....................................17
1.2.1. Khái quát chung mỏ X .....................................................................17
1.2.2. Lịch sử tìm kiếm thăm dị ................................................................19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG ..........................................................32
2.1. Phân cấp tài nguyên trữ lượng dầu khí .....................................................32
2.1.1. Tài nguyên dầu khí ...........................................................................32
2.1.2. Trữ lượng dầu khí...........................................................................332
2.2. Các phương pháp đánh giá trữ lượng .......................................................38
2.2.1. Tổng quan ..........................................................................................38
2.2.2.Phương pháp thể tích ........................................................................38
2.2.3.Phương pháp thống kê ......................................................................46
2.2.4. Phương pháp cân bằng vật chất ......................................................48
2.2.5. Phương pháp đường cong suy giảm ................................................53
2.2.6.Phương pháp xác suất .......................................................................56
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG DẦU TẠI CHỖ BAN ĐẦU TẬP E70
MỎ X LÔ 9-2/09 BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH ..........................................59
3.1. Đặc điểm cấu trúc tầng chứa E70 – mỏ X .................................................59
3.2. Kết quả và phân tích các tham số của vỉa E70 mỏ X ...............................62
Trang i



3.2.1. Cơ sở và chất lượng dữ liệu .............................................................62
3.2.2. Đặc tính chất lưu của tập E70 .........................................................63
3.2.3. Đặc tính đá chứa tập E70 .................................................................67
3.2.4. Nhiệt độ và áp xuất ...........................................................................72
3.2.5. Phân tích và kết quả của thử vỉa: ....................................................74
3.3. Đánh giá trữ lượng tại chỗ ban đầu tập E70 mỏ X lơ 9-2/09 bằng
phương pháp thể tích..........................................................................................96
3.3.1. Sơ lược về thuật toán Monte Carlo và phần mềm Crystal Ball ...96
3.3.2. Biện luận phân cấp trữ lượng tập đá chứa E70 ...........................100
3.3.3. Biện luận thơng số vỉa: ...................................................................102
3.4. Kết quả tính trữ lượng dầu khí tại chỗ tập E70......................................104
3.5. Đánh giá độ tin cậy và phân tích độ nhạy của kết quả đánh giá trữ
lượng: .................................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .......................................................................................110

Trang ii


DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Bản đồ vị trí địa lý bồn trũng Cửu Long [1]………………………8
Hình 1. 2. Cột địa tầng tổng hợp của bồn trũng Cửu Long [1] ......................12
Hình 1. 3. Bản đồ các bồn trầm tích Đệ tam ở Việt Nam [1] ..........................12
Hình 1. 4: Mặt cắt địa chất sơ lược qua trung tâm bồn trũng Cửu Long [1]
..............................................................................................................................13
Hình 1. 5: Mặt cắt ngang bồn trũng Cửu Long qua các lơ 15-2, 16-1, 09 .....14
Hình 1. 6: Sơ đồ vị trí mỏ X [2] .........................................................................18
Hình 1. 7: Sơ đồ diện tích thu nổ địa chấn 3D trên khu vực mỏ X, Lơ 09-2/09
[2] ..........................................................................................................................21

Hình 1. 8: Chất lượng tài liệu địa chấn mỏ X từ trung bình đến tốt [2] ........21
Hình 1. 9: Cột địa tầng tổng hợp mỏ X [2] .......................................................25
Hình 1. 10: Các khu vực của mỏ X (bản đồ nóc tập E dưới) [2] ....................26
Hình 1. 11: Mặt cắt địa chấn qua các giếng khoan mỏ X [2] ..........................27
Hình 1. 12: Bản đồ cấu trúc đẳng sâu nóc tập BI.2, mỏ X [2] ........................28
Hình 1. 13: Bản đồ cấu trúc đẳng sâu nóc tập BI.1, mỏ X [2] ........................28
Hình 1. 14: Bản đồ cấu trúc đẳng sâu nóc tập C, mỏ X [2] ............................29
Hình 1. 15: Bản đồ cấu trúc đẳng sâu nóc tập D, mỏ X [2] ............................29
Hình 1. 16: Bản đồ cấu trúc đẳng sâu nóc tập E trên, mỏ X [2] ....................30
Hình 1. 17: Bản đồ cấu trúc đẳng sâu sát nóc tập E dưới, mỏ X [2] ..............30
Hình 1. 18: Bản đồ cấu trúc đẳng sâu nóc tập móng, mỏ X [2] ......................31
Hình 2.1: Phân loại cấp trữ lượng theo ngun lý chia đơi khoảng cách [3] 35
Hình 2.2: Sơ đồ phân cấp trữ lượng cho vỉa dầu có mũ khí và cho vỉa dầu
khơng có mũ khí [3] ............................................................................................36
Hình 2.3: Sơ đồ tính tốn thể tích đá chứa (BRV) [3] .....................................41
Hình 2.4: Sơ đồ trạng thái vỉa [3] ......................................................................49
Hình 2. 5: Các dạng đường cong suy giảm [3] .................................................54
Hình 2.6: Biểu đồ đường cong suy giảm sản lượng [3]...................................55
Hình 2. 7 Đường cong kỳ vọng cho trữ lượng minh hoạ theo phương pháp
xác suất [2] ...........................................................................................................57
Hình 2.8: Đường cong kỳ vọng cho trữ lượng minh hoạ theo phương pháp
xác suất [3] ...........................................................................................................57
Trang iii


Hình 3. 1: Các khu vực của mỏ Kình Ngư Trắng (bản đồ nóc tập E dưới) [4]
..............................................................................................................................59
Hình 3. 2: Mặt cắt địa chấn qua các giếng khoan mỏ X [4] ............................60
Hình 3. 3: Bản đồ cấu trúc đẳng sâu nóc tập E trên, mỏ X [4].......................61
Hình 3. 4: Bản đồ cấu trúc đẳng sâu sát nóc tập E dưới, mỏ X [4] ................61

Hình 3. 5: Kết quả biểu hiện của chất lưu tập E70 giếng X 2X và 3X [4] .....65
Hình 3. 6: Tương quan rỗng-thấm của tập E70 giếng X-3X [4] .....................70
Hình 3. 7: Độ thấm tương đối của nước-dầu tập E70 giếng X-3X [4] ...........70
Hình 3. 8: Độ thấm tương đối của khí-dầu tập E70 giếng X-3X [4] ..............71
Hình 3. 9: Áp xuất mao dẫn của tập E70 giếng X-3X [4] ................................71
Hình 3. 10: Độ nén của đá tâp E70 giếng X-3X [4] ..........................................72
Hình 3. 11: Áp suất thành hệ và gradien áp suất của X-1X, 2X và 3X [4] ....73
Hình 3. 12: Nhiệt độ thành hệ và gradien nhiệt độ của X-1X, 2X và 3X [4] .73
Hình 3. 13: Áp lực đáy lỗ và chuỗi các kết quả X-2X DST#1[4] ....................76
Hình 3. 14: Dự đốn phục hồi áp suất X-2X DST#1 [4] ..................................79
Hình 3. 15: phân tích phục hồi áp suất của PBU#1 X-2X DST#1 [4] ............80
Hình 3. 16: khớp hóa lịch sử áp suất dựa vào PBU#1 X-2X DST#1 [4] ........80
Hình 3. 17: phân tích phục hồi áp suất của PBU#2 X-2X DST#1 [4] ............81
Hình 3. 18: khớp hóa lịch sử áp suất dựa vào PBU#2 X-2X DST#1 [4] ........81
Hình 3. 19: Minh giải PLT X-2X DST#1 về đới cho dịng [4].........................85
Hình 3. 20: Dữ liệu PLT X-2X DST # 1 cho thấy dòng chảy từ tầng hầm (có
thể ~ sâu hơn 80m) ..............................................................................................86
Hình 3. 21: Áp suất dấy giếng và chuỗi các kết quả X-3X DST#1 [4] ...........88
Hình 3. 22: Biểu đồ chẩn đốn phục hồi áp suất X-3X DST#1 [4] .................91
Hình 3. 23: Phân tích phục hồi áp suất sau khi xử lý acid PBU#1 X-3X
DST#1 [4] .............................................................................................................92
Hình 3. 24: Khớp hóa lịch sử áp suất dựa trên PBU#1 X-3X DST#1 [4] ......93
Hình 3. 25: Phân tích MPLT trong giai đoạn đóng giếng X-3X DST#1 [4] ..94
Hình 3. 26: X-3X DST#1 Phân tích MPLT ở những đới cho dịng trên 4284
mMD ....................................................................................................................95
Hình 3. 27: Q trình thực hiện mơ phỏng trong Crystal Ball [3]................97
Trang iv


Hình 3. 28: Các phân bố xác suất tích hợp trong Crystal Ball [2] ...............100

Hình 3. 29: Vỉa E70 ở X-2X, X-3X ..................................................................102
Hình 3. 30: Phân cấp trữ lượng của vỉa E70 ..................................................102
Hình 3. 31: Đánh giá độ nhạy của các thông số đến kết quả trữ lượng vỉa
E70.. ....................................................................................................................107

Trang v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Tóm tắt các hoạt động tìm kiếm thăm dị trên lơ 09-2/09 [2] .......20
Bảng 1. 2: Tóm tắt tài liệu các giếng khoan ở mỏ X [2] ..................................22
Bảng 1. 3: Thông số cấu trúc theo nóc tập địa chấn của mỏ X [2] .................27
Bảng 2.1: Mật độ khung đá của các loại đất đá phổ biến [3]..........................44
Bảng 2.2: Mật độ chất lưu của các loại bùn khoan [3] ....................................44
Bảng 3. 1: Thông số cấu trúc theo nóc tập địa chấn của mỏ X [4] .................60
Bảng 3. 2: Chất lượng dữ liệu vỉa chứa của cấu tạo X [4] ..............................62
Bảng 3. 3: Tóm tắt dữ liệu PVT tập E70 của giếng X-2X và 3X [4] ..............63
Bảng 3. 4: Thành phần vỉa dầu tập E70 của giếng KTN-2X và 3X [4]..........64
Bảng 3. 5: Tính chất dầu thô của tập E70 giếng X-2X và 3X [4] ...................65
Bảng 3. 6: Tính chất nước của X-2X RCI và X-3X DST #2 (tập E70) [4] .....66
Bảng 3. 7: Tính chất nước của X-3X DST#1 (bao gồm tập E70 + Móng) [4]67
Bảng 3. 8: Tính chất đá chứa theo tài liệu mẫu lỗi tập E70 của X-3X [4] .....68
Bảng 3. 9: Kết quả phân tích mẫu lõi của X-3X [4] .........................................69
Bảng 3. 10: Chuỗi các kết quả chính X-2X DST#1[4] .....................................77
Bảng 3. 11: Hiệu suất thử vỉa X-2X DST#1 [4] ................................................78
Bảng 3. 12: Minh giải tài liệu đầu vào X-2X DST#1 [4] ..................................79
Bảng 3. 13: Tóm tắt kết quả minh giải áp suất build up X-2X DST#1 [4] ....82
Bảng 3. 14: Minh giải PLT X-2X DST#1 về sự phân bố dòng chảy theo tầng
[4] ..........................................................................................................................83
Bảng 3. 15: Minh giải PLT X-2X DST#1 về tổng lưu lượng từng pha, van

24/64”[4] ...............................................................................................................83
Bảng 3. 16: Minh giải PLT X-2X DST#1 về tổng lưu lượng từng pha, van
28/64”[4] ...............................................................................................................84
Bảng 3. 17: Minh giải PLT X-2X DST#1 về tổng lưu lượng từng pha, van
36/64”[4] ...............................................................................................................84
Bảng 3. 18: Chuỗi những kết quả chính [4]......................................................89
Bảng 3. 19: Hiệu suất thử vỉa X-3X DST#1 [4] ................................................89
Bảng 3. 20: Minh giải tài liệu đầu vào X-3X DST#1 [4] ..................................90
Bảng 3. 21: X-3X DST#1 Tóm tắt sự minh giải phục hồi áp suất [4].............92
Bảng 3. 22: Tóm tắt phân cấp trữ lượng cho từng vỉa ..................................102
Trang vi


Bảng 3. 23: Thông số đầu vào ..........................................................................104
Bảng 3. 24: Trữ lượng dầu, khí, khí hịa tan và khí ngưng tụ (condensate) tại
chỗ ......................................................................................................................104
Bảng 3. 25: Trữ lượng dầu, khí, khí hịa tan và khí ngưng tụ (condensate) tại
chỗ (theo hệ SI) ..................................................................................................105
Bảng 3. 26: Trữ lượng dầu, khí, khí đồng hành và khí ngưng tụ (condensate)
thu hồi dự kiến ..................................................................................................105
Bảng 3. 27: Trữ lượng dầu, khí, khí đồng hành và condensate thu hồi dự
kiến (theo hệ SI) ................................................................................................105

Trang vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TB-ĐN

Tây Bắc – Đông Nam.


mD

Mili Darcy.

Sw

Độ bão hòa nước

K

Độ thấm

PHIE

Độ rỗng

Swir

Độ bão hòa nước dư

Swn

Độ bão hịa nước linh động ở đới chuyển tiếp

Vsh

Thể tích sét

TVDss


True vertical depth subsea

MD

Measured depth

ĐVLGK

Địa vật lý giếng khoan

GR

Gamaray

DST

Drill stem test

MDT

moduler dynamic tester

Trang viii


HVTH: Nguyễn Bá Thắng

MSSV: 1670269
MỞ ĐẦU


1) Tính cấp thiết của đề tài:
Dầu khí là ngành cơng nghiệp chủ đạo của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt
Nam, ngành công nghiệp dầu khí giữ vai trị to lớn trong việc đảm bảo sự phát triển và
an ninh năng lượng đất nước. Trong sự nghiệp phát triển của đất nước, ngành dầu khí
khơng những là nguồn năng lượng và thu nhập ngoại tệ cho quốc gia mà còn là kênh
đầu tư nước ngồi lớn nhất. Tuy nhiên dầu khí có trữ lượng giới hạn và khơng thể tái
tạo. Do đó việc khơng ngừng đẩy mạnh tìm kiếm thăm dị và phát triển các đối tượng
triển vọng tiềm ẩn có tầm quan trọng lớn.
Trong hoạt động tìm kiếm – thăm dị dầu khí, đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ
ban đầu là một công tác quan trọng. Việc đánh giá trữ lượng dầu khí với độ tin cậy,
chính xác cao ln là một công tác đầy rủi ro đối với người kỹ sư dầu khí. Nó địi hỏi
người kỹ sư phải có chun mơn vững chắc và kinh nghiệm thực tiễn phong phú,
nhằm xác định trữ lượng một cách phù hợp.
Sau khi tiến hành khoan các giếng khoan thăm dò, đánh giá có biểu hiện của dầu
khí của tập E70 mỏ X lô 9-2/09 công tác đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ khu vực
này rất cấp thiết. Kết quả của công tác cho phép biết được trữ lượng dầu khí chứa của
mỏ, từ đó kết hợp với tình hình kinh tế – kỹ thuật hiện tại để quyết định dừng tìm kiếm
thăm dị bổ sung hay là đưa mỏ vào phát triển.
Được sự đồng ý của bộ môn địa chất dầu khí, khoa kỹ thuật địa chất và dầu khí
trường đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh học viên đã chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ
TRỮ LƯỢNG DẦU TẠI CHỖ BAN ĐẦU TẬP E70 MỎ X LÔ 9-2/09 BẰNG PHƯƠNG
PHÁP THỂ TÍCH” để thực hiện luận văn thạc sĩ.
2) Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Cơng tác đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ đã được nhiều cơ quan đơn vị, nhà
khoa học liên quan thăm dò khai thác dầu khí quan tâm nghiên cứu đánh giá, kết
quả nghiên cứu liên quan đến đối tượng nghiên cứu có thể tính đến bao gồm:
-

Trên thế giới:

1. David A. White và Harry M. Gehman, “Methods of Estimating Oil and

Gas Resources” (1979). Tác giả đã đề cập vấn đề đánh giá tiềm năng dầu khí chưa
Trang 1


HVTH: Nguyễn Bá Thắng

MSSV: 1670269

được phát hiện có thể được thực hiện và trình bày dưới dạng đường cong xác suất tích
lũy, mà từ đó cho thấy khả năng xuất hiện của trữ lượng hydrocarbon cùng với rủi ro
có thể xảy ra. Sẽ hiệu quả hơn khi đường cong xác suất tích lũy đó được xây dựng
bằng thuật tốn Monte Carlo. Bên cạnh đó, việc đánh giá tiềm năng dầu khí chưa được
phát hiện khơng tránh khỏi những sai sót, kết quả của các phương pháp tiếp cận phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau vì thế kết quả khơng mang tính chắc chắn cao.
2. Mihir K. Sinha Ph.D. và Larry R. Padgett Ph.D, “Oil in Place and
Recoverable Reserve by the Volumetric Method” (1985). Hầu như khi nói đến đánh
giá trữ lượng dầu khí ban đầu thì phần mềm Crystal Ball thường xuyên được sử dụng.
Thế nhưng trong đề tài này, tác giả đã giới thiệu chương trình Fortran và chương trình
này sẽ đánh giá trữ lượng tại chỗ và trữ lượng thu hồi theo phương pháp thể tích cho
một vỉa chứa. Với hai tùy chọn có sẵn cho việc tính thể tích: tính tốn có thể được thực
hiện bằng cách sử dụng dữ liệu bản đồ Isopach hoặc xem xét các vỉa chứa có dạng trịn
và có độ dày đồng đều. Tuy nhiên, những tham số trong công thức tính tốn sẽ có sai
số nhất định vì thế chương trình Fortran cũng khơng tránh khỏi sai số trong tính toán.
3. P.J.Smith và J.W.Buckee – British Petroleum Exploration plc,
“Calculating In-Place and Recoverable Hydrocarbons: A Comparison of
Alternative Methods” (1985). Tác giả đã đề cập hai phương pháp đánh giá trữ lượng
tại chỗ: phương pháp tham số và phương pháp Monte Carlo. Làm sao để chọn được
phương pháp đánh giá phù hợp và giảm bớt được mức độ rủi ro của từng phương

pháp. Ngồi ra, tác giả cịn đề xuất một phương pháp tiếp cận mới, đó là kết hợp ưu
điểm của hai phương pháp trên thành một thuật toán linh hoạt cho việc đánh giá trữ
lượng tại chỗ.
4. Santos, R.; Ehrl, E. [Mobil Erdgas-Erdoel GmbH, Celle (Germany)],
“Combined Methods Improve Reserve Estimates” (1995). Có hai phương thức tiếp
cận trong đánh giá trữ lượng dầu khí: tất định và bất định. Phương thức tất định thực
hiện với các giá trị trung bình riêng biệt. Trong khi đó phương thức bất định sử dụng
các thông số ngẫu nhiên như trong mô phỏng Monte Carlo. Việc đối sánh kết quả của
hai phương thức trên góp phần đảm bảo độ tin cậy của công tác đánh giá trữ lượng. Cụ
thể, nếu giá trị của hai phương thức phù hợp với nhau thì kết quả có độ tin cậy cao.
Trang 2


HVTH: Nguyễn Bá Thắng

MSSV: 1670269

Ngược lại, nếu hai phương thức cho giá trị khác nhau thì cần phải xem xét lại các giả
thuyết ban đầu.
-

Trong nước:
1. Mai Trung Thịnh, “Tính tốn trữ lượng bằng phương pháp thể tích mỏ

TT, bể Nam Côn Sơn”, LVTN, Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, 2012. Nội
dung chính của luận văn là trình bày các lý thuyết và phương pháp nhằm đánh giá trữ
lượng mỏ TT thuộc bể Nam Cơn Sơn. Ngồi ra, tác giả cịn trình bày chi tiết quy trình
đánh giá trữ lượng bằng phương pháp thể tích. Trên cơ sở tìm hiểu về tài liệu địa chất
cũng như tài liệu địa vật lý mỏ TT, bể Nam Côn Sơn và áp dụng phương pháp thể tích
để đánh giá trữ lượng mỏ TT ở các vỉa dầu - khí tuổi Miocen sử dụng các phần mềm

Petrel, Best fit, Crystal Ball và Excel, trong luận văn này tác giả đã thực hiện các nội
dung chủ yếu sau: Khái quát lý thuyết đánh giá trữ lượng dầu khí; Khái quát lý thuyết
phân cấp trữ lượng; Phân cấp trữ lượng các vỉa chứa tuổi Miocen mỏ TT; Cơ bản xây
dựng bản đồ cấu trúc vỉa chứa bằng phần mềm Petrel; Đánh giá trữ lượng các vỉa dầu
khí tuổi Miocen mỏ TT. Tuy nhiên tác giả khơng tính tốn trữ lượng bằng phương
pháp Cân bằng vật chất để so sánh với phương pháp thể tích, vì là mỏ mới nên tài liệu
về mỏ cũng có phần thiếu sót, chưa được chi tiết.
2. Bùi Thiện Thuật, “Đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ ban đầu tập BI.1
khối H1 của mỏ CR bồn trũng Cửu Long”, LVTN, đại học Bách Khoa TpHCM,
2012. Ngoài việc sử dụng phương pháp thể tích để đánh giá trữ dầu khí tại chỗ ban
đầu, tác giả đã sử dụng phần mềm Petrel để xây dựng mơ hình cấu trúc từ đó xác định
được giá trị thể tích khối chứa sản phẩm (BRV). Tác giả còn sử dụng phần mềm
Bestfit để lựa chọn phân bố cho các thông số nhằm tăng mức độ chính xác của kết quả.
3. Võ Văn Tính (12/2014) “Đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ ban đầu
tầng 23-1 và 23-2 tập trầm tích Miocene hạ mỏ A bồn trũng Cửu Long”, Luận
văn tốt nghiệp đại học Bách Khoa TpHCM. Ngồi việc sử dụng phương pháp thể
tích để đánh giá trữ dầu khí tại chỗ ban đầu, tác giả đã sử dụng phần mềm Petrel để
xây dựng mô hình cấu trúc từ đó xác định được giá trị thể tích khối chứa sản phẩm
(BRV). Tác giả cịn sử dụng phần mềm Bestfit để lựa chọn phân bố cho các thơng số
nhằm tăng mức độ chính xác của kết quả.
Trang 3


HVTH: Nguyễn Bá Thắng

MSSV: 1670269

4. Thái Bá Ngọc, Trần Văn Xuân, Đỗ Văn Đạo, Trần Thanh Nam, “Áp
dụng phần mềm Bestfit và Crystalball trong công tác đánh giá trữ lượng dầu khí
mỏ X bằng phương pháp thể tích”, Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 13, Đại

học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh. Việc đánh giá trữ lượng dầu có thể áp dụng các
phương pháp thể tích, cân bằng vật chất và các phương pháp khác phù hợp với mơ
hình địa chất và mức độ tài liệu hiện có, trong đó phương pháp thể tích bắt buộc phải
được áp dụng cịn các phương pháp khác thì tùy thuộc vào điều kiện cụ thể nhưng khi
áp dụng cần có lập luận về sự lựa chọn. Trên thực tế, các số liệu đối tượng đánh giá trữ
lượng không phải là một số xác định, mà là một tập hợp các giá trị phân bố rời rạc với
độ tin cậy khác nhau. Để đưa các giá trị này vào tính tốn cần xác định được quy luật
phân bố của chúng. Hiện nay, để giải quyết vấn đền này thuật toán Monte Carlo đươc
ứng dụng phổ biến. Trong phạm vi bài báo tác giả sử dụng thuật toán Monte Carlo và
phần mềm Crystal Ball, Bestfit để đánh giá quy luật phân bố cũng như độ tin cậy của
các tham số phục vụ đánh giá trữ lượng.
5. Hội nghị khoa học kỷ niệm “35 năm ngày thành lập Vietsovpetro và 30
năm khai thác tấn dầu đầu tiên”. Một số ý tưởng về xây dựng mơ hình địa chất cho
tầng móng nứt nẻ ở các mỏ của Liên doanh Vietsovpetro (TS. Trịnh Xuân Cường);
Kinh nghiệm thế giới và một số suy nghĩ về vấn đề định giá khí trong bối cảnh phát
triển thị trường khí cạnh tranh tại Việt Nam (Bà Nguyễn Thị Thành Lê).
6. Trần Như Huy, 2016. “Tướng trầm tích và đặc điểm phân bố vỉa chứa
dầu khí Eocen – Oligocen dưới vùng rìa đơng - đơng nam bể Cửu Long”. Đại
học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sỹ. Theo đó, tác giả Trần Như
Huy đã xây dựng các bản đồ tướng đá trầm tích Eocen-Oligocen dưới vùng rìa đơngđơng nam. Đưa ra mơ hình trũng đơng – đơng nam ở giai đoạn đầu thời kì tạo rift và
sử dụng mơ hình này để luận giải cơ chế để hệ thống dầu khí hoạt động đầy đủ. Xác
định đặc điểm phân bố theo diện và theo chiều sâu của tầng chứa cát kết lót đáy bảo
tồn đặc tính thấm – chứa ở khu vực nghiên cứu. Việc phân nhóm các đối tượng chứa
dầu khí dựa vào bảo tồn đặc tính thấm- chứa đã góp phần chuẩn bị kế hoạch các giải
pháp kỹ thuật, cơng nghệ kích thước vỉa phù hợp trong việc xây dựng mơ hình của
vỉa chứa.
Trang 4


HVTH: Nguyễn Bá Thắng


MSSV: 1670269

Tóm lại sau khi đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước, trên thế
giới cho thấy mặc dù có nhiều quy trình cụ thể cho việc đánh giá trữ lượng tại chỗ ban
đầu, chưa có phân tích yếu tố khơng chắc chắn và độ nhạy liên quan mật thiết thoã
đáng cho đối tượng đặc thù: TẬP E70 MỎ X LƠ 9-2/09. Đây cũng chính là lí do hình
thành đề tài.
3) Mục tiêu nghiên cứu:
-

Mục tiêu: Đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ ban đầu tập E70 mỏ X lơ 9-2/09 bằng
phương pháp thể tích dựa trên mơ hình cấu trúc và các thơng số địa chất, địa vật
lý của giếng khoan CS-2X là tiền đề cho hoạch định phát triển mỏ và lựa chọn
vị trí giếng khoan thăm dị-phát triển kế tiếp.

4) Nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Trên cơ sơ nghiên cứu cơ sở lý thuyết về đánh giá trữ lượng đang được sử dụng
biện luận lựa chọn phương pháp đánh giá trữ lượng phù hợp.

-

Áp dụng lý thuyết và các phần mềm phù hợp (Petrel, Crystal Ball, Bestfit) để
đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ ban đầu tập E70 mỏ X lô 9-2/09.

-

Đối sánh kết quả đánh giá trữ lượng với các phương pháp khác.


5) Phương pháp nghiên cứu:
-

Thu thập tập hợp, phân tích và khái qt hóa các tài liệu nghiên cứu (tài liệu địa
chất, lịch sử kiến tạo, địa chấn, địa vật lý giếng khoan, phân tích mẫu lõi…).

-

Xác xuất thống kê, các phương pháp giải thuật nội suy và ngoại suy, mơ hình
hố.

-

Biện luận, lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp phù hợp.

-

Kế thừa và tham khảo ý kiến chuyên gia.

6) Phạm vi và đối tượng vùng nghiên cứu
-

Phạm vi nghiên cứu: đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ ban đầu tập E70 phục vụ
cho cơng tác tìm kiếm thăm dò, đánh giá bổ sung và tăng cường cho việc phát
triển mỏ X.

-

Đối tượng nghiên cứu là các tầng chứa triển vọng: tầng chứa Oligocen sớm (tập

E) thuộc lô 9-2/09 mỏ X.

7) Cơ sở tài liệu của luận văn

Trang 5


HVTH: Nguyễn Bá Thắng

MSSV: 1670269

Luận văn thực hiện trên cơ sở: các tài liệu thu thập được tại tổng công ty thăm
dị khai thác dầu khí (PVEP), các cơng ty điều hành Hoàng Long JOC, … và các tài
liệu, bài báo đã cơng bố trong các tạp chí, các hội nghị về dầu khí và luận văn tốt
nghiệp, đề tài nghiên cứu của các trường đại học trong và ngoài nước.
 Các dữ liệu địa chất – địa vật lý
 Dữ liệu các giếng khoan
 Tài liệu tham khảo
8) Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn:
Ý nghĩa khoa học: Trang bị kỹ năng, xem xét đánh giá trữ lượng bằng nhiều
phương thức tiếp cận cũng như công cụ, phần mềm khác nhau.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đánh giá trữ lượng dầu khí tập E70 góp phần đánh
giá thẩm lượng và trợ giúp cho việc ra quyết định (tìm kiếm thăm dị bổ sung, dừng
hay tiếp tục phát triển mỏ). Là tài liệu tham khảo bổ sung cho công ty trong các giai
đoạn nghiên cứu tiếp theo.
9) Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn: Trình bày các đặc điểm địa chất, lịch sử nghiên cứu tìm
kiếm thăm dị dầu khí, đặc điểm cấu trúc, đặc điểm kiến tạo, đặc điểm về địa tầng và
hệ thống dầu khí của bể Cửu Long đặc biệt là đặc điểm địa chất khu vực mỏ X. Áp
dụng phương pháp thể tích, các phần mềm hỗ trợ (Petrel, Crystal Ball, Bestfit…) để

đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ ban đầu. Đề xuất giải pháp đánh giá trữ lượng và phân
hạng độ tin cậy của kết quả.
Luận văn có cấu trúc gồm phần mở đầu, kết luận – kiến nghị, tài liệu tham khảo
và 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu
Chương 2: Lý thuyết phân cấp trữ lượng và các phương pháp đánh giá trữ
lượng
Chương 3: Đánh giá trữ lượng tại chỗ ban đầu tập E70 mỏ X lơ 9-2/09 bằng
phương pháp thể tích

Trang 6


HVTH: Nguyễn Bá Thắng

MSSV: 1670269

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát chung bồn trũng Cửu Long
1.1.1. Vị trí địa lý - kinh tế - nhân văn
Bồn trũng Cửu Long thuộc chủ yếu thềm lục địa Nam Việt Nam và một phần
đất liền thuộc khu vực cửa sơng Cửu Long. Bồn trũng có hình bầu dục, vồng về phía
biển, kéo dài từ bờ biển Phan Thiết đến cửa sông Hậu. Về tọa độ địa lý, bồn được giới
hạn từ 90 đến 110vĩ Bắc và từ 106030’ đến 10900’ kinh Đông. Về quy mô, bồn có diện
tích khoảng 36.000 km2, trong đó chiều dài của bồn khoảng 400 km theo hướng Đông
Bắc – Tây Nam và chiều rộng của bồn khoảng từ 50 – 75 km theo hướng Tây Bắc –
Đơng Nam (Hình 1.1).
Về mặt ranh giới, phía Tây Bắc tiếp giáp với đất liền, phía Đơng Nam ngăn
cách với bồn Nam Cơn Sơn bởi đới nâng Cơn Sơn, phía Đơng Bắc là đới cắt trượt Tuy
Hịa ngăn cách với bồn Phú Khánh, và phía Tây Nam tiếp giáp với đới nâng Khorat –

Natuna.
Theo tài liệu phân lơ thì diện tích của bồn Cửu Long chủ yếu bao gồm các lô 9,
15, 16, 17, và một phần các lơ 1, 2. Trong bồn có các mỏ lớn đã và đang được đầu tư
nghiên cứu và khai thác như: mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng, mỏ Rạng Đông, mỏ Ruby, Sư
Tử Đen, Sư Tử Vàng, CNV, Sư Tử Trắng …và một số mỏ khác đang thẩm lượng
chuẩn bị phát triển như: Emerald, Hải Sư Trắng…Bồn trũng Cửu Long có sự đầu tư
của các xí nghiệp liên doanh (XNLD), các công ty điều hành chung (JOC), các công ty
liên doanh phân chia sản phẩm như: XNLD VietsovPetro, Hoàn Vũ JOC, Lam Sơn
JOC, VRJ, Petronas (Malaysia), JVPC, Conoco…
Về khí hậu: Nhìn chung bồn Cửu Long có khí hậu đặc trưng là nóng do vị trí
của bồn gần với xích đạo. Ở khu vực này có sự phân ra thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình của khu vực này vào mùa mưa vào khoảng trên 30 0C và
vào mùa khô là 26-27 0C.

Trang 7


HVTH: Nguyễn Bá Thắng

MSSV: 1670269

Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý bồn trũng Cửu Long [1]
Về lượng mưa thì trung bình vào khoảng 120 – 300 cm/năm. Tuy nhiên trong các
mùa mưa lũ thì lượng mưa cao hơn gấp nhiều lần. Chế độ gió: Từ tháng 11 đến 4,
hướng gió chủ yếu là hướng Đơng Bắc và Bắc – Đơng Bắc. Sau đó vào tháng 12 và
tháng giêng thì hướng gió chủ yếu là Đơng Bắc. Vận tốc gió vào đầu mùa thì nhỏ và
sau đó tăng dần lên, đạt cực đại vào tháng 2. Tốc độ gió trung bình vào khoảng 1,5
m/s, cực đại có thể lên đến 12,5 m/s. Từ tháng 5 đến 10 chế độ gió chịu ảnh hưởng bởi
hệ thống gió mùa Tây Nam, do đó hướng gió chủ yếu là Tây Nam và Tây – Tây Nam.

Tốc độ gió trung bình vào khoảng 8,8 m/s, cực đại có thể lên đến 32 m/s.
Về chế độ dịng chảy thì khu vực thuộc bồn trũng có nhiều dòng chảy khác
nhau do ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động khác nhau như: Thủy triều, địa hình đáy,
khối lượng nước, nhiệt độ, chế độ gió,…Vận tốc dịng chảy trung bình, biển động nhẹ,
gió giật trung bình cấp 4 – 5, vận tốc dịng xốy ở mức trung bình.
Trang 8


HVTH: Nguyễn Bá Thắng

MSSV: 1670269

Chế độ sóng trong khu vực bồn cũng được chia ra thành 2 kiểu phụ thuộc vào 2
mùa trong năm: Từ tháng 5 đến tháng 10, hướng sóng chủ yếu là hướng Tây Nam,
biên độ thấp và ổn định, trung bình vào khoảng 0,5 – 2 m, cực đại có thể đạt được 5 m.
Từ tháng 11 đến tháng 4 hướng gió là Đơng Bắc và Bắc – Đơng Bắc, sóng có biên độ
từ 2 – 4 m, đơi khi lên 6 – 8 m.
Tồn bộ vùng Nam Bộ gồm 16 tỉnh và thành phố có diện tích khoảng 84.600
km2, đường bờ biển dài khoảng 1000 km, diện tích thềm lục địa khoảng 800.000 km2,
tổng dân số theo thống kê vào năm 2002 là khoảng hơn 25 triệu người, trong đó nguồn
nhân lực trẻ khá dồi dào chiếm tới 13 triệu người – khoảng 35% số người lao động của
cả nước. Thế mạnh kinh tế của vùng là nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, một phần công
nghiệp nặng, du lịch và xuất khẩu…Trong đó phải kể đến thế mạnh về cung cấp lương
thực – thực phẩm cho cả nước, hơn nữa còn đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Về xuất
khẩu, ngành thế mạnh đem về nhiều ngoại tệ cho đất nước khơng thể khơng nói đến
dầu khí.Trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có họat động về dầu khí diễn ra rất sơi
nổi.
Về mặt giao thơng thì tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có đường giao thơng thuận lợi
cho cơng tác tìm kiếm – thăm dị và khai thác dầu khí, cụ thể:
Đường bộ: Có quốc lộ 51 nối liền Tp.Vũng Tàu với Tp.Hồ Chí Minh. Hơn nữa

chất lượng đường giao thơng rất tốt, đạt chuẩn quốc gia.
Đường thủy: Dài 80 km nối liền cảng Vũng Tàu với cảng Sài Gòn. Cảng Vũng
Tàu là một cảng lớn có thể chứa và vận chuyển được khối lượng hàng hóa thiết bị lớn,
đáp ứng tốt được công tác cung cấp thực phẩm, vận chuyển thiết bị cho giàn khoan
ngồi khơi.
Đường hàng khơng: Sân bay Vũng Tàu có thể tiếp nhận các loại máy bay AN –
24, AN – 28 và các lọai trực thăng. Sân bay đảm nhận cơng tác đưa đón cán bộ hoạt
động trong lĩnh vực dầu khí giữa đất liền và giàn khoan biển. Ngoài ra, sân bay cũng
đảm nhận chức năng vận chuyển hàng hóa ra giàn và các dịch vụ khác theo yêu cầu.

Trang 9


HVTH: Nguyễn Bá Thắng

MSSV: 1670269

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất dầu khí của bồn trũng Cửu Long
Lịch sử nghiên cứu địa chất của bồn trũng Cửu Long gắn liền với lịch sử tìm
kiếm – thăm dị và khai thác dầu khí của bồn trũng. Lịch sử nghiên cứu bồn trũng Cửu
Long có thể được chia thành bốn giai đọan:
Giai đoạn trước năm 1975
Đây là giai đoạn khảo sát địa vật lý khu vực như từ, trọng lực và địa chấn chủ
yếu để phân chia lô phục vụ cho công tác đấu thầu, ký hợp đồng dầu khí.
Trong giai đoạn này thì có cơng ty, tổ chức tiến hành đo đạc như: US Navy
Oceanographic Office (1967), Alpine Geophysical Corporation (1967 – 1968) và Ray
Geophysical Mandrel (1969). Các tổ chức trên đã lần lượt tiến hành đo địa vật lý và
địa chấn trên toàn bộ lãnh thổ Nam Việt Nam sau đó tiến hành đo ngồi khơi biển
Đơng trong đó có các tuyến đo cắt qua bồn trũng Cửu Long.
Năm 1973 – 1974 Việt Nam tổ chức đấu thầu, và trong năm 1974 công ty

Mobil đã trúng thầu trên lô 09. Cuối năm 1974 đầu năm 1975 thì cơng ty Mobil tiến
hành khoan giếng tìm kiếm đầu tiên trong bồn trũng Cửu Long (BH – 1X).
Giai đoạn 1975 – 1979
Năm 1976 có cơng ty địa vật lý CGG của Pháp đã tiến hành khảo sát vùng đồng
bằng Sông Cửu Long và ven biển Vũng Tàu – Côn Sơn. Kết quả khảo sát đã cho phép
xây dựng các tầng phản xạ chính CL20 đến CL80, qua đó khẳng định sự có mặt của
bồn Cửu Long với trầm tích Đệ Tam.
Năm 1978, cơng ty Geco của Nauy tiến hành thu nổ địa chấn 2D trên các lô của
bồn trũng Cửu Long và làm chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ. Ngồi ra, cơng ty Deminex
đã hợp đồng với Geco thu nổ địa chấn trên lô 15 và cấu tạo Cửu Long (nay là cấu tạo
Rạng Đơng). Theo như kết quả khoan tìm kiếm của Deminex trên các cấu tạo triển
vọng nhất thì chỉ phát hiện biểu hiện dầu khí chứ khơng có dịng dầu công nghiệp.
Giai đoạn 1980 – 1988
Trong giai đoạn này thì cơng tác tìm kiếm thăm dị mở rộng, trong đó phải kể
đến sự có mặt của XNLD Vietsovpetro. Năm 1980, tàu POISK tiến hành đo địa chấn
và kết quả là đã phân chia chi tiết các tập địa chấn của bồn trũng Cửu Long. Sau đó
Trang 10


HVTH: Nguyễn Bá Thắng

MSSV: 1670269

trong các năm từ 1981 đến 1984 thì các tàu nghiên cứu khác đã tiến hành khảo sát địa
vật lý – địa chấn rộng hơn và nghiên cứu phần sâu hơn của bồn Cửu Long. Trong thời
gian này, Vietsovpetro cũng tiến hành khoan 4 giếng trên cấu tạo Bạch Hổ và Rồng.
Cuối giai đoạn đánh dấu bằng việc Vietsovpetro đã khai thác những tấn dầu đầu
tiên từ hai đối tượng Miocen và Oligocen hạ năm 1986 và đặc biệt quan trọng là vào
1988 họ đã phát hiện dầu trong đá móng nứt nẻ granite.
Giai đoạn 1989 đến nay

Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của cơng nghiệp dầu khí, đặc biệt là ở bồn
trũng Cửu Long với sự ra đời của luật đầu tư nước ngồi và luật dầu khí. Qua đó đã có
hàng loạt các cơng ty nước ngồi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức phân chia sản
phẩm hay cùng hợp tác đầu tư. Đến nay đã có nhiều hợp đồng tìm kiếm thăm dị được
ký kết.
Tham gia vào giai đoạn sơi nổi này là các công ty dịch vụ địa vật lý giàu kinh
nghiệm trên thế giới như: CGG, Geco – Prakla, Western GeoCo, PGS…Hầu hết các lô
thuộc phạm vi bồn đã được nghiên cứu tỉ mỉ phục vụ cho công tác mơ hình hóa thân
dầu. Song song đó là việc khảo sát địa chấn 3D trên tất cả các vùng triển vọng. Đến
nay, số lượng giếng khoan ở bồn trũng Cửu Long lên đến con số 400, trong đó
Vietsovpetro chiếm trên 70% số giếng. Bằng kết quả khoan thì đã phát hiện được các
mỏ như: Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử Vàng, Diamond, Emerald,
CNV… đang khai thác với sản lượng khá cao.
1.1.3. Đặc điểm địa tầng
Các thành tạo của bồn trũng Cửu Long bao gồm móng trước Kainozoi và trầm
tích lớp phủ kèm phun trào tuổi Kainozoi.Cột địa tầng tổng hợp bồn trũng Cửu Long
thể hiện trên hình 1.2.

Trang 11


×