Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

bất khả kháng trong thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.8 KB, 41 trang )

1

MỤC LỤC


2

LỜI NĨI ĐẦU

Trong q trình thực hiện hợp đồng nói chung, hợp đồng trong thương mại nói
riêng, nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng, hệ thống pháp luật các
quốc gia và quốc tế đều có quy định các hình thức chế tài trong thương mại, mỗi hình
thức chế tài mang lại những hậu quả bất lợi khác nhau đối với bên vi phạm hợp đồng.
Cùng với các chế tài, pháp luật cũng quy định một số trường hợp, theo đó bên vi
phạm khơng phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do bị áp dụng các hình thức chế tài
thương mại, đó là các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Tuy nhiên, bên vi phạm nghĩa vụ chỉ được miễn trách nhiệm khi có những căn
cứ nhất định. Theo quy định của các văn bản pháp lí quốc tế điều chỉnh hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, cũng như pháp luật Việt Nam thì các căn cứ đó là: trường
hợp bất khả kháng, trường hợp do lỗi của bên có quyền, và trường hợp do các bên
thỏa thuận. Trong phạm vi bài luận, tôi chỉ đề cập đến trường hợp miễn trách nhiệm
do bất khả kháng, lưu ý khi áp dụng thực tiễn bất khả kháng.


3

NỘI DUNG
1 Sự kiện bất khả kháng được quy định trong pháp luật như thế nào?
"Sự kiện bất khả kháng" là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force
majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”.
Sự kiện này xẩy ra chỉ sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham


gia hợp đồng nào, mà xẩy ra ngồi ý muốn và các bên khơng thể dự đốn trước, cũng
như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể
thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách
nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.
Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên
tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… hoặc cũng có thể là những hiện
tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình cơng, cấm vận, thay đổi
chính sách của chính phủ…
Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất khả
kháng là rất đa dạng trên tồn thế giới và nhiều điểm chưa có sự thống nhất.

1.1

Sự kiện bất khả kháng trong pháp luật thế giới
Hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới và các văn bản pháp lí quốc tế đều
thừa nhận bất khả kháng là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hợp
đồng. Mặc dù nội hàm của khái niệm bất khả kháng ở các hệ thống pháp luật có sự
khác nhau nhất định. Ở đây, chỉ nhắc đến 2 tài liệu pháp luật thương mại quốc tế phổ
biến.


4

Theo quy định tại khoản 1 điều 79 Công ước Viên 1980 thì: một bên kết ước
khơng chịu trách nhiệm về sự kiện khơng thực hiện bất kì nghĩa vụ nào của mình nếu
họ chứng minh được rằng việc khơng thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự
kiểm sốt của họ và người ta khơng thể chờ đợi một cách hợp lí rằng họ phải tính đến
trở ngại đó vào lúc kí kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục được hậu quả
của nó.
Theo quy định tại điều 7.1.7 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 thì: bên có

nghĩa vụ được miễn trừ hậu quả do việc khơng thực hiện của bên mình, nếu chứng
minh được rằng việc không thực hiện là do một trở ngại vượt khỏi tầm kiểm sốt và
khơng thể mong chờ một cách hợp lí ở mình xem xét được những trở ngại này vào
thời điểm giao kết hợp đồng, dự đoán hay vượt qua được trở ngại hoặc dự đoán hay
vượt qua được hậu quả của trở ngại đó.
1.2

Sự kiện bất khả kháng trong pháp luật Việt Nam
Trong Bộ luật dân sự năm 2005, chưa có một quy định cụ thể, riêng rẽ thế nào là sự
kiện bất khả kháng, những trường hợp nào được coi là bất khả kháng, hậu quả cũng
như các nội dung liên quan.
Theo khoản 1 điều 161: “Thời hạn khơng tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự,
thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự” trong Bộ luật dân sự năm 2005 thì:Sự kiện
bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép.
Nhìn chung, vấn đề bất khả kháng cịn được quy định rất chung chung, thậm
chí là khó hiểu cũng như khơng bao qt được các trường hợp trong thực tế trong Bộ
luật dân sự năm 2005. Điều này đã dẫn tới những tranh chấp trong hoạt động thương


5

mại nói riêng và đặc biệt là các đường lối xét xử khác nhau của Tòa án với cùng một
sự kiện bất khả kháng
Khác với Bộ luật dân sự, Luật thương mại đã quy định rõ hơn về Sự kiện bất
khả kháng ở các điều
- Điều 294: Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm;
Theo đó, sự kiện bất khả kháng là một trong những điều kiện miễn trách
- Điều 295: Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm;

1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường
hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo
ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thơng báo khơng kịp
thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách
nhiệm của mình.
- Điều 296: Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả
kháng.
1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên khơng có thoả thuận hoặc khơng thỏa thuận
được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng
thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục
hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:


6

a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có
quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi
thường thiệt hại.
3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể
từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo
cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này
không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố

định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.
Với các quy định này, Luật thương mại năm 2005 đã phần nào theo kịp các quy định
trên thế giới. Theo đó, khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên vi phạm hợp đồng
phải có sự thông báo ngay cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm trong một
khoảng thời gian thích hợp, nếu khơng thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại. Đây là một nội dung cần chú ý bởi lẽ trong thực tế, khơng ít những doanh nghiệp
khi rơi vào trường hợp bất khả kháng thì vẫn đinh ninh mình được miễn trừ trách
nhiệm bồi thường thiệt hại mà không có sự thơng báo kịp thời cho bên đối tác, để rồi
xảy ra những hậu quả khơng đáng có.


7


8
2

Các nguyên tắc và đặc điểm sự kiện bất khả kháng
2.1

Nguyên tắc của sự kiện bất khả kháng

Bất khả kháng, trước hết phải là một sự kiện khách quan xảy ra ngồi ý chí của
các bên và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các bên. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây
thì sự kiện đó chưa đủ để làm căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ.
Theo các quy định pháp lí nói trên, trở ngại khách quan vượt khỏi tầm kiểm soát
của các bên chỉ trở thành sự kiện bất khả kháng – căn cứ miễn trách nhiệm, khi
chứa đựng đầy đủ các yếu tố sau:
Thứ nhất, đó phải là tình huống mà các bên vào thời điểm giao kết hợp
đồng và phải xảy ra sau khi kí kết khơng thể nhìn thấy trước hoặc dự

đốn trước hợp đồng. Nếu sự kiện khách quan gây khó khăn cho việc thực
hiện hợp đồng có thể nhìn thấy trước hay dự đốn trước hoặc đã xảy ra thì phải
coi là bên vi phạm nghĩa vụ đã tiếp nhận gánh chịu rủi ro về trở ngại phát sinh
mà không được coi là sự kiện bất khả kháng.
Nguyên đơn (công ty Việt Nam) kí hợp đồng số 09/95 ngày 20 tháng 9 năm
1995 mua của bị đơn (công ty Ấn Độ) 20.000 MT 4% xi măng Kumgang với giá
55 USD/MT CNF FO cảng Nha Trang, giao hàng vào tháng 12 năm 1995, thanh
tốn bằng L/C khơng hủy ngang, L/C phải được mở trước ngày 30 tháng 9 năm
1995.
Trong quá trình bàn bạc, chuẩn bị soạn thảo kí kết hợp đồng mua bán xi
măng giữa nguyên đơn và bị đơn, thì vào tháng 8 năm 1995 bất ngờ xảy ra lũ lụt
ở nước thứ ba – nước của nhà cung cấp hàng cho bị đơn. Sau khi biết tin lũ lụt
xảy ra, nguyên đơn đã điện hỏi bị đơn là nếu có xi măng thì mới kí hợp đồng, nếu
khơng có thì khơng kí. Bị đơn trả lời rằng: đã điện hỏi nhà cung cấp (ở nước thứ


9

ba) và nhà cung cấp đã điện lại khẳng định là mặc dù đang gặp nhiều khó khăn
do lũ lụt nhưng vẫn có xi măng để giao và do đó, ngày 20 tháng 9 năm 1995 bị
đơn đã kí hợp đồng số 09/95 để bán xi măng cho nguyên đơn với thời hạn giao
hàng vào tháng 12 năm 1995 tại cảng Nha Trang. Đến ngày 19 tháng 6 năm
1996, bị đơn vẫn không giao hàng cho nguyên đơn mặc dù nguyên đơn đã nhiều
lần nhắc nhở. Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu ủy ban trọng tài giải quyết.
Bị đơn lập luận rằng bị đơn đã kí hợp đồng mua xi măng của nhà cung
cấp thuộc nước thứ ba nhưng vì nhà cung cấp gặp bất khả kháng (nhà máy
ngừng sản xuất do lũ lụt) không giao được hàng cho bị đơn nên bị đơn không
giao được hàng cho nguyên đơn. Do đó bị đơn cũng gặp bất khả kháng và được
miễn trách nhiệm.
Ủy ban trọng tài đã bác bỏ lí do miễn trách nhiệm của bị đơn với lập luận

cho rằng: bị đơn (công ty Ấn Độ) đã biết lũ lụt xảy ra vào tháng 8 năm 1995 ở
nước thứ ba- nước của nhà cung cấp hàng cho mình, nhưng khơng tính tốn kĩ,
tin vào sự thơng báo khơng có bảo đảm của nhà cung cấp, vẫn kí hợp đồng bán
lại hàng cho nguyên đơn (công ty Việt Nam) vào ngày 20 tháng 9 năm 1995 thì
phải có nghĩa vụ giao hàng đúng hợp đồng. Khơng giao được hàng thì bị đơn
phải chịu trách nhiệm với nguyên đơn. Bị đơn biết lũ lụt xảy ra và hậu quả của
nó trước khi kí hợp đồng thì rõ ràng sự kiện lũ lụt này không phải là sự kiện bất
khả kháng, không phải là căn cứ miễn trách nhiện cho bị đơn về việc khơng giao
hàng. Bởi vì sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện không lường trước được (hay
không dự kiến trước được) vào lúc kí hợp đồng và phải là sự kiện không tránh
được và không thể khắc phục được.
Việc “nhà sản xuất bị đóng cửa” theo lập luận của bị đơn là một trường
hợp bất khả kháng thì cũng khơng có căn cứ, khơng hợp lí, bởi lẽ: nhà sản xuát


10

bị đóng cửa là hậu quả của lũ lụt xảy ra ở nước thứ ba – nước của nhà cung cấp,
nhưng lũ lụt đó khơng được cơng nhận là sự kiện bất khả kháng, là căn cứ miễn
trách nhiệm cho bị đơn như đã phân tích ở trên. Mặt khác, bị đơn đã biết nhà
máy sản xuất đóng cửa trước khi kí kết hợp đồng bán hàng hóa cho ngun đơn,
cho nên việc nhà máy sản xuất bị đóng cửa trong trường hợp này không được
thừa nhận là sự kiện bất khả kháng đối với bị đơn.
Trong tình huống này rõ ràng là có sự hiện diện của trở ngại khách quan,
tuy nhiên điều quan trọng là bị đơn đã biết trước được điều đó, cho nên yếu tố
khơng nhìn thấy trước hoặc khơng thể dự đốn trước của sự kiện bất khả kháng
khơng cịn nữa, do đó trở ngại khách quan mà bị đơn gặp phải không thể coi là
căn cứ miễn trách nhiệm đối với họ. Mặt khác, nếu căn cứ vào ngôn từ của điều
luật, khi các quy định trên đều sử dụng cụm từ “không thể chờ đợi một cách hợp
lí rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc kí kết hợp đồng”, điều đó có nghĩa

là trở ngại khách quan chỉ có được thể xem là sự kiện bất khả kháng khi nó xảy ra
sau khi hợp đồng đã được kí kết. Trong khi đó ở vụ việc trên thì trở ngại khách
quan đã xảy ra trước khi các bên giao kết hợp đồng (lũ lụt xảy ra vào tháng 8 năm
1995, các bên kí kết hợp đồng vào tháng 9 năm 1995), chỉ ngay ở điểm này cũng
đã đủ để cho trở ngại khách quan không được coi là sự kiện bất khả kháng.
Như vậy, khi có tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xảy ra,
và cần thiết phải viện dẫn về trường hợp miễn trách nhiệm, mà cụ thể ở đây là sự
kiện bất khả kháng thì trước hết bên vi phạm nghĩa vụ cần phải chứng minh được
rằng trở ngại khách quan đã không tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng, và
cũng không hề có một cơ sở nào cho mình có thể xác định được trở ngại đó có thể
xảy ra trong tương lai. Nếu như không làm tốt điều này, mọi nỗ lực tiếp theo của
bên vi phạm nghĩa vụ đều trở nên vô nghĩa.


11

Thứ hai, đó phải là sự kiện khơng thể khắc phục, tức là sự kiện xảy ra phải
làm cho nghĩa vụ trở nên không thể thực hiện được trong một khoảng thời gian
nhất định. Việc không thể thực hiện được nghĩa vụ phải có tính chất tuyệt đối
(absolument impossible). Nếu sự kiện xảy ra chỉ làm cho việc thực hiện nghĩa vụ
trở nên khó khăn hơn hay địi hỏi nhiều chi phí hơn thì khơng đủ căn cứ để miễn
trách nhiệm. Vì thế, những khó khăn trở ngại rất đáng kể như hoạt động quân sự
làm gián đoạn việc cung cấp và chun chở hàng hóa, những cuộc đình cơng làm
đình trệ sản xuất…cũng khơng đương nhiên được coi là các căn cứ miễn trách
nhiệm do vi phạm nghĩa vụ.
Vụ Tsakiroglou & Co.Ltd kiện Noblee Tharl GmbH (năm 1956). Trên cơ
sở hợp đồng đã kí ngày 4 tháng 10 năm 1956, người bán phải giao hàng tại cảng
Hamburg theo điều kiện mua bán CIF và phải khởi hành từ cảng Xudang vào
tháng 11 năm 1956. Ngày 02 tháng 11 năm 1956 kênh đào Xuê bị đóng cửa do
chiến tranh giữa Israen và Ai Cập. Khi đó chỉ có thể vận chuyển hàng hóa vịng

qua mũi Hảo vọng. Người bán tun bố hủy hợp đồng với lập luận rằng việc đi
vòng qua mũi Hảo vọng làm tăng gấp đơi chi phí vận chuyển hàng hóa. Ủy ban
trọng tài cũng như phán quyết tịa án các cấp của Anh sau đó đều tuyên bố người
bán vi phạm hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho người mua với lí do: việc
vận chuyển đi bằng đường biển nào không phải là vấn đề quan trọng với người
mua. Thời gian vận chuyển đến cảng Hamburg không phải là điều kiện cơ bản,
chủ yếu và nó cũng khơng được thỏa thuận trong hợp đồng. Hơn nữa việc đi vịng
qua mũi Hảo vọng hồn tồn khơng ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Và
cuối cùng việc tăng gấp đơi chi phí chun chở, đó khơng phải là yếu tố có tính
chất quyết định để xác định điều kiện miễn trách cho bên vi phạm nghĩa vụ.


12

Như vậy, trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng, có thể xảy ra một số
tình huống làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hơn so với dự tính
ban đầu, nhưng nếu những khó khăn đó chưa đến mức độ khơng thể khắc phục
được thì đó khơng thể coi là bất khả kháng, tuy nhiên trong trường hợp này các
bên có thể viện dẫn “điều khoản hard ship”. (vấn đề này sẽ được đề cập ở phần 4:
Những lưu ý khi áp dụng thực tiễn sự kiện bất khả kháng)

Thứ ba, bên vi phạm nghĩa vụ phải thơng báo cho bên có quyền biết về sự
hiện diện của sự kiện bất khả kháng. Khoản 4 điều 79 Công ước Viên 1980,
khoản 3 điều 7.1.7 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 đều quy định: bên có nghĩa
vụ phải thơng báo cho bên có quyền về sự tồn tại của trở ngại và ảnh hưởng của
chúng đối với khả năng thực hiện của mình. Nếu thơng báo khơng đến tay người
nhận trong khoảng thời gian hợp lí kể từ khi bên có nghĩa vụ biết hoặc buộc phải
biết về trở ngại, bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra
do không nhận được thơng báo như vậy. Cịn theo quy định tại điều 295 Luật
Thương mại Việt Nam 2005 thì: bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng

văn bản cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy
ra. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt bên vi phạm phải thông báo ngay
cho bên kia biết, nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thơng báo khơng kịp
thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại. Có thể nói rằng việc quy định về
nghĩa vụ thông báo của bên vi phạm hợp đồng là hồn tồn hợp lí, vì lẽ nếu bên
vi phạm nghĩa vụ đã bit hoặc phải biết về những trở ngại khách quan ảnh hưởng
đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình mà khơng thơng báo cho bên có quyền biết,
điều đó có nghĩa là bên vi phạm nghĩa vụ đã khơng quan tâm đến những trở ngại
đó, và khơng coi đó là sự kiện bất khả kháng. Chính vì vậy, trong trường hợp này,
những trở ngại khách quan không được coi là sự kiện bất khả kháng, không là căn


13

cứ loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ là hoàn toàn xác đáng. Hơn nữa
trong trường hợp này còn cho phép chúng ta suy luận rằng việc bên vi phạm
nghĩa vụ không thông báo cũng đồng nghĩa họ có khả năng thực hiện hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng mua bán gỗ. Ngày 15 tháng 8 năm 1979, nguyên
đơn (bên mua Syri) đã kí hợp đồng mua của bị đơn (bên bán Ghana) 5000 m 3 gỗ
dán và 5000 m3 gỗ khối theo những điều kiện sau:
a. Chuyến hàng đầu tiên gồm 3000 m3 gỗ dán và 1000 m3 gỗ khối sẽ
được giao trong vòng hai tháng kể từ ngày mở thư tín dụng.
b. Chuyến hàng thứ hai gồm 2000 m3 gỗ dán và 2000 m3 gỗ khối sẽ được
giao sau chuyến hàng thứ nhất một tháng.
c. Chuyến hàng thứ ba gồm 2000 m3 gỗ khối sẽ được giao sau chuyến
thứ hai một tháng.
-

Thanh tốn bằng L/C có xác nhận và không hủy ngang


-

Bảo đảm thực hiện hợp đồng trị giá 5% tổng giá trị hợp đồng do bị đơn cấp

“ngay sau khi L/C tương ứng được mở”.
-

Điều khoản về bất khả kháng trong đó nêu rõ: trong trường hợp xảy ra sự

kiện bất khả kháng, bên bán có trách nhiệm thơng báo với bên mua ngay sau khi
sự kiện này xảy ra.
Sau khi hợp đồng được kí kết, bảo đảm thực hiện hợp đồng được bị đơn
gửi tới nguyên đơn ngày 22 tháng 11 năm 1979. Tương ứng theo đó chuyến hàng
cuối cùng cũng phải được giao muộn nhất là ngày 22 tháng 3 năm 1980. Ngày 26
tháng 11 năm 1979, hai thư tín dụng có thời hạn tới ngày 22 tháng 2 năm 1980,


14

một cho lô gỗ dán và một cho lô gỗ khối mà người thụ hưởng là bị đơn đã được
xác nhận. Về phần mình ngun đơn cũng đã kí hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa
và chỉ định cơng ty giám định để kiểm tra chất lượng hàng hóa được giao.
Ngày 14 tháng 12 năm 1979, bị đơn thông báo cho nguyên đơn bằng telex
rằng do mưa lớn, thiếu nhiên liệu và một số lí do khác, họ khơng thể giao hàng
theo đúng lịch định. Ngày 26 tháng 12 năm 1979 chuyến hàng đầu tiên chỉ có
218,671 m3 gỗ dán và 415,904 m3 gỗ khối đã rời Ghana đi Syri.
Sau đó bị đơn thơng báo cho ngun đơn hẹn sẽ gửi chuyến hàng thứ hai
gồm 2500 m3 gỗ dán và 1500 m3 gỗ khối vào cuối tháng 01 năm 1980, nguyên
đơn đồng ý đề nghị này của bị đơn. Tuy nhiên trên thực tế điều này đã không
được thực hiện. Nguyên đơn đã nhắc nhở bị đơn vài lần đề nghị được thông báo

chi tiết về chuyến hàng giao ngày 7 tháng 3 năm 1980, đồng thời xin gia hạn thư
tín dụng cũng như chấp nhận gia hạn thêm thời gian giao hàng cho tới ngày 31
tháng 5 năm 1980.
Bị đơn đã khơng hề có động thái gì và thực tế đã không tiến hành giao
chuyến hàng thứ hai, ngày 02 tháng 5 năm 1980, hai bên đã đồng ý gặp nhau để
bàn bạc về việc thực hiện hợp đồng. Ngày 7 tháng 5 năm 1980, viện cớ rằng
mình đã phải chịu những tổn thất do giá dầu tăng, bị đơn đề nghị tăng giá lên 40
%, nguyên đơn không chấp nhận yêu cầu này. Bị đơn muốn hủy bỏ hợp đồng với
lí do bất khả kháng và được thanh toán tiền hàng cho chuyến hàng đầu tiên đã
giao.
Cho đến thời điểm này, nguyên đơn đã có được lệnh phong tỏa bảo đảm
thực hiện hợp đồng cùng hai thư tín dụng theo quyết định của tòa sơ thẩm
Damascus.


15

Ngày 25 tháng 8 năm 1981 nguyên đơn kiện bị đơn ra tòa trọng tài của
phòng thương mại quốc tế (ICC).
Sau khi xem xét giải trình của bị đơn về trường hợp bất khả kháng và điều
khoản về bất khả kháng trong hợp đồng, Ủy ban trọng tài không thể chấp nhận lí
do khơng thực hiện hợp đồng mà bị đơn đưa ra là bất khả kháng, vì trên thực tế
cho đến ngày 31 tháng 5 năm 1980 (ngày hết hạn của thư tín dụng sau khi đã
được gia hạn thêm). bị đơn đã không hề đề cập một cách cụ thể bằng telex về bất
khả kháng, vấn đề này chỉ được đưa ra trong cuộc thương thảo cuối tháng 7 cùng
năm tại Damascus. Điều này cho phép ủy ban trọng tài kết luận là bị đơn thực tế
đã có khả năng giao hàng song muốn tăng giá lên cao hơn nên đã không thực
hiện nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng.
Trong vụ việc trên bị đơn (bên vi phạm nghĩa vụ) ngồi việc vi phạm
nghĩa vụ thơng báo khi có trở ngại khách quan xảy ra, dẫn tới việc trở ngại đó đã

khơng được cơng nhận là sự kiện bất khả kháng thì có thể thấy rằng bị đơn đã
mắc một sai lầm quá “ngớ ngẫn” ngay trong chính những lập luận của mình, vì
rằng bị đơn một mặt coi việc khơng thực hiện được nghĩa vụ của mình là do bất
khả kháng, mặt khác lại yêu cầu nếu tăng giá của hàng hóa lên 40% thì sẽ thực
hiện hợp đồng, như vậy suy cho cùng bị đơn đâu có khơng thực hiện được nghĩa
vụ của mình, và như vậy trở ngại khách quan mà họ gặp phải đã khơng bao hàm
yếu tố khơng thể khắc phục được; chính vì vậy trở ngại khách quan mà họ gặp
phải khơng thể là sự kiện bất khả kháng, cho nên nếu lúc đầu bị đơn có thực hiện
việc thơng báo về sự kiện bất khả kháng đi chăng nữa thì điều đó cũng khơng
được chấp nhận. Đây là một bài học kinh nghiệm mà các bên tham gia hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế cần phải lưu ý, đó là khơng được “tự mâu thuẫn với
chính mình”.


16

Như vậy, bất khả kháng với ý nghĩa là một căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm
nghĩa vụ phải bao hàm đầy đủ các thuộc tính như đã phân tích. Thiếu đi một thuộc
tính nào đó trở ngại khách quan chỉ được coi là những khó khăn thơng thường gặp
phải trong q trình thực hiện hợp đồng mà khơng phải là “bất khả kháng”.

2.2

Thủ tục thơng báo khi có sự kiện bất khả kháng

Theo thơng lệ chung, khi có sự kiện bất khả kháng thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện
bất khả kháng phải gửi thông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý. Tuy nhiên
thông thường, các bên quy định rõ thời hạn thông báo và hậu quả của việc không
thông báo: Nếu không thông báo thì sẽ mất quyền được miễn trách nhiệm hoặc kéo
dài thời hạn thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp nếu các bên khơng có thỏa thuận

cụ thể về hậu quả của việc khơng thơng báo, thì các bên sẽ tuân theo luật áp dụng để
giải quyết. Theo nguyên tắc chung của phần lớn luật áp dụng, nếu bên bị ảnh hưởng
bởi sự kiện bất khả kháng vi phạm nghĩa vụ thơng báo thì sẽ khơng được hưởng
quyền miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Điều 79.4 của Công ước của
Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định: “Bên
khơng thực hiện hợp đồng phải thơng báo cho phía bên kia biết về trở ngại và ảnh
hưởng của nó đến khả nãng thực hiện hợp đồng. Nếu phía bên kia khơng nhận được
thơng báo về điều đó trong thời hạn hợp lý sau khi bên không thực hiện hợp đồng đã
biết hoặc buộc phải biết về trở ngại đó, thì bên không thực hiện hợp đồng phải chịu
trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho phía bên kia do không nhận được thông
báo.” Do vậy, để bảo đảm lợi ích của mình, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả
kháng cần:


17


Gửi đến bên kia thơng báo bằng vãn bản (fax, telegraph, email, điện tín, thư
bảo đảm,…) về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn hợp đồng hoặc luật áp
dụng quy định nếu khơng có quy định thì trong một thời gian hợp lý.



Kèm theo thơng báo là vãn bản chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc
tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác có giá trị chứng minh. Nếu một bên gửi cho
bên kia một thông báo về sự kiện bất khả kháng mà khơng có tài liệu chứng
minh thì chắc chắn sẽ khơng được chấp nhận. Vì vậy việc chuẩn bị các chứng
cứ để được hưởng miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng là rất cần
thiết.





18
3

Phương pháp xây dựng điều kiện bất khả kháng trong hợp đồng
Khi có sự kiện bất khả kháng xẩy ra và hậu quả là nghĩa hợp đồng không được
thực hiện hoặc khơng được thực hiện đúng hoặc đầy đủ, thì các bên sẽ ứng xử
như thế nào, cần được các bên đưa vào điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng.
Thực tiễn hiện nay có ba phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng

3.1 Phương pháp trừu tượng hóa

Theo phương pháp này, các bên sẽ đưa ra một định nghĩa khái quát về sự kiện bất
khả kháng. Trong một bản hợp đồng có điều khoản bất khả kháng như sau: “Một
bên không thể thực hiện được nghĩa vụ trong Hợp đồng này do sự kiện bất khả
kháng là sự kiện xẩy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này, mà các bên khơng có
khả nãng dự đốn, kiểm soát và ngãn chặn, sẽ được miễn trách nhiệm do không
thực hiện nghĩa vụ…” Quy định này rất chung chung, mơ hồ và gây khó khăn cho
việc diễn giải. Tranh chấp sẽ xẩy ra, cơ quan tài phán cũng sẽ chỉ giải thích theo
tinh thần của luật và ý kiến của các bên, nhiều khi sự giải thích khơng đạt được sự
chính xác.

3.2 Phương pháp liệt kê

Đây là phương pháp mà nhiều thương gia dày dạn kinh nghiệm thích áp dụng.
Theo phương pháp này, các bên sẽ liệt kê trong điều khoản bất khả kháng một
loạt các sự kiện cho phép bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ được
miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.



19

Một điều khoản như vậy sẽ được xây dựng theo hướng sau: “Một bên bị ảnh
hưởng bởi một trong những sự kiện được liệt kê dưới đây mà không thể thực hiện
được nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ được miễn trách nhiệm: hỏa hoạn, lũ lụt, động
đất, sóng thần, chiến tranh, bạo loạn, cấm vận, bao vây hoặc các hạn chế khác
của chính phủ về xuất khẩu hay nhập khẩu…"
Ưu điểm của cách tiếp cận này là rõ ràng, cụ thể, các bên sẽ không phải mất thời
gian tranh cãi, giải thích, chỉ cần thuộc đúng trường hợp được liệt kê trong điều
khoản này là bên bị ảnh hưởng sẽ được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, một nhược
điểm của các tiếp cận này là dù có kinh nghiệm phong phú đến đâu, các bên cũng
không thể lường trước được các tình huống xẩy ra trong thực tế. Và, dù rằng tình
huống đó có đầy đủ đặc điểm của một sự kiện bất khả kháng nhưng bên bị ảnh
hưởng không được miễn trách nhiệm. Ví dụ, nếu áp dụng điều khoản trên, một
trận "bão" xẩy ra đã làm tốc mái và hư hỏng nặng nhà máy của bên bán làm cho
bên bán không thể tập kết và giao hàng đúng hạn hợp đồng. Trong trường hợp
này “bão" đã bị bỏ sót khỏi điều khoản bất khả kháng nên bên bán có thể không
được miễn trách nhiệm.

3.3 Phương pháp tổng hợp

Đây là phương pháp kết hợp cả hai phương pháp trên. Phương pháp này phần nào
khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên và được sử dụng rộng rãi
trong thực tiễn hợp đồng.
"Trong trường hợp xẩy ra các sự kiện như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần,
chiến tranh, bạo loạn, cấm vận, bao vây hoặc các hạn chế khác của chính phủ về
xuất khẩu hay nhập khẩu và các sự kiện bất khả kháng khác, là những sự kiện



20

xẩy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này, mà các bên khơng có khả nãng dự
đốn, kiểm sốt và ngăn chặn, làm cho bên bán không thể bốc xếp tồn bộ hoặc
một phần hoặc trì hỗn việc bốc xếp hàng hóa thì bên bán sẽ khơng phải chịu
trách nhiệm về việc này…"
Quy định như trên sẽ giúp các bên có được những tình huống cụ thể được coi là
sự kiện bất khả kháng, đồng thời dự tính được những sự kiện khác có thể xẩy ra
làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.

3.4 Điều khoản bất khả kháng của ICC

Phòng thương mại quốc tế đã soạn thảo hai dạng điều khoản nhằm trợ giúp các
bên khi soạn thảo hợp đồng. Dạng thứ nhất bao gồm các điều kiện miễn trách
nhiệm khi hoàn toàn hoặc hoặc trên thực tế hầu như không thể thực hiện hợp
đồng (bất khả kháng). Dạng thứ hai xác định tình huống khi các điều kiện thay
đổi đã khiến cho việc thực hiện hợp đồng khó khăn quá mức (khó khăn trở ngại).
Cả hai dạng điều khoản trên đều không lệ thuộc một hệ thống pháp luật riêng biệt
nào. Vì vậy, nên thận trọng xem xét để bảo đảm hai bộ điều khoản trên không
xung đột với các quy định pháp luật bắt buộc mà có thể áp dụng.
Điều khoản bất khả kháng (hộp 2.1) quy định miễn phạt theo hợp đồng và bao
gồm các điều khoản đình chỉ và chấm dứt hợp đồng. Các bên có thể đưa vào hợp
đồng nguyên văn điều khoản bất khả kháng của ICC trong ấn phẩm số 421, hoặc
dẫn chiếu như sau:
“Điều khoản "bất khả kháng" (miễn trách nhiệm) của Phòng thương mại quốc tế
(ấn phẩm số 421 ICC) là một phần của hợp đồng này.”


21


Điều khoản mẫu dưới đây là điều khoản bất khả kháng chuẩn do ICC khuyến
nghị, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1985. Các điều khoản force majeure (bất khả
kháng), thường được sử dụng trong thực tế, thậm chí cả ở những nước khơng nói
tiếng Pháp, đơi khi được gọi là “điều khoản miễn trừ” hoặc "điều khoản miễn
trách nhiệm".
Các lý do để miễn trách nhiệm
(1) Một bên không phải chịu trách nhiệm vì khơng thực hiện nghĩa vụ của mình
nếu bên đó chứng minh được: việc khơng thực hiện nghĩa vụ là do trở ngại vượt
quá khả năng kiểm sốt mình; và bên đó đã khơng thể trù liệu được trở ngại và
các tác động của nó tới khả năng thực hiện hợp đồng vào thời điểm ký kết hợp
đồng; và bên đó khơng thể tránh hoặc khắc phục nó hay ít nhất là tác động của
nó một cách hợp lý.
(2) Trở ngại được đề cập đến trọng đoạn (1) nêu trên có thể nảy sinh từ các sự
kiện sau (sự liệt kê này chưa hoàn toàn đầy đủ):
a) Chiến tranh, dù được tuyên bố hay không, nổi loạn và cách mạng, hành động
cướp bóc, các hành vi phá hoại;
b) Thiên tai như bão lớn, gió lốc, động đất, sóng thần, lũ lụt, sét đánh;
c) Nổ, cháy, phá huỷ máy móc, nhà xưởng hoặc bất kỳ hệ thống máy móc hoặc
thiết bị nào khác;
d) Tẩy chay, đình cơng và các vụ đóng cửa để gây áp lực, lãn cơng, chiếm giữ
nhà máy và các khu nhà, và dừng sản xuất xảy ra ở nhà máy của bên muốn được
miễn trách nhiệm;


22

e) Hành động của cơ quan có thẩm quyền, dù hợp pháp hay khơng hợp pháp,
ngồi các hành vi mà bên muốn được miễn trách nhiệm cho là rủi ro theo các
điều khoản khác của hợp đồng; và ngoài các vấn đề được đề cập trong đoạn 3

dưới đây
(3) Nhằm mục đích như đoạn 1 nêu trên và trừ khi có các quy định khác trong
hợp đồng, khó khăn trở ngại không bao gồm việc thiếu sự cấp phép, thiếu giấy
phép, giấy phép cư trú hoặc nhập cảnh, hoặc văn bản chấp thuận cần thiết cho
việc thực hiện hợp đồng và được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia của
bên muốn được miễn trách nhiệm.
Nhiệm vụ thông báo
(4) Bên muốn được miễn trách nhiệm [phải thông báo ngay cho bên kia] về trở
trại và các tác động của trở ngại tới khả năng thực hiện hợp đồng. Bên đó cũng
phải có thơng báo khi khơng cịn lý do để miễn trách nhiệm.
(5) Lý do để miễn trách nhiệm bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm xảy ra trở ngại,
hoặc từ thời điểm nhận được thông báo nếu thông báo không được gửi kịp thời.
Nếu không gửi thơng báo sẽ thì bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất
mà lẽ ra có thể tránh được.
Tác động của các lý do để miễn trách nhiệm
(6) Nếu có lý do miễn trách nhiệm theo điều khoản này miễn cho bên không thực
hiện hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại, không bị phạt hợp đồng và chịu
các hình thức phạt khác, ngoại trừ trách nhiệm trả lãi cho số tiền nợ cho đến lúc
tìm ra lý do miễn trách.


23

(7) Hơn nữa, nếu có lý do miễn trách nhiệm thì một bên có quyền hỗn thực hiện
hợp đồng trong một khoảng thời gian thích hợp, do đó, bên kia bị tước đi quyền
(nếu có) chấm dứt hoặc huỷ hợp
đồng. Khi quyết định thế nào là khoảng thời gian thích hợp, cần xem xét đến khả
năng tiếp tục thực hiện hợp đồng của bên không thực hiện hợp đồng và lợi ích
của bên kia trong việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi có sự trì hỗn. Trong
khi chờ bên không thể thực hiện hợp đồng tiếp tục thực hiện hợp đồng trở lại, bên

kia cũng có thể tạm dừng việc thực hiện hợp đồng của mình.
(8) Nếu các lý do miễn trách nhiệm tồn tại trong khoảng thời gian dài hơn thời
hạn do các bên quy định [khoảng thời gian thích hợp do các bên xác định], hoặc
khơng có điều khoản quy định khoản thời gian dài hơn khoảng thời gian thích
hợp, bất cứ bên nào cũng có quyền chấm dứt hợp đồng bằng cách gửi thông báo
cho bên kia.
(9) Mỗi bên có thể giữ lại những gì đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng
trước khi hợp đồng bị chấm dứt. Mỗi bên phải giải thích cho bên kia khoản thu
khơng chính đáng từ việc thực hiện hợp đồng. Các bên phải thanh toán số dư
cuối cùng ngay lập tức.
Nói tóm lại, sự kiện bất khả kháng là một thuật ngữ rất quen thuộc với
các thương gia. Tuy nhiên để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình các
thương gia cần chú trọng đến kỹ thuật soạn thảo cũng như cách thức vận dụng
chúng trong thực tế. Việc soạn thảo điều khoản bất khả kháng, cần có sự tham gia
của các chuyên gia giỏi về lĩnh vực liên quan của hợp đồng để có thể phán đốn
được tối đa các sự kiện có thể xẩy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng, để


24

tránh việc phải sử dụng đến sự giải thích mà nhiều khi khó có thể được sự chính
xác tuyệt đối


25

4

Những lưu ý khi áp dụng thực tế sự kiện bất khả kháng
4.1 Trường hợp trở ngại khách quan dẫn đến sự vơ ích của hợp đồng

Từ những quy định pháp lí nêu trên có một điều mà chúng ta cần phải lưu ý,

đó là: các quy định nêu trên chỉ hàm chứa sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân của
việc không thực hiện được nghĩa vụ mới là căn cứ miễn trách nhiệm. Điều đó có
nghĩa, nếu trở ngại khách quan khơng ảnh hưởng gì đến việc thực hiện nghĩa vụ,
nhưng lại ảnh hưởng đến hậu quả của việc thực hiện nghĩa vụ thì vẫn khơng được coi
là bất khả kháng. Có thể nói rằng đây chính là một điểm thiếu sót của các quy định
pháp lí nêu trên. Vì lẽ, trên thực tế có những trở ngại khách quan xảy ra nhưng nó
khơng ảnh hưởng gì đến việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, nhưng lại biến hậu quả
của việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trở nên khơng cịn ý nghĩa, thiết nghĩa rằng
trong những trường hợp này vẫn nên coi trở ngại mà các bên gặp phải là sự kiện bất
khả kháng, để từ đó miễn trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ.
Tháng 9 năm 1989, A một công ty kinh doanh hàng điện tử có trụ sở tại Cơng
hịa dân chủ Đức cũ, mua của B có trụ sở tại nước X, cũng là một nước xã hội chủ
nghĩa cũ. Bên B phải giao hàng vào tháng 12 năm 1990.Tháng 11 năm 1990 A thông
báo cho B là không biết dùng hàng hóa đó vào việc gì nữa với lí do là sau khi thống
nhất Cộng hịa liên bang Đức, khơng cịn thị trường cho hàng hóa nhập khẩu từ
nước X nữa.
Trong tình huống trên chúng ta có thể thấy rằng, trở ngại khách quan xảy ra
khơng ảnh hưởng gì đến việc thực hiện nghĩa vụ của bên mua, vì nghĩa vụ của bên
mua đơn giản là nhận hàng và thanh tốn tiền hàng, cịn sau đó việc bên mua dùng
hàng vào việc gì, tiêu thụ ở đâu khơng nằm trong mối quan hệ nghĩa vụ hợp đồng với
bên bán. Tuy nhiên trong trường hợp này nếu thực hiện hợp đồng thì rõ ràng mục


×