Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.37 KB, 11 trang )

Bài tập số 2:
Do có mâu thuẫn với T (hàng xóm), A gọi con trai lớn là B (21 tuổi) mang dao đi
đánh T. Thấy bố và anh trai mang dao đi đánh hàng xóm C (17 tuổi), D (15 tuổi) là
em trai của B cũng mang dao đi theo. Sau khi trèo qua tường rào vào nhà, thấy T
đang ngồi uống nước, cả 4 bố con nhà A xông vào đánh, đâm, chém làm T tử vong.
Sau khi giết người, cả 4 bố con nhà A bỏ trốn nhưng chỉ một ngày sau tất cả bị bắt,
bị khởi tố về tội danh theo khoản 1 Điều 123 BLHS.
Câu hỏi:
1. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A, B trong trường hợp trên. (2
điểm)
2. Tội phạm mà A, B, C, D thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc loại tội
nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)
3. C và D có bị coi là đồng phạm trong vụ án nêu trên không? hình phạt nặng
nhất mà C và D có thể phải chịu trong trường hợp nêu trên (2 điểm)
4. Nếu vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (khoản 2 Điều 134 BLHS), chưa được xố
án tích lại phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái
phạm nguy hiểm? (1,5 điểm)
Bài làm
Trong trường hợp trên đề bài khơng nêu cụ thể năng lực trách nhiệm hình sự
của từng người A, B, C, D nên ta giả định coi cả 4 người A, B, C, D là những người
bình thường, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

1. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A, B trong trường hợp trên
- Trả lời:
Lỗi đối với hành vi phạm tội của A, B trong trường hợp trên là lỗi cố ý trực tiếp.
- Giải thích:
Căn cứ pháp luật để áp dụng đánh giá lỗi của A, B:
1



 Khoản 2, Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Cả A và B đều nhận thức rõ hành vi mang vũ khí là dao ( một vũ khí nguy hiểm có
khả năng sát thương rất cao), lại còn chưa kể việc 4 người cùng dùng dao hành
hung T hồn tồn có thể tước đoạt tính mạng của T hoặc gây ra tổn hại nghiêm
trọng đến mạng, sức khỏe của T. Thế nhưng A, B vẫn thực cố tình thực hiện đến
cùng hành vi của mình, mong muốn cho việc dùng vũ khí đánh chém T diễn ra đến
cùng nhằm giải quyết mâu thuẫn.
Theo Khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“ Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”
-> Như vậy lỗi của A, B trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp.

2. Tội phạm mà A, B, C, D thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc
loại tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?
- Trả lời :
Tội phạm mà A, B, C, D thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc loại tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
- Giải thích
Để xác định hành vi phạm tội thuộc vào loại tội phạm nào, chúng ta dựa vào các
căn cứ pháp lý như sau:


Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017



Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Theo Điểm d Khoản 1 điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm

2017 quy định:
“ Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
2


d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này
quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình”
Theo Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người th;
n) Có tính chất cơn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.”

Với tình tiết đề bài cung cấp, việc cả 4 người A, B, C, D cùng dùng dao để chém T
là hành vi phạm tội có tính cơn đồ. A đã rủ B tham gia việc trả thù T, tuy A, B
không rủ C, D tham gia nhưng thấy C, D tham gia mà A, B không ngăn cản và sau
đó cùng nhau chém T đủ thấy hành vi phạm tội này là có tổ chức. Thêm vào đó,
3


việc chém T để trả thù cho những mâu thuẫn trước đây là hành vi phạm tơi vì động
cơ đê hèn. Từ những căn cứ đó việc A, B, C, D bị khởi tố về tội giết người theo
Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 là hồn tồn có căn cứ xác đáng.
Tội danh trên quy định mức án cao nhất người phạm tội có thể bị phạt tù chung
thân hoặc tử hình.
Đối chiếu với quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015:
“Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”
-> Từ đó có thể khẳng định tội phạm mà A, B, C, D thực hiện là tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.

3. C và D có bị coi là đồng phạm trong vụ án nêu trên khơng? Hình phạt
nặng nhất mà C và D có thể phải chịu trong trường hợp nêu trên?
3.1 C và D có bị coi là đồng phạm trong vụ án nêu trên không?
- Trả lời:
C và D bị coi là đồng phạm trong vụ án nêu trên, C và D đóng vai trị là người thực
hành
- Giải thích
Để xác định C, D có phải đồng phạm trong vụ án nêu trên không chúng ta dựa vào
căn cứ pháp lý là:



Khoản 1, Khoản 3, Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
năm 2017

Theo Khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy
định “ Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm”.
Ở đây chúng ta thấy mặc dù C, D không được bố, anh trai là A, B rủ cùng tham
gia đánh chém T nhưng khi biết tin A, B lên kế hoạch đánh C, D đã tự nguyện đi
4


theo hưởng ứng ý chí của A, B nhằm cùng chung mục đích đánh chém T để thực
hiện việc giải quyết mâu thuẫn cho bố mình. A, B mặc dù không chủ định rủ C, D
đi cùng nhưng khi thấy C, D tự nguyện cùng đi đã không ngăn cản và mặc định để
C, D tham gia cùng thực hiện hành vi với mình, như muốn C, D cùng mình thực
hiện để hành vi dễ thành công hơn.
-> Đối chiếu với quy định tại Khoản 1, Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi,
bổ sung năm 2017 thì C, D hoàn toàn bị coi là đồng phạm.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung
năm 2017:
“Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người
giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm”.
Trong trường hợp của C, D như trên thì C, D đóng vai trị là người thực hành, trực
tiếp thực hiện tội phạm. C, D đã trực tiếp tham gia đánh chém T, chứ khơng đóng
vai trị là người tổ chức, xúi giục, người giúp sức.

3.2 Hình phạt nặng nhất mà C và D có thể phải chịu trong trường hợp nêu trên
3.2.1 Đối với C
- Trả lời:
Hình phạt nặng nhất mà C phải chịu là không quá 18 năm tù.
- Giải thích:
Mức án của một người phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều tra, kết luận của cơ
quan điều tra để xác minh quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây
ra, mức độ tham gia của các đối tượng phạm tội, sự thành khẩn hợp tác với cơ quan
chức năng, các yếu tố giảm nhẹ…
5


Trong trường hợp trên đề bài chỉ nêu chung chung là các đối tượng bị khởi tố với
tội giết người được quy định tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa
đổi, bổ sung năm 2017, chứ không nêu cụ thể kết luận về quan hệ nhân quả của
từng hành vi của từng đối tượng với cái chết của T. Thế nên ta giả định coi hành vi
phạm tội của C là nguyên nhân gây nên cái chết của T. Vì C 17 tuổi nên ta áp dụng
các căn cứ pháp lý như sau:
 Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015
 Điều 39 Bộ luật hình sự năm 2015
 Khoản 2 Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
 Khoản 1 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
năm 2017:
“Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người ni dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
6


n) Có tính chất cơn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
Đối chiếu với quy định như trên nếu C là người đủ 18 tuổi trở lên, và như giả định
là đúng thì mức án cao nhất mà C hồn tồn có thể phải gánh là tù chung thân hoặc
tử hình. Tuy nhiên ở đây C mới chỉ 17 tuổi nên ta áp dụng quy định tại Điều 39:
“Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.Khơng áp dụng
hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.”, Khoản 2 Điều 40: “
Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ
có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi
phạm tội hoặc khi xét xử ” và quy định tại Khoản 1 Điều 101 Bộ luật hình sự năm
2015 sửa đổi bổ sung năm 2017: “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi
phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng khơng q 18 năm tù; nếu là tù có
thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng khơng quá ba phần tư mức phạt
tù mà điều luật quy định”.

-> Vì vậy, mức phạt cao nhất mà C phải gánh chịu là không quá 18 năm tù.
3.2.2 Đối với D
- Trả lời:
Mức phạt cao nhất mà D phải gánh chịu là khơng q 12 năm tù
- Giải thích
Mức án của một người phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều tra, kết luận của cơ
quan điều tra để xác minh quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây
ra, mức độ tham gia của các đối tượng phạm tội.
Trong trường hợp trên đề bài chỉ nêu chung chung là các đối tượng bị khởi tố với
tội giết người được quy định tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, chứ
7


không nêu cụ thể kết luận về quan hệ nhân quả của từng hành vi của từng đối tượng
với cái chết của T. Thế nên ta giả định coi hành vi phạm tội của C là nguyên nhân
gây nên cái chết của T. Vì D 15 tuổi nên ta áp dụng các căn cứ pháp lý như sau:
 Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
 Điều 39 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
 Khoản 2 Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
 Khoản 2 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 123:
“Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người th;
n) Có tính chất cơn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
8


q) Vì động cơ đê hèn.”
Đối chiếu với quy định như trên nếu D là người đủ 18 tuổi trở lên, nếu như giả
định là đúng thì mức án cao nhất mà D hồn tồn có thể phải gánh là tù chung thân
hoặc tử hình. Nhưng ở đây D mới chỉ 15 tuổi nên ta áp dụng quy định tại Điều 39:
“Tù chung thân là hình phạt tù khơng thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.Khơng áp dụng hình
phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.”, Khoản 2 Điều 40: “
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ
có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi
phạm tội hoặc khi xét xử ” và quy định tại Khoản 2 Điều 101 Bộ luật hình sự năm
2015 sửa đổi bổ sung năm 2017: “Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi
phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng khơng q 12 năm tù; nếu là tù có
thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức
phạt tù mà điều luật quy định”.
-> Vì vậy, mức phạt cao nhất mà D phải gánh chịu là không quá 12 năm tù.

4. Nếu vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (khoản 2 Điều 134
BLHS), chưa được xố án tích lại phạm tội nêu trên thì trường hợp
phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
Vì đề bài nêu chung chung nên ta giả định trường hợp phạm tội bị kết án 3
năm tù của A là phạm tội lần đầu, A chưa tái phạm lần nào.
- Trả lời:
Trường hợp phạm tội của A là tái phạm
- Giải thích
Để xác định trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm ta dựa
vào căn cứ sau:
 Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
9




Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

 Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Căn cứ nội dung của Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
năm 2017 quy định: “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều
này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm”. Như vậy khung hình phạt cao nhất của
tội mà A đã bị kết án có thể lên tới 5 năm tù.
Căn cứ nội dung của Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
năm 2017 quy định: “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù”.
Đối chiếu 2 quy định trên thì hành vi phạm tội cố ý gây thương tích đã bị kết án

của A có khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù, mà mức phạt này nằm trong khoảng
trên 03 năm đến 07 năm tù. Theo quy định của Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự
năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đây là tội phạm nghiêm trong.
Mà theo quy định của Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017 :
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện
hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố
ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”
Như vậy một người bị coi là tái phạm nguy hiểm thì trước khi thực hiện hành vi
phạm tội người đó phải bị kế án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
10


nghiêm trọng do cố ý, chưa xóa án, hoặc đã tái phạm chưa được xóa án tích . Trong
trường hợp của A, tội cố ý gây thương tích đã bị kết án 3 năm trước đó của A là tội
phạm nghiêm trọng, A chưa tái phạm lần nào. Chúng ta có thể loại trừ hành vi phạm
tội giết người của A là tái phạm nguy hiểm, Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 53 Bộ luật
hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định “ tái phạm là trường hợp
đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý”. Nội
dung này rất phù hợp với trường hợp của A đã bị kết án và phạm tội giết người do
lỗi cố ý.
-> Hành vi phạm tội giết người của A lần này là tái phạm.
Hết.

11




×