Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Lựa chọn phương án khai thác tối ưu cho mỏ khí condensate x lô 1211 bồn trũng nam côn sơn trên cơ sở mô hình khai thác tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÙI KHẮC HÙNG

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TỐI ƯU CHO MỎ
KHÍ CONDENSATE X LƠ 12/11 BỒN TRŨNG NAM CƠN
SƠN TRÊN CƠ SỞ MƠ HÌNH KHAI THÁC TÍCH HỢP

Chun ngành: Kỹ thuật dầu khí
Mã số: 60520604

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2018


Luận văn thạc sĩ

i

Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: TS. Mai Cao Lân
Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: TS. Trần Đức Lân

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Nguyễn Xuân Vinh

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Hoàng Quốc Khánh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 04 tháng 08 năm 2018.


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1.TS. Tạ Quốc Dũng
2.TS. Trần Vũ Tùng
3.TS. Nguyễn Xuân Vinh
4.TS. Hoàng Quốc Khánh
5.TS. Trương Hoài Nam

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Học viên Bùi Khắc Hùng

TRƯỞNG KHOA

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ tên học viên: Bùi Khắc Hùng

MSHV: 1670266

Ngày, tháng, năm sinh: 30/12/1989

Nơi sinh: Thanh Hóa

Chun ngành: Kỹ thuật dầu khí

Mã số: 60520604

I. TÊN ĐỀ TÀI: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TỐI ƯU CHO MỎ
KHÍ CONDENSATE X LƠ 12/11 BỒN TRŨNG NAM CƠN SƠN TRÊN CƠ SỞ
MƠ HÌNH KHAI THÁC TÍCH HỢP
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
₋ Tổng hợp và đánh giá tài liệu địa chất, địa vật lý giếng khoan, tài liệu thử vỉa, tài
liệu khoan các giếng khoan thăm dò/thẩm lượng của mỏ X nhằm làm sáng tỏ các
đặc điểm cấu trúc, địa chất của đối tượng nghiên cứu.
₋ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của mơ hình khai thác tích hợp.
₋ Trên cơ sở tài liệu thử vỉa, khoan các giếng thăm dị/thẩm lượng, ứng dụng mơ
hình khai thác tích hợp xây dựng mơ hình giếng, mơ hình khai thác, đưa ra các
kịch bản khai thác, tính tốn hiệu quả kinh tế, từ đó lựa chọn phương án khai thác
tối ưu cho mỏ X.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 04/09/2017
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 17/06/2018
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Mai Cao Lân, TS. Trần Đức Lân

Tp. HCM, ngày

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

tháng

năm 2018

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

iii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu tận tình của các thầy, của đồng nghiệp và các bạn. Với
lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Lãnh đạo khoa Kỹ thuật địa chất dầu khí cùng tập thể cán bộ giảng viên bộ
mơn Khoan khai thác Dầu khí đã ln tận tình giúp đỡ, chỉ dạy cũng như tạo mọi
điều kiện trong suốt q trình học tập của khóa học.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS Mai Cao Lân và TS. Trần Đức Lân, đã
hết lòng giúp đỡ, chỉ dạy, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo và đồng nghiệp công tác tại

phòng thiết kế khai thác mỏ Viện NCKH&TK, Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro đã
tận tình giúp đỡ, ủng hộ khơng những về chuyên môn, thời gian mà cả về mặt tinh
thần để em có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp cũng như trong suốt q trình học
tập khóa học thạc sĩ tại trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cơ trong Hội đồng đánh giá luận văn đã
cho em những đóng góp q báu để hồn chỉnh luận văn này.
Tác giả cũng xin cảm ơn tất cả các bạn bè cùng học lớp cao học ngành Khoan
khai thác dầu khí khóa 2016 đã cổ vũ động viên tơi trong suốt q trình học, làm việc
và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 17 tháng 06 năm 2018
Học viên

BÙI KHẮC HÙNG

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

iv

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày trong 96 trang bao gồm phần mở đầu, 03 chương chính,
43 hình vẽ minh họa, 26 biểu bảng số liệu, phần kết luận - kiến nghị và danh mục tài
liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn được tóm tắt như sau:
Đối với mỗi vỉa sản phẩm việc xây dựng mơ hình khai thác là vơ cùng cần thiết
cho việc quản lý và phát triển mỏ. Tính đến thời điểm hiện tại Mỏ X đã qua giai đoạn

thăm dò, thẩm lượng và đang trong giai đoạn phát triển đưa vào khai thác thương mại
trong tương lai. Do vậy, để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo mang lại hiệu quả cho dự án
và đưa mỏ vào vận hành thì việc xây dựng mơ hình khai thác phù hợp có ý nghĩa rất
quan trọng.
Để xây dựng mơ hình khai thác phù hợp với thực tế hơn thì phương pháp
nghiên cứu là dựa trên cơ sở tìm hiểu nền tảng lý thuyết về xây dựng mơ hình dịng
chảy từ vỉa vào đáy giếng (IPR), mơ hình dịng chảy từ đáy giếng lên trên bề mặt
(VLP) và mơ hình vỉa chứa. Các tham số đầu vào để xây dựng mơ hình giếng và mơ
hình vỉa chứa được phân tích, đánh giá trong các mối quan hệ qua lại lẫn nhau để từ
đó xây dựng mơ hình khai thác với độ tin cậy cao hơn.
Nội dung tập trung nghiên cứu cũng như là điểm mới của luận văn bao gồm 04
phần chính. Nội dung thứ nhất là kiểm tra và xỷ lý dữ liệu đầu vào, đi sâu vào phân
tích tài liệu thử vỉa, tài liệu PVT, điểm đặc trưng của các giếng khoan thăm dò, thẩm
lượng của mỏ X: mối quan hệ giữa áp suất và lưu lượng, phân tích đường quan hệ áp
suất đáy và lưu lượng trong quá trình thử vỉa. Từ đó đưa ra trạng thái của vỉa chứa,
đồng thời lựa chọn mơ hình dịng chảy từ vỉa vào giếng phù hợp. Mục đích của việc
kiểm tra và xử lý này là làm tăng mức độ tin cậy của phần số liệu đầu vào cho việc
xây dựng mơ hình khai thác. Nội dung thứ hai là thiết kế mô hình giếng khai thác trên
cơ sở dữ liệu hiện có. Sau khi xây dựng mơ hình giếng đã tiến hành điều chỉnh một
số thông số không chắc chắn nhằm thu được mơ hình giếng khai thác phù hợp với số
liệu thử vỉa (áp suất đáy, lưu lượng). Nội dung thứ ba là xây dựng mơ hình vỉa chứa
cho các tầng sản phẩm của mỏ X trên cơ sở tài liệu thử vỉa, tài liệu phân tích PVT.
Để kiểm tra độ tin cậy của mơ hình đã tính tốn lại trữ lượng theo mơ hình (phương
Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ


v

pháp CBVC) và so sánh với trữ lượng tính tốn theo phương pháp thể tích. Nội dung
thứ tư là dự báo về sản lượng khai thác trên mơ hình đã xây dựng theo các phương
án khác nhau về số lượng giếng, chủng loại giếng cũng như thời gian duy trì sản
lượng đỉnh. Đồng thời cũng đã tính toán hiệu quả kinh tế cho các phương án tối ưu
nhất theo kết quả dự báo sản lượng từ mô hình. Đã chạy độ nhạy của các tham số đầu
vào nhằm xác định sự ảnh hưởng của chúng tới mô hình đã xây dựng. Tất cả các nội
dung trên đều được tập trung thực hiện trong chương 3 của luận văn.
Phần kết luận-kiến nghị trình bày tóm tắt những nội dung đã nghiên cứu trong
luận văn, đưa ra phương án khai thác tối ưu nhất dựa trên kết quả dự báo sản lượng
cũng như chỉ số tính tốn hiệu quả kinh tế NPV. Đồng thời cũng đã đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện kết quả nghiên cứu trong tương lai.

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

vi

ABSTRACT
The thesis is presented in 96 pages, including the opening chapter, three main
chapters, 43 illustrations, 26 tables of figures, conclusions-recommendations and list
of references. The main contents of the dissertation are summarized as follows:
For each reservoir, building a production model is essential for the management
and development of the field. So far, the gas condensate field X has been explored,
evaluated and is in the stage of development and bring into commercial exploitation

in the future. Therefore, in order to minimize risks, ensure the effectiveness of the
project and bring the field into operation, it is important to build a suitable production
model.
In order to develop a more appropriate model of exploitation, the research
method is based on understanding theoretical foundations for modeling the flow from
the reservoir to the bottom hole (IPR), the flow model from bottom hole to surface
(VLP) and reservoir modeling. The input parameters for well modeling and reservoir
modeling are analyzed and evaluated in integrated relationship, from which build a
production model with higher reliability.
The content of research and the new point of the thesis consists of four main
parts. The first chapter is testing and processing of input data, the analysis of well
testing data, PVT data, characteristics of exploration, evaluation wells of the gas
condensate field X: relationship between pressure and flow rate, analyzing
relationship between the bottom pressure and the flow rate during the well testing.
From above results, the analysis of the state of the reservoir, and choosing suitable
flow model from the reservoir to the downhole are implemented. The purpose of this
test and treatment is enhancing the reliability of the input data for the production
model. The second chapter is designing wells, based on the existing data. After
building the well model, some uncertainties have been adjusted in order to obtain the
model of exploitation well in accordance with the well test data (bottom hole pressure,
flow rate). The third chapter is building reservoir model for the production layers of
the gas condensate field X, based on well test data, PVT analysis data. In order to
check the reliability of the model, the reserves were recalculated (Material balance
Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ


vii

method) and compared with the calculated volume by the volumetric method.
Fourthly, it is forecasting the production, based on the built model, according to
different options on the number of wells and types of wells as well as the duration of
plateau. In addition, the economic efficiency for the best option according to the
forecast result from the model was calculated. The sensitivity of the input parameters
was run to determine their influence on the model. All of the above contents are
concentrated in chapter 3 of the dissertation.
The conclusion-recommendation summarizes the contents of the thesis, propose
the best exploitation plan based on the forecast results as well as the index of
economic efficiency NPV. Furthermore, suggestions have been made to improve the
research results in the future.

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

viii

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phương pháp khoa
học cụ thể trên số liệu thực tế, không sao chép các đồ án khác. Nếu sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của Khoa Kỹ Thuật Địa chất dầu khí và
Trường Đại học Bách khoa đưa ra.
Tp. HCM, ngày 17 tháng 06 năm 2018

Học viên thực hiện

Bùi Khắc Hùng

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

ix

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ X BỒN TRŨNG
NAM CÔN SƠN .........................................................................................................6
1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................................6
1.2. Khái qt về lịch sử tìm kiếm thăm dị của mỏ X Lô 12/11 ................................7
1.3. Cấu trúc địa chất và đặc điểm địa tầng mỏ X ....................................................12
1.4. Mô tả vỉa chứa ....................................................................................................17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MƠ HÌNH KHAI THÁC TÍCH HỢP ...25
2.1. Giới thiệu chung .................................................................................................25
2.2. Lý thuyết dịng chảy từ vỉa vào đáy giếng. Một số mơ hình đường cong IPR
(Inflow Performance Relationship). ..........................................................................26
2.3. Lý thuyết dịng chảy trong ống khai thác dùng để xây dựng VLP ....................32
2.4. Phương pháp phân tích điểm nút (Nodal Analysis) ...........................................38
2.5. Lý thuyết cân bằng vật chất trong mơ hình hóa vỉa chứa ..................................39
2.6. Đặc trưng khai thác vỉa khí và khí condensate ..................................................50

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MƠ HÌNH KHAI THÁC TÍCH HỢP VÀ DỰ BÁO
SẢN LƯỢNG KHAI THÁC KHÍ CONDENSATE CHO MỎ X ............................58
3.1. Phân tích tài liệu thử vỉa các tầng sản phẩm mỏ X ............................................58
3.2. Các tính chất và thành phần chất lưu vỉa ...........................................................65
3.3. Trữ lượng các tầng sản phẩm của mỏ X ............................................................68
3.4. Xây dựng mô hình giếng khai thác ....................................................................70
3.5.Xây dựng mơ hình vỉa chứa mỏ X ......................................................................74
3.6. Dự báo và lựa chọn phương án khai thác cho mỏ X ..........................................81
Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

x

3.7.Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương án đã lựa chọn .................................90
3.8. Đánh giá độ nhạy của các tham số đầu vào cho mơ hình vỉa chứa....................91
KẾT LUẬN ...............................................................................................................93
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................96

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ


xi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí mỏ X .........................................................................................6
Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc nóc hệ tầng Dừa, cấu tạo TN ..............................................9
Hình 1.3 Cột địa tầng tổng hợp Lơ 12/11 ................................................................12
Hình 1.4 Đơn vị cấu-kiến tạo Lơ 12/11 ...................................................................17
Hình 1.5 Xu thế phân bố độ rỗng cát kết Oligcoen theo độ sâu lô 12/11 .................20
Hình 1.6 Xu thế độ rỗng theo chiều sâu cát kết Miocen dưới lơ 12/11 ....................21
Hình 1.7 Các loại bẫy HC chủ yếu trong bồn trũng Nam Cơn Sơn ..........................24
Hình 2.1 Ví dụ đường cong IPR xây dựng theo mơ hình P.I.Entry ..........................27
Hình 2.2 Ví dụ đường cong IPR xây dựng theo mơ hình Vogel ..............................28
Hình 2.3 Tổn hao áp suất trong quá trình khai thác sản phẩm từ vỉa chứa lên trên bề
mặt .............................................................................................................................33
Hình 2.4 Đường quan hệ giữa áp suất đáy và lưu lượng sản phẩm trong ống khai
thác trong trường hợp áp suất miệng không thay đổi ...............................................35
Hình 2.5 Cấu trúc dịng chảy hỗn hợp khí lỏng trong ống khai thác ........................36
Hình 2.6 Mơ hình đường cong IPR và VLP trong phương pháp phân tích điểm nút
...................................................................................................................................39
Hình 2.7 Mơ hình vỉa trong phương pháp cân bằng vật chất ....................................40
Hình 2.8 Sự thay đổi thể tích vỉa do sự suy giảm áp suất .........................................43
Hình 2.9 Tương quan giữa áp suất vỉa và sản lượng khí khai thác ...........................49
Hình 2.10.Quan hệ giữa P/Z và hệ số thu hồi (a) và thể tích khí G (b) (P/Z)cc và
ηgcc: áp suất và hệ số thu hồi thực tế .......................................................................50
Hình 2.11 Quan hệ giữa PT/zT với sản lượng khai thác ...........................................52
Hình 2.12 Sự thay đổi áp suất vỉa trong quá trình khai thác mỏ khí ........................54
Hình 3.1 Đường chỉ thị giếng khoan HA-1X ............................................................59
Hình 3.2 Động thái áp suất đáy giếng và nhiệt độ trong quá trình thử vỉa (Flow after
Flow) tầng Oligocen tại giếng TN-1X ......................................................................60
Hình 3.3 Kết quả minh giải tài liệu tích áp giếng khoan TN-1X ..............................61

Hình 3.4 Động thái áp suất và nhiệt độ thử vỉa giếng khoan TN-3X-H1 .................63
Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

xii

Hình 3.5 Kết quả minh giải tài liệu tích áp giếng khoan TN-3X-H1........................64
Hình 3.6 Bình đồ tính tốn trữ lượng các tầng sản phẩm mỏ X ...............................70
Hình 3.7 Mơ hình đường cong IPR giếng khoan HA-1X (a) và TN-1X (b) ............71
Hình 3.8 Mơ hình đường cong IPR giếng khoan TN-3X-H1 ...................................72
Hình 3.9 Mơ phỏng dịng chảy trong giếng khoan HA-1X ......................................72
Hình 3.10 Mơ phỏng dịng chảy trong giếng khoan TN-1X .....................................73
Hình 3.11 Mơ phỏng dịng chảy trong giếng khoan TN-3X .....................................73
Hình 3.12 Đồ thị đường cong thấm pha xây dựng mơ hình cho cấu tạo TN mỏ X ..76
Hình 3.13 Kết quả khớp hóa số liệu thử vỉa giếng khoan TN-1X ............................77
Hình 3.14 Phần trăm thể tích condensate lắng đọng trong vỉa theo sự suy giảm áp
suất ............................................................................................................................78
Hình 3.15 Quan hệ giữa sự thay đổi áp suất và hàm lượng condensate trong vỉa ....79
Hình 3.16 Kết quả khớp hóa số liệu thử vỉa GK HA-1X ..........................................81
Hình 3.17 Đồ thị sản lượng khai thác khí cộng dồn của mỏ X sau 20 năm và 30 năm
theo các phương án....................................................................................................84
Hình 3.18 Đồ thị sản lượng khí khai thác trung bình trên một giếng của mỏ X sau
20 năm và 30 năm theo các phương án .....................................................................84
Hình 3.19 Động thái các chỉ số công nghệ khai thác của mỏ X theo phương án 2 ..86
Hình 3.20 Động thái các chỉ số công nghệ khai thác của mỏ X theo phương án 3 ..87
Hình 3.21 Động thái các chỉ số cơng nghệ khai thác của mỏ X theo phương án 4 ..88

Hình 3.22 Động thái sản lượng khai thác khí hàng năm theo các phương án ..........89
Hình 3.23 Động thái sản lượng khai thác khí cộng dồn theo các phương án ...........89
Hình 3.24 Đánh giá độ nhạy của các tham số đầu vào .............................................92

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

xiii

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1.Kết quả thử vỉa giếng khoan 12W-HA-1X ..................................................8
Bảng 1.2 Kết quả thử vỉa giếng khoan 12-TN-1X ....................................................10
Bảng 1.3 Kết quả thử vỉa tầng CS-2 giếng khoan 12/11-TN-3X-H1 .......................11
Bảng 1.4 Kết quả khoan thăm dị, thẩm lượng tại mỏ X ..........................................11
Bảng 1.5 Đặc tính chứa cát kết tầng Oligocen theo độ sâu Lô 12/11 .......................19
Bảng 1.6 Kết quả minh giải tài liệu địa vật lý các tầng sản phẩm mỏ X ..................22
Bảng 2.1 Một số chỉ số thiết kế khai thác cơ bản của một số mỏ khí condensate trên
thềm lục địa Việt Nam ..............................................................................................57
Bảng 3.1 Kết quả thử vỉa giếng khoan 12W-HA-1X ở các chế độ côn khác nhau ..59
Bảng 3.2 Kết quả thử vỉa giếng khoan 12W-TN-1X ở các chế độ côn khác nhau ...60
Bảng 3.3 Kết quả thử vỉa giếng khoan TN-3X-H1 ở các chế độ côn khác nhau ......63
Bảng 3.4 Các tính chất của khí và condensate cấu tạo TN .......................................66
Bảng 3.5 Các tính chất của khí và condensate cấu tạo HA .......................................67
Bảng 3.6 Kết quả tính trữ lượng phát hiện HC các vỉa thuộc cụm cấu tạo mỏ X
(năm 2017) ................................................................................................................69
Bảng 3.7 So sánh kết quả mô phỏng giếng trên phần mềm Prosper với kết quả thử

vỉa ..............................................................................................................................74
Bảng 3.8 Các tham số đầu vào xây dựng mơ hình vỉa chứa cho cấu tạo TN ...........75
Bảng 3.9 Các tham số PVT xây dựng mơ hình vỉa chứa cho cấu tạo TN ................76
Bảng 3.10 Các tham số PVT xây dựng mô hình vỉa chứa cho cấu tạo HA ..............80
Bảng 3.11 Các tham số đầu vào xây dựng mơ hình vỉa chứa cho cấu tạo HA .........80
Bảng 3.12 Kết quả chạy dự báo khai thác cho mỏ X trong 20 năm theo các phương
án ...............................................................................................................................83
Bảng 3.13 Kết quả chạy dự báo khai thác cho mỏ X trong 30 năm theo các phương
án ...............................................................................................................................84
Bảng 3.14 Các chỉ số công nghệ khai thác mỏ X phương án 2 ................................85
Bảng 3.15 Các chỉ số công nghệ khai thác mỏ X phương án 3 ................................86
Bảng 3.16 Các chỉ số công nghệ khai thác mỏ X phương án 4 ................................87
Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

xiv

Bảng 3.17 So sánh động thái sản lượng theo các phương án....................................88
Bảng 3.18 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế khai thác cấu tạo TN-HA theo các
phương án ..................................................................................................................91
Bảng 3.19 Đánh giá độ nhạy của các tham số đầu vào .............................................92

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266



Luận văn thạc sĩ

xv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VLP: Đường quan hệ giữa lưu lượng và áp suất trong ống khai thác
IPR: Đường quan hệ giữa lưu lượng và áp suất dòng chảy từ vỉa vào đáy giếng
DST: Thiết bị thử vỉa (Drill Stem Test)
MDT: Thiết bị thử vỉa (Modular Formation Dynamics Tester)
IPM: Mơ hình hóa khai thác tích hợp
PVT: Các tham số lý hóa của sản phẩm (hệ số thể tích, mật độ, độ nhớt…)
HC: Hydrocarbon
TOC: Tổng hàm lượng chất hữu cơ
HI: Chỉ số hydro
VCHC: Vật chất hữu cơ
ĐVLGK: Khảo sát địa vật lý giếng khoan
UCS: Hệ tầng cau phần trên
LDS: Hệ tầng dừa phần dưới
GOR: Tỷ số khí-dầu
CGR: Tỷ số condensate-khí
CBVC: Cân bằng vật chất
PSDM: Tài liệu địa chấn (Pre-Stack Depth Migration)
VPI: Viện dầu khí Việt Nam
VSP: Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266



Luận văn thạc sĩ

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Mỏ X gồm hai cấu tạo TN và HA, thuộc Lô 12/11 thuộc Bồn Trũng Nam Côn
Sơn nằm trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam, cách thành phố Vũng Tàu khoảng
320 km về phía Đơng Nam. Cơng việc tìm kiếm thăm dị mỏ X lần đầu tiên được tiến
hành vào năm 1994 bởi công ty Canadian Petroleum Company. Mỏ X được tiến hành
thăm dò địa chấn 2D cùng với cấu tạo Hong Hac. Theo kết quả thăm dị địa chấn, ở
phía Tây Bắc Lơ 12/11 đã khoan giếng thăm dò đầu tiên 12W-HA-1X ở đối tượng
trầm tích Miocen dưới. Kết quả thử vỉa cho dịng khí cơng nghiệp với lưu lượng khí
682 ng.m3/ng.đ (cơn 25,4 mm) đã khẳng định tiềm năng hydrocacbon của cấu tạo
HA.
Vào tháng 7/2001 đã tiến hành thăm dò giếng khoan đầu tiên 12W-TN-1X trên
trầm tích Oligocen cấu tạo TN mỏ X. Kết quả thử vỉa cho dịng khí với lưu lượng 570
ng.m3/ng.đ (cơn 19,05 mm), dịng condensate và nước. Trong năm 2002, sau khi thăm
dò địa chấn 3D trên cấu tạo TN, đã tiến hành khoan thêm giếng thăm dò 12W-TN2X. Tuy nhiên kết quả thử vỉa đã không thấy dấu hiệu sản phẩm.
Tháng 03/2017 sau khi kết thúc khoan giếng khoan ngang 12/11-TN-3X-H1,
kết quả thử vỉa đối tượng Oligocen cho dòng khí lưu lượng cao 924 ng.m3/ng.đ (cơn
19,1 mm) cho phép đánh giá trữ lượng và tiềm năng đưa mỏ X vào khai thác thương
mại.
Hiện nay, đối tượng cát kết Miocen dưới và Oligocen của mỏ X đang trong giai
đoạn đầu phát triển. Để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo mang lại hiệu quả cao cho dự
án trong quá trình phát triển, đưa mỏ vào khai thác thì việc xây dựng mơ hình tích
hợp mơ phỏng khai thác, dự báo động thái sản lượng khai thác, các phương án khai
thác phục vụ việc tính tốn hiệu quả kinh tế vừa mang tính cấp thiết vừa có đóng góp
thực tiễn cao. Chính vì vậy đề tài “Lựa chọn phương án khai thác tối ưu cho mỏ khí

condensate X, lơ 12/11 bồn trũng Nam Cơn Sơn trên cơ sở mơ hình khai thác tích
hợp” được học viên chọn làm đề tài tốt nghiệp.

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

2

Ý nghĩa khoa học: Đã áp dụng thành cơng cơ sở lý thuyết mơ hình dịng chảy
từ vỉa vào đáy giếng (IPR), mơ hình dịng chảy từ đáy giếng lên trên bề mặt (VLP)
trên cơ sở đặc trưng riêng của dữ liệu thử vỉa các giếng khoan mỏ X, mơ hình cân
bằng vật chất, cơ sở lý thuyết khai thác mỏ khí và condensate, xây dựng mơ hình khai
thác tích hợp, thiết kế các kịch bản khai thác cho các trầm tích Miocen và Oligocen
mỏ khí condensate X.
Ý nghĩa thực tiễn: Đã khái quát lịch sử tìm kiếm, thăm dị, tiềm năng dầu khí
của mỏ X dựa trên việc phân tích, tổng hợp tài liệu địa chất, địa vật lý giếng khoan,
tài liệu thử vỉa, phân tích mẫu sâu. Xây dựng mơ hình vỉa, mơ hình giếng, dự báo sản
lượng khai thác các đối tượng tiềm năng của mỏ X để triển khai kế hoạch đưa vào
khai thác thương mại trong tương lai. Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài
liệu tham khảo cho sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu khác.
Trong quá trình xây dựng mơ hình vỉa sản phẩm, mơ hình mơ phỏng giếng khai
thác cịn có những mặt hạn chế sau đây:
-

Do là mỏ mới, dữ liệu còn hạn chế nên việc xây dựng mơ hình vỉa chứa bằng
phần mềm MBAL trên cơ sở lý thuyết cân bằng vật chất với những giả thiết như

vỉa chứa đồng nhất, nhiệt độ không thay đổi, áp suất vỉa phân bố đồng đều và
chất lưu phân bố đồng đều trong vỉa. Do vậy, mô hình vỉa chứa khơng tính được
tính bất đồng nhất của vỉa, vùng ảnh hưởng của giếng cũng như vị trí của giếng
khoan.

-

Hạn chế về mặt tài liệu thu thập. Không có số liệu phân tích mẫu lõi đặc biệt do
vậy đường cong thấm pha, độ nén đá của vỉa chứa sử dụng trong mơ hình vỉa
được lấy tương tự theo mỏ lân cận.
2. Mục tiêu và Nhiệm vụ của luận văn
Mục tiêu:
Xây dựng các kịch bản khai thác, dự báo sản lượng khai thác nhằm lựa chọn

phương án khai thác phù hợp cho các tầng sản phẩm của mỏ X.
Nhiệm vụ:
- Tổng hợp tài liệu địa chất, địa vật lý, tài liệu thử vỉa, phân tích mẫu sâu của
các giếng thăm dò thẩm lượng của mỏ X.
Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

3

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết thiết kế khai thác các mỏ dầu khí, lý thuyết dòng
chảy từ vỉa vào đáy giếng, dòng chảy từ đáy giếng lên trên bề mặt, phương
pháp cân bằng vật chất trong việc xây dựng mơ hình vỉa chứa.

- Xây dựng mơ hình giếng khai thác, mơ hình vỉa sản phẩm bằng bộ phần mềm
khai thác tích hợp IPM (Integrated Petroleum Modeling). Từ đó dự báo sản
lượng khai thác của mỏ X theo các kịch bản khai thác khác nhau. Lựa chọn
phương án khai thác tối ưu để đưa mỏ vào khai thác vận hành trong tương
lai.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp đặc điểm địa chất của mỏ X thông qua các
nghiên cứu về địa chấn, địa chất, địa vật lý giếng khoan, các kết quả phân tích PVT,
phân tích mẫu lõi, phân tích tài liệu thử vỉa…
Phương pháp mơ hình hóa: sử dụng phương pháp mơ phỏng dịng chảy từ vỉa
vào giếng và dịng chảy từ đáy giếng lên trên bề mặt. Mơ phỏng vỉa chứa bằng phương
pháp cân bằng vật chất trên phần mềm mơ phỏng MBAL.
Phạm vi nghiên cứu: Trầm tích Oligocen và Miocen dưới mỏ X.
4. Cơ sở tài liệu.
Tài liệu được sử dụng trong luận văn của tác giả bao gồm:
₋ Các kết quả thử vỉa giếng khoan thăm dị, thẩm lượng, kết quả phân tích
mẫu sản phẩm PVT mỏ X.
₋ Các kết quả nghiên cứu địa chất, địa vật lý, tài liệu giếng khoan ... trong
khu vực nghiên cứu và các khu vực lân cận.
₋ Báo cáo hiệu chỉnh luận chứng kinh tế kỹ thuật phát triển dự án Lơ 12/11
sau khi khoan thăm dị.
₋ Những bài báo liên quan đã đăng trên tạp chí dầu khí và hội nghị như
SPE, OnePetro,...
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Phương pháp hệ thống khai thác tích hợp đã được nghiên cứu từ cuối những
năm 90. Ngày nay, phương pháp này khơng ngừng phát triển, hồn thiện và ứng dụng

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266



Luận văn thạc sĩ

4

rộng rãi trong các dự án phát triển và khai thác mỏ trên thế giới. Do đó, có nhiều cơng
trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề này điển hỉnh như sau:
Bài báo SPE 113904 – Recent Advances and Practical Applications of
Integrated Production Modeling at Jack Asset in Deepwater Gulf of Mexico của
nhóm tác giả Umut Ozdogan, James F.Keating, Mark Knobles, Adwait Chawathe,
Doruk Seren. Bài báo này ứng dụng các công cụ phần mềm phổ biến hiện nay như
PROSPER, GAP, RESOLVE kết hợp với phần mềm mô phỏng vỉa CHEARS để xây
dựng một hệ thống khai thác tích hợp nhằm đưa ra các dự báo về sản lượng khai thác
cho các kịch bản phát triển như: đánh giá các phương pháp khai thác nhân tạo cho
giếng (artificial lift), hay như đưa ra các thông số quyết định cho việc lựa chọn
phương pháp khai thác, hay đưa ra các biện pháp thiết kế hệ thống bơm ép nước giúp
thu hồi dầu. Tuy nhiên, bài báo này chưa đề cập đến việc tối ưu hóa khai thác cho các
kịch bản phát triển mỏ.
Bài báo SPE 150735 – A Robust Approach to Field Development Plan
Integrating Multi Dynamic Reservoir Models with Surface Network của nhóm tác giả
Akpoebi Ojeke, Ibiada Harrison Itotoi, Dike Nnamdi, Jonathan Umurhohwo,
Osaigbovo Benjamin. Trong bài báo này nhóm tác giả đã sử dụng mơ hình mơ phỏng
vỉa 3D tích hợp với mơ hình hệ thống bề mắt thơng qua mơ hình giếng nhằm đưa ra
các giải pháp hay kịch bản cho phát triển mỏ như số lượng giếng, kích thước ống khai
thác hay phương pháp khai thác. Tuy nhiên, trong bài báo này, mơ hình mơ phỏng
vỉa được xây dựng trên số lượng dữ liệu giới hạn cũng như số liệu từ các mỏ tương
tự lân cận cho nên làm cho mơ hình có nhiều điểm khơng chắc chắn (uncertainty) ảnh
hưởng tới lời giải của dự báo khai thác.
Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu mơ hình tích hợp hệ thống khai thác cho mỏ Gấu

Vàng” của tác giả Nguyễn Hùng (2012). Trong luận văn này, tác giả đã khảo sát mơ
hình dịng chảy trong vỉa cũng như trong giếng khai thác, đồng thời xây dựng mơ
hình tích hợp mơ hình vỉa, giếng và hệ thống khai thác bề mặt. Lượng khí bơm ép
gaslift sẽ được khảo sát nhằm mục đích hiệu chỉnh mơ hình phù hợp với lịch sử khai
thác và từ đó sẽ áp dụng mơ hình hiệu chỉnh nhằm đưa ra các phương pháp khai thác
tối ưu trên cơ sở kỹ thuật cũng như cơ sở kinh tế. Ngoài ra, luận văn cũng đề cập đến
Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

5

việc ứng dụng mơ hình tích hợp cho việc tối ưu hóa khai thác như thay đổi áp suất
bình tách cao áp hay lượng khí bơm ép gaslift trên bề mặt.
Luận văn thạc sĩ “Xây dựng mô hình hính tốn tích hợp cho thân dầu đa vỉa”
của tác giả Lê Đức Thái Bình (2009). Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng cơ sở
lý thuyết mô hình khai thác tích hợp xây dựng mơ hình dịng chảy trong vỉa, trong
ống khai thác nhằm đưa ra một hệ thống thiết kế chế độ khai thác tối ưu cho mỏ dầu
đa vỉa.
Đối với các mỏ khí condensate, việc ứng dụng mơ hình khai thác tích hợp trong
việc thiết kế và tối ưu hệ thống khai thác cũng được nghiên cứu và có nhiều cơng
trình đăng trên các tạp chí dầu khí như:
Bài báo SPE-134141 – A Fully Compositional Integrated Asset Model for a
Gas-Condensate Field của nhóm tác giả F.Gonzalez, SPE and L.Bertodi, SPE, Eni
E&P; A.Lucas, SPE, BG Group; G.Paterson, SPE, RPS Energy; and K.Shah,
B.Grewal, C.Okafor, and N.Rodriguez, SPE, Schlumberger, 2010
Bài báo SPE-171453-MS, Integrated Production Modelling of Gas Condensate

Field của nhóm tác giả M. Bartolomeu, A.Abdrakhmanov, Norwegian U.Science and
Technology (*Now with Fluor Kazakhstan Inc.), 2014
Bài báo SPE 160924 To develop the optimum Field development plan for
condensate wells using Integrated Production Modeling (IPM) của nhóm tác giả
Shoaib Memon and Asif Zameer, Petroleum and Natural Gas Engineering
Department, King Saud University, 2012
Bài báo SPE 116936 Workflow for Integrated Production Modelling of Gas
Wells in the Northern Cooper Basin của nhóm tác giả Tejaswi Shrestha, Suzanne
Hunt, Paul Lyford/Santos Ltd; Hemanta Sarma/University of Adelaide, 2008

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ X BỒN
TRŨNG NAM CÔN SƠN
1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Mỏ X nằm ở ngoài khơi bờ biển phía Nam Việt Nam, nằm phía Tây Bắc Lơ
12/11 thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 320 km về
hướng Đông Nam bao gồm hai cấu tạo TN và HA. Địa hình đáy biển tại khu vực
nghiên cứu tương đối bằng phẳng, độ dốc tương đối nhỏ theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam. Độ sâu mực nước biển dao động từ 65m đến 95 m. Vị trí mỏ X được trình bày
trong hình 1.1

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí mỏ X [9]


Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

7

1.2. Khái quát về lịch sử tìm kiếm thăm dị của mỏ X Lơ 12/11
Lơ 12/11 có diện tích 6686 km2. Về mặt lãnh thổ, khu vực này nằm khá xa bờ
của các nước Đông Nam Á. Mặc dù vậy, đây là nơi đã khoan giếng khoan thăm dò
đầu tiên trên thềm lục địa Việt Nam (trong phạm vi vùng biển vào nửa đầu thập niên
70 thế kỷ trước) [11].
Tại khu vực phía Đơng của Lơ đã phát hiện hai mỏ dầu có giá trị cơng nghiệp
là mỏ Dừa và mỏ Chim Sáo. Đây là điều kiện đảm bảo thành cơng cho cơng tác tìm
kiếm thăm dị tại khu vực này. Tuy nhiên mức độ nghiên cứu trong khu vực lô 12/11
không đồng đều, theo từng khu vực diện tích khác nhau.
Hiện tại, trong khu vực lơ 12/11 có nhiều cấu tạo tiềm năng chưa tiến hành
khoan tìm kiếm thăm dị. Tại một số giếng đã khoan, đã nhận được dịng khí khơng
có giá trị thương mai, do đó địi hỏi cần phải tiến hành các cơng tác tìm kiếm thăm
dị tiếp theo.
Tháng 8/1973, Lơ 12 được giao cho công ty Pecten and Cities Service.
Năm 1974, đã tiến hành thu nổ 142 tuyến địa chấn 2D tương ứng 4000 km tuyến
phủ đều trên diện tích Lơ 12 với mạng lưới đan dày 3x3 km.
Năm 1974, trên cơ sở kết quả nghiên cứu địa chấn 2D, đã tiến hành khoan giếng
khoan thăm dò đầu tiên Hong – 1X tại thềm lục địa Việt Nam. Giếng khoan này được
khoan vào một trong những đới nâng của móng kết tinh. Do không phát hiện các tầng
sản phẩm (theo tài liệu ĐVLGK, tồn bộ các tầng chứa đều bão hịa nước) nên giếng

khoan đã được hủy mà không tiến hành công tác thử vỉa.
Năm 1994, Lô 12E được giao lại cho công ty Canadian Petroleum. Công ty này
đã tiến hành thu nổ địa chấn 2D (1123 km tuyến, Canoxy) bao phủ lên diện tích các
cấu tạo Hồng Hạc – Hồng Yến và TN-HA (Mỏ X).
Tháng 4 năm 1996, theo kết quả minh giải tài liệu địa chấn đã tiến hành khoan
giếng khoan thăm dò 12W-HA-1X trên cấu tạo HA thuộc ranh giới phía Tây – Bắc
của Lơ 12. Việc ưu tiên lựa chọn đầu tiên đối tượng này để tiến hành khoan giếng
khoan thăm dị là do năm 1994 đã có phát hiện mỏ khí Rồng Đơi ở lơ lân cận 11 (cách
cấu tạo HA 30 km về phía Đơng – Bắc). Tại giếng khoan này đã tiến hành thử vỉa 02

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ

8

MDT (lấy được mẫu khí – condensate) và thử vỉa 03 đối tượng trong ống (nhận được
dòng khí và condensate) (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Kết quả thử vỉa giếng khoan 12W-HA-1X[14]
Thử
vỉa

Khoảng
thử,m
(MD)

Đối tượng


DST-1

3918-4025

Cát kết

DST-2

3572-3594

DST-3

3504-3531

MDS 6,
Cát kết
MDS 5,
Cát kết

Tuổi địa chất
Oligocen hệ tầng
Cau
Miocen dưới, hệ
tầng Dừa
Miocen dưới, hệ
tầng Dừa

Qd,
t/ngđ


Kết quả thử vỉa
Qk,
Qc,
ng.m3/ng
t/ngđ
đ

Qn,
m3/ngđ

Tỉ trọng
chất lưu
g/cm3

Khơng nhận được dịng
-

111

680

-

-

-

31,1


-

Chú thích: MD-độ sâu theo thân giếng khoan,
Qd- Lưu lượng dầu, Qc- Lưu lượng condensate, , Qk-lưu lượng khí
Việc khoan giếng khoan 12W-HA-1X (đáy giếng 4443m, Oligocen) đã chứng
minh sự có mặt của đá có đặc tính thấm chứa tốt tại độ sâu hơn 3,6 km. Theo đánh
giá của công ty Canadian Petroleum, trữ lượng phát hiện của cấu tạo này vào khoảng
481 triệu m3 khí và 80 nghìn tấn condensate (P50). Giếng khoan được biết đến với
tên gọi 12W-HA-1X.
Năm 1996 sau khi khoan giếng khoan 12W-HA-1X, công ty Canadian
Petroleum đã tiến hành thu nổ 310 km2 tài liệu địa chấn 3D đầu tiên trong phạm vi
Lô 12/11.
Tháng 9 năm 1997, trên cơ sở kết quả thu nổ địa chấn 3D, công ty trên đã tiến
hành khoan giếng khoan thăm dò trên cấu tạo Hồng Hạc. Giếng khoan 12W-HH-1X
cách giếng khoan 12-C-1X 9 km về phía Đơng. Đối tượng tiềm năng chính là phần
trên của hệ tầng Cau và hệ tầng Dừa tương tự như tại giếng khoan 12-C-1X. Công
tác khoan giếng bị dừng tại độ sâu đáy giếng 3881m (móng biến chất) do kẹt và hỏng
cần khoan. Trong quá trình khoan giếng khoan quan sát thấy biểu hiện dầu khí yếu
tại phần trên của hệ tầng Dừa. Khi tiến hành thử vỉa MDT tại độ sâu 3470 (phần trên
của hệ tầng Cau) đã tiến hành lấy mẫu khí và filtrate của dung dịch khoan. Theo kết
quả ĐVLGK, mặc dù có mặt của các vỉa cát hệ tầng Cau và Dừa (phần cát kết chiếm
tương ứng 47 và 51% tương ứng) nhưng không xác định được đối tượng tiềm năng
để tiến hành thử vỉa. Giếng khoan bị hủy và không tiến hành thử vỉa. Theo kết quả
Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


Luận văn thạc sĩ


9

nghiên cứu địa hóa đá mẹ, hệ tầng Cau tại giếng khoan 12W-HH-1X, chỉ tiêu mức
độ trưởng thành VCHC cho thấy, đá mẹ đang trong pha cuối của giai đoạn sinh dầu
và bắt đầu bước vào pha sinh khí khơ (Ro=1,2%). Tuy nhiên kết quả phân tích hệ
thống đứt gãy kiến tạo tại khu vực phía Nam của giếng khoan cho thấy khả năng chắn
kém của hệ thống đứt gãy kiến tạo đối với việc bảo tồn HC. Giếng khoan này cịn có
tên gọi khác là 12-Hong Hac – 1X và Flamingo-1X.
Từ năm 1997 đến năm 1998, trên khu vực diện tích lơ 12, cơng ty Canadian
Petroleum đã tiến hành thu nổ 681 km và 1801 km tuyến địa chấn 3D tương ứng cho
từng năm.
Cuối năm 2000, sau HĐPCSP Lơ 12 được ký kết giữa Tập đồn Dầu khí Việt
Nam và tổ hợp các nhà thầu Samedan, Delek Energe, Opeco, công ty Samedan đã
được chỉ định là Người Điều hành để tiến hành các hoạt động tìm kiếm thăm dị tiếp
theo. Cơng ty này đã tiến hành khoan 03 giếng khoan tại khu vực lô 12 là: 12W-TN1X, 12E-LK-1X и 12W-TN-2X.
Tháng 7 năm 2001, đã khoan giếng khoan đầu tiên 12W-TN-1X trên cấu tạo
TN. Cấu tạo này là khối nâng kề áp đứt gãy và nằm gần khu vực cấu tạo HA (hình
1.2)

Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc nóc hệ tầng Dừa, cấu tạo TN [11]
Giếng khoan 12W-TN-1X được khoan trên cơ sở kết quả xử lý, minh giải tài
liệu địa chấn 2D năm 1995. Mục đích đầu tiên của giếng khoan là đánh giá tiềm năng

Học viên Bùi Khắc Hùng

Mã học viên: 1670266


×