Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tác Động Của Ngoại Lực Đến Địa Hình Bề Mặt Trái Đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.52 KB, 13 trang )

BÀI 9. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT
TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra và các tác nhân ngoại lực.
- Phân tích và trình bày được tác động của ngoại lực làm biến đổi đị a hình
qua q trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa lí học, phong hóa hóa
học và phong hóa sinh học.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh.
3. Thái độ
Biết được sự tác động của ngoại lực tới địa hình bề mặ t Trái Đất làm biến
đổi mơi trường, từ đó có thái độ đúng đắn với việc sử dụng và bảo vệ mơi
trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Hình vẽ, tranh ảnh thể hiện sự tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt
Trái Đất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi:
Câu 1. Nội lực là gì? Nguồn gốc sinh ra nội lực?
Câu 2. Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng diễn ra như thế nào? Nó
có thể sinh ra hiện tượng gì? Lấy ví dụ minh họa.
Đáp án: Đáp án và thang điểm

1


Đáp án



Thang
điểm

Câu 1:

4 điểm

1. Khái niệm: nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
2. Nguyên nhân: do nguồn năng lượng trong lòng đất sinh ra
từ:
- Sự phân hủy các chất phóng xạ.
- Sự dịch chuyển các dịng vật chất theo trọng lực.
- Các phản ứng hóa học.

6 điểm

Câu 2: Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng:
- Là vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất.
- Diễn ra chậm chạp trên một diện tích rộng lớn.
- Kết quả có thể sinh ra các hiện tượng: biển tiến, biển thoái,
macma xâm nhập vỏ Trái Đất hoặc phun ra mặt đất thành núi
lửa.
VD: - Khu vực đang được nâng lên như vùng phía bắc của
Thụy Điển và Phần Lan.
- Khu vực đang bị sụt lún, hạ thấp như phần lớn lãnh thổ
Hà Lan.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mở bài (1 phút): Địa hình bề mặt Trái Đất là kết quả tương tác giữa ngoại

lực và nội lực. Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về nội lực. Vậy ngoại lực là
gì? Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt trái đất như thế nào? Trong bài
học hôm nay cơ và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.

Bài 9. Tác động của ngoại lự c đến địa hình bề mặt Trái Đất
2


Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: cả lớp

Nội dung
I. Ngoại lực

Thời gian: 5 phút
GV

- Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về nội
lực,đó là những lực phát sinh trong lòng Trái Đất
do sự phân hủy các chất phóng xạ, sự chuyển
dịch và sắp xếp lại các dòng vật chất.

CH

Vậy dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của
mình, em hãy cho biết ngoại lực là gì?

HS

- Trả lời: …


GV

- Chuẩn kiến thức

- Khái niệm: là lực có nguồn
gốc bên ngồi, trên bề mặt Trái
Đất.

CH

Vậy ngun nhân sinh ra ngoại lực là gì?

HS

- Trả lời

- Nguyên nhân: do nguồn năng
lượng bức xạ của Mặt Trời.

CH

Em hãy nêu các tác nhân sinh ra ngoại lực?

HS

- Trả lời:

-Tác nhân ngoại lực:là các yếu
tố khí hậu,các dạng nước,sinh

vật và con người.

GV

VD: Tác động của nước mưa gây xói mịn trên
những sườn núi, những dịng sơng vận chuyển
phù sa tạo n ên những đồng bằng
Lưu ý: Quá trình ngoại lực diễn ra lâu dài mới
hình thành nên các dạng địa hình như hiện nay.
Riêng sự tác động của con người thì diễn ra
nhanh chóng với cường độ lớn.
Chúng ta vừa tìm hiểu xong về ngoại lực. Vậy nội
3


lực và ngoại lực có đặc điểm gì khác nhau? Ta sẽ
cùng so sánh.
* Hoạt động 2: cặp/nhóm (thời gian: 3 phút)
GV

Kẻ bảng so sánh lên bảng: (phụ lục)

HS

Trao đổi, thảo luận theo cặp. Sau đó đại diện trả
lời.

GV

Chuẩn kiến thức bằng bảng phụ. (phần phụ lục)

Chuyển ý: Chúng ta vừa được tìm hiểu về khái
niệm cũng như nguyên nhân của quá trình ngoại
lực. Vậy ảnh hưởng của ngoại lực đến địa hình bề
mặt Trái Đất thơng qua những q trình nào?
Chúng ta sẽ cùng lí giải vấn đề này trong mục II..
* Hoạt động 3: Cả lớp. (thời gian: 5 phút)

CH

HS

GV

II.Tác động của ngoại lực

Tìm hiểu nội dung SGK,em hãy cho biết ngoại
lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thơng
qua các q trình nào?
-Trả lời: q trình ngoại lực bao gồm: phong hóa,
bóc mịn, vận chuyển, bồi tụ.
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về q trình

1.Qúa trình phong hóa

phong
- Phong hóa là q trình chuẩn bị cho sự chuyển
dịch, là bước đầu của quá trình ngoại lực. Quá
trình này diễn ra thường xuyên trên bề mặt Trái
Đất.
Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản

CH
HS

thân, em hiểu q trình phong hóa là gì?
Trả lời:
4

-Là quá trình phá hủyđá và làm


biến đổi các loại đá và khoáng
vật
-Nguyên nhân:do tác động của
nhiệt độ , của nước, ơxi, khí
cacbonic…
-Cường độ phong hóa xảy ra
mạnh nhất ở bề mặt đất.
CH

Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh
nhất ở bề mặt Trái Đất?

HS

CH

Trả lời: vì bề mặt đất là nơi tập trung nhiều nhất
các tác nhân phong hóa (nhiệt độ, gió, mưa, nước
chảy, băng hà,…)
Dựa vào nội dung trong sách, em hãy cho biết

có những loại phong hóa nào?

HS
GV

- Trả lời:
- Vậy mỗi loại phong hóa trên có đặc điểm như
thế nào? Cơ và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu.
* Hoạt động 4: thảo luận nhóm: Phân biệt
phong hóa lí học và phong hóa hóa học
(thời gian:12 phút)

GV

Chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi
nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- Nhóm 1: Tìm hiểu về phong hóa lí học (theo
phiếu học tập số 1)
- Nhóm 2: Tìm hiểu về phong hóa hóa học (theo
phiếu học tập số 2)
Các nhóm sẽ thảo luận trong 3 phút, sau đó đại
diện mỗi nhóm lên báo cáo.

HS

- Tiến hành thảo luận theo nhóm.
Thời gian thảo luận đã hết, mời đại diện các
5

-Phong hóa lí học,phong hóa

hóa học và phong hóa sinh học


nhóm báo cáo.

a.Phong hóa lí học
(theo phụ lục)
Đại diện nhóm 1 báo cáo, các thành viên khác
góp ý, bổ sung.
GV

Chuẩn kiến thức bằng bảng phụ

CH

Quan sat hình 9.1 SGK, em hãy cho biết tại
sao đá lại vỡ ra do sự thay đổi đột ngột của
nhiệt độ?

HS

-Trả lời:vì các khống vật cấu tạo đá có hệ số dãn
nở khác nhau,nhiệt dung khác nhau…Khi thay
đổi nhiệt độ chúng dãn nở,co rút khác nhau làm
cho đá bị phá hủy,nứt vỡ.

GV

Hình 9.1 thể hiện q trình phong hóa do nhiệt
độ-Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi.

Đây là sự nứt vỡ cơ giới, không làm thay đổi
thành phần hóa học của đá. Bức ảnh thể hiện từ
một khối đá lớn bị nứt vỡ ra thành nhiều khối nhỏ
hơn, nhưng vẫn còn nằm tại vị trí ban đầu của nó.

CH

Tại sao phong hóa lí học lại xảy ra ở các miền
khí hậu khơ nóng và miền khí hậu lạn h?

HS

- Trả lời: miền khí hậu khơ nóng là nơi có sự dao
động nhiệt độ mạnh, miền khí hậu lạnh diễn ra sự
đóng và tan băng, mà sự giao động nhiệt độ, sự
đóng và băng lại là ngun nhân chủ yếu của
phong hóa lí học.
- Sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các
mùa trong năm. Ban ngày nắng nóng, đá bị
trương nở ra, ban đêm lạnh đá bị co lại. Hiện
6


tượng co lại và nở ra liên tục làm cho đá bị vỡ ra,
vụn bở (như hình 9.1)
-Ngồi ra cịn có sự đóng băng của nước,tác động
của ma sát,va đập của gió,sóng,nước chảy,h oạt
động sản xuất của con người cũng là tác nhân của
phong hóa này.
CH


HS

Em hãy chứng minh: hoạt động sản xuất của
con người có tác động phá hủy đá?
Trả lời: - Hoạt động khai thác đá.
- Hoạt động khai thác mỏ.
- Khoan nghiên cứu tự nhi ên,thăm dò tài

GV

ngun khống sản.
Vậy phong hóa hóa học có đặc điểm gì khác?

HS

Đại diện nhóm 2 báo cáo, các thành viên khác
góp ý, bổ sung.

GV

Chuẩn kiến thức bằng bảng phụ.
-Phong hóa hóa học diễn ra chủ yếu bởi các q
trình oxi hóa, hịa tan… Các khống vật tạo đá có
thành phần hóa học thuộc vài nhóm như oxít
(SiO2), Silicat (H2SiO3),… Bằng các con đường
phức tạp: oxi hóa, hyđrat hóa, hịa tan và thủy
phân dẫn đến phần lớn khoáng vật bị thay đổi

CH


thành phần hóa học và trở thành khối đất vụn bở
Dựa vào kiến thức hóa hoc và nội dung SGK
,em hãy nêu một vài phản ứng hóa học xảy ra

HS

với một số khống vật mà em biết ?
Ví dụ: anhyđrit bị hydrat hóa sẽ thành thạch cao
7

b.Phong hóa hóa học
(theo phụ lục)


CaSO4 + 2H2O
GV

CaSO4.2H2O

-Các em hãy quan sát hình 9.2 trang 33 - Hang
động - kết quả của sự hòa tan đá vơi do nước. Là
một hang đá vơi dài, có vịm cao và nhiều ngách
khác nhau, phía dưới là dịng nước chảy, điều này
chứng tỏ quá trình hình thành hang v ẫn đang tiếp
diễn. Trước kia khu vực này là một khối núi đá
vôi, trải qua năm tháng, thời gian, dưới tác động
của nước ngầm và các hợp chất hòa tan trong
nước, miền đá dễ thấm nước, dễ hòa tan sẽ tạo
thành hang động như hình 9.2.


CH

Hãy kể tên một vài dạng đị a hình cacxtơ mà em
biết?

HS

Trả lời: Động Phong Nha (Quảng Bình), động
Hương Tích (Hà Nội), Thạch Động (Kiên
Giang)…
Chuyển ý: q trình phá hủy đá và khống vật
khơng chỉ do các tác nhân vật lí hay hóa học gây
nên, mà nó cịn chịu sự tác động của yếu tố sin h
vật. Vậy tác động đó diễn ra như thế nào? Chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần c…

CH

* Hoạt động 5: Cả lớp (thời gian: 5 phút)

HS

Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết phong

c.Phong hóa sinh học

hóa sinh học là gì?
- Trả lời


- Là sự phá hủy đá và khoáng
vật dưới tác động của sinh vật
(vi khuẩn, nấm, rễ cây…)

8


Dựa vào hình 9.3 và nội dung SGK, em hãy nêu
HS

nguyên nhân của phong hóa sinh học?
- Trả lời:

- Do sự lớn lên của rễ cây, sự
bài tiết của sinh vật.

Q trình phong hóa sinh học làm cho đá và
HS

khống vật thay đổi như thế nào
Trả lời:

- Đá và khoáng vật bị phá hủy

-Về mặt cơ giới: s ự lớn lên của rễ cây tạo sức ép về cả cơ giới và hóa học.
vào vách,khe nứt làm vỡ đá.
-Về mặt hóa học: sinh vật bài tiết ra khí
cacbonic,axit hữu cơ cũng phá hủy đá về mặt hóa
học.
Quan sát hình 9.3 trang 34 để hiểu rõ hơn về q

trình phong hóa sinh học. Ảnh chụp một khu vực
núi đá, cận cảnh là một khối đá với những khe
nứt lớn, tại khe nứt có nhiều cây cỏ mọc với bộ rễ
phát triển, bộ rễ đó c àng làm cho q trình phá
hủy đá nhanh hơn.
=> Chúng ta vừa tìm hiểu xong về q trình
phong hóa. Trong thực tế các q trình phong hóa
diễn ra đồng thời, tuy nhiên tùy vào điều kiện khí
hậu, tính bền vững của đá… mà kiểu phong hóa
này có thể trội hơn kiểu phong hóa kia.

IV. CỦNG CỐ BÀI (5 phút)

A. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Tác nhân ngoại lực là:
9


A. khí hậu, các dạng nước, động đất, con người.
B. khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.
C. núi lửa, uốn nếp, đứt gãy, con người.
D. khí hậu, con người, sự phân hủy các chất phóng xạ.
Câu 2. Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thơng qua các
qua trình:
A. phong hóa, bóc mịn, vận chuyển và bồi tụ.
B. phong hóa, uốn nếp, đứt gãy, vận chuyển.
C. bóc mịn, bồi tụ, uốn nếp, vận chuyển.
D. phong hóa, bóc mịn, bồi tụ.
Câu 3. Loại phong hóa nào khơng làm thay đổi thành phần hóa học của
các lớp đất đá?

A. phong hóa sinh học.
B. phong hóa hóa học.
C. phong hóa sinh học và lí học.
D. phong hóa lí học.
Câu 4. Phong hóa hóa học là:
A. sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật như v i khuẩn,
nấm, rễ cây…
B. quá trình phá hủy đá và khoáng vật, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính
chất hóa học của đá và khống vật.
C. q trình phá hủy đá thành các khối vụn, có kích thước to nhỏ khác nhau,
khơng làm biến đổi màu sắc, thành phần khống vật và hóa học của chúng.
D. quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động
của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, ơxi, khí cacbonic, các loại axít có trong
thiên nhiên và sinh vật.

10


Câu 5. Q trình phong hóa nào làm đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về
mặt cơ học, vừa phá hủy về mặt hóa học?
A. phong hóa lí học
B. phong hóa hóa học
C. phong hóa sinh học
D. Cả A, B, C đều đúng
B. Phần tự luận
Câu 1. Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại
lực là nguồn năng lượn g bức xạ của Mặt Trời?
Câu 2. So sánh sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học,
phong hóa
sinh học.

Đáp án trắc nghiệm
Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

D

B

C

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)

- Các em về nhà học bài cũ và trả lời các câu hỏi cuối b ài.
- Xem trước bài mới: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
(tiếp)

VI. PHỤ LỤC
1.Bảng so sánh nội lực và ngoại lực

11

Nội dung so sánh

Nội lực

Ngoại lực

Nguồn gốc

Bên trong

Bên ngoài


Núi lửa, động đất,

- Q trình phong hóa các

uốn nếp, đứt gãy…

loại đất đá, với 3 dạng

các lớp đất đá.

phong hóa: lí học, hóa học,


Biểu hiện

sinh học.
- Q trình xâm thực, bào
mịn, bồi tụ do gió, nước
chảy…

Ngun nhân

Năng lượng trong Chủ yếu do năng lượng bức
lòng đất sinh ra

Xu hướng biến đổi
địa hình
Kết quả tương tác giữa

xạ Mặt Trời sinh ra.

Làm bề mặt Trái Làm bề mặt Trái Đất trở nên
Đất trở nên gồ ghề

bằng phẳng

Tạo nên bề mặt địa hình Trái Đất như hiện nay

nội lực và ngoại lực

2. Phiếu học tập số 1 – nhóm 1
Khái niệm


Tác nhân

Kết quả

Tác nhân

Kết quả

Phong hóa lí học

3. Phiếu học tập số 2 – nhóm 2
Khái niệm
Phong hóa hóa
học

THƠNG TIN PHẢN HỒI
12


Các dạng

Khái niệm

Tác nhân

Kết quả

phong hóa
Là q trình phá hủy - Sự giao động nhiệt Làm cho
đá thành các khối vụn, độ


đá bị rạn

có kích thước to nhỏ - Sự đóng và tan nứt, vỡ
Phong hóa
lí học

khác nhau, khơng làm băng

thành

biến đổi màu sắc, - Tác động của ma những tảng
thành phần khống vật sát

và mảnh

và hóa học của chúng.

vụn

- Va đập của gió
- Sóng, nước chảy
- Hoạt động sx của
con người…

Là quá trình phá hủy - Nước và các hợp Hình thành
đá và khống vật, chất hịa tan trong các dạng
Phong hóa
hóa học


nhưng chủ yếu làm nước.

đia hình

biến đổi thành phần, - khí cacbonic

đặc biệt –

tính chất hóa học của - ơxi

địa hình

đá và khống vật.

- axit hữu cơ của sinh cacxtơ.
vật.

13



×