Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của bệnh nhân về hiệu quả điều trị động kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 91 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
--oOo--

VÕ THỊ HẠNH VI

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN VỀ
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
--oOo--

VÕ THỊ HẠNH VI



CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN VỀ
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH

Chuyên ngành: Thần kinh
Mã số: NT 62722140

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. LÊ VĂN TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người viết

Võ Thị Hạnh Vi


.

năm


.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ............................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3
1.1. Động kinh ................................................................................................... 3
1.1.1. Lịch sử động kinh................................................................................ 3
1.1.2. Định nghĩa động kinh.......................................................................... 4
1.1.3. Phân loại động kinh............................................................................. 4
1.1.4. Nguyên nhân ....................................................................................... 8
1.1.5. Điều trị .............................................................................................. 13
1.2. Sự hài lòng điều trị ................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 22
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 22
2.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 22
2.2.1. Dân số nghiên cứu............................................................................. 22

2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu ............................................................................ 22
2.2.3. Tiêu chí chọn mẫu ............................................................................. 22
2.2.4. Cỡ mẫu .............................................................................................. 23
2.3. Liệt kê và định nghĩa biến số ................................................................... 23
2.3.1. Liệt kê biến số ................................................................................... 23
2.3.2. Định nghĩa biến số ............................................................................ 25

.


.

2.4. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 28
2.4.1. Các bước tiến hành............................................................................ 28
2.4.2. Thu thập dữ liệu ................................................................................ 29
2.4.3. Xử lý số liệu: ..................................................................................... 29
2.4.4. Sai lệch .............................................................................................. 29
2.5. Y đức ........................................................................................................ 30
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 31
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 31
3.1.1. Đặc điểm chung ................................................................................ 31
3.1.2. Loại động kinh và nguyên nhân ........................................................ 34
3.1.3. Điều trị nội khoa ............................................................................... 35
3.1.4. Hiệu quả điều trị ................................................................................ 39
3.1.5. Ảnh hưởng của động kinh ................................................................. 40
3.1.6. Yếu tố khác ....................................................................................... 40
3.2. Tỉ lệ hài lòng điều trị của người bệnh động kinh ..................................... 41
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng............................................................................... 42
3.3.1. Yếu tố nhân trắc học ......................................................................... 42
3.3.2. Loại cơn và nguyên nhân động kinh ................................................. 45

3.3.3. Điều trị .............................................................................................. 46
3.3.4. Hiệu quả điều trị ................................................................................ 48
3.3.5. Chi phí và sự thuận tiện .................................................................... 49
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 50
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 50
4.1.1. Đặc điểm chung ................................................................................ 50
4.1.2. Tình hình bệnh động kinh ................................................................. 54
4.1.3. Điều trị bệnh động kinh .................................................................... 56
4.1.4. Hiệu quả điều trị bệnh động kinh ...................................................... 59
4.1.5. Các khía cạnh khác ........................................................................... 60
4.2. Tỉ lệ hài lòng với hiệu quả điều trị ........................................................... 61

.


.

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về hiệu quả điều trị ở bệnh nhân
động kinh ......................................................................................................... 62
4.3.1. Trình độ học vấn ............................................................................... 63
4.3.2. Nghề nghiệp ...................................................................................... 63
4.3.3. Sự thay đổi tần suất cơn động kinh ................................................... 64
4.3.4. Điều trị nội khoa ............................................................................... 65
4.3.5. Tác dụng phụ của thuốc chống động kinh ........................................ 65
4.3.6. Ảnh hưởng của bệnh động kinh ........................................................ 66
4.3.7. Các yếu tố khác ................................................................................. 67
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

.


.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

AED

Antiepileptic drug

CBZ

Carbamazepine

CLB

Clobazam

CZB

Clonazepam


EEG

Electroencephalogram

ESM

Ethosuximide

FDA

Food and Drug Administration

GBP

Gabapentin

KTC

Khoảng tin cậy

LHQTCĐK

Liên Hội Quốc Tế Chống Động Kinh

LEV

Levetiracetam

LTG


Lamotrigine

MRI

Magnetic resonance imaging

OXC

Oxcarbazepine

PB

Phenobarbital

PHT

Phenytoin

RNS

Responsive Neurostimulation

PRM

Primidone

STM

Sulthiame


.


.

ii

TGB

Tiagabine

TPM

Topiramate

VAS

Visual analog scale

VGB

Vigabatrin

VPA

Valproate

VNS

Vagus Nerve Stimulation


ZNS

Zonisamide

.


.

iii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU
TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

Antiepileptic drug

Thuốc chống động kinh

Electroencephalogram

Điện não đồ

Food
and
Administration

Drug Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa

Kỳ

International
League Liên Hội Quốc Tế Chống Động Kinh
Association Epilepsy
Magnetic resonance imaging

Cộng hưởng từ

Responsive Neurostimulation

Hệ thống kích thích thần kinh đáp ứng

Vagus Nerve Stimulation

Kích thích thần kinh X

.


.

iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Liệt kê biến số.................................................................................. 23
Bảng 4.1 Đặc điểm dân số............................................................................... 32
Bảng 4.2 Phân bố thời gian điều trị bệnh động kinh ...................................... 35
Bảng 4.3 Phối hợp thuốc trong đa trị liệu ...................................................... 37
Bảng 4.4 Tác dụng phụ khi điều trị thuốc ....................................................... 37

Bảng 4.5 Tỉ lệ chi phí điều trị và sự thuận tiện trong điều trị ......................... 40
Bảng 4.6 Số lượng bệnh nhân hài lòng và khơng hài lịng theo lứa tuổi ........ 42
Bảng 4.7 Sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân trắc học đến

sự

hài lòng của bệnh nhân.................................................................................... 43
Bảng 4.8 Tỉ lệ hài lòng theo phân loại cơn và nguyên nhân ........................... 45
Bảng 4.9 Sự hài lòng theo điều trị nội khoa.................................................... 46
Bảng 4.10 Sự hài lòng theo sự thay đổi của.................................................... 48
Bảng 4.11 Sự hài lịng theo chi phí điều trị và sự thuận tiện .......................... 49
Bảng 5.1 Tỉ lệ trình độ học vấn giữa các nghiên cứu ..................................... 52
Bảng 5.2 So sánh tỉ lệ tình trạng hơn nhân ..................................................... 53
Bảng 5.3 Tỉ lệ phân loại cơn động kinh ở các nghiên cứu.............................. 54

.


.

v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Phân bố động kinh theo lứa tuổi .................................................. 31
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ nghề nghiệp ......................................................................... 33
Biểu đồ 4.3 Loại cơn động kinh ...................................................................... 34
Biểu đồ 4.4 Nguyên nhân động kinh............................................................... 34
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ các thuốc chống động kinh được sử dụng........................... 36
Biểu đồ 4.6 Số lần đổi thuốc điều trị và thời gian điều trị ............................. 38
Biểu đồ 4.7 Sự thay đổi tần suất cơn động kinh và sự thay đổi mức độ nặng

cơn động kinh. ................................................................................................. 39
Biểu đồ 4.8 Số lần nhập viện trong năm qua .................................................. 39
Biểu đồ 4.9 Sự ảnh hưởng của động kinh ....................................................... 40
Biểu đồ 4.11 Tỉ lệ hài lòng chung .................................................................. 41
Biểu đồ 4.12 Ảnh hưởng của thời gian điều trị và với sự hài lòng ................. 47

.


.

vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 28

.


.

vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bảng thực hành phân loại mở rộng của ILAE 2017 về các loại cơn
động kinh ........................................................................................................... 6
Hình 2.2 Nguyên nhân động kinh ................................................................... 13

.



.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là một bệnh lý thần kinh thường gặp với 1% dân số mắc bệnh
trên toàn thế giới, trong đó ¾ là ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ cơn co giật
lần đầu không yếu tố kích gợi hoặc mới được chẩn đốn động kinh là
50-70/100,000 người mỗi năm, với tỉ lệ này có thể cao hơn ở các nước đang
phát triển và khoảng 3% người trên 75 tuổi mắc bệnh động kinh [26]. Tỉ lệ tử
vong cũng cao hơn ở bệnh nhân động kinh với đột tử khơng rõ lí do cao gấp
25 lần so với dân số chung và tỉ lệ tử vong khoảng 1/500 - 1/2000 mỗi năm
[15].
Động kinh gây ra nhiều hậu quả đến sức khỏe người bệnh như nguy cơ
chấn thương, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, đột tử, ảnh hưởng đến học
tập, làm việc, quan hệ xã hội của người bệnh, gây ra các rối loạn tâm lý như
trầm cảm, tự tử,..Ngồi ra động kinh cịn là gánh nặng cho gia đình, xã hội
trong q trình chăm sóc, theo dõi người bệnh.
Hiện nay, chẩn đoán động kinh đã phát triển rất nhiều với sự hỗ trợ của
điện não, điện não video và hình ảnh học (CT-scan sọ não, MRI sọ não) để có
được chẩn đốn và phân loại động kinh chính xác nhất. Điều trị động kinh
dựa trên phân loại, nguyên nhân, và đặc điểm từng cá thể. Bên cạnh đó là sự
phát triển của các thuốc chống động kinh với nhiều cơ chế khác nhau để đạt
mục tiêu điều trị là tình trạng khơng cơn (người bệnh khơng có cơn co giật
trong một khoảng thời gian dài bằng gấp 3 lần khoảng cách dài nhất giữa các
cơn trước khi điều trị [34]). Khoảng 70% người bệnh đạt được điều này, trong
đó 80% động kinh tồn thể và 50% động kinh cục bộ. Tuy nhiên có hơn 30%
người bệnh động kinh khơng đạt được tình trạng khơng cơn [30]. Một trong
những lí do cho thất bại điều trị là sự tuân thủ điều trị kém. Tỉ lệ không tuân


.


.

2

thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh trên thế giới là từ 26% đến 79%, tùy cách
đánh giá và đặc điểm dân số nghiên cứu [18],[23],[31]. Các yếu tố ảnh hưởng
đến sự tuân thủ điều trị như loại cơn động kinh, thời gian điều trị bệnh, tác
dụng phụ của thuốc, thời gian không cơn,… hay các yếu tố kinh tế xã hội
thấp, trình độ học vấn thấp, giới nam. Sự hài lịng điều trị được tin là có tác
động đến quyết định về sức khỏe của người bệnh, trong đó có sự tuân thủ điều
trị. Người ta thấy rằng có đến một nửa người bệnh mắc bệnh mạn tính đưa ra
các quyết định điều trị mà khơng tìm kiếm tư vấn y khoa, trở thành không
tuân thủ điều trị đến mức thỏa hiệp với hiệu quả điều trị. Vì vậy nhân viên y
tế cần biết mức độ hài lòng của người bệnh với các loại thuốc mà họ đang
được điều trị [30]. Tỉ lệ bệnh nhân khơng hài lịng về hiệu quả điều trị bệnh
dao động từ 58% đến 75,1%. Một số yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng như
đơn trị liệu hay đa trị liệu, tác dụng phụ của thuốc chống động kinh, sự thay
đổi tần suất và mức độ nặng của cơn động kinh,… [12],[28].
Ở Việt Nam, tuân thủ trong điều trị đã được đánh giá qua một số nghiên
cứu như “Khảo sát tình hình điều trị, yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ dùng
thuốc trên bệnh nhân bệnh động kinh tại bệnh viện Nhân dân Gia định” năm
2016 cho thấy 40,2% bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt và nghiên cứu “Các yếu
tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh” của tác giả
Nguyễn Thành Ngà (2018) thì tỉ lệ này là 62,2% [2],[3]. Tuy nhiên chưa có
tác giả nào đề cập đến sự hài lòng và các yếu tố liên quan đến sự hài lòng về
hiệu quả điều trị của bệnh nhân động kinh. Vì lí do trên chúng tôi tiến hành

nghiên cứu “Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của bệnh nhân về hiệu quả
điều trị động kinh” với các mục tiêu sau:
1. Tỉ lệ bệnh nhân hài lòng về hiệu quả điều trị động kinh
2. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của bệnh nhân.

.


.

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Động kinh
1.1.1. Lịch sử động kinh
Động kinh đã được nhắc đến trong các ghi chép y khoa lâu đời nhất từ
khoảng năm 2000 trước cơng ngun. Tuy nhiên tại thời điểm đó động kinh
được cho là vấn đề tâm linh. Từ “ epilepsy” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp,
nghĩa là bị ma quỷ ám bắt lấy, gây nên sự đau đớn. Đến khoảng thế kỉ 15
trước công nguyên Hippocrates đã bác bỏ suy nghĩ trên. Ông cho rằng động
kinh là vấn đề y khoa có nguồn gốc từ não bộ và điều trị được. Ơng cịn giả
thiết rằng di truyền là một ngun nhân quan trọng, đưa đến kết cục xấu nếu
như bệnh khởi phát sớm. Mặc dù Hyppocrates đã nỗ lực làm sáng tỏ nguồn
gốc sinh lý bệnh động kinh, quan điểm của ông vẫn không được ủng hộ cho
đến thế kỉ 17 [17] .
Claudius Galenus (131–201 A.D.), một bậc thầy y học cổ đại, ông đồng ý
là động kinh thường liên quan đến não bộ. Tuy nhiên ông cũng tin rằng bệnh
học nguyên phát không phải xuất phát từ não trong mọi trường hợp. Ơng đề
nghị các trường hợp mà ơng tin là bệnh học nguyên phát có nguồn gốc từ não
bộ gọi là vô căn. Trong các trường hợp khác, cơn động kinh được xem là triệu

chứng, nghĩa là xảy ra đồng thời với tình trạng bệnh của cơ quan khác trong
cơ thể và sự phân biệt này vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay trong phân loại
động kinh [22].
Cùng với sự phát triển của y học và nghiên cứu khoa học, bệnh động kinh
dần thoát khỏi ý niệm là một bệnh lí về tâm linh. Đến thế kỉ 19 các nhà lâm
sàng Pháp đã công bố những nghiên cứu liên quan đến bệnh động kinh. Một
số tác giả nổi tiếng lúc bấy giờ như Maisonneuve (1745–1826),

.


.

4

Calmeil (1798–1895), và Jean-Etienne Dominique Esquirol (1772–1840).
Maisonneuve nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhập viện của bệnh nhân
động kinh, phân loại động kinh thành vô căn và triệu chứng, và mơ tả các tiền
triệu. Esquirol thì phân biệt các cơn lớn và nhỏ của động kinh. Nửa sau của
thế kỉ 19 tập trung phát triển nghiên cứu về bệnh học, nguyên nhân bệnh động
kinh và sang thế kỉ 20 là sự phát triển của điện não, thuốc chống động kinh và
các phương pháp điều trị khác cho đến ngày nay [29].
1.1.2. Định nghĩa động kinh
Động kinh là một bệnh lý thần kinh, đặc trưng bởi sự lặp lại các cơn động
kinh. Cơn động kinh được định nghĩa là một sự xuất hiện thoáng qua của các
dấu hiệu và/hoặc các triệu chứng do hoạt động thần kinh quá mức hoặc không
đồng bộ trong não [1], [16].
Định nghĩa động kinh trong thực hành gồm [5],[16]:
• Ít nhất hai cơn động kinh khơng tiền triệu hoặc phản xạ xảy ra trong
hơn 24h.

• Hoặc một cơn động kinh không tiền triệu hoặc cơn phản xạ và khả năng
xảy ra cơn tương tự dựa trên nguy cơ chung là hơn 60% trong vòng 10 năm
tiếp theo.
• Hoặc hội chứng động kinh.
1.1.3. Phân loại động kinh
1.1.3.1. Phân loại theo kiểu cơn
Đến thế kỉ 19 động kinh vẫn được đồng nghĩa với cơn co cứng - co giật
tồn thể hay cơn lớn. Năm 1770, Tissot mơ tả một trường hợp động kinh cơn
vắng ở trẻ em và Herpin (1867) đã mô tả người bệnh động kinh mà sau này
chúng ta biết đó là động kinh giật cơ thiếu niên. Định nghĩa động kinh cục bộ

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

5

vận động được Bravais đưa ra năm 1971, nhưng Jackson (1932) mới là người
đầu tiên hiểu đầy đủ về ý nghĩa giải phẫu khi ông mô tả những trường hợp
động kinh thùy thái dương và sau đó việc tiếp cận cơn động kinh trở nên rõ
ràng hơn. Từ việc hiểu được ý nghĩa giải phẫu của động kinh đã giúp Jackson
đưa ra định nghĩa về động kinh được áp dụng cho mọi loại cơn động kinh:
“Một tình trạng mà ở đó có sự đột ngột phóng điện quá mức của một phần vỏ
não” và những định nghĩa về cơn động kinh và bệnh động kinh của
LHQTCĐK đã cập nhật cách tiếp cận của Jackson hơn là thay đổi chúng [22].
Năm 1964, vì sự phân loại động kinh đã thay đổi đáng kể và cần có một
hệ thống chuẩn hóa và thống nhất, LHQTCĐK bắt đầu phát triển hệ thống
phân loại quốc tế với bảng “Phân loại theo lâm sàng và điện não” của Gastaut
năm 1970 dựa trên cơn động kinh toàn thể hay cục bộ. Tuy nhiên do nhiều

vấn đề trong thực hành và nhầm lẫn trong thuật ngữ nên năm 1981 ILAE
chỉnh sửa phân loại này, sử dụng cách tiếp cận mới và định nghĩa loại cơn
động kinh dựa trên bảng ghi EEG, bảng phân loại mới chính thức được chấp
nhận. Với sự phát triển của hình ảnh học, kỹ thuật về gen, và sinh học phân tử
thì việc phân loại động kinh động kinh cũng thay đổi dần qua các năm và
bảng phân loại 2017 là bảng phân loại mới nhất (Hình 1.1).
Phân loại theo cơn động kinh gồm có động kinh cơn khởi phát cục bộ, cơn
khởi phát tồn thể và cơn khơng rõ khởi phát. Trong mỗi nhóm lại được chia
ra thành có và khơng có triệu chứng vận động.

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

6

Hình 1.1 Bảng thực hành phân loại mở rộng của ILAE 2017
về các loại cơn động kinh
(Nguồn: Falco-Walter J. J, Scheffer I. E, Fisher R. S. The new definition
and classification of seizures and epilepsy, 2018[16])
Cơn động kinh cục bộ với khởi phát là triệu chứng vận động thì triệu chứng
là: vận động tự động, mất trương lực, giật cơ, động kinh co thắt, co cứng,
co giật, hay tăng trương lực. Các triệu chứng của cơn khởi phát khơng phải là
vận động gồm có các cơn kinh tự chủ, ngưng hành vi, nhận thức, cảm xúc,
hay giác quan. Ngoài ra trong cơn động kinh khởi phát cục bộ còn đánh giá
thêm về mức độ ảnh hưởng nhận thức và cơn có chuyển thành tồn thể hay
khơng. Trong phân loại cơn toàn thể khởi đầu bằng triệu chứng vận động

.



Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

7

gồm có: cơn co cứng - co giật, cơn co cứng, cơn co giật, cơn giật cơ, cơn co
cứng - co giật - giật cơ, cơn giật cơ- mất trương lực, cơn mất trương lực, và
động kinh co thắt. Đối với động kinh cơn toàn thể khơng vận động hay cơn
vắng gồm: cơn điển hình, cơn khơng điển hình, cơn giật cơ, và cơn giật mi
mắt. Phân loại là cơn động kinh không rõ khởi phát khi khơng chắn chắn cơn
thuộc loại cục bộ hay tồn thể.
Phân loại theo cơn động kinh có ưu điểm là tương đối dễ thực hành, phổ
biến rộng rãi; tuy nhiên lại không giúp tiếp cận tốt nguyên nhân và điều trị.
1.1.3.2. Phân loại theo hội chứng động kinh
Hội chứng động kinh được phân loại dựa trên nhiều khía cạnh gồm: loại
cơn, EEG, hình ảnh học, tuổi, yếu tố thúc đẩy, và tiến triển của động kinh.
Chẩn đoán theo hội chứng động kinh cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn so
với phân loại theo cơn ở một số người bệnh. Phân loại này gồm [1], [15], [5]:
- Giai đoạn sơ sinh
 Động kinh sơ sinh có tính gia đình lành tính
 Động kinh Ohtahara
 Bệnh não giật cơ sớm
- Giai đoạn nhũ nhi
 Động kinh ở trẻ nhũ nhi với các cơn cục bộ di chuyển
 Hội chứng West
 Động kinh giật cơ ở trẻ nhũ nhi
 Động kinh ở trẻ nhũ nhi lành tính
 Động kinh nhũ nhi có tính gia đình lành tính
 Hội chứng Dravet

 Bệnh não giật cơ ở rối loạn không tiến triển

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

8

- Trẻ nhỏ
 Các cơn động kinh do sốt tăng thêm
 Hội chứng Panayiotopoulos
 Động kinh với các cơn mất trương lực giật cơ
 Động kinh lành tính với các gai sóng trung tâm thái dương
 Động kinh thùy trán về đêm di truyền theo nhiễm sắc thể thường
 Động kinh thùy chẩm trẻ nhỏ khởi phát muộn
 Động kinh với cơn vắng ý thức giật cơ.
 Hội chứng Lennox-Gastaut
 Bệnh não động kinh với gai - sóng liên tục trong lúc ngủ
 Hội chứng Landau-Kleffer
 Động kinh vắng ý thức ở trẻ nhỏ
- Thiếu niên - người lớn
 Động kinh vắng ý thức thiếu niên
 Động kinh giật cơ ở thiếu niên
 Động kinh với các cơn co cứng - co giật toàn thể
 Bệnh não giật cơ tiến triển
 Động kinh di truyền trội theo nhiễm sắc thể thường với đặc điểm
thính giác
 Các hội chứng động kinh thùy thái dương có tính gia đình khác
- Liên quan ít đặc hiệu với tuổi

 Động kinh cục bộ có tính gia đình với các ổ động kinh khác nhau
 Các hội chứng động kinh phản xạ
1.1.4. Nguyên nhân
Khi tiếp cận người bệnh động kinh, các nhà lâm sàng được khuyến khích
tìm ngun nhân của động kinh; nếu lúc khởi phát không gợi ý rõ ràng thì

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

9

nguyên nhân sẽ được tiếp tục tìm kiếm theo diễn tiến động kinh. ILAE đã
phân 6 nhóm nguyên nhân gồm có: cấu trúc, gen, nhiễm trùng, chuyển hóa, tự
miễn, và khơng rõ căn ngun và trên một người bệnh động kinh có thể có
nhiều hơn một nguyên nhân được tìm thấy.
- Tổn thương cấu trúc: bất thường được tìm thấy trên hình ảnh học phải
tương ứng với bệnh cảnh lâm sàng và điện não. Nếu không có sự tương
ứng này thì phải tìm kiếm một ngun nhân khác để giải thích cho bệnh
cảnh của người bệnh. Bất thường cấu trúc này có thể do mắc phải hoặc
do gen. MRI 1,5 Tesla được xem là tiêu chuẩn đề loại bất thường cấu
trúc và quan trọng là cần có một quy trình trong đó cho phép khảo sát
một cách cẩn thận những tổn thương cấu trúc đặc biệt như xơ chai hải
mã hoặc các dị dạng bất thường của phát triển vỏ não như loạn sản vỏ
não khu trú. Trong trường hợp MRI thường quy chưa thấy bất thường
nhưng cịn nghi ngờ thì MRI 3 Tesla, hình ảnh học chức năng như PET,
SPECT được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán. Một số nguyên nhân cấu trúc
thường gặp như: [11]
 Chấn thương đầu là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh

động kinh. Chấn thương đầu chiếm 6% nguyên nhân bệnh động kinh
nhưng đến 20% ở cơn triệu chứng cấp. Ở bệnh nhân chấn thương
đầu nhẹ nguy cơ động kinh so với người bình thường là gấp 2,22 lần,
còn bệnh nhân chấn thương đầu là 7,40 lần. Nguy cơ còn phụ thuộc
vào thời gian kể từ lúc chấn thương, cao nhất trong năm đầu với
nguy cơ tăng gấp 20 lần và sau 10 năm nguy cơ này là 4,4 lần ở bệnh
nhân chấn thương đầu nặng. Phẫu thuật sọ não cũng được xem như
là một chấn thương đầu nên nguy cơ động kinh sau phẫu thuật cũng
tăng lên.

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

10

 Đột quỵ cũng là một nguyên nhân thường gặp, nhất là ở người già.
Nguy cơ động kinh ở bệnh nhân đột quỵ là độc lập với loại đột quỵ,
vị trí, và mức độ tàn tật. Cơ chế sinh động kinh sau đột quỵ thì chưa
được rõ ràng. Trong nhồi máu não người ta thấy có liên quan đến sự
rối loạn chuyển hóa và nhiễm độc tế bào do sự phóng thích q mức
các chất dẫn truyền thần kinh khi tế bào chết, mất cân bằng ion nội –
ngoại bào, màng tế bào bị phá vỡ và giải phóng acid béo tự do làm
tăng nguy cơ sinh động kinh .Vùng tranh tối tranh sáng là vùng có
khả năng khởi phát động kinh sớm nhất. Cịn trong xuất huyết não
nguyên nhân sinh động kinh có thể là sự phối hợp của tổn thương
não cục bộ, khối choán chỗ, và các sản phẩm thối hóa của
hemoglobin.
 Dị dạng mạch máu não: dị dạng động tĩnh mạch làm tăng nguy cơ

động kinh lên 40% với nguy cơ cao nhất ở người lớn tuổi và vị trí ở
thùy thái dương hay quanh rãnh trung tâm. Động kinh có thể là triệu
chứng đầu tiên của dị dạng động tĩnh mạch ở 17-36% bệnh nhân. U
mạch hang có tỉ lệ thấp hơn nhưng lại có nguy cơ động kinh cao gấp
hai lần so với các nguyên nhân khác trong nhóm dị dạng mạch máu.
 Một số nguyên nhân khác như xơ chai hải mã, loạn sản vỏ não, u não
cũng là những nguyên nhân có thể gặp và có thể điều trị bằng
phương pháp phẫu thuật. U não đóng góp 4% nguyên nhân bệnh
động kinh nhưng ở những bệnh nhân có u não thì động kinh chiếm
đến 30% kể cả u lành và u ác tính, đây là một con số khá lớn. Các
yếu tố làm ảnh hưởng đến nguy cơ động kinh ở bệnh nhân có u não
là tuổi, loại u, mức độ ác tính, vị trí u, phẫu thuật có loại bỏ được hết
u hay khơng,… Trong đó bệnh nhân trưởng thành có nguy cơ động
kinh cao hơn trẻ em. Các u ở thùy thái dương, quanh rãnh trung tâm,

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

11

hay vùng vận động bổ sung có nguy cơ cao hơn các vị trí khác. U có
mức độ ác tính cao có tỉ lệ động kinh là 22-37%, trong khi đó các u
có mức độ ác tính thấp lại có nguy cơ cao hơn 50-90%. Lí do cho sự
khác biết này chưa được hiểu rõ, nhưng người ta cho rằng u ác tính
thấp có thời gian tiến triển chậm tạo điều kiện cho các yếu tố sinh
động kinh phát triển như thay đổi tính thấm của màng tế bào, thay
đổi hoạt động của các enzym làm mất cân bằng trong chuyển hóa tế
bào, thay đổi sự liên kết giữa các tế bào làm tế bào trở nên nhạy cảm

hơn. Một số loại u làm tăng nguy cơ động kinh do thay đổi biểu hiện
của các chất dẫn truyền thần kinh như trong glioma có mật độ thụ thể
N-methyl-D-aspartic acid (NMDA) cao nên tế bào dễ bị kích thích,...
- Gen: được xác định là nguyên nhân khi động kinh là kết quả trực tiếp
của một khiếm khuyết di truyền đã biết hoặc nghi ngờ; trong đó các cơn
động kinh là triệu chứng cốt lõi của rối loạn. Khiếm khuyết này có thể ở
mức độ nhiễm sắc thể hay mức độ phân tử. Điều quan trọng cần nhấn
mạnh là gen không đồng nghĩa với di truyền và không loại trừ tác động
của môi trường lên một người bệnh động kinh do ngun nhân gen; do
đó khơng phải lúc nào cũng có tiền căn gia đình ở những người bệnh
này. Một số đột biến hiện nay đã được xác định như: ARX, CDKL5,
SPTAN1, STXBP1 trong hội chứng West; SCN1A trong hội chứng
Dravet;…Cơ chế do gen vẫn chưa được hiểu đầy đủ, có thể liên quan
đến sự chết tế bào, sự phát triển bất thường của tế bào, thay đổi tính dễ
bị kích thích của tế bào thơng qua sự thay đổi các kênh ion trên màng tế
bào. Sự ảnh hưởng này có thể là đơn gen hoặc đa gen phối hợp với sự
ảnh hưởng của yếu tố môi trường [11].
- Nhiễm trùng: một nguyên nhân thường gặp của động kinh là nhiễm
trùng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nhiễm trùng hệ thần kinh

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

12

trung ương các thể gây ra cơn co giật triệu chứng (xảy ra gần với thời
điểm nhiễm trùng) hoặc bệnh động kinh. Cơ chế co giật trong viêm
màng não có thể liên quan tới sự tăng các chất phản ứng viêm như

cytokine, yếu tố hoại tử mơ TNF,… Trong viêm não do siêu vi thì HSV
là tác nhân được quan tâm nhiều nhất vì thường gây co giật và có thể
điều trị được. Nguy cơ động kinh sẽ tăng lên nếu bệnh nhân có co giật
và co giật xảy ra sớm trong lúc viêm não. Nguy cơ cao nhất trong 5 năm
đầu tiên, tuy nhiên có thể kéo dài đến 20 năm. Nhiễm kí sinh trùng thần
kinh trung ương có thể là nhiễm Toxoplasmasis, sốt rét thể não,…tùy
thuộc vùng dịch tễ và đều làm tăng nguy cơ động kinh [11].
- Chuyển hóa: được xác định khi có sự bất thường chuyển hóa rõ ràng và
được chứng minh là có làm tăng nguy cơ phát triển bệnh động kinh. Rối
loạn chuyển hóa có thể có nguồn gốc từ gen, tuy nhiên những hiểu biết
của chúng ta hiện nay thì nhóm này nằm riêng biệt, xen giữa khiếm
khuyết gen và bệnh động kinh. Một số nguyên nhân chuyển hóa đã biết
như: khiếm khuyết vận chuyển Glucose 1 (GLUT1); bệnh lý ti thể,
thiếu Folate,..[20].
- Tự miễn: được xem là nguyên nhân động kinh khi có một bệnh lý tự
miễn rõ ràng với bằng chứng của viêm hệ thần kinh trung ương và được
chứng minh là làm tăng nguy cơ động kinh. Viêm não có thể do các
kháng thể tấn công hệ thần kinh trung ương như viêm não do kháng thể
kháng thụ thể NMDA hay kháng thể kháng kênh kali cổng điện thể,...
hoặc trong bệnh cảnh toàn thân như Lupus ban h thng, bnh
Behỗets, viờm nóo Hashimoto,[14],[32]. C chế ngồi liên quan đến
các tự kháng thể cịn có thể do sự có mặt của cytokine, phức hợp miễn
dịch, rối loạn chuyển hóa, tình trạng tăng đơng, viêm mạch máu. Nhiều
kháng thể đã được xác định trong các bệnh cảnh trên và có thể được

.


×