Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Bảo tồn và phát huy văn hóa khmer ở an giang (trường hợp qua các phương tiện phát thanh truyền hình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
✶✶✶✶✶✶✶✶✶✶✶✶✶✶✶✶

CAO THỤY THẢO NGUYÊN

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA KHMER Ở AN GIANG
(TRƯỜNG HỢP QUA CÁC PHƯƠNG TIỆN
PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 60.31.06.40

Hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH VĂN THÔNG
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN:
1.

GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM

Chủ tịch Hội đồng

2.

PGS.TS. LÊ KHẮC CƯỜNG

Phản biện 1

3.

TS. PHÚ VĂN HẲN

Phản biện 2



4.

TS. TRƯƠNG VĂN MINH

Thư ký Hội đồng

5.

TS. NGUYỄN ĐỆ

Uỷ viên Hội đồng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


Bảng chữ viết tắt trong luận văn
ATV: Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh An Giang
DTTS: Dân tộc thiểu số
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
MTTQVN: Mặt trận tổ quốc Việt Nam
PT – TH: Phát thanh – truyền hình
Sở VHTT&DL: Sở Văn hóa thể thao và du lịch
UBND: Ủy ban nhân dân
VOV: Đài tiếng nói Việt Nam


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ với đề tài “Bảo tồn và phát huy
văn hóa Khmer ở An Giang (Trường hợp qua các phương tiện phát thanh truyền hình)” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa

học của TS. Huỳnh Văn Thơng
Các tư liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hồn tồn
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 07 năm 2018
Tác giả luận văn

Cao Thụy Thảo Nguyên


LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer ở An Giang
(Trường hợp qua các phương tiện phát thanh - truyền hình)” được hồn
thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí minh.
Tơi xin cảm ơn đến các nhà khoa học đã có những cơng trình, những tác
phẩm, những bài viết có giá trị cung cấp những kiến thức quý giá trong quá
trình tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn q thầy, cơ khoa Văn hóa học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời
gian học tập và hoàn thiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các nhà khoa học hội đồng
chấm luận văn đã cho tơi những đóng góp quý báu để nâng cao chất lượng khoa
học luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Đài phát thanh - truyền hình An Giang
và đồng ngiệp đã tạo điều kiện hỗ trợ cho tác giả trong các chuyến điền dã thu
thập thông tin tài liệu thực hiện luận văn. Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Huỳnh Văn Thơng vì đã tận tình hướng dẫn khoa học cho
tác giả để luận văn được hồn thành. Tơi khơng qn cảm ơn gia đình, ba mẹ,
bạn bè, đồng nghiệp vì đã động viên, giúp đỡ trong suốt q trình học tập và
hồn thiện luận văn này.
Cuối cùng xin kính chúc q thầy, cơ sức khỏe và luôn thành công trong

sự nghiệp cao quý.
Trân trọng
Tác giả luận văn

Cao Thụy Thảo Nguyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .................................................. 1
1.1 Lí do chọn đề tài ....................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................... 2
2.Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
3.Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
4.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................. 11
6.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................... 11
6.1. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................... 12
7. Bố cục của luận văn .................................................................................. 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................. 13
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm về văn hóa ......................................................... 13
1.1.2. Về truyền thông đại chúng.................................................. 20
1.2. Vài nét về người Khmer và Đài Phát thanh Truyền hình An Giang ..... 26
1.2.1. Vài nét về người Khmer ở An Giang ................................. 26
1.2.2. Đài phát thanh - truyền hình An Giang ............................. 37
Tiểu kết .......................................................................................................... 39
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HĨA KHMER
CỦA PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH AN GIANG .................................. 40

2.1. Chủ trương và chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa Khmer ................ 40


2.1.1. Chủ trương và chính sách chung của việc bảo tồn, phát huy
văn hóa dân tộc........................................................................................ 40
2.1.2. Chủ trương và chính sách của An Giang trong việc bảo tồn
và phát huy văn hóa Khmer .................................................................... 43
2.2. Hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa Khmer của Đài phát thanh – truyền
hình tỉnh An Giang ...................................................................................... 45
Tiểu Kết ......................................................................................................... 58
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PT – TH VÀ ĐỀ XUẤT BẢO
TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA KHMER Ở AN GIANG ............................... 59
3.1. Tác động của Phát thanh – Truyền hình cho bảo tồn, phát huy văn hóa
Khmer đến với người Khmer An Giang ..................................................... 59
3.2. Đánh giá việc bảo tồn, phát huy văn hóa Khmer trên phát thanh truyền
hình An Giang. ............................................................................................ 68
3.2.1. Khó khăn và thuận lợi của việc bảo tồn, phát huy văn hóa
Khmer ở An Giang trên phát thanh truyền hình An Giang .................... 68
3.2.2. Hạn chế của việc bảo tồn, phát huy văn hóa Khmer ở An
Giang trên phát thanh truyền hình An Giang .......................................... 71
3.3. Đề xuất một số ý kiến và giải pháp của việc bảo tồn, phát huy văn hóa
Khmer ở An Giang trên phát thanh truyền hình An Giang ........................ 76
3.3.1. Đề xuất một số ý kiến của việc bảo tồn, phát huy văn hóa
Khmer ở An Giang trên phát thanh truyền hình An Giang .................... 76
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp của việc bảo tồn, phát huy văn hóa
Khmer ở An Giang trên phát thanh truyền hình An Giang .................... 81
Tiểu kết .......................................................................................................... 84
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 88



PHỤ LỤC ............................................................................................. 92
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN ........................................................................... 92
CÁC ĐỢT KHẢO SÁT, THU THẬP TƯ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI .. 92
MỘT SỐ BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU .................................. 94
BẢNG KHẢO SÁT .................................................................................... 109
KẾT QUẢ KHẢO SÁT .............................................................................. 114
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... 122


1
1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1 Lí do chọn đề tài
Người Khmer là một dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng
chung sống và phát triển trên đất nước Việt Nam, với dân số trung bình đơng
hàng thứ 5 sau các dân tộc Kinh, Tày, Thái và Mường. Đồng bào Khmer Nam
Bộ hiện có khoảng 1,3 triệu người (chiếm gần 7% dân số trong vùng), sống tập
trung ở các tỉnh vùng Tây Nam Bộ, một bộ phận không đông sống ở các tỉnh
vùng Đơng Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Người Khmer có văn hóa truyền thống mang đậm màu sắc địa phương
và tơn giáo. Trong suốt q trình phát triển của cộng đồng các dân tộc ở đồng
bằng sông Cửu Long, nền văn hóa Khmer đã giao lưu với các nền văn hóa khác,
dân tộc khác, vừa làm giàu cho căn hóa dân tộc khmer đồng thời góp phần hình
thành nền văn hóa Việt Nam, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
An Giang là một trong những địa phương ở vùng Tây Nam Bộ có đơng
đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, và là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá
đa dạng của người Khmer.

Tuy nhiên, Văn hoá dân tộc Khmer An Giang đang đứng trước thử thách
do quá trình giao lưu, tiếp biến thường xuyên với khác và những áp lực về thay
đổi văn hóa trong bối cảnh văn hóa mới của xã hội hiện đại. Thêm vào đó, xu
hướng giao lưu quốc tế được mở rộng tạo cơ hội cho những yếu tố văn hóa
nước ngồi xâm nhập và tác động rất lớn đến các giá trị văn hóa dân tộc Khmer
An Giang. Yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Khmer trong bối cảnh đó
khơng hề là một mục tiêu dễ thực hiện, mặc dù Đảng, Nhà nước đã dành nhiều
sự quan tâm và chính bản thân người Khmer cũng có ý thức trong việc giữ gìn
văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Truyền thơng trong đó có phát thanh truyền hình có vai trị rất tích cực
trong việc góp phần bảo tồn và phát huy các giá văn hóa dân tộc. Trong thực tế


2
2

Việt Nam, các kênh truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền hình, góp phần
rất tích cực vào các hoạt động phổ biến tri thức văn hóa tộc người cho cộng
đồng, thúc đẩy các sáng kiến và cách làm giúp bảo tồn và phát huy các giá trị
truyền thống của văn hóa trong đời sống hiện tại.
Ở An Giang, các cơ quan báo in, phát thanh và truyền hình ở địa phương
đã tích cực thực hiện các chương trình truyền thông nhằm hỗ trợ cho công tác
bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer ở địa phương. Tuy nhiên, quan sát sơ bộ
cho thấy, nhiều vấn đề về phương pháp truyền thơng văn hóa qua các kênh phát
thanh, truyền hình ở địa phương vẫn còn nhiều điểm cần được lưu tâm chú ý
hơn. Đặc biệt, xét riêng vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa Khmer, các chương
trình phát thanh truyền hình ở An Giang cần có cách tiếp cận sâu sắc hơn trên
cơ sở am hiểu sâu sắc những vấn đề lý luận về văn hóa và truyền thơng văn hóa
để có thể đóng góp hiệu quả hơn vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer
ở địa phương.

Từ những thực tế trên, tôi chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy văn hóa
Khmer ở An Giang (Trường hợp qua các phương tiện phát thanh - truyền
hình)”. Việc nghiên cứu thực hiện đề tài góp phần đánh giá làm rõ tác động
của kênh phát thanh, truyền hình ở An Giang trong công tác bảo tồn và phát
huy văn hóa Khmer ở An Giang là rất cần thiết để không chỉ giúp nâng cao
hiệu quả thực tế của các chương trình truyền thơng này, mà cịn đóng góp bài
học cụ thể về vấn đề sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng phục vụ cho
mục tiêu bào tồn và phát huy giá trị văn hóa. Kết quả nghiên cứu khoa học có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn liên quan đến mối quan hệ giữa truyền thông đại
chúng và văn hóa.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu thực hiện đề tài trình bày làm rõ thực trạng hoạt động
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Khmer trên sóng phát thanh, truyền hình
tại địa phương, cụ thể trên các chương trình bằng tiếng Khmer trên Đài Phát


3
3

thanh – truyền hình tỉnh An Giang. Thơng qua khảo sát thực tiễn về cơng tác
truyền thơng văn hóa để hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer ở An Giang
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh An Giang, đề tài nghiên cứu trình bày nguyên
nhân tác động và thơng qua đó đề xuất các phương hướng cụ thể nhằm tăng
cường hơn nữa nhiệm vụ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của
dân tộc Khmer ở An Giang.
Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu ý kiến
của những người đang trực tiếp lãnh đạo, quản lý và đội ngũ thực hiện nhiệm
vụ hoạt động phát thanh và truyền hình của Đài PT -TH An Giang, nghiên cứu
tìm hiểu trên các ý kiến thăm dò dư luận xã hội đối với công chúng Khmer tại
An Giang trong khu vực đối với việc tiếp nhận và phát huy những giá trị văn

hóa Khmer. Từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp khắc phục nhằm tăng
cường bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer ở An
Giang và trong chừng mực nhất định mở rộng tìm hiểu vài địa phương ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long để có những so sánh làm rõ thêm những giá trị
văn hóa và việc bảo tồn văn hóa Khmer ở tỉnh An Giang.
Từ mục đích và nhiệm vụ nêu trên, luận văn cố gắng đi vào việc tổng
hợp những giá trị văn hoá tiêu biểu của người Khmer ở An Giang; nghiên cứu
phân tích làm rõ những vấn đề thuộc về lý luận và thực tiễn của công tác bảo
tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer qua các
phương tiện phát thanh và truyền hình tại An Giang.
2.Đối tượng nghiên cứu
Trong khn khổ nghiên cứu thực hiện đề tài, đối tượng nghiên cứu của
luận văn tập trung khảo sát, đánh giá các chương trình phát thanh, truyền hình
bằng tiếng Khmer của Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang liên quan đến
việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc Khmer dựa trên
phạm vi cứ liệu khảo sát trong năm 2015. Các tài liệu trước và sau thời điểm
này cũng như những giá trị văn hóa Khmer được các PT-TH của đài khác,


4
4

chương trình khác trong cùng khu vực được tham khảo để bổ sung thêm nguồn
tài liệu, tư liệu làm việc.
3.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào văn hóa của người khmer gắn với bảo tồn và
phát huy văn hóa dân tộc này trên phát thanh truyền hình tỉnh An Giang. Về
mặt không gian chủ yếu tập trung vào nội dung văn hóa Khmer trên phát thanh
truyền hình tỉnh An Giang. Về thời gian, đè tài tập trung thu thập, phân tích các
tư liệu tin, bài thu thập liên quan đến vấn đề nghiên cứu một năm (từ 1/2015

đến 12/2015). Ngoài ra, thực hiện đề tài cũng chọn khảo sát các chương trình
phát thanh, truyền hình của các đài khác có phạm vi phủ sóng hoặc phát qua hệ
cáp ở An Giang để có vài so sánh làm rõ một vì tác động của chương trình tiếng
Khmer của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh An Giang trong việc bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa dân tộc khmer.
4.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Người Khmer ở Nam Bộ sớm trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Từ trước năm 1975, một số nhà nghiên
cứu người Pháp có các cơng trình nghiên cứu giới thiệu tổng quan về dân tộc,
văn hóa, nguồn gốc của người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Từ năm 1945 - 1975, người Khmer được các học giả phía Nam tìm hiểu,
ghi chép và giới thiệu. Trong đó có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như
“Việt sử Xứ Đàng trong” của Phan Khoang, nói về q trình mở mang về phía
Nam của triều đình nhà Nguyễn, cho thấy, người Kinh, người Hoa, người Chăm
và người Khmer đã cùng nhau khai khẩn, xây dựng phum sóc (xóm, làng); với
các tác phẩm “Sử liệu Phù Nam, Sử Cao Miên, Người Việt gốc Miên” của Lê
Hương, đã mô tả về lịch sử, đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa, tín ngưỡng, lễ
hội, tơn giáo và các phong tục tập quán trong sinh hoạt, ứng xử của người
Khmer ở Nam Bộ.


5
5

Đặc biệt, từ khi thống nhất đất nước (30/4/1975) đến nay, ngày càng có
nhiều cơng trình nghiên cứu về người Khmer thuộc các chuyên ngành Dân tộc
học, Xã hội học, Văn hóa học được cơng bố. Người Khmer ở Nam Bộ với
những yếu tố văn hóa đặc sắc đã trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học trên cả hai phương diện lý luận và
thực tiễn. Một số tác giả như: Đinh Văn Liên, Văn Cơng Chí, Lâm Thanh Tùng,

Phan An, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Thị Yến Tuyết… trong các cơng trình
của mình đã giới thiệu những vấn đề về môi sinh, dân cư, dân số, đặc điểm
phân bố cư trú, những giá trị vật chất và tinh thần của người Khmer. Vấn đề sở
hữu ruộng đất, sự phân hóa giai cấp của cộng đồng tộc người Khmer; về cấu
trúc, chức năng, quan hệ xã hội, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành phum sóc
trong mối quan hệ với bộ máy chính quyền Nhà nước được các tác giả Phan
An, Nguyễn Khắc Cảnh nghiên cứu và trình bày bằng các cơng trình chun
khảo. Các tác giả Nguyễn Xn Nghĩa, Trần Hồng Liên, Nguyễn Thanh Thủy,
Trần Thanh Nam… có một số nghiên cứu về sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo của
người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả Trường Lưu, Thạch
Voi, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo, Huỳnh Ngọc Trảng, Trần Văn Bổn, Văn
Đình Hy, Nguyễn Liệu, Văn Xuân Chí, Phú Văn Hẳn, Phan Thị Yến Tuyết…
có nhiều bài viết về sinh hoạt văn hóa, lễ nghi, phong tục, lễ hội của người
Khmer; Đặc biệt công trình “Lễ hội của các dân tộc ở Trà Vinh” (Sở KHCN
tỉnh Trà Vinh, năm 2005) đã dành số lượng trang đáng kể viết về lễ hội văn hóa
cộng đồng Khmer; cũng như “nghi lễ vòng đời người Khmer tỉnh Sóc Trăng”
(luận văn Thạc Sĩ , VHH, của Võ Thành Hùng) hoặc kỷ yếu hội thảo “Lễ hội
Ok Om Bok ở Sóc Trăng” (Viện VHNT phối hợp UBND tỉnh Sóc Trăng, năm
2009); Kỷ yếu hội thảo khoa học “Cộng đồng dân tộc Khmer trong quá trình
phát triển và hội nhập” (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm
2011); Và nhiều cơng trình nghiên cứu khác của TW và các địa phương (nêu
trong danh mục tài liệu tham khảo) đã có những đóng góp mới vào kho tài liệu
nghiên cứu văn hóa Khmer.


6
6

Mặc dù có nhiều cơng trình nghiên cứu về người Khmer, về văn hóa, về
lễ hội... của người Khmer, tuy nhiên cho đến nay, các cơng trình kể trên chưa

có cơng trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và chuyên sâu về truyền thông
Khmer hoặc về bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer ở An Giang. Các bài báo,
bài viết chuyên đề của các tác giả người Pháp (trước năm 1975) thường chỉ đề
cập đến từng mảng, từng mặt của đời sống người Khmer hoặc “do cách nhìn
chưa toàn diện về nguồn gốc, về những biến thiên lịch sử và môi trường địa lý
tự nhiên, nên các tác giả chỉ lý giải người Khmer và văn hóa Khmer chung mà
không phân biệt người Khmer ở Campuchia và người Khmer của Việt Nam”
[64, tr. 02].
Tại Đài PT-TH An Giang, mặc dù chương trình truyền hình tiếng Khmer
và nhiều giá trị văn hóa Khmer đã được chú ý phát sóng, nhưng chưa có một
đánh giá mang tính khoa học về cơng tác bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer
ở An Giang qua các chương trình của mình mà hầu hết các ý kiến chỉ được đề
cập một cách chung chung trong một số báo cáo tổng kết của ngành hàng năm.
Đài PT-TH An Giang chưa có một tổng kết đánh giá riêng về chương trình
truyền hình tiếng Khmer, về những giá trị văn hóa mà đài đã thực hiện về văn
hóa Khmer tại địa phương.
Nghiên cứu về văn hóa dân tộc Khmer có thể kể đến cuốn sách Vài nét
người Khmer Nam Bộ, của tác giả Nguyễn Mạnh Cường đã nêu lên những đặc
điểm, đánh giá đúng về vai trò của người Khmer trong lịch sử cũng như đề cao
vị thế của Phật giáo Nam Tông Khmer trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam gắn
liền với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội trong cộng đồng dân tộc Khmer,
những đóng góp thơng qua các sự kiện lịch sử của người Khmer Nam Bộ, Phật
giáo Nam Tông Khmer đã trải qua, góp phần tích cực trong đấu tranh giành nền
độc lập cho dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong quá trình đất
nước đổi mới, hội nhập của đất nước Việt Nam hiện nay.
Trong cuốn Sổ tay công tác dân tộc và miền núi của Uỷ Ban Dân tộc và
miền núi - Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương năm (Hà Nội – 2000) đã nêu


7

7

những quan điểm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
cơng tác dân tộc trong tình hình mới, trong đó cũng đề cập đến cơng tác thơng
tin tun truyền trên sóng phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số
trong tình hình mới.
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc, cơng tác dân tộc và đồn kết
các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Nghị quyết
hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về cơng tác dân
tộc tiếp tục khẳng định: "Bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng
phát triển”1. Trải qua các thời kỳ cách mạng, công tác dân tộc đã đạt được
những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung
của đất nước. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát
thanh, truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hóa, thơng tin, tuyên truyền
hướng về cơ sở; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát
thanh, truyền hình bằng các tiếng dân tộc thiểu số; làm tốt công tác nghiên cứu,
sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp trong văn hóa của
các dân tộc.
Hiện nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học, các bài viết của
các nhà báo, nhà khoa học, nhà quản lý về chương triǹ h truyề n hiǹ h dành cho
đồ ng bào dân tô ̣c thiể u số ... Các công triǹ h nghiên cứu liên quan tập trung vào
các luận văn, có thể kể đến:
Nguyễn Xn An Việt (2001) có Thơng tin về dân tộc miền núi trên
VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam đã trình bày về khảo sát đề tài dân tộc miền
núi của Đài Truyền hình Việt Nam trong 3 năm (1999-2001). Ở cơng trình này,
tác giả Nguyễn Xn An Việt đưa ra một số giải pháp cho việc nâng cao chất

1


Trang web Đảng cộng sản Việt Nam.
/>

8
8

lượng chương trình, nhằm tăng cường hiệu quả thơng tin về vấn đề dân tộc
miền núi của Đài Truyền hình Việt Nam.
Phạm Ngọc Bách (2005) có đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ về
Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam,
tác giả đã khảo sát các chương trình dân tộc và miền núi từ tháng 1/2004 đến
tháng 6/2005; đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình.
Với Vũ Thi ̣ Ngo ̣c Thu Luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ về Vấ n đề công chúng truyề n
thông chuyên biê ̣t (Khảo sát công chúng Hà Nô ̣i). Tác giả đánh giá mức đô ̣ thoả
mañ nhu cầ u thông tin của công chúng truyề n hình chuyên biê ̣t, những nguyên
nhân và mu ̣c tiêu cũng như mong muố n của công chúng khi lựa cho ̣n mô ̣t kênh
truyề n hin
̀ h chuyên biê ̣t.
Hoàng Ma ̣nh Hà với luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ Nâng cao chất lượng chương trình
truyền hình tiếng H’Mơng của Đài PT-TH Yên Bái, đã phân tích, đánh giá thực
chất nội dung và hình thức cũng như hiệu quả tác động của chương trình truyền
hình tiếng H’mơng của Đài PT-TH Yên Bái; đề cập đến một số vấn đề về tâm
lý tiếp cận của công chúng người H’Mông, những mong muốn và thói quen
trong việc tiếp cận các sản phẩm truyền thơng đại chúng, nhất là truyền hình
tiếng H’mơng của đồng bào. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp cần thiết
để nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng H’mơng của Đài PT-TH
n Bái trong thời gian tới.
Các nghiên cứu trên đã đi sâu làm rõ nhiều đặc điểm riêng biệt của truyề n
hiǹ h chuyên biê ̣t và vùng đồng bào dân tộc thiể u sớ như: khó khăn về địa hình,
về điều kiện kinh tế, về trình độ nhận thức. Về an ninh quốc phịng, các thế lực

thù địch ln tìm cách lợi dụng những khó khăn, hạn chế của đồng bào, những
yếu kém, sai sót của các cấp, các ngành trong nhận thức và tổ chức thực hiện
công tác dân tộc ở vùng dân tộc, miền núi để kích động chia rẽ, phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Qua đó, các nghiên
cứu trên đã khẳng định rõ nét vai trò của báo chí, đặc biệt là báo chí truyền hình
trong giai đoạn hiện nay đó là: Cùng với việc tuyên truyền đường lối chính sách


9
9

của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào, tuyên truyền phát triển
kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới, tăng cường đại
đồn kết dân tộc; báo chí cịn có nhiệm vụ rất quan trọng, đó là giúp đồng bào
nâng cao ý thức về vấn đề bảo tồn bản sắc, giá trị truyền thống văn hóa.
Tuy đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu sâu về vấn đề bảo tồn
bản sắc, giá trị truyền thống của văn hóa Khmer, song chưa có cơng trình nào
nghiên cứu, đề cập đánh giá một cách khách quan, khoa học đến việc bảo tồn
các giá trị văn hóa dân tộc Khmer An Giang qua các phương tiện phát tranh và
truyền hình..
Các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố nêu trên chưa được hệ thống dưới
góc nhìn văn hóa học song có giá trị cung cấp các kiến thức ở các khía cạnh
những sinh hoạt sáng tạo văn hóa vật chất và tinh thần của người Khmer, góp
thêm sự hiểu biết về văn hóa tộc người, là tài liệu hết sức phong phú cho việc
nghiên cứu đánh giá bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Khmer trên phát thanh
truyền hình tỉnh An Giang.
Với việc nghiên cứu thực hiện luận văn này mong muốn đi sâu nghiên
cứu những vấn đề cơ bản của thông tin những giá trị văn hóa dân tộc phục vụ
đồng bào dân tộc Khmer. Trên cơ sở đó có cái nhìn tổng quát về vấn đề bảo tồn
bản sắc, giá trị truyền thống của văn hóa qua các chương trình phát thanh và

truyền hình tiếng Khmer của Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang hiê ̣n nay;
làm rõ những hiê ̣u quả và nhược điểm; đề xuất những giải pháp nâng cao hơn
nữa hiêụ quả của công tác thông tin phục vụ đồng bào Khmer, nơi cịn nhiều
khó khăn, nơi mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm đầu tư lớn để đồng
bào ngày càng có cuộc sống tốt đẹp hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được triển khai dựa trên cơ sở của hai khung lý luận, một là lý
luận về văn hóa và một là lý luận về truyền thông đại chúng. Các vấn đề lý luận
về văn hóa có liên quan đến đề tài này bao gồm lý luận về văn hóa tộc người,


10
10

văn hóa thiểu số, giao lưu và tiếp biến văn hóa, bảo tồn văn hóa. Các vấn đề lý
luận về truyền thơng có liên quan đến đề tài này bao gồm lý luận về truyền
thông đại chúng, mối quan hệ giữa truyền thơng đại chúng với văn hóa, lý luận
về truyền thơng văn hóa, lý luận về loại hình truyền thông.
Các phương pháp và thao tác khoa học cụ thể được vận dụng như:
phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương
pháp thực địa - điền dã dân tộc học, điều tra xã hội học, phân tích và tổng hợp...
giúp làm rõ những vấn đề về việc bảo tồn phát huy văn hóa Khmer qua phát
thanh truyền hình tỉnh An Giang
- Phương pháp so sánh được vận dụng để so sánh các chương trình tiếng
Khmer, so sánh việc bảo tồn phát huy văn hóa Khmer với văn hóa của dân tộc
khác qua phát thanh truyền hình tỉnh An Giang và tỉnh bạn; nhằm phát hiện
những điểm tương đồng và khác biệt của việc bảo tồn phát huy văn hóa Khmer
qua phát thanh truyền hình tỉnh An Giang và trên địa bàn Nam Bộ. Thơng qua
đó, mơ tả, lý giải và rút ra những nét đặc trưng cơ bản nhất trong việc bảo tồn
phát huy văn hóa Khmer qua phát thanh truyền hình tỉnh An Giang.

- Phương pháp thực địa - điền dã dân tộc học giúp tác giả kết hợp cách
nhìn từ bên trong và cách nhìn từ bên ngồi, vừa trực tiếp tham gia, tham dự,
quan sát hoạt động văn hóa như một thành viên chính thức của cộng đồng người
Khmer, vừa chụp ảnh, biện luận theo hệ tư duy văn hóa học, khoa học về văn
hố, hình thành hướng nghiên cứu khách quan trong khảo sát phát thanh truyền
hình tỉnh An Giang. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc kiểm chứng lại
những luận cứ khoa học và những luận điểm nghiên cứu nhằm đảm bảo nghiên
cứu có hệ thống, chuẩn xác và có tính thực tiễn.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi phục vụ cho việc khảo
sát ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả và tác động của các chương trình
phát thanh, truyền hình liên quan đến cơng tác bảo tồn, phát triển văn hóa


11
11

Khmer ở An Giang. Phương pháp này thực hiện điều tra đối với 220 công chúng
là đồng bào dân tộc Khmer.
Đề tài cũng thực hiện phỏng vấn sâu phục vụ cho việc thu thập các ý
kiến đánh giá của giới chuyên gia có kinh nghiệm về văn hóa Khmer và về
truyền thơng, qua đó tìm kiếm các phân tích về nguyên nhân của các thực trạng
và các đề xuất giải pháp.
- Phương pháp hệ thống áp dụng tiếp cận việc bảo tồn phát huy văn hóa
Khmer qua phát thanh truyền hình tỉnh An Giang trong tổng thể các thành tố
văn hóa và trong mối quan hệ biện chứng với văn hóa truyền thống của người
Khmer và của các dân tộc cộng cư khác.
- Phương pháp lich
̣ sử được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án giúp
cho việc nghiên cứu trình bày làm rõ việc bảo tồn phát huy văn hóa Khmer qua

phát thanh truyền hình tỉnh An Giang.
- Phân tích và tổng hợp được vận dụng trình bày làm rõ các nội dung
của việc bảo tồn phát huy văn hóa Khmer qua phát thanh truyền hình tỉnh An
Giang quan điểm về lễ hội, các quy định và thực tiễn hoạt động lễ hội truyền
thống.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm nhiều thơng tin bổ ích
nhà quản lý truyền thơng hiểu hơn về vai trị, vị trí, thực trạng của các phương
tiện phát thanh và truyền hình trong việc sản xuất các chương trình, nhằm giữ
gìn và nâng cao giá trị văn hóa các dân tộc Khmer trong việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị của địa phương, từ đó có những chính sách phù hợp.
Về lý luận, luận văn có thể góp một phần hiểu thêm những điểm lý luận
cụ thể về những bảo tồn văn hóa cộng đồng thiểu số trong bối cảnh giao lưu,
tiếp biến văn hóa với văn hóa của cộng đồng đa số và các tác động văn hóa
khác từ bên ngồi thơng qua trường hợp nghiên cứu văn hóa Khmer. Các ảnh


12
12

hưởng từ bối cảnh văn hóa địa phương đối với cơng tác bảo tồn, phát triển văn
hóa cộng đồng thiểu số cũng sẽ được tổng kết thành những bài học lý luận cụ
thể.
6.1. Ý nghĩa thực tiễn

Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận văn về vấn đề
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer An Giang qua các phương tiện phát
thanh truyền hình, luận văn hướng đến việc nâng cao ý thức công dân, cộng

đồng các dân tộc trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc,
tạo dựng thói quen, nếp sống coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc mình, tạo mơi
trường thuận lợi trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, từ đó tạo ra
phong trào toàn dân bảo tồn, phát huy, phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc
của dân tộc, nâng cao nhận thức, ý thức của cả cộng đồng về góp phần gìn giữ
bản sắc văn hóa dân tộc Khmer ở An Giang.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn có 3 chương:
Chương 1: về Cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong chương này luận văn
nghiên cứu, trình bày làm rõ hiểu biết về văn hố tộc người, về giao lưu và tiếp
biến văn hóa, về bảo tồn văn hóa, về truyền thơng đại chúng, về mối quan hệ
giữa truyền thông đại chúng và văn hóa; cũng như về những hiểu biết về vai
trị của phát thanh truyền hình trong đời sống văn hóa địa phương. Phần cơ sở
thực tiễn, luận văn trình khái quát về Đài phát thanh truyền hình An Giang và
các giá trị văn hóa đặc sắc của người Khmer An Giang.
Chương 2: về Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer trên
phát thanh - truyền hình ở An Giang. Ở chương này chúng tơi sẽ trình bày các
chủ trương và chính sách chung và của An Giang, cũng kết quả thực tế thông
qua việc thực hiện các chủ trương đó trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa
Khmer thơng qua phát thanh truyền hình của An Giang.


13
13

Chương 3: về Một số giải pháp nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy
văn hóa Khmer qua phát thanh truyền hình An Giang, luận văn ngồi việc đánh
giá phân tích làm rõ một số thuận lợi và khó khăn của việc phát thanh truyền
hình cịn trình bày một số đề xuất giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy văn

hóa Khmer ở An Giang, đề xuất ra một số kiến nghị và giải pháp để kịp thời
khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua và làm tốt hơn công tác
bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer ở địa phương.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
1.1.1.1. Về văn hóa tộc người
Xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, ban đầu thuật ngữ tộc người được
dùng để chỉ các nhóm tộc người, hay đơn vị tộc người. Về sau, nhiều học giả
nghiên cứu về dân tộc học đã tìm cách định nghĩa khái niệm “tộc người” với
những góc độ khác nhau.
Theo quan điểm của nhà dân tộc học người Pháp R. Breton (1981): “Tộc
người” được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, “Tộc người
(Etsnie) có thể là một nhóm các cá nhân cùng có chung tiếng mẹ đẻ…”. Theo
nghĩa rộng “Tộc người được định nghĩa là một nhóm cá nhân liên kết với nhau
bởi một phức hợp các tính chất chung - về mặt nhân chủng, ngơn ngữ, chính trị
- lịch sử v.v... mà sự kết hợp các tính chất đó làm một hệ thống riêng, một cơ
cấu mang tính văn hoá là chủ yếu; một nền văn hoá. Như thế, tộc người được
coi là một tập thể, hay đúng hơn là một cộng đồng gắn bó với nhau bởi một nền
văn hố riêng”.
Trong nước, Phan Hữu Dật có cho rằng: “Tộc người là một cộng đồng
người được hình thành trong lịch sử, mang ba tiêu chuẩn chủ yếu sau đây: cùng
chung tiếng nói, cùng có chung một ý thức tự giác tộc người biểu hiện ở tên tự


14
14

gọi chung, có những yếu tố văn hố thống nhất”, và “Tộc người là một phạm

trù lịch sử, có phát sinh, phát triển và tiêu vong” (Phan Hữu Dật, 1998, tr.456).
Lê Ngọ Thắng, Lê Sĩ Giáo và Hoàng Lương cũng có nhấn mạnh: “Tộc
người là hình thức đặc biệt của một tập đồn xã hội xuất hiện khơng phải do ý
nguyện của con người mà là trong kết quả của q trình tự nhiên - lịch sử. Tính
bền vững là một trong những điểm đặc trưng đầu tiên của các tộc người. Thứ
hai là mỗi tộc người có những nét đặc trưng, riêng biệt để phân định nó với các
tộc người khác. Thứ ba là ý thức tự giác của những con người hợp thành tộc
người riêng biệt đóng vai trò quan trọng cả trong sự thống nhất lẫn dị biệt với
các cộng đồng tương tự khác”.(Lê Sĩ Giáo (cb), 1999, tr.8)
Đa phần những nhà dân tộc học nói trên đều thống nhất nhấn mạnh ba
tiêu chí căn bản xác định tộc người, đó là: có đặc trưng chung ổn định về ngơn
ngữ, văn hố và có chung ý thức tự giác tộc người. Trong đó văn hóa có vai trị
vơ cùng lớn lao đối với sự hình thành và phát triển các cộng đồng tộc người.
Văn hóa là một khái niệm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng cuối cùng
vẫn là sản phẩm do con người tạo ra, “là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và giá trị tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã
hội”(Trần Ngọc Thêm, 1999, tr.10).
Trên hiểu biết từ định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm và tiếp thu từ
các ý kiến về văn hóa và văn hóa dân tộc chúng tơi cho rằng văn hóa tộc người
được hình dung là tất cả các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được
tộc người ấy sáng tạo ra, được tộc người ấy bảo lưu, gìn giữ qua thời gian, được
hưởng thụ và biểu hiện bởi chính tộc người đó. Tất nhiên, các tộc người khác
nhau sẽ có các nền văn hóa khác nhau. Và văn hố tộc người chính là những
cái bắt đầu của giá trị nền tảng để hình thành nền văn hố dân tộc của một quốc
gia.


15
15


1.1.1.2

Về giao lưu và tiếp biến văn hóa

Giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation) là khái niệm được các nhà
Nhân học phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhằm nhấn
mạnh đến sự biến đổi văn hóa của tộc người trong xã hội đa tộc người. Đó là
sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nền văn hóa. Sự tương hỗ này có khi diễn
ra khơng cân xứng, và kết quả sẽ có một nền văn hóa bị phụ thuộc vào trong
một nền văn hóa khác, hoặc bị thay đổi bởi một nền văn hóa khác; hay cả hai
nền văn hóa cùng thay đổi.
Có thể hiểu rõ hơn về khái niệm: Giao lưu và tiếp biến văn hoá là sự gặp
gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Trong q trình này,
các nền văn hố bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi,
phát triển và tiến bộ văn hoá. Giao lưu văn hoá thực chất là sự gặp gỡ, đối thoại
giữa các nền văn hố. Q trình này địi hỏi mỗi nền văn hoá phải biết dựa trên
các yếu tố nội sinh để lựa chọn tiếp nhận những yếu tố ngoại sinh, từng bước
biến đổi nó theo hướng phù hợp với văn hóa bản địa để làm giàu, phát triển văn
hoá của dân tộc. Trong tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh thì hệ giá trị xã
hội và tâm thức dân tộc có vai trị rất quan trọng giúp cho văn hoá dân tộc phát
triển mà vẫn giữ được sắc thái riêng của mình.
Khác với quy luật kế thừa là quá trình phát triển văn hố diễn ra theo trục
thời gian thì giao lưu và tiếp biến văn hố diễn ra trong mối quan hệ không gian
với nhiều phạm vi rộng hẹp khác nhau, tuỳ trình độ phát triển và đặc điểm văn
hóa riêng của mỗi dân tộc.
Q trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá thường diễn ra theo hai hình thức:
tiếp thu chủ động và hình thức tiếp bị động. Hình thức tiếp thu chủ động, văn
hố được trao đổi trên tinh thần tự nguyện Thông qua các hoạt động như trao
đổi mua bán, thăm hỏi, du lịch, hôn nhân, q tặng… ; Cịn hình thức tiếp thu

bị động thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược thơn tính lãnh thổ
và đồng hố văn hố của một quốc gia này đối với một quốc gia khác. Thế
nhưng, dù tiếp xúc bằng con đường nào chăng nữa, bên cạnh sự biến đổi văn


16
16

hóa thì các nền văn hóa vẫn cố giữ lại cho mình những nét văn hóa riêng (bản
sắc văn hóa) và làm giàu thêm vốn văn hóa của mình.
Từ cơ sở lý thuyết trên, ta thấy nguyên nhân dẫn đến q trình giao lưu
tiếp biến văn hóa là do sự tiếp xúc lâu dài giữa các tộc người khác nhau với các
nền văn hóa khác nhau. Trong hồn cảnh đề tài, Người Khmer trong suốt quá
trình hình thành và phát triển của tộc người mình đã có sự giao lưu tiếp biến
văn hóa với các tộc người trong khu vực đã khiến cho văn hóa của người Khmer
nên đã tự nhiên tiếp nhận vào nền văn hóa truyền thống của mình khơng ít yếu
tố văn hóa từ các dân tộc khác như đến ngày Tết Âm lịch của người Việt, người
Khmer cũng tham gia vào lễ tết, cũng làm bánh tét, đi lễ chùa, thăm hỏi lẫn
nhau. Nói về việc chuẩn bị đón tết Việt của đồng bào Khmer, ơng Chau Sóc
Kóp chia sẻ: “Thời điểm trước Tết chừng nửa tháng đã thấy khơng khí Tết tràn
đầy trong phum, sóc. Người ta rủ nhau dọn dẹp lại nhà cửa, cùng tu sửa lại
đường đi chung. Những người có điều kiện thì sửa chữa, sơn phết lại để nhà
cửa khang trang, mới mẻ hơn. Cũng như người Việt, người Khmer chúng tơi
nghĩ rằng, việc dọn dẹp nhà cửa sạch đẹp đón Tết sẽ mang đến những điều tốt
đẹp trong năm mới”2. Vì quá trình sống gần gũi với nhau đã giúp người Khmer
và người Việt ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thân quen nhau theo kiểu “tối lửa tắt
đèn”. Trong những ngày đầu năm, họ đến thăm nhau, chúc những điều may
mắn. “Trong mấy ngày Tết, chúng tôi hay mời các hộ Khmer trong xóm sang
nhà dự tiệc. Họ cũng mặc quần áo mới, trưng bơng, trang hồng nhà cửa hệt
như người Việt. Chỉ khác một điều là không thấy họ lì xì cho trẻ nhỏ trong dịp

Tết. Ngược lại, trong các lễ, Tết quan trọng của người Khmer như Dolta, Chol
Chnam Thmay thì đồng bào người Khmer hay gói bánh tét mang biếu các gia
đình người Việt trong xóm. Cứ như vậy, tình nghĩa giữa người Việt và người
Khmer đã bền chặt từ rất lâu rồi”3

2

Biên bản phỏng vấn số 7

3

Biên bản phỏng vấn số 8


17
17

Văn hóa của tộc người Hoa cũng ảnh hưởng vào một số phong tục tập
quán cùng các loại hình nghệ thuật của ngưởi Khmer như tục thờ Quan Công
mà người Khmer gọi là Thao Kong hoặc Neakta Chen, các bài hát Tiều, hát
Quảng.. của người Hoa được đưa vào hát Dù Kê.
Như vậy, giao lưu tiếp biến văn hóa là một khái niệm nói đến sự biến
đổi để thích nghi của các loại hình văn hóa tộc người trong q trình tiếp xúc
lâu dài dưới nhiều hình thức giữa các nền văn hóa với nhau.
1.1.1.3

Về bảo tồn văn hóa

Có thể nói một cách súc tích thì bảo tồn, được hiểu là hoạt động gìn giữ
một cái gì đó khơng để nó mất đi.

Văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc,
phản ánh sức sống riêng của dân tộc ấy. Bảo tồn văn hóa, nói một cách cụ thể
là khơi phục, giữ gìn cái hay, cái đẹp có tính cách riêng biệt, độc đáo trong văn
hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, làm cho mọi người đều cảm nhận được
cái hay, nét đẹp đó, có ý thức giữ gìn, trân trọng, nâng niu và tự hào về dân tộc
mình, quê hương đất nước mình. Chính vì vậy cơng tác bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa các dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ
hội nhập góp phần xây dựng thành cơng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.
Nhưng bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc phải là bảo tồn có chọn lọc,
khơng được giữ thái độ bảo thủ trong bảo tồn mà phải tăng thêm sự vững chắc
của nền tảng các giá trị văn hóa dân tộc nhằm phát triển các hình thức biểu hiện
giá trị văn hóa dân tộc mới. Có 2 hình thức bảo tồn văn hóa:
- Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng tĩnh)
Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể là giữ nguyên trạng hiện vật về kích
thước, vị trí, chất liệu, đường nét, màu sắc, kiểu dáng bằng cách vận dụng
những phương pháp hiện đại, công nghệ cao.


18
18

Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa phi vật thể là điều tra sưu tầm, thu thập các
dạng thức văn hóa phi vật thể một cách nghiêm túc chặt chẽ, giữ chúng trong
sách vở, các ghi chép, mơ tả bằng hình ảnh, âm thanh, video. Tất cả các hiện
tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo
tàng. Theo quan điểm này thì các sản phẩm văn hóa cần được bảo vệ trong mơi
trường khép kín để tránh mọi tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến chúng.
Nhờ các hoạt động bảo tồn đó, trong nhiều năm qua, chúng ta đã lưu giữ được
nhiều giá trị văn hóa. Tuy nhiên, văn hóa nói chung trong đó có văn hóa phi vật

thể ln gắn bó với đời sống, con người, với mơi trường xã hội. Do đó, nó ln
biến đổi để phù hợp với mọi thay đổi của cuộc sống. Bởi vậy, bảo tồn theo
khuynh hướng này thì là làm khơ cứng các sản phẩm văn hóa.
- Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng động)
Bảo tồn dạng động, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế
thừa. Các di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những
nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng bằng nhiều kỹ thuật
công nghệ hiện đại.
Đối với các văn hóa phi vật thể, bảo tồn động là bảo tồn các hiện tượng
văn hóa đó được sống ngay chính trong đời sống cộng đồng mà nó được sinh
ra. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, là ngôn
ngữ chữ viết, các loại hình nghệ thuật, nghi lễ, phong tục tập quán. Văn hóa phi
vật thể được đến gần hơn với cộng đồng là nhờ những nghệ nhân, nghệ sĩ biểu
diễn nghệ thuật truyền thống, đó là các tài năng dân gian, cần được tôn vinh
trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để họ sống lâu, khỏe mạnh, phát huy
được khả năng trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống.
Nhưng hạn chế của quan điểm này là cứ để cho các giá trị văn hóa tự do
va chạm, thử thách qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử. Dẫn đến làm biến
dạng và mai một các tiêu chí và chuẩn mực vốn đã được định hình từ lâu.


×