Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Cấu trúc tham tố của tính từ trong tiếng việt (đối chiếu với cấu trúc tương ứng trong tiếng anh) luận án tiến sĩ 60 22 02 41

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 228 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

PHẠM HỒNG HẢI

CẤU TRÚC THAM TỐ CỦA TÍNH TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
(ĐỐI CHIẾU VỚI CẤU TRÚC TƯƠNG ỨNG TRONG TIẾNG ANH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

PHẠM HỒNG HẢI

CẤU TRÚC THAM TỐ CỦA TÍNH TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
(ĐỐI CHIẾU VỚI CẤU TRÚC TƯƠNG ỨNG TRONG TIẾNG ANH)
Chuyên ngành: ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số:

62220241

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lê Kính Thắng
2. PGS.TS. Nguyễn Cơng Đức


PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. GS.TS Nguyễn Văn Hiệp
2. TS. Lê Thị Ngọc Điệp
PHẢN BIỆN :
1. GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp
2. TS. Nguyễn Hoàng Trung
3. TS. Nguyễn Thị Kiều Thu

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu và dẫn chứng đưa ra trong luận án là hoàn tồn trung thực và khơng sao chép
từ bất kỳ một cơng trình nào.
Tác giả luận án


LỜI TRI ÂN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Lê Kính Thắng,
người trực tiếp hướng dẫn luận án, và cũng là người đã dìu dắt tôi đến với ngôn
ngữ học từ những ngày đầu. Hơn bốn năm làm luận án đầy nhọc nhằn, thách thức,
nếu khơng có sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo sát sao của Thầy thì tơi khơng thể có
được chút thành quả như bây giờ. Tôi thật may mắn khi thực hiện đề tài về cấu
trúc tham tố của tính từ - một vấn đề xuất phát từ ý tưởng của Thầy, và cũng thật
may mắn có được một người hướng dẫn giỏi chuyên môn và tận tâm như Thầy.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Công Đức –
người đồng hướng dẫn. Thầy luôn lo lắng cho tôi, gợi hướng cho tôi nhiều ý
tưởng quan trọng để làm luận án và ln có những ý kiến uốn nắn kịp thời trong
từng chuyên đề. Sự nhiệt tâm của Thầy đã khích lệ, làm tơi tự tin hơn khi thể hiện

quan điểm khoa học của mình.
Xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các Thầy Cơ trong hội đồng khoa học
cấp đơn vị chuyên môn và phản biện độc lập về những ý kiến đóng góp q báu,
về sự chỉ bảo tận tình, giúp tơi hồn thiện luận án. Đặc biệt, đến TS.Nguyễn
Hồng Trung, người ln cho tơi những phản biện chính xác, thuyết phục và
khơng bao giờ khoan nhượng. Tinh thần khoa học của Thầy khiến những người
mới chập chững nghiên cứu như tôi thật thấm thía, cảm kích.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Bộ môn ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ và
Văn học, Phòng SĐH trường ĐH KHXH&NV TP.HCM – nơi đã tạo mọi điều
kiện cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu từ khi học cao học đến nay.
Ban lãnh đạo trường ĐH Đồng Nai, Khoa Tiểu học - Mầm non – nơi tôi công
tác đã giúp đỡ tôi về thời gian, kinh phí, cũng là nơi tơi phải mang ơn rất nhiều.
Cuối cùng, xin gửi đến gia đình, bạn bè thân hữu lòng biết ơn chân thành về sự
giúp đỡ, động viên đã dành cho tôi trong suốt thời gian qua.


MỤC LỤC
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY............................................................................ i
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
0.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
0.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 2
0.2.1. Quan điểm của giới Việt ngữ học về từ loại, về tính từ ............................ 2
0.2.2. Lịch sử nghiên cứu cấu trúc tham tố ........................................................ 15
0.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 29
0.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ...................................... 30
0.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
0.6. Đóng góp của luận án .................................................................................... 31
0.7 Cấu trúc luận án .............................................................................................. 31

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Một số vấn đề về tính từ và tính từ tiếng Việt ............................................ 33
1.1.1. Khái niệm tính từ ...................................................................................... 33
1.1.2. Tiêu chí xác định từ loại tính từ................................................................ 52
1.1.3. Phân loại tính từ ....................................................................................... 57
1.2. Cấu trúc tham tố và cấu trúc tham tố của tính từ ..................................... 62
1.2.1. Cấu trúc tham tố ....................................................................................... 62
1.2.2. Cấu trúc tham tố của tính từ ..................................................................... 70
1.3. Tiểu kết ......................................................................................................... 72

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC THAM TỐ CỦA TÍNH TỪ TIẾNG VIỆT
2.1. Vấn đề hạt nhân cấu trúc tham tố của tính từ tiếng Việt ......................... 73
2.1.1. Hạt nhân là tính từ đa tiết ......................................................................... 73
2.1.2. Hạt nhân trong ngữ đoạn tính từ tiếng Việt ............................................ 76
2.2. Tham tố của tính từ tiếng Việt..................................................................... 90
2.2.1. Tham tố làm diễn tố và tham tố làm chu tố .............................................. 90


2.2.2. Tham tố ngoại tại và tham tố nội tại ........................................................ 91
2.3. Cấu trúc đơn trị có hạt nhân là tính từ tiếng Việt ..................................... 92
2.3.1. Cấu trúc đơn trị có hạt nhân là tính từ nội động...................................... 92
2.3.2. Cấu trúc đơn trị có hạt nhân là tính từ ngoại động dùng như tính từ
nội động ................................................................................................................. 97
2.4. Cấu trúc song trị có hạt nhân là tính từ tiếng Việt ................................... 98
2.4.1. Cấu trúc song trị có hạt nhân là tính từ ngoại động ................................ 98
2.4.2. Cấu trúc song trị có hạt nhân là tính từ nội động dùng như tính từ
ngoại động ........................................................................................................... 113
2.5. Các vai nghĩa trong cấu trúc tham tố của tính từ tiếng Việt .................. 115
2.5.1. Nghiệm thể .............................................................................................. 115
2.5.2. Đương thể ............................................................................................... 117
2.5.3. Phạm vi ................................................................................................... 119

2.5.4. Đối thể..................................................................................................... 120
2.6. Tiểu kết ........................................................................................................ 122

CHƯƠNG 3: MỐI LIÊN HỆ GIỮA CẤU TRÚC THAM TỐ VÀ CẤU
TRÚC CÚ PHÁP CỦA TÍNH TỪ TIẾNG VIỆT
3.1. Cấu trúc cú pháp của tính từ tiếng Việt ........................................................ 124
3.1.1. Về phạm trù nội động và ngoại động trong tiếng Việt ........................... 125
3.1.2. Cấu trúc nội động có hạt nhân là một tính từ ........................................ 130
3.1.3. Cấu trúc ngoại động có hạt nhân là một tính từ .................................... 132
3.2. Mối quan hệ giữa cấu trúc tham tố và cấu trúc cú pháp có hạt nhân là tính từ
tiếng Việt.............................................................................................................. 140
3.3. Tiểu kết ......................................................................................................... 145

CHƯƠNG 4:

ĐỐI CHIẾU TÍNH TỪ TIẾNG VIỆT VỚI TÍNH TỪ

TIẾNG ANH Ở PHƯƠNG DIỆN CẤU TRÚC THAM TỐ VÀ
PHƯƠNG DIỆN CĨ LIÊN QUAN
4.1. Đối chiếu tính từ tiếng Việt với tính từ tiếng Anh ở phương diện cấu trúc
tham tố ................................................................................................................. 146


4.1.1. Cấu trúc tham tố của tính từ tiếng Anh .................................................. 146
4.1.2. Đối chiếu tính từ tiếng Việt với tính từ tiếng Anh ở phương diện cấu trúc
tham tố ................................................................................................................. 153
4.2. Đối chiếu tính từ tiếng Việt với tính từ tiếng Anh trong mối liên hệ với các từ
loại khác ............................................................................................................... 164
4.3. Tiểu kết ......................................................................................................... 171
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 172

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 176
DANH MỤC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ........................................................................................................... 183
PHỤ LỤC


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Để giản tiện trong trình bày, một số từ ngữ thường lặp lại trong luận án sẽ được
viết tắt như sau:
- Tính từ

: TT

- Động từ

: ĐT

- Tính từ đơn tiết : TTĐT
- Cấu trúc tham tố : CTTT
- Đơn vị song tiết : ĐVST
- (Tiêu chí) tự do hay ràng buộc

: TD/RB

2. Trong các ví dụ, những câu có đánh dấu * là những câu khơng chấp nhận được.
Những câu có đánh dấu hỏi (?) là những câu khơng tự nhiên.
3. Các ví dụ được đánh theo thứ tự của từng chương. Khi muốn tham chiếu về ví
dụ ở chương khác sẽ có chua thêm tên chương phù hợp.
4. Tên gọi các vai nghĩa sẽ được viết hoa ở chữ đầu (chẳng hạn, Đích).



1

PHẦN MỞ ĐẦU
0.1 Lý do chọn đề tài
Tính từ (TT) tiếng Việt, như các từ loại từ vựng khác, có vai trị rất quan
trọng. Có thể nói, hầu hết các tài liệu về ngữ pháp tiếng Việt đều ít nhiều đề cập
đến từ loại này. Quan điểm cũng như những nghiên cứu về nó cho thấy đây là đới
tượng nghiên cứu phức tạp, cịn nhiều bất đờng trong giới Việt ngữ học. Trong
tiếng Việt, từ loại này được nhiều học giả cho là có nhiều nét tương đờng với từ
loại động từ (ĐT) tuy nhiên cơ sở cho kết luận như vậy thường chủ yếu dựa trên
những tương đồng về hoạt động cú pháp. Bằng cách khảo sát cấu trúc tham tớ
(CTTT), ḷn án này góp phần tìm hiểu bản chất của tính từ (TT) tiếng Việt cũng
như sự tương đồng của TT với động từ (ĐT) trong tiếng Việt ở mợt góc đợ khác.
Đó cũng chính là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài: "Cấu trúc tham tố của tính từ
trong tiếng Việt (đối chiếu với cấu trúc tương ứng trong tiếng Anh)".
Đề tài của Luận án được phát triển từ cùng một đề tài của luận văn. Luận
văn đã khảo sát, làm rõ CTTT của TT dựa trên tập hợp TT đơn tiết ở một mức độ
nhất định, như:
-

Phân chia TT thành TT nội động và TT ngoại động.

-

Xác định những tham tố cơ bản trong CTTT của TT (diễn tớ, chu tớ).

-

Tìm hiểu khả năng làm hạt nhân của TT trong CTTT (kết hợp với một

tham tố và hai tham tố).

-

Mối liên hệ giữa CTTT và cấu trúc cú pháp của TT tiếng Việt.

-

Đối chiếu CTTT của TT tiếng Việt với CTTT của TT tiếng Anh ở
phương diện CTTT.
Ở luận án này, chúng tôi tiếp tục làm rõ những vấn đề chưa được xử lý triệt

để, những vấn đề mới được đặt ra trong luận văn, bằng cách củng cố thêm cơ sở lý
luận, khảo sát thêm tập hợp TT đa tiết để xác định đúng hơn bản chất CTTT của
TT tiếng Việt.


2

Vấn đề trọng tâm mà đề tài đặt ra, cần tiếp tục giải quyết là: xác định CTTT
của TT tiếng Việt để thấy sự tương đờng của nó với CTTT của ĐT tiếng Việt. Để
giải quyết được vấn đề này, phải làm rõ được:
(i)

Về vấn đề phân định từ loại

(ii) Về ý nghĩa đặc trưng của TT
(iii) Những đơn vị đơn tiết và đa tiết làm TT.
(iv) Về phạm trù nội động/ ngoại động
(v) Mối liên hệ giữa CTTT và cấu trúc cú pháp của TT trong câu tiếng Việt

(vi) Các vai nghĩa cơ bản trong cấu trúc tham tố có tính từ làm hạt nhân
trong tiếng Việt
(vii) So sánh CTTT của TT tiếng Việt với CTTT của TT tiếng Anh một cách
toàn diện hơn.
Giải quyết được các vấn đề trên, chúng tơi hy vọng tìm hiểu mợt cách hệ
thớng, đầy đủ hơn về CTTT của TT tiếng Việt. Từ đó, cung cấp thêm cơ sở chứng
minh cho sự gần gũi giữa TT và ĐT trong tiếng Việt.
0.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
0.2.1. Quan điểm của giới Việt ngữ học về từ loại, về tính từ
0.2.1.1. Quan điểm cho rằng tiếng Việt khơng có từ loại
Vấn đề từ loại trong ngơn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng, luôn
là vấn đề phức tạp và gây tranh cãi. Nhiều nhà Việt ngữ học, do bị ảnh hưởng bởi
lý luận ngôn ngữ châu Âu, đã nghi ngờ về khả năng phân định từ loại trong tiếng
Việt.
Grammont - Lê Quang Trinh (1911-1912), xuất phát từ thực tế tiếng Việt
đã cho rằng không thể xác định từ loại trong ngôn ngữ này vì lẽ ở đó từ khơng có
các đặc trưng như ở ngôn ngữ châu Âu. Các tác giả này khẳng định: “Trong tiếng
Việt, khơng có qn từ, danh từ, cũng khơng có đại từ, ĐT, khơng có giớng,
khơng có sớ: chỉ có từ khơng thơi, những từ đó nhất loạt là đơn âm tiết, nói chung
khơng biến hình và ý nghĩa cơ bản của chúng là do những từ đặt trước hay đặt sau,
nghĩa là do tác dụng và vị trí của chúng ở trong câu làm cho biến đổi đi và rõ ra.


3

Bởi vậy từ xe có thể có nghĩa là roule (ĐT), roulé, roulant (TT), char (danh từ); từ
thương có thể có nghĩa aimer, amour; từ trên có thể có nghĩa sur (giới từ), audessus (phó từ), supérieur (TT)” (tr. 17).
Cùng quan điểm như trên, Hồ Hữu Tường (1949) quan niệm Tiếng Việt cơ
cấu theo một lối khác hẳn với các ngơn ngữ phương Tây, nên khơng có “từ loại”.
Người ta có thể so sánh mỗi tiếng trong tiếng Việt như là một người trong một

phường hát, mỗi câu như một vở kịch. Tùy theo vở kịch mà người ta phải chia đào
kép thích ứng để đóng t̀ng. Rời tùy theo mỗi vai trị mà các tiếng phải đến ngơi
thứ của nó theo những quy củ rành rẽ. Lắm khi mợt tiếng lại được dùng nhiều lần,
mỗi lần với một vai trị, mợt ý nghĩa khác, thì cũng như có vở kịch mà mợt người
có thể đóng vai này rời đóng vai khác vậy.
Nguyễn Hiến Lê (1952) sau khi phân tích mợt sớ ví dụ trong tiếng Việt và
so sánh đới chiếu với các ngơn ngữ biến hình cũng cho rằng tiếng Việt khơng có
từ loại nhất định. Lý do ơng đưa ra là các từ của tiếng Việt có thể tham gia vào các
vị trí cú pháp khác nhau mà khơng thay đổi hình thái: “[…] rất nhiều tiếng đứng ở
đây thuộc vào tự loại này, đứng ở chỗ khác lại thuộc vào tự loại khác mà không
hề thay đổi tự dạng. Ta có thể nói bất kỳ một danh từ, ĐT, tĩnh từ nào cũng có thể
biến loại được”, và ông cho rằng sở dĩ “[…] từ trước đến nay có những tiếng chưa
biến là chỉ vì chưa có cơ hội nào để biến đó thơi” (tr.28).
Quan điểm của những tác giả trên - phủ nhận sự tồn tại của từ loại dựa trên
những khác biệt về mặt loại hình giữa tiếng Việt với các ngơn ngữ biến hình - có
cơ sở hạt nhân hợp lý nhưng nó khơng hướng tới tìm kiếm những đặc điểm,
những tiêu chí để phân loại ngơn ngữ - mợt nhu cầu có ý nghĩa cả về lý thuyết lẫn
thực hành.
0.2.1.2. Quan điểm cho rằng tiếng Việt có từ loại

0.2.1.2.1. Quan điểm cho rằng tiếng Việt có từ loại trong đó TT là một từ loại
Trái với khuynh hướng trên, phần lớn các nhà Việt ngữ học đều cho rằng
có tờn tại từ loại TT, và từ loại này thường được miêu tả khá đầy đủ trong mối
tương quan với từ loại danh từ và ĐT. Các tác giả đi theo khuynh hướng này, một
mặt, cố gắng xuất phát từ thực tiễn tiếng Việt để đề xuất vấn đề, mặt khác bằng


4

con đường lý luận cố gắng lấp bớt sự ngăn cách về mặt đặc điểm loại hình giữa

các ngơn ngữ. Khuynh hướng này đã xác nhận sự có mặt các từ loại trong tiếng
Việt, chứng minh khả năng phân định từ loại dựa trên những tiêu chí khách quan.
Theo hướng này, một số tác giả đề nghị phân chia từ loại theo mợt tiêu chí, mợt sớ
tác khác lại chủ trương xác định các từ loại qua một tập hợp tiêu chí (Nguyễn
Thiện Giáp, 2006).
Chúng tơi xin trích bảng thớng kê sơ bộ về các quan điểm cơ bản trong
nghiên cứu từ loại tiếng Việt trong Ngữ pháp tiếng Việt của mợt nhóm tác giả
tḥc Ủy ban Khoa học Xã hội (1983). Bảng phân loại này đã thể hiện được các
xu hướng, quan điểm cơ bản về phân chia từ loại tiếng Việt của giới Việt ngữ học
trước những năm 90 của thế kỉ 20.
Bảng 0.1: Phân chia từ loại tiếng Việt “Nguồn: Ủy ban Khoa học Xã hội 1983”
Tên tác giả

A. de Rhode

Tiêu chí xác định

Số

từ loại

lượng

Ý nghĩa

1651
Lê Văn Lý
1948,1968
Phan Khơi
1955


2 loại
lớn

Giá trị kết hợp

6

Danh sách
Những từ biến hình (danh từ,
đại từ, TT, ĐT) và những từ
khơng biến hình.
Danh từ, ĐT, TT, ngôi từ, số từ,
phụ từ.
Danh từ, đại danh từ, ĐT, hình

Chức năng cú pháp

9

dung từ, phó từ, giới từ, liên từ,
thán từ.

Hoàng Tuệ

Khả năng kết hợp;

1962

Chức vụ cú pháp


Trương Văn

Ý nghĩa;

Chình 1963

Chức năng NP

Vị từ (danh từ, đại từ, chỉ từ, sớ
4

từ); tiểu từ (phó từ, giới từ, liên
từ, trợ từ); loại từ, thántừ
Thể từ (danh từ); trạng từ (sự

3

trạng động, sự trạng tĩnh), trợ
từ.


5

Nguyễn Kim

Khả năng kết hợp;

Thản 1977


Biện pháp cải biến

Danh từ, thời vị từ, sớ từ, ĐT,
12

TT, đại từ, phó từ, giới từ, liên
từ, hệ từ, trợ từ, thán từ.

Hoạt động của từ
trong ngữ đoạn tầng
Lưu Vân Lăng bậc hạt nhân;
1970

Vị trí, chức năng, vai

2 loại
lớn

trị của từ trong ngữ

Từ nịng cốt (danh từ, đại từ,
ĐT, TT); từ phụ gia (hạn từ,
phó từ, hệ từ, hiệu từ).

đoạn
Từ có thể làm trung tâm đoản
ngữ (danh từ, ĐT, TT); từ
không thể làm trung tâm đoản
Nguyễn Tài


Khả năng tổ chức

Cẩn 1975

đoản ngữ

2 loại ngữ (định từ, trạng từ, quan hệ
lớn

từ, trợ từ…); từ chưa biết có thể
làm trung tâm hay khơng thể
làm trung tâm (thán từ, tiểu từ
tình thái,…)

Đái Xuân
Ninh 1978
Đinh Văn Đức
1985

Diệp Quang
Ban1989

Bùi Minh
Tốn 1992

Danh từ, đại từ, ĐT, TT, từ

Vị trí của từ;
Khả năng kết hợp; Ý


8

nghĩa của từ

từ đệm.

Ý nghĩa khái quát;
Khả năng kết hợp;

9

Chức vụ cú pháp
Ý nghĩa khái quát;
Khả năng kết hợp;

9

từ phụ, từ nối, tiểu từ, trợ từ.

phụ từ, kết từ, tình thái từ, thán
từ.

Ý nghĩa khái quát;

Chức vụ cú pháp

Danh từ, ĐT, TT, số từ, đại từ,

Danh từ, ĐT, TT, số từ, đại từ,


Chức vụ cú pháp
Khả năng kết hợp;

kèm, từ định chức, từ nghi vấn,

8

Danh từ, ĐT, TT, số từ, đại từ,
phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ.


6

V. X. Panfilov
1993

Ý nghĩa

5 loại
lớn

Ý nghĩa khái quát;
Lê Biên 1996

Khả năng kết hợp;
Chức vụ cú pháp

Thực từ (ĐT, TT, danh từ, đại
từ nhân xưng), bán thực từ, hư
từ, bán hư từ, tiểu từ.

Danh từ, ĐT, TT, số từ, đại từ,

9

phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ,
thán từ.

Bảng tiêu chí phân loại trên cho thấy các tác giả này đều thừa nhận sự tồn tại
của phạm trù từ loại mặc dù có những khác biệt trong tiêu chí và kết quả phân
loại. Mợt sớ tác giả dựa vào tiêu chí thuần túy ý nghĩa khái quát (Rhode,
Panfilov), một số tác giả khác lại dựa trên tiêu chí chức vụ cú pháp (Phan Khơi).
Nhìn chung, khơng có sự thớng nhất trong việc lựa chọn các tiêu chí phân định từ
loại tiếng Việt giữa các nhà Việt ngữ học.
Lê Văn Lý (1968) là một trong những người đầu tiên đã vạch ra được ranh
giới đối lập của danh từ với ĐT và TT trong tiếng Việt nhờ khả năng kết hợp từ.
Dấu hiệu của khả năng kết hợp là những “từ chứng”. Với ĐT, đó là những từ như:
đã, sẽ, đang, từng, cịn, chưa,…; với TT, đó là những từ như: rất, lắm, hơi. Ông là
người đầu tiên xếp TT (phạm trù B’) cạnh ĐT (phạm trù B) trong thế đối lập với
danh từ (phạm trù A). Nguyễn Tài Cẩn (1975) vẫn duy trì sự phân biệt giữa ĐT và
TT, mặc dù ơng cho rằng hồn tồn có thể khái qt thành mợt loại lớn. Ơng cũng
cho rằng ĐT và TT là hai từ loại rất gần nhau và khó phân biệt, nhưng trong tiếng
Việt vẫn có những “ĐT điển hình và những TT điển hình” (tr.334-335). Các tác giả
ćn Ngữ pháp tiếng Việt (1983) của Ủy ban Khoa học Xã hội cho rằng: “ĐT và
TT có thể cùng một từ loại, mặc dù thế vẫn có thể căn cứ vào những đặc điểm ngữ
pháp khác, những đặc điểm ở bậc cấu tạo ngữ cũng như vào nghĩa khái quát, mà
xác định ĐT và TT là hai loại từ có ý nghĩa khác nhau” (tr.70).
Một số tác giả khác dùng từ chứng để xác định từ loại, như Nguyễn Kim
Thản (1977) đã dùng các từ tình thái như đã, đang, sẽ để phân định từ loại ĐT,
dùng hãy, đừng, chớ như một tiêu chí để phân biệt “ĐT” (+) với “TT” (-). Diệp
Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1991) cũng dùng hãy, đừng, chớ để phân biệt ĐT



7

với danh từ và TT. Nhóm Bùi Tất Tươm (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng, Hoàng
Xuân Tâm, Nguyễn Thị Quy, Hoàng Diệu Minh (1994) chia kho từ vựng thành hai
mảng: thực từ (danh từ, ĐT, TT, số từ, đại từ); hư từ (phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, thán
từ). Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết
(1994) cũng chia kho từ vựng thành 3 mảng là: thực từ (danh từ, ĐT, TT, số từ, đại
từ), hư từ (phó từ, kết từ-quan hệ từ, trợ từ), thán từ.
Nhiều nhà Việt ngữ học đã bàn trực tiếp, gián tiếp về sự tồn tại của từ loại
này thông qua việc lý giải ý nghĩa đặc trưng của TT dựa trên sự đối lập giữa hai
thuộc tính ‘động’ và ‘tĩnh’, dựa trên mối liên hệ giữa ‘động’, ‘tĩnh’ với ý nghĩa
đặc trưng của TT để xác lập một từ loại (TT) chỉ tồn tại trên phương diện đặc
trưng. Đinh Văn Đức (1986) đã phân biệt rõ: trong những ngôn ngữ châu Âu điển
hình, đặc trưng cho những gì tḥc về thực thể được “dán nhãn” TT, đặc trưng
cho hành động, quá trình,… được “dán nhãn” trạng từ. Cịn trong tiếng Việt, tất
cả các đặc trưng này thường được “dán nhãn” TT. Đinh Văn Đức, một mặt thừa
nhận sự tồn tại của từ loại TT, một mặt vẫn hoài nghi khi cho rằng: “nói một cách
tổng quát, TT là từ loại chỉ đặc trưng của tất cả những khái niệm được biểu đạt
bằng danh từ và ĐT” (tr.157). Ở một mức độ, có thể nói, ơng đã đặt vấn đề về sự
tờn tại không “chính danh” của TT so với ĐT, danh từ, và ơng đã cớ gắng tìm mới
liên hệ giữa ba từ loại này. Nhưng, do chưa xác định dứt khoát được mối liên hệ
giữa TT với danh từ và ĐT, ơng tìm cách dung hịa hai tḥc tính (tính đặc trưng
và [+/-đợng]): “Nhưng cũng có thể đặt vấn đề khác đi: thực ra cũng khơng có sự
đối lập giữa 2 sắc thái “tĩnh” và “động” ở TT. TT chỉ đặc trưng, nhưng bất cứ
đặc trưng nào cũng động chứ khơng tĩnh” (tr.160). Ơng đã nhận thấy sự gần gũi
đến mức khó tìm ra ranh giới giữa TT và ĐT, và rất tinh tế khi đề cập đến tính
“động” của TT (chứ khơng phải tính “đợng” của ĐT), nhưng, có thể, ông đã nhầm
lẫn giữa các phương diện khi cho rằng ý nghĩa đặc trưng là cơ sở cho tính “đợng”

của TT. Ơng gắn TT với ý nghĩa ngữ pháp thời thể, và cho rằng TT có quan hệ
thơng báo với chủ thể giống như ĐT: “Đặc trưng gắn với diễn tiến (tiến trình) vì
vậy TT có ý nghĩa ngữ pháp thời - thể, có các chỉ tố ngữ pháp thời thể, có thể làm


8

vị ngữ trong câu” và “TT, trong khi chỉ đặc trưng, và khơng có hình thái ngữ
pháp riêng, đã có quan hệ thông báo với chủ thể (cũng là một loại quan hệ đặc
trưng) giống như ĐT” (tr.155). Cuối cùng, ông lại trở về quan niệm lưỡng phân:
“Như vậy trong TT tiếng Việt có sự thống nhất của 2 loại đặc trưng - đặc trưng
thông báo và đặc trưng hạn định - qua hai ý nghĩa ngữ pháp vị ngữ và định ngữ”
(tr.156-157). Đinh Văn Đức là tác giả bàn khá kỹ ý nghĩa đặc trưng của TT
nhưng ông vẫn chưa khu biệt được TT tiếng Việt với các từ loại khác, chưa xác
lập được một từ loại chỉ tồn tại ở phương diện đặc trưng. Nhìn chung, các tác giả
khơng có mợt quan niệm rõ ràng, nhất quán về TT, về ý nghĩa đặc trưng của TT.
Cái gọi là TT tiếng Việt, vừa được gán chức năng bổ ngữ vừa được gán chức năng
vị ngữ. Vị ngữ nằm ở phương diện biểu hiện sự tình, thể hiện nợi dung của sự tình
(chủ ngữ cũng là mợt tham tớ của sự tình), trong khi, bổ ngữ (bổ ngữ cho danh từ
còn được gọi là định ngữ) nằm ở phương diện đặc trưng. Khơng thể có mợt từ loại
đờng thời tờn tại trên cả hai phương diện này. Sự nhầm lẫn giữa các phương diện
là nguyên nhân sâu xa của việc không xác định được bản chất của TT tiếng Việt,
không thoát ra khỏi sự lưỡng phân trong quan niệm về TT của các nhà Việt ngữ
học. Luận án này sẽ bàn kỹ về ý nghĩa đặc trưng về phương diện hoạt đợng của
TT trong phần 1.1.1.
Có thể tóm tắt mợt số lập luận cơ bản ủng hộ quan điểm TT là một từ loại
độc lập như sau:
(i) Về phương diện nghĩa. TT diễn tả trạng thái, tính chất, màu sắc. Đây là những
đặc điểm được các nhà Việt ngữ học thường đề cập tới.
(ii) Về khả năng kết hợp. TT có thể kết hợp với rất, hơi, lắm, khá (khí), q.

Trong khi đó, ĐT thường được coi khơng có khả năng này, ngược lại thường kết
hợp với các phó từ đã, đang, sắp, sẽ.
(iii) Chức vụ cú pháp. TT thường có chức năng làm định ngữ cho hạt nhân danh
từ trong ngữ đoạn danh từ.


9

Về vị trí, các từ loại khác nhau khi làm định ngữ đều được đặt tại vị trí phía
sau hạt nhân danh từ. Có thể nói khơng có gì khác biệt giữa TT và ĐT trong việc
đảm nhận chức năng này. Vì thế, nói định ngữ là chức năng chủ yếu chỉ là cách
nói tương đới và đó khơng thực sự là một tiêu chí cơ bản để khu biệt hai nhóm từ
(ĐT và TT) này. Chức năng định ngữ trong tiếng Việt, cũng như trong nhiều ngôn
ngữ khác, cũng có thể được đảm nhiệm bởi mợt mệnh đề (mệnh đề tính ngữ adjective clause).
0.2.1.2.2. Quan điểm cho rằng tiếng Việt có từ loại trong đó TT và động từ hợp
thành một từ loại
Lê Văn Lý (1968) phát hiện sự gần gũi của hai từ loại ĐT và TT từ góc đợ
khả năng kết hợp chứ khơng phải sự tương đồng về khả năng làm trung tâm vị
ngữ. Tuy nhiên cách giải thích của tác giả cịn hạn chế ở sức khái quát hóa và việc
lựa chọn danh sách từ chứng của các từ loại còn thiếu cơ sở khách quan. Nguyễn
Tài Cẩn (1975), trong chuyên khảo Ngữ pháp tiếng Việt, khi phân tích đoản ngữ
đã nhận thấy đoản ngữ của TT và đoản ngữ của ĐT có rất nhiều điểm tương đồng.
Điều này cũng cho thấy tác giả chú ý đến sự tương đồng sâu sắc giữa hai từ loại
này. Nguyễn Kim Thản (1977) cho rằng “Sự khác nhau giữa những vị từ được gọi
là “ĐT” và những vị từ được gọi là “TT” khó chứng minh đến nỗi ngay cả các
tác giả chủ trương phân biệt hai từ loại ở bên trong vị từ cũng phải thừa nhận một
thứ “siêu từ loại” gồm có các “ĐT” và “TT”, mà chính họ gọi là "vị từ"” (tr.2123). Nguyễn Thị Quy (1995) cho rằng phải từ bỏ việc phân biệt “ĐT” và “TT” để
đi tìm sự phân biệt cả về hai mặt nợi dung và hình thức giữa các tiểu loại vị từ,
những sự phân biệt về nghĩa đi đôi với những thuộc tính cú pháp được thể hiện
trong những quy tắc kết hợp có hiệu lực rõ rệt trong các ngữ đoạn vị từ (tr.48).

Nguyễn Thị Quy (1995) đưa ra một danh sách 662 từ (“ác, anh dũng, ấm ớ…”) có
khả năng kết hợp với hãy hoặc đừng, chớ, nhưng hoàn toàn có thể coi là TT, để
chứng minh tiêu chí phân biệt ĐT và TT của các tác giả như Nguyễn Kim Thản,
Diệp Quang Ban đưa ra là chưa có cơ sở vững chắc (tr.216-222). Diệp Quang Ban
(1992), khi bàn về cụm TT, đã phân tích khá kỹ về thành tố phụ ở sau trong cụm
TT và phân loại những thành tố này thành các loại bổ ngữ. Tuy chưa làm rõ được


10

mối liên hệ về cú pháp, ngữ nghĩa của những bổ ngữ này với TT, nhưng ơng đã có
nhận định “Ở cụm TT cũng có vấn đề về hiện tượng thành tố phụ sau kết hợp trực
tiếp với thành tố chính và kết hợp gián tiếp với nó (có kết từ hoặc có thể có kết từ)
như ở cụm ĐT. Xu thế chung của hiện tượng này cũng giống như ở cụm ĐT”
(tr.105).
Trong số các tác giả viết về từ loại, Đinh Văn Đức (1986) là người thể hiện
rõ nét, đầy đủ về mối liên hệ giữa ĐT và TT. Chúng tơi sẽ trình bày kỹ hơn quan
điểm của Đinh Văn Đức, vì đề tài luận án này dựa trên quan điểm về TT của ông.
Đinh Văn Đức đã làm rõ được những nét khu biệt của tập hợp được gọi là TT,
nhưng đồng thời, cũng phân tích, chỉ ra, và để ngỏ những đặc điểm về sự tương
đồng giữa TT và ĐT, như khả năng làm vị ngữ, khả năng chi phới những thành
phần đứng trước và sau nó trong cụm từ, khả năng tác động vào đối tượng làm bổ
ngữ,… Những điều này có thể dùng làm tiền đề để nghiên cứu xa hơn về bản chất
của tập hợp được ông gọi là TT. Sau đây là những đặc điểm, thể hiện sự tương
đồng giữa đặc điểm của tập hợp từ mà ông cho là TT với tập hợp ĐT.
(i) Tính từ tiếng Việt có thể trực tiếp làm vị ngữ
Đây là đặc điểm quan trọng nhất thể hiện sự gần gũi giữa TT với ĐT. TT
tiếng Việt chỉ đặc trưng nhưng khơng có hình thái ngữ pháp riêng, nên trong quan
hệ thơng báo với chủ thể nó thể hiện giống như ĐT (Ví dụ, Phim này hay; Lá rơi;
lúa còn xanh; nhà đang bận; đèn chưa sáng; bây giờ vẫn sớm, v.v.)

(ii) Khả năng thành lập hình mẫu đoản ngữ chung của ĐT và TT
Do sự gần nhau về đặc điểm ngữ pháp, trước hết là trong chức vụ vị ngữ,
TT và ĐT có những đặc điểm chung, khiến người ta nghĩ đến khả năng gom
chúng vào mợt phạm trù. Theo đó có thể đề xuất việc thiết lập mợt hình mẫu đoản
ngữ chung cho cả ĐT và TT. Đoản ngữ TT có cấu trúc theo nguyên tắc thành tớ
chính đứng ở trung tâm do TT đảm nhận, chung quanh TT - phía trước và phía sau
có các thành tố phụ phân bố gần giống kiểu thành tố phụ trong cấu trúc động ngữ.
Cũng như danh ngữ và đợng ngữ, cấu trúc tính ngữ chịu ảnh hưởng của bản chất
ngữ pháp thành tố trung tâm, cụ thể là phụ thuộc vào các tiểu loại TT làm hạt
nhân. (Đinh Văn Đức, 1986, tr.162).


11

(iii) Tính từ có sắc thái đợng
Những TT chỉ đặc trưng thiên về trạng thái nên có sắc thái “đợng” (vui,
buồn, thương, yêu, mong, nhớ,…). Những TT có sắc thái đợng này, từ mợt
phương diện khác cịn có thể coi là ĐT chỉ cảm xúc, từ đó dẫn tới khả năng có thể
tập hợp những thành tớ phụ khác nhau cho TT. Đinh Văn Đức cho rằng: nhưng
cũng có thể đặt vấn đề khác đi: thực ra cũng khơng có sự đối lập giữa 2 sắc thái
“tĩnh” và “động” ở TT. TT chỉ đặc trưng, nhưng bất cứ đặc trưng nào cũng động
chứ không tĩnh. Đặc trưng gắn với diễn tiến (tiến trình) vì vậy TT có ý nghĩa ngữ
pháp thời - thể, có thể làm vị ngữ trong câu. Tính động của TT là đặc điểm quan
trọng để so sánh trong các ngôn ngữ để thấy rõ bản chất của TT hơn.
(iv) Khả năng có bổ ngữ
Liên quan tới vấn đề này, Đinh Văn Đức mới dừng lại ở việc nêu ra những
khác biệt của thành phần đứng sau TT và mối quan hệ giữa TT trung tâm với
thành phần này. Sự kết hợp đó có thể theo xu hướng cớ định hóa (mát tay, ấm
đầu), khơng cớ định hóa ((áo) rách vai, (thùng) rỗng đáy), hoặc kiểu tổ hợp phức
tạp hơn, khiến người ta nghĩ tới một loại câu đảo ngược thành phần (“Sè sè nắm

đất bên đàng/ Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”), hay kiểu tổ hợp mà thành
tố phụ, với tư cách là một thực từ, có khả năng mở rợng ((Áo) rách mợt miếng to
ở vai). Nêu ra khả năng có bổ ngữ của TT, nhưng Đinh Văn Đức lại chưa xác định
rõ chức năng của thành phần này, ông viết: “Việc xác định chức năng của các
thành tố phụ kiểu này (là bổ ngữ hay trạng ngữ) có nhiều khía cạnh phức tạp cần
được phân tích sâu hơn” (ĐVĐ, 1986, tr.163-164).
Cao Xuân Hạo (1998) thừa nhận sự phổ quát của hai từ loại danh từ và vị
từ nhưng phủ nhận cái gọi là "TT" tiếng Việt khi cho rằng: “Sự phân biệt giữa
verbe và adjectif là một trong những nét đặc trưng của tiếng châu Âu và một số
ngơn ngữ khác có hình thái học, chứ khơng phải như sự phân biệt hầu như phổ
quát giữa danh từ với vị từ” (tr.254), nhưng, ơng chưa tập trung lý giải: tại sao
nhóm được coi là TT này lại có nhiều đặc điểm tương ứng với TT trong nhiều
ngôn ngữ châu Âu (chẳng hạn, khả năng làm định ngữ của tính từ).


12

Bàn về TT, Cao Xuân Hạo (1998) cho rằng: “…các “TT” của tiếng Việt
hoàn toàn giống với các “ĐT” ở chức năng tự mình làm vị ngữ hay làm trung tâm
vị ngữ. Chỉ riêng điều đó thơi cũng q đủ để bác bỏ quan điểm coi “ĐT” và
“TT” như hai từ loại riêng biệt, và những lời “nói sau” của một số tác giả về một
sự “gần gũi” nào đó giữa hai từ loại đều là những mưu đồ hết sức vụng dại nhằm
phủ nhận cho bằng được một sự thật quá hiển nhiên” (tr.255). Cao Xuân Hạo đã
rất thuyết phục khi dùng tiêu chí nghĩa, tiêu chí diễn trị để phân định nhóm từ
được gọi là TT vào mợt tiểu loại (trong nhóm vị từ trạng thái) của vị từ. Nói mợt
cách chính xác hơn, đây là sự phân biệt phổ quát giữa những sự tình khác nhau.
Ơng nhận định: “...tìm ra bên trong từ loại vị từ - tập hợp chứa TT và ĐT - có
những ranh giới phân chia tiểu loại rõ ràng, có giá trị ngữ pháp thực sự, có thể
kiểm nghiệm một cách dễ dàng. Sự phân chia này tương ứng với những sự phân
biệt ngữ nghĩa - ngữ pháp phổ qt, có thể tìm thấy, dưới dạng này hay dạng khác,

trong tất cả những ngơn ngữ của hành tinh. Đó là những sự phân biệt giữa:
a) Vị từ “động” và vị từ “tĩnh” ([+/- động])
b) Vị từ “chủ ý” và vị từ “không chủ ý” ([+/- chủ ý])
c) Vị từ “hữu đích” và vị từ “vô đích” ([+/- hữu đích]) (cf. Dik 1979,
1989)” (Cao Xuân Hạo, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm & Bùi Tất
Tươm, 2006)
Cao Xuân Hạo đã dựa vào các tiêu chí có giá trị thực sự để tìm ra ranh giới
phân chia các tiểu loại của vị từ, cho thấy ‘TT’ hay ‘ĐT’ đều là những tiểu loại
của vị từ, đều là cách biểu hiện những sự tình khác nhau của cùng một tập hợp.
Và, giống như vị từ, ‘TT’ làm trung tâm của ngữ vị từ cho nên chính nó đảm
đương việc mang những đặc trưng ngữ pháp - ngữ nghĩa đánh dấu sự phân biệt
giữa các loại sự tình (tr.38-41). Cao Xuân Hạo đã chủ yếu dựa vào tiêu chí
[+/- động], [+/-chủ ý] để phân loại vị từ thành 5 loại cơ bản (vị từ hành động, vị từ
quá trình, vị từ tư thế, vị từ trạng thái, vị từ tình thái) Trong 5 loại vị từ này, thì vị
từ trạng thái có chứa phần lớn tập hợp TT tiếng Việt (được quan niệm theo ngữ
pháp truyền thống). Cụ thể hơn, ông tiếp tục dùng tiêu chí [+thường tồn] (tính


13

chất), khơng thường tờn [-thường tờn] (tình trạng) để phân loại nhóm vị từ trạng
thái thành 4 tiểu loại:
(1) Vị từ tính khí: (thường tờn) biểu thị tính tình và khí chất của người hoặc /
và của động vật (các loại vật hữu sinh) và của những thực thể được coi như người
hoặc động vật. (Ví dụ. ác, bướng, dại, gan, hiền, liều, ngoan, ương, v.v.)
(2) Vị từ tâm trạng: Là loại VT trạng thái (không thường tồn) biểu thị những
trạng thái tâm lý không thường tồn của người hoặc/ và của động vật hoặc những
thực thể được coi như người hoặc động vật. (Ví dụ. âu, bận, cáu, chăm, dỗi, ganh,
hỗn, khối, thích, thương, u, v.v.)
(3) Vị từ thể trạng: Là loại VT trạng thái (thường tồn hoặc không thường tờn)

biểu thị những tính chất hoặc tình trạng tḥc về cơ thể của người hoặc/ và của
động vật (và những thực thể được coi như người họăc động vật) (Ví dụ. béo, câm,
còm, đau, đui, khỏe, lả, mập, nghẹn, ngọng, rêm, sống, thức, vụng, xỉu, yếu, v.v.)
(4) Vị từ vật trạng: Là VTTT (thường tồn hoặc không thường tồn) biểu thị tính
chất hoặc tình trạng của các vật vơ tri (đồ vật). (Ví dụ. ải, ảo, bằng, bầy, bổ, cao,
chéo, dẻo, dột, đặc, đỏ, hấy, hôi, lỏm, mẻ, ngắn, nhạy, óp, rắn, sắc, thật, xấu, v.v.)
Sớ liệu thớng kê của Cao Xuân Hạo là 1661 vị từ trạng thái, gần trùng hợp
với số liệu thống kê TT đơn tiết của chúng tôi (Phạm Hồng Hải, 2013) (1612 TT
đơn tiết) dựa theo từ điển Hoàng Phê (2006). Việc phân loại thành vị từ trạng thái
và việc phân chia nhóm vị từ này thành các tiểu loại dựa trên các tiêu chí đã được
ông kiểm nghiệm đã tạo cơ sở thuyết phục để kết luận rằng: TT tiếng Việt hoàn
toàn có tư cách là một tiểu loại của vị từ.
Trong luận văn ‘Cấu trúc tham tố của TT tiếng Việt’ (PHH, 2013) chúng
tơi đã góp phần chứng minh ở phương diện thể hiện sự tình, tập hợp được coi là
TT hoạt động như một tiểu loại của vị từ cả trên bình diện ngữ nghĩa và cú pháp.
Chúng tơi cũng xác định được một số vai nghĩa (vai Phạm vi, vai Đới thể) vai cú
pháp của TT (Bổ ngữ). Trên bình diện cú pháp, chúng tôi đã cố gắng khai thác
những nghiên cứu về ngữ TT của các nhà Việt ngữ học để làm rõ thêm yếu tố phụ
sau TT, để đi đến kết ḷn là những yếu tớ này có tư cách bổ ngữ. Về các tham tố
của TT, qua khảo sát về khả năng hành chức của TT tiếng Việt, chúng tôi nhận


14

thấy, ở mức đợ nhất định, có thể phân loại TT thành hai loại (nội động/ ngoại
động) dựa trên khả năng kết hợp với bổ ngữ trực tiếp. Các tham tớ của TT, có khá
nhiều nét tương đờng với tham tố của ĐT, mặc dù khả năng hoạt động và số lượng
hạn chế hơn so với tham tố của ĐT. Về khả năng kết hợp với diễn tố của TT,
chúng tơi nhận thấy hầu hết TT tiếng Việt có khả năng kết hợp với một hoặc hai
diễn tố với những biểu hiện hết sức đa dạng. Trong chức năng vị ngữ, TT tiếng

Việt thể hiện sự tương đồng rất lớn với ĐT. Trên bình diện nghĩa, qua khảo sát,
chúng tơi nhận thấy trong CTTT của TT, ngoài vai Nghiệm thể, có hai vai nghĩa
cơ bản là vai Phạm vi và vai Đối thể. Mặc dù mới làm rõ về hai vai nghĩa này ở
mức độ nhất định, nhưng chúng tôi cho rằng đây là hai vai nghĩa có liên hệ chặt
chẽ với TT và chúng cần được nghiên cứu sâu hơn.
Bàn về tư cách vị từ của nhóm được gọi là TT này, mợt sớ tác giả cịn đi
sâu hơn khi tìm cách xác định tính nợi đợng và ngoại đợng của nó ở những mức
đợ khác nhau. Lê Kính Thắng (2016), đã bàn một cách hệ thống về phạm trù nội
động/ ngoại động với tư cách một phạm trù ngữ pháp trong tiếng Việt. Trên cơ sở
phạm trù nôị động/ ngoại động, tác giả đã phân chia vị từ trong tiếng Việt thành 4
nhóm (vị từ nợi đợng điển hình, vị từ nợi đợng kém điển hình, vị từ ngoại đợng
điển hình, vị từ ngoại đợng kém điển hình), trong đó, bao chứa hầu hết nhóm TT
tiếng Việt và làm rõ khả năng kết hợp của các tiểu loại vị từ với các tiêu chí khác
nhau, đặc biệt là tiêu chí hình thức cú pháp và tiêu chí vai nghĩa. Tác giả đã phân
tích khả năng kết hợp của nhóm vị từ trạng thái (phần lớn trùng hợp với các TT
theo cách phân loại truyền thống) với diễn tố làm bổ ngữ trên bình diện cú pháp,
mang vai nghĩa Phạm vi, và xếp nhóm này vào nhóm vị từ ngoại đợng kém điển
hình. Các nhóm vị từ được xác định trên sự đối lập nội động/ngoại động: cả ở
phương diện cú pháp [+/- bổ ngữ trực tiếp] và ngữ nghĩa (sớ lượng và đặc tính
vai nghĩa mà chúng địi hỏi). Sự rút gọn và mở rộng diễn trị cũng được bàn kỹ để
làm rõ khả năng biến đổi, kết hợp của vị từ trong các khung tham tố khác nhau.
Triệt để hơn, tác giả đã xác định nhóm vị từ ngoại đợng kém điển hình (trong đó
có sớ lượng khá lớn từ trùng hợp với nhóm TT tiếng Việt), chỉ ra sự bất xứng
giữa hai bình diện cú pháp và ngữ nghĩa: thỏa mãn về tiêu chí hình thức cú pháp


15

(có mợt bổ ngữ trực tiếp) nhưng khơng thỏa mãn về phương diện ngữ nghĩa
(khơng có sự tác ĐT chủ thể đến đới tượng – tức khơng có mặt bổ ngữ bị thể

[Patient]). Tiêu chí nhận diện phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt
theo đề xuất của Lê Kính Thắng là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiếp tục khảo
sát tính nội động/ ngoại động của TT tiếng Việt – một khía cạnh quan trọng để
khẳng định tư cách vị từ của nhóm TT này.
Trong luận văn thạc sĩ (PHH, 2013), chúng tôi đã bàn đến tính nội động/
ngoại động của 1612 TT đơn tiết, và, ở mợt mức đợ, đã phân chia được ba nhóm
(TT nợi đợng, TT ngoại đợng, TT có hai cách dùng). Khả năng kết hợp với bổ ngữ
và các vai nghĩa cũng được làm rõ một phần. Luận án sẽ tiếp tục khảo sát, phân
tích khả năng hoạt đợng của 1612 TT đơn tiết mợt cách tồn diện hơn, và mở rợng
khảo sát thêm 769 đơn vị song tiết có hạt nhân là TT đơn tiết và yếu tớ sau có tư
các bổ ngữ ở hai phương diện (cấu trúc cú pháp và CTTT) để: làm rõ tư cách ngữ
tính từ, ngữ đoạn chức năng của những đơn vị song tiết, và tư cách tính từ hạt
nhân của những đơn vị song tiết này; khái quát cơ sở lý thuyết của phạm trù nợi
đợng/ngoại đợng làm nền tảng cho tính nợi đợng/ngoại đợng của tính từ; làm rõ
thêm các vai nghĩa và vai cú pháp của TT trên hai phương diện - cả về bản chất và
sớ lượng; tìm mới liên hệ giữa CTTT và cấu trúc cú pháp của TT – mà thực chất
là mối liên hệ giữa các vai cú pháp và các vai nghĩa của các tham tố nghĩa; đối
chiếu CTTT của TT tiếng Việt với CTTT của TT tiếng Anh mợt cách tồn diện
hơn để xác định chính xác bản chất của tính từ tiếng Việt.
0.2.2. Lịch sử nghiên cứu cấu trúc tham tố
0.2.2.1. Từ khi ngữ pháp chức năng được áp dụng giải quyết các vấn đề trong
ngôn ngữ học, nhiều vấn đề như việc xác định câu, từ loại được xem xét lại, được
xác định gần bản chất hơn. Trọng tâm nghiên cứu câu được chuyển từ chủ - vị
sang vị từ. Câu không chỉ được xem xét trên bình diện cú pháp như trước đây, mà
cịn được chú trọng làm rõ trên bình diện nghĩa. Từ loại cũng được xác định rõ
hơn trong sự hành chức của từ, trong khung tham tố, trong câu. Việc xác định từ
loại trong ngữ đoạn chức năng, trong khung tham tố làm cho từ loại bộc lộ bản
chất rõ nhất trên các bình diện, đặc biệt là bình diện nghĩa – mợt bình diện có khả



16

năng xác định được những vấn đề phổ quát trong ngơn ngữ. Việc xác định TT từ
góc đợ CTTT cũng là một hướng mới mẻ, khả thi, cần thiết.
Quan điểm chức năng đã tỏ ra có khả năng giải quyết nhiều vấn đề của ngôn
ngữ, đặc biệt là những vấn đề còn bế tắc, đang gây tranh cãi. Nhiều nhà ngôn ngữ
học theo quan điểm truyền thống vẫn miêu tả cấu trúc câu theo cấu trúc logic của
mệnh đề, thậm chí cịn gắn chặt chủ ngữ ngữ pháp của câu với chủ ngữ logic của
mệnh đề. Quan niệm sai lầm này làm cho sự miêu tả về câu không đi đến thống
nhất và cũng tạo ra những hệ lụy khi xem xét những vấn đề khác liên quan đến câu.
Trong khi đó, những nhà ngơn ngữ học theo quan điểm chức năng đã chỉ ra rằng
chủ ngữ ngữ pháp theo quan điểm truyền thống không phải luôn luôn trùng hợp với
chủ ngữ logic của mệnh đề. Vì vậy mà quan niệm coi nịng cớt của câu là cụm chủ
vị theo quan điểm trùn thớng khó có thể đứng vững, đặc biệt đới với những ngơn
ngữ khơng biến hình như tiếng Việt. Sự sai lầm này cũng xuất phát từ việc các nhà
ngôn ngữ học theo quan niệm truyền thống chủ yếu miêu tả câu xuất phát từ mặt
hình thức. Khởi đầu bằng những nghiên cứu của những nhà ngữ pháp chức năng,
người ta đi đến nhận thức rằng trong thế giới kinh nghiệm, có thể khái qt mợt sớ
lượng hữu hạn những đối tượng tham gia vào hoạt động của vị từ như kẻ hành
động, kẻ chịu tác động, kẻ mang trạng thái, phương tiện, v.v., và những đối tượng
kiểu này có tính phổ quát trong các ngơn ngữ. Ngữ pháp chức năng đã sử dụng
thành tựu này để xây dựng mợt trong ba chân đứng của mình (nghĩa học, bên cạnh
kết học và dụng học).
Những nhà ngữ pháp chức năng đã nghiên cứu các quy tắc chi phối hoạt
động của ngơn ngữ trên các bình diện hình thức và nợi dung trong mới liên hệ có
tính chức năng – mối liên hệ giữa những phương tiện và những mục đích – để từ
đó tìm ra quy tắc xây dựng cấu trúc của đơn vị ngôn từ cơ bản là câu. Nghĩa miêu
tả của câu (còn được gọi là nghĩa biểu hiện, nghĩa trình bày, nghĩa kinh nghiệm)
phản ánh sự tri nhận và kinh nghiệm của chúng ta về thế giới, theo đó mỗi câu nói
có mợt vị từ làm cốt lõi và quây quần xung quanh là những tham tớ, biểu thị

những vai nghĩa nào đó.


17

Về phương diện cú pháp, các tham tớ này có thể là những diễn tố, chu tố
chịu sự chi phối của trung tâm là vị từ. Như vậy, vị từ là trung tâm, là cái đỉnh cao
nhất. Chủ ngữ theo quan niệm truyền thống cũng chỉ là một tham tố trong số các
tham tố xung quanh vị từ. Về phương diện ngữ nghĩa, các tham tớ đóng vai trị là
các vai nghĩa xoay quanh vị từ trung tâm. Bình diện nghĩa được phân biệt và làm
rõ, nghĩa của câu không chỉ đơn thuần là nghĩa của các từ cộng lại. Các vai nghĩa
trên bình diện nghĩa và các tham tớ trên bình diện cú pháp có mới liên hệ tương
ứng nhất định. Cũng có thể nói các chức năng cú pháp của câu thực chất là do các
vai nghĩa chi phới khi chúng được hiện thực hóa trong câu.
Ngữ pháp chức năng đã thể hiện CTTT trong mối quan hệ với cấu trúc cú
pháp, hay nói cách khác, ngữ pháp chức năng chú ý đến mối quan hệ giữa một bên là
nội dung (cấu trúc nghĩa) và một bên là hình thức (cấu trúc cú pháp) của câu. Mặc dù
cịn nhiều vấn đề phải tiếp tục làm rõ, nhưng ngữ pháp chức năng đã thể hiện
đúng hướng khi miêu tả câu dựa trên sự phân biệt rõ các bình diện, dựa trên
CTTT, cấu trúc vai nghĩa, thay vì gắn chặt cấu trúc cú pháp của câu với logic của
mệnh đề.
Người đầu tiên đặt nền móng cho cách tiếp cận mới về câu là Tesnière –
nhà ngôn ngữ học người Pháp. Ông cho rằng ngữ pháp là vấn đề của ngôn ngữ
chứ không phải là của logic, và câu (câu đơn) chỉ có mợt đỉnh duy nhất là vị từ
làm vị ngữ. Vị từ vị ngữ là trung tâm tổ chức ngữ nghĩa và cú pháp của câu. Như
vậy, theo Tesnière, khái niệm chủ ngữ của truyền thống bị hạ cấp. Ông tìm ra
những tiềm năng cú pháp ngữ nghĩa khác nhau của cùng mợt vị từ.
Về ngữ nghĩa, có thể nói, Tesnière là người đầu tiên thể hiện mợt cách có
hệ thớng, và tách biệt bình diện nghĩa – bình diện mà các nhà ngữ pháp trước đây
khơng có sự phân biệt, hoặc xem nhẹ trong các nghiên cứu của họ. Ơng đã thể

hiện cái sự tình của câu bằng khung nghĩa – vị từ trung tâm và các vai nghĩa xoay
quanh nó. Ơng cũng phân biệt rõ diễn tớ là cái vẽ nên bối cảnh (setting), chu tố là
các chi tiết phụ họa (incidental details) của các sự tình mà vị từ miêu tả; vì vậy mà
tồn bợ mợt câu vẽ nên một màn kịch nhỏ (mini drama) và diễn đạt trực tiếp mợt
sự tình trọn vẹn. Đây là đóng góp quan trọng của Tesnière. Những vai nghĩa bắt


×