Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nhu cầu đi bộ của người dân thành thị và đề xuất các giải pháp đối với không gian đi bộ nghiên cứu tại phố đi bộ bùi viện, phường phạm ngũ lão, quận 1, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 115 trang )

[Type here]

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔ THỊ HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG NĂM 2018

ĐỀ TÀI: NHU CẦU ĐI BỘ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH

THỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI KHÔNG
GIAN ĐI
BỘ, NGHIÊN CỨU TẠI PHỐ ĐI BỘ BÙI VIỆN,
PHƯỜNG PHẠM
NGŨ LÃO, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: TS.KTS Phùng Hải Đăng
Nhóm sinh viên thực hiện: Biện Hồng Yến (chủ nhiệm)
Lê Thị Cẩm Tiên
Hồ Ngọc Thúy
Lê Thanh Hằng

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI


GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EUREKA
LẦN THỨ XX NĂM 2018

TÊN CÔNG TRÌNH: NHU CẦU ĐI BỘ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH
THỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI KHÔNG GIAN ĐI
BỘ, NGHIÊN CỨU TẠI PHỐ ĐI BỘ BÙI VIỆN, PHƯỜNG PHẠM
NGŨ LÃO, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH

Mã số cơng trình: ………………………………………


MỤC LỤC
PHẦN TÓM TẮT .......................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 2
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2
2. Mục tiêu đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 4
2.1.

Mục tiêu đề tài .......................................................................................... 4

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4

3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn, quy mô và phạm vi áp dụng ............................. 5

5.1.

Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 5

5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 5

5.3.

Quy mô và phạm vi áp dụng..................................................................... 5

PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 6
1.1. Tổng quan đề tài........................................................................................... 6
1.1.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................... 6
1.1.2. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 8
PHẦN 2: VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP ................................................................... 10
2.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp ................................................. 10
2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp ........................................................................ 10
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................ 10
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................... 10


2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu .............................................. 11
PHẦN 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 11
3.1.

Thao tác hóa khái niệm .................................................................................... 11
3.1.1. Khái niệm nhu cầu ................................................................................. 11

3.1.2. Khái niệm đi bộ ...................................................................................... 15
3.1.3. Khái niệm nhu cầu đi bộ ........................................................................ 18
3.1.4. Khái niệm không gian công cộng và không gian đi bộ ......................... 18
3.1.5. Khái niệm phố đi bộ ............................................................................... 19

3.2.

Tiêu chí đánh giá khơng gian phố đi bộ ........................................................ 20

3.3.

Các tiện ích cơng cộng .................................................................................... 21
3.3.1. Nhà vệ sinh cơng cộng ............................................................................ 21
3.3.2. Bãi giữ xe ................................................................................................ 22
3.3.3. Mái che di động ...................................................................................... 24

3.4.

Các lý thuyết tiếp cận........................................................................................ 26
3.4.1. Lý thuyết hệ thống .................................................................................. 26
3.4.2. Lý thuyết hành động xã hội .................................................................... 26

PHẦN 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .......................................................................... 28
4.1. Tổng quan về phố đi bộ Bùi Viện ......................................................................... 28
4.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................... 28
4.1.2. Lịch sử hình thành phố đi bộ Bùi Viện .................................................. 29
4.1.3. Điều kiện Kinh tế - xã hội ....................................................................... 30
4.2. Thực trạng không gian đi bộ ở Bùi Viện ............................................................. 32
4.3. Tình hình dân cư ................................................................................................... 40



4.4. Tình hình an ninh ................................................................................................. 41
4.5. Tình hình hoạt động du lịch tại địa phương ........................................................ 42
4.6. Tình hình giao thông, trật tự đô thị ..................................................................... 43
4.7. Tổng quan về nhu cầu đi bộ của người dân tại phố đi bộ Bùi Viện.................... 44
4.7.1. Nhu cầu đi bộ của người dân và khách tham quan ............................... 44
4.7.2. Đánh giá nhu cầu đi bộ của người dân và khách tham quan trong khu
vực ................................................................................................................................ 49
PHẦN 5: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 52
5.1. Mong muốn của người dân và khách tham quan ................................................ 52
5.2. Các đề xuất kiến nghị về mặt không gian ............................................................ 54
5.3. Giải pháp về mặt quản lý...................................................................................... 64
5.3.1. Hình thức quản lý.................................................................................... 65
5.3.1.1. Hình thức quản lý chung ........................................................... 65
5.3.1.2. Phương án tổ chức giao thông ................................................... 65
5.3.2. Một số đề xuất của nhóm nghiên cứu về mặt quản lý ........................... 66
5.4. Đánh giá tính khả thi và đề xuất cải tạo không gian đi bộ tại phố đi bộ Bùi Viện
...................................................................................................................................... 69
5.5.So sánh không gian phố đi bộ trước và sau cải tạo .............................................. 76
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 81
PHIẾU KHẢO SÁT..................................................................................................... 83
BIÊN BẢN RÃ BĂNG PHỎNG VẤN ........................................................................ 88


NỘI DUNG
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu

4. Phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn, quy mô và phạm vi áp dụng
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan đề tài
1.1.1. Nghiên cứu trong nước
1.1.2. Nghiên cứu nước ngoài
PHẦN 2: VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP
2.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định tính
2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
PHẦN 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.

Thao tác hóa khái niệm
3.1.1. Khái niệm nhu cầu
3.1.2. Khái niệm đi bộ
3.1.3. Khái niệm nhu cầu đi bộ


3.1.4. Khái niệm không gian công cộng và không gian đi bộ
3.1.5. Khái niệm phố đi bộ
3.2.

Tiêu chí đánh giá khơng gian phố đi bộ

3.3.


Các tiện ích cơng cộng
3.3.1. Nhà vệ sinh công cộng
3.3.2. Bãi giữ xe
3.3.3. Mái che di động

3.4.

Các lý thuyết tiếp cận
3.4.1. Lý thuyết hệ thống
3.4.2. Lý thuyết hành động xã hội

PHẦN 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về phố đi bộ Bùi Viện
4.1.1. Vị trí địa lý
4.1.2. Lịch sử hình thành phố đi bộ Bùi Viện
4.1.3. Điều kiện Kinh tế - xã hội
4.2. Thực trạng khơng gian đi bộ ở Bùi Viện
4.3. Tình hình dân cư
4.4. Tình hình an ninh
4.5. Tình hình hoạt động du lịch tại địa phương
4.6. Tình hình giao thơng, trật tự đô thị
4.7. Tổng quan về nhu cầu đi bộ của người dân tại phố đi bộ Bùi Viện
4.7.1. Nhu cầu đi bộ của người dân và khách tham quan


4.7.2. Đánh giá nhu cầu đi bộ của người dân và khách tham quan trong khu
vực
PHẦN 5: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ
5.1. Mong muốn của người dân và khách tham quan
5.2. Các đề xuất kiến nghị về mặt không gian

5.3. Giải pháp về mặt quản lý
5.3.1. Hình thức quản lý
5.3.1.1. Hình thức quản lý chung
5.3.1.2. Phương án tổ chức giao thơng
5.3.2. Một số đề xuất của nhóm nghiên cứu về mặt quản lý
5.4. Đánh giá tính khả thi và đề xuất cải tạo không gian đi bộ tại phố đi bộ Bùi Viện
5.5. So sánh không gian phố đi bộ trước và sau cải tạo
PHẦN KẾT LUẬN


DANH MỤC VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
TP: Thành phố
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
GS.TS: Giáo sư. Tiến sĩ
GTVT: Giao thông vận tải
GD - ĐT: Giáo dục - Đào tạo
Ths.Kts: Thạc sĩ. Kiến trúc sư
KTS: Kiến trúc sư
KGCC: Không gian công cộng
PĐB: Phố đi bộ
TNHH TM DV XNK: Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu
ĐH: Đại học
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ số 1: Kết quả khảo sát về vấn đề vệ sinh môi trường......................................... 35
Biểu đồ số 2: Kết quả khỏa sát về điều khiến mọi người khơng hài lịng về phố đi bộ Bùi

Viện............................................................................................................................... 36
Biểu đồ số 3: Kết quả khảo sát nơi gửi xe ...................................................................... 37
Biểu đồ số 4: Kết quả khảo sát người dân và khách tham quan sử dụng phương tiện đi
đến phố đi bộ ................................................................................................................. 38
Biểu đồ số 5:
o Biểu đồ số 5.1: Phí gửi xe đối với xe máy ........................................................... 39
o Biểu đồ số 5.2: Phí gửi xe đối với xe ô tô ............................................................ 40
Biểu đồ số 6: Kết quả khảo sát mực độ thường xuyên đi bộ của người dân .................... 45
Biểu đồ số 7: Kết quả khảo sát độ tuổi ........................................................................... 46
Biểu đồ số 8: Kết quả khảo sát mức độ thường xuyên đến phố đi bộ của khách tham quan
...................................................................................................................................... 47
Biểu đồ số 9: Kết quả khảo sát về thời gian đi đến phố đi bộ ......................................... 48
Biểu đồ số 10: Kết quả khảo sát hoạt động được tham gia tại phố đi bộ Bùi Viện .......... 49
Biểu đồ số 11: Kết quả khảo sát cho câu hỏi phố đi bộ mang lại lợi ích nhiều nhất cho anh
chị ................................................................................................................................. 50
Biểu đồ số 12: Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các dịch vụ.................................... 51
Biểu đồ số 13: Kết quả khảo sát về sự đồng ý về xây dựng nhà vệ sinh công cộng ........ 61
Biểu đồ số 14: Kết quả khảo sát về điều khiến mọi người khơng hài lịng về phố đi bộ Bùi
Viện............................................................................................................................... 69


Biểu đồ số 15: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng việc cấm xe tất cả các ngày trong tuần
thay vì thứ 7 và chủ nhật ................................................................................................ 71
Biểu đồ số 16: Kết quả đồng ý lắp thêm camera an ninh ................................................ 72
Biểu đồ số 17: Kết quả đồng ý đề xuất lắp máy che mưa di động hoạt động khi trời mưa ..
...................................................................................................................................... 73
Biểu đồ số 18: Kết quả đồng ý đề xuất xây nhà vệ sinh công cộng................................. 73
Biểu đồ số 19: Kết quả khảo sát các loại hình dịch vụ tại phố đã đáp ứng được nhu cầu
của khách tham quan ..................................................................................................... 74
Biểu đồ số 20: Phí gửi xe đối với xe ô tô ....................................................................... 76

Biểu đồ số 21: Kết quả khảo sất nơi gửi xe .................................................................... 76


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng khảo sát một số mong muốn của người dân và khách tham quan ..................... 53-54


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Bản đồ vệ tinh phố đi bộ Bùi Viện .................................................................... 28
Hình 2. Cổng hẻm 148 thờ Phật Bà................................................................................ 31
Hình 3. Tuyến đường Bùi Viện ...................................................................................... 32
Hình 4: Lịng đường tại phố đi bộ Bùi Viện ................................................................... 33
Hình 5. Rác thải chưa được thu gom trên mặt đường và nắp cống.................................. 34
Hình 6. Trung tâm mua sắm Taka Plaza ........................................................................ 37
Hình 7. Chung cư 155-157 Bùi Viện.............................................................................. 41
Hình 8. Một góc ngồi Chung cư 41 Bùi Viện ............................................................... 42
Hình 9. Du khách tập trung tại khu vực Phố Tây dịp Lễ Halloween năm 2017 .............. 43
Hình 10. Thanh niên đánh khách Tây ở phố đi bộ Bùi Viện ........................................... 44
Hình 11. Kiến nghị mở rộng thêm tuyến phố ................................................................. 56
Hình 12. Tuyến phố vào các ngày khơng cấm xe ........................................................... 57
Hình 13. Tuyến phố sau khi cấm xe lưu thơng ............................................................... 58
Hình 14. Khách tham quan vứt rác trên đường .............................................................. 59
Hình 15. Các loại mái che được đề xuất ......................................................................... 60
Hình 16. Nhà vệ sinh cơng cộng .................................................................................... 62
Hình 17. Khoảng đất trống tại hẻm 195 ......................................................................... 64
Hình 18. Một trong hai sân khấu biểu diễn nghệ thuật tại Bùi Viện ............................... 65
Hình 19. Khoảng đất dự kiến ......................................................................................... 73
Hình 20: Phố đi bộ Bùi Viện ban đầu............................................................................. 77
Hình 21: Phố đi bộ Bùi Viện sau khi cải tạo .................................................................. 78



TĨM TẮT
Nhu cầu người dân ngày một tăng cao địi hỏi xã hội phải đáp ứng khơng những
các tiện ích cơ bản như nhà ở, y tế, giáo dục, giao thơng mà cịn các nhu cầu về khơng
gian cơng cộng, các hoạt động vận động ngoài trời, nhu cầu vui chơi giải trí và du lịch
của người dân. Trong số các nhu cầu đó nhóm nghiên cứu chọn nhu cầu đi bộ tại phố đi
bộ Bùi Viện để phân tích. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu nhóm thực hiện là phương
pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp kết hợp phỏng vấn
sâu và thống kê thực tế.
Kết quả nghiên cứu đạt được là người dân và khách du lịch có nhu cầu đi bộ tại
phố đi bộ Bùi Viện để giải tỏa những áp lực công việc vào những ngày cuối tuần. Và
điểm đặc biệt khiến nhiều người lưu luyến phố đi bộ là khơng khí vui vẻ, náo nhiệt pha
nét Tây hiện đại cộng với ẩm thực đa dạng. Con phố này tập trung rất nhiều nhà hàng,
quán bar, quán ăn uống từ sang trọng đến bình dân. Đây là nơi hội tụ những nét tinh hoa
ẩm thực trên thế giới, một phức thể đa văn hóa, đa quốc gia. Từ những kết quả thu thập
được nhóm nghiên cứu tiến hành thảo luận để đưa ra những hướng cải tạo không gian
phố đi bộ về mặt cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng công tác quản lý phù hợp hơn để
những cung cấp những lợi ích tối đa cho du khách tham quan tại phố đi bộ Bùi Viện.
Chúng ta có thể khẳng định phố đi bộ chính là phần mềm kết nối mọi người trong
hệ đô thị cứng lại với nhau. Khơng gian giao tiếp cơng cộng được hình thành tại đây bởi
những người dân và du khách nước ngoài. Sự ra đời phố đi bộ là điều kiện tất yếu để thỏa
mãn nhu cầu cuộc sống của mọi người. Nhóm nghiên cứu mong muốn đi bộ sẽ là lựa
chọn phổ biến nhất của người dân và du khách khi đến với thành phố bởi vì Bùi Viện vừa
đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí đa dạng, vừa góp phần phát triển kinh tế khu vực.
Có thể thấy, định hướng phát triển phố đi bộ Bùi Viện trở thành một khu phố chuyên
doanh với đa dạng loại hình dịch vụ là hợp lý.

1



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành
một trong năm thành phố lớn nhất Đông Nam Á (Bangkok, Metro Manila, Jakarta, Kuala
Lumpur, thành phố Hồ Chí Minh). Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố đơng
dân nhất Việt Nam từ đó kéo theo sự quá tải của cơ sở hạ tầng xã hội và cả cơ sở hạ tầng
kỹ thuật. Nhu cầu người dân ngày một tăng cao đòi hỏi xã hội phải đáp ứng khơng những
các tiện ích cơ bản như nhà ở, y tế, giáo dục, giao thơng mà cịn các nhu cầu về không
gian công cộng, các hoạt động vận động ngồi trời, nhu cầu vui chơi giải trí và du lịch
của người dân. Trong số các nhu cầu đó nhóm nghiên cứu chọn nhu cầu đi bộ để tìm hiểu
và mong muốn đi bộ sẽ là lựa chọn phổ biến nhất của người dân và du khách khi đến với
thành phố vì nhiều tiện ích mà nó mang lại. Con người đi bộ vì nhiều lý do: Đi làm, đi
học, đi dạo, mua sắm, ăn uống… Một số người đi bộ đến các điểm đến như khu mua sắm,
khu vui chơi, các địa điểm du lịch nổi tiếng cùng bạn bè. Mọi người đi bộ để thư giãn và
tốt sức khoẻ hoặc để thuận tiện cho hoạt động vui chơi bên ngồi. Đó là trách nhiệm của
cộng đồng để cung cấp một chất lượng dịch vụ và hệ thống an toàn cho tất cả những
người đi bộ.
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ thảo luận về vấn đề nhu cầu đi bộ của
người dân thông qua việc khảo sát khách đi bộ (thu thập dữ liệu), đặc điểm, và ngun
tắc thiết kế các loại hình dịch vụ. Có nhiều vấn đề liên quan đến sự hài lòng và chưa hài
lịng của người đi bộ. Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa: “Cán bộ, cơng
nhân viên có nhà và nơi làm việc, trường học, trong phạm vi 3km trở lại có thể đi bộ đi
làm. Cái lợi là cá nhân tăng sức khỏe, tiết kiệm. Xã hội được lợi là bớt ơ nhiễm, góp phần
giảm kẹt xe”1. Chính vì lợi ích tuyệt vời mà giao thơng đường bộ mang lại đã tạo động
lực cho rất nhiều các nghiên cứu khoa học, các cuộc thi về vấn đề này ra đời ở thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng hay cả nước nói chung. Ở Hà Nội, vấn đề lưu thông bằng đường
bộ rất được quan tâm, các đề tài như: “Giải pháp hầm chui cho người đi bộ và xe đạp”
1

Hữu Nguyên, “TPHCM muốn cán bộ, người dân đi bộ để giảm kẹt xe”, Vnexpress, 2-2017.


2


của hai sinh viên Nguyễn Thành Trung và Nguyễn Trinh Thành Long thực hiện đã góp
phần cải tạo bộ mặt không gian và tạo nên thành công cho giao thông đường bộ nói
chung hay phố đi bộ nói riêng. Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu một số cơng trình đảm
bảo an tồn giao thơng cho người đi bộ trong đơ thị ở thủ đô Hà Nội” của GS.TS.
Nguyễn Xuân Đào - Nguyên viện trưởng Viện Khoa học công nghệ GTVT chủ nhiệm đã
tạo ra cái nhìn sâu sắc hơn về việc xây dựng một đơ thị có hệ thống giao thơng đường bộ
an tồn, tạo sự an tâm và hài lòng cho người dân đi bộ. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tham
dự vịng chung kết hội thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2015 2016 (do sở GD - ĐT TP. HCM tổ chức) đề tài “Phố đi bộ Nguyễn Huệ - từ góc nhìn mơi
trường và văn hóa đơ thị” do học sinh Vũ Ngọc An và Nhâm Lê Quỳnh An thực hiện đã
phần nào phản ánh sự quan tâm của các bạn học sinh, tầng lớp còn khá trẻ, các bạn đã
góp thêm động lực để minh chứng rằng việc đi bộ là vấn đề cần thiết và cấp bách cho
thành phố Hồ Chí Minh ngày hơm nay và ngày mai sau.
Hiện nay tại TP.HCM, các tuyến phố đi bộ vẫn còn khá hạn chế cả về mặt số lượng và
khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân với những mục đích khác nhau. Phố đi bộ
khơng đơn thuần chỉ là không gian dành cho ẩm thực, thương mại mà cịn là nơi tổ chức
các hoạt động văn hóa nghệ thuật và sinh hoạt cộng đồng. Do đó, việc nghiên cứu nhu
cầu đi bộ của người dân đô thị và đề xuất các giải pháp đối với không gian đi bộ nói
chung và tại Bùi Viện nói riêng là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Từ sự thành công của các đề tài nghiên cứu trước đó nhóm nghiên cứu của chúng
tơi đưa ra đề tài “Nhu cầu đi bộ của người dân thành thị và đề xuất các giải pháp đối
với không gian đi bộ, nghiên cứu tại phố đi bộ Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão,
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh” để tìm hiểu thêm về nhu cầu đi lại của người dân khu
vực này, từ đó đề ra các giải pháp hợp lý để khuyến khích người dân có thể n tâm đi bộ
đến phố đi bộ. Bên cạnh đó, những đề xuất nhóm đưa ra nhằm góp phần phát triển phố đi
bộ Bùi Viện trở nên hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân và
lưu giữ khách tham quan du lịch. Những ý kiến đóng góp của nhóm nghiên cứu có thể


3


cịn có những sai sót, rất mong nhận được sự phản hồi tích cực từ hội đồng giám khảo và
các bạn độc giả đã quan tâm đến bài nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục tiêu đề tài:

 Làm rõ nhu cầu đi bộ của người dân tại phố đi bộ Bùi Viện.
 Người dân đến phố đi bộ để sử dụng các loại hình dịch vụ nào từ đó đề xuất
các giải pháp phát triển đối với không gian đi bộ, các dịch vụ, cơ sở hạ tầng
xã hội và cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong khu vực phố đi bộ Bùi Viện tại quận
1, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Nghiên cứu tổng quan khu vực phố đi bộ Bùi Viện
 Khảo sát nhu cầu đi bộ của người dân khi đến phố đi bộ Bùi Viện
 Tìm hiểu mong muốn của người dân và khách tham quan.
 Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm phục vụ tốt cho hoạt động đi bộ của
người dân.

3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng mà nhóm nghiên cứu hướng đến là phố đi bộ Bùi Viện.
 Khách thể nghiên cứu:

Người dân sinh sống tại khu vực nghiên cứu và khách tham quan đến phố đi bộ
Bùi Viện.

4. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát nhu cầu đi bộ và không gian đi bộ của từng nhóm người dân tại phố đi bộ
Bùi Viện (khu phố Tây), phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM từ đoạn đường Đề
Thám đến Cống Quỳnh. Ở giới hạn liên quan đến hoạt động tham gia đi bộ của người
dân, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp cho người dân tại các khu vực nghiên cứu
4


5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn, quy mô và phạm vi áp dụng
5.1.

Ý nghĩa khoa học:

Các phương pháp cải tạo không gian đi bộ và vỉa hè được kiểm nghiệm thực tế từ
đó làm nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn về cở sở hạ tầng kỹ thuật cho việc phát triển
phố đi bộ hiện đại.
Đề tài nghiên cứu có cái nhìn tổng quan trong việc hình thành phố đi bộ hiện đại
trên nền tảng tư liệu được tổng hợp từ các nguồn tài liệu, bài viết của các nhà nghiên cứu,
chuyên gia về lĩnh vực xây dựng quy hoạch đô thị.
5.2.

Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhu cầu đi bộ của người dân độ
thị. Đề xuất phương pháp nhằm phát triển phố đi bộ tại Bùi Viện, tuyên truyền về các lơi
ích khi đi bộ và khuyến khích người dân tham gia hoạt động đi bộ nhiều hơn.
Đề tài đưa ra cái nhìn khách quan đến mọi người trong việc tham gia hoạt động

vui chơi giải trí trên phố đi bộ hiện đại đa văn hóa.
5.3.

Quy mô và phạm vi áp dụng

Do sự hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu
nhu cầu đi bộ của người dân và khách tham quan từ 07 giờ sáng đến 23 giờ đêm tại phố
đi bộ Bùi Viện. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ tập trung đánh giá nhu cầu đi bộ của đa số
thanh thiếu niên và một bộ phận người lớn tuổi. Do dó, những quan điểm, nhận định,
đánh giá nhóm nghiên cứu đưa ra chỉ phù hợp với phố đi bộ Bùi Viện và hướng đến đối
tượng là khách tham quan trẻ trong và ngoài nước.

5


PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Nghiên cứu trong nước

 Đề tài nghiên cứu: “ Giải pháp hầm chui cho người đi bộ và xe đạp” do hai sinh
viên Nguyễn Thành Trung và Nguyễn Trinh Thành Phong thực hiện. Sau khi thu thập
tài liệu, tiêu chuẩn về hầm chui cho người đi bộ trong và ngồi nước, nhóm nghiên
cứu này đã tiến hành nghiên cứu về hầm chui và cầu vượt cho người đi bộ và xe đạp ở
đô thị. Từ đó, nhóm nghiên cứu phân tích tính tiện lợi của hầm chui so với cầu vượt.
Lựa chọn địa điểm thực tế áp dụng hầm chui tại ngã ba Vườn Mít ở phường Trung
Dũng, TP Biên Hịa, Đồng Nai. Sau đó tiến hành khảo sát các số liệu thực tế ở vị trí
đặt hầm chui. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết để phân tích, tổng hợp
lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết… Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu

dùng các chương trình phục vụ cho công tác thiết kế. Kết quả đưa ra hình thức hầm
chui tại ngã ba Vườn Mít.
 Đề tài “Nghiên cứu một số cơng trình đảm bảo an tồn giao thông cho người đi bộ
trong đô thị ở thủ đô Hà Nội” do GS.TS. Nguyễn Xuân Đào - Nguyên viện trưởng
Viện Khoa học cơng nghệ GTVT chủ nhiệm. Ơng tiến hành nghiên cứu các lý thuyết
lưu thông và đặc trưng tham gia giao thông của người đi bộ (lý thuyết, thực nghiệm)
để có được các cơng trình giao thơng mang tính khả thi cao và phù hợp với điều kiên
Việt Nam. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu, ứng dụng các cơng trình đảm bảo
an tồn giao thơng cho người đi bộ ở các nước trên thế giới. Ông nghiên cứu về
đường đi bộ ngang đường, điểm dừng chân cho người đi bộ trong đô thị, các loại rào
chắn, barie đường bộ, cơng trình cầu vượt cho người đi bộ, cơng trình hầm bộ hành và
cơng trình dành cho người khuyết tật ở Hà Nội là những nội dung cơ bản được đi sâu
nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới. Từ đó vận dụng
vào điều kiện thực tế của Hà Nội có xem xét đến tập quán sinh hoạt và đặc trưng tham
gia giao thông. Sản phẩm của đề tài là đề xuất thiết kế, các yêu cầu kỹ thuật cơ bản,
phạm vi và địa điểm ứng dụng cụ thể cho các cơng trình đảm bảo an tồn giao thơng
cho người đi bộ trong đô thị Hà Nội.
6


 Tham dự vòng thi chung kết hội thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học
năm học 2015-2016 (do Sở GD-ĐT TP. HCM tổ chức) với đề tài: “Phố đi bộ Nguyễn
Huệ - từ góc nhìn mơi trường và văn hóa đơ thị” do học sinh Vũ Ngọc Mai và
Nhâm Lê Quỳnh An thực hiện. Mai và An đã khảo sát trên 300 người. Đa số đều đánh
giá phố đi bộ Nguyễn Huệ có nhiều mặt tích cực như: là nơi đi dạo, hóng mất miễn
phí, là biểu tượng mới cho sự phát triển đô thị, là không gian gắn kết mọi người…
Trong bản báo cáo Mai và An đã kết luận: “Văn hóa ứng xử nơi đây còn nhiều hạn
chế”. Cuối cùng, Mai và An kiến nghị rất nhiều: “Muốn giải quyết vấn đề hàng rong
cần đáp ứng nhu cầu của người dân bằng cách lắp đặt các máy bán hàng tự động.
Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa và các điểm trình diễn nghệ thuật trong

từng góc phố. Cần có các trạm thơng tin du lịch thông minh, quầy hướng dẫn du
lịch…”.
 Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc với đề tài: “Tổ chức không gian tuyến phố đi bộ phục vụ
ẩm thực, văn hóa khu phố cổ Hà Nội” do giảng viên Ngơ Thanh Thảo được bảo vệ
tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Nội dung đề tài nêu ra những ưu điểm cần phát
huy và những tồn tại cần giải quyết, khắc phục, nghiên cứu các cơ sở khoa học về
phương hướng, các điều kiện tự nhiên, yếu tố xã hội của khu phố cổ Hà Nội và bài
học kinh nghiệm trong nước và nước ngồi. Từ đó đề xuất giải pháp tổ chức không
gian tuyến phố đi bộ phục vụ ẩm thực, văn hóa khu phố cổ Hà Nội bằng các nguyên
tắc và quan điểm chuyên môn. Hàng loạt thủ pháp từ quy hoạch tổng thể, cảnh quan
đô thị, các không gian đường phố và các giải pháp kiến trúc cơng trình, từ mặt đứng,
trang trí nội ngoại thất đồng thời với những giải pháp kỹ thuật đơ thị có liên quan như:
Giải pháp chiếu sáng, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước... Và minh họa bằng những
đề xuất cụ thể từ Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến.
 Theo KTS, chuyên gia Đô thị học Trương Nam Thuận, định hướng phát triển việc đi
bộ trong đô thị đã được nhiều nơi áp dụng, đặc biệt tại các thành phố có mật độ dân số
bằng hoặc cao hơn TP.HCM với mục tiêu góp phần giảm kẹt xe và tăng cường sức
khỏe cho người dân. Ông đề xuất nên xây dựng tuyến đường dành riêng cho người đi
7


bộ và đi xe đạp trên cao khi hạ tầng giao thơng hiện tại khơng có chỗ cho người đi bộ.
Theo ông Thuận, đây là giải pháp căn cơ và đã được nhiều thành phố áp dụng hiệu
quả. “Hệ thống đường trên cao sẽ giúp việc di chuyển của người đi bộ, đi xe đạp tách
biệt với hệ thống giao thơng đang q tải hiện hữu. Qua đó sẽ góp phần hạn chế được
vấn đề kẹt xe, đảm bảo an tồn vệ sinh cho người đi bộ khi khơng phải hít khói bụi xe
máy, xe hơi”, ơng Thuận nói.
1.2.

Nghiên cứu ở nước ngoài


 Theo Ths.Kts. Nguyễn Tuấn Hải Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội “Kinh nghiệm
quy hoạch kết nối khơng gian ngầm với cơng trình đầu mối hạ tầng giao thông
dân dụng ở các nước trên thế giới”. Hệ thống khơng gian ngầm khá hồn thiện
của nhiều nước như ta thấy, phải trải qua một q trình dài. Có thể kể qua một số
bài học mang tính điển hình. Hàng loạt ngầm bộ hành qua đường được xây dựng
tại Roma - Italia từ những năm 1960 chỉ phục vụ giao thơng bị bỏ hoang do ít
người sử dụng vì bẩn thỉu và mất an ninh. Chính quyền đã phải đóng cửa hoặc
biến một số thành cửa hiệu sau này, hầu hết các đô thị lớn ở châu Âu như Berlin
(Đức), Rotterdam (Hà Lan), Pari (Pháp) đều xen cấy không gian ngầm với kết nối
rất hợp lý các địa điểm trên mặt đất, phục vụ giao thông bộ hành kết hợp bổ xung
dịch vụ đồng thời hỗ trợ bảo tồn di sản đơ thị. Chúng có thể là các ngầm bộ hành
qua nút giao, các không gian ngầm bổ xung dịch vụ phía dưới các cơng trình di
sản hoặc các trung tâm dịch vụ thương mại bên dưới nhà ga, bến xe và được kết
nối đa chiều với mặt đất qua cơng trình, trên quảng trường và hè đường phố.
 Theo bài viết của Christopher Coes: “The WalkUP Wake-Up Call: New
York”, được phát hành bởi Đại học George Washington thuộc Trung tâm Phân
tích Bất động sản và Thành phố. Sự tăng trưởng thông minh của Mỹ tự hào là đối
tác chính sách của nhiều báo cáo mới. Mặc dù nhu cầu về các khu đơ thị có thể đi
lại được ở New York, hầu hết các khoản đầu tư bất động sản đều nằm trong vùng
lõi của khu vực chứ không phải là tạo ra các khu đô thị mới có thể đi bộ hoặc phát
triển các trung tâm thị trấn đường sắt phục vụ trong khu vực.

8


 Theo Tạp chí thiết kế đơ thị ở Thái Lan số phát hành 2: “Đường phố làm không
gian công cộng ở khu vực Đông Nam Á: Nghiên cứu trường hợp đường phố
người đi bộ Thái Lan”, bài báo này khảo sát các đường phố dành cho người đi bộ
ở Thái Lan và ý tưởng về đường phố như không gian công cộng ở Đông Nam

Á. Dựa trên các nghiên cứu thí điểm ở 15 phố dành cho người đi bộ và nghiên cứu
điền dã chi tiết trong bốn nghiên cứu điển hình ở Thái Lan. Bài báo cho thấy một
cách thức khơng chính thức về việc sử dụng đường phố đối với các chức năng
kinh tế xã hội và vai trò đa chiều của đường phố ở các thành phố Đơng Nam
Á. Cung cấp một cái nhìn tổng quan về đường phố như không gian công cộng, mở
rộng phạm vi nghiên cứu khơng gian cơng cộng và góp phần hiểu rõ thị trường
đường phố và việc sử dụng đường phố như không gian công cộng ở Đông Nam Á,
một chủ đề hiếm khi được thảo luận trong chương trình nghị sự thiết kế đơ thị của
thế giới.
 Theo nhóm tác giả Jon Kerridge, Julian Hine, Marcus Wigan của Viện Nghiên
cứu Giao thông, Đại học Napier, Redwood House, 66 Spylaw Road, Edinburgh
EH10 5BR, Scotland về bài viết:“Agent-Based Modelling of Pedestrian
Movements: The Questions That Need to Be Asked and Answered” tạm dịch là
“Lập mơ hình hố người thay thế người đi bộ: Các câu hỏi cần được yêu cầu và
trả lời”. Người sử dụng đường bộ dễ bị tổn thương đã dần dần thu hút được tầm
quan trọng ngày càng tăng trong vận tải và quy hoạch. Hành vi của các phong trào
người đi bộ (đặc biệt là ở những khu vực nằm ngồi đường) địi hỏi phải có các
cơng cụ được cải tiến để giải quyết các vấn đề đang được nâng lên. Các hành vi và
tương tác như vậy bây giờ có thể được mơ phỏng bằng cách sử dụng kết hợp các
quy trình song song ồ ạt mơ phỏng từng người đi bộ và hàng loạt các hành vi của
người đi bộ mô phỏng trong các tương tác với nhau và mơi trường của chúng. Mơ
hình PEDFLOW đã được thực hiện trong ngôn ngữ xử lý song song Occam như là
một hệ thống tiến hóa dựa trên đại lý, cho phép mơ hình hóa rộng rãi hành vi
người đi bộ chi tiết với biến chứng tối thiểu. Các nguyên tắc và phương pháp luận
về sự phát triển và ứng dụng của nó được xác định.
9


PHẦN 2: VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP
2.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp:

Nhóm tác giả đã tìm kiếm thơng tin phục vụ cho bài nghiên cứu dựa trên những tài
liệu sẵn có, Sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu, hệ thống hóa, khái quát hóa các lý
luận, các tài liệu khoa học có liên quan đến hoạt động đi bộ của con người, các tài liệu
quy hoạch trước đó phục vụ cho q trình nghiên cứu... và một số trang báo điện tử khác
để hồn thiện bài nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu mơ tả tóm tắc lại những tài liệu được
đưa vào, những nội dung có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của bài một cách cụ thể rõ
ràng, để người đọc có cái nhìn tổng quan và dễ nắm bắt được thơng tin mà nhóm nghiên
cứu truyền tải.
2.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp:
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Công cụ được sử dụng là bảng hỏi: Để điều tra thu thập các ý kiến của người dân
sinh sống tại khu vực nghiên cứu cũng như ý kiến của khách tham quan. Nhóm nghiên
cứu sử dụng phương pháp này nhằm thống kê các ý kiến, nhu cầu đi bộ của người dân từ
đó đề ra các giải pháp thích hợp, đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhóm thực hiện phát
bảng hỏi cho 100 đối tượng để thu thập ý kiến. Sử dụng phần mềm toán học Excel để
thống kê lại và xuất ra kết quả điều tra.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính:
Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tìm hiểu về đặc điểm, thực
trạng của khu vực nghiên cứu. Phương pháp xử lý và thu thập thông tin bao gồm: Phương
pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát.


Phương pháp phỏng vấn sâu: Để trực tiếp lắng nghe ý kiến cũng như là mong
muốn của mọi người khi hoạt động tại phố đi bộ Bùi Viện, tiếp nhận các ý kiến
góp ý về các giải pháp mà nhóm nghiên cứu đề cập tới. Nhóm nghiên cứu phỏng
vấn sâu 5 trường hợp (bao gồm nhiều đối tượng kể cả người nước ngoài , những
người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh)
tìm hiểu về nhu cầu đi bộ cũng như là nhu cầu đi bộ đến phố đi bộ Bùi Viện,

10



nhóm tiến hành tìm hiểu thêm về thực trạng của phố đi bộ. Từ đó, nhóm sẽ có
đánh giá khách quan về nhu cầu của người dân.


Phương pháp quan sát: Nhóm nghiên cứu tiến hành đến trực tiếp phố đi bộ Bùi
Viện và sử dụng thiết bị di động để chụp ảnh thu thập hình ảnh về thực trạng của
địa bàn nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
Từ các kết quả khảo sát được, chúng tôi đã thống kê các số liệu và sử dụng phần

mềm Excel để xử lý và vẽ các biểu đồ dựa trên các số liệu đã xử lý.

PHẦN 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Thao tác hóa khái niệm
3.1.1. Khái nhiệm nhu cầu
Theo định nghĩa của Philip Kotler: “Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó
mà con người cảm nhận được. Như vậy cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người
cảm nhận được đó là một trạng thái đặc biệt của con người, nó xuất hiện khi con người
tồn tại, sự thiếu hụt ấy đòi hỏi phải được thoả mãn, bù đắp”.
Ngồi ra, nhu cầu cịn được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng “cái gì
đó” chỉ là hình thức biểu hiện bên ngồi của nhu cầu. Hình thức biểu hiện nhất định được
cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là
cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm
thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong
đó mức độ thỏa mãn có khác nhau.
Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp và có thể xem xét từ những góc độ
khác nhau. Chính vì vậy, tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of
needs) được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A

Theory of Human Motivation để cụ thể hóa các nhu cầu hiện hữu của con người.

11


Abraham Harold
Maslow (1908-1970)

Maslow's hierarchy of needs
Abraham Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những
nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan
trọng. Cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau:
Bậc 1. Những nhu cầu về thể lý: Là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất
đảm bảo cho con người tồn tại. Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu
cầu sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, uống, ngủ, khơng khí để
thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái… Đây là những nhu cầu cơ bản
nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu
này được xếp vào bậc thấp nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi
những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối
thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Ông bà ta
cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được
ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn.
12


×