Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bài giảng Bài soạn lớp 4 - Tuần 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.32 KB, 20 trang )

Giáo án giảng dạy lớp 4

Toán: PHÂN SỐ
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc làm bài tập
ở nhà của học sinh.
- GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu
bài.
HĐ1: Giới thiệu phân số
*MT: HS nắm được phân số và
đọc được phân số. Nắm được các
thành phần của phân số.
*PP: Đàm thoại, trực quan.
*ĐD: Mô hình hình tròn và các
hình vuông được chia thành các
phần bằng nhau, bảng cài.
Bước 1:
- GV đưa ra mô hình của hình tròn đã chia
thành 6 phần bằng nhau.
- HS quan sát mô hình và trả lời:
+ Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Có mấy phần trong số 6 phần đó đã tô màu?
Bứơc 2:
- GV hướng dẫn HS đọc và viết phân số biểu thị
phần tô màu ( 5 )
6
- GV giới thiệu: Phân số
6


5
có:

Tử số là 5, mẫu số là 6.
- GV hướng dẫn HS nhận ra:
Mẫu số viết dưới gạch ngang và mẫu số phải là
số tự nhiên khác 0.
HĐ2: Thực hành
*MT: Vận dụng kiến thức vừa
học để đọc và viết các phân số ở
các bài tập 1;2;3.
*PP: Đàm thoại, thực hành.
*ĐD: SGK
- HS tự làm các bài tập 1; 2; 3 ở SGK vào vở.
- GV theo dõi, chấm, chữa.
Lưu ý bài 1:
a)
5
2
;
8
5
;
4
3
;
10
7
;
6

3
;
7
3
.
b) Trong mỗi phân số đó, mẫu số cho biết tổng số
phần bằng nhau có ở trong hình, tử số cho biết số
phần đã được tô màu cótrong hình đó.
HĐ3. Củng cố - dặn dò:
*MT: Củng cố nội dung tiết học
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà làm phần bài tập ở nhà.
Giáo án giảng dạy lớp 4
Tập đọc: BỐN ANH TÀI
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc học
thuộc bài ở nhà của học sinh.
- GV gọi vài em đọc thuộc lòng bài “ Chuyện cổ tích về
loài người”, nêu nội dung bài đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu
bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc
*MT: HS đọc trôi chảy, trơn
tru toàn bài, ngắt nghỉ hơi
đúng chỗ.
*PP: Toàn lớp.
*ĐD: Bảng lớp, SGK.

- GV chia đoạn và gọi HS đọc nối tiếp 2 – 3 lượt.
- GV kết hợp hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng chỗ, sửa lỗi
phát âm cho từng em.
- 1 em đọc phần chú giải, cả lớp đọc thầm
- HS luyện đọc theo cặp – Vài cặp trình bày trước lớp.
- 1 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu
bài
*MT: Hiểu các từ ngữ trong
bài và hiểu ý nghĩa câu
chuyện: Ca ngợi sức khoẻ,
tài năng, tinh thần đoàn kết,
hiệp lực chiến đấu quy phục
yêu tinh, cứu dân bản của
bốn anh em Cẩu Khây.
*PP: Đàm thoại, thực hành.
*ĐD: SGK
- GV cho HS đọc và tìm hiểu từng đoạn theo hệ thống
câu hỏi:
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được
giúp đỡ như thế nào?
+ Thấy yêu tinh về, bà cụ đã làm gì?
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
+ Vì sao anh em Cẩu Khây lại chiến thắng được yêu
tinh?
+ Nếu để một mình thì ai trong số 4 anh em sẽ thắng
được yêu tinh?
- 1 em đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm
- GV hỏi HS: Câu chuyện ca ngợi điều gì?

HĐ3. Đọc diễn cảm
*MT: Đọc diễn cảm toàn bài
phù hợp với nội dung.
*PP: Toàn lớp.
*ĐD: SGK
- 2 em tiếp nối đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi,
tìm giọng đọc phù hợp.
- GV treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc để HS
luyện đọc theo cặp.
- Cả lớp dựa vào nội dung từng đoạn và phần đọc bài
của 2 bạn HS, hãy tìm giọng đọc cho từng đoạn.
- GV đọc mẫu đoạn văn thuật lại cuộc chiến đấu của 4
anh em Cẩu Khây.
- HS tự đọc cá nhân.
- 3 em thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và tuyên dương những em đọc tốt.
HĐ4:Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Giáo án giảng dạy lớp 4
Chính tả: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc luyện viết
chính tả của HS.
- GV gọi 3 em lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào vở
nháp: tàu thuỷ, thả diều, nhảy dây, ngã ngửa, ngật
ngưỡng, kĩ năng...
- GV quan sát, nhận xét về chữ viết của HS.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu
bài.

HĐ1: Tìm hiểu nội dung đoạn
văn.
*MT: HS nắm được nội dung
chính của đoạn văn.
*PP: Đàm thoại.
*ĐD: Bảng lớp, SGK.
- GV đọc đoạn văn “ Cha đẻ của chiếc lốp xe
đạp”
- HS trả lời các câu hỏi:
+ Trước đây, bánh xe đạp được làm bằng gì?
+ Sự kiện nào làm Đân- lớp được đăng kí chính thức
vào năm nào?
- GV yêu cầu HS hãy nêu nội dung chính của
đoạn văn?
HĐ2: Hướng dẫn HS viết
chính tả.
*MT: HS nghe và viết được bài
“ Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp”
*PP: Nghe- viết.
*ĐD: SGK, vở bài tập
- HS đọc thầm lại đoạn văn và nêu lên những từ
khó viết trong đoạn.
- GV đọc các từ khó, dễ viết lẫn cho HS viết vào
nháp.
- GV đọc cho HS viết bài.
- HS soát lỗi, GV chấm bài.
HĐ3: Luyện tập
*MT: HS làm đúng các bài tập
điền từ có âm đầu theo yêu cầu
và điền đúng từ vào chỗ chấm

*PP: Thực hành
*ĐD: vở bài tập
- HS đọc yêu cầu đề và tự làm bài tập 2.
- GV theo dõi, chấm, chữa.
HĐ4: Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà xem lại bài.
Giáo án giảng dạy lớp 4
TÌM HIỂU VỀ TẾT DÂN TỘC CỔ TRUYỀN
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1. Khởi động
*MT:: Tạo không khí thoải mái
cho tiết học
*PP: trò chơi, động não.
-GV tổ chức trò chơi khởi động tạo không khí
vui vẻ trong tiết học.
-GV phổ biến trò chơi và luật chơi của trò chơi:
Công an làm gián điệp.
-HS tham gia chơi
2. Giới thiệu bài
*MT: HS nắm được nội dung, yêu
cầu của tiết học
*PP: Truyền đạt
-GV nêu yêu cầu, nội dung của tiết học và giới
thiệu bài
3. Hướng dẫn HS hoạt động:
HĐ1. Tìm hiểu các phong tục
đón tết của dân tộc Việt Nam
*MT: HS nắm được một số phong
tục đón tết của dân tộc

*PP: Đàm thoại, thảo luận.
Bước1:
-GV cho cả lớp tìm hiểu theo nhóm đôi.
Bước2:
- HS trả lời theo các câu hỏi sau:
+ Tết cổ truyền ta còn gọi là tết gì?
+ Người dân thường có những hoạt động gì để
chuẩn bị cho ngày tết?
+ Tết cổ truyền có bao nhiêu ngày?
+ Ở quê ta có phiên chợ nào họp vào mùng 3
tết mà được mọi người gần xa quan tâm?
+ Em có cảm giác như thế nào khi được đón
tết?
+ Ở châu Á, ngoài Việt Nam còn có nước nào
đón tết cổ truyền như Việt Nam chúng ta?
HĐ2. Kiểm điểm lại những việc
mình đã làm trong khi đón tết
*MT: HS tự giác thẳng thắn kiểm
điểm lại những việc mình đã làm
tốt hoặc chưa tốt.
*PP: Thực hành
-Tổ trưởng điều khiển các thành viên của tổ
mình thực hiện nhiệm vụ:
+ Hãy kể lại những việc mình làm được và
chưa làm được cho các bạn trong tổ nghe và
góp ý cho bạn thực hiện đón tết tốt hơn.
-GV theo dõi các nhóm, hướng dẫn, nhắc nhở
-Các thành viên về vị trí của mình.
- Tổ trưởng báo cáo và biểu dương những em
không vi phạm điều cấm trong dịp tết.

HĐ3. Văn nghệ
*MT: HS hát được những bài hát
ca ngợi mùa xuân, Đảng, Bác Hồ.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn trong tổ tham
gia văn nghệ.
Giáo án giảng dạy lớp 4
Toán: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc làm bài tập
ở nhà của học sinh.
- GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu
bài.
HĐ1: Làm việc cả lớp
*MT: HS nắm được phép chia
với số tự nhiên được thương là
một phân số.
*PP: Đàm thoại, toàn lớp
*ĐD: Bảng lớp.
- GV nêu vấn đề: Có 8 quả cam chia đều cho 4 em.
Mỗi em được nấy quả cam?
- 1 em đọc lại, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời.
- GV ghi: 8: 4 = 2 ( quả cam )
- HS nhận xét về SBC, SC, thương.
- GV nêu tiếp: Có 3 cái bánh chia đều cho 4 em. Hỏi
mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh?
- HS nhắc lại vấn đề trên.
- HS: Làm thế nào để biết được một em được bao

nhiêu phần của cái bánh?
- GV hướng dẫn HS phép chia: 3: 4 =
4
3
( Cái
bánh )
- Vài em nhắc lại phần nhận xét ở SGK.
HĐ2: Làm việc cá nhân
*MT: HS biết vận dụng kiến
thức đã học để làm tính và giải
toán.
*PP: Thực hành, động não.
*ĐD: SGK
- HS lần lượt làm các bài tập trong SGK vào vở.
- GV theo dõi, chấm, chữa.
Bài 2:
39 : 9 =
9
36
= 4 88 : 11 =
11
88
= 8
0 : 5 =
5
0
= 0 7 : 7 =
7
7
= 1

HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm phần bài tập ở nhà.
- HS xem trước bài “ Phân số và phép chia số tự
nhiên”
Giáo án giảng dạy lớp 4
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra việc học
thuộc bài ở nhà của học sinh.
- GV gọi 3 em làm bài tập sau:
+ Đặt 2 câu có chứa tiếng “ tài ”. có nghĩa là khả năng
hơn người bình thường hoặc tiền của.
- Lớp nhận xét xem bạn đã đặt câu có đạt mục đích
không? Có giữ phép lịch sự khi hỏi không? GV chốt
câu đúng và ghi điểm cho từng HS.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu
bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Bài tập1, 2.
*MT: Củng cố kiến thức và
kĩ năng sử dụng câu kể Ai
làm gì? Tìm được câu kể Ai
làm gì trong đoạn văn. Xác
định được bộ phận chủ ngữ
và vị ngữ trong câu
*PP: Thực hành, vở bài tập.
*ĐD: VBT
Bước1: Bài tập 1

- 1 em đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi trong
SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi cùng bạn để
tìm câu kể Ai làm gì?
- HS phát biểu – GV nhận xét, chốt lại lời giải
đúng.
Bước2: Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân, đọc thầm từng câu văn 3, 5,
7, xác định CN, VN trong mỗi câu vừa tìm được
và phát biểu trước lớp.
HĐ2: Bài tập 3
*MT: HS thực hành viết
được 1 đoạn văn có dùng
kiểu câu Ai làm gì?
*PP: Đàm thoại
*ĐD: Tranh minh hoạ cảnh
HS đang làm trực nhật lớp,
giấy trắng và bút dạ
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- GV treo tranh minh hoạ để hướng dẫn HS.
- HS viết đoạn văn vào vở bài tập
- GV phát giấy trắng và bút dạ cho 1 số HS.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn đã viết, nói rõ câu nào là
câu kể Ai làm gì?
HĐ4: Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về HTL 4 thành ngữ, tục ngữ trong bài.
Giáo án giảng dạy lớp 4
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra HS kể
chuyện các em đã được nghe
ở tiết trước.
- 2 em lên bảng kể nối tiếp câu chuyện “ Bác đánh cá
và gã hung thần ”.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu
bài
- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu đề bài
*MT: HS nắm được mục tiêu
của đề yêu cầu.
*PP: đàm thoại.
*ĐD: Bảng lớp, SGK.
- 1 em đọc đề trong SGK.
- GV viết lên bảng đề bài, gạch dưới những từ ngữ quan
trọng trong đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của
đề: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được
đọc về một người có tài.
- 1 em đọc gợi ý 1, 2
GV nhắc HS:
+ Chọn đúng câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe về
một người có tài năng về lĩnh vực khác nhau, ở mặt nào
đó...
+ Một số em tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện của
mình. Nói rõ chuyện kể về ai? Tài năng đặc biệt của
nhân vật...
HĐ2: Thực hành kể

chuyện, trao đổi về ý nghĩa
câu chuyện.
*MT: HS kể được câu
chuyện và nêu được ý nghĩa
câu chuyện của mình.
*PP: Toàn lớp.
*ĐD: Bảng phụ viết tiêu
chuẩn đánh giá.
- 1 em đọc lại dàn ý bài kể chuyện
- GV nhắc các em kể chuyện phải có đầu, có cuối.
- HS kể chuyện theo nhóm: Từng cặp HS kể chuyện,
trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp
- GV mời những em xung phong kể chuyện trước lớp.
- Mời đại diện các nhóm kể.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
*MT: Củng cố và nhận xét
nội dung tiết học.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại
câu chuyện cho người thân, hoặc viết vào vở câu
chuyện các em đã kể miệng ở lớp.
- Dặn HS xem trước bài kể chuyện Một phát minh nho
nhỏ.
Giáo án giảng dạy lớp 4
Khoa học: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Kiểm tra bài cũ:
*MT: Kiểm tra sự hiểu biết
của các em qua tiết học trước.

+ Hãy nói những thiệt hại do dông bão gây ra và cách
phòng chống bão?
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu
bài.
HĐ1: Tìm hiểu về không khí
bị ô nhiễm và không khí
sạch
*MT: HS phân biệt được
không khí sạch ( không khí
trong lành ) và không khí bẩn
( Không khí bị ô nhiễm ).
*PP: Quan sát, trình bày.
*ĐD: Hình trang 78, 79 SGK
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS lần lượt quan sát các hình trang 78, 79 và
chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong
sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô
nhiễm?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- 1 số HS trình bày kết quả theo cặp.
- HS nhắc lại một số tính chất không khí, từ đó
rút ra nhận xét, phân biệt không khí sạch và
không khí bẩn.
GV kết luận:
+ Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu,
không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi
khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ
con người.
+ Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa
một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn

quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người và
các sinh vật khác.
HĐ2: Thảo luận về những
nguyên nhân gây ra ô nhiễm
không khí
*MT: HS nêu được những
nguyên nhân gây ô nhiễm
không khí.
*PP: Đàm thoại, thảo luận.
*ĐD: SGK.
- HS liên hệ thực tế để phát biểu:
+ Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm nói chung
và nguyên nhân làm không khí ở địa phương bị ô
nhiễm nói riêng?
- Vài em trìng bày
- Cả lớp theo dõi, bổ sung.
GV đi đến kết luận: Nguyên nhân làm không khí bị ô
nhiễm là do bụi, do khí độc
HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - 1 em đọc mục Bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm như
trong SGK.

×