Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tiểu luận phòng chống bệnh tay chân miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.33 KB, 41 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
Tên Tiểu luận : Sức khỏe mơi trường – Phịng chống lây lan bệnh tay chân miệng
Học phần: Sức khỏe môi trường các nguyên lý cơ bản

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 09 năm 2020
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY

1


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan những tài liệu trích dẫn trong bài tiểu luận là những
thơng tin trung thực, chính xác, được lấy từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy.

Chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài tiểu luận của mình.
Nhóm 3

2


BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE
Tên tiểu luận: Sức khỏe môi trường – Phòng chống lây lan bệnh tay
chân miệng


Sinh viên thực hiện nội dung và đánh giá mức độ thực hiện tiểu luận

3


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY.....................................................
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN...............................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT..........................................................................viii

Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỨC KHỎE MƠI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
VIỆC PHỊNG VÀ CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRONG CỘNG
ĐỒNG.......................................................................................................................
1.1. Những khái niệm về môi trường và sức khỏe.................................................
1.1.1. Khái niệm về sức khỏe............................................................................
1.1.2. Khái niệm về môi trường........................................................................
1.1.3. Sức khỏe và môi trường (SKMT)............................................................

1.2. Vệ sinh và sức khỏe môi trường đối với bệnh nhiễm khuẩn..........................
1.2.1. Khái niệm vệ sinh...................................................................................
1.2.2 Lịch sử của vệ sinh học............................................................................
1.2.3. Đánh giá một môi trường từ quan điểm vệ sinh......................................
1.2.4. Đánh giá đầu ra.......................................................................................
1.2.5. Ảnh hưởng của môi trường lên các bệnh nhiễm khuẩn...........................

1.3. Sức khỏe môi trường với các bệnh không nhiễm khuẩn ...............................
1.3.1. Tổng quan...............................................................................................

1.3.2. Lịch sử sức khỏe môi trường các bệnh không nhiễm khuẩn..................10

4


1.3.3. Đánh giá một môi trường từ quan điểm các bệnh không nhiễm khuẩn
................................................................................................................................. 11
1.3.4. Những bệnh không nhiễm khuẩn chính chịu ảnh hưởng của các yếu tố
nguy cơ mơi trường..................................................................................................11
1.3.5. Ảnh hưởng của môi trường lên các bệnh không nhiễm khuẩn..............12

1.4. Quản lý nguy cơ trong môi trường sức khỏe................................................13
1.4.1. Động lực, nền tảng và phương pháp......................................................14
1.4.2. Giáo dục, can thiệp và quy định............................................................14
1.4.3. Hàm ý hậu quả chính trị........................................................................15

1.5. Sơ lược về phòng chống bệnh tay, chân, miệng............................................16
1.5.1 Tác nhân gây bệnh ................................................................................16
1.5.2. Chuỗi lan truyền bệnh...........................................................................18
1.5.3. Nguồn truyền nhiễm..............................................................................18
1.5.4. Đường bài xuất......................................................................................18
1.5.5. Phương thức lây nhiễm.........................................................................19
1.5.6. Triệu chứng lâm sàng............................................................................19
1.5.7. Phòng, chống bệnh tay chân miệng.......................................................20
1.5.7.1. Nguyên tắc phòng bệnh............................................................20
1.5.7.2. Vaccine trong tương lai..............................................................21

Chương II: NHỮNG TÀI LIỆU LIÊN QUAN VỀ BỆNH TAY CHÂN
MIỆNG................................................................................................................... 22
2.1. Những nghiên cứu quốc tế liên quan tiểu luận.............................................22

2.1.1. Những nghiên cứu quốc tế về virus gây bệnh TCM..............................22

5


2.1.2. Những nghiên cứu quốc tế về phòng chống bệnh TCM........................23
2.2. Những nghiên cứu trong nước liên quan tiểu luận.......................................23
2.2.1. Những nghiên cứu trong nước về virus gây bệnh TCM........................23
2.2.2. Những nghiên cứu trong nước về phòng chống bệnh TCM..................25

Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................26
3.1. Nghiên cứu định tính .....................................................................................26
3.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................26
3.3. So sánh giữa nghiên cứu định tính và định lượng........................................26
3.3.1. Mối quan hệ giữa nghiên cứu định tính và định lượng..........................26
3.3.2. Sự khác biệt giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính........27
3.3.2.1. Về lý thuyết.............................................................................27
.....................................................................................................................................
3.3.2.2. Phương hướng thực hiện.........................................................27
3.3.2.3. Cách chọn mẫu........................................................................28
3.3.2.4. Cách lập bảng hỏi....................................................................28
3.4. Đạo đức trong nghiên cứu khoa học..............................................................29
3.4.1. Liêm chính trong nghiên cứu khoa học...............................................29
3.4.2. Đạo đức trong hành nghề lĩnh vực sức khỏe.......................................29

Chương IV: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................31

6



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hình bề mặt phân tử EV-71......................................................................16
Hình 1.2 Hình bề mặt phân tử của một rhinovirus...................................................17
Hình 1.3. Hình chuỗi lan truyền của bệnh truyền nhiễm..........................................18
Hình 1.4 Hình tay chân miệng và vịm họng của bệnh nhân TCM..........................20

7


DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
Tên viết tắt
CV-A16
EV-71
EV
TCM
WHO
TTYT
SKMT
VHMN
TT-GDSK

Tiếng Anh
Coxackievirus A16
Enterovirus 71
Enterovirus
world health organization

8

Tiếng Việt

Virus Coxackie A16
Virus đường ruột
Tay chân miệng
Tổ chức y tế thế giới
Trung tâm y tế
Sức khỏe và môi trường
Viêm họng mụn nước
Truyền thông giáo dục sức khỏe


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tay chân miệng (TCM) vẫn là căn bệnh khiến các bậc phụ huynh rất lo
lắng vì những ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận
định bệnh TCM đã trở thành bệnh lưu hành quanh năm trên cả nước, tuy nhiên số ca
mắc bệnh tay chân miệng thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 - 5 và từ
tháng 9 – 12 [1].Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định rằng bệnh tay chân miệng
cũng đã xuất hiện tại rất nhiều quốc gia châu Á, cách vài năm lại xuất hiện đợt dịch ở
nhiều khu vực trên toàn cầu. Những năm gần đây, khu vực Tây Thái Bình Dương cũng
đã có báo cáo về những đợt bệnh tay chân miệng ở trẻ em, trong đó những quốc gia và
vùng lãnh thổ ở châu Á đã ghi nhận số trường hợp mắc tay chân miệng có xu hướng
phổ biến thời gian vừa qua bao gồm: Taiwan, Philippines, Singapore, China, South
Korea và Việt Nam. [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16]
Tác nhân gây bệnh tay chân miệng thuộc nhóm virus đường ruột (enterovirus),
trong đó thường gặp nhất là Coxackievirus A16 (CV-A16) và Enterovirus 71 (EV-71).
Trong khi CV-A16 gây nên bệnh cảnh nhẹ ở trẻ em thì EV-71 có thể gây nên bệnh
cảnh thần kinh trầm trọng, và có thể dẫn đến tử vong trong các vụ dịch tay chân miệng
lớn ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương trong thập niên vừa qua.
Bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường tiêu hóa thơng qua thức ăn, nước
uống, bàn tay của trẻ hoặc của người chăm sóc trẻ, các đồ dùng đặc biệt là đồ chơi và
vật dụng sinh hoạt hàng ngày như chén đũa, ly cốc bị nhiễm virus từ phân hoặc dịch

nốt phỏng, vết loét hoặc dịch tiết từ đường hơ hấp, nước bọt. Ngồi ra, bệnh cũng có
thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp người người qua các dịch tiết đường hô hấp, hạt
nước bọt.[17]
Theo Cục y tế dự phòng, qua hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ
đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63
tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, khơng có tử vong. So với
cùng kỳ năm 2019, số mắc cả nước giảm 55,6%, số trường hợp nhập viện giảm 51,5%.
Tuy nhiên, trong các tuần gần đây, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc gia tăng là
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, Vĩnh
Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh. Hiện chưa có vaccine phịng bệnh, dự báo số mắc tay

9


chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian đến, do tính chất lây truyền, đặc biệt
trong mùa tựu trường, học sinh chuẩn bị tập trung vào năm học mới.[1]
Trước bối cảnh hiện tại, nhóm em thực hiện đề tài nghiên cứu về phòng chống
lây lan bệnh tay chân miệng.

10


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
VIỆC PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRONG CỘNG ĐỒNG
1.1. Những khái niệm về môi trường và sức khỏe [2]
1.1.1. Khái niệm về sức khỏe
Theo WHO: “sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm
thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là khơng có bệnh tật hay tàn phế”.
- Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là: Hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ,
tình dục,… tất cả các hoạt động sống trên đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa

tuổi.
- Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là: Bình an trong tâm hồn. Biết cách chấp
nhận và đương đầu với các căng thẳng trong cuộc sống.
- Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là:Nghề nghiệp với thu nhập đủ sống. An sinh
xã hội được đảm bảo.
- Khơng có bệnh tật hay tàn phế là:Là khơng có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần,
bệnh liên quan đến xã hội và sự an toàn về mặt xã hội.
Theo định nghĩa trên, mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻ tốt.
Cần chủ động trang bị cho mình kiến thức về phịng bệnh và rèn luyện sức khoẻ. Thực
hành dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động và khám
bệnh định kỳ để chủ động trong việc phịng và chữa bệnh.
Để có sức khoẻ tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đóng
góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo dục hay
cụ thể hơn như các vấn đề về mơi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm…
1.1.2. Khái niệm về môi trường
Môi trường được hiểu là một không gian bao gồm các yếu tố vật chất nhân tạo và
yếu tố tự nhiên, những yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của chúng ta.
11


Hiểu theo nghĩa rộng ra thì mơi trường bao gồm tất cả những yếu tố xã hội và tự
nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như : quan hệ xã hội, ánh sáng, cảnh quan,
khơng khí và tài ngun thiên nhiên….
Cịn nếu hiểu mơi trường theo nghĩa hẹp thì sẽ khơng tính đến các tài ngun thiên
nhiên, chúng chỉ bao gồm những nhân tố xã hội và tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng của cuộc sống con người.
1.1.3. Sức khỏe và môi trường (SKMT)
Sức khỏe môi trường bao gồm những khía cạnh về sức khỏe con người, bao gồm
cả chất lượng cuộc sống, được xác định bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và

các yếu tố tâm lý trong môi trường (theo định nghĩa trong Chiến lược Sức khỏe Môi
trường Quốc gia của Australia - 1999). Hay nói cách khác: sức khoẻ mơi trường là tạo ra
và duy trì một mơi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
Môi trường lý học: Môi trường lý học nếu vượt qua các giới hạn tiếp xúc bình
thường có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Môi trường lý học bao gồm thời tiết và khí hậu
(nhiệt độ cao, thấp, thay đổi thất thường, độ ẩm khơng khí, gió) các loại bức xạ ion hố và
khơng ion hố, sóng điện từ, các loại bức xạ laser, tiếng ồn và rung xóc, v.v...
Mơi trường hố học: Các yếu tố hố học có thể tồn tại dưới các dạng rắn, lỏng và
dạng khí. Cũng có các dạng đặc biệt như bụi, khí dung, hơi khói... Các yếu tố hố học có
thể có nguồn gốc từ tự nhiên trong môi trường đất, nước, không khí, thực phẩm và cũng
có thể phát sinh từ các hoạt động sống, sinh hoạt và sản xuất của con người.
Môi trường sinh học: Các yếu tố sinh học cũng rất phong phú, từ các sản phẩm
động thực vật đến các loài nấm mốc, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và cơn trùng. Chúng
có thể là các tác nhân gây bệnh song cũng có thể chỉ là các vật chủ trung gian truyền
bệnh, các sinh vật vận chuyển mầm bệnh một cách cơ học. Các yếu tố sinh học cũng tồn
tại trong đất, nước, khơng khí và thực phẩm.

12


Môi trường xã hội : Điều kiện kinh tế -xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
hoặc gián tiếp trên q trình ơ nhiễm, năng lực khống chế ơ nhiễm bảo vệ sức khoẻ, đến
các ứng xử khác nhau của cộng đồng đối với mơi trường.
Cùng với q trình phát triển của kinh tế, xã hội tạo ra các cơ hội mới trong khống
chế các tác động âm tính lên sức khoẻ, đồng thời cũng có thể nảy sinh nhiều nguy cơ mới
qua thay đổi lối sống, cách ứng xử môi trường và gia tăng các stress trong sinh hoạt và lao
động sản xuất.
Chế độ chính trị của một quốc gia cũng như sự bình ổn trong khu vực là yếu tố tác
động tới môi trường. Chiến tranh, mất công bằng xã hội, tệ nạn phân biệt chủng tộc, bất
bình đẳng giới, bất ổn về chính trị -xã hội luôn là các yếu tố tàn phá môi trường và gây

ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Nghiên cứu các môi trường hoá học, sinh học, lý học phải đặt trong các bối cảnh
môi trường xã hội.
1.2. Vệ sinh và sức khỏe môi trường đối với bệnh nhiễm khuẩn [2]
1.2.1. Khái niệm vệ sinh
Vệ sinh bao gồm những hành động liên tục nhằm chặn đứt hay thu hẹp con đường
lây truyền của các bệnh nhiễm khuẩn do những vi sinh vật và tác nhân của chúng gây ra.
Vệ sinh không tác động đến hoạt động của các chất gây bệnh hữu sinh bên trong
cơ thể con người mà chỉ tác động trực tiếp đến chung ở ngồi mơi trường. Chính vì vậy
sức khỏe mơi trường về ngun tắc là nền tảng chính của vệ sinh như một thước đo của y
tế công cộng. Theo quan điểm logic đơn thuần thì vệ sinh học cổ điển là một phần của sức
khỏe môi trường, nó liên quan tới các bệnh nhiễm khuẩn. Vì những lý do lịch sử và bản
chất, mà cơ sở lý thuyết và thực hành của nó có một số khác biệt so với sức khỏe môi
trường của các bệnh không nhiễm khuẩn.

13


1.2.2 Lịch sử của vệ sinh học
Vệ sinh học là kiểm soát việc lây truyền các vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, vai
trò của chúng chỉ được phát hiện trong hai thế kỷ qua, kể từ năm 1840 (ve bét gây bệnh
ghẻ). Tuy nhiên, từ xa xưa người ta đã thực hiện các biện pháp vệ sinh để ngăn chặn
đường lây truyền của những tác nhân gây bệnh chưa xác định gồm: ma quỷ, lạnh, nóng,
ẩm và khơ, gió xấu, nước bẩn, hay “ám khí “, chúng là các yếu tố môi trường vô sinh.
Khả năng vi sinh vật gây bệnh chỉ được Girolamo Fracastoro nêu thoáng qua và sớm bị
bác bỏ. Những khía cạnh vệ sinh chủ yếu của người Trung Cổ (khoảng 500–1500 năm sau
Công Nguyên) tại khu vực trải dài từ Ẫn Độ, Lưỡng Hà và Cận Đông cho tới Tây Âu bao
gồm tắm rửa, cung cấp nước sạch, hệ thống cống thoát nước và vệ sinh đường phố.
Cuối thế kỷ 18, bác sĩ người Đức Johann Peter Frank (1745- 1821) là một nhà tiên
phong trong Y tế công cộng, đặc biệt là lĩnh vực vệ sinh. Ông là giáo sư của nhiêu trường

đại học tại Châu Âu, trong đó có đại học Pavia. Năm 1779, ông xuất bản ấn phẩm đâu tiên
về luận thuyết "Hệ thống cảnh sát y tế trọn vẹn" bằng tiếng Đức. Ông đề xuất việc chính
quyền và các cơ quan chức năng thực hiện kiểm soát hệ thống và các các can thiệp trong
những vấn đề y tế công cộng bao gồm các vấn đề về vệ sinh.
Năm 1795, bác sĩ người Scotland Alexander Gordon gợi ý rằng các bà đỡ và bác sĩ
đã làm lây lan sốt hậu sản (sốt sau sinh con) giữa các sản phụ. Năm 1860, Ignaz
Semmelweis ở Viên đã công bố những kết quả gây ấn tượng sâu sắc từ những biện pháp
mà ông đã thực hiện từ năm 1847 dựa trên giả thuyết này. Năm 1842, xuất hiện báo cáo
của Edwin Chadwich về điều kiện vệ sinh ở nước Anh. Ngoài ra, John Snow cũng đã
cơng bố những phát hiện của ơng về vai trị của môi trường trong các vụ dịch tả năm
1855.
Kỷ nguyên hiện đại, khoa học của vệ sinh dựa trên kiến thức cụ thể về vi sinh vật
gây bệnh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 19. Ở các quốc gia khác nhau, nó mang nhiều hình
thức khác nhau và phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển chung ở đó. Những biện pháp
cơ bản của vệ sinh công cộng vẫn là cung cấp nước sạch, xử lý phân rác, làm sạch đường

14


phố, cũng như vệ sinh đối với các bác sĩ và bệnh viện. Người ta cũng giáo dục về vệ sinh
cá nhân cho dân chúng và vệ sinh thực phẩm.
Nhiều biện pháp vệ sinh nhằm đồng thời chống lại vài yếu tố nguy cơ. Chúng cũng
khơng mang tính đặc thù theo bệnh. Biện pháp mà John Snow thực hiện vào năm 1853 để
chống lại bệnh tả, cũng như biện pháp mà Wilhem Lurman áp dụng vào năm 1884 để
chống lại viêm gan là những ví dụ về quản lý nguy cơ đặc thù theo bệnh.
Tại nhiều quốc gia, hầu hết các khoa Y đã sớm có một “khoa Vệ sinh” đặc biệt, nơi
xuất bản nhiều sách hướng dẫn về vệ sinh. Tuy nhiên, họ không chấp nhận một cách hệ
thống quan điểm về sức khỏe môi trường. Tại Việt Nam, có một bộ sưu tập lớn những
sách hướng dẫn và tài liệu tương tự quan tâm tới tất cả các chi tiết kỹ thuật cần thiết trong
thực hành vệ sinh. Sự tiến hóa của vệ sinh cổ điển vẫn chưa tới hồi kết. Các bệnh mới nổi

như AIDS và dịch virus Ebola gần đây, cũng như các nhiễm khuẩn bệnh viện-tức nhiễm
khuẩn mắc phải trong môi trường bệnh viện - đang ngày càng gia tăng đều đòi hỏi những
phương pháp mới.
1.2.3. Đánh giá một môi trường từ quan điểm vệ sinh
Một cuộc điều tra về vai trị của mơi trường trong nguồn gốc của một bệnh lý cụ
thể, ở một quần thể được xác định rõ ràng, thường bao gồm ba thành phần sau:
- Mô tả các yếu tố nguy cơ môi trường cần được nghiên cứu (đánh giá phơi nhiễm
giữa môi trường và con người).
- Mô tả các đầu ra, tức là những bệnh tật và vấn đề sức khỏe chung được quan tâm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến các đầu ra bằng các
phương pháp dịch tễ học hiện đại.
Việc đánh giá một mơi trường lây nhiễm rất hay gặp phải một khó khăn nữa đó là
những biến đổi nhanh chóng. Điều này là hiển nhiên trong các vụ dịch, tuy nhiên cũng có
thể xảy ra trong trường hợp dịch lưu hành tồn cầu và tương đối ổn định nhưng lại có
những dao động mạnh ở địa phương. Vì vậy, việc đánh giá mơi trường truyền nhiễm của
một người trước hết có nghĩa là ước lượng số người nhiễm bệnh xung quanh người đó.
15


1.2.4. Đánh giá đầu ra
Một bệnh nhiễm khuẩn cụ thể: “Chương” đầu tiên trong cuốn Phân loại bệnh tật
quốc tế lần thứ 10 (ICD- 10) trong phiên bản năm 2015 có nhan đề “Một số bệnh nhiễm
khuẩn và ký sinh trùng". Nó bao gồm các “khối” bệnh sau:
- Các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột
- Lao
- Một số bệnh nhiễm vi khuẩn từ động vật
- Các bệnh nhiễm khuẩn khác
- Các nhiễm khuẩn lây truyền chủ yếu qua đường tình dục
- Các bệnh khác do xoắn khuẩn
- Các bệnh khác do Chlamydiae.

- Bệnh do Rickettsioses (Richettsia).
- Các nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh trung ương.
- Sốt do động vật chân đốt truyền và sốt xuất huyết do virut.
- Các loại nhiễm virut có đặc điểm thương tổn ở da và niêm mạc.
- Viêm gan virut.
- Bệnh do virut gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
- Các bệnh do virut khác.
- Các bệnh do nấm.
- Các bệnh do động vật đơn bào.
- Các bệnh giun sán.
- Bệnh do rận, ghẻ và các ký sinh trùng khác.
- Biến chứng của các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng.

16


- Các bệnh do vi khuẩn, virut và các tác nhân lây nhiễm khác.
- Các bệnh nhiễm khuẩn khác.
Những thống kê y tế phổ biến đối với các bệnh nhiễm khuẩn, hay nói cách khác là
dịch tể học mơ tả, dựa trên hai loại nguồn, là sổ sách ghi chép và điều tra trên mẫu. từ cấp
địa phương đến cấp quốc gia.
1.2.5. Ảnh hưởng của môi trường lên các bệnh nhiễm khuẩn
Một bệnh nhiễm khuẩn không chỉ chịu ảnh hưởng của vi sinh vật gây ra chính căn
bệnh đó mà còn của nhiều yếu tố. Một số trong chúng cũng là những yếu tố ảnh hưởng
đến các bệnh không nhiễm khuẩn.
1.3. Sức khỏe môi trường với các bệnh không nhiễm khuẩn [2]
1.3.1. Tổng quan
Cấu trúc lĩnh vực sức khỏe môi trường là phân chia theo các trung gian và nguồn
gốc của các yếu tố nguy cơ môi trường.
Người ta thường phân chia các trung gian mà con người tiếp xúc thành khơng khí,

nước, đất và một số chất lỏng hoặc chất rắn khác. Làm như vậy có thể đem lại một cái
nhìn tổng qt dễ dàng hơn về tồn bộ lãnh vực.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh không truyền nhiễm dưới dạng các chất gây ô nhiễm
nguy hiểm cũng thường chiếm cứ một vài trung gian. Tuy nhiên, trái ngược với các yếu tố
lây nhiễm, những yếu tố nguy cơ này thường ảnh hưởng đến vài bệnh. Do đó đối với các
đầu ra khơng nhiễm khuẩn thì việc phân loại và trình bày theo loại bệnh tỏ ra ít thích hợp.
Trên thực tế, các sách hiện đại về sức khỏe mơi trường các bệnh khơng nhiễm
khuẩn có cấu trúc đa dạng. Có thể phân loại chúng theo một trong những cách sau:
- Theo yếu tố nguy cơ
- Theo trung gian
- Theo loại bệnh
17


- Theo phương pháp nghiên cứu
1.3.2. Lịch sử sức khỏe môi trường các bệnh không nhiễm khuẩn
Trước khi phát hiện ra các vi sinh vật là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, tất
nhiên là con người chưa nghĩ đến việc phân biệt giữa các yếu tố môi trường gây ra bệnh
nhiễm khuẩn và bệnh khơng nhiễm khuẩn. Vì vậy:
Những trang lịch sử đầu tiên của cả hai thành phần sức khỏe môi trường đều giống
nhau:
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến nghề nghiệp như bụi ở các mỏ khai thác đá hoặc
khói ở các xưởng thuộc da đã biết đến từ thời cổ xưa.
Dưới thời đế chế La Mã, chì đã được dùng để làm ống dẫn nước vào các hộ gia
đình và một số dụng cụ chứa nước. Một vài học giả như kiến trúc sư Marcus Vitrivius
Pollio ở thế kỷ thứ I trước Công nguyên đã nhận thấy nó độc hại.
Năm 1473, Ulrich Ellenbog, đã viết một cuốn sách nhỏ về “hơi và khói gây độc
hại” từ các kim loại như bạc, thủy ngân và chì mà các thợ rèn và cơng nhân cơ khí khác
sử dụng.
Cuộc Cách mạng công nghiệp đã mang lại một sự thay đổi rõ rệt về môi trường

qua các yếu tố nguy cơ vô sinh trong tất cả các trung gian, tức là trong đất, nước, khơng
khí và những vật thể trực tiếp tiếp xúc với con người:
Từ thập niên 1940 trở đi, các yếu tố nguy cơ hoá học mới xuất hiện ngày càng
nhiều về số lượng ở hầu hết các mơi trường.
- Khói sương ở Ln Đơn năm 1952
- Dị tật bẩm sinh ở trẻ em, như các loại dị dạng bao gồm cặp song sinh đính liền và
thiểu năng trí tuệ.
- Nhiều thể ung thư, đặc biệt là ung thư bạch cầu.
- Đái tháo đường.

18


- Các bệnh về da.
1.3.3. Đánh giá một môi trường từ quan điểm các bệnh không nhiễm khuẩn
Một vài tác giả coi việc đánh giá sự phơi nhiễm trong một môi trường với một yếu
tố nguy cơ cụ thể là “một trong những thách thức lớn nhất của dịch tể học mơi trường”.
Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố nguy cơ, nói cách khác, việc này có tính đặc thù cao
theo yếu tố nguy cơ. Khơng có phương pháp nào áp dụng cho mọi tình huống. Dưới đây
là danh sách các yếu tố nguy cơ vô sinh cần nghiên cứu chi tiết:
Trung gian chính là “khơng khí”:
- Tiếng ồn
- Amiăng
- Đám cháy mở, cácbon mơnơxít (CO)
- Cácbon điơxít (CO2)
- Ơzơn (O3 )
- Ơxít lưu huỳnh
- Ơxít nitơ
1.3.4. Những bệnh khơng nhiễm khuẩn chính chịu ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ
môi trường

Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật được thiết kế để phục vụ cho các nhu cầu chữa
bệnh hơn là cho Y tế công cộng. Bảng phân loại này bao gồm 20 chương được đánh số từ
I – XX. Mỗi chương được chia thành các khối. Bao gồm các bệnh sau:
I. Một số bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng
II. Các khối u
III. Các bệnh về máu và cơ quan tạo máu, và một số rối loạn liên quan đến cơ chế
miễn dịch

19


IV. Các bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
V. Các rối loạn tâm thần và hành vi VI. Các bệnh của hệ thần kinh VI. Các bệnh ở
mắt và phần phụ
VII. Các bệnh của tai và xương hàm
VIII. Các bệnh của hệ tuần hồn
IX. Các bệnh của hệ hơ hấp
X. Các bệnh của hệ tiêu hóa
XI. Các bệnh ở da và mô dưới da
XII. Các bệnh của hệ cơ xương khớp và mô liên kết XIII. Các bệnh của hệ sinh dục
XIV. Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản
XV. Một số bệnh lý hình thành trong giai đoạn chu sinh XVI. Dị tật bẩm sinh, biến
dạng và bất thường nhiễm sắc thể
XVII. Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng và cận lâm sàng bất
thường, chưa được phân loại ở chỗ khác
XVIII. Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do những nguyên nhân bên
ngoài XIX. Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của một yếu tố nguy cơ lên một biến kết quả liên quan
đến sức khỏe, chúng ta cần có những định nghĩa chính xác về ca bệnh để về nguyên tắc có
thể đưa ra chẩn đốn đúng.

1.3.5. Ảnh hưởng của mơi trường lên các bệnh không nhiễm khuẩn
Phần lớn sự phơi nhiễm với môi trường đều yếu nhưng kéo dài. Các nguy cơ sức
khỏe thường nhỏ và tỷ suất nguy cơ gần bằng 1. Dưới đây chúng ta sẽ nói đến tác động
sức khỏe của các yếu tố nguy cơ môi trường sau:
- Tiếng ồn
- Amiăng
20


- Đám cháy mở trong nhà
- Cácbon mơnơxít (CO)
- Cácbon đ iơxít (CO )
- Ơzơn (O )
- Ơxít lưu huỳnh
- Ơxít nitơ
- Fomanđehít
- Dioxin
- Phóng xạ
- Thuốc trừ sâu
- Asen (Thạch tín)
- Phân bón và mêtan
- Chì
- Bisphenol A
- Chất thải nhựa trong các đại dương
1.4. Quản lý nguy cơ trong môi trường sức khỏe[2]
Quản lý nguy cơ môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe để làm giảm các yếu tố nguy
cơ mơi trường, từ đó giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Trên thực tế, đây là
một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Nó dựa trên nghiên cứu về sức khỏe môi trường, cụ thể
là đánh giá nguy cơ, đồng thời quan tâm đến nhiều khía cạnh của cuộc sống trong một
cộng đồng.


21


1.4.1. Động lực, nền tảng và phương pháp
Mục tiêu của việc quản lý nguy cơ là khuyến cáo và thực hiện những chính sách có
tác dụng với các yếu tố mơi trường có hại. Trong phần lớn các tình huống, nguyên tắc
phòng ngừa là kim chỉ nam quan trọng.
Trong một tình huống đã cho, việc quản lý nguy cơ sức khỏe về nguyên tắc bao
gồm ba bước:
Chúng ta sử dụng kiến thức về ảnh hưởng của sự phơi nhiễm đang được quan tâm
đến sức khỏe đã được chứng minh trong các nghiên cứu khác nhau, thường là thơng qua
phân tích tổng hợp.
Chúng ta đánh giá sự phơi nhiễm cụ thể trong tình huống được nói đến.
Cuối cùng, chúng ta thực hiện một hành động; chúng ta quản lý nguy cơ sức khỏe
đã tìm thấy. Trên thực tế, chúng ta làm điều này bằng cách xem xét không chỉ riêng cho
nguy cơ sức khỏe đã đánh giá mà còn cả nhiều khía cạnh khác của tình huống đã cho; ví
dụ như những sự kiện về kỹ thuật, pháp lý và chính trị và kinh tế.
Việc quản lý nguy cơ đang được các cơ quan công quyền hoặc các nhân các công
dân thực hiện. Sự quản lý nguy cơ của các cơ quan cơng quyền, ví dụ cơ quan nhà nước,
bao gồm ba hình thức:
- Can thiệp trực tiếp;
- Các khuyến nghị;
- Các quy định.
Do đó chúng ta sẽ chỉ tập trung vào các can thiệp trực tiếp và các quy định của cơ
quan công quyền. Tại Việt Nam, các quy định này chủ yếu thể hiện dưới hình thức là các
nghị định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
1.4.2. Giáo dục, can thiệp và quy định
Trên thực tế, một quy định thường chỉ giải quyết từng yếu tố riêng rẽ ngay cả khi
nhiều trong số chúng được đưa vào trong cùng một văn bản. Chỉ có cơ quan cơng quyền

22


mới có thể thơng qua các quy định. Chủ yếu là chính quyền của một nước, hoặc các cơ
quan cơng quyền của một nhóm các nước, như Liên minh Châu Âu (EU) làm việc đó. Đơi
khi, một cơ quan cấp thấp hơn, ví dụ một thành phố hoặc một trong các bang của nước
Mỹ, hay một “bang” của Cộng hòa Liên bang Đức, cũng ra quy định quản lý các yếu tố
nguy cơ mơi trường.
Một hình thức khác để quản lý nguy cơ môi trường là lập kế hoạch và xây dựng
một mơi trường. Nó thường được đặt dưới tiêu đề “can thiệp trực tiếp” đã nêu ở trên. Có
thể thiết kế các nguyên tắc về cách xây dựng một nhà máy, một căn hộ, một bệnh việc,
một trường học hay một khu vực mới của thành phố, hay cách hình thành một cảnh quan,
theo quan điểm làm cho các yếu tố mơi trường ít tác động đến sức khỏe.
Các tổ chức mang tính tồn cầu như Liên Hiệp Quốc hoặc Tổ chức Y tế Thế giới
chỉ có thể đưa ra những khuyến nghị khơng có hiệu lực pháp luật. Về căn bản, những
khuyến nghị này là kết quả tất yếu từ các nghiên cứu về môi trường, nhằm giúp các chính
phủ đưa ra những quy định riêng. Vì thế mỗi quốc gia cần cân nhắc hoàn cảnh cụ thể của
mình.
1.4.3. Hàm ý hậu quả chính trị
Như chúng ta đã thấy rằng sức khỏe môi trường chủ yếu là một vấn đề chính trị,
vấn đề này được phân tích một cách thực tế hơn qua các bước khác nhau cần thực hiện để
quản lý nguy cơ.
Quyết định thực hiện một nghiên cứu đánh giá phơi nhiễm cũng thường phụ thuộc
vào các yếu tố chính trị. Điều này đặc biệt đúng với việc cung cấp tài chính.
Điều này cũng đúng với các nghiên cứu đánh giá nguy cơ.
- Việc quản lý nguy cơ sức khỏe môi trường thông qua giáo dục sức khỏe có thể
chịu ảnh hưởng của các mối quan tâm chính trị.
- Việc quản lý nguy cơ sức khỏe mơi trường thơng qua nâng cao sức khỏe dưới
hình thức các can thiệp thậm chí cịn phụ thuộc nhiều hơn vào các định hướng chính trị.


23


- Việc quản lý nguy cơ sức khỏe môi trường thông qua các quy định về cơ bản
cũng là một vấn đề chính trị.
1.5. Sơ lược về phịng chống bệnh tay, chân, miệng
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới: bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh
thường gặp ở trẻ em với đặc trưng là sốt nhẹ kèm phát ban điển hình ở da, có hoặc khơng
có lt miệng. Thơng thường, phát ban điển hình dạng sẩn mụn nước ở lòng bàn tay hoặc
lòng bàn chân, hoặc cả lòng bàn tay, bàn chân. Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ
nhỏ và trẻ sơ sinh, chỉ biểu hiện phát ban dát sần khơng có mụn nước ở mông, đầu gối
khuỷu tay.[18]
1.5.1 Tác nhân gây bệnh [3]
Những virus gây ra bệnh TCM thuộc nhóm Enterovirus, họ Picornaviridae (tên gọi
này xuất phát từ pico: rất nhỏ và chứa RNA), họ này gồm 2 giống: Enterovirus và
Rhinovirus. Đặc điểm chung của các virus trong họ Picornaviridae là nhỏ, chứa RNA một
sợi dương, capsid có đối xứng hình khối, khơng có bao ngồi.
- Giống Enterovirus (EV)

Hình 1.1 Hình bề mặt phân tử EV-71
Gồm 4 lồi:
+ Poliovirus: gồm có 3 typ, gây bệnh bại liệt, viêm màng não.
+ Coxsackievirus: gồm có 29 typ, gây viêm màng não vô khuẩn, viêm cơ tim, viêm
họng áp-tơ (aphthe ulcer), phát ban ngoài da.

24


+ Echovirus: gồm có 32 typ, gây viêm màng não vô khuẩn, viêm đường hô hấp,
viêm não, viêm ruột, viêm cơ tim,...

+ Enterovirus typ 68-71 gây viêm kết mạc chảy máu, viêm tiếu phế quản, bệnh
TCM; typ 72 của Enterovirus gây viêm gan cấp tính (Hepatitis A virus).
- Giống Rhinovirus: gây nhiễm trùng đường hơ hấp trên.

Hình 1.2 Hình bề mặt phân tử của một rhinovirus.
Lịch sử nghiên cứu về enteroviruses là lịch sử nghiên cứu poliovirus (virus gây
bệnh bại liệt). Vào năm 1947, trong khi nghiên cứu poliovirus gây bệnh bại liệt trong một
vụ dịch ở New York (Hoa Kỳ), các nhà nghiên cứu đã phát hiện một virus có kháng
nguyên liên hệ xa với virus gây bại liệt trong phân của một đứa trẻ bị bại liệt ở thành phố
Coxsackie. Nó được đặt tên Coxsackievirus. Về sau, một virus thứ hai khác được tìm thấy
cũng tại thành phố Coxsackie từ những trường hợp viêm màng não vô khuẩn. Người ta
đặt tên virus được khám phá đầu tiên ở thành phố Coxsackie là Coxsackievirus nhóm A
và tên của virus được khám phá sau là Coxsackievirus nhóm B. Đến năm 1951, người ta
tìm thấy nhiều virus có kháng ngun độc lập với hai loại virus vừa kể, từ phân người
không có triệu chứng bệnh. Họ đặt tên là echoviruses, tương ứng với chữ đường ruột
(enteric), gây bệnh cho những tế bào cấy trong môi trường (cytopathogenic), được phân
lập ở người (humans), và không gây bệnh (orphans). Từ năm 1969, những loài
enteroviruses mới đã được đặt tên theo số, khởi đầu từ số 68 và ngày nay đã đến số 109.

25


×