Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Lịch sử hóa học và triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.5 KB, 16 trang )

CHƯƠNG I: THỜI KÌ CỔ ĐẠI- TRIẾT HỌC THỜI KỲ CỔ ĐẠI
Một số sách Lịch sử Hóa học ngay ở những trang đầu đặt câu hỏi: Danh từ
“Chimi” (hóa học) xuất hiện lúc nào? Có định nghĩa ban đầu như thế nào? Các lời giả
đáp khác nhau được đưa ra, nhưng tất cả đều không dựa trên những cơ sở rõ ràng. Có
lẽ đáng chú ý nhất là câu chuyện kể lại của nhà giả kim thuật có tên tuổi Zôsime
(Zosime). Zôsime được coi là nhà giả kim thuật đầu tiên, sống khoảng nửa sau thế kỉ
thứ 3. Ông đã kể lại rằng vào thế kỉ thứ 3 trước công nguyên, tại Memphit (Memphis)
thủ đô Ai Cập cổ đại trong đền thờ thần Ai Cập Phơta (Phta) có một khu đặc biệt dành
cho hoạt động của một nghệ thuật thiêng liên do các thiên thần truyền lại cho con
người. Như vậy, có thể nói rằng lúc ban đầu hóa học được coi là một nghệ thuật thiêng
liên do các thiên thần truyền lại cho các giáo sĩ Ai Cập cổ đại.
1. Những di vật và hiểu biết hóa học thời kì cổ đại
Các giáo sĩ tơn giáo bí mật nghiên cứu điều chế nhân tạo ngọc quý, kim loại quý, vàng,
bạc, thuốc nhuộm đẹp, thuốc thánh chữa bệnh, ướp xác người… dùng những kí hiệu
tượ

ng trưng, khinh thường sự quan sát thiên nhiên và sự tổ
chức làm thí nghiệm. Sau khi Ai Cập bị Hi Lạp xâm
chiếm (năm 323 trước công nguyên) một phần “nghệ
thuật thiêng liêng” bị lọt ra ngồi từ các đền thờ Phơta,
Ozirit (Oziris), Jziđơ (Jzido)… và được phổ biến rộng ra
dần…
Trong thành phố thì có sự hoạt động hằng ngày thiết
thực phong phú, của một đội ngũ đông đảo thợ các nghề
thủ công. Họ lao động cần cù đi đến sáng tạo ra nhiều

sản phẩm gồm đồ mỹ nghệ bằng ngọc quý, vàng, bạc, đồ gốm, đồ thủy tinh, vải vóc,
thuốc nhuộm… Đội ngũ thợ này tập hợp dần dần một vốn kiến thức về kỹ thuật hóa
học thủ cơng phong phú và có giá trị. Chính họ đã để lại cho ngày nay những di vật
quý giá như: đền đài, lăng mộ, kho báu, dụng cụ lao động, sinh hoạt…
Ngồi ra cịn có những tư liệu ghi chép trên những tấm đá, tấm đất sét nung,


thanh tre non, giấy lao sậy (papirút Ai Cập). Một papirút có tiếng nhất là papirút Ebe
(Eber), cịn lưu trữ ở thư viện Trường Đại học Lepzic (Leipzig) viết khoảng 1600 năm
trước cơng ngun, phần chính nói về y học, về thuốc chữa bệnh. Cịn có thể kể thêm


tác phẩm của một số tác giả thi sĩ, sư gia, (truyện “Iliat và Ođixê” của Hôme (Homere)
về chiến tranh thành Tơroa (Troie) khoảng 1200 năm trước công nguyên), triết gia (bộ
“Bách khoa toàn thư” của Pơlin (Pline) viết khoảng thế kỉ 1 trước công nguyên),…
Các di vật ở trên được tìm thấy ở những nơi đã có một trình độ văn minh nào đó
ở thời cổ đại, tại khu vực rộng lớn Á – Âu – Bắc Phi, đã xuất hiện dần dần trước sau
nhau một ít các nền văn minh: Trung Quốc (sớm nhất), Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập, Hi
Lạp, La Mã (muộn nhất). Từ thời xa xưa người Trung Hoa đã biết sản xuất gồ gốm,
một số kim loại, đúc chuông, tượng, chế thuốc nhuộm (inđigô,…), thuốc chữa bệnh,
sản xuất đường, nấu rượu từ các hạt,… Ấn Độ cũng có những di vật tương tự mới được
phát hiện gần đây, có những đồ gốm, đồ đồng niên đại khoảng 3000 năm trước công
nguyên.Khu vực Lưỡng Hà có những tấm đất sét khắc chữ hình nêm từ 3000 năm
trước công nguyên ghi lại cách sản xuất các kim lại, sắt, đồng, bạc, chì từ quặng, có
những tượng múa tôn giáo, từ 4000 năm trước công nguyên! Ở Việt Nam, nước Văn
Lang, thời các vua Hùng, cũng biết sản xuất đồ gốm, nấu đồng, luyện sắt, đúc chuông,
tượng, trống đồng, vũ khí…
Nền văn minh Ai Cập cổ đại được nghiên cứu và hiểu biết nhiều nhất. Trước
khi bị Đế quốc Hi Lạp xâm chiếm, Ai Cập độc lập có các triều đại được xây dựng nên
từ 7000 năm trước cơng ngun, là nước có kỹ thuật tiên tiến của thế giới ngày xưa,
các nghề thủ công đạt tới trình độ cao do trong chế độ chiếm hữu nơ lệ của Ai Cập, có
sự phân cơng lao động giữa các thợ thủ cơng và sự chun mơn hóa sản xuất. Ai Cập
cổ đại biết nung gạch từ 6000 năm trước công nguyên, biết tinh chế vàng bạc, sản xuất
đồ gốm, chế thuốc nhuộm (thuốc nhuộm thực vật inđigô, nghệ, quỳ,… thuốc nhuộm vơ
cơ như hồng hồng, minium,…) chế rượu bia, rượu nho, dấm, các loại thuốc chữa bệnh
(thuốc viên, thuốc xoa, thuốc bó,…) có kỹ thuật ướp xác người chu đáo từ 3000 năm
trước công nguyên…, trong kim tự tháp Khuphu (Khufu) 2900 năm trước cơng ngun

đã tìm thấy dao trổ bằng thép được chôn theo.
Từ xa xưa, con người trong quá trình tìm hiểu thế giới đã nhận thấy cần phải có
một lý thuyết nào đó hướng dẫn mình tiến tới…
2. Những lý thuyết của các Triết gia cổ Hi Lạp – La Mã


Trong thời Cổ Đại, dân tộc Hi Lạp nổi bật lên ở khả năng tổng quát hóa. Họ có nhiều
nhà triết học mạnh dạn xây dựng nên những lý thuyết tổng qt để giải thích các hiện
tượng mn hình mn vẻ khơng ngừng diễn ra xung quanh mình. Đáng chú ý nhất có
thuyết các chất đầu hay nguyên tố của mọi vật, có thuyết nguyên tử về cấu tạo gián
đoạn của vật chất. Thuyết về sự hình thành các nguyên tố tơi xin phép chia thành như
sau:
a) Thuyết sự hình thành các nguyên tố của phái duy vật
Nhà triết học Talet (Thales) ở thành phố Milê (Milet) sống ở thế kỉ thứ 7 sang
thế kỉ thứ 6 trước công nguyên, đã suy nghĩ và kết luận rằng nước là nguyên lí, là chất
đầu, là ngun tố của tất cả: “Khơng có gì có thể xuất phát từ khơng có gì, tất cả xuất
phát từ nước và rồi trở lại về nước”. Đung nóng nước thấy nước biến thành khơng khí
(hơi nước), cho bay hơi nước (nước biển) thu được đất (muối). Anaximen
(Anaximène) sống khoảng giữa thế kỉ thứ 6 trước cơng ngun cho khơng khí là chất
đầu. Xênơphan (Xenophane) cùng thế kỉ cho đất và nước là chất đầu. Hêraclit
(Heraclite) (540 – 480 trước công nguyên) coi lửa là chất đầu.
Empêđôc (Empédocle) (490 – 430 trước công nguyên) tổng hợp thành thuyết
các ngun tố: nước, khơng khí, đất, lửa là 4 chất đầu, là 4 nguyên tố tạo nên mọi vật.
Mọi vật thể đều được tạo nên từ chúng theo những tỉ lệ khác nhau. Chúng ta lưu ý
rằng, nguyên tố ở đây nghĩa là thứ đầu tiên, không kể là vật chất hay phi vật chất.
Gần như đồng thời với thuyết các nguyên tố, ra đời thuyết nguyên tử. Một vấn đề to
lớn là xét xem vật chất có cấu tạo như thế nào, có thể chia nhỏ mãi vơ cùng khơng giới
hạn, hay có giới hạn?
Lơxip (Leucipe) ở thế kỉ thứ 5 trước công nguyên là tác giả của thuyết ngun
tử. Ơng cho rằng vật chất có thể chia nhỏ dần đi đến những phần tử không thể chia nhỏ

hơn được nữa, gọi chúng là các nguyên tử. Có các ngun tử của nước, khơng khí, đất,
lửa.
Đêmơcrit (Democrite (460- 390 trước cơng ngun), học trị của Lơxip hồn
thiện lý thuyết của thầy, được coi là ông tổ thật sự của thuyết nguyên tử. Đêmôcrit xuất
phát từ nguyên lý: “khơng có gì thì khơng thể cho cái gì cả”, và lý luận như sau để đi
đến thừa nhận sự tồn tại các nguyên tử: “Nếu bất kì một vật nào có thể chia nhỏ mãi
khơng cùng thì có 2 điều, hoặc khơng có gì cả hoặc cịn lại cái gì đó. Trong trường hợp
thứ nhất, vật chất chỉ có một sự tồn tại ảo tưởng mà thôi; trong trường hợp thứ hai,


người ta đặt câu hỏi: cịn lại gì vậy? Câu trả lời logic nhất là có sự tồn tại các nguyên tố
thật sự, không chia được, không chỉ được gọi là các nguyên tử”. Ông quan niệm các
nguyên tử của các ngun tố có kích thước và hình dạng nhất định, giải thích được sự
khác nhau về tính chất của các nguyên tố. Những chất thực tế ta thấy là những liên kết
của các nguyên tử đó, nếu có sự thay đổi liên kết thì có thể làm chất này biến thành
chất khác.
Lơxip và Đêmôcrit là 2 nhà duy vật hồn tồn, khơng chấp nhận có sự tham gia
một vị thần thánh nào trong mọi hiện tượng trong vũ trụ. Đặc điểm nổi bật của chủ
nghĩa duy vật Đêmơcrít là “quyết định luận” (thừa nhận rằng sự ràng buộc theo luật
nhân quả và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên) nhằm chống lại “mục đích luận”
(là quan điểm duy tâm cho rằng cái thống trị trong tự nhiên khơng phải là tính nhân quả
mà tính có mục đích). Đêmơcrít có nhiều cơng lao trong việc xây dựng lý luận về nhận
thức. Ông đặt ra và giải quyết một cách duy vật vấn đề đối tượng của nhận thức, vai trị
của cảm giác với tính cách là điểm bắt đầu của nhận thức và vai trò của tư duy trong
việc nhận thức tự nhiên.
* Nét đặc sắc khác trong triết học duy vật của Đêmơcrít là chủ nghĩa vơ thần.
Đêmơcrít cho rằng, sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người đã bất lực trước
những hiện tượng khủng khiếp của tự nhiên. Theo ông, thần thánh chỉ là sự nhân cách
hóa những hiện tượng tự nhiên hay là những thuộc tính của con người.
b) Thuyết sự hình thành các ngun tố của phái duy tâm

Platơn (Platon) (429 – 349 trước cơng ngun), một triết gia có tên tuổi lớn,
Platôn là người xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan hoàn chỉnh đầu tiên
của chủ nghĩa duy tâm khách quan, đối lập với thế giới quan duy vật. Ông đã tiến hành
cuộc đấu tranh gay gắt chống lại chủ nghĩa duy vật, đặc biệt là chống lại những đại
biểu của chủ nghĩa duy vật thời bấy giờ như Hêraclít và Đêmơcrít. Trong sách Timê
(Timée) của mình, ơng đã bác bỏ tính chất vật chất, bác bỏ thuyết nguyên tử, trình bày
thuyết các ý của mình: một thượng đế đã xây dựng trật tự của thế giới bằng ngun tố
nước, khơng khí, đất, lửa đã tạo ra 4 loại sinh vật ứng với 4 nguyên tố đó là: loại thứ
nhất gồm các thần tạo nên tia lửa, loại thứ hai gồm các động vật có cánh sống trong
khơng khí, loại thứ ba gồm các động vật sống trong nước, loại thứ tư gồm các động vật
sống trên cạn.
Phép biện chứng của Platôn là phép biện chứng lệ thuộc vào triết học duy tâm.


Do đó, “Đường lối Platơn” chống lại “đường lối Đêmơcrít” trong triết học cổ đại,
chống lại thuyết nguyên tử của Đêmơcrít. Các hiện tượng của tự nhiên bị ơng quy
thành những quan hệ tốn học. Đạo đức học của Platơn được xây dựng dựa trên cơ sở
học thuyết về linh hồn bất tử là một hình thức của lý luận tôn giáo, là bộ phận quan
trọng nhất của ý thức tư tưởng của tầng lớp chủ nô quý tộc.
* Là kẻ thù chính trị của chế độ dân chủ chủ nô Aten,
Platôn coi “chế độ quý tộc” tức là chế độ nhà nước của
tầng lớp chủ nô thượng lưu là “nhà nước lý tưởng”.
Arixtôt (Aristotle) (384 – 322 trước công ngun), học
trị của Platơn, khơng coi nặng như thầy vấn đề nghiền
ngẫm các ý, mà chú ý nhiều đến việc nghiên cứu thiên
nhiên, đến các con vật và các cây cỏ. Ông bác bỏ thuyết
nguyên tử, thừa nhận vật chất có thể chia vơ hạn, thừa
nhận có 4 ngun tố nước, khơng khí, đất, lửa, tuy nhiên
quan niệm nhau từng cặp: khơ - ẩm, nóng – lạnh, 4 tính
chất ngun thủy ấy kết hợp từng cặp một thành các nguyên tố nước, khơng khí, đất, và

lửa theo sơ đồ này.
- nóng + khơ = lửa
- nóng + ẩm = khơng khí
- lạnh + khơ = đất
- lạnh + ẩm = nước
Hệ thống nguyên tố - tính chất nguyên thủy của Arixtơt được trình bày trong
hình. Sự khác nhau giữa các chất là do tỉ lệ phối hợp các tính chất nguyên thủy.
Khi đun nóng nước thiên nhiên, nước được biến thành khơng khí và để lại trong đĩa
một bã là đất. Hiện tượng này được giải thích như sau: nước đã trả ẩm cho lửa, thu
nóng của lửa tạo thành khơng khí, đồng thời nước trả lạnh cho lửa, thu khô của lửa, tạo
thành đất!
Từ đây, Arixtôt rút ra kết luận là: “Hồn tồn có khả năng biến đổi chất này
thành chất khác!”. Kết luận này đã thống trị tai hại trong hóa học một thời gian rất dài,
gần 2000 năm với trào lưu giả kim thuật.
Sự phê phán của Arixtốt đối với Platơn là một đóng góp quan trọng trong lịch
sử triết học. Arixtốt đã đề ra một loạt luận điểm quan trọng phản bác lại chủ nghĩa duy


tâm của Platơn. Ơng thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất; giới tự
nhiên là toàn bộ những sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi.
Do đó, muốn giải thích thế giới vận động, biến đổi thì khơng cần đến những ý niệm của
Platôn. Khi phê phán Platôn, Arixtốt đã chống lại những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa duy tâm nói chung, nhưng học thuyết đó của ơng cũng chưa vượt qua được
những tư tưởng thần học và mục đích luận. Do đó, nó mâu thuẫn với tất cả những tiến
bộ trong “khoa học bách khoa” của ông, gần gũi với “đường lối Platôn” và bộc lộ rõ
chủ nghĩa duy tâm. Nhận định về sự do dự của Arixtốt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm giải thích tính chất duy tâm trong học thuyết của Arixtốt, V.I.Lênin viết:
“Đương nhiên, đó là chủ nghĩa duy tâm, nhưng một chủ nghĩa duy tâm khách quan
hơn, xa xôi hơn và chung hơn so với chủ nghĩa duy tâm của Platơn, và do đó, trong
triết học tự nhiên, nó thông thường là = chủ nghĩa duy vật”. Ở Arixtốt, chủ nghĩa duy

tâm không phải là một hệ thống như ở Platôn mà chỉ một số quan niệm duy tâm tự mâu
thuẫn với xu hướng duy vật trong triết học về tự nhiên của ơng. Nhận thức luận của
Arixtốt có vai trò to lớn trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Bác bỏ thế giới “ý niệm”
của Platôn, Arixtốt thừa nhận thế giới vật chất là đối tượng thực tế của nhận thức, là
nguồn gốc của cảm giác. Cảm giác luận và kinh nghiệm luận trong lý luận về nhận
thức của Arixtốt đối lập với thuyết “Hồi tưởng” duy tâm của Platôn. Nếu Platôn coi
nguồn gốc duy nhất của hiểu biết là do linh hồn bất tử nhớ lại thế giới “ý niệm”, thì
Arixtốt cho rằng khơng ai cảm giác là không nhận thức và không hiểu biết gì hết. Ở
điểm này, Arixtốt là nhà cảm giác luận duy vật. Arixtốt đã nghiên cứu một cách sâu sắc
những vấn đề của phép biện chứng và lôgic học. Phép biện chứng của ơng thể hiện rõ
trong cách giải thích cái chung và cái riêng. Nếu như Platôn coi “ý niệm” với tính cách
là cái chung hồn tồn tách rời khỏi sự vật với tính cách là cái riêng, thì Arixtốt lại đặt
cái chung trong sự thống nhất với cái riêng. Arixtốt người đặt nền móng cho lơgic học
(khoa học về những quy luật và những hình thức của tư duy). Lần đầu tiên ông đưa tư
duy trở thành đối tượng nghiên cứu của một mơn khoa học. Đó là khoa học lơgic.
Lơgic hình thức của Arixtốt đã nêu ra những phương pháp cơ bản của việc xây dựng
các khái niệm, phán đoán suy lý tam đoạn thức và chứng minh. Ông cũng là người đầu
tiên nêu các quy luật cơ bản của lơgic học hình thức: “quy luật đồng nhất, quy luật phi
mâu thuẫn lôgic và quy luật gạt bỏ cái thứ ba”. Như vậy, lịch sử triết học cổ đại Hy Lạp
là lịch sử hình thành và phát triển thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Nét


nổi bật của chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại là tính chất mộc mạc, thơ sơ. Nó khẳng
định thế giới vật chất tồn tại khách quan không phải do thần thánh hoặc một lực lượng
siêu nhiên nào tạo nên. Thế giới vật chất xuất hiện từ vật chất, từ những nguyên thể vật
chất đầu tiên như nước, lửa, khơng khí, ngun tử,…Song, do trình độ cịn thấp của
khoa học nên các nhà triết học duy vật đương thời chỉ có thể quan sát trực tiếp các hiện
tượng tự nhiên và phỏng đoán để rút ra những kết luận triết học. Tuy vậy, quan niệm
duy vật thô sơ này đã có tác dụng rất lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy
tâm, chống tôn giáo, chống thần học cổ đại. Nhiều nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã nhận

thức được và phát hiện nhiều yếu tố của phép biện chứng như mối quan hệ giữa các sự
vật và hiện tượng, sự vận động vĩnh viễn của vật chất, tính thống nhất của những mặt
đối lập của sự vật,…Những yếu tố biện chứng đó chính là những phỏng đoán thiên tài,
chưa được chứng minh một cách khoa học và cũng chưa được nghiên cứu một cách tự
giác. Mác và Ăngghen gọi đó là phép biện chứng tự phát, ngây thơ nhưng đó là hình
thức đầu tiên, hình thức cổ đại của phép biện chứng.
CHƯƠNG II: THỜI KÌ GIẢ KIM THUẬT- TRIẾT HỌC THỜI KỲ
TRUNG CỔ
Giả kim thuật là danh từ dịch từ chữ “alchimi”, mà
người Ả Rập sau khi xâm chiếm Ai Cập giữa thế kỉ thứ
7, đặt ra bằng cách lắp tiền tố “al” của Ả Rập vào từ
chimi để chỉ thứ “tiền hóa học” ngự trị trong thời kì
trung cổ ở châu Âu (từ thế kỉ thứ 2 đến thế kỉ thứ 16).
Mục đích chủ yếu của giả kim thuật là tìm hịn đá thần bí biến đổi các kim loại
thường thành vàng. Do vậy có thể tạm định nghĩa hóa học ở thời kì này là “nghệ thuật
biến đổi các kim loại thành vàng”, nhờ hịn đá “thần bí”. Sau đó người ta cịn thêm u
cầu tìm ra thuốc thần bí truyền cho con người sức khỏe, sự trẻ trung, tính bất tử.
Tại sao lại có mục đích tha thiết viển vơng, tìm cách biến các kim loại thành
vàng? Nguyên nhân là do thời trung cổ, ở châu Âu có chế độ xã hội phong kiến phân
tán, có sự bn bán phát triển khá rộng rãi giữa châu Âu và phương Đơng, nhưng vì
giao thơng khó khăn, đường xa đầy nguy hiểm nên cần vàng là vật liệu quý và nhỏ dễ


mang theo để dùng làm vật trao đổi tương đương. Yêu cầu có nhiều vàng định hướng
nghiên cứu cho các nhà giả kim thuật tìm “ngọc thần bí” có khả năng biến đổi một kim
loại bất kì thành vàng. Cơ sở lý thuyết của giả kim thuật là quan niệm của Aritxtơt
chuyển hóa được chất này thành một chất khác, kim loại này thành kim loại khác.
Về nguồn gốc giả kim thuật, cịn có thể kể thêm lịng tham lam của con người
muốn có nhiều vàng để tạo cho mình một cuộc sống đế vương về vật chất, tham vọng
bản thân sống luôn luôn khỏe mạnh, luôn luôn trẻ trung, sống đời cùng người thân mà

khơng bao giờ có cảnh biệt ly.
Giả kim thuật có một số đặc điểm như sau:
1. Hoạt động bí mật khép kín, có khuynh hướng tà thuật, khơng biết gì đến
phương pháp khoa học.
2. Sử dụng những kí hiệu thần bí và một ngơn ngữ rối rắm cố ý. Truyền các
kinh nghiệm cho nhau theo một đường lối tin cậy mù quáng không cần cơ sở gì, có sự
kiểm tra gì.
3. Độc quyền nghiên cứu, nắm trong tay đám giáo sĩ tôn giáo là những người
nắm văn học, khoa học, trong xã hội thời bấy giờ.
Nhìn tổng qt, giả kim thuật có nguồn gốc Hi Lạp – Ai Cập. Nó được Ả Rập tiếp thu
khi đến xâm chiếm Ai Cập giữa thế kỉ thứ 7 rồi đem truyền bá dần sang Tây Âu khi
xâm chiếm Tây Ban Nha đầu thế kỉ thứ 8 (năm 711).
Giả kim thuật đã phát triển theo 3 giai đoạn là:
- Giả kim thuật ỏ Ai Cập thuộc Hi Lạp, từ thế kỉ thứ 4 đến giữa thế kỉ thứ 7
- Giả kim thuật trong giới Ả Rập, từ giữa thế kỉ thứ 7 đến đầu thế kỉ thứ 13
- Giả kim thuật trong thiên chúa giáo Tây Âu, từ đầu thế kỉ thứ 13 đến đầu thế kỉ thứ
16.
1. Giả kim thuật ở Ai Cập thuộc Hi Lạp (từ thế kỉ thứ 4 đến giữa thế kỉ thứ 7)
Các nhà giả kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là:
Zơsime: đã trình bài cách “cố định thủy ngân” (hóa rắn thủy ngân) cách chế nước thánh
cho nghệ thuật điều chế vàng…
2. Giả kim thuật trong giới Ả Rập (từ giữa thế kỉ thứ 7 đến đầu thế kỉ thứ 13)
Các quốc vương Ả Rập có đặc điểm vừa nắm chính quyền lẫn thần quyền. Sau
khi xâm chiếm Ai Cập, họ theo gương chính quyền trước ở Ai Cập tích cực bảo trợ
khoa học và nghệ thuật, thu hút tập trung các nhà bác học, khi đến Tây Ban Nha, người


Ả Rập xây dựng vương quốc Coocđu (Cordoue) độc lập làm thành một trung tâm văn
minh Ixlam, thành lập Trường Đại Học Coocđu có thư viện lớn nhất thời bấy giờ chứa
250.000 sách, giảng dạy các mơn triết học, tốn, thiên văn, chiêm tinh, y học, giả kim

thuật,… tổ chức dịch nhiều tài liệu cổ điển Hi Lạp sang tiếng Ả Rập. Người Ả Rập chú
trọng nhiều nghiên cứu y học, dược học, tìm, chế biến nhiều thuốc chữa bệnh.
Các nhà giả kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là Ghebe (Geber),
khoảng 750-840, sống vào thời kì thịnh vượng nhất của đế quốc Ả Rập. Ông được coi
là ông tổ của giả kim thuật Ả Rập. Các cơng trình chính của ơng nói về tóan học, y học,
giả kim thuật. Geber thêm vào Thuyết nguyên tố của Aritxtôt 2 nguyên tố mới là thủy
ngân và lưu huỳnh để giải thích sự cấu tạo nên kim loại. Theo ông, các kim loại được
cấu tạo từ sự kết hợp của thủy ngân với lưu huỳnh theo những tỉ lệ khác nhau; vàng là
kim loại hồn thiện nhất, có tỉ lệ kết hợp giữa thủy ngân và lưu huỳnh là tốt nhất. Đây
là một đóng góp thêm của giả kim thuật về mặt lý thuyết cho hóa học thời bấy giờ.
Trong các cơng trình của ơng lần đầu tiên xuất hiện các danh từ alcati, vitriol, alcohol,
alembic, sự mô tả rõ ràng các lò, các thiết bị dùng trong các phòng nghiên cứu, cách
chế biến chưng cất, kết tinh, thăng hoa… Cách điều chế và tinh chế các kim loại, cách
điều chế axit từ dấm…
Razet (Rhasès), 860-940. Ơng có 2 quyển sách nổi tiếng nhất: “Sách về những
bí mật”, “Sách về bí mật của những bí mật”. Ơng thêm ngun tố muối làm thành phần
thứ 3 trong cấu tạo kim loại. Ơng nói đến nhiều kĩ thuật chế biến, nhiều dụng cụ thí
nghiệm (lị nung, bình cổ cong, bình kết tinh,…), nhiều hóa chất. Ơng đã mơ tả phương
pháp dùng vôi sống để loại nước ra khỏi cồn, thứ cồn lần đầu tiên được chế bằng chưng
cất rượu nho.
Avixen (Avicenne), 980-1036 là nhà khoa học Ả Rập lớn cuối cùng, nghiên cứu
triết học, toán, thiên văn, y học, giả kim thuật, nhưng hoạt động nhiều trong lĩnh vực y
học. Công trình chính là sách “Quy tắc của khoa y học” – có đề cập đến nhiều chất vơ
cơ, hữu cơ, và chiếm vị trí độc tơn về y học của Châu Âu suốt thời kì trung cổ
2. Giả kim thuật ở Tây Âu Thiên Chúa Giáo (từ đầu thế kỉ thứ 13 đến đầu thế kỉ 16)
Văn hóa Ả Rập, từ Tây Ban Nha và Italia, xâm nhập ngày càng nhiều và mật
thiết vào văn hóa thiên chúa giáo Châu Âu. Bắt đầu từ thế kỉ 12, giả kim thuật xâm nhập


vào các nước Pháp, Đức, Anh qua các bản dịch tài liệu giả kim thuật từ tiếng Ả Rập sang

tiếng La tinh, và được phổ biến rỗng rãi đến mức chẳng bao lâu giả kim thuật lan truyền
khắp Châu Âu, như một bệnh truyền nhiễm! Nên nhớ rằng, thời bấy giờ Châu Âu có một
thuận lợi lớn về tổ chức xã hội: nhiều thành phố ít lệ thuộc vào các chúa phong kiến, đẫ
được tự trị nên tự do hơn. Đã xuất hiện những hội buôn lớn, ở các thành phố lớn đã thành
lập các trường đại học dân sự khác với các trường tu viện, các trường đại học kiểu mới
này dạy nhiều nghề khác nhau và có quyền tự trị như các công xưởng thủ công… Do
quyền lợi về chính trị và kinh tế ở thành phố nhiều hơn, hoạt động về tinh thần trở nên sôi
nổi hơn, và nhu cầu học tập của thanh niên thuộc giới thợ thủ cơng và giới thương nhân
cũng tăng lên. Có thể kể Đại học Bôlônha ở Italia (1119), Đại học Pari ở Pháp (1200),…
Thời thịnh vượng nhất của giả kim thuật ở Châu Âu là vào các thế kỉ thứ 13 và
14. Lúc này nhà thờ thiên chúa giáo chiếm độc quyền văn hóa và nghiên cứu khoa học,
trực tiếp là các tăng lữ, trong các phịng kín đọc sách, ghi chép, nghiên cứu, viết về các
khoa học tự nhiên, đặc biệt chú ý đến môn giả kim thuật. Từ thế kỉ 15, tuy số môn đồ giả
kim thuật Châu Âu vẫn tăng nhưng họ chỉ nhằm điều chế vàng nên giả kim thuật suy tàn
dần khơng cịn hi vọng gì tồn tại…
Những nhà giả kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là:
Anbe Lơgrăng (Albert Legrand), 1193-1280, là nhà giả kim thuật người Đức
có ảnh hưởng lớn nhất. Sách của ơng trình bày các thuyết, phần lớn lấy của Aritxtơt, phần
thì lấy của người Ả Rập, ơng là người đầu tiên đưa ra khái niệm quan trọng ái lực hóa
học, nêu ra những thuận lợi của các phương pháp tách (chưng cất, chưng cách thủy, thăng
hoa,…), mô tả kĩ các thiết bị… Ông đã dùng lửa để kiểm tra các mẫu vàng, bạc của các
nhà giả kim thuật điều chế ra, và kết luận vàng, bạc đó đều là giả
Rôgiơ Bêcơn (Roger Bacon), 1220-1292, là một nhà giả kim thuật người Anh,
được mệnh danh là “tiến sĩ kì diệu” (doctor mirabilis) do có những khả năng xuất sắ c.
Bêcơn có một trình độ vượt trình độ thời bấy giờ” ơng cho tóan học có vị trí cơ bản trong
các khoa học, một khoa học nào muốn tiến bộ phải biết kết hợp thí nghiệm với các
phương pháp tóan học. Theo ơng có hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp lập luận
trừu tượng và phương pháp thí nghiệm cụ thể; phương pháp thí nghiệm quan trọng vơ
cùng, vì nó cần thiết để kiểm tra những lập luận trừu tượng khơng đủ tin cậy.
Bêcơn học ở Ơcpho (Oxford) nước Anh, tại Pari nước Pháp đỗ tiến sĩ, về ở tu

viện Coocđơliê (Cordeliers) tại Pari ông bắt đầu nghiên cứu khoa học và làm giả kim


thuật. Ơng có tư tưởng tiến bộ chống lại triết học kinh viện nên bị các giáo phái nghi ngờ,
tìm cách trù dập, đuổi đi, bắt giam, hành hạ, khủng bố nhiều năm, đến tàn tật khi ông
được trả tự do. Sách “Tấm gương giả kim thuật” của ông trở thành sách giáo khoa thực
hành, cho nhiều thế hệ nhà giả kim thuật sau này.
Triết học của R.Bêcơn bộc lộ xu hướng duy vật, ông đã nắm bắt được những
biến đổi xã hội vừa mới xuất hiện, và đi trước thời đại ông trong những mơ ước và ý
tưởng về sự tiến bộ khoa học.
Tuy nhiên, R.Bêcơn khơng thể thốt khỏi những hạn chế của thời mình, thời đại
thống trị của tơn giáo và nhà thờ. Vì vậy, bên cạnh những tư tưởng tiến bộ, ông tuyên bố:
triết học phụ thuộc vào lịng tin, và ơng cũng đã dành thời gian để nghiên cứu về “tính
chất rõ ràng của tư tưởng” xuất phát từ mẫu mực đầu tiên của thượng đế, và về “lý trí hoạt
động tiên nghiệm”
Các đại diện giả kim thuật của Pháp là: Vanhxăng đơ Bôve (Vincent de
Beauvais) …-1260, Xanh Tôma Đacanh (Saint Thomas d’ Aqin), 1225-1274, và của Tây
Ban Nha là Acnôn đơ Vinlơnơvơ (Arnauld de Villeneuve), 1240-1319, Raymông Luyn
(Raymond Lulle), 1235-1315, cả hai đều vừa là bác sĩ, vừa là nhà giả kim thuật.

Lò chưng cất
Chúng ta hãy đánh giá công minh xem, giả kim thuật đã có đóng góp gì có ích cho hóa
học. Nhìn chung đó là một trào lưu đã kìm hãm sự phát triển của hóa học trong một
thời gian quá dài! Nó chạy theo một mục đích mơ hồ, gây lãng phí q lớn về lao động
trí óc và chân tay, về khối lượng của cải vật chất so với kết quả thu được cho hóa học,
tuy vậy có cũng có sự đóng góp thực tế đáng kể như sau:


- Tập hợp được nhiều hiểu biết thực tế trong phịng thí nghiệm, hồn thiện nhiều kĩ
thuật trong phịng thí nghiệm (nung, chưng cất, hòa tan, lọc, bay hơi, kết tinh, thăng

hoa,…).
- Phát hiện được nhiều chất mới: kim loại (Bi, Zn), muối (Hg, NH 4+,…), các axit vô cơ
H2SO4, HCl, HNO3, nước cường thủy (đây là một thành tích quan trọng). Đã phân biệt
được chất kiềm bay hơi NH4OH với chất kiềm không bay hơi Na2CO3, phân biệt được
2 cacbonat Na2CO3 và K2CO3.
Ở Châu Âu, thế kỉ 15, bắt đầu xuất hiện sự chun mơn hóa những ngành sản
xuất nhỏ axit, kiềm, muối, dược phẩm và một số chất hữu cơ phục vụ các ngành thủ
công, nghiên cứu khoa học bằng thủ cơng trong những cơng xưởng, phịng thí nghiệm.
Đóng góp nhiều là các nhà giả kim thuật Ả Rập. Phần đóng góp thiết thực của giả kim
thuật sẽ giúp ích vào sự phát triển của hóa học ở thời kì hóa y học và hóa kỹ thuật.
CHƯƠNG III: THỜI KÌ HĨA Y HỌC VÀ HĨA KỸ THUẬT- TRIẾT HỌC
THỜI KỲ PHỤC HƯNG
Thời gian từ cuối thế kỉ 15 bước sang thế kỉ 16 là thời gian chuyển từ thời trung
cổ sang thời kì cận đại ở châu Âu. Lúc bấy giờ có một số sự kiện lớn mang đến một
khơng khí mới thúc đẩy các khoa học (trong đó có hóa học), tiến lên một bước rõ rệt.
Đó là sự phát minh ra máy in (1450), sự tìm ra châu Mỹ (1492), sự phục hưng, sự cải
tạo nhà thờ, tất cả đã mở rộng chân trời cho con người tìm hiểu cái mới, làm “sống lại”
một số tư tưởng lành mạnh thời cổ đại, đề cao giá trị con người, bảo về quyền sống của
con người, khuyến khích sống tự do thoải mái giữa thiên nhiên tươi đẹp, chống lại chủ
nghĩa khổ hạnh, giả dối mà tăng lữ thiên chúa giáo đã nhồi sọ nhân dân quá lâu.
Đối với hóa học, có thể coi thế kỉ 16 là thời kì chuyển tiếp giữa giả kim thuật và
hóa học độc lập. Các nhà hóa học ngày nay càng tin tưởng rằng, thí nghiệm mới là
nguồn sự thật họ bắt đầu xa rời dần các thứ mê tín làm “xơ cứng” hoạt động nghiên
cứu của mình. Ảnh hưởng của cách mạng khoa học xâm nhập vào hóa học, nhưng rất
châm và chủ yếu chỉ trong y học và khoáng vật học, do đó hình thành 2 trào lưu phát
triển song song là hóa y học và hóa kỹ thuật, hóa y học là trào lưu chính, nhưng có ảnh
hưởng qua lại nhất định giữa hai trào lưu này.
Do dân cư tập trung nhiều ở các thành phố, bệnh tật tăng lên, đòi hỏi nhiều loại
thuốc chữa bệnh nên các thầy thuốc ngồi nguồn ngun liệu hữu cơ đã có sẵn cịn sử
dụng nguồn ngun liệu vơ cơ, khống chất trước đây chưa được khai thác đến.



Hóa học khơng cịn có mục đích viển vơng điều chế vàng mà có mục đích thiết
thực hơn là điều chế các thứ thuốc chữa bệnh phục vụ y tế. Hóa y học phồn vinh nhất
về nghệ thuật điều chế các thứ thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm của triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng:
* Triết học thời kỳ này chưa thoát hết yếu tố duy tâm, các yếu tố duy tâm và
duy vật xen kẽ nhau, nó mang yếu tố “phiếm thần luận”, hay “tự nhiên thần luận”.
* Triết học chịu ảnh hưởng lớn của của khoa học tự nhiên tới mức khó xác định
được ranh giới giữa chúng, nhà triết học đồng thời là nhà khoa học tự nhiên, họ sử
dụng những thành quả của khoa học tự nhiên làm cơ sở phát triển CNDV, chống thế
giới quan thần học và triết học kinh viện.
* Cuộc đấu tranh giữa CNDV và CNDT biểu hiện dưới đặc thù là khoa học
chống tôn giáo, tri thức kinh nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện.
* Triết học thời kỳ này mang đặc sắc của chủ nghĩa nhân văn, phản ánh khát
vọng của giai cấp tư sản đang ở trong quá trình hình thành phát triển. Nền triết học này
đã hướng con người trở về với đời sống hiện thực, thốt khỏi những ảo tưởng tơn giáo,
đấu tranh cho sự giải phóng con người. Vấn đề quan hệ giữa con người với thế giới trở
thành trung tâm của triết học.
CHƯƠNG IV: THỜI KÌ HĨA HỌC ĐỘC LẬP THÀNH MỘT KHOA HỌC –
TRIẾT HỌC THỜI KỲ CẬN ĐẠI:
1 Đặc điểm
- Nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành việc sử dụng các máy móc thay
thế dần lao động tay chân. Hoạt động công nghiệp, thương nghiệp, văn học, nghệ
thuật, khoa học vươn lên, dẫn đến nhiều phát minh về lý thuyết và thực nghiệm như:
kính viễn vọng của Galilee cuối thế kỷ 16, thuyết sóng về ánh sáng của Huygens, định
luật hấp dẫn vũ trụ của Issac Newton
- Robert Boyle là người đã nâng hóa học thành một khoa học riêng, độc lập với những
thuyết lớn đầu tiên.
2 Sự hình thành hóa học độc lập – ROBERT BOYLE

• Robert Boyle (1627 – 1691) xuất thân từ một gia đình q phái người Anh, thành
tựu nổi tiếng của ơng là định luật Boyle về khí (1662) “Thể tích một khí tỷ lệ nghịch
với áp suất tác dụng lên khí đó”.
• Những cống hiến của ơng cụ thể quy về 3 điểm sau:


- Xây dựng mục tiêu độc lập cho Hóa học, tách khỏi giả kim thuật và mối quan hệ lệ
thuộc vào y học, xác định “Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất và tính chất của
chúng”.
- Lấy thực nghiệm làm cơ sở cho Hóa học, xác định thành phần của các vật thể.
- Đưa ra định nghĩa đúng đầu tiên cho nguyên tố hóa học: “Một nguyên tố hóa học là
một vật thể khơng thể phân chia được”.
Định nghĩa của ơng đưa ra chưa hồn chỉnh nhưng có tính chất cách mạng. Ơng là một
tín đồ hăng hái của thuyết hạt mà thực chất là thuyết nguyên tử: mỗi nguyên tố được
cấu tạo từ những hạt vô cùng nhỏ, những hạt này của các nguyên tố khác nhau có hình
dạng và kích thước khác nhau, coi hạt ln chuyển động và khi chúng đến gần nhau cụ
thể liên kết với nhau thành những tập hợp lớn hơn là những hợp chất hóa học.
3. Thuyết phlơghittơn hay thuyết nhiên tố E. Stahl
- Thuyết phlôghittôn là thuyết lớn đầu tiên trong hóa học nhằm giải thích các hiện
tượng về sự cháy
Ernst Stahl (1660 – 1734) là một giáo sư y học và hóa học người Đức xây dựng
thuyết phlơghittơn, cho rằng: tất cả các chất cháy được (hoặc khi đun nóng bị biến đổi)
đều tạo thành từ hai chất là xỉ và phlơghittơn.
Henry Cavendish (1731 – 1810)
- Ơng là nhà hóa học và vật lý học nổi tiếng người Anh.
- Ơng nghiên cứu hyđro và gọi nó là “khơng khí cháy”, ông mô tả hydro như 1 chất
riêng biệt với các tính chất đặc sắc. Năm 1766, ơng điều chế “khơng khí cháy” khi cho
Fe, Zn, Sn tác dụng với H2SO4(sau đó là HCl).
Cuối TK 18, chế tạo được các khí cầu đầu tiên -> hiđro được sản xuất với quy mơ rộng
lớn

Daniel Rutherford (1749 – 1811), nhà hóa học Anh, là viện sĩ viện hàn lâm khoa học,
phát minh ra khí NO, N2O, NH3 qua chậu thuỷ ngân (trước đó các khí này chỉ được
biết ở dạng dung dịch).Thành tựu của ơng là phát hiện ra khí oxi đánh đổ căn bản
thuyết phlơghittơn. Oxi chiếm vị trí hàng đầu trong các khí nhờ sự phát hiện ra oxi đó
đưa lịch sử hóa học sang trang mới. Một nền hóa học hiện đại được hình thành.
Lịch sử tìm ra nguyên tố oxi
- Lịch sử ghi nhận tìm ra oxi là 1774 và tác giả gồm có hai người 2 nước khác nhau:
Pritxli, người anh và Scheele, người Thụy Điển. Lavoađiê không được công nhận là


cơng đầu trong việc tìm ra ngun tố oxi, nhưng tồn thế giới cơng nhận ơng có cơng
lao làm cho nguyên tố oxi có tầm quan trọng hàng đầu.
Pritxli sinh tại Anh.
- 1/8/1774 ơng khám phá ra “khí oxi”
- 1774 ơng thu đươc khí kiềm là khí amoniac.
- Ơng khám phá ra khí sunfurơ (1775) và khí cacbon oxit (1799).
- 1/8/1774, ơng lấy 1 ít hợp chất thủy ngân màu đỏ (HgO) cho vào ống nghiệm, rồi
dùng thấu kính (do ơng sáng chế ra) để đốt nóng. Ơng nhận thấy có chất khí bốc ra và
thủy ngân óng ánh xuất hiện.
- Tình cờ lúc ấy có 1 cây nến đang cháy. Pritxli đưa chất khí này gần cây nến thì thấy
cây nến cháy sáng rực chưa từng thấy, làm ông vơ cùng ngạc nhiên nhưng khơng thể
nào giải thích nổi.
C.Sile (Cart Vilhelm Scheele,1742 – 1786) là nhà hóa học tài ba, kể về số lượng và
tầm quan trọng của các cơng trình thực nghiệm thì chưa chắc đã có nhà hóa học nào
của thế kỉ 18 đã có thể sánh được với Sile. Nhà hóa học Đuma đã nêu một nhận xét tế
nhị về ơng: “Khơng có một vật thể nào được Sile đụng đến mà lại không được ông cho
một phát minh”
- Tìm ra oxi bằng nhiều cách: nung nóng sanpet (NaNO3 NaNO2 + 1/2O2), nung nóng
muối magie nitrat và cả bằng cách chưng cất hỗn hợp sanpêt với axitsunfuric.
5. A.L.Lavoisier. Thuyết oxi hóa. Sự cải tổ hóa học ở Pháp

Antoine Laurent Lavoisier (1743 – 1794), là nhà khoa học người Pháp nổi tiếng ở thế
kỷ 18, được thưởng huy chương vàng của Viện hàn lâm khoa học Paris với đề tài “Tìm
phương pháp tốt nhất để thắp sáng đường phố của một thành phố lớn”.
Đầu năm 1775, ông làm thí nghiệm tách thuỷ ngân oxit thành thuỷ ngân và một khí
mới rồi thử các tính chất đặc trưng của nó.


Năm 1777, ơng cơng bố kết quả phân tích khơng khí bằng thuỷ ngân nung nóng, kết
luận rằng khơng khí gồm hai khí: 1 khí thở được gọi là oxi và một khí khơng thở được
gọi là azot.
Năm 1783, Lavoisier xác định được thành phần của nước là hidro và oxi. Lavoisier
không phải là người phát hiện ra oxi đầu tiên nhưng là người có cơng lớn trong việc
khẳng định bản chất và ý nghĩa to lớn của oxi.
Đặc điểm của triết học Tây Âu thời kỳ Cận đại
Thứ nhất, đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm, của
những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận.
Thứ hai, chủ nghĩa duy vật thời kỳ này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu
hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết
học và khoa học.
Thứ ba, đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội,
nhưng nhìn chung vẫn chưa thốt khỏi quan niệm duy tâm trong việc giải thích xã hội
và lịch sử.



×