Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Làm dễ một số bài tập về kỹ năng viết trong chương trình tiếng anh lớp 9 cho phù hợp với đối tượng học sinh vùng miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.3 KB, 15 trang )

TÊN CHUYÊN ĐỀ:
“Làm dễ một số bài tập về kỹ năng viết trong chương trình Tiếng Anh lớp 9 cho

phù hợp với đối tượng học sinh vùng miền núi”

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức
các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động chức các hoạt động của học sinh nhằm giúp
học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập.
Học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học. Nếu học
sinh không chủ động học, khơng có cách thức học tốt thì việc dạy khó đạt được như ý muốn, vì
vậy phương pháp dạy học bao gồm cả cách thức dạy của giáo viên và cách thức học của học
sinh. Thầy và trò phải có sự hợp tác với nhau mới tạo ra hiệu quả của quá trình dạy học.. Trong
quan hệ hợp tác ấy, giáo viên giữ vai trị chủ đạo vì dạy học là q trình có mục đích, có kế
hoạch được tiến hành dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của giáo viên. Học sinh có vai trị chủ động vì
trong học tập người học phải tự cải biến chính mình, khơng ai làm thay cho mình được.
Ngày nay, tiếng Anh đã và đang trở thành yêu cầu ngày càng bức thiết hầu như trong mọi
lĩnh vực công tác, mọ ngành nghề. Vì thế tiếng Anh chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống
của chúng ta, nó được xem là một cơng cụ khơng thể thiếu được trong q trình hội nhập quốc
tế.
Để đáp ứng nhu cầu đó, trong những năm qua Bộ giáo dục và đào tạo đã đề cao phương
pháp “lấy học sinh làm trung tâm ” và “đổi mới phương pháp dạy học” nhằm mang lại hiệu quả
cao trong việc dạy học. Phương pháp này đã rèn luyện cho học sinh tính độc lập suy nghĩ, tự
học, chủ động trong tiếp thu kiến thức, từ đó các em tự tìm cách giải quyết vấn đề của giáo viên
đưa ra.
Trong dạy và học ngọai ngữ việc nắm vững các kỹ năng là cần thiết , nhưng trong bốn kỹ
năng “nghe, nói, đọc, viết” của việc học ngoại ngữ, ở đây tôi chỉ xin đề cập đến tầm quan trọng
của kỹ năng viết bài của học sinh bậc THCS ở địa bàn trường tơi. Trong chương trình SGK hiện
nay, kỹ năng viết của các em được nói đến với nhiều hình thức khác nhau (word cues/
transformation/ guided / topic sentence….)


Vậy làm sao để giúp học sinh làm được các dạng bài viết đó một cách có hiệu quả? Câu
hỏi đặt ra buộc tôi phải suy nghĩ và đi đến quyết định viết đề tài: “Làm dễ một số bài tập về kỹ


năng viết trong chương trình Tiếng Anh lớp 9 cho phù hợp với đối tượng học sinh vùng miền
núi”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trong Tiếng Anh viết là một kĩ năng khó địi hỏi người học phải có kiến thức xã hội sâu
sắc, một khả năng tốt về ngôn ngữ cùng với việc nắm vững các phương pháp, kỹ năng và các thủ
thuật viết. Để học tốt môn viết, ngồi những yếu tố kể trên người học cịn phải có khả năng xem
xét đánh giá và sữa lỗi để tự nâng cao chất lượng bài viết của mình đó là đối với người học tiếng
Anh nói chung cịn đối với đối tượng học sinh nói riêng thì sao?
Hiện nay chúng ta đang dạy Tiếng Anh theo phương pháp mới trong đó chủ yếu phát triển
hai kĩ năng nghe nói. Đối với học sinh bậc trung học sơ sở việc dạy các em học Tiếng Anh theo
hướng này là tốt, vì hình thành khả năng giao tiếp của học sinh, tuy nhiên cịn một điều đáng bàn
là sau đó các em thiếu khả năng hoặc có khả năng rất yếu để diễn tả được suy nghĩ của mình
bằng văn bản hay bằng lời văn. Hơn thế nữa mặc dù dạy theo kĩ năng nghe nói nhưng các bài
kiểm tra thì chủ yếu vẫn là viết. Vì vậy phát triển kĩ năng viết cho học sinh là rất cần thiết, giúp
các em tự tin bước vào cấp học mới
Là một giáo viên Tiếng Anh có nhiều năm được giảng dạy tại môi trường vùng nông
thôn, cách xa trung tâm, tôi nhận thấy việc học viết của các em vẫn thật sự gặp nhiều khó khăn,
tại một trường mà học sinh đa phần là con em nông dân, điều kiện học tập thiếu thốn, bố mẹ
chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình và quan trọng hơn nữa là bản thân các em
chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc học nói chung và học Tiếng Anh nói riêng vì thế các em
học rất yếu và thường có tâm lý chán học khơng thích học. Vào các giờ học Tiếng Anh, đặc biệt
là giờ học viết các em thường lơ là khơng chú ý vì hầu hết các bài tập viết đều quá khó và quá
sức với các em, qua nhiều tiết dạy bản thân tôi thật sự rất trăn trở phải làm sao để các em ham
học và u thích mơn học đặc biệt là trong giờ học viết các em khơng cịn thấy sợ và thấy chán
giờ học viết như trước đây và tôi đã mạnh dạn thay đổi bằng cách thiết kế lại một số bài tập viết
để phù hợp với các em hơn. Sau một gần một năm áp dụng tôi nhận thấy đến giờ học viết các em

khơng cịn thái độ uể oải, chán nản như trước đây mà các em đã tích cực và hứng thú hơn với
giờ học của mình.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các tài liệu tham khảo cho bộ môn, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức bộ
mơn, các giáo trình về phương pháp giảng dạy kĩ năng viết cho học sinh.
- Học sinh Lớp 9A,9B
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:


Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng tạo của cả
người học lẫn người dạy, đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục như hiện nay. Việc dạy theo
phương pháp đổi mới chú trọng nhiều đến tính tự tin, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để các
em tư duy, chủ động thực hành tiếng Anh, nắm bắt nhanh và khắc sâu được lượng kiến thức đã
học. Dĩ nhiên để cho ra đời những “sản phẩm” hoàn mĩ như vậy thì người giáo viên đóng vai trị
hết sức quan trọng. Chính vì vậy phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác dụng rất lớn đến
q trình học của học sinh. . Xuất phát từ quan điểm đó, tôi cho rằng việc thiết kế lại một số bài
tập viết trong chương trình tiếng Anh 9 cho phù hợp với học sinh vùng miền núi là một trong
những phương pháp hữu hiệu nhất đáp ứng được yêu cầu của việc giảng dạy tiếng Anh trong
thời đại mới.
5. Điểm mới của đề tài:
Nam học này , bản thân tôi được phân công giảng dạy tiếng Anh khối 9.Là một giáo
viên dạy tiếng Anh có lịng đam mê và tâm huyết trong nghề nghiệp, tơi đã khơng ít lần trăn trở
khi các em làm bài viết tiếng Anh còn yếu quá, thế thì làm sao có thể đạt điểm tốt trong các lần
kiểm tra . Và nỗi băn khoăn của tôi càng cao hơn khi điểm kiểm tra 15 phút writing lần đầu tiên
của các em ở HKI của năm học 2019-2020 đạt chất lượng khơng như mong muốn.
Tơi đã tìm nhiều cách, nhiều biện pháp để áp dụng và trong giảng dạy nhằm giúp các em
nâng cao kỹ năng Writing của mình nhưng điều thất bại cho đến khi những nội dung sau đây
được trình bài trong bày viết này được áp dụng thì các em HS đã được cải thiện sâu sắc về kỹ
năng tiếng Anh trong Writing và điểm số của các em ở kỳ thi cuối đạt chất lượng khả quan hơn
và thành quả đó tiếp tục giúp các em đạt điểm số cao hơn cho đến thời điểm tơi trình bày bài viết

này là điểm kiểm tra 15 phút lần 2 và lần 3 đạt kết quả vô cùng khả quan
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Viết là một trong những kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh. Trong các kĩ năng Nghe – Nói –
Đọc – Viết, kĩ năng viết là được coi là khó nhất bởi lẽ nó là phần hội tụ hồn chỉnh nhất của từ
vựng, cấu trúc ngữ pháp và khả năng tư duy của người học Tiếng Anh. Kỹ năng viết cũng là
một trong những mục đích được đặt lên hàng đầu của việc học ngoại ngữ giao tiếp bằng ngôn
ngữ là hành động của một người dùng chữ viết để truyền đạt cho người nghe hiểu biết tư tưởng,
thái độ của mình về một điều gì đó nhằm làm cho người nghe có được những thơng tin giống
mình. Bên cạnh đó kĩ năng viết là một bước tiến cao của các kĩ năng nghe – nói – đọc mà
người học đạt được. Văn phong trong các kĩ năng không giống nhau, khi nói ta có thể nói ngắn


gọn vắn tắt hoặc có thể nói sai do đó chúng ta có thể dùng hành động cử chỉ để diễn đạt điều
muốn nói mà người nghe vẫn hiểu được. Tuy nhiên, khi viết nguời học luôn phải tôn trọng các
nguyên tắc sử dụng các quy tắc ngữ pháp để có thể giao tiếp một cách thơng suốt trong bất kì
hồn cảnh nào mà ngơn ngữ địi hỏi phải chính xác nhằm tránh sự hiểu lầm.
2. Thực trạng vấn đề
2.1.

Thuận lợi – khó khăn.

* Thuận lợi:
Trường thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Huyện, sự quản lý và chỉ
đạo trực tiếp về chuyên môn của Lãnh đạo Phòng giáo dục Đào tạo, sự chỉ đạo sát sao của lãnh
đạo trường và đặc biệt là trường có đội ngũ giáo viên trẻ có tâm huyết với nghề, khá vững vàng
về trình độ chun mơn nghiệp vụ. Trường cũng luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của chính
quyền địa phương và sự nhiệt tình ủng hộ tin tưởng của nhân dân trên địa bàn.
Đa số học sinh ngoan, có ý thức trong học tập, ham học hỏi, có tinh thần và thái độ cầu
tiến.

* Khó khăn
Học sinh trong trường chủ yếu là con em các hộ làm nơng nghiệp, chăn ni gia súc,
ngồi ra một số em khác khả năng tiếp thu bài còn quá chậm nên việc tiếp thu kiến thức bộ mơn
cịn gặp rất nhiều hạn chế. Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập, rèn luyện
của con em mình, cịn phó mặc cho nhà trường. Một số ít học sinh chưa thật sự chăm ngoan,
chưa xác định được tầm quan trọng của việc học cũng như kiến thức bộ mơn.
Đa số các bài viết có u cầu q cao, dàn bài quá mơ hồ đối với học sinh vùng miền
núi , sức học và sự tiếp thu bài của các em so với các vùng thuận lợi còn nhiều hạn chế nên đến
giờ học viết các em thường rất thụ động, không thật sự hứng thú với giờ học như các giờ học
khác.
2.2.

Thành công và hạn chế

* Thành công
Sau một thời gian áp dụng đề tài đã mang lại những thành công nhất định, học sinh hiểu
được tầm quan trọng của bộ mơn vì thế đã đầu tư thời gian và có ý thức tự giác trong học tập.
Trong lớp học sinh đã chủ động học, tích cực tham gia xây dựng bài, làm các bài tập được giao
một cách đầy đủ, đúng quy định. Hơn nữa học sinh đã biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã được
học vào thực tế.
* Hạn chế
Bên cạnh những thành công nhất định đó thì vẫn cịn những hạn chế nhất định, một số học
sinh khác chưa được phụ huynh quan tâm đến việc học nên ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình


học tập của các em. Một số ít học sinh cịn chưa có ý thức tự giác trong học tập, chưa biết vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế, hoặc vận dụng chưa linh hoạt chưa có tính sáng tạo cịn rập
khn, máy móc.
2.3.


Mặt mạnh, mặt yếu
*Mặt mạnh

Là một giáo viên được tiếp cận ngay từ những ngày đầu đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực chủ động hơn nữa bản thân cũng là một giáo viên đã có nhiều năm được trực tiếp
phân cơng giảng dạy lớp 9 nên cũng đã tích lũy cho mình được khá nhiều kinh nghiệm trong
việc dạy viết cho học sinh. Việc thiết kế lại các bài tập viết cho phù hợp với đối tượng học đặc
biệt là học sinh vùng miền núi đã mang lại những hiệu quả nhất định, học sinh hứng thú, chủ
động và tích cực hơn khi đến giờ học viết, giáo viên dễ dàng truyền thụ nhiều kiến thức cũng
như cung cấp thông tin cho học sinh hơn, học sinh nắm bắt được yêu cầu của bài học nhanh hơn
và đặc biệt học sinh ngoài khả năng hồn thành tốt bài viết của mình theo u cầu của bài học
mà cịn có thể có khả năng tư duy hơn và sáng tạo hơn trong bài viết của mình.
*Mặt yếu
Tuy đã áp dụng nhiều phương pháp trong dạy kĩ năng viết cho học sinh, đặc biệt là đã làm
dễ đi (make it easy) rất nhiều những bài tập viết cho học sinh nhưng vẫn còn một vài em chưa
biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế hoặc vận dụng chưa linh hoạt, chưa mang tính sáng
tạo. Một số ít học sinh vẫn chưa chủ động và tích cực trong học tập nên kết quả học tập chưa
cao.
2.4.

Các nguyên nhân và yếu tố tác động
Tiếng Anh là mơn học mang tính đặc thù, vì thế việc học Tiếng Anh chưa được coi trọng

đúng mức, và việc học Tiếng Anh đang cịn gặp rất nhiều khó khăn.
Dù đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên các thiết bị phục vụ cho việc
dạy và học chưa thật sự đáp ứng đủ nhu cầu và chất lượng chưa thật sự đảm bảo. Đa số các
trường học, đặc biệt là các trường chưa có phịng học chức năng dành riêng cho bộ môn.
Một số phụ huynh và học sinh chưa thật sự hiểu hết tầm quan trọng của bộ mơn nên chưa
có sự đầu tư thích đáng.
Một số ít giáo viên cịn lúng túng trong việc áp dụng phương pháp mới trong việc soạn

giảng và đặc biết chưa tích cực tìm tịi sáng tạo để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho đối
tượng học sinh mình đang trực tiếp giảng dạy để mang lại những hiệu quả nhất định.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy của bản thân cũng như qua những lần dự giờ trao
đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong kĩ năng viết đặc biệt là


với học sinh vùng miền núi, các em thường biểu hiện một cách chán nản, không chú tâm vào
bài học điều này cũng dễ hiểu vì bài học thường quá sức với các em, hầu hết các em đều khơng
hồn thành bài viết của mình, đại đa số các em ngồi chờ giáo viên viết mẫu rồi chép lại vào vở
của mình một cách đối phó. Thiết nghĩ chúng ta khơng thể trách học sinh được vì u cầu của
đa số các bài tập viết đều quá cao, dàn bài viết thì quá mơ hồ, một số đề tài bài viết thì chưa
thật sự gần gũi với học sinh vì thế việc các em ngồi chờ viết mẫu hoặc sử dụng sách giải, sách
hướng dẫn cho giáo viên là chuyện đương nhiên.Vì vậy, để tạo cho các em có kĩ năng viết tốt
và giáo viên cũng dễ dàng hơn trong việc truyền thụ kiến thức bài học cho các em, giáo viên
cần phải có những hình thức luyện tập phù hợp cho học sinh và cho từng đơn vị bài học. Việc
thiết kế lại các bài tập viết và làm dễ các bài viết cho học sinh là một giải pháp hết sức cần
thiết nhằm kích thích tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập, nâng cao chất lượng,
hiệu quả học tập của bộ môn. Để tiết dạy viết thật sự có hiệu quả giáo viên cần phải xác định rõ
ràng các tiến trình của một tiết viết và những hoạt động cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hoạt động trước khi viết (Pre-writing)
Đây là phần được coi là quan trọng nhất vì thế ở phần này giáo viên cần phải: Giải thích rõ
ràng yêu cầu của bài viết, cung cấp đầy đủ ngữ liệu cần thiết, quan trọng hơn nữa là giáo viên
cần phải thiết lập được những tình huống và những ngữ cảnh vừa phù hợp vừa gần gũi với nội
dung bài học, từ đó giúp học sinh hình thành nên những thơng tin cần viết trong bài
Thứ hai: Hoạt động trong khi viết (While-writing)
Trong quá trình học sinh viết bài, giáo viên cần quan sát và hỗ trợ các em làm việc. học
sinh có thể thảo luận với nhau theo cặp hoặc theo nhóm. Giáo viên lúc này sẽ là người giúp
việc , có thể cung cấp thêm cho các em về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp mà trong q trình viết
các em có thể nảy sinh. Nếu viết cá nhân, yêu cầu mỗi em phải có một handout nhỏ, nếu viết

theo nhóm cử một em viết vào handout, giáo viên đi từng nhóm để đảm bảo rằng học sinh nào
cũng phải làm việc ( Nên nhớ rằng trong kĩ năng viết không được chia lớp thành nhóm để viết
bài vì như thế sẽ có em khơng có cơ hội để viết hoặc đây cũng chính là cơ hội để cho các em
yếu, lười không phải làm việc mà tất cả các em đều phải viết bài nhưng giáo viên nên chọn một
vài em cả khá giỏi và yếu viết vào những tờ giấy khổ lớn hoặc vào handout để làm bài mẫu)
Khi viết xong cho các em trao đổi bài viết cho nhau để cùng nhận xét
Thứ ba: Sau khi viết(Post-writing)
Chữa bài là bước cũng không kém phần quan trọng ở bước này bài viết của các em phải
được sữa kĩ để không những đạt được độ chính xác về nội dung ngơn ngữ mà còn phải đạt
được một văn phong trong sáng mạch lạc và có tính thuyết phục.


Đây cũng là bước hoàn thiện bài dạy viết nên giáo viên luôn phải chú ý không được bỏ
qua và phải sữa lỗi một cách triệt để nhằm giúp học sinh hồn thiện bài viết của mình đồng
thời cũng tự hồn thiện kiến thức.
Hình thức chữa bài: Có thể cho học sinh đọc to bài viết của mình hoặc viết lên bảng, nếu
bài viết trên handout thì tuỳ theo điều kiện hiện có nếu dùng máy chiếu thì rất tốt nếu khơng có
thì có thể cho học sinh viết bài lên bảng.
Học sinh cùng quan sát và chữa lỗi sai.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Thơng qua q trình dạy học trên lớp, bản thân tôi nhận thấy hầu hết học sinh lớp 9 chưa
có kĩ năng viết tiếng Anh, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm thơng tin để diễn đạt bài
viết của mình. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề cần phải quan tâm là làm thế nào để giúp các em viết
rèn luyện được kĩ năng viết, biết diễn đạt được ý tưởng của mình và hồn thành được bài viết
theo u cầu của bài học, để từ đó có thể phát huy khả năng tư duy của các em trong kỹ năng
viết ở các lớp học cao hơn. Căn cứ theo yêu cầu giáo dục tôi đã thâm nhập thực tế theo một số
cơ sở sau:
Thứ nhất, tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh thông qua những tiết dạy viết theo
yêu cầu của sách giáo khoa để làm cơ sở so sánh với những tiết dạy thiết kế lại bài tập viết, sau
đó ra đề kiểm tra và so sánh kết quả:

TT

Số lượng HS

Lớp khảo sát

Kết quả viết bài theo
SGK

1
2

17
19

9A
9B

3/ 17 = 17,6 %
5/ 19 = 26,3%

GHI CHÚ

Qua đó cho thấy học sinh chưa hình thành được kĩ năng viết.
Thứ hai, có thể nói hiện nay học sinh có rất nhiều sách tham khảo và sách bài tập. Trong
đó khơng ít các bài tập viết, nhưng hầu hết sách đều có một nội dung và hình thức tương đối
giống nhau vì thế chưa nâng cao được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, hơn thế nữa còn
làm cho đa số học sinh đặc biệt là học sinh yếu lười suy nghĩ thụ động trong quá trình học vì
các em chỉ biết viết lại để đối phó với thầy cơ trên lớp mà thực sự khơng hiểu gì
Thứ ba, như đã trình bày ở trên một số bài viết trong chương trình có nội dung chưa thật

sự gần gũi với học sinh, yêu cầu của bài viết còn mơ hồ chưa rõ ràng mặc dù đã có dàn bài
nhưng dàn bài rất khó hiểu nên học sinh cịn rất lúng túng khi viết. Từ những nhận định trên tôi
đã rất trăn trở phải làm sao để học sinh có thể vừa hồn thành được bài viết của mình, vừa có


thể phát huy tính sáng tạo của các em và đặc biệt nhất là giúp các em u thích mơn học, biết
vận dụng kiến thức môn học vào thực tế.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Như chúng ta đã biết thì đa số các bài viết trong chương trình Tiếng Anh lớp 9 đều có dàn
bài, bài viết mẫu. hoặc những từ gợi ý từ đó giáo viên có thể gợi ý, giới thiệu tình huống, thông
qua tranh ảnh hoặc qua các hoạt động đọc hiểu, học sinh biết cách trình bày các bài viết. Tuy
nhiên, vẫn có một số tiết mà qua q trình giảng dạy tơi nhận thấy học sinh cịn gặp nhiều khó
khăn trong q trình vận dụng, đặc biệt là với đối tượng học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh
đồng bào dân tộc. Vì thế, muốn thực hiện thành cơng một tiết dạy viết bằng phương pháp thiết
kế lại các bài tập trong sách giáo khoa thì giáo viên cần phải làm tốt các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, giáo viên phải thật sự đầu tư và tìm tịi để có những bài tập vừa phù hợp với
trình độ học sinh, yêu cầu của bài học vừa phải phát huy được tính sáng tạo, tích cực và chủ
động của học sinh trong giờ học. Muốn làm được như vậy giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo
cho bài dạy của mình như nghiên cứu bài, thiết kế bài, pho to bài tập….
Thứ hai, Giáo viên phải làm thật tốt khâu giới thiệu ngữ liệu giải thích thật rõ ràng yêu
cầu của bài tập, cung cấp từ vựng đầy đủ, cấu trúc câu cho phù hợp với từng bài viết.
Thứ ba, phải đảm bảo rằng mỗi bài tập được thiết kế lại ln phải phù hợp, nhẹ nhàng
hơn, đảm bảo tính vừa sức, nhưng không dễ quá sẽ làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán và
quan trọng hơn nữa là luôn đảm bảo theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng.
Có thể trong quá trình viết các em sẽ gặp những lỗi sai, có thể sai về cách dùng từ, sai về
cấu trúc câu, sai về văn phong. Trong trường hợp này giáo viên phải ln kiên trì và nhẫn nại,
khơng nên gắt gỏng, chán nản hay tỏ ý chê bai mà phải tìm cách thật phù hợp để sửa lỗi cho các
em, hạn chế những lỗi mà các em thường gặp phải khi viết.
Sau đây là một số bài tập tôi đã thiết kế lại cho phù hợp với đối tượng học sinh mà tôi
đang trực tiếp giảng dạy tại trường.

Bài tập viết số 1 sách giáo khoa lớp 9 trang 11 Unit 1:
A VISIT FROM A PEN PAL
Đề bài: Imagine you are visiting your relatives or friends in another part of Viet Nam or in
a different country. Write a letter to your family. Follow the outline.
Outline
First paragraph: - Say when you arrived and who met you met at the bus station/ train station/
airport.
Second paragraph: Talk about:
- What you’ve done


- Places you’ve visited
- People you’ve met
- food you’ve tried
- things you’ve bought
Third paragraph: Tell how you feel ( happy/ disappointed….)
- say what interests you most ( people / places / activities…)
- mention when you return home
Nếu yêu cầu học sinh viết theo dàn bài của sách giáo khoa chắc chắn khơng thể nào
các em hồn thành được bài viết theo đúng u cầu vì thế tơi đã thiết kế lại bài tập viết
này như sau:
Complete the letter with the correct information given in the box
Ha Noi , late in the afternoon ,
Uncle Ho’s Mausoleum ,
Xuan market ,
beautiful,

last Sunday,

Aunt Hoa,


Ba Dinh Square , Ha Noi noodles,

Supermarket ,
4p.m next Friday,

nice,

friendly,

airport,

by taxi

Banh cuon Tay Ho, Dong

happy,

food,

delicious,

Love, 8 P.m

Dear…….,
I arrived at ……(1)…………….. at 5 P.M. (2)…………met me at the airport and took me home
……(3)………………
I have visited many interesting places such as……(4)……………and …(5)…… . I have
tried many delicious (6)……………….and……(7)……………….I will visit ……(8)
…………….tomorrow.

I feel so …(9)……………and enjoy myself very much. The people here are very …(10)
………and …(11)………………….., the …(12)……is so……(13)……………and the sight
here are so………(14)……………….
I will leave Hanoi …(15)………………and arrive at Vinh…(16) .at …(17)……………
.Please pick me up at the bus station.
………….,
Bài tập viết số 4 Sách giáo khoa lớp 9 Trang 37 Unit 4: LEARNING A FOREIGN
LANGUAGE
A letter of inquiry is a request for information or action. In all formal letters, you must
include the addresses of the writer and the recipient.
a.Read the advertisement in 5. Read again. Choose one of the schools you want to attend to
improve your English. Write a letter of inquiry to the institution requesting for more
information about the courses and fees. Follow the outline below.


Outline
Introduction

Say how you come to know about the Institution( Advertisement on
newspapers / watch on T.V) express your interest ( want to know more
information)

Request

State how good your English is; exactly what kind of information you want.

Further information Say you are ready to supply more information about your English / study
( record of study) if necessary.
Conclusion


End with a polite closing

Sau khi hướng dẫn các em tìm hiểu kĩ dàn bài, tơi cho học sinh đọc bài viết mẫu, gạch chân
những thông tin cần được thay thế, sau đó hướng dẫn học sinh tìm các thơng tin sẽ thay thế vào
bức thư.

25 Le Duan Street, District 1
Ho Chi Minh City, Viet Nam
April 17 th, 2003
Dear Sir,
I saw your school’s advertisement in today’s edition of the Viet Nam News.
1
I am interested in learning Vietnamese and I would like some information about your
2

3

school.
4
I speak a little Vietnamese, but I want to learn to read and write it, Could you
5

6

6

please send details of courses and fees? I can complete a spoken Vietnamese test if
7
necessary
I look forward to hearing from you.

Yours faithfully,
John Robinson
9
Some word cues

8


1.watch on T.V / on a newspaper
2. fond of / interested in
3.English / French/ Chinese
4.school / center/ Institute
5. a little English / a little French / a little Chinese
6.listen / speak/ read/ write
7. course/ fees
8.written English test / spoken French test
9. your name ( Lan, Mai Tuan)
Bài tập viết được thiết kế lại như sau:
Complete the letter with the information you’ve just found
Dear Sir,
I saw / read your school’s advertisement ( 1)…………………………………..
I am (2) ………………………..learning (3) …………………………and I would like
some information about your(4) ………………………
I can speak (5)…………………………, but I want to learn to (6)…………….and 6)
……………………………….it.
Could you please send details of ( 7)………………………..?

I can complete

(8)


……………………… if necessary.
I look forward to hearing from you.
Yours faithfully,
(9)…………………….
Bài tập viết số 8 sách giáo khoa lớp 9 trang 70 Unit 8: CELEBRATIONS
In Viet Nam people do not celebrate Mother’s Day. You think it is necessary to have a day to
celebrate for your Mom and another day for your Dad. Write to a friend to share this idea.
Follow this outline.
Outline
First paragraph:

Tell your friend the reason(s) for celebrating this day (for children to
express their feelings, memories, and love for their parents, to
enhance family traditions, to bring family members closer……)

Second paragraph:

Give details about:
- When to celebrate: in what season, or what month, on what date of
the month or day of the week….. ( why?)


- How to celebrate: Having parties, sending cards, going on
picnics…..
- What special gifts to give: gifts to Mom, gifts to dads.
- What special food to offer
Third paragraph:

State whether or not you think your idea will be supported and you

hope the day will be celebrated nationwide

Quả thật đây là bài tập hết sức khó đối với học sinh vùng miền núi. Nếu chỉ bám vào sách
giáo khoa và yêu cầu học sinh viết thì khơng thể nào các em có thể hồn thành bài viết của
mình được vì thế tơi đã thiết kế lại bài tập này bằng cách cho học sinh làm bài tập nối câu hỏi
với câu trả lời.
Match the answer in column B with the question in column A.
A
B
1. Why do you think it is necessary to a. I think it is suitable to celebrate on Sunday
have a day to celebrate for your because Sunday is a day off so everybody is
parents?

free from work or study

2. When do you think it is suitable to b. I believe my idea will be supported and the
celebrate?
3. How do you intend to celebrate?

day will be celebrated natinonwide because
everybody loves their parents and wants their

4. What special gifts are you going to parents to be happy
give to your parents?

c. In my opinion, it is necessary to have a day to

5. Do you think your idea will be celebrate for our parents because children will
suppoted?


have a special day to express their feelings,
memories and loves for their parents. We also
have an opportunity to enhance family tradition.
Member of families can have a chance to get
together, to know one another and to help one
another.
d.It’s meaningful to have a lunch or dinner at
home with all members of the family.
e. Children should give their parents flowers,
send them cards, or bring them a special cake.

1………………..,2…………………,3…………………….4,………………,5……….
Use the answers to write a complete letter


Dear……….,
In my opinion,…………………………………………………………………………
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
4.1: Đối với giáo viên:
Sau một năm học, bằng phương pháp thiết kế lại bài tập viết như trên, tôi nhận thấy học
sinh của tôi đã thay đổi rất rõ rệt. Đến tiết học viết các em khơng cịn sự uể oải thụ động mà đã
rất háo hức và tích cực tham gia viết bài, bài viết của các em đã tương đối hoàn chỉnh, những
lỗi sai cơ bản đã được hạn chế hơn. Ngoài ra đối với học sinh, khá, trung bình khá, các em cũng
đã phát huy được sự sáng tạo của mình hơn qua các bài viết.
Từ kết quả khả quan trên đã kích thích bản thân khơng ngừng sáng tạo và học hỏi để nâng
cao tay nghề và tìm hiểu nhiều biện pháp khác để có thể hỗ trợ hơn nữa cho việc học của các em
để các em ngày càng tăng cao hứng thú trong học tập bộ môn.
4.2. Đối với HS:
Rèn luyện theo các bước hướng dẫn trong sáng kiến này đã giúp các em ngày càng tự tin
hơn trong các tiết kỹ năng viết, các bài viết ngày càng cải thiện. Từ đó gia tăng lịng hứng thú

của các em đối với bộ mơn tiếng Anh nói riêng và các bộ mơn cịn lại nói chung từ đó giúp các
em nâng cao kết quả học tập nói chung.
4.3. Đối với tổ bộ mơn:
Góp phần cải thiện chất lượng của tổ bộ môn.
Thêm một kinh nghiệm mới để giới thiệu đến các thành viên trong tổ để áp dụng nhằm nâng cao
toàn diện chất lượng của tổ bộ môn.
5.Khả năng ứng dụng và triển khai:
5.1 Tác dụng của sáng kiến:
Sáng kiến này đã được áp dụng trong giảng dạy tại trường tôi và đã đem lại nhiều kết quả
khả quan cả cho HS, cho bản thân và cho tổ bộ môn.
5.2 Phạm vi áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến này có thể được áp dụng cho việc giảng dạy bộ mơn tiếng Anh nói riêng với
cấp học THCS và có thể mở rộng ra áp dụng cho cấp THPT nhưng đòi hỏi GV phải biết đầu tư
thời gian nghiên cứu, và tìm tịi những phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh của từng
vùng miề

C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận


Thật vậy, để dạy thành cơng một tiết viết thì người giáo viên phải xác định được từng đối
tượng học sinh để có sự lựa chọn những phương pháp giảng dạy phù hợp, mỗi một bài tập viết
đều phải có những phương pháp và nghệ thuật riêng, vì thế người dạy không nên cứng nhắc chỉ
lựa chọn một dạng bài tập và phương pháp nhất định mà phải sử dụng và kết hợp nhiều dạng bài
tập và các phương pháp khác nhau cho phù hợp với yêu cầu đặt ra của bài học, có như vậy thì
việc tiếp nhận bài học của học sinh mới hiệu quả và càng thêm sinh động, mang lại hứng thú
cho học sinh trong học tập, giúp học sinh vận dụng bài học tốt và phát triển được khả năng tư
duy của các em.
Dạy học cũng là một nghệ thuật vì thế để phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng
tạo của học sinh trong học tập ngoài việc vận dụng những phương pháp dạy học vốn có thì mỗi

giáo viên phải biết lựa chọn sáng tạo những phương pháp mới để bài dạy thêm sinh động, gây
hứng thú cho học sinh, giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu được kiến thức và biết vận dụng kiến
thức bài học vào thực tiễn.
Trong phạm vi bài viết nhỏ này tôi không dám lạm bàn về phương pháp dạy học hay về
việc thiết kế các bài tập viết mà chỉ muốn đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc vận dụng
các phương pháp dạy viết và việc thiết kế lại một số bài tập viết cho phù hợp với đối tượng học
sinh mà tôi đang trực tiếp giảng dạy nhằm mang lại nhiều kết quả khả quan trong quá trình dạy
viết.
2.Bài học kinh nghiệm
Khi dạy ngoại ngữ, giáo viên có thể áp dụng nhiều phương thức khác nhau, tùy thuộc vào
đối tượng học sinh, nhưng phương pháp giao tiếp được xem như là cách hiệu quả nhất để kích lệ
học sinh sử dụng ngơn ngữ ở trong đời sống thực tế. Phương pháp này rất thơng dụng trong dạy
kỹ năng nói nhưng lại rất phức tạp trong kỹ năng viết. Do đó để tạo ra được một tiết dạy viết
thông qua cách giao tiếp thì rất là khó đối với giáo viên THCS. Hơn nữa, nếu như chúng ta biết
tiến hành theo một tiến trình bài viết tốt và trích dẫn những bài tập phù hợp với học sinh thì bài
học sẽ hiệu quả hơn và thành cơng hơn nhiều.Chúng ta có thể đưa vào tiết học các chủ đề có tính
thực tế dể phát huy tính sáng tạo của học sinh và nắm bắt kiến thúc xã hội của chúng và có định
hướng đúng đắn cho các em.
3. Kiến nghị
a. Đối với phòng giáo dục:
Phòng giáo dục quan tâm đến việc định hướng, tổ chức đều đặn các chuyên đề bộ môn
hàng năm, đặc biệt là các chun đề có tính thực tiễn cao và có hiệu quả trong giảng dạy bộ
mơn để các giáo viên Tiếng Anh có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy và hiệu quả môn học.


b. Đối với nhà trường
Đầu tư thêm kinh phí trong việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học như,
tranh ảnh, các tài liệu tham khảo dành cho bộ mơn. Tham mưu với chính quyền địa phương xây
dựng phòng học chức năng dành riêng cho bộ môn.

c. Đối với giáo viên bộ môn
Đầu tư hơn nữa trong quá trình soạn giảng, dành nhiều thời gian nghiên cứu bài dạy,
thường xun tìm tịi sáng tạo và vận dụng nhiều phương pháp để tìm ra phương pháp giảng dạy
phù hợp. Học hỏi khơng ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân đáp
ứng với xu thế phát triển của xã hội
Trên đây tôi chỉ xin đề cập một số tiến trình, cơng đoạn và hoạt động mà các giáo viên
nên sử dụng trong tiết dạy viết. chúng ta phải làm sao cho học sinh cảm thấy thoải mái và dễ
chịu trong mỗi tiết học dể đạt được mục đích cuối cùng là học sinh biến cái của người khác
thành của chính bản thân mình.
Thực ra mà nói, bản đề tài chắc hẳn vẫn cịn những hạn chế . Rất mong được sự đóng góp và xây
dựng để nó ngày càng thiết thực hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.



×