Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.45 KB, 11 trang )

Nhóm 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI
1) Sự hình thành và phát triển của TMĐT trên Thế giới
2) Thực trạng các điều kiện ở Việt Nam để phát triển các hoạt động TMĐT cho doanh
nghiệp :
3) TMĐT B2B và các mơ hình ứng dụng TMĐT B2B :
4) TMĐT B2C và các mô hình ứng dụng TMĐT B2C :
5) Marketing bằng các cơng cụ tìm kiếm trên Internet :
6) Marketinh giữa các trang mạng xã hội hiện nay :
7) Tìm hiểu về chữ ký và các giải pháp đảm bảo an toàn trong giao dịch TMĐT :
8) Xây dựng kế hoạch an ninh cho giao dịch TMĐT của doanh nghiệp
9) Tìm hiểu hoạt động của 1 số website bán sách ở Việt Nam hiện nay :
10) Thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp KDXBP hiện nay :

1


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI

MỤC LỤC
I)

MỐC THỜI GIAN VÀ SỰ KIỆN ĐÁNH DẤU SỰ RA ĐỜI CỦA

TMĐT
II) MỘT SỐ MỐC THỜI GIAN ĐÁNH DẤU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
TMĐT
III)CÁC SỐ LIỆU,BIỂU ĐỒ…VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TMĐT
TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
IV) PHÂN TÍCH,KẾT LUẬN



I) MỐC THỜI GIAN VÀ SỰ KIỆN ĐÁNH DẤU SỰ RA ĐỜI CỦA
TMĐT
Khởi điểm của thương mại điện tử đầu tiên bắt đầu vào năm 1910, 15
người bán hoa của Đức đã tập hợp lại cùng nhau để trao đổi theo đường điện báo
những đơn hàng hoa đặt mua từ ngoại thành. Tổ hợp Điện báo Giao nhận của
những người bán hoa nói trên, ngày nay là cơng ty FTD Inc., có thể đã là mạng
thương mại điện tử thực sự đầu tiên.
Đối với hệ thống thương mại điện tử được kết nối bằng máy tính thì
Cội nguồn của loại hình này cũng bắt đầu rất sớm. Năm 1948, khi Liên bang Xơ
Viết, kiểm sốt Đơng Đức cắt đứt đường thuỷ, đường sắt và đường bộ giữa Tây
Đức và Berlin, phần lãnh thổ do Mỹ, Anh và Pháp kiểm sốt sau chiến tranh thế
giới lần thứ II.
Vì vậy, các con đường mới được tìm ra, cầu hàng khơng Berlin ra đời.
*trên đây là hình ảnh hàng hóa được chuyển qua cầu hàng không Berlin. Trong
13 tháng tiếp theo, hơn 2 triệu tấn thực phẩm và những đồ tiếp tế khác đã được
chuyển vào Tây Berlin bằng đường hàng không. Việc theo dõi hàng hoá lúc này
phải tiến hành thật nhanh để tiện cho việc bốc dỡ. Những bản kê khai hàng hoá
2


vận chuyển theo những biểu mẫu khác nhau và đôi khi được viết bằng những
ngôn ngữ khác nhau đã làm cho tiến độ không thể đẩy nhanh được. (next slide)
Để giải quyết vấn đề này, một sĩ quan quân đội Mỹ Edward A. Guilbert và
các sĩ quan hậu cần khác đã phát triển một hệ thống kê khai chuẩn có thể truyền
bằng telex - máy vô tuyến điện báo hoặc điện thoại. Họ đã theo dõi hàng ngàn
tấn hàng trong một ngày cho đến khi các tuyến đường khác vào Berlin được mở
lại vào năm 1949. (next slide)
Hệ thống kê khai chuẩn này bắt đầu được áp dụng. Vào đầu những năm
1960, một nhân viên của công ty Du Pont đã phát triển một chuẩn dành cho các

thông điệp điện tử để gửi thơng tin hàng hố giữa Cơng ty Du Pont và hãng
vận chuyển Chemical Leahman Tank Lines.
Năm 1965, hãng vận chuyển Steamship Line (liên doanh giữa một hãng của
Mỹ và một hãng của Hà Lan) bắt đầu gửi cho hãng vận chuyển Atlantic những
bản kê khai chuyển hàng dưới dạng những thơng điệp telex mà sau đó có thể in
ra giấy hoặc nhập vào máy tính. (next slide)
Đến năm 1968, rất nhiều các công ty vận chuyển đường sắt, hàng không,
đường bộ và vận chuyển đường biển đã sử dụng những chuẩn kê khai điện tử
liên ngành do Uỷ ban Phối hợp Truyền dữ liệu TDCC (Transportation Data
Coordinating Committee) của Mỹ khởi xướng
Năm 1975, TDCC đã xuất bản tài liệu đặc tả kỹ thuật thuật trao đổi dữ liệu
điện tử (EDI) đầu tiên của mình. (next slide)
Năm 1977, ngành lương thực và thực phẩm bắt đầu một dự án thử nghiệm
về trao đổi dữ liệu điện tử.
Đầu những năm 1980, Tập đồn ơ tơ Ford Motor và Tập đồn ơ tơ General
Motor u cầu những nhà cung cấp của họ sử dụng EDI. Những nhà bán lẻ lớn
như Sears, Roebuck và Co. và Kmart Corp. cũng bắt đầu sử dụng EDI.
Tuy nhiên EDI cũng thể hiện những bất cập của nó. Nó rẻ với khách hàng
nhưng lại đắt đối với nhà cung cấp. Nó địi hỏi nhà cung cấp phải sử dụng phần
mềm đắt tiền và những mạng gia tăng giá trị (VAN). (next slide)
3


Vào năm 1990, Tim Berners-Lee, lúc này là kĩ sư của CERN - phịng thí
nghiệm vật lý hạt của châu Âu tại Geneva đã phát minh ra trình duyệt wed đầu
tiên. Tuy nhiên vào thời điểm này, wed chỉ hạn chế trong phạm vi hoạt động của
CERN.
Đến năm 1991, có khoảng 12.000 doanh nghiệp Mỹ đang sử dụng EDI.
Đây cũng là năm đánh dấu mốc quan trọng trong bước phát triển của thương mại
điện tử: chính phủ Mỹ bãi bỏ hạn chế thương mại sử dụng Internet. Một kiểu

thương mại điện tử mới, từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, trên web đã bùng
nổ.
Năm 1995,Internet chính thức được cơng nhận là mạng máy tính tồn cầu
với 3,2 triệu máy tính và 4,2 triệu người từ 42000 máy tính của 84 nước được
kết nối Internet. Đây cũng là mốc đánh dấu sự ra đời của TMĐT
II) MỘT SỐ MỐC THỜI GIAN ĐÁNH DẤU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
TMĐT
1979: Michael Aldrich phát minh mua sắm trực tuyến.
1984: Gateshead SIS/Tescolà trang mua bán trực tuyến dạng B2C đầu tiên
và bà Snowball, 72 tuổi, là khách hàng mua hàng trực tuyến đầu tiên.
Tháng 4 năm 1984, CompuServe ra mắt Trung tâm Mua sắm Điện tử
ở Mỹ và Canada. Đây là dịch vụ thương mại điện tử đầu tiên toàn diện (next
slide)
1990: Tim Berners-Lee xây dựng trình duyệt đầu tiên, WorldWideWeb, sử
máy máy NeXT.
1992: Terry Brownell ra mắt hệ thống bảng Bulletin cửa hàng trực tuyến
dùng RoboBOARD/FX.

4


1994: Netscape tung trình duyệt Navigator vào tháng 10 với tên
là Mozilla. Pizza Hut đặt hàng trên trang web này. Ngân hàng trực tuyến đầu
tiên được mở. Một số nỗ lực nhằm cung cấp giao hoa tươi và đăng ký tạp chí
trực tuyến. Các dụng cụ "người lớn" cũng có sẵn như xe hơi và xe
đạp. Netscape 1.0 được giới thiệu vào cuối năm 1994, giao thức mã
hóa SSL làm cho các giao dịch bảo mật hơn. (next slide)
1995: Jeff Bezos ra mắt Amazon.com và thương mại miễn phí 24h, đài phát
thanh trên Internet, Radio HK và chương trình phát sóng ngơi sao Net Radio.
Dell và Cisco bắt đầu tích cực sử dụng Internet cho các giao dịch thương

mại. eBay được thành lập bởi máy tính lập trình viên Pierre Omidyar như là
dạng AuctionWeb.
1998: Alibaba Group được hình thành ở Trung Quốc. (next slide)
2000: bùng nổ dot-com.
Từ năm 2000 đến nay là sự bùng nổ phát triển và lan rộng của thương mại
điện tử
2001: Alibaba.com đạt lợi nhuận trong tháng 12 năm 2001.
2002: eBay mua lại PayPal với 1.5 tỉ USD.
2003: Mở cửa Itunes store
2004: Ra đời bảo mật thẻ tín dụng
2005: Youtube ra đời
2012: Thương mại điện tử và Doanh số bán lẻ trực tuyến của Mỹ dự kiến đạt
226 tỷ USD, tăng 12%so với năm 2011 (next slide)

5


III)CÁC SỐ LIỆU,BIỂU ĐỒ…VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TMĐT
TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
Nền tảng cũng như hạ tầng cơ sở mang tính chất tiên quyết của TMĐT quốc
tế là Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại (vệ tinh viễn thơng, cáp,
vơ tuyến, các khí cụ điện tử...) đang phát triển rất nhanh chóng cả về phạm vi
bao phủ, phạm vi ứng dụng lẫn chất lượng vận hành. Nếu như điện thoại cần
hơn 70 năm để đạt mức 50 triệu người sử dụng thì Internet chỉ cần khoảng 3
năm.
(next slide)
Internet đã đi qua 2 giai đoạn và đang bước vào giai đoạn phát triển thứ 3


Giai đoạn 1 đặc trưng cho giai đoạn hình thành và phát triển từ đầu 1970


đến cuối 1997. Vào thời điểm cuối 1997, tốc độ truy cập trung bình khoảng
1.5Mbps. Nội dung truyền tải chủ yếu là văn bản và đồ họa.


Giai đoạn 2 nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của Internet giai đoạn 1 lên tốc độ

chuẩn 35 Mbps, phát triển công nghệ ATM vào thể hiện nội dung.


Giai đoạn 3 là thời điểm công nghệ mạng di động mở rộng phạm vi hoạt

động của Internet bằng hệ thống vô tuyến sử dụng vệ tinh với mục tiêu ứng dụng
mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, cơng nghệ “Đường th bao số hóa không đồng
bộ” (ASDL: asynchronous digital subscriber line) cho phép tăng tốc độ tải dữ
liệu từ Internet xuống rất nhiều. Các hệ thống truyền tải băng thông rộng (wide
band) được ứng dụng phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển và đang được
đưa vào các nước đang phát triển. (next slide)
Theo ước tính của các chun gia cơng nghệ thơng tin trên thế giới, cứ 12
tháng, lượng thông tin qua Internet lại tăng lên gấp ba (định luật Gilder).
Đây là điều kiện lý tưởng cho TMĐT bùng nổ.

6


Trên đây là Biểu đồ về lượng người sử dụng internet. Vào năm 1997, con số
này mới chỉ ở mức 73 triệu. Cho đến năm 2002, nó đã tăng lên mức hơn 600
triệu người
Số website cũng như số người sử dụng Internet cũng không ngừng tăng lên.
Nếu như năm 1996 mới có khoảng 12.9 triệu website với số người sử dụng là

67.5 triệu người thì đến cuối năm 2002 con số đó lần lượt là 2.5 tỷ và trên 600
triệu.
Năm 2001, số người sử dụng Internet ở các nước đang phát triển chiếm 1/3
tồn thế giới. Trong đó khu vực Châu Á TBD có mức phát triển nhanh nhất, tăng
thêm 21 triệu người. Trung Quốc trở thành quốc gia có số người sử dụng
Internet nhiều thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ) với con số 56 triệu người.
Còn đây là biểu đồ lượng người bắt đầu sử dụng internet trong vịng 5 năm,
từ 2007-2012. Chúng ta có thể thấy có khoảng 1,1 tỉ người bắt đầu sử dụng
internet trong đó Châu Á phát triển nhanh nhất chiếm khoảng 53,8%
Trong những năm gần đây, doanh thu từ TMĐT trên thế giới tăng với tốc độ
200%/năm. Theo thống kê của Gartner, Inc., TMĐT đạt mức doanh thu 433 tỷ
USD năm 2000 và dự đoán năm 2004 sẽ đạt mức 6000 tỷ USD.
(next slide)
Đây là biểu đồ về mức độ phổ cập thẻ tín dụng của một số quốc gia vào năm
2012. Ở các quốc gia phát triển mức độ này thường là mức bình quân 2 thẻ trên
một người, tiêu dùng bằng thẻ nằm ở mức khá hoặc cao. Ở các nền kinh tế mới
nổi như Đài Loan, TQ thì mức độ này thấp hơn. Trong khi đó ở các quốc gia
đang phát triển thì lượng người dùng thẻ tín dụng là khơng đáng kể.
Trong tổng khối lượng TMĐT tồn thế giới, thương mại B2B chiếm khoảng
50%, dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác khoảng 45%, bán lẻ khoảng 5%. Tuy
nhiên, TMĐT chỉ được áp dụng tương đối rộng rãi ở các nước công nghiệp
phát triển (Mỹ hiện chiếm gần 50% tổng doanh số TMĐT toàn cầu).
7


Biểu đồ trên thể hiện phân bố số người dùng internet và doanh thu từ TMDT
trên TG trong năm 2002. Ở các nước phát triển như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ,
doanh thu từ TMDT đều đạt mức cao thậm chí còn vượt qua số lượng người
dùng internet (mĩ và nhật bản). Tại Châu Á và một số các quốc gia khác thuộc
các quốc gia đang phát triển mặc dù chiếm 1/3 số người sử dụng Internet nhưng

hoạt động TMĐT ở các nước này là không đáng kể.
(next slide)
Mặc dù con số doanh thu của TMĐT những năm qua là khá ấn tượng, tỷ lệ
của TMĐT trong thương mại toàn thế giới vẫn ở mức khiêm tốn, con số đạt cao
nhất là 3.78% tổng khối lượng giao dịch thương mại quốc tế
. Theo giải thích của các tổ chức nghiên cứu về TMĐT, điều này là do các
doanh nghiệp sử dụng Internet như một công cụ marketting nhiều hơn là một
công cụ thương mại, còn người tiêu dùng vẫn chưa mạnh dạn mua hàng qua
mạng, xuất phát từ thực tế những điều kiện về kinh tế kỹ thuật và pháp lý hiện
nay cho TMĐT vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ. Tuy nhiên với sự phát triển vượt
bậc của internet và thương mại điện tử hứa hẹn một triển vọng phát triển tốt
trong thời gian tới.
IV. KẾT LUẬN
So sánh giữa Thương Mại Điện Tử và Cách Thức Mua Hàng Truyền
Thống
Nhóm mình có chuẩn bị một đoạn video clip nhỏ so sánh giữa hai cách thức
TMDT và MHTT. Mời các bạn cùng xem

8


Mua Hàng Truyền Thống:

Thương mại điện tử:

- Phải đến tận nơi mua hàng (mất

- Có thể đặt hàng ở bất cứ đâu

nhiều thời gian)


thông qua internet (tiết kiêm thời

- Chi phí “ni’ các trung gian

gian)

phân phối, cửa hàng, nhân viên, hệ

- Giá thành rẻ hơn do không mất

thống các nhà bán lẻ… dẫn đến giá

chi phí cho các bên trung gian

thành cao khi đến được tay người

- Hàng hóa khơng bị tráo đổi vì

tiêu dùng

được đặt trực tiếp ở nhà cung cấp

- Hàng giả, hàng kém chất lượng

- Nhắm đến đối tượng rộng khắp

dễ dàng trà trộn vào thị trường do

trên thế giới.


qua tay nhiều bước trung gian.

- Vốn bỏ ra ít.

- Chỉ giới hạn kinh doanh trong
một khu vực nhất định.
- Tiền vốn ban đầu bỏ ra nhiều.
Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh
mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau
thơng qua các cơng cụ, kỹ thuật và cơng nghệ điện tử
-

Mơ hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời

của thương mại điện tử. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp vào sự
phát triển của thương mại điện tử. Ví dụ, nước Anh có chợ thương mại điện tử
lớn nhất toàn cầu khi đo bằng chỉ số chi tiêu bình quân đầu người, con số này
cao hơn cả Mỹ. Kinh tế Internet ở Anh có thể tăng 10% từ năm 2010 đến năm
2015. Điều này tạo ra động lực thay đổi cho ngành công nghiệp quảng cáo.
-

Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của thương mại điện tử

ở Trung Quốc tiếp tục được mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet,
doanh số bán lẻ của cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc đã tăng 36,6 tỉ USD năm
9


2009 và một trong những lý do đằng sau sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ

tin cậy của khách hàng. Các công ty bán lẻTrung Quốc đã giúp người tiêu
dùng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng trực tuyến
-

Thương mại điện tử cũng được mở rộng trên khắp Trung Đơng. Với sự

ghi nhận là khu vực có tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong việc sử
dụng Internet từ năm 2000 đến năm 2009, hiện thời khu vực có hơn 60 triệu
người sử dụng Internet. Bán lẻ, du lịch và chơi game là các phần trong thương
mại điện tử hàng đầu ở khu vực, mặc dù có các khó khăn như thiếu khn
khổ pháp lý tồn khu vực và các vấn đề hậu cần trong giao thông vận tải qua
biên giới
(next slide)
-

Thương mại điện tử đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương

mại quốc tế không chỉ bán sản phẩm mà còn quan hệ với khách hàng
-

Sự phát triển mạnh của website thương mại điện tử và các cổng thanh

toán trực tuyến lớn trên thế giới như: Amazon.com, ebay, paypal, visa,
webmoney đã dần tạo được lòng tin trong mắt người tiêu dùng. Thế giới đang
phát triển mạnh mẽ hình thức thương mại điện tử với nhưng giao dịch xun
quốc gia một cách an tồn nhanh chóng. Nhưng ở Việt Nam hình thức này chưa
phổ biến vì đa số người dân VN chưa tin tưởng vào các giao dịch trên mạng và
hiện nay một số biến tướng về 1 số công ty thương mại điện tử đã được báo chí
và truyền thơng cảnh tỉnh người dân (bán hàng kém chất lượng của
homeshopping).

(next slide)
-

Tuy nhiên thương mại điện tử khơng xấu, chỉ có những người kinh

doanh tham lợi nhuận làm nó trở nên “vẩn đục”. Nhưng với quy luật thị trường
thì điều gì tốt sẽ được giữ lại, điều xấu sẽ bị tẩy chay. Hãy nhớ rằng đây là hình
thức hồn tồn hiện đại và đang là xu thế tồn cầu hóa, xu hướng phát triển kinh
10


tế của thế kỷ 21, Với xu hướng phát triển vượt bậc của thương mại điện tử sẽ là
bước đi đầy triển vọng cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.

11



×