Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

216 câu nhận định môn luật tố tụng hình sự năm 2015 kèm đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.69 KB, 53 trang )

1. Phần khái niệm, nhiệm vụ, nguồn và các nguyên tắc cơ
bản
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao và Nêu rõ căn cứ pháp lý (Nếu có)?

Nhận định 1.01
Chỉ có Quan hệ pháp luật (QHPL) tố tụng hình sự (TTHS) mới mang tính quyền lực
nhà nước.
Nhận định Sai.
Giải thích: Ngồi quan hệ pháp luật Tố tụng hình sự thì quan hệ pháp luật tố tụng hành
chính cũng mang tính quyền lực nhà nước.

Nhận định 1.02
Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” là nguyên tắc
đặc thù mà chỉ Luật TTHS mới có.
Nhận định Đúng.
Giải thích: Bởi vì chỉ có ở Luật tố tụng hình sự mới có việc buộc tội nên bị can, bị cáo mới
có quyền bào chữa. Những ngành luật tố tụng khác khơng có việc buộc tội nên khơng có bị
can, bị cáo, cũng không đặt ra nguyên tắc bào chữa.

2. Phần Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
và người tham gia tố tụng hình sự
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao và Nêu rõ căn cứ pháp lý (Nếu có)?

Nhận định 2.01
Người dưới 14 tuổi khơng được làm chứng.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 2, Điều 66 BLTTHS năm 2015 quy định về các trường
hợp không được làm người làm chứng thì khơng có quy định nào cấm người dưới 14 tuổi
trở thành người làm chứng. Vì vậy, nếu người dưới 14 tuổi khơng phải là người có nhược



điểm về tâm thần hoặc thể chất mà khơng có khả năng nhận thức được những tình tiết liên
quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc khơng có khả năng khai báo đúng đắn, thì vẫn
có thể làm chứng.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 66 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.02
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là
người thân thích với người bào chữa trong vụ án đó.
Nhận định Đúng.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 3, Điều 49 và khoản 1, Điều 53 BLTTHS 2015 quy định
về các trường hợp thay đổi Thẩm phán thì việc Thẩm phán chủ tọa phiên tịa nếu là người
thân thích với người bào chữa thì đây được xem là căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể
khơng vơ tư trong khi làm nhiệm vụ. Mặc dù, pháp luật hình sự khơng giải thích thế nào là
“căn cứ rõ ràng” tuy nhiên dễ dàng nhận thấy rằng người bào chữa là người bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.
Vì vậy, việc trong cùng một vụ án, việc Chủ tọa phiên tòa và Người bào chữa là người thân
thích với nhau dẫn đến có thể làm Thẩm phán khơng vơ tư khi thực thi nhiệm vụ. (Ví dụ:
Phán quyết có thể khơng khách quan, có lợi cho bị can, bị cáo,…)
Căn cứ pháp lý: Khoản 3, Điều 49 và khoản 1, Điều 53 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.03
Một người có thể tham gia tố tụng với hai tư cách trong vụ án hình sự.
Nhận định Đúng.
Giải thích: Trong vụ án hình sự một người có thể tham gia tố tụng với nhiều tư cách miễn là
quyền và nghĩa vụ của các tư cách đó khơng loại trừ lẫn nhau, vừa có tư cách tham gia vụ
án với tư cách bị hại, vừa tham gia với tư cách là bị can. (Ví dụ: A và B đánh nhau gây
thương tích. A phải chịu trách nhiệm hình sự đối với thương tích của B và ngược lại, nhưng
lại là bị hại đối với thương tích do B gây ra đối với mình).
Một người chỉ bị cấm tham gia tố tụng với nhiều tư cách khi quyền và nghĩa vụ của các tư
cách đó đối chọi nhau, loại trừ nhau như: Vừa là người tiến hành tố tụng vừa là người tham

gia tố tụng.


Nhận định 2.04
Người thân thích của bị hại thì khơng được tham gia vụ án với tư cách người định
giá tài sản trong vụ án đó.
Nhận định Đúng.
Giải thích: Theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 69 BLTTHS 2015 quy định về các
trường hợp người định giá tài sản phải từ chối tham gia tố tụng thì khi là người thân thích
của bị hại thì người định giá không được tham gia tố tụng với tư cách là người định giá tài
sản. Quy định này nhằm đảm bảo tính khách quan đối với kết quả định giá tài sản. Vì khi là
người thân thích của bị hại, dễ dẫn đến trường hợp người định giá sẽ tiến hành định giá tài
sản cao hơn thực tế, gây bất lợi cho bị can/bị cáo, làm sai lệch kết quả điều tra vụ án.
Cơ sở pháp lý: Điểm a, khoản 5, Điều 69 BLTTHS 2015

Nhận định 2.05
Đương sự trong vụ án hình sự có quyền u cầu giám định, định giá tài sản.
Nhận định Đúng.
Giải thích: Theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 4 BLTTHS 2015 giải thích về “Đương
sự” thì Đương sự trong vụ án hình sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
Theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 63; điểm đ, khoản 2, Điều 64 và điểm c, khoản 2,
Điều 65 BLTTHS 2015 quy định về các quyền của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự (đương sự) thì: Đương sự có
quyền u cầu giám định, định giá tài sản.
Cơ sở pháp lý: điểm g, khoản 1, Điều 4; điểm đ, khoản 2, Điều 63; điểm đ, khoản 2, Điều
64 và điểm c, khoản 2, Điều 65 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.06
Trường hợp Thư ký Tịa án khơng thể tiếp tục tham gia phiên tịa mà khơng có người

thay thế thì phải hỗn phiên tịa.
Nhận định Sai.


Giải thích: Theo quy định tại khoản 1, Điều 297 BLTTHS 2015 quy định về các trường hợp
phải hoãn phiên tòa và đoạn 3, khoản 2, Điều 54 BLTTHS 2015 quy định về việc thay đổi
Thư ký Tịa án thì: Trường hợp Thư ký Tịa án khơng thể tiếp tục tham gia phiên tịa mà
khơng có người thay thế thì khơng phải hỗn phiên tịa mà chỉ tạm ngừng phiên tòa.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 297 và đoạn 3, khoản 2, Điều 54 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.07
Tất cả những người có quyền giải quyết vụ án hình sự đều là những người tiến hành
tố tụng.
Nhận định Sai.
Giải thích: Những cơ quan khác không phải cơ quan tiến hành tố tụng như: Bộ đội biên
phòng, Kiểm lâm, Hải quan, Cảnh sát biển và những cơ quan khác trong Công an nhân
dân và Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được
quy định tại Điều 111 BLTTHS 2015 cũng có quyền tham gia giải quyết vụ án hình sự theo
những trường hợp luật định.
Cơ sở pháp lý: Điều 111 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.08
Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong vụ án hình
sự đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
Nhận định Sai
Giải thích: Theo quy định tại Điều 55 BLTTHS 2015 quy định về người tham gia tố tụng thì
có 20 chủ thể được xem là người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, chỉ một số chủ thể có quyền
đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng gồm: Bị can (điểm g, khoản 2, Điều 60), bị cáo
(điểm d, khoản 2, Điều 61), bị hại (điểm e, khoản 2, Điều 62),…
Các chủ thể cịn lại khơng có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng như: Người tố

giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố (khoản 1, Điều 56); Người bị tố giác, người bị
kiến nghị khởi tố (khoản 1, Điều 57); Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
(khoản 1, Điều 58);… Vì vậy khơng phải tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và
nghĩa vụ pháp lý trong VAHS đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 các Điều 56, 57, 58 BLTTHS 2015.


Nhận định 2.09
Trong mọi trường hợp người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của
người tiến hành tố tụng.
Nhận định Sai.
Giải thích: Căn cứ vào mục 1, phần II, Nghị quyết 03/2004 thì căn cứ vào thời điểm mà
người bào chữa tham gia để quyết định thay đổi hoặc không thay đổi. Nếu người bào chữa
không tham gia trong các giai đoạn tố tụng ngay từ đầu mà có quan hệ thân thích với
người đã và đang tiến hành tố tụng thì sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho
người được nhờ bào chữa đó. Cịn nếu người bào chữa tham gia trong các giai đoạn tố
tụng ngay từ đầu thì sẽ được cấp giấy chứng nhận người bào chữa và người bị thay đổi
trong trường hợp này là người tiến hành tố tụng có mối quan hệ thân thích với người bào
chữa. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, người bào chữa phải bị thay đổi nếu là
người thân thích của người tiến hành tố tụng.
Cơ sở pháp lý: mục 1, phần II, Nghị quyết 03/2004.

Nhận định 2.10
Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố vụ án
hình sự đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại K2 Đ57 BLTTHS.
Nhận định Đúng.
Giải thích: Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 76 BLTTHS 2015 thì người bị buộc tội là
người dưới 18 tuổi (người chưa thành niên) mới thuộc trường hợp được chỉ định người
bào chữa. Do vậy, khi người bị buộc tội đã đủ 18 tuổi (mặc dù khi thực hiện tội phạm có thể
là người dưới 18 tuổi) thì khơng thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa nêu trên.

Lý giải cho quy định này thì việc pháp luật tố tụng hình sự quy định người dưới 18 tuổi phải
có người bào chữa bắt buộc là do người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ, toàn
diện về thể chất, tinh thần nên là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Ngoài chế định bào
chữa bắt buộc, thì việc lấy lời khai hỏi cung người dưới 18 tuổi cũng có nhiều quy định đặc
thù so với các chủ thể thông thường.
Cơ sở pháp lý: điểm b, khoản 1, Điều 76 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.11


Trong trường hợp bào chữa bắt buộc quy định tại Điểm b K2 Đ57 BLTTHS, khi bị can,
bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu thay đổi người bào chữa thì u
cầu đó ln được chấp nhận.
Nhận định Sai.
Giải thích: Căn cứ vào Điểm c.1 mục 3 phần II Nghị quyết 03/2004 quy định trường hợp
yêu cầu thay đổi người bào chữa thì thẩm phán được phân cơng làm chủ tịa phiên tịa căn
cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 56 BLTTHS 2003, hướng dẫn tại mục 1 phần II nghị quyết
để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận.
Cơ sở pháp lý: Điểm c.1 mục 3 phần II Nghị quyết 03/2004, khoản 2 và khoản 3 Điều 56
BLTTHS 2003.

Nhận định 2.12
Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.
Nhận định Đúng.
Giải thích: Theo quy định tại Điều 66 BLTTHS 2015 thì Người làm chứng được hiểu là
người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Mặt khác, trong quy định về
các trường hợp không được làm chứng không quy định việc Người làm chứng là người
thân thích của bị can, bị cáo khơng được làm chứng. Do đó, người làm chứng có thể là
người thân thích của bị can, bị cáo miễn là biết được các tình tiết có liên quan đến vụ việc,

vụ án như nêu trên.
Ví dụ: Ơng A bị B đánh gây thương tích, khi B đánh A thì có sự chứng kiến của C là em ruột
của B. Khi Cơ quan điều tra mời C lên làm chứng thì C trở thành người làm chứng trong vụ
việc.
Cơ sở pháp lý: Điều 66 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.13
Người phiên dịch và người giám định có thể là người thân thích của bị can bị cáo.
Nhận định Sai.


Giải thích: Theo quy định tại khoản 1, Điều 42; khoản 4, Điều 60 và khoản 3, 4, Điều 61
BLTTHS 2015 quy định về các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người phiên dịch,
người giám định thì trường hợp người phiên dịch và người giám định là người thân thích
của bị can, bị cáo thì phải từ chối hoặc bị thay đổi, kể cả trong trường hợp bị can, bị cáo là
người bị câm, điếc.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 42; khoản 4, Điều 60 và khoản 3, 4, Điều 61 BLTTHS 2015

Nhận định 2.14
Trong mọi trường hợp, thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị
thay đổi nếu đã được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm vụ án đó.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 1, Điều 53 và Điều 49 BLTTHS hiện hành quy định về
các trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì
trường hợp họ đã tiến hành tố tụng nhưng cũng với vai trị là Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân thì khơng bị thay đổi. Họ chỉ bị thay đổi khi đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm
với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên,
Thư ký Tòa án trong vụ án đó.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 53 và Điều 49 BLTTHS 2015.


Nhận định 2.15
Những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án đều có quyền
nhờ luật sư bào chữa cho mình.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại BLTTHS năm 2015 quy định về người tham gia tố tụng, thì chỉ
có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào
chữa bởi họ là người bị buộc tội, còn những người tham gia tố tụng khác khơng có quyền
này.
Cơ sở pháp lý: điểm h, khoản 2, Điều 60, điểm g, khoản 2, Điều 61 BLTTHS năm 2015.

Nhận định 2.16
Khai báo là quyền của người làm chứng.


Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 3 và 4, Điều 66 BLTTHS 2015 quy định về quyền và
nghĩa vụ của người làm chứng thì: Khai báo là nghĩa vụ của người làm chứng. Theo đó,
Người làm chứng có nghĩa vụ trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan
đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
Trường hợp khai báo gian dối, khơng trung thực, từ chối, trốn tránh việc khai báo thì có thể
bị truy cứu TNHS về “Tội từ chối khai báo” theo Điều 383 BLHS 2015 hoặc “Tội khai báo
gian dối” theo Điều 374 BLHS.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 và 4, Điều 66 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.17
Người thân thích của thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tu cách là người làm
chứng trong vụ án đó.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 2, Điều 66 BLTTHS 2015 quy định về các trường hợp
khơng được làm chứng thì khơng quy định trường hợp người thân thích của Thẩm phán

không thể tham gia tố tụng với tư cách làm người làm chứng. Do vậy, trường hợp người
thân thích này không phải là người bào chữa của người bị buộc tội, khơng phải là người có
nhược điểm về tinh thần, thể chất hay khả năng nhận thức thì hồn tồn có thể tham gia tố
tụng với tư cách là người làm chứng.
Cơ sở pháp lý: khoản 2, Điều 66 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.18
Thẩm phán và hội thẩm đều phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là
người thân thích với nhau trong cùng một vụ án.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 1, Điều 53 BLTTHS 2015 quy định về các trường hợp
thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm thì trường hợp Thẩm phán và Hội thẩm đều là người tiến
hành tố tụng trong cùng vụ án đó thì phải từ chối hoặc bị thay đổi. Quy định này được hiểu
là chỉ cần 01 trong 02 người (Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân) từ chối tham gia tố tụng
hoặc bị thay đổi chứ không bắt buộc cả 02 người (cả Thẩm phán và cả Hội thẩm nhân dân)
đều phải từ chối hoặc bị thay đổi.


Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 53 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.19
Chỉ có Kiểm sát viên Viện kiểm sát thực hành quyền cơng tố mới có quyền trình bày
lời buộc tội tại phiên tịa.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 3, Điều 32 BLTTHS 2015 quy định về Bị hại thì trường
hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của bị hại có
quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tịa. Do đó, khơng chỉ có Kiểm sát viên mới có quyền
trình bày lời buộc tội.
Cơ sở pháp lý: khoản 3, Điều 32 BLTTHS 2015


Xem thêm nhận định:


115 Nhận định Luật Hình sự phần các tội phạm



103 Câu nhận định đúng sai môn Luật thuế

Nhận định 2.20
Người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án sẽ không được làm chứng nếu là
người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 1, Điều 66 BLTTHS 2015 quy định về các trường hợp
khơng được làm chứng thì khơng quy định người bảo vệ quyền lợi của bị hại là chủ thể
không được làm chứng mà chỉ quy định người bào chữa của người bị buộc tội, người do
nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà khơng có nhận thức những tình tiết liên quan
đến vụ việc/vụ án hoặc khơng thể khai báo đúng đắn. Do đó, nếu người bảo vệ quyền, lợi
ích của bị hại khơng đồng thời là người bào chữa của người bị buộc tội, khơng lâm vào các
tình trạng hạn chế nêu trên thì có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 66 BLTTHS 2015

Nhận định 2.21


Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ
viết của dân tộc mình trong các phiên tịa xét xử VAHS.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại Điều 29 BLTTHS 2015 quy định về Tiếng nói và chữ viết dùng
trong tố tụng hình sự thì chỉ người tham gia tố tụng mới có quyền dùng tiếng nói và chữ

viết của dân tộc mình, trường hợp này cần phải có người phiên dịch. Còn NTHTT bắt buộc
phải sử dụng tiếng Việt khi tiến hành tố tụng.
Cơ sở pháp lý: Điều 29 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.22
Tất cả các Cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền khởi tố VAHS và khởi tố bị can.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 1, Điều 34 BLTTHS 2015 thì Cơ quan tiến hành tố tụng
gồm có: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Tuy nhiên trong 03 chủ thể trên chỉ có
Cơ quan điều tra (theo điểm a, khoản 2, Điều 36) và Viện kiểm sát (theo điểm b, khoản 2,
Điều 41) là chủ thể vừa có thẩm quyền khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Còn Tòa án có
quyền khởi tố vụ án (theo khoản 4, Điều 153 BLTTHS 2015) nhưng khơng có thẩm quyền
khởi tố bị can.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 34 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.24
Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong VAHS đều
có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
Nhận định Sai
Giải thích: Theo quy định tại Điều 55 BLTTHS 2015 quy định về người tham gia tố tụng thì
có 20 chủ thể được xem là người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, chỉ một số chủ thể có quyền
đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng gồm: Bị can (điểm g, khoản 2, Điều 60), bị cáo
(điểm d, khoản 2, Điều 61), bị hại (điểm e, khoản 2, Điều 62),…
Các chủ thể cịn lại khơng có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng như: Người tố
giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố (khoản 1, Điều 56); Người bị tố giác, người bị


kiến nghị khởi tố (khoản 1, Điều 57); Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
(khoản 1, Điều 58);… Vì vậy khơng phải tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và
nghĩa vụ pháp lý trong VAHS đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 các Điều 56, 57, 58 BLTTHS 2015.

Nhận định 2.25
Trong mọi trường hợp người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của
người tiến hành tố tụng.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 1, Điều 53 BLTTHS 2015 quy định về các trường hợp
phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm thì trong trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
(người tiến hành tố tụng) là người thân thích với người bào chữa thì Thẩm phán hoặc Hội
thẩm là người bị thay đổi chứ không phải là người bào chữa. Người bào chữa nếu bắt đầu
tham gia bào chữa vào giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố nếu là người thân thích của
Điều tra viên, Kiểm sát viên đã và đang tiến hành tố tụng thì Người bào chữa không được
tham gia bào chữa.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 53 BLTTHS 2015.

3. Phần Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao và Nêu rõ căn cứ pháp lý (Nếu có)?


Kiến thức về Nguồn chứng cứ?



Kiến thức về Vật chứng?



Kiến thức về Chứng cứ?

Nhận định 3.01

Lời nhận tội của Bị can, bị cáo là chứng cứ của vụ án hình sự.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 87 BLTTHS 2015 quy định về Nguồn
chứng cứ thì Lời nhận tội (Lời khai) của bị can, bị cáo chỉ là một nguồn của chứng cứ. Lời
khai này không mặc nhiên là chứng cứ mà chỉ là chứng cứ khi thỏa mãn 03 thuộc tính của


chứng cứ: Tính liên quan, tính khách quan và tính hợp pháp. Trường hợp Lời nhận tội thiếu
một trong các thuộc tính trên thì khơng được xem là chứng cứ.
Cơ sở pháp lý: điểm b, khoản 1, Điều 87 BLTTHS năm 2015.

Nhận định 3.02
Người thân thích của bị can, bị cáo có thể tham gia tố tụng là người làm chứng trong
vụ án.
Nhận định Đúng.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 2, Điều 66 BLTTHS 2015 quy định về các trường hợp
khơng được làm chứng thì khơng quy định việc người thân thích của bị can, bị cáo khơng
được làm chứng. Do đó, nếu người thân thích của bị can, bị cáo người biết được những
tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng triệu tập đến làm chứng thì có thể làm người làm chứng trong vụ án, vụ việc.
Cơ sở pháp lý: khoản 2, Điều 66 BLTTHS 2015

Nhận định 3.03
Mọi sự vật tồn tại khách quan mà có liên quan đến vụ án hình sự thì là chứng cứ.
Nhận định Sai.
Giải thích: Căn cứ theo quy định tại Điều 86 BLTTHS năm 2015 thì: “Chứng cứ là những gì
có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ
để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những
tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. Như vậy, theo quy định trên thì chứng
cứ phải bao gồm tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Nếu một sự vật tồn tại

khách quan có liên quan đến vụ án hình sự nhưng khơng được thu thập theo trình tự, thủ
tục luật định (tính hợp pháp) thì khơng được coi là chứng cứ.
Cơ sở pháp lý: Điều 86 BLTTHS năm 2015.

Nhận định 3.04
Kết quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ (trinh sát, đặc tình, sổ đen) là chứng cứ.
Nhận định Sai.


Giải thích: Căn cứ theo quy định tại Điều 86 BLTTHS năm 2015 thì Chứng cứ phải đáp ứng
đủ cả 02 thuộc tính: Tính khách quan, tính liên quan và tình hợp pháp. Đối với kết quả thu
được từ hoạt động nghiệp vụ ( trinh sát, đặc tình, sổ đen), đặc điểm của hoạt động nghiệp
vụ này là bí mật, lén lút nên khơng thỏa mãn được tính hợp pháp (được thu thập theo trình
tự thủ tục luật định). Do vậy, kết quả thu được tù hoạt động nghiệp vụ (trinh sát, đặc tình,
sổ đen) khơng được sử dụng làm chứng cứ mà chỉ là căn cứ để định hướng giải quyết vụ
án.
Cơ sở pháp lý: Điều 86 BLTTHS năm 2015.

Nhận định 3.05
Tất cả những người tiến hành tố tụng đều là những người có nghĩa vụ chứng minh
vụ án hình sự.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 2, Điều 34 BLTTHS năm 2015 quy định về Người tiến
hành tố tụng thì Người tiến hành tố tụng gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều
tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tịa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tịa
án, Thẩm tra viên. Nhưng khơng phải tất cả những người trên đều có nghĩa vụ chứng minh
vụ án hình sự. Theo quy định tại khoản 1, Điều 47 BLTTHS năm 2015 quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn của Thư ký tịa án thì Thư ký tịa án khơng quy định về nghĩa vụ chứng minh
vụ án hình sự.

Cơ sở pháp lý: khoản 2, Điều 34 BLTTHS năm 2015.

Nhận định 3.06
Kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.
Nhận định Đúng.
Giải thích: Theo quy định tại Điều 210 và Điều 211 BLTTHS năm 2015 quy định về Giám
định lại và Giám định bổ sung thì tùy từng trường hợp luật định (Kết quả giám định chưa rõ
hoặc chưa đầy đủ), các cơ quan tiến hành tố tụng có thể tiến hành giám định bổ sung hoặc
giám định lại. Khi đó, kết quả giám định này sẽ là nguồn chứng cứ. Vì vậy, kết luận giám
định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.
Cơ sở pháp lý: Điều 210 và Điều 211 BLTTHS năm 2015.


Nhận định 3.07
Kết luận giám định là chứng cứ trong tố tụng hình sự
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 87 BLTTHS 2015 quy định về Nguồn
chứng cứ thì Kết luận giám định là một nguồn của chứng cứ. Kết luận giám định không
mặc nhiên là chứng cứ mà chỉ là chứng cứ khi thỏa mãn 03 thuộc tính của chứng cứ: Tính
liên quan, tính khách quan và tính hợp pháp. Trường hợp Kết luận giám định thiếu một
trong các thuộc tính trên thì không được xem là chứng cứ.
Cơ sở pháp lý: Điều 86 và d, khoản 1, Điều 87 BLTTHS năm 2015.

Nhận định 3.08
Lời khai của người bào chữa không phải là nguồn chứng cứ trong TTHS.
Nhận định Đúng.
Giải thích: Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 87 BLTTHS 2015 quy định về Nguồn
chứng cứ thì Lời khai của người bào chữa là một nguồn của chứng cứ. Tuy nhiên, người
bào chữa là người bảo vệ quyền và lợi ích của bị can, bị cáo nên lời khai của họ khơng
thỏa mãn thuộc tính khách quan của chứng cứ nên không được xem là chứng cứ.

Cơ sở pháp lý: điểm b, khoản 1, Điều 87 BLTTHS 2015.

Nhận định 3.09
Lời khai của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.
Nhận định Sai.
Giải thích: Lời khai của người tham gia tố tụng có thể xem là duy nhất, chính họ là người
biết tình tiết sự thật của vụ án do đó khơng thể lấy lời khai của người này thay thế cho lời
khai của người khác. Do đó, lời khai của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ không
thể thay thế được.

Nhận định 3.10
Vật chứng là nguồn chứng cứ không thể thay thế được.


Nhận định Đúng.
Giải thích: Theo quy định tại Điều 89 BLTTHS 2015 quy định về Vật chứng thì: “Vật chứng
là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối
tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội
hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. Như vậy, vật chứng chứa đựng sự thật của vụ
án do đó khơng thể thay thế được.
Cơ sở pháp lý: Điều 89 BLTTHS 2015.

Nhận định 3.11
Vật chứng chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án
đã được giải quyết xong.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 106 BLTTHS 2015 quy định về việc xử
lý vật chứng thì: Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền có
thể trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy
không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.

Do đó, khơng phải chỉ khi vụ án đã được giải quyết xong thì vật chứng mới có thể trả lại
cho chủ sở hữu.
Cơ sở pháp lý: điểm b, khoản 3, Điều 106 BLTTHS 2015

Nhận định 3.12
Thư ký tịa án có quyền chứng minh trong vụ án hình sự.
Nhận định Sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 1, Điều 47 BLTTHS 2015 quy định về Nhiệm vụ, quyền
hạn của Thư ký Tịa án thì khơng quy định Thư ký Tịa án có quyền hay nghĩa vụ phải
chứng minh trong vụ án hình sự.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 47 BLTTHS 2015

4. Phần Biện pháp ngặn chặn trong Luật tố tụng hình sự


Để học tập hiệu quả, hãy ôn tập lại kiến thức trước khi làm bài nhé!


Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự theo BLTTHS 2015

Nhận định 4.01
Khi cần áp dụng biện pháp cưỡng chế với người đại diện theo pháp luật của pháp
nhân, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể quyết định áp dụng biện pháp
tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện ấy.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế với người đại diện theo pháp luật của pháp
nhân thì chỉ được áp dụng các biện pháp do luật quy định bao gồm các biện pháp áp giải,
dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản. Cịn tạm hỗn xuất cảnh là một trong các
biện pháp ngăn chặn, không phải là một biện pháp cưỡng chế nên không được áp dụng để
cưỡng chế với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.

Căn cứ pháp lý: Điều 124 và Điều 126 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.02


Biện pháp tạm giam có thể áp dụng cho bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội
ít nghiêm trọng.
Nhận định Đúng.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 419 BLTTHS 2015 quy định về việc Áp dụng
biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế thì: Trường hợp bị can, bị cáo là người dưới 18
tuổi phạm tội ít nghiêm trọng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác (không
phải là biện pháp tạm giam) khơng hiệu quả thì có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam. Do
đó, biện pháp tạm giam có thể áp dụng cho bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội ít
nghiêm trọng.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 419 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.03
Biện pháp ngăn chặn chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ Điều 109 BLTTHS 2015 quy định về biện pháp ngăn chặn thì Các biện pháp
ngăn chặn bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo
lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hỗn xuất cảnh,… thì biện pháp bắt
người trong trường hợp quả tang, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị
yêu cầu dẫn độ là các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người không phải là bị can, bị
cáo. Riêng biện pháp tạm giữ thì có thể áp dụng đối với người là bị can, bị cáo (bắt người
bị truy nã) hoặc áp dụng đối với người không phải là bị can, bị cáo (bị tạm giữ trong trường
hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp).
Căn cứ pháp lý: Các Điều 109,110,111,112 và 117 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.04

VKS có quyền áp dụng tất cả các biện pháp ngăn chặn trong TTHS.
Nhận định Sai.
Đối với các biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang, bắt người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp thì VKS không độc lập áp dụng mà biện pháp bắt người phạm tội quả
tang do Cơ quan điều tra thực hiện, còn bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì
CQĐT đề nghị, VKS phê chuẩn áp dụng.


Ví dụ: Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của
BLTTHS có quyền ra quyết định tạm giữ. Theo đó, thẩm quyền quyết định áp dụng biện
pháp tạm giữ khơng có Viện kiểm sát.
Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 110 của BLTTHS 2015.

Nhận định 4.05
Viện kiểm sát khơng có quyền hủy bỏ Biện pháp ngăn chặn trái pháp luật của Tòa án.
Nhận định Đúng.
Bởi vì: Trong trường hợp việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của Tịa án là khơng có căn cứ
hoặc trái pháp luật thì Viện kiểm sát khơng có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đó mà
chỉ có quyền kháng nghị đến Chánh án của Tịa án nhân dân ra quyết định áp dụng để thay
đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trái pháp luật.

Nhận định 4.06
Biện pháp tạm giữ vẫn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo.
Nhận định Đúng.
Bởi vì: Biện pháp tạm giữ vẫn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp bị
can, bị cáo bị tạm giữ sau khi bị bắt truy nã.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 59 và khoản 1 Điều 117 BLTTHS 2015

Nhận định 4.08
Thời hạn tạm giữ khơng được tính vào thời hạn tạm giam.

Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 118 BLTTHS 2015 về Thời hạn tạm giữ thì
“Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một
ngày tạm giam”. Vì vậy, thời hạn tạm giữ được tính vào thời hạn tạm giam.
Căn cứ pháp lý: khoản 4 Điều 118 BLTTHS 2015.


Nhận định 4.09
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có quyền ra quyết định tạm giữ.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 117 BLTTHS quy định về Tạm giữ thì: Những
người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của BLTTHS có
quyền ra quyết định tạm giữ. Theo đó, chủ thể quyết định tạm giữ khơng quy định Viện
kiểm sát nhân dân. Vì vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp khơng có quyền ra
quyết định tạm giữ.
Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 117 và khoản 2 Điều 110 của BLTTHS 2015.

Nhận định 4.10
Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội
tại Việt Nam.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLTTHS 2015 quy định về Cấm đi khỏi
nơi cư trú thì: Biện pháp cư trú áp dụng đối với người có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng. Theo
đó, nếu người nước ngồi phạm tội tại Việt Nam có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng (ví dụ: Cư trú,
sinh sống tại Việt Nam) thì có thể được áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư
trú.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 123 BLTTHS 2015

Nhận định 4.11
Biện pháp bảo lĩnh chỉ áp dụng cho bị cáo là người chưa thành niên.

Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại Điều 121 BLTTHS 2015 quy định về các điều kiện áp dụng
biện pháp Bảo lĩnh thì khơng có quy định Bảo lĩnh chỉ được áp dụng đối với người dưới 18
tuổi. Điều này có nghĩa là: Chủ thể có thể bị áp dụng biện pháp bảo lĩnh là chủ thể thường,
người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) và người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi) đều có thể bị
áp dụng biện pháp bảo lĩnh.


Căn cứ pháp lý: Điều 121 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.12
Biện pháp bảo lĩnh chỉ áp dụng cho bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại Điều 121 BLTTHS 2015 quy định về các điều kiện áp dụng
biện pháp Bảo lĩnh thì khơng có quy định Bảo lĩnh chỉ được áp dụng đối với người phạm tội
ít nghiêm trọng. Theo đó, bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội
đặc biệt nghiêm trọng cũng có thể bị áp dụng biện pháp bảo lĩnh.
Căn cứ pháp lý: Điều 121 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.13
Mọi quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm đều phải được Viện
trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 122 BLTTHS 2015 quy định về biện pháp Đặt
tiền để bảo đảm thì Người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án và
Thẩm phán chủ tọa phiên tịa có thể quyết định áp dụng Đặt tiền để bảo đảm. Tuy nhiên,
chỉ có quyết định áp dụng biện pháp Đặt tiền để bảo đảm của CQĐT thì VKS mới cần phải
được Viện trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Các trường hợp khác
không cần phải phê chuẩn trước khi thi hành.
Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 122 BLTTHS 2015.


Nhận định 4.14
Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo được áp dụng không phụ thuộc vào việc
bị can, bị cáo phạm loại tội gì.
Nhận định Đúng.
Bởi vì: Mặc dù theo quy định tại khoản 1 Điều 122 BLTTHS 2015 xác định điều kiện áp
dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo là phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi, tuy nhiên lại không quy định về loại tội phạm khơng được áp dụng. Vì


vậy, về lý luận biện pháp Đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo có thể được áp dụng đối với cả
04 loại tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng).
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 122 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.15
Không được áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Mặc dù theo quy định tại khoản 1 Điều 121 BLTTHS 2015 xác định điều kiện áp
dụng biện pháp Bảo lĩnh là phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tuy
nhiên lại không quy định về loại tội phạm khơng được áp dụng. Vì vậy, về lý luận biện pháp
Bảo lĩnh có thể được áp dụng đối với cả 04 loại tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng).
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 121 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.16
Lệnh bắt người của Cơ quan điều tra trong mọi trường hợp đều phải được Viện kiểm
sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Trường hợp Tòa án nhân dân, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định áp dụng

biện pháp bắt tạm giam thì Cơ quan điều tra thực hiện theo quyết định của Tòa án, Thẩm
phán chủ tọa phiên tòa. Việc áp dụng biện pháp bắt người trong trường hợp này không cần
phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Nhận định 4.17
Tất cả các trường hợp bắt người đều phải có lệnh.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Trong các trường hợp bắt người gồm: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Bắt người
trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người phạm tội quả tang; Bắt người phạm tội đang bị truy


nã thì trường hợp bắt người phạm tội quả tang, bắt người phạm tội truy nã khơng phải có
lệnh của Cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ pháp lý: Điều 111, 112, 113 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.18
Tất cả các lệnh tạm giam đều phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi
thi hành.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Biện pháp tạm giam có thể do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối
với bị can, bị cáo, nhưng chỉ trường hợp Lệnh tạm giam do Cơ quan điều tra quyết định thì
mới cần phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành. Trường hợp
Viện kiểm sát tự quyết định áp dụng hoặc Tịa án áp dụng thì khơng phải phê chuẩn trước
khi thi hành.
Căn cứ pháp lý: khoản 5 Điều 119 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.19
Biện pháp tạm giam không được áp dụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành
niên.
Nhận định Sai.

Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 419 BLTTHS 2015 quy định về việc áp dụng
biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi thì: Chỉ áp dụng biện pháp tạm giam đối
với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp
giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Theo đó, trường hợp xét thấy
biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả (ví dụ: Bị can bị áp
dụng biện pháp cấm đi khỏi cư trú nhưng tiếp tục phạm tội), thì bị áp dụng biện pháp tạm
giam.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 419 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.20
Biện pháp tạm giam không được áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ đang mang
thai, người già yếu.


Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 119 BLTTHS 2015 thì về nguyên tắc bị can,
bị cáo là phụ nữ đang mang thai, người già yếu không bị áp dụng biện pháp tạm giam mà
có thể được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Tuy nhiên, nếu người này bỏ trốn và bị
bắt theo quyết định truy nã hoặc tiếp tục phạm tội,… thì bị áp dụng biện pháp tạm giam.
Căn cứ pháp lý: khoản 4 Điều 119 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.21
Biện pháp tạm giam được áp dụng đối với mọi loại tội phạm.
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 119 BLTTHS 2015 thì trường hợp phạm
tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng nhưng có nơi cư trú rõ ràng không bỏ trốn hoặc bị
bắt theo quyết định truy nã hoặc tiếp tục phạm tội… thì khơng được áp dụng biện pháp tạm
giam. Do đó, Biện pháp tạm giam không được áp dụng đối với mọi loại tội phạm.
Căn cứ pháp lý: khoản 2 và khoản 3 Điều 119 BLTTHS 2015.


Nhận định 4.22
Người chưa thành niên chỉ bị tạm giam khi họ phạm tội rất nghiêm trọng.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 419 BLTTHS 2015 thì áp dụng biện pháp
tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp
dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả mà không quy
định loại tội phạm khi áp dụng biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi. Theo đó,
mặc dù người dưới 18 tuổi phạm tội là loại tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng nhưng
lại tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt truy nã thì vẫn áp dụng biện pháp tạm giam.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 419 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.24
Trong mọi trường hợp việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn đã được áp
dụng đều phải do Viện kiểm sát quyết định.


Nhận định Sai.
Bởi vì: Chỉ các biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc tự áp dụng thì việc
hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn đó mới phải do Viện kiểm sát quyết định hủy bỏ
hoặc thay thế. Trường hợp biện pháp ngăn chặn do CQĐT tự áp dụng mà khơng cần phê
chuẩn (ví dụ: Cấm đi khỏi nơi cư trú) hoặc biện pháp ngăn chặn do Tịa án áp dụng thì Viện
kiểm sát khơng có thẩm quyền quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn đó.

Nhận định 4.25
Khám xét là một trong các biện pháp ngăn chặn.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Khám xét là một trong các biện pháp điều tra nhằm mục đích phát hiện, thu thập
chứng cứ, chứ khơng phải là biện pháp ngăn chặn. Căn cứ theo quy định tại Điều 109 thì
Biện pháp ngăn chặn chỉ bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ,
tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Các

trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội
quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu
dẫn độ.
Căn cứ pháp lý: Điều 109 BLTTHS 2015.

Nhận định 4.26
Cơ quan điều tra có quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Cơ quan điều tra chỉ có quyền thay đổi các biện pháp ngăn chặn không cần VKS
phê chuẩn trước khi thi hành. Trường hợp các biện pháp ngăn chặn cần VKS phê chuẩn
trước khi thi hành hoặc các biện pháp ngăn chặn do VKS, Tịa án tự áp dụng thì CQĐT
khơng có quyền thay đổi.

5. Phần Thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm
Để học tập hiệu quả, hãy đọc các bài viết dưới đây trước khi làm bài nhé!


Kiến thức về Nguồn tin về tội phạm


Nhận định 5.01
Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút u cầu khởi tố thì khơng có quyền yêu
cầu lại.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 155 BLTTHS 2015 quy định về khởi tố VAHS
theo yêu cầu của bị hại thì về trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại tự nguyện
rút đơn yêu cầu khởi tố thì khơng có quyền u cầu lại. Tuy nhiên, trường hợp bị hại hoặc
người đại diện của bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố do bị ép buộc, cưỡng bức thì có quyền
u cầu khởi tố lại.
Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 155 BLTTHS 2015.


Nhận định 5.02
Thủ trưởng Cơ quan điều tra có quyền gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Thẩm quyền gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo do Viện kiểm sát nhân dân
quyết định dựa trên đề nghị của Cơ quan điều tra. Theo đó, Thủ trưởng Cơ quan điều tra
xét thấy cần thêm thời hạn thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm (do có nhiều tình tiết
phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm) thì ban hành Cơng văn đề nghị
Viện kiểm sát quyết định gia hạn.
Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 147 BLTTHS 2015.

Nhận định 5.03
Một số hoạt động điều tra có thể tiến hành trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình
sự.
Nhận định Đúng.
Bởi vì: Theo quy định tại khoản 3, Điều 147 BLTTHS 2015 quy định về các hoạt động điều
tra như Khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định, yêu cầu định
giá tài sản… có thể được tiến hành khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố. Nói cách khác, Cơ quan điều tra có thể tiến hành một số hoạt động điều tra trước
khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự.


×