Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tác phẩm và thể loại báo chí: Bình luận báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.44 KB, 15 trang )

Tài liệu tham khảo
[1]. Hồng Đình Cúc, Đức Dũng - Những vấn đề của Báo chí hiện đại
[2]. Hội Nhà báo Việt Nam - Nghề nghiệp và công việc của nhà báo
[3]. Trần Thế Phiệt - Tác phẩm báo chí
[4]. Trần Quang - Các thể loại báo chí chính luận
[5]. Vũ Quang Hào - Ngơn ngữ báo chí
[6]. Hà Minh Đức - Cơ sở lý luân báo chí
[7]. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang - Cơ sở lý luận báo chí truyền
thơng


MỞ ĐẦU
Có thể nói rằng mỗi nhóm thể loại đều có đặc điểm riêng và vai trị quan trọng khác
nhau trong hoạt động báo chí, ở đây, bài viết muốn nói đến nhóm thể loại chính luận.
Nhóm thể loại chính luận gồm các thể loại bình luận, xã luận, chuyên luận… Đây là
nhóm thể loại có khả năng giáo dục, tuyên truyền, lý luận cho công chúng, chuyển tải
những thông tin tổng hợp, khái quát và mang tính định hướng cao; tạo cho cơng chúng
tầm nhìn mới mẻ và khái qt về vấn đề. Chính luận là nhóm những thể loại khơng
phản ánh hình thức mà phản ánh bên trong, làm thay đổi nhận thức của công chúng về
sự kiện ấy.
Là một thể loại trụ cột trong nhóm báo chí chính luận, bình luận đang ngày càng đóng
vai trị quan trọng, những cây bút viết bình luận xuất sắc thường là những người có kiến
thức sâu rộng, hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hóa xã hội, kinh tế, chính
trị,.... Bài bình luận dựa trên những cơ sở chung nhất nhưng lại là một tác phẩm mang
dấu ấn cá nhân nhất. Thể loại chính luận khơ khan và dập khuôn, để tạo được sự khác
biệt trong bài bình luận rất khó, để làm cho nó thêm sinh động, lơi cuốn độc giả lại càng
khó hơn. Do đó, bài viết này muốn nhấn mạnh về thể loại bình luận để làm rõ các khía
cạnh về một bài bình luận và phương pháp để viết một bài bình luận tốt.


CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH


Theo tài liệu lý luận báo chí nhiều nước trên thế giới bình luận trên báo chí xuất hiện đã
lâu. Karel Storkan cho rằng ở Anh và Pháp, bình luận có từ đầu thế kỉ XIX có tác dụng
soi sáng và giải thích một sự kiện, một vấn đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó.
So với nhiều nước trên thế giới, báo chí việt nam ra đời muộn hơn, cho nên cũng như
các thể loại khác, thể loại bình luận xuất hiện trên các ấn phẩm định kì khi đã là một thể
loại tương đối hoàn chỉnh.
- Năm 1961, Hội Nhà báo Việt Nam dùng khái niệm ngôn luận của báo để chỉ thể loại
này.
- Năm 1969, gọi là ngơn luận báo chí.
- Năm 1976 ơng Lưu Qúy Kỳ trong một lần nói chuyện với phóng viên Báo Sài Gịn
giải phóng thì gọi là nghị luận.
- Năm 1923 Trên Đông Pháp thời báo, Diệp Văn Kỳ viết nghị luận những vấn đề nông
thương cơng nghệ.
- Năm 1976,ơng Hà Đăng khi nói tại trường Tuyên huấn trung ương cũng gọi là nghị
luận trên báo.
- Năm 1978, các tác giả cuốn Giáo trình nghiệp vụ báo chí của Trường Tuyên huấn
Trung ương gọi thể loại này là Bình luận trên báo.


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
Bình luận là thể loại đặc sắc thuộc nhóm chính luận báo chí. Trong những thời điểm
lịch sử nhất định của đất nước, đặc biệt là trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
những bài bình luận đã được sử dụng rất có hiệu quả và có tác động lớn.
“Bình luận là thể loại có chức năng giải thích, đánh giá, phân tích những sự thật tiêu
biểu của đời sống. Đối tượng phản ánh của bình luận có thể là các sự kiện, hồn cảnh,
tình hình, hiện trạng tiêu biểu của đời sống, đang cần được làm sáng tỏ và định hướng.
Với nghệ thuật lập luận mềm dẻo, linh hoạt bằng cách kết hợp giữa các bằng chứng,
luận cứ, luận điểm. Tác phẩm bình luận có thể thuyết phục cơng chúng hiểu và hành
động theo hướng mà người viết bình luận hướng tới. Bình luận là một kiểu bài nghị

luận mang tính chất tổng hợp trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích, có khi
cả chứng minh. Dĩ nhiên khơng chỉ quan niệm đơn giản nó là sự cộng lại đơn thuần của
các yếu tố đó” - Hồng Đình Cúc, Đức Dũng - Những vấn đề của Báo chí hiện đại,
NXB Lý luận Chính trị, 2007.
2. Đặc điểm
Bình luận là một thể loại của báo chí, có nhiệm vụ diễn đạt tư tưởng của cơ quan báo
chí về một vấn đề đời sống nào đó, rút ra được kết luận để từ đó giúp người đọc biết và
hành động theo một hệ thống quan điểm nhất định. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng
bình luận là cách bàn luận về một vấn đề thời sự xã hội nào đó bằng việc tổng hợp các
phương pháp như phân tích, giải thích, chứng minh…nhằm định hướng cho công chúng
theo một quan điểm nhất định.
Bài bình luận khơng lấy những sự kiện riêng lẻ mà phải xem xét chúng trong nhiều khía
cạnh, đặt nó trong mối quan hệ nhiều mặt mới có thể phát hiện ra ý nghĩa vấn đề. Yêu


cầu đầu tiên của bài bình luận cũng giống như bất kỳ một tác phẩm báo chí nào là phải
có sự kiện. Tuy nhiên, do đặc điểm thể loại nên khơng phải bất kỳ sự kiện nào cũng có
thể đưa vào bình luận. Đó phải là những sự kiện tiêu biểu, có liên quan đến vấn đề tác
giả bàn luận. Do đó, tài năng của người bình luận được thể hiện ngay khâu đầu tiên:lựa
chọn sự kiện,vấn đề để bình luận. Trên cơ sở những sự kiện đã được lựa chọn, tác giả sẽ
phân tích, lý giải những sự kiện đó để đi đến kết luận.
Trong 1 bài bình luận phải có 3 yếu tố: thơng báo, bình và luận trong đó bình và luận là
2 mặt quan trọng.
+ Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh giá, khai thác nó ở các mặt
nội dung, ý nghĩa.
+ Luận là bàn bạc, mở rộng vấn đề, đặt nó vào trong q trình diễn biến phát triển, nhận
định khả năng và triển vọng, nêu tác dụng của nó trong đời sống xã hội,trong thực tế và
trong lý luận.

3. Các dạng bình luận

Nhóm tác giả Hội Nhà báo Việt Nam chia bình luận thành các dạng:


Loại bài Bình luận ngắn



Loại bài Bình luận trong ngày



Loại bài Bình luận trong tuần và bài Bình luận phê bình trong tuần



Bài bình ln mang tính bút chiến và tính chất giải thích.

(Hội Nhà báo Việt Nam - Nghề nghiệp và cơng việc của nhà báo)
Nhóm tác giả Hội Nhà báo Việt Nam đã căn cứ theo sự phong phú và đa dạng của chủ
đề và sự phân biệt của từng chức năng để phân chia thành các dạng bài bình luận khác
nhau. Tuy nhiên, cũng có những cách phân chia khác ví dụ như cách của Trần Thế
Phiệt - Tác phẩm báo chí dựa vào những tiêu chí cụ thể để chia thành các dạng bài:


Dựa theo tiêu chí thời gian:



Bình luận ngắn




Bình luận trong ngày



Bình luận trong tuần




Dựa trên phương pháp thể hiện:



Bình luận có tính giải thích



Bình ln bút chiến



Dựa trên nội dung bài viết



Bình luận sự kiện




Bình luận vấn đề

Quan niệm khác:


Bình luận ngắn, bình luận dài ( Bình luận chuyên sâu). Bài bình luận ngắn chỉ cần
vài trăm từ, dẫn ra một sự kiện, một lời phát biểu là ngời viết có thể đa ra nhận định
của mình: tán thành hoặc bác bỏ. Dạng bài này xuất hiện nhiều trong các chuyên
mục bình luận của các tờ báo như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Nhân dân, Lao động Bài
bình luận dài thường tập trung vào những vấn đề, sự kiện đang gây xôn xao dư
luận, cần có sự định hướng tư tưởng; hoặc từ nhiều sự kiện có liên quan đến nhau,
người viết tổng hợp, phân tích rồi đi đến kết luận về một vấn đề.

Căn cứ vào nội dung có 2 loại:


Bình luận trong nước.



Bình luận quốc tế.

Trong mỗi dạng bình luận trong nước hay quốc tế lại có những dạng bài cụ thể như:
Bình luận về chính trị- xã hội, Bình luận qn sự, Bình luận kinh tế- xã hội, Bình luận
văn hố- thể thao.
Căn cứ vào phương pháp thể hiện cũng có thể chia thành 2 dạng sau:


Bài bình luận giải thích, bình luận bút chiến. Các bài bình luận mang tính giải thích

thường đi sâu phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hoặc các
hiện tượng tích cực trong đời sống xã hội. Trong bài bình luận bút chiến, người viết
thường đi từ những quan điểm, ý kiến tiêu cực, phân tích, bác bỏ, phủ nhận các
quan điểm đó đồng thời rút ra cái tích cực. Bài bình luận bút chiến phải có tính
chiến đấu cao và thường là để đấu tranh với quan điểm của các nhà chính trị đối
lập, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch.


Ngày nay, báo chí sử dụng rất nhiều hình thức bình luận và phạm vi nghiên cứu của
mỗi bài cũng rất đa dạng. Có bài chỉ dừng lại ở mức xem xét một sự kiện nhỏ, riêng lẻ
trong đời sống như đánh giá hành vi của một cá nhân cụ thể. Hay là sử dụng bài bình
luận để đánh giá, bàn luận về một sự kiện đã được thông báo trên phương tiện truyền
thơng đại chúng. Nhà báo trình bày quan điểm của tồn soạn, của chính mình về sự
kiện sự việc từ đó liên hệ tới những vấn đề khác.
4. Đặc trưng của thể loại Bình luận
Bình luận là thể loại đặc sắc thuộc nhóm chính luận báo chí. Trong những thời
điểm lịch sử nhất định của đất nước, đặc biệt là trong kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ, những bài bình luận đã được sử dụng rất có hiệu quả và có sức tác
động lớn.
Tác giả Trần Quang đã đưa ra những nhận xét về thể loại bình luận trong cuốn
“Các thể loại báo chí chính luận”:
- Bài bình luận là một tác phẩm đặc sắc dùng để tái tạo bức tranh toàn cảnh về
một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. Cơ sở chính của bài bình luận là các
sự kiện, chi tiết điển hình, tiêu biểu của hiện thực khách quan. Bài bình luận đòi
hỏi phải xem xét các sự kiện , hiện tượng đó trong mối quan hệ và phụ thuộc lẫn
nhau để rút ra kêt luận chung có tính định hướng cho nhận thức và hành động
của cơng chúng. Tác giả có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như so sánh,
đối chiếu, hệ thống hóa,...để làm nổi bật chủ đề tác phẩm và tư tưởng của tác
giả hay toàn soạn.
- Từng mục, từng phần của tác phẩm không đứng riêng lẻ, độc lập mà là những

bộ phậm cấu thành tác phẩm.
- Từng phần của tác phẩm liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau để
làm nổi bật chủ đề chính.
Bài bình luận có cơ sở thực tiễn là các sự kiện, hiện tượng cụ thể của hiện thực
khách quan; các sự kiện, hiện tượng đó được xem xét, đánh giá một cách có hệ
thống trong mối liên hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau, trong xu hướng phát triển
chung của đời sống xã hội.


Mặt khác với thể loại này, bút pháp chính luận được thể hiện rõ nét, thái độ,
quan điểm chính kiến của bài báo cũng được thể hiện nhất quán và công khai.
Đối với những vấn đề xã hội phức tạp, có những đề xuất, hướng dẫn phương án
tháo gỡ hoặc giải quyết vấn đề. Phạm vi bao quát rộng, có thể là tồn bộ các sự
kiện, hiện tượng, q trình… của đời sống xã hội đương thời, một yêu cầu quan
trọng với thể loại này là khi xem xét hay bình luận, đánh giá một sự kiện vấn đề
nào đó, nhà báo khơng chỉ nêu hiện tượng bên ngồi mà còn phải chỉ ra nguyên
nhân và bản chất bên trong của vấn đề.
Một đặc trưng của bình luận chính là ở chất trí tuệ, tư duy, lý luận, lý lẽ trong
tác phẩm, hay chính là đặc điểm thơng tin lý lẽ. Thêm vào đó, tính chất khác
biệt so với những thể loại khác đó là khả năng tác động với đơng đảo, rộng rãi
quần chúng nhân dân, có tác dụng lớn trong việc định hướng dư luận, giúp công
chúng hiểu biết về các vấn đề sự kiện theo một quan điểm nhất định.
Bình luận tuy có những kết luận rõ ràng, nhưng vấn đề đề cập đến khơng nhằm
mục đích trở thành chỉ thị để hành động, mà nó chỉ mang tính chất định hướng
cho suy nghĩ và nhận thức của cơng chúng. Có thể nói bài bình luận có nhiệm
vụ tạo điều kiện cho độc giả đánh giá đúng đắn sự kiện nhất định đương thời.
Từ đó, dẫn dắt độc giả rút ra được những kết luận xác đáng và hành động theo
sự quyết định đó. Có thể nói bình luận là phương thức của cơng tác tun
truyền.
Thơng thường các bài bình luận chỉ thể hiện sự nhất quán về chỗ đứng, cách

nhìn nhận đánh giá của người bình luận.
Về cấu trúc, dạng bài này thường được viết theo phương pháp quy nạp, nó rút ra
kết luận thơng qua việc bàn luận những cái cụ thể một đặc điểm riêng biệt khá
quan trọng là về nguyên tắc. Bình luận bao giờ cũng luận giải trên cơ sở gắn
liền với những vấn đề, sự kiện, tình huống, hồn cảnh cụ thể, thông qua những
chi tiết cụ thể. Tức là các chi tiết cụ thể của các sự kiện, tình huống, hồn
cảnh… đóng vai trị chi phối trong việc luận giải của bài bình luận.
Có thể thấy để làm một bài bình luận đầu tiên phải lựa chọn và phân tích các sự
kiện, tiếp theo là sắp xếp các sự kiện trong mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau


của chúng, trong các bài bình luận, điều quan trọng nhất là ta phải bám sát đề
tài và làm nổi bật được chủ đề bằng những chi tiết tiêu biểu nhất của các sự
kiện.
“Bình luận mang dấu ấn cá nhân”, người viết có thể nêu ý kiến quan điểm của
mình về vấn đề nào đó và thuyết phục bạn đọc rằng quan điểm này là đúng đắn.
Bài bình luận có tính chiến đấu cao. Tính chiến đấu địi hỏi bình luận phải được xây
dựng bằng hệ thống lý lẽ sắc sảo, chính xác. Đó có thể là những lý lẽ để vạch trần bộ
mặt của kẻ thù, cũng có thể là những lời tố cáo, lên án gay gắt những tệ nạn mới trong
xã hội hiện đại. Đặc trưng này địi hỏi ở nhà báo- nhà bình luận phải có tinh thần dũng
cảm, dám nghĩ, dám làm, dám viết và biết đấu tranh bảo vệ ý kiến, quan điểm của
mình. Đặc trưng “ tính chiến đấu” cịn u cầu người viết không thể hiện thái độ mơ hồ,
không rõ ràng đồng thời khơng chấp nhận một kết luận mang tính chất chung chung.
Một bài bình luận thiếu tính chiến đấu là một tác phẩm báo chí thất bại, khơng có tính
thơng tin và khơng định hướng được dư luận xã hội.
5. Phương diện thể hiện bài bình luận
Thơng tin trong bài bình luận là thơng tin lý lẽ. Nội dung của thông tin lý lẽ không chỉ
đơn thuần là việc lưa chọn khéo léo, chính xác hoặc tập hợp các sự kiện mà trên cơ sở
đó người viết phải trình bày được quan điểm, ý nghĩa, sự đánh giá của mình về sự kiện
từ đó rút ra được những kết luận và có định hướng kịp thời.

Sự kiện là cái quan trọng đầu tiên nhưng đó chỉ là nguyên liệu để nhà báo viết bài bình
luận. Chính đặc trưng tính định hướng tư tưởng và thông tin lý lẽ, lâp luận đã quy định
văn phong, từ ngữ và cách diễn đạt trong dạng bài này.
5.1 Văn phong của bài bình luận
 Nhất quán
Đây là đặc điểm qua trọng khi viết bài bình luận, người viết xác định rõ tư tưởng, chủ
đề, có chủ kiến nhất định và phải giữ vững lập trường suốt bài bình luận. Điều này làm


cho người đọc thấy rõ logic giữa các luận điểm, luận cứ ở trong bài. Các nhận định, dẫn
chứng đưa ra quy định lẫn nhau tạo nên chỉnh thể thống nhất cho bài viết.
Tính nhất qn khơng chỉ thể hiện ở nội dung mà còn thể hiện ngay ở lời văn, giọng
văn. Tất nhiên, trong một bài có nhiều giọng văn lời văn khác nhau tùy theo từng đoạn,
nhưng tác giả vẫn phải trung thành với giọng điệu chung nhất.
 Rõ ràng, rành mạch
Lời văn trong bài bình luận thường rõ ràng, rành mạch giúp người đọc nắm bắt được ý
kiến tác giả nhanh chóng, chính xác. Mỗi câu mỗi ý tách biệt nhau, thể hiện rõ ràng ở
cách ngắt đoạn hợp lý. Mỗi đoạn là một bộ phận trọn vẹn và độc lập về cấu trúc cũng
như ý nghĩa, các đoạn được sắp xếp logic để làm rõ tư tưởng của bài viết.
 Kết hợp lý trí và tình cảm
Sức thuyết phục của bài bình luận nằm ở chỗ tác động vào nhận thưc người đọc và làm
lay động trái tim. Những cảm xúc được thể hiện qua câu chữ, lời văn sẽ đi sâu vào
trong tư tưởng và thuyết phục họ tin theo nhận định của tác giả.
5.2 Ngơn ngữ của bài bình luận
Trong cuốn “Ngơn ngữ báo chí”, tác giả Vũ Quang Hào đã dẫn ý kiến của Nhà Lý luận
Báo chí học người Nga D.M. Pri ljuk: “Sự phản ánh của chính luận bao giờ cũng đậm
đà cảm xúc. Biên độ cảm xúc của nhà chính luân rất lớn. Đó là sự tán thưởng và niềm
vui sướng, lòng căm thù và sự tức giận, trầm tư và âu yếm. Đó là sự hấp dẫn trong
phân tích sự kiện và đánh giá chính trị về các sự kiện đó.”
Với bài bình luận, tùy theo khả năng sáng tạo và cá tính mà người viết chọn lọc và sử

dụng những đơn vị từ khẩu ngữ mang sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm để tăng sức
hấp dẫn bài bình luận.
Trong một bài bình luận, người viết đặc biệt chú trọng đến tính chính xác và chặt chẽ,
nhằm phục vụ cho mục đích của sự diễn đạt. Đó là ngơn ngữ phản ánh rõ ràng, chính
xác q trình tư duy nhằm đạt hiệu quả nhận thức cao nhất.
Tuy nhiên, một bài bình luận cũng khơng thể thiếu từ ngữ giàu hình ảnh, giàu hình ảnh.
Bên cạnh sự xuất hiện với tần suốt cao của lớp từ chính trị, khi cần bày tỏ sự đánh giá,


tình cảm mạnh mẽ của mình đối với vấn đề được nêu ra, người viết thường chọn lọc và
sử dụng đơn vị từ vựng khẩu ngữ bởi đơn vị này giàu sắc thái ý nghĩa và giá trị biểu
cảm.
5.3 Phương diện ngữ pháp
Do phải thực hiện chức năng thông tin giải thích, đánh giá, thuyết phục nên bài bình
luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, nghi vấn, cảm
thán,... Việc đưa câu hỏi vào bài bình luận nhằm làm nổi rõ vấn đề cần bàn bạc và đi
vào sâu trả lời các câu hỏi đó để làm tăng thêm mức độ sâu sắc của bài viết.
Có những bài bình luận, câu hỏi xuất hiện với tần số cao từ 3 hay 4 câu, người viết có
thể dùng câu hỏi lựa chọn để đề cập đến 2 vấn đề cùng lúc. Ngoài ra, trong bài bình
luận tác giả cũng có thể dùng câu hỏi với ý nghĩa khác khơng nhất thiết địi hỏi trả lời:
câu hỏi khẳng định để phủ định hay câu hỏi phủ định để khẳng định.
Người viết cũng sử dụng câu ghép chứa đựng nhiều ý có quan hệ qua lại với nhau để
diễn đạt những vấn đề không nên hoặc không thể chia cắt. Ví dụ câu ghép theo quan hệ
nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả, quan hệ tăng tiến, quan hệ đối lập với các từ
liên kết: “Nếu...thì”, “Bởi vì...cho nên”,....
Về trật tự sắp xết các thành phần ngữ pháp trong câu, người ta thường dùng cách đưa
một số thành phần nào đó lên trước thành phần khác nhằm mục đích nhấn mạnh: “Một
lần nữa...”, “Nhìn chung...’,... Những từ nhấn mạnh đó giống như một chiếc cầu nối
làm cho mạch văn liên tục, chặt chẽ logic hơn và tăng thêm giá trị lập luận cho đoạn
văn.

5.3 Phương pháp diễn đạt
Đặc điểm nổi bật trong diễn đat ở các bài bình luận là thái độ của tác giả thể hiện qua
cái tơi lập luận, địi hỏi căn cứ lý luận đưa ra phải rõ ràng, vững chắc, lời văn truyền
cảm. Sự phântích, bình giá, cảm xúc của tác giả thường thể hiện trực tiếp, thẳng thắn.
5.4 Kết cấu bài bình luận


Nhìn chung thể loại bình luận được thể hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau, nhiều dạng
thức khác nhau, song vẫn có một cấu trúc tương đối cho một tác phẩm bình luận: đặt
vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận.
Đặt vấn đề là nêu nội dung trọng tâm mà bài bình luận đề cập, có thể là một quan điểm,
một câu hỏi nghi vấn hoặc một sự kiện được chọn làm tiêu điểm.
Giải quyết vấn đề chính là triển khai các hệ thống luận điểm, luận cứ trên cơ sở luận
chứng nhất định. Số lượng luận điểm luân cứ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ quan
trọng của quan điểm, sự kiện, vấn đề được chọn.
Kết luận khẳng định vấn đề đã nêu ra, khẳng định quan điểm của tác giả và hướng dẫn
nhận định vấn đề. Kết luận có thể là một giải pháp cần thiết hoặc dự báo về vấn đề hay
sự kiện đó, hoặc cũng có thể là một gợi mở cho cơng chúng cùng suy luận hoặc chuẩn
bị cho một bài bình luận ở phạm vi, quy mơ khác.
6. Kỹ năng viết bài bình luận


Xác định đề tài.



Rút tít




Viết sapo

=> Đề tài là một mảng hoặc một phạm vi của đời sống thực tiển ( kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội…) mà nhà báo lựa chọn để viết tin bài. Đề tài phải mang tính thời sự và có
ý nghĩa nhân sinh đối với cơng chúng. Bình luận bao gồm cả bình luận trong nước và
quốc tế nên có thể nói mảng đề tài rất rộng lớn.
* Nguồn tìm kiếm đề tài :
+ Tự phát hiện
+ Từ phương tiện truyền thông đại chúng
+ Quan sát, phỏng vấn
+ Nguồn tin động
+ Nguồn tin tĩnh: văn bản, thơng cáo báo chí, tài liệu…
* u cầu:
 Giới hạn trong phạm vi phản ánh.


 Căn cứ vào tình hình thực tiễn vì bản chất của sự kiện.
 Phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan chủ quản.
 Khả năng thực hiện được. Tìm kiếm đề tài? Đang ở vị trí nào? Phụ thuộc vào năng
lực bản thân.
 Khai thác thông tin ở nhiều góc độ. Tất cả cho cho mục đích phục vụ lợi ích cơng
chúng. Báo chí nước ta là báo chí Nhà nước, nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng vì vậy
hiệu quả thơng tin mang lại phải phù hợp với Đảng.
 Ưu tiên những vấn đề gần, trực tiếp, thuộc hơm nay và ngày mai. Sau đó, mới hơm
qua, hơm kia, tức là phải mang tính thời sự, nhanh chóng.
* Phương pháp:
 Quan sát
 Phỏng vấn
 Tự đặt câu hỏi
 Lắng nghe

 Tìm cái mới trong cái cũ
 Đãi cát tìm vàng
* Dựa vào hai căn cứ:
 Diễn biến trong đời sống xã hội
 Đề cương kế hoạch trong đời sống báo chí
* Cái tơi bình luận:
=> Cái tơi đậm chất thì bài bình luận được nâng lên một tầm cao mới. Vậy, đó là cái tơi
chính kiến, cái tơi lý lẽ. Mục đích cuối cùng là định hướng dư luận xã hội. Cái tôi được
thể hiên thông qua ngơn ngữ, bút pháp ( thuật, tả, bình). Ngơn ngữ sử dụng trong bài
bình luận là chính luận. Có các hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, súc
tích.
- Luận điểm là ý kiến xác định của người viết về vấn đề được đặt ra. Trong một bài
bình luận có thể có một hoặc nhiều luận điểm. Đó là những ý trực tiếp cấu thành chủ
đề, có sự khái quát cao, chứa đựng những quan điểm, quan niệm, những tư tưởng sâu
sắc. Các luận điểm trong tác phẩm tương đối độc lập với nhau thể hiện ở chỗ trong một
tác phẩm, luận điểm này không nằm trong luận điểm kia. Nó có vai trị liên kết với
nhau để soi sáng, thuyết minh cho luận điểm lớn của tồn bài. Luận điểm thường rất
ngắn gọn, cơ đúc tư tưởng của người viết một cách sâu sắc. Các luận điểm lớn nhỏ


trong bài bình luận đều rất chính xác vì nó nói đúng được đặc điểm của vấn đề, sự việc
cần đề cập. Có khi luận điểm được khái quát như những chân lý, như một quy luật, một
châm ngơn. Có khi luận điểm lại được nêu lên bằng câu hỏi.
- Luận cứ để làm sáng tỏ những quan điểm, tư tưởng kết đọng trong các luận điểm cần
phải có những luận cứ. Cho nên luận cứ là cứ liệu, những bằng chứng, chi tiết để xây
dựng và chứng minh cho luận điểm. Trong một luận điểm có nhiều luận cứ. Trong bài
bình luận, những luận cứ được lập luận một cách rất linh hoạt. Luận cứ có thể là bằng
chứng thực tế lấy từ cuộc sống, có thể là các lý lẽ, chân lý về mặt lý luận đã được công
nhận. Các luận cứ này rất xác thực, đáng tin cậy. Trong thể loại bình luận, rất nhiều
luận cứ là con số, dẫn chứng cụ thể. Điều đó tạo cho loại bài này tính chính xác cao,

mang đậm nét tả thực. Mối quan hệ giữa luận điểm, luận cứ rất khăng khít, chặt chẽ.
Luận điểm đứng được là dựa vào luận cứ, còn luận cứ nêu ra là để phục vụ cho luận
điểm. Trong nội bộ các luận cứ: lý lẽ và dẫn chứng cùng soi sáng cho nhau. Lý lẽ tạo
cho dẫn chứng khả năng thuyết minh cho luận điểm, còn dẫn chứng thực tế lại làm
cho lý lẽ có nội dung, sức mạnh.
- Luận chứng: có luận điểm, luận cứ rồi còn phải biết làm sao cho luận cứ nói lên luận
điểm, làm sao cho lý lẽ và dẫn chứng thực tế phối hợp với nhau để thuyết minh luận
điểm một cách mạnh mẽ, nổi bật, thuyết phục. Luận chứng là sự vận dụng các phép suy
luận logic, phối hợp tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm. Luận
chứng trong bài bình luận rất chặt chẽ, tồn diện và có trật tự. Lập luận chỉ có giá trị
thuyết phục khi có các luận cứ tin cậy, bảo đảm sự tương hợp giữa luận cứ và kết luận.
Tuy nhiên điều kiện đó chưa đủ. Người lập luận phải biết sử dụng các phương pháp lập
luận đúng, phù hợp với những quy luật logic trong tư duy.
* Phương pháp thể hiện:
- Thông báo và giải thích.
 Đặt vấn đề: Giới thiệu hồn cảnh sự kiện đó diễn ra như thế nào, ở đâu.
 Giải thích : nguyên nhân
 Kết thúc: đề ra những giải pháp.
 Tùy vào thực tiễn báo chí mà sử dụng các bố cục, phương pháp khác nhau như:
diễn dịch, tóm tắt...


KẾT LUẬN
Bình luận là cách đánh giá và bàn luận một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề nào đó
để đi đến sự nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vấn đề và những điều do vấn đề đó gợi ra.
Nhà báo muốn viết bình luận tốt, cần phải tích luỹ khơng ngừng nâng cao kiến thức để
khơng những phải tích luỹ được một nguồn tài liệu nhất định có liên quan đến vấn đề
được đề cập, khơng những phải đứng trên một lập trường, thái độ đúng đắn, một
phương pháp luận khoa học mà cịn phải có khả năng xử lý các thông tin bằng thao tác
của tư duy để hình thành ván đề và giải quyết chúng thoả đáng hợp quy luật. Mỗi nhà

báo phải tích cực học tập, tích luỹ kiến thức về chun mơn nghiệp vụ và nâng cao
phẩm chất đạo đức của nhà báo.



×