Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Biến đổi hôn nhân của người ê đê tại xã hòa xuân, thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ LẠNG

BIẾN ĐỔI HƠN NHÂN CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ TẠI XÃ

HỊA XN, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: NHÂN HỌC
MÃ SỐ: 60.31.03.02

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ TẠI XÃ
HỊA XN, THÀNH PHỐ BN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮK LẮK

CHUYÊN NGÀNH: NHÂN HỌC
MÃ SỐ: 60.31.03.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. ĐẶNG THỊ KIM OANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận văn là trung thực. Các kết luận khoa học của luận văn chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào. Luận văn có thừa kế kết quả nghiên cứu của một số
nghiên cứu khác dưới dạng trích dẫn. Nguồn trích dẫn được liệt kê trong mục tài
liệu tham khảo.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Lạng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn “Biến đổi hơn nhân của người Ê-đê tại xã
Hịa Xn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” tôi đã nhận được sự hỗ trợ,
giúp đỡ của rất nhiều người, nhiều tổ chức.
Trước hết, xin dành lời trân trọng cảm ơn đến TS. Đặng Thị Kim Oanh – là
giảng viên trực tiếp hướng dẫn đã chia sẻ cho tôi những ý kiến quý báu về khoa học,
định hướng, chỉ bảo tận tình để tơi hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Nhân học, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giảng dạy, cung cấp các kiến thức, kỹ năng
nghiên cứu để tơi có thể thực hiện nghiên cứu này.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội vùng
Tây Nguyên, sự chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị, bạn bè đồng nghiệp đã
giúp cho tôi thực hiện luận văn này một cách thuận lợi.
Cuối cùng, cảm ơn các cô, chú, bác anh chị, làm việc tại UBND xã Hòa Xuân
các bác trưởng, phó bn, trưởng các Đồn thể và tồn thể người dân ở buôn Buôr
và buôn Cư Dluê đã chia sẻ, cung cấp tài liệu để tơi hồn thành luận văn này.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Lạng


MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 11
4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................. 11
4.2. Địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 12
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 12
5.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 12
5.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 12
5.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................... 12
6. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 15
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÔN NHÂN VÀ KHÁI QUÁT VỀ
NGƯỜI Ê-ĐÊ Ở XÃ HÒA XUÂN, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮK LẮK ............................................................................................ 17
1.1. Cơ sở lý luận về hôn nhân ............................................................. 17
1.1.1. Khái niệm hôn nhân và quan hệ hôn nhân .......................... 17

1.1.2. Các chức năng của hôn nhân ............................................... 19
1.1.3. Lý thuyết áp dụng ................................................................... 22
1.1.3.1. Tiếp cận lý thuyết chức năng ........................................... 22
1.1.3.2. Tiếp cận lý thuyết giao lưu và biến đổi văn hóa .............. 25
1.2. Khái quát về người Ê-đê ở xã Hòa Xuân ........................................ 26
1.3. Đặc điểm kinh tế ............................................................................ 28
1.4. Những đặc trưng văn hóa ............................................................. 30
1.4.1. Đặc trưng văn hóa vật chất ................................................. 30
1.4.1.1. Nhà ở .............................................................................. 30
1.4.1.2. Trang phục ..................................................................... 31
1.4.1.3. Ăn uống .......................................................................... 33
1.4.2. Đặc điểm văn hóa tinh thần của người Ê-đê ..................... 34
1.4.2.1. Tín ngưỡng ..................................................................... 34


1.4.2.2. Lễ hội ............................................................................. 35
1.4.2.3. Văn hóa cồng chiêng...................................................... 38
1.4.2.4. Sử thi .............................................................................. 39
1.4.2.5. Klei duê .......................................................................... 39
1.4.2.6. Luật tục .......................................................................... 40
1.5. Đặc điểm cấu trúc xã hội tộc người ............................................... 40
1.5.1. Chế độ mẫu hệ ..................................................................... 40
1.5.2. Đặc trưng gia đình Ê-đê ...................................................... 42
1.5.3. Dịng họ người Ê-đê ............................................................... 44
1.5.4. Buôn làng của người Ê-đê .................................................... 46
Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 48
CHƯƠNG 2. HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ Ở
XÃ HỊA XN, THÀNH PHỐ BN MA THUỘT ................................. 49
2.1. Những quan niệm, quy tắc trong hôn nhân truyền thống của
người Ê-đê .................................................................................................... 49

2.1.1. Quan niệm hôn nhân ............................................................. 49
2.1.2. Nguyên tắc hôn nhân ............................................................. 50
2.1.3. Chọn bạn đời .......................................................................... 51
2.2. Hôn lễ truyền thống của người Ê-đê ............................................. 53
2.2.1. Lễ hỏi chồng (Nao êmuh) ...................................................... 54
2.2.2. Lễ thoả thuận (Knăm)............................................................ 56
2.2.3. Lễ gọi chồng (Yâo Ung) ......................................................... 60
2.2.4. Lễ lại mặt (Siê Knăm) ............................................................ 61
2.3. Tục nối dây (cuê nuê) ..................................................................... 62
2.4. Cư trú sau hôn nhân ...................................................................... 64
2.5. Vấn đề ly hôn .................................................................................... 65
Tiểu kết chương 2.................................................................................... 66


CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở XÃ HỊA XN, THÀNH PHỐ BN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK
LẮK HIỆN NAY ............................................................................................ 68
3.1. Biến đổi trong hôn nhân................................................................ 68
3.1.1. Những biến đổi quan niệm, nguyên tắc trong hôn nhân của
người Ê-đê .............................................................................................. 68
3.1.1.1. Những biến đổi trong quan hệ dòng họ ........................... 68
3.1.1.2. Những biến đổi trong quan niệm hôn nhân ..................... 69
3.1.1.3. Những biến đổi trong nguyên tắc kết hôn ........................ 70
3.1.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời ........................................... 72
3.1.2. Biến đổi trong hôn lễ của người Ê-đê................................... 74
3.1.2.1. Những biến đổi về nghi lễ ................................................ 74
3.1.2.2. Biến đổi cư trú sau hôn nhân ........................................... 81
3.1.2.3. Ly hôn ............................................................................... 83
3.2. Những trường hợp hôn nhân đặc biệt ......................................... 83
3.2.1. Kết hôn ngoại tộc ................................................................... 83
3.2.2. Kết hôn khơng được sự cho phép của gia đình .................... 86

3.3. Những yếu tố tác động................................................................... 86
3.3.1. Những tác động của kinh tế - xã hội – văn hóa ................... 87
3.3.2. Sự giao thoa văn hóa ............................................................. 90
3.3.3. Sự chuyển đổi tôn giáo ......................................................... 92
3.3.4. Tác động của Luật Hôn nhân và Gia đình ........................... 94
3.3.5. Tự thân tộc người .................................................................. 95
Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 96
KẾT LUẬN .............................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 102
PHỤ LỤC ............................................................................................... 108


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Viết tắt
DTTS
PVS
TĐHV
THCS
THPT
Tr.
UBND


Viết đầy đủ
Dân tộc thiểu số
Phỏng vấn sâu
Trình độ học vấn
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trang
Ủy ban Nhân dân


1

1.

Lý do chọn đề tài
Người Ê-đê là một trong 53 tộc người thiểu số ở Việt Nam, sống chủ yếu tại

Tây Nguyên và một số tỉnh thuộc miền Trung của nước ta. Theo tài liệu của Ủy ban
Dân tộc Chính phủ Việt Nam dân số người Ê-đê thống kê ngày 01/04/2009 là
khoảng 331.194 người, xếp thứ 11 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam; Là một trong 5 tộc người thuộc nhóm Malayo Poninesien (cịn gọi là nhóm
Mã Lai – Đa Đảo) theo chế độ mẫu hệ. Các nhóm địa phương người Ê-đê là: Kpă,
Adham, Mdhur, Bih, Krung, …
Theo báo cáo của UBND xã Hòa Xuân (2015), người Ê-đê trên địa bàn chiếm
47,5 % tổng số dân của xã (tr.1). Họ có đóng góp rất lớn trong q trình phát triển
kinh tế xã hội, cũng như góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa trên địa bàn. Qua tư
liệu và khảo sát thực tế, nhìn chung so với những phường, xã trên thành phố Buôn
Ma Thuột, người Ê-đê ở đây vẫn cịn lưu giữ văn hóa truyền thống tương đối trọn
vẹn, như tín ngưỡng truyền thống, nghề dệt thổ cẩm, làm rượu cần… Tuy nhiên, từ

sau Đổi mới, đời sống của họ có nhiều thay đổi đẫn đến những biến đổi nhất định
trong hôn nhân.
Xã hội mẫu hệ của người Ê-đê thể hiện trong tổ chức xã hội dịng họ, chế độ
thừa kế tài sản, hơn nhân, gia đình... Trong hơn nhân truyền thống, phụ nữ chủ động
cưới chồng, đàn ông cư trú bên nhà vợ, con cái thuộc dòng mẹ, mang họ mẹ,...
Ngày nay, xã hội Ê-đê mặc dù vẫn được đánh giá là chế độ mẫu hệ điển hình ở Việt
Nam nhưng đang dần biến đổi thể hiện trong hơn nhân, mơ hình nơi cư trú, các
quan hệ gia đình,…
Hiện nay, đất nước ta đang trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế. Việc mở rộng giao lưu, hội nhập trong bối cảnh tồn
cầu hóa tạo điều kiện cho các tộc người có cơ hội tiếp xúc, giao lưu trao đổi văn hóa
và phát triển kinh tế. Bn Ma Thuột là thành phố có vị trí chiến lược, là cửa ngõ
giao thương đường bộ, đường hàng không thuận lợi liên kết với các tỉnh và vùng
phụ cận, tạo điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa. Vì vậy, người Ê-đê trên
địa bàn có nhiều cơ hội mở rộng giao lưu với các tộc người khác, song cũng đặt ra


2

khơng ít thách thức. Nghiên cứu hơn nhân của người Ê-đê khơng chỉ để hiểu rõ
những nét văn hóa truyền thống mà cịn thấy được những yếu tố văn hóa mới mà
cộng đồng có được trong q trình tiếp biến văn hóa với các tộc người khác tại địa
bàn. Vì vậy, nghiên cứu về hôn nhân, một mặt cung cấp cơ sở khoa học cho việc
định hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phù hợp với xu
hướng phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay, đồng thời hạn chế, loại bỏ
những nghi lễ tập tục khơng cịn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
của người Ê-đê ở xã Hịa Xn, thành phố Bn Ma Thuột hiện nay. Đó là lý do
tôi chọn đề tài: Biến đổi hôn nhân của người Ê-đê tại xã Hịa Xn, thành phố
Bn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thông qua nghiên cứu, luận văn tiến hành đi sâu
tìm hiểu những biến đổi trong hơn nhân của người Ê-đê, xem xét q trình biến

đổi đó diễn ra như thế nào – yếu tố truyền thống nào đã thay đổi, yếu tố nào còn
được lưu giữ, yếu tố mới nào đã và đang được tiếp thu vào trong văn hóa của họ.
Từ đó đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân tác động tới sự biến đổi hơn nhân của
người Ê-đê trên địa bàn xã Hịa Xn.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu những biến đổi

hôn nhân của người Ê-đê ở xã Hịa Xn, thành phố Bn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và
những yếu tố tác động, xu hướng biến đổi hôn nhân của người Ê-đê trong bối cảnh
hiện nay.
Mục tiêu cụ thể: luận văn tập trung làm rõ:
Thứ nhất, luận giải những cơ sở lý luận về biến đổi hôn nhân của người Ê-đê;
giới thiệu tổng quan về người Ê-đê và những nét đặc trưng của văn hóa truyền
thống của người Ê-đê ở xã Hịa Xn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Thứ hai, nghiên cứu hình thức và nội dung hơn nhân truyền thống người Ê-đê
thông qua: quan niệm hôn nhân, lựa chọn bạn đời, nghi lễ hôn nhân, ly hôn, vấn đề
cư trú sau hôn nhân.


3

Thứ ba, mô tả những biến đổi trong hôn nhân của người Ê-đê trên địa bàn xã
Hòa Xuân trong truyền thống đến hiện nay (từ 1986) trên cơ sở của những biến đổi
đó, tìm hiểu những yếu tố tác động dẫn đến biến đổi trong hôn nhân Ê-đê.
3. Lịch sử nghiên cứu
Những nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết hôn nhân
Trong Nhân học, hơn nhân và gia đình là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng
khi tìm hiểu về văn hóa của bất kỳ tộc người nào. Đầu TK XIX, vấn đề hơn nhân và

gia đình đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học lớn trên thế giới
như “Nghiên cứu lịch sử cổ đại – Hơn nhân ngun thủy” của McLennan. Trong
đó, ơng đặt câu hỏi: tục ngoại hơn đó do đâu mà có? Quan niệm về huyết tộc và
loạn ln khơng liên quan gì đến việc này, vì mãi về sau chúng mới nảy sinh.
Nhưng có một tục lệ phổ biến khác ở các dân mơng muội: giết những bé gái sơ sinh.
Điều đó dẫn đến việc thừa đàn ông trong mỗi bộ lạc; hậu quả trực tiếp, tất yếu là
nhiều đàn ông phải lấy chung một vợ: đó là chế độ nhiều chồng. Hậu quả tiếp theo
là người ta chỉ biết mẹ chứ không biết cha của đứa bé, vậy là huyết tộc chỉ tính
được theo nữ hệ chứ khơng phải nam hệ: đó là chế độ mẫu hệ. Hậu quả thứ hai của
việc thiếu đàn bà (chế độ nhiều chồng chỉ có thể giảm bớt) là việc thường xuyên cướp
đoạt đàn bà của các bộ lạc khác. “Vì chế độ ngoại hơn và chế độ nhiều chồng có cùng
nguyên nhân: nhu cầu cân bằng hai giới, nên ta buộc phải cho là: ban đầu, mọi tộc
người ngoại hơn đều có chế độ nhiều chồng... Vì thế ta phải cho là: khơng cần bàn cãi,
hệ thống thân tộc đầu tiên, ở mọi tộc người ngoại hôn, đều chỉ thừa nhận quan hệ huyết
tộc về phía mẹ” (McLennan, 1876, tr.124)
Năm 1982, nhà dân tộc học Mỹ L. Morgan xuất bản cơng trình “Xã hội cổ
đại”, lịch sử nghiên cứu về hôn nhân và gia đình đã bước sang một bước ngoặt mới.
Ơng đã sử dựng tư liệu của hệ thống huyết tộc và thân tộc để dựng lại lịch sử hơn
nhân và gia đình của lồi người.
Nghiên cứu về hơn nhân gia đình khơng thể không nhắc tới cuốn sách kinh
điển “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước” của F. Ăngghen
(1984). Cuốn sách này cho đến tận ngày nay vẫn có giá trị vơ cùng quan trọng và là


4

cơ sở lý luận cho các nhà Nhân học trong nghiên cứu lĩnh vực hơn nhân. Trong đó,
riêng về phần hơn nhân và gia đình, ơng đã kế thừa những thành tựu của L.Morgan.
Ông cho rằng lịch sử phát triển của xã hội loài người gồm nhiều giai đoạn khác
nhau, trong đó, thị tộc Mẫu hệ là giai đoạn đầu tiên của công xã thị tộc nguyên thủy

– tổ chức xã hội đầu tiên của lồi người.
Cuốn sách Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam của Lê Ngọc Văn (2011)
gồm 3 phần, tập trung chủ yếu vào những khía cạnh hơn nhân và gia đình trong thời
kỳ đổi mới. Phần thứ nhất đề cập đến những vấn đề lý luận và biến đổi gia đình,
làm rõ các khái niệm then chốt như gia đình, cấu trúc gia đình, văn hóa gia đình và
biến đổi gia đình... với những nhân tố và quá trình ảnh hưởng đến biến đổi gia đình
như cơng nghiệp hóa, tồn cầu hóa, chính sách pháp luật và nhà nước. Phần thứ hai
nhấn mạnh đến sự biến đổi chức năng gia đình và sự biến đổi cấu trúc gia đình. Đặc
biệt, trong phần hai, tác giả đã phân tích thành cơng những khía cạnh về đời sống
hơn nhân gia đình trong thời kỳ cơng nghiệp hóa. Phản ánh được những vấn đề
xung quanh các quan hệ hôn nhân cũng như một số hiện tượng mới trong mơ hình
gia đình như người mẹ đơn thân, gia đình ly thân, ly hơn... Phần cuối cùng đề cập
đến những quan điểm và giải pháp chính sách về những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi
của gia đình Việt Nam. Nhìn chung, tác giả đã phân tích những khía cạnh trong đời
sống hơn nhân và gia đình trong thời kỳ đổi mới cũng như đưa ra được những chính
sách phù hợp với hồn cảnh đất nước hiện nay.
Giáo trình chun ngành Nhân học về thân tộc, dịng họ, hơn nhân và gia đình
(2015) được biên soạn bởi hai tác giả Nguyễn Khắc Cảnh và Đặng Thị Kim Oanh
nhằm phục vụ mục đích nghiên và giảng dạy, được chia làm 4 chương đề cập lần
lượt những vấn đề: Thân tộc, dịng họ, hơn nhân, gia đình. Trong đó, hơn nhân và
gia đình được xem như là thiết chế xã hội hết sức đa dạng và phức tạp phản ánh các
mối quan hệ sinh học và văn hóa, vật chất và tinh thần, tư tưởng và tâm lý. Cơng
trình đã giúp tôi hiểu thêm thể chế xã hội, cơ cấu chức năng của hơn nhân nói chung
và góp phần xây dựng hệ thống khung lý thuyết cho luận văn, từ đó có những định
hướng nghiên cứu cụ thể trong hôn nhân của người Ê-đê.


5

Những nghiên cứu về hôn nhân của các tộc người cụ thể

Ở Việt Nam đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về hơn nhân nói chung
cũng như hơn nhân của từng tộc người cụ thể. Trước hết phải kể đến bài viết “Hơn
nhân và gia đình của các dân tộc ở nước ta” của giáo sư Phan Hữu Dật được in
trong cuốn “Một số vấn đề dân tộc học Việt Nam”. Nghiên cứu đã giúp người đọc
hình dung một cách khái quát về bức tranh hôn nhân của cộng đồng các tộc người
ở Việt Nam cũng như quy tắc hôn nhân trong bài viết “Quy tắc cư trú trong hôn
nhân” hay một số tập tục độc đáo trong hôn nhân của tộc người thiểu số ở Tây
Nguyên. Trong các bài viết “Dấu vết hôn nhân ba thị tộc ở người Vân Kiều”,
“Dấu vết hệ thống bốn hôn đẳng ở Tây Nguyên” đã khắc họa phần nào bức tranh
đa dạng trong văn hóa hơn nhân của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ơng đã có
những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử hôn nhân và gia đình
như hình thái hơn nhân, tính chất và thiết chế hơn nhân.
Hơn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam của tác giả Đỗ
Thúy Bình (1994) đã đi sâu phân tích các vấn đề cơ bản của đời sống hôn nhân,
những vấn đề liên quan tới kết cấu gia đình, chức năng của gia đình và những phân
tích về nghi lễ chu kỳ đời người ... từ đó khái qt hóa gia đình như một thiết chế xã
hội đặc thù, một nhóm tâm lý xã hội đặc biệt. Đây là cơng trình chun khảo có sử
dụng những số liệu điều tra xã hội học tộc người để minh họa cho vấn đề nghiên cứu.
Trong cơng trình nghiên cứu “Gia đình truyền thống – một số tư liệu nghiên
cứu xã hội học” xuất bản năm 1977, tác giả Khuất Thu Hồng đã đề cập đến vấn đề
hôn nhân. Bà cho rằng hôn nhân, thứ nhất, chỉ là q trình chung sống hơn thú của
một cặp vợ chồng với nghĩa này, hôn nhân là một thiết chế xã hội và thứ hai, hôn
nhân chỉ các sự kiện và quá trình dẫn đến sự hình thành một gia đình mới hay là
việc kết hơn. Tác giả cịn tiếp cận theo hướng phân tích, đánh giá hơn nhân và lý
giải các hiện tượng của hôn nhân; đặt hôn nhân trong bối cảnh phát triển xã hội để
tìm hiểu quy luật biến đổi. Tiêu biểu cho hướng tiếp cận này là luận án Phó Tiến sĩ:
Các mơ hình hơn nhân ở đồng bằng sông Hồng từ truyền thống đến hiện đại. Tác
giả mơ tả và phân tích một số biến đổi trong hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng



6

trong thế kỷ XX, tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các biến đổi xã hội và các biến
đổi trong hơn nhân và gia đình. Bà phân chia sự biến đổi hơn nhân trên địa bàn
nghiên cứu của mình thành ba giai đoạn: giai đoạn 1 được gọi là hơn nhân truyền
thống (tính từ đầu thế kỷ đến năm 1954); giai đoạn 2 là hôn nhân trong thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu cũ (từ 1954 đến 1985); và giai đoạn sau cùng là
hôn nhân của thời kỳ đổi mới (từ 1986 về sau). Ở nghiên cứu này, mặc dù đã nói rõ
mục tiêu và nhiệm vụ là “mơ tả và phân tích một số biến đổi trong hôn nhân ở đồng
bằng sông Hồng trong thế kỷ XX”, song tác giả khơng nói rõ lý do tại sao đã lựa
chọn ba điểm mốc thời gian ấy.
Hôn nhân – gia đình – ma chay của người Tà Ôi, Cơ Tu, Bru – Vân Kiều ở
Quảng trị - Thừa Thiên Huế của tác giả Nguyễn Xuân Hồng (1998) là cơng trình đi
sâu phân tích một cách có hệ thống về nguồn gốc của chế độ hôn nhân – gia đình
cũng như các tập tục nghi lễ khác của người Tà Ôi, Cơ Tu, Bru – Vân Kiều, là nguồn
tài liệu tham khảo bổ ích thiết thực cho những nhà nghiên cứu hơn nhân gia đình nói
riêng, văn hóa tộc người nói chung.
Nói đến tác phẩm nổi bật viết về hơn nhân và gia đình khơng thể bỏ qua cuốn
sách Hơn nhân gia đình các dân tộc H’mơng, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao
Bằng (2004) của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tấn, Đặng Thị Hoa, Nguyễn Thị
Thanh. Cuốn sách khơng chỉ đi sâu phân tích những đặc điểm và thực trạng hơn
nhân - gia đình của hai tộc người thiểu số ở nước ta mà còn cung cấp những thông
tin về nguồn gốc tộc người, điều kiện tự nhiên của địa bàn cư trú, đặc điểm kinh
tế,…làm căn cứ để thấy được quá trình tác động dẫn đến sự chuyển biến trong hơn
nhân và gia đình của hai tộc người H’mơng và Dao, cụ thể là nhóm H’mơng Trắng
và Dao Đỏ.
Hơn nhân và gia đình của người Chu Ru của tác giả Võ Tấn Tú (2016) miêu tả
chi tiết đầy đủ những phong tục, kiêng cữ cũng như những nghi thức liên quan đến
hơn nhân gia đình của người Chu Ru. Qua những phân tích của tác giả, người đọc
nhận thấy rằng những phong tục tập quán liên quan tới hơn nhân và gia đình góp

phần tạo nên sự ổn định và phát triển xã hội, tạo nên đặc trưng văn hóa của người


7

Chu Ru trong quá trình cộng cư, xen cư, giao lưu văn hóa với những tộc người
khác. Tác giả đã có những phân tích và nhận định ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ đến
các phong tục tập quán đặc biệt là trong hơn nhân gia đình.
Các tác giả đã làm rõ những đặc trưng tộc người qua các quan hệ hơn nhân
và gia đình, đi sâu phân tích những nghi lễ liên quan đến đời sống hôn nhân - gia
đình trong quá trình biến đổi, đồng thời chỉ ra những xu hướng phát triển của một
số tộc người thiểu số.
Những nghiên cứu về người Ê-đê và hôn nhân của người Ê-đê
Việc nghiên cứu các tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên đã trải qua quá
trình lâu dài hàng thế kỷ trước đây, trước nhất là từ các học giả hay các viên quan
cai trị người Pháp, với các tên tuổi nổi tiếng. Tác phẩm viết về Ê-đê sớm nhất có lẽ
là cơng trình của Henri Maitre (1980) với tựa đề “Các xứ Thượng ở miền Nam
Đông Dương: (Cao ngun Đắk Lắk)”. Trong cơng trình này, ơng chủ yếu mô tả về
đời sống kinh tế, xã hội, tôn giáo, phong tục tập quán của người Ê-đê và M’nông.
Sau đó, phải kể đến, cơng trình Luật tục Ê-đê được Sabatier thu thập và biên tập lại
vào năm 1915. Bộ luật tục này đã trình bày một cách đầy đủ về thiết chế mẫu hệ Êđê trong mọi khía cạnh cuộc sống. Một số thế hệ học giả đã tới nghiên cứu thực địa
ở Tây Nguyên để thực hiện luận án tiến sĩ về dân tộc học, trong đó tiêu biểu là Anna
De Hautecloque Howe. Bà đã sống và làm việc ở Đắk Lắk hơn một nǎm để nghiên
cứu thực địa dân tộc Ê-đê. Cuốn sách “Người Ê đê - một xã hội mẫu quyền” đi sâu
nghiên cứu và giới thiệu về cơ cấu tổ chức, các quan hệ xã hội của người Ê-đê, đặc
biệt xã hội Ê-đê là xã hội mẫu hệ điển hình ở Tây Nguyên. Những hiểu biết sâu sắc
và kỹ lưỡng về người Ê-đê được tác giả trình bày đã và sẽ khơng chỉ giúp cho các
nhà nghiên cứu dân tộc học, xã hội học, vǎn hố học, và cịn là tài liệu tham khảo
tốt cho những người làm công tác thực tiễn và quản lý địa phương hiện nay. Cơng
trình phác họa rõ nét xã hội mẫu hệ của người Ê-đê với vai trò của người phụ nữ

trong gia đình, trong đó có thấp thống bóng dáng của những người già với vai trị
trong việc tang ma, lễ cưới, lễ hội. Phong tục hôn nhân truyền thống cũng được tác


8

giả phác họa rõ nét qua từng giai đoạn từ việc chọn bạn đời – các bước tiến hành lễ
cưới – ly hôn – tục nối dây…
Những năm sau 1980, các nhà dân tộc học Việt Nam tiến hành nhiều đợt khảo
sát ở vùng văn hóa Tây Nguyên bao gồm khu vực có người Ê-đê cư trú, theo đó
nhiều cơng trình được xuất bản như:
Đại cương về dân tộc Ê-đê, M’nông ở Đăk Lăk (1982) của Bế Viết Đẳng, Chu
Thái Sơn, Vũ Thị Hồng, Vũ Đình Lợi. Cơng trình này đã trình bày những vấn đề
chung nhất về đời sống của hai dân tộc Ê-đê, M’nông trên các phương diện: thiên
nhiên và dân cư (đặc điểm địa lý, sự phân bố dân cư và thành phần dân tộc, vài nét
về truyền thống văn hóa, nguồn gốc lịch sử, những đặc điểm nhân chủng của các
dân tộc Ê-đê , M’nông) kinh tế và xã hội. Đặc biệt, ở phần thứ 3 (chương 1) của
cơng trình, tác giả Chu Thái Sơn đã đề cập đến văn hóa vật chất của người Ê-đê.
Chương 3, tác giả Vũ Đình Lợi cũng đã đề cập đến những lễ nghi - phong tục trong
chu kỳ đời sống của người Ê-đê nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi 8 trang (157-164).
Nên những gì mà tác giả trình bày cịn ở mức độ sơ lược, chỉ mang tính gợi mở,
nhưng lại là cơ sở để người nghiên cứu kế thừa và phát triển.
Năm 1994, Ngơ Đức Thịnh có cơng trình Văn hóa dân gian Ê-đê là một
chun khảo về văn hóa của người Ê-đê, trong đó tác giả giới thiệu về các nghi lễ
vịng đời trong đó có hơn nhân. Đây là nguồn tài liệu có giá trị về mặt khoa học để
các nhà nghiên cứu tham khảo khi nghiên cứu về người Ê-đê.
Vào năm 1996, Tác phẩm “Luật tục Ê-đê (Tập qn pháp)” của nhóm tác giả
Ngơ Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu sưu tầm và biên soạn, là một tác
phẩm về luật tục của người Ê-đê, dựa vào bản Pháp ngữ của nhà nghiên cứu Sabatier,
được dịch sang tiếng Việt và có sự hệ thống, chỉnh lí, bổ sung những tư liệu mới.

Luật tục là các luật lệ có nhiều giá trị trong đời sống của người Ê-đê, là kho tàng tri
thức dân gian đã được tích lũy từ thực tế đời sống của nhiều thế hệ. Trong cơ cấu của
bộ luật tục Ê-đê, luật tục về hôn nhân chiếm phần lớn và được quy định chặt chẽ,
gồm có 48 điều (tr. 32). Qua đó, ta thấy tầm quan trọng của hơn nhân đối với đời


9

sống người Ê-đê, từ truyền thống đến nay luật tục của họ đã có những biến đổi, đặc
biệt trong luật tục hơn nhân.
Bên cạnh đó khơng thể khơng nói tới tác phẩm “Gia đình và hơn nhân truyền
thống ở các dân tộc Malayô –Polynêxia Trường Sơn Tây Nguyên” của tác giả Vũ
Đình Lợi. Tác phẩm này đã khắc họa những vấn đề liên quan đến phong tục tập
quán, gia đình, hôn nhân truyền thống của các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo
Poninesien ở vùng Trường Sơn Tây Nguyên. Tác phẩm nghiên cứu chun sâu về
hơn nhân và gia đình truyền thống trong đời sống của các tộc người, khắc họa và tái
hiện các nét phong tục truyền thống của người Ê-đê một cách sinh động.
Các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về xã hội mẫu hệ Ê-đê lại có cách tiếp cận,
phân tích khác nhau. Như bài viết của Chu Thái Sơn về Ngôi nhà dài Ê-đê, hay tác
giả Nguyễn Thị Hịa nghiên cứu Ngơi nhà dài ngày nay của người Ê-đê đã tập trung
tìm hiểu về loại hình nhà ở, bố trí trong ngơi nhà và mối liên hệ của sự biến đổi ngôi
nhà dài với những thay đổi của chế độ mẫu hệ Ê-đê.
Từ sau năm 2000, các cơng trình nghiên cứu văn hóa Ê-đê ngày càng phong
phú về chủ đề và số lượng. Luận án Người phụ nữ Ê-đê trong đời sống xã hội tộc
người phân tích sự biến đổi vai trò của người phụ nữ trong đời sống buôn làng và
chỉ ra những biến đổi đang diễn ra ở xã hội Ê-đê trong bước chuyển từ cổ truyền
sang hiện đại. Sau Thu Nhung Mlô Duôn Du, luận án chuyên ngành Văn hóa Êđê
– truyền thống và biến đổi của Nguyễn Ngọc Hịa trình bày q trình biến đổi của
văn hóa Ê-đê từ truyền thống đến hiện đại và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn,
làm giàu và phát huy giá trị của văn hóa Ê-đê trong q trình cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hạnh vào năm 2004 đã có cơng trình nghiên cứu
Mẫu hệ, phụ nữ Ê-đê và kinh tế hộ gia đình tập trung khai thác vấn đề chế độ mẫu
hệ và vai trò của người phụ nữ Ê-đê trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Cơng trình
đã cung cấp những tư liệu quan trọng về vấn đề phân cơng lao động, quyền và vị trí
của hai giới, những đặc trưng chủ yếu của xã hội mẫu hệ Ê-đê và vị thế, vai trò của
phụ nữ Ê-đê trong việc phát triển hộ gia đình.


10

Nhà nghiên cứu Ngơ Đức Thịnh (2007) với cơng trình Những mảng màu văn
hóa Tây Nguyên tâp trung vào ba vấn đề chính: thứ nhất phác họa văn hóa Tây
Ngun thông qua thế giới quan bản địa, cồng chiêng, trang phục tộc người, văn
hóa dân gian…; thứ hai là luật tục và quản lý cộng đồng khai thác vai trò của luật
tục trong đời sống của tộc người Tây Nguyên; thứ ba, tác giả quan tâm tới sử thi
Tây Nguyên. Cơng trình đã cung cấp cho người đọc cách nhìn khá tồn diện về
vùng văn hóa Tây Ngun.
Tác giả Đỗ Thị Phấn (2007), cơng trình Đất và Người Tây Ngun là tập hợp
bài viết của nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà khảo cổ... viết về Tây Nguyên. Các
bài viết tập trung nghiên cứu những vấn đề về lịch sử, văn hoá, xã hội của vùng lãnh
thổ Tây Nguyên, đặc biệt giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong đó, có
bài phân tích về Gia đình mẫu hệ vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, tác giả đã đưa ra
những nhận định ban đầu về hôn nhân và gia đình mẫu hệ của các tộc người tại Tây
Nguyên, giúp tơi có cái nhìn khái lược về vấn đề nghiên cứu.
Cũng tìm hiểu về chế độ mẫu hệ nhưng tác giả Buôn Krông Tuyết Nhung
(2012), người con của dân tộc Ê-đê, có cách tiếp cận dưới góc độ văn hóa thơng qua
nghiên cứu sử thi với tên gọi “Văn hóa mẫu hệ qua sử thi Ê-đê ”. Việc tìm hiểu văn
hóa mẫu hệ trong sử thi Ê-đê góp phần hiểu thấu đáo hơn về văn hóa mẫu hệ và sử
thi Ê-đê, đồng thời góp phần bảo lưu sử thi Tây Nguyên và góp phần phát huy

truyền thống văn hóa trong tình hình hiện nay. Trên cơ sở khảo sát nguyên tắc mẫu
hệ được thể hiện trong đời sống xã hội tộc người Ê-đê, tác giả khảo sát một số sử thi
tiêu biểu của người Ê-đê đã được xuất bản và đang được lưu truyền trong dân gian
để thấy được sự phản ánh của văn hóa mẫu hệ qua hệ thống đề tài (chiến tranh và
hôn nhân), cốt truyện và hệ thống nữ nhân vật trong sử thi Ê-đê.
Hà Đình Thành (2012), Cộng đồng dân tộc Ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay,
cơng trình tập trung khảo sát, nghiên cứu cộng đồng dân tộc Ê-đê trong đời sống
chính trị, văn hóa, xã hội hiện nay ở Đắk Lắk tập trung vào ba nhóm đối tượng
chính: Thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi. Nội dung của cuốn sách đã đánh giá khá
chi tiết và đầy đủ về đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của người Ê-đê ở tỉnh Đắk


11

Lắk. Nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về đời sống kinh tế - xã hội,
văn hóa tơn giáo của người Ê-đê và đưa ra các nhận xét về những mặt tích cực,
mặt tiêu cực và những biến đổi của người Ê-đê. Từ đó, đưa ra một số giải pháp
và kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của người Ê-đê nhằm
đảm bảo khối đại đoàn kết các dân tộc, chống lại âm mưu diễn biến hịa bình của
các thế lực thù địch. Có thể nói, cuốn sách này là tài liệu tham khảo có giá trị đối
với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý
trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Trương Thị Hiền (2017) với cơng trình Luật tục Ê-đê một nền tư pháp
hóa giải những giá trị xã hội và sự biến đổi. Trong chương 2, tác giả bàn đến sự pha
trộn giữa những yếu tố mang tính duy lý và những yếu tố của kiểu tư pháp Khadi
trong hôn nhân và gia đình của người Ê-đê thể hiện qua những nội dung: hình thái
cư trú sau hơn nhân, chế độ ngoại hơn, nhận con ni, ngoại tình, ly hơn, tục nối
dây, thừa kế tài sản, quan hệ anh chị em, trách nhiệm bồi thường cha mẹ. Cơng trình
nghiên cứu thuộc ngành xã hội học cung cấp cho tơi góc nhìn đa chiều về vấn đề
hơn nhân và gia đình của người Ê-đê.

Ngồi các tác phẩm kể trên cịn có rất nhiều tác phẩm, cơng trình nghiên cứu
về văn hóa người Ê-đê nói chung và phong tục hơn nhân nói riêng như Văn học dân
gian Ê-đê, Mnông (2007) Trương Bi; Một số vấn đề về kinh tế - xã hội và quan hệ
dân tộc ở Đắk Lắk (2011) Nguyễn Văn Tiệp; Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên
trong phát triển bền vững (2012) Đỗ Hồng Kỳ… Các tác phẩm trên cung cấp những
hiểu biết cơ bản về kinh tế văn hóa xã hội của người Ê-đê nói riêng, các tộc người
thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng: Đề tài lấy hôn nhân của người Ê-đê tại xã Hịa Xn, thành phố
Bn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk làm đối tượng nghiên cứu.
Khách thể: Người Ê-đê sinh sống trên địa bàn xã Hòa Xuân, thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk


12

4.2. Địa bàn nghiên cứu
Phạm vi không gian: Người Ê-đê ở xã Hòa Xuân cư trú tập trung ở 3 buôn
là buôn Cư Dluê, buôn Buôr, buôn Drai Hling. Tuy nhiên, chúng tơi chỉ chọn hai
bn có đặc điểm khá khác nhau về tôn giáo là buôn Cư Dluê và buôn Buôr làm
điểm nghiên cứu.
Phạm vi thời gian: Trên cơ sở tìm hiểu hơn nhân của người Ê-đê ở xã Hòa
Xuân trong truyền thống, tiến hành đối chiếu so sánh với những giá trị hôn nhân
hiện nay để thấy rõ được những sự biến đổi trong hôn nhân và gia đình của người
Ê-đê trong giai đoạn trước 1986 và từ sau 1986 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Hôn nhân của người Ê-đê so với truyền thống đã biến đổi như thế nào trong
bối cảnh hiện nay ?

Những yếu tố nào đã tác động dẫn đến biến đổi hôn nhân của người Ê-đê ?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Hôn nhân của người Ê-đê đã tiếp thu những yếu tố văn hóa mới dẫn đến
những biến đổi nhằm phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay.
- Biến đổi hôn nhân biểu hiện rất phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực
trong cộng đồng người Ê-đê. Tuy nhiên đã có những biểu hiện rất rõ của sự mất
dần bản sắc văn hóa truyền thống.
- Sự biến động về dân số, cư trú xen cư, điều kiện giao lưu văn hóa thuận lợi,
những chính sách mới của Đảng và Nhà nước, tôn giáo mới đã và đang tác động tới
hơn nhân của người Ê-đê nên q trình biến đổi là không thể tránh khỏi.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài Biến đổi hôn nhân của người Ê-đê tại xã Hịa Xn, thành phố
Bn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Thu thập và kế thừa số liệu: Thu thập những báo cáo, số liệu trên địa bàn
nghiên cứu do xã và buôn cung cấp, nhằm có cái nhìn tổng quan về địa bàn cũng
như vấn đề hôn nhân của người Ê-đê trên địa bàn hiện nay. Bên cạnh đó, thu thập


13

những thơng tin về người có uy tín, người am hiểu phong tục tập qn nhằm xác
định các thơng tín viên cho đề tài nhằm tiếp cận vấn đề nhanh gọn.
Kế thừa tài liệu: Bên cạnh việc thu thập số liệu, báo cáo tại địa bàn, tơi cịn
tìm đọc những bài báo, bài tạp chí, luận văn, luận án, sách, ấn phẩm về hơn nhân
của người Ê-đê nói riêng và văn hóa của người Ê-đê nói chung nhằm có cơ sở khoa
học, cái nhìn tổng quan, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân những điều mà các
nghiên cứu đi trước đã làm để hoàn thiện luận văn.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là hệ thống phương pháp
nghiên cứu Dân tộc học/ Nhân học gồm có các phương pháp cụ thể sau:
- Quan sát tham dự: là phương pháp nghiên cứu quan trọng trong quá trình

tiến hành thực hiện thu thập tư liệu tại địa bàn. Xã Hịa Xn thuộc thành phố Bn
Ma Thuột là nơi tơi sinh sống và làm việc nên rất thuận lợi trong quá trình điền dã.
Quá trình quan sát tham dự chủ yếu vào khoảng từ tháng 11, 12 tới tháng 2 năm
sau, đây là khoảng thời gian nông nhàn sau khi thu hoạch xong cà phê và cũng có
một khoản dư nhất định từ việc bán nông sản, cho nên thời điểm này được xem như
“mùa cưới” của người Ê-đê hiện nay. Để thực hiện được phương pháp này, tôi cố
gắng tạo thiện cảm và xây dựng lịng tin để có thể thuận lợi trao đổi thơng tin cùng
thơng tín viên. Trong q trình quan sát, tơi khơng chỉ tập trung vào việc quan sát
nghi lễ mà còn giúp đỡ gia đình trong việc chuẩn bị tiệc cưới, nấu ăn, dọn dẹp… cố
gắng để cộng đồng khơng xem mình như một người khách mà như một thành viên
trong cộng đồng. Bên cạnh quan sát nghi lễ hơn nhân, tơi cịn tham gia những buổi
đi nhóm (nao kbin) vào cuối tuần, những ngày kỉ niệm lớn của điểm nhóm Tin Lành
trên địa bàn, các đám tang, các buổi họp buôn, họp hội phụ nữ, tham gia những sinh
hoạt cộng đồng… từ những lần tham gia giúp tơi có tư liệu nhằm hiểu hơn cộng
đồng người Ê-đê ở xã Hòa Xuân.
- Phỏng vấn sâu: Thơng qua q trình quan sát tham dự, tơi xác định được
thơng tín viên cho đề tài, đó là những người có am hiểu văn hóa người Ê-đê tại địa
bàn nghiên cứu. Do có thời gian làm việc lâu dài trên địa bàn nên quá trình phỏng
vấn sâu diễn ra khá thoải mái và thuận lợi. Đối tượng phỏng vấn sâu tôi cũng chia ra


14

theo một số yêu cầu nhất định: kết hôn trước và sau 1986, kết hôn khác tôn giáo, kết
hôn khác tộc người và những người trẻ chưa kết hôn. Phỏng vấn sâu cung cấp thông
tin triệt để, bổ khuyết cho phương pháp nghiên cứu định lượng, và đây cũng là
phương pháp chủ đạo của đề tài trong việc thu thập thơng tin.
- Phỏng vấn hồi cố: Trong q trình thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu, tôi
đồng thời tiến hành phương pháp phỏng vấn hồi cố. Đối tượng phỏng vấn thường là
những người già, gợi mở và hồi tưởng lại nghi lễ hôn nhân, phong tục truyền thống.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện phỏng vấn hồi cố tơi gặp khó khăn khi người già
thường không thành thạo tiếng phổ thông, với vốn tiếng Ê-đê chỉ đủ để giao tiếp
thông thường, tôi phải nhờ một người bạn cùng cơ quan là người Ê-đê làm thông
dịch viên cho những cuộc phỏng vấn này.
- Nhằm thu thập thêm những thông tin phục vụ cho cơng tác nghiên cứu, tơi
cịn nhờ sự giúp đỡ từ những người có uy tín trong cộng đồng như: cộng tác viên
dân số, cán bộ hộ tịch, chủ tịch xã, trưởng thơn, bí thư chi bộ, cán bộ chun trách
mảng văn hóa… Đây là những người nắm vững về tình hình địa bàn nghiên cứu, có
uy tín và hiểu phong tục tập quán của người dân nơi đây. Chính vì vậy, họ là những
thơng tín viên lý tưởng để hỗ trợ cho công tác điền dã diễn ra một cách thuận lợi và
thu được thơng tin nhanh chóng và hiệu quả.
- Trong quá trình thực hiện phương pháp điền dã, tôi cũng đồng thời tiến hành
xác minh, kiểm tra chéo để đảm bảo tính khách quan và chính xác của thông tin.
Phương pháp định lượng: Bên cạnh phương pháp nghiên cứu định tính chúng
tơi cịn sử dụng phương pháp định lượng để thu thập thông tin phục vụ mục tiêu
nghiên cứu. Bảng hỏi được xây dựng với hơn 50 câu hỏi về thơng tin chung của hộ
gia đình, quan niệm, tiêu chí lựa chọn bạn đời, nghi lễ hơn nhân, cư trú sau kết hôn,
quyền quyết định trong gia đình…
Cộng đồng người Ê-đê tại xã Hịa Xn cư trú ở 3 buôn là: buôn Buôr,
buôn Cư Dluê, buôn Drai Hling. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, do
hạn chế về thời gian, kinh phí, nhân lực,… tơi không tiến hành khảo sát ở cả 3
buôn này mà chỉ chọn điểm 2 buôn để nghiên cứu bởi người Ê-đê khá đồng nhất


15

về môi trường cư trú, tổ chức xã hội cũng như cách thức sản xuất nhưng cũng
tồn tại những điểm khác biệt như số lượng người theo Tin Lành, sự xen cư của
các tộc người cùng chung sống trong buôn, phong tục truyền thống cịn lưu giữ.
Theo đó, tơi chọn bn Br, người Ê-đê chiếm tổng dân số tồn bn (chỉ có

một số hộ kết hơn khác tộc người), là bn có tổng số tín đồ theo đạo Tin Lành
cao nhất xã và bn Cư Dl là bn có sự xen cư với các tộc người khác (tuy
không cao, chỉ khoảng 10 hộ) và buôn nằm trên tuyến đường liên xã nên giao
thơng đi lại thuận tiện. Bn có số hộ theo đạo Tin Lành ít nhất trong 3 bn, là
62 hộ chiếm 23% tổng số hộ. Hai buôn này, các hộ gia đình người Ê-đê chủ yếu
là sản xuất nông nghiệp.
Tôi tiến hành điều tra 200 phiếu thông qua phương pháp chọn mẫu có chủ
đích số lượng phiếu ở mỗi buôn: buôn Buôr 100 phiếu, buôn Cư Dluê 100 phiếu.
Số phiếu điều tra được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS. Điều tra bảng hỏi
nhắm tới các đối tượng đã kết hôn trong độ tuổi từ 15–65 tuổi, bao gồm những đối
tượng kết hôn trước và sau năm 1986. Việc tập trung vào đối tượng đã kết hôn tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu. Bởi vì, đối tượng là những người Êđê đã từng thực hiện nghi lễ hơn nhân, có nhận thức nhất định về quan niệm cũng
những vấn đề liên quan tới hôn nhân. Bên cạnh đó, việc chia đối tượng thành hai
nhóm trước và sau 1986 nhằm có những tìm hiểu, so sánh nhất định về quan niệm,
nghi lễ hôn nhân trước đây so với hiện nay khác nhau như thế nào.
Phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại: dùng những tài liệu có sẵn và tài liệu
từ việc điền dã dân tộc học để so sánh sự tương đồng khác biệt của phong tục hôn
nhân từ trước đến nay, đề từ đấy rút ra được nguyên nhân của sự thay đổi và giải
thích sự thay đổi đó.
Phương pháp phân tích tổng hợp được triển khai trong suốt quá trình thực hiện
đề tài, dựa trên những tài liệu đã thu thập được để đưa ra những kết luận nhận định
cho vấn đề biến đổi phong tục hơn nhân nói riêng và biến đổi văn hóa truyền thống
nói chung của người Ê-đê.
6. Nội dung nghiên cứu


16

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài sẽ
tập trung vào những nội dung sau:

- Chương 1. Cơ sở lý luận về hôn nhân và khái quát về người Ê-đê ở xã Hịa
Xn, thành phố Bn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- Chương 2. Hôn nhân truyền thống của người Ê-đê ở xã Hịa Xn, thành phố
Bn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- Chương 3. Những biến đổi hôn nhân của người Ê-đê ở xã Hịa Xn, thành
phố Bn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay


17

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÔN NHÂN VÀ KHÁI QUÁT VỀ
NGƯỜI Ê-ĐÊ Ở XÃ HÒA XUÂN, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH
ĐẮK LẮK
1.1. Cơ sở lý luận về hôn nhân
1.1.1. Khái niệm hôn nhân và quan hệ hôn nhân
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, bao gồm nhiều yếu tố và mối quan hệ trên
nhiều lĩnh vực. Hôn nhân là bước ngoặt, là nghi thức hết sức quan trọng trong chu
kỳ đời người, là tập tục không thể thiếu trong bất cứ đời sống xã hội của mỗi tộc
người. Với mục đích là tái tạo, phát triển nòi giống và tái sản xuất ra của cải vật
chất, hôn nhân phản ánh mối quan hệ sinh học và xã hội, vật chất và tinh thần, tư
tưởng và tâm lý tộc người. Từ trước đến nay có nhiều khái niệm về hơn nhân. Nhìn
chung các khái niệm này ở nhiều nghiên cứu có những điểm tương đồng.
Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 quy định “hơn nhân là quan hệ giữa vợ
và chồng sau khi đã kết hôn. Nói cách khác, hơn nhân là sự thừa nhận mặc nhiên
của cộng đồng theo luật tục và được pháp luật cơng nhận”.
Dưới góc nhìn nhân học “Hơn nhân là sự giao kết giữa nam và nữ được hợp
thức hóa bởi các tập quán và luật pháp xã hội, nhằm chung sống khác giới tính
với nhau để tái sản xuất ra con người, từ đó sản sinh ra những quyền hạn và trách
nhiệm vợ chồng trong quan hệ với nhau và con cháu của họ” (Khoa Nhân học,
2008, tr. 262).

Một định nghĩa thường được trích dẫn trong Notes and queries in
Anthropology: “Hôn nhân là sự kết giao giữa một người đàn ông và một người phụ
nữ sao cho những đứa trẻ do người phụ nữ sinh ra được thừa nhận là con cái hợp
pháp của cả hai người phối ngẫu (Kottak, Conrad Phillip, 2002, tr. 134).
Còn theo quan điểm của Emily A.Schultz và Robert H.Lavenda cho rằng,
“Một hơn nhân mẫu địi hỏi phải có một người nam và một người nữ và quy định
mức độ quan hệ tính giao các thành viên trong hơn nhân có thể có với nhau, xếp từ
quan hệ độc quyền đến quan hệ ưu tiên. Hôn nhân cũng tạo nên tính hợp pháp của


×