Tuần 21
Ngày soạn: 12/1/2011
Môn: Mĩ thuật – Lớp 5
BÀI 21: TẬP NẶN TẠO DÁNG
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
(Tiết PPCT: 21)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách nặn các hình khối
- HS nặn được hình người, đồ vật, con vật,... theo ý thích
II. Chuẩn bị:
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Một số bài nặn về dáng người, đồ vật, con vật,...
- Hình vẽ một số dáng người, con vật, đồ vật,...
- Đất nặn
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- SGK và vở tập vẽ
- Đất nặn
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Ổn định lớp: (1')
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ : (1')
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3. Giới thiệu - dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài (1')
+ Hôm nay, lớp mình cùng nhau tạo ra
những hình dáng người, con vật, đồ vật,…
bằng đất nặn nhé!
- GV mời HS đọc lại tựa bài và GV ghi tựa
bài lên bảng.
- HS lắng nghe
- HS đọc tựa bài và quan sát
Hoạt động 1 (5')
* Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV cho HS xem một số bài nặn về dáng
người, đồ vật, con vật,…
- GV chỉ vào từng loại và đặt câu hỏi gợi
ý:
+ Hình dáng người của các bài nặn này
có giống nhau không?
+ Hình dáng của những con vật thì như
thế nào?
+ Những sản phẩm này được tạo bằng
chất liệu gì?
+ Màu sắc cảu bài những bài nặn như
thế nào?
- GV nhận xét và cho HS xem một số hình
vẽ về các hoạt động của con người và con
vật.
- GV chỉ vào từng tranh và đặt câu hỏi gợi
ý:
+ Trong tranh vẽ người đang làm gì?
+ Tranh này vẽ con gì? Và nó đang làm
gì?
+ Vậy các em thấy khi con người hay
con vật hoạt động thì các bộ phận trên cơ
thể như thế nào?
- GV nhận xét và nhấn mạnh
+ Bộ phận ngoài của con người được
cấu tạo bởi các bộ phận nào?
+ Còn con vật được cấu tạo ngoài bởi
các bộ phận nào?
- GV nhận xét và mời HS lên bảng xác
định vị trí các bộ phận ngoài của cơ thể
con người và con vật.
- GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét và xác định lại các bộ phận
cho HS xem
- GV nhấn mạnh:
+ Như các em đẫ thấy,từ đất chúng ta có
thể tạo ra được nhiều hình dáng cũng như
đồ vật khác nhau. Từ xưa các nghệ nhân
- HS chú ý quan sát
- HS quan sát và trả lời
+ Không giống nhau
+ Cũng không giống nhau
+ Bằng đất nặn
- HS trả lời theo suy nghĩ
- HS lắng nghe - ghi nhớ và quan sát tham
khảo
- HS quan sát và lắng nghe
- HS trả lời theo tranh
- HS trả lời theo quan sát
- HS trả lời theo suy nghĩ
- HS lắng nghe và ghi nhớ
+ Đầu, mình, tay, chân
+ Đầu, mình, chân, đuôi
- HS lắng nghe và lên bảng xác định vị trí
- HS nhận xét
- HS chú ý lắng nghe và quan sát
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
cũng đẫ biết dung đất để tạo ra được nhiều
tác phẩm đẹp về tượng, mang tính nghệ
thuật cao phục vụ cho sinh hoạt đời
thường.
+ Em hãy kể một vài pho tượng mà em
biết
- GV nhận xét và dẫn sang cách nặn
Hoạt động 2 (7')
* Hướng dẫn HS cách nặn:
- GV đặt câu hỏi gợi ý nhắc lại cách nặn:
+ Chúng ta có mấy cách nặn?
+ Đó là những cách nặn nào?
- GV mời HS nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại cách nặn
- GV đặt câu hỏi gợi ý tiếp:
+ Trong bài nặn chúng ta thường có
những hình khối nào?
+ Vậy khối hình trụ chúng ta có thể làm
được bộ phận nào của con người?
+ Còn khối hình cầu thì chúng ta có thể
tạo được bộ phận nào?
- GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại
- GV cho HS xem một số bài nặn được xếp
theo đề tài, để HS tham khảo
Hoạt động 3 (15’)
* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV chia nhóm làm bài theo đề tài:
+ Nhóm một làm theo đề tài nặn dáng
người
+ Nhóm hai là nặn con vật
+ Nhóm ba là nặn đồ vật
+ Nhóm bốn nặn quả
- GV mời HS chọn nhóm mình thích
- GV quan sát lớp và đến từng nhóm gợi ý
thêm dựa trên bài nặn của HS
- GV động viên, khuyến khích HS làm bài.
- GV giúp đỡ một số HS nặn còn lúng
- HS kể thoa hiểu biết
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và trả lời
+ Có hai cách nặn
- HS trả lời theo trí nhớ
- HS nhận xét và bổ sung
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và trả lời
- HS trả lời theo trí nhớ
- HS trả lời theo hiểu biết
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát tham khảo
- HS chú ý lắng nghe và chọn nội dung
thực hành.
- HS chọn nội dung mình thích và sang
nhóm có nội dung đó
- HS lắng nghe và tập trung thực hành.
- HS tập trung làm bài.
túng.
Hoạt động 4 (5')
* Nhận xét, đánh giá:
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo
nhóm, mỗi nhóm trưng bày 5 sản phẩm
- GV yêu cầu HS quan sát nhận xét về:
+ Bài nặn đã thể hiện đúng nội dung
chưa chưa?
+ Các bộ phận đã đủ chưa?
- GV yêu cầu HS chọn ra bài mình thích
và nêu lý do vì sao thích?
- GV cho HS nhận xét – bổ sung và đánh
giá.
- GV nhận xét chung tiết học.
- HS chú ý quan sát.
- HS nhận xét theo gợi ý của GV
- HS chọn bài mình thích và trả lời theo
cảm nhận
- HS chú ý quan sát – lắng nghe và ghi
nhớ.
- HS lắng nghe.
4. Củng cố: (4’)
- GV mời đại diện ba tổ, mỗi tổ 2 thành viên lên bảng thi nhau nặn con
gà trống đang đi với thời gian là 3 phút
- HS tham gia trò chơi – HS còn lại cổ vũ
- Khi thời gian kết thúc GV mời HS nhận xét và chọn bài mình thích
- HS nhận xét và chọn bài mình thích
- GV nhận xét – đánh giá và tóm lại bài
5. Dặn dò: (1')
- Về nhà tập nặn thêm nữa một số hình dáng hoạt động của con người và
con vật
- Chuẩn bị bài sau:
+ Xem và tìm hiểu bài 22:Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét
đậm
+ Tìm và sưu tầm một số chữ nét thanh nét đậm
+ Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ.
+ Bút chì, gôm, màu,…