Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

phân tích mô hình eoq giả định của kido

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.54 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động quan trọng và chiếm giá trị lớn trong
tổng tài sản lưu động của hầu hết doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại.
Hàng tồn kho có vai trị như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn sản xuất – dự trữ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp khi mà hoạt động của các bộ phận này chưa đạt tới
sự đồng bộ.
Vì vậy việc quản trị tồn kho trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải chỉ vì
trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng tài sản của
doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh
nghiệp không bị gián đoạn trong kinh doanh, khơng thiếu sản phẩm hàng hóa để bán,
đồng thời giúp doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm, giảm chi phí tồn kho…
Xuất phát từ ý trên, nhóm em đã chọn đề tài “Mơ hình quản trị hàng tồn kho và thực tế
công tác quản trị hàng tồn kho tại cơng ty cổ phần tập đồn Kido” để làm đề tài thảo luận.
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận về công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh
nghiệp
- Cung cấp kiến thức về các mơ hình quản trị hàng tồn kho
- Phân tích thực trạng quản lý hàng tồn kho tại cơng ty cổ phần tập đồn Kido
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hàng tồn kho tại cơng ty cổ phần tập đồn Kido
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm kiếm, thu thập và chọn lọc thơng tin về các mơ hình quản trị hàng tồn kho trong
doanh nghiệp.
- Thu thập và hệ thống các thông tin về quản trị tồn kho trong doanh nghiệp nói chung và
trong cơng ty cổ phần tập đồn Kido nói riêng.
- Nhận xét, đánh giá về công tác quản trị hàng tồn kho tại doanh nghiệp nhóm lựa chọn.
2.3. Giới hạn đề tài
1


2.3.1. Giới hạn về nội dung


Các mơ hình tồn kho, thực trạng và đánh giá về công tác quản trị hàng tồn kho tại cơng ty
cổ phần tập đồn Kido.
2.3.2. Giới hạn về khơng gian
Cơng ty cổ phần tập đồn Kido
2.3.3. Giới hạn về thời gian
Năm 2015, 2016 và chú trọng 2 quý đầu năm 2017

2


Phần 1. Cơ sở lý luận về hàng tồn kho trong doanh nghiệp
1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm hàng tồn kho
1.1.1 Khái niệm

Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau
cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản
xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính
là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài
sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trị quan trọng trong việc sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
1. Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất

trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
2. Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn

chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành
phẩm.
3. Thành phẩm: là sản phẩm hồn chỉnh hồn thành sau q trình sản xuất.

Ba loại hàng tồn kho nêu trên được duy trì sẽ khác nhau từ công ty này đến công ty khác

tùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng doanh nghiệp.
1.1.2

Vai trị của hàng tồn kho
Trong doanh nghiệp, hàng tồn kho có vai trò rất quan trọng, cụ thể như sau:
1. Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh: Bằng việc lưu trữ hàng tồn kho, một cơng

ty có thể tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ khi khơng có sẵn nguồn cung tại
một thời điểm nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2. Giảm chi phí đặt hàng: Các chi phí đặt hàng gồm chi phí liên quan đến đơn đặt

hàng cá nhân như đánh máy, phê duyệt, gửi thư… có thể được giảm rất nhiều
nếu cơng ty đặt những đơn hàng lớn hơn là vài đơn hàng nhỏ lẻ.
3. Đạt được hiệu quả sản xuất: Việc lưu trữ đủ số lượng hàng tồn kho cũng đảm

bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả. Nói cách khác, nguồn cung ứng đủ
3


hàng tồn kho sẽ ngăn ngừa sự thiếu hụt nguyên liệu ở những thời điểm nhất
định mà có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất.
1.1.3

Đặc điểm của hàng tồn kho

Trong những bộ phận của tài sản lưu động, hàng tồn kho luôn được đánh giá là trung tâm
của sự chú ý trong các lĩnh vực kế toán - tài chính, kiểm tốn… cũng như trong các cuộc
thảo luận của các chun gia tài chính.
Có một số lý do chính khiến hàng tồn kho trở nên đặc biệt quan trọng:
Hàng tồn kho thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số tài sản lưu động của

một doanh nghiệp và rất dễ bị xảy ra các sai sót hoặc gian lận lớn trong hoạt động quản
lý;
Mỗi một doanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương pháp khác nhau để định giá hàng tồn kho
cũng như các mơ hình dự trữ phù hợp với doanh nghiệp mình. Vì mỗi một phương pháp,
mơ hình khác nhau sẽ đem lại những kết quả khác nhau nên yêu cầu đặt ra với các doanh
nghiệp là phải đảm bảo tính thống nhất trong việc sử dụng các phương pháp định giá
cũng như mơ hình dự trữ giữa các kì, các năm tài chính;
Giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán và do vậy có ảnh hưởng
trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm;
Cơng việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn là công việc phức
tạp và khó khăn hơn hầu hết các tài sản khác. Hàng tồn kho là loại tài sản lưu động kết
chuyển hết giá trị vào một chu kì sản xuất - kinh doanh nên quản lý hàng tồn kho càng trở
nên phức tạp và quan trọng;
Hàng tồn kho là một khái niệm rộng, bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Có rất nhiều
khoản mục khó phân loại và định giá như các linh kiện điện tử phức tạp, các cơng trình
xây dựng cơ bản dở dang, các tác phẩm nghệ thuật, kim khí, đá q…Đồng thời, do tính
đa dạng của mình, các loại hàng tồn kho được bảo quản và cất trữ ở nhiều nơi khác
nhau, điều kiện đảm bảo khác nhau và do nhiều người quản lý. Vì thế, cơng tác kiểm soát
vật chất, kiểm kê, quản lý và sử dụng hàng tồn kho là một công việc phức tạp trong cơng
tác quản lý tài sản nói chung và tài sản lưu động nói riêng
1.2. Quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp
1.2.1. Mục đích của hàng tồn kho
1. Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: mục đích chính là đảm bảo hàng tồn kho sẵn có
theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho đều chứng tỏ
cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho thì dây
chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu quả là việc sản xuất giảm đi hoặc không thể sản
xuất.
4



Kết quả là việc kinh doanh giảm sút dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn là
thua lỗ. Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản xuất
và phân phối luồng hàng hóa. Điều này có nghĩa là khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho
nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất
định. Khơng chỉ vậy, nó cũng sẽ làm giảm các chi phí thực hiện và làm tăng lợi nhuận.
2. Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: liên quan gần nhất đến mục đích trên
đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn kho. Điều này đạt được chủ
yếu bằng cách đảm báo khối lượng cần thiết hàng tồn kho trong tổ chức ở mọi thời điểm.
Điều này có lợi cho tổ chức theo hai cách. Một là khoản tiền không bị chặn khi hàng tồn
kho chưa được sử dụng tới và có thể được sử dụng để đầu tư vào những nơi khác để kiếm
lời. Hai là nó sẽ làm giảm các chi phi thực hiện, đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận.
Tổng kết lại, quản trị hàng tồn kho nếu được thực hiện đúng cách, có thể làm giảm các
khoản chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ
Đối với trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, mức tồn kho dự thường phụ thuộc vào:
Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp.
Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao gồm 3 loại: Dự trữ thường
xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất
thời vụ).
- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.
- Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật liệu
với doanh nghiệp.
- Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.
- Giá cả của các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng.
Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các nhân tố ảnh
hưởng gồm:
- Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, cơng nghệ trong q trình chế tạo sản phẩm.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, thường chịu ảnh hưởng các nhân tố:

- Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.2.3 Chi phí tồn kho

5


Trong điều kiện nhất định, tồn kho quá cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư vào tồn kho, tồn
kho thấp sẽ tốn kém chi phí trong việc đặt hàng, chuyển đổi lơ sản xuất, bỏ lỡ có hội thu
lợi nhuận.Khi gia tăng tồn kho sẽ có hai khuynh hướng Chi phí tồn kho trái ngược nhau:
một số chi phí này thì tăng, cịn một số khoản chi phí khác thì giảm. Do đó cần phân tích
kỹ lưỡng chi phí trước khi đến một phương thức hợp lý nhằm cực tiểu chi phí liên quan
đến hàng tồn kho.
Các chi phí tăng lên khi tăng tồn kho :
+ Chi phí tồn trữ: Chi phí về vốn, Chi phí kho,Thuế và bảo hiểm,Hao hụt, hư hỏng
+ Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng
+ Chi phí cho sự phối hợp sản xuất
+ Chi phí về chất lượng của lơ hàng lớn.
Các chi phí giảm khi tăng hàng tồn kho:
-

Chi phí đặt hàng
Chi phí thiếu hụt tồn kho
Chi phí mua hàng
Chi phí chất lượng khởi động

1.2.4. Các mơ hình tồn kho
a. Mơ hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ)
Chi phí

TC

H

S

EOQ

6

Lượng tồn kho


Mơ hình EOQ là một mơ hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử dụng nó
để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng mơ hình này cần tn theo một
số giả định sau:
Nhu cầu trong một năm được biết trước và ổn định.
Thời gian chờ hàng không thay đổi và phải được biết trước.
Sự thiếu hụt dự trữ hồn tồn khơng xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện. Toàn bộ số
hàng đặt mua nhận được cùng một lúc.
Khơng có chiết khấu theo số lượng.
Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản. Mục
tiêu của mơ hình này là tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản.
EOQ =

2 DP
C

Trong đó:
EOQ: số lương hàng đặt có hiệu quả.

D: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất định.
P: chi phí cho mối lần đặt hàng
C: chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho
b. Mơ hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ)

7


.
Tồn kho
Q-B

0
-B

Thời gian

t2

t1
T

Trong mơ hình này chúng ta giả định rằng, sự tiếp nhận đơn hàng được thực hiện cùng
ngay lập tức vào một thời điểm. Tuy nhiên trong thực tế thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc
nhận hàng có thể ngắn trong vài giờ hoặc rất dài đến hàng tháng
c. Mơ hình EOQ, POQ với triết khấu theo số lượng
Mơ hình EOQ cho lơ sản xuất (POQ), hữu dụng cho việc xác định kích thước đơn hàng
nếu một vật liệu được sản xuất ở một giai đoạn của qui trình sản xuất, tồn trữ trong kho
và sau đó gửi qua giai đoạn khác trong sản xuất hay vận chuyển đến khách hàng. Mơ
hình này cho ta thấy các đơn hàng được sản xuất ở mức đồng nhất (p) trong giai đoạn đầu

của chu kỳ tồn kho và được dùng ở mức đồng nhất (d) suốt chu kỳ. Mức gia tăng tồn kho
là (p−d) trong sản xuất và không bao giờ đạt mức Q như trong mơ hình EOQ.
Các nhà cung cấp có thể bán hàng hóa của họ với giá đơn vị thấp hơn nếu lượng hàng
được đặt mua lớn hơn. Thực tế này gọi là chiết khấu theo số lượng bởi vì những đơn hàng
số lượng lớn có thể rẻ hơn khi sản xuất và vận chuyển. Vấn đề quan tâm trong hầu hết
các quyết định số lượng của đơn hàng là đặt đủ vật liệu cho từng đơn hàng để đạt được
giá tốt nhất, nhưng cũng khơng nên mua nhiều q thì chi phí tồn trữ làm hỏng khoản tiết
kiệm do mua hàng đem lại.

8


Phần 2. Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại cơng ty cổ phần tập đồn
Kido
2.1. Giới thiệu về cơng ty cổ phần tập đồn kido
2.1.1. Lịch sử hình thành và các thành tựu đã đạt được của cơng ty cổ phần tập đồn Kido
Tập đồn KIDO, tiền thân là tập đồn Kinh Đơ được thành lập vào năm 1993 và từ đó trở
thành một trong những cơng ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Trong suốt 22 năm đầu
của chặng đường phát triển, KIDO đã thiết lập và giữ vững vị thế dẫn đầu ở một loạt các
sản phẩm bánh kẹo, bánh bơng lan, bánh mì, bánh trung thu, bánh quy và kem dưới
thương hiệu Kinh Đô.
Năm 2015, hướng đến mở rộng và phát triển bền vững,Tập đồn KIDO chính thức
chuyển mình, đặt dấu chân trên thị trường “Thực phẩm & Gia vị”. Phát huy các nền tảng
sẵn có, KIDO tiếp tục duy trì và phát triển vị thế dẫn đầu trong ngành hàng lạnh với các
sản phẩm Kem, Sữa & các sản phẩm từ Sữa và mở rộng danh mục sản phẩm sang lĩnh
vực thiết yếu với thực phẩm đơng lạnh, dầu ăn, mì ăn liền, hạt nêm, nước chấm, cà phê,
thực phẩm đóng gói tiện lợi… nhằm chăm sóc gian bếp gia đình Việt và phục vụ nhu cầu
của người tiêu dùng suốt cả ngày.
2.1.2. Kết quả hoạt động của công ty trong một vài năm qua


9


Trong năm 2015, với định hướng trở thành Tập đoàn thực phẩm số 1 tại Việt Nam, KDC
đã hiện thực hóa chiến lược từ Chuyển đổi Giá trị sang Hình thành Giá trị. Điều này giúp
cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều hướng đến việc mang lại
giá trị, lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng, trong đó tập trung xây dựng, hồn thiện hệ
thống kênh phân phối nhằm cung cấp đúng sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng vào
đúng nơi, đúng thời điểm. Cam kết tối đa hóa giá trị cho cổ đơng, nhà đầu tư đã được Tập
đồn hiện thực và điều đó thể hiện thơng qua tỷ lệ chia cổ tức. Điều này cũng tiếp tục đặt
ra yêu cầu Tập đồn phải có mức tăng trưởng doanh thu tốt, tăng trưởng về lợi nhuận và
ngày càng nâng cao hiệu quả tài chính. Đến cuối năm 2016, Tập đồn đã có những bước
tiến lớn, doanh số bán hàng đạt được hơn 2.239 tỷ đồng, tăng 24.3% so với kế hoạch. Tỷ
suất lợi nhuận gộp trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm đông lạnh tăng 1.7%. Mặc dù
đây là những kết quả vượt ngồi sự mong đợi nhưng chúng tơi vẫn tin rằng Tập đồn
chúng ta vẫn có thể làm được tốt hơn thế. Các công ty thành viên của Tập đoàn được định
hướng tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất để tạo ra giá trị, đảm bảo sự cân bằng
tối ưu giữa lợi ích ngắn hạn và tăng trưởng dài hạn. KIDO cam kết sẽ triển khai tất cả
những hoạt động để mang lại cho Quý cổ đông, các nhà đầu tư tỷ lệ cổ tức phù hợp và ổn
định trong lâu dài.

Năm 2016, năm thứ 3 trong q trình chuyển đổi của Tập đồn KIDO nhằm mục tiêu mở
rộng quy mô kinh doanh, chinh phục thị trường thực phẩm thiết yếu theo đúng chiến lược
đã thông qua tại đại hội.
-

Thứ nhất, Tập đoàn đã hoàn tất quá trình “Chuyển đổi cơ cấu” (Transformative
Change) nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh về năng lực quản trị, tiềm lực tài chính,
hệ thống vận hành và tiếp tục củng cố nền tảng cho các mục tiêu phát triển dài
hạn. Dựa trên nền tảng, kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm và thấu hiểu người

tiêu dùng, KIDO luôn lấy nhu cầu của người tiêu dùng làm trọng tâm và tập trung
nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu đó. Với
10


-

Ban Điều hành là những thành viên giàu kinh nghiệm trong quản lý điều hành, xây
dựng chiến lược, cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tâm, tài năng chính là những yếu tố
cốt lõi tạo nên thành cơng của Tập đồn KIDO. Và đây cũng chính là nền tảng cho
sự phát triển bền vững của Tập đoàn KIDO trong giai đoạn mới.
Thứ hai, Tập đoàn đã thực hiện chuyển đổi và xây dựng thành cơng mơ hình kinh
doanh “Thực Phẩm và Gia Vị” hướng đến mở rộng và phát triển bền vững thông
qua chiến lược kênh phân phối. Đặc biệt, sau hơn một thập kỷ tiếp nhận và điều
hành công ty sản xuất kem và sữa chua, chúng tôi đã phát triển hệ thống dây
chuyền sản xuất, công nghệ hiện đại và hồn tồn “khép kín”. Điều này khơng chỉ
giúp Cơng ty giữ vững ngôi vị số 1 thị trường kem lạnh mà đây còn là tiền đề
vững chắc cho việc mở rộng sang lĩnh vực thực phẩm đông lạnh - một ngành hàng
tiềm năng với dư địa kinh doanh rất lớn. Đồng thời, KDC cũng đã nâng cao vị thế
cạnh tranh trong lĩnh vực thực phẩm đóng gói thơng qua việc sáp nhập thành công
hai thương hiệu dầu ăn hàng đầu tại Việt Nam là Tường An (TAC) và Vocarimex
(VOC). Dựa trên chiến lược tiếp cận có trọng tâm nhằm tìm kiếm cơ hội tăng
trưởng, gia tăng giá trị và tối ưu hóa chi phí thơng qua các khoản đầu tư, KDC đã
có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Tiềm lực tài chính, nền tảng quản
trị, cơng nghệ, sự am hiểu khẩu vị người tiêu dùng Việt và năng lực thực thi hiệu
quả sẽ tiếp tục là thế mạnh cốt lõi của Tập đồn KIDO. Chính những thế mạnh
trên mà tôi vô cùng tự tin về tiềm năng phát triển lớn mạnh của Tập đoàn chúng ta
trong tương lai.

Doanh thu

thuần
Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận sau
thuế
Tổng lợi nhuận
trước thuế

Quí II 2016
590.085

Q II 2017
1646.722

342.571
133.923

408.649
369.481

170.250

445.952

2.2. Thực trạng cơng tác quản trị hàng tồn kho tại cơng ty cổ phần tập đồn Kido
2.2.1. Phân tích tình hình tài sản vốn lưu động

11


Q1 2017

Chỉ
tiêu

Số tiền
(nghìn
VNĐ)

Tỉ trọng
(%)

Q2 2017
Số tiền
(nghìn
VNĐ)

Tiền

1,323,526

32,53

2,253,726

Các
khoản
phải
thu

1,913,609


47,04

998,622

Hàng
tồn
kho

723,556

17,78

Tài
sản
lưu
động
khác

107,458

2,65

Tổng
cộng

4,068,149

100

940,691


Tỉ trọng
(%)

52,17

So sánh
Chênh lệch
(nghìn
VNĐ)

Tỉ lệ
(%)

930,200

23,12

-914,987

21.77

217,135

2.94

19,421

100


251,769

126,879

4,319,918

Bảng tình hình tài sản vốn lưu động của cơng ty quý 1, 2 năm 2017
12


Qua bảng trên ta thấy tài sản lưu động của công ty cuối quý 2 tăng so với đầu
năm . Các khoản phải thu giảm so với quý 1 là -914,987nghìn VNĐ. Giá trị hàng
tồn kho cuối quý 2 tăng so với đầu năm 217,135 nghìn VNĐ . Lượng tiên mặt của
cơng ty cũng tăng 930,200 nghìn VNĐ.

2.2.2. Phân tích tình hình tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho
a. Phân tích tình hình và tốc độ chu chuyển hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ
và vốn đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Hàng tồn kho của doanh nghiệp là tài
sản lưu động dưới hình thái vật chất, nó có thể là hàng hóa, nguyên vật liệu, bán
thành phẩm… tỷ trọng của nó tùy thuộc từng loại hình doanh nghiệp, phục vụ cho
sản xuất, dự trữ cho quá trình cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp.
Dự trữ hàng hóa là nhu cầu thơng thường và cần thiết của doanh nghiệp nhằm
đảm bảo nhu cầu bán ra của doanh nghiệp. Nếu dự trữ hàng hóa khơng đủ sẽ làm
gián đoạn quá trình kinh doanh và bỏ qua những cơ hội tốt do thiếu hàng hoặc nếu
dự trữ quá nhiều sẽ gây ra ứ đọng vốn và lãng phí chi phí bảo quản, thậm chí sẽ
khơng bán được hàng do hàng hóa hư hỏng hoặc lạc hậu. Chính vì vậy cần có
chính sách đảm bảo lượng hàng tồn kho hợp lý.
Bảng tình hình hàng tồn kho của cơng ty:

Chỉ tiêu

Q1 2017

Q2 2017

Hàng mua đang đi đường

4.371.072.737

48.841.975.343

Nguyên liệu, vật liệu

491.956.964.448

597.583.953.580

Công cụ, dụng cụ

23.687.842.046

33.804.095.142

Chi phí SXKD dở dang

54.909.702.772

55.084.186.638


Thành phẩm

151.997.629.560

200.132.220.346

Hàng hóa

1.603.863.956

10.149.054.922

Cộng

728.527.075.519

945.594.652.469

Tổng tài sản

8.632.031.040.348

11.613.241.098.486

13


Tỉ lệ (%)

8.43


8.14

Dựa vào số liệu bảng trên ta thấy số lượng hàng tồn kho của công ty quý 2 tăng
so với quý 1 năm 2017. Sự tăng số lượng hàng tồn kho là do quý 2 năm 2017 cần
dự trữ nhiều để phục vụ cho mùa hè, dịp nghỉ hè năm 2017. Đây là kết quả của
hoạt động nghiên cứu thị trường và dự đốn tình hình thị trường năm 2017.
Qua bảng trên ta cũng thấy được, quý 2 số lượng nguyên liệu, vật liệu chiếm
tới 63,2% số hàng tồn kho của công ty , tăng so với quý 1 là 67,5%. Trong khi đó
tỉ lệ cơng cụ, dụng cụ và chi phí SXKD dở dang chỉ chiếm 3,6% và 5,8% trong
tổng lượng tồn kho, một lượng rất nhỏ so với nguyên vật liêu, cũng cho thấy việc
sản xuất có chất lượng cao, hiệu quả tốt…. Tuy nhiên chi phí SXKD dở dang ở
quý 2 lại tăng so với quý 1, đây cũng là dấu hiệu cho thấy cần điều chỉnh lại việc
kiểm soát năng suất và chất lượng sản phẩm. Tỉ lệ thành phẩm chiếm 21,16%, tăng
so với quý1 là 20,86% và hàng hóa chiếm 0,01% , giảm so với quý 1 là 0,22%.
Tổng số hàng tồn kho quý 2 trong tổng tài sản giảm 3% so với quý 1, cho thấy
việc dự đoán xu hướng thị trường và việc kinh doanh hiệu quả hơn. Số nguyên
liệu, vật liệu tăng so với quý nhằm cung ứng kịp thời cho việc sản xuất khi có nhu
cầu, cũng như đảm bảo cung cấp hàng hóa cho các ngày lễ trong mùa hè nóng bức.

Bảng tốc độ chu chuyển hàng tồn kho
So sánh
Chỉ tiêu

Q1 2017

Q2 2017

Chênh lệch


Giá
vốn
hàng
bán 1.005.163.919.000
(VNĐ)

1.238.072.968.228

232.909.049.228

Tồn
kho
hàng
hóa
728.527.075.519
bình qn
(VNĐ)

945.594.652.469

217.067.594.950

Hệ số vịng
quay
1,37
(lần/q)

1,3

-0,07


Tốc độ chu 66

69

3

14

Tỉ lệ
(%)


chuyển
(ngày)
Nhìn vào bảng số liệu, giá trị tồn kho hàng hóa bình qn q 2 tăng
217.067.594.950 VNĐ so với q 1, hệ số vòng quay giảm 0,07 lần chứng tỏ hàng
hóa bị ứ đọng nhiều. Tốc độ chu chuyển quý 2 cũng chậm 3 ngày so với quý 1,
chứng tỏ hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty q 2 kém hiệu quả hơn
trước.
2.2.3. Phân tích mơ hình hàng tồn kho EOQ mà doanh nghiệp áp dụng
Áp dụng mơ hình EOQ tính lượng đặt hàng tối ưu của Công ty CP Kido quý I,II năm
2017
Các giả định của mơ hình EOQ ;
-

Nhu cầu về hàng tồn kho ổn đinh ( không thay đổi);
Thời gian chờ hàng kể từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là xác định và khơng

-


thay đổi;
Cơng ty tiếp nhận tồn bộ số hàng đặt mua từ nhà cung ứng tại cùng một thời

-

điểm;
Công ty khơng được hưởng chính sách chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp;
Chỉ có duy nhất 2 loại chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản;
Khơng có sự thiếu hụt xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng hạn, tức là nếu
việc đặt hàng sau khi xác định được lượng hàng tồn kho tối ưu và đặt hàng được
thực hiện đúng hạn thì sẽ hồn tồn khơng có tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho
dẫn đến gián đoạn sản xuất và tiêu thụ.

Ta gọi:
D: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm trong mỗi quý
d: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm trong ngày
P: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng
EOQ: Số lượng đặt hàng hiệu quả
C: Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho
TCmin: Tổng chi phí tồn kho tối thiểu
15


EOQ*: Lượng đặt hàng tối ưu
ROP: Điểm tái đặt hàng
L: Thời gian chờ từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng
n*: Số lượng đặt hàng tối ưu trong năm
T*: Khoảng thời gian dự trữ tối ưu


Muốn tính được lượng đặt hàng của công ty trong 2 quý đầu năm 2017 theo mơ hình
EOQ ta cần biết nhu cầu số lượng về loại sản phẩm trong mỗi quý, một ngày và chi phí
bảo quản và chi phí cho mỗi lần đặt hàng quý I,II năm 2017.
Ta giả sử có các số liệu sau:
Thứ nhất là nhu cầu số lượng sản phẩm:
Chỉ tiêu

Quý I năm 2017

Quý II năm 2017

Nhu cầu số lượng sản phẩm
mỗi quý (D)

10000

14000

Bảng 2.1. Nhu cầu số lượng sản phẩm quý I,II năm 2017
-

Thứ hai, xác định nhu cầu số lượng sản phẩm một ngày (d) biết mỗi quý, công ty
làm việc 80 ngày
Chỉ tiêu

Quý I năm 2017

Quý II năm 2017

Nhu cầu số lượng sản phẩm

1 ngày (d)

125

175

Bảng 2.2. Nhu cầu số lượng sản phẩm một ngày quý I,II năm 2017
-

Thứ ba, xác định chi phí đặt hàng cho một đơn hàng

Chỉ tiêu
Chi phí đặt
hàng cho 1
lần đặt hàng
(P)

Các chi phí cụ thể
+Gọi điện, thư giao dịch
+Chi phí vận chuyển
+Chi phí giao nhận, kiểm
tra hàng hóa
16

Q I 2017

Q II 2017

20.000
1.100.000

300.000
= 1.420.000

20.000
1.200.000
333.000
= 1.550.000


Bảng 2.3. Chi phí đặt hàng cho một đơn hàng quý I,II năm 2017
-

Thứ tư là chi phí bảo quản

Chỉ tiêu
Chi phí bảo
quản mỗi
quý

Các chi phí cụ thể
+Chi phí kho hàng
+Chi phí năng lượng (điện)
+Chi phí cho hoạt động bảo
vệ

Quý I năm 2017
50.000.000
6.000.000
60.000.000
=116.000.000


Quý II năm 2017
50.000.000
6.100.000
65.000.000
=121.100.000

Bảng 2.4. Chi phí bảo quản mỗi quý quý I,II năm 2017
Chỉ tiêu

Quý I 2017

Quý II 2017

Chi phí bảo quản (C)

11600

8650

Bảng 2.5. Chi phí bảo quản trên 1 đơn vị sản phẩm quý I,II năm 2017

Dựa vào C,P,D vừa tính được (Theo giả định) ở trên để tính mức tồn kho tối ưu (EOQ*),
tổng chi phí tồn kho tối thiểu (TCmin), Khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*), điểm tái đặt
hàng của công ty (ROP) và số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm (n*). Biết rằng giả
định thời gian chờ từ lúc đặt hàng đến lúc nhận được hàng (L) trong cả 2 q là 5 ngày
làm việc.

Chỉ tiêu


Cơng thức tính

Q I năm 2017

Quý II năm 2017

Mức tồn kho tối
ưu (EOQ*)

EOQ*=

1564,7

2239,94

18150482,1

19375500

Tổng chi phí tồn
kho tối thiểu
(TCmin)
Khoảng thời gian
dự trữ tối ưu (T*)

TCmin=
T*=

12,51


12,8

Điểm tái đặt hàng
(ROP)

ROP= d x L

5625 sản phẩm

875 sản phẩm

Số lượng đơn đặt
hàng tối ưu trong

n*=

6,4 ( làm tròn
thành 6)

6,25 (làm tròn
thành 6)

+

17


quý (n*)
Bảng 2.6. Lượng đặt hàng tối ưu, tổng chi phí tồn kho tối thiểu, khoảng thời gian dự
trữ tối ưu, điểm tái đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong quý I,II năm

2017

2.2.4. Quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty cổ phần tập đồn Kido
Quy trình quản lý hàng tồn kho bắt đầu từ thời điểm nhà cung cấp giao hàng đến kho của
Công ty cho đến thời điểm sản phẩm được xuất bán. Quy trình quản lý hàng tồn kho tại
Cơng ty Cổ phần tập đồn Kido gồm 3 quy trình:
-

Quy trình nhập kho: khi công ty nhập hàng của các nhà sản xuất sản phẩm, thực
phầm – gia vị mà công ty hợp tác, quy trình nhập kho trước khi bán hàng như sau:

Sơ đồ: Quy trình nhập kho Cơng ty Cổ phần tập đoàn Kido

Quy cách , mẫu mã, chất lượng của hàng hóa ghi trên chứng từ phải trùng khớp
với thực tế; nếu có sự sai lệch thủ kho yêu cầu lập biên bản ghi nhận và có thể từ chối
nhập hàng khi có những sự sai lệch lớn
-

Quy trình xuất kho: khi cơng ty xuất hàng từ kho bán cho khách, quy trình xuất
kho như sau:

18


Sơ đồ: quy trình xuất kho tại cơng ty cổ phần tập đồn Kido

Thủ kho kiểm tra tính hợp lý của chững từ ( lệnh xuất hàng, phiếu xuất hàng,…)
nhưng phải có chữ ký của giám đốc ( hoặc nguuwoowif được ủy nhiệm lệnh ký lệnh
xuất ), kế toán, người nhận hàng,…. Kiểm tra quy cách mẫu mã hàng hóa đúng với phiêu
xuất thì mới ký và xuất hàng ra khỏi kho.

Đồng thời căn cứ vào phiếp Xuất- Nhập hàng, thủ kho phải ghi ngay vào thẻ kho
để theo dõi và báo cáo về kế tốn.
-

Quy trình kiểm kê và điều chỉnh hàng tồn kho: hàng tháng, công ty tiến hành kiểm
kê và điều chỉnh hàng hóa trong kho. Quy trình đó diễn ra như sau:
+ Liệt kê các hàng hóa đang tồn trong kho tại thời điểm kiểm kê.
+ Nhập dữ liệu thực tế sau khi kiểm kê xong.
+ Tiến hành lập các biên bản, chứng từ điều chỉnh số liệu kế toán cho đúng
với số liệu thực tế. Nếu xuất hiện tình trạng thừa hoặc thiếu có ngun nhân
do con người gây ra, người kiểm kê lập biên bản xin ý kiến xử lý của giám
đốc hoặc nguời quản lý trực tiếp.

Phần 3: Nhận xét và ý kiến của nhóm về hoạt động quản trị hàng tồn kho tại cơng ty
cổ phần tập đồn Kido
3.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý hàng tồn kho
- Các bộ phận chuyên trách về quản lý hàng tồn kho như Phịng Kinh doanh, Phịng Kế
tốn tài chính… đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ của mình. Với đội ngũ nhân viên nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị tài chính, khả năng lên kế hoạch kinh doanh tốt, việc
đặt hàng sát nhu cầu thị trường từ đó dẫn đến khả năng gây ứ đọng hàng trong kho là rất
ít.

19


- Qua hoạt động nghiên cứu thị trường và dự đốn tình hình thị trường năm 2017, cơng
ty đã có chính sách tăng số lượng hàng tồn kho,dự trữ nhiều để phục vụ cho mùa hè, dịp
nghỉ hè năm 2017
- Qua bảng ở phần 2.2.2 ta thấy được, quý 2 số lượng nguyên liệu, vật liệu chiếm tới
63,2% số hàng tồn kho của công ty , tăng so với quý 1 là 67,5%. Trong khi đó tỉ lệ cơng

cụ, dụng cụ và chi phí SXKD dở dang chỉ chiếm 3,6% và 5,8% trong tổng lượng tồn kho,
một lượng rất nhỏ so với nguyên vật liêu, cũng cho thấy việc sản xuất có chất lượng cao,
hiệu quả tốt….
-Tổng số hàng tồn kho quý 2 trong tổng tài sản giảm 3% so với quý 1, cho thấy việc dự
đoán xu hướng thị trường và việc kinh doanh hiệu quả hơn. Số nguyên liệu, vật liệu tăng
so với quý nhằm cung ứng kịp thời cho việc sản xuất khi có nhu cầu, cũng như đảm bảo
cung cấp hàng hóa cho các ngày lễ trong mùa hè nóng bức.
3.2. Những hạn chế trong cơng tác quản lý hàng tồn kho
- Việc bố trí, phân cơng nhiệm vụ cho các phịng ban về quản lý hàng tồn kho tại Cơng ty
cịn khá chồng chéo. Kido là một cơng ty có hoạt động sản xuất kinh doanh khá sôi động,
lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Để có một hệ thống kiểm sốt nội bộ thích đáng với các
nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho, mỗi phòng ban chỉ nên kiêm nhiệm một chức năng
nhất định. Ngoài ra, bộ phận nhận và kiểm tra hàng vẫn chưa được thành lập thành phòng
riêng biệt với các phòng mua hàng, lưu hàng và vận chuyển.Chức năng của phòng này rất
quan trọng, bảo đảm hàng vào kho đáp ứng chất lượng và tiêu chuẩn kĩ thuật đề ra.Tuy
nhiên, tại công ty Kido, hoạt động của bộ phận này vẫn chưa được tăng cường.
- Hệ thống sổ sách quản lý hàng tồn kho vẫn cịn một vài thiếu sót, khơng có cột ghi rõ
giá trị từng loại máy móc, chỉ ghi giá trị tổng thể theo số lượng gây khó khăn cho việc
nhận biết ngay giá trị từng loại máy để có những đánh giá cần thiết.
- Chi phí SXKD dở dang ở quý 2 lại tăng so với quý 1, đây cũng là dấu hiệu cho thấy cần
điều chỉnh lại việc kiểm soát năng suất và chất lượng sản phẩm
- Tốc độ chu chuyển quý 2 cũng chậm 3 ngày so với quý 1, chứng tỏ hiệu quả quản lý
hàng tồn kho của công ty quý 2 kém hiệu quả hơn trước. Chứng tỏ công tác quản trị hàng
tồn kho của cơng ty cịn chưa ổn định và chắc chắn.

20


21




×