Tải bản đầy đủ (.pdf) (278 trang)

Đặc điểm văn hóa trung hoa qua tranh sơn thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.76 MB, 278 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LƯU TUẤN ANH

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TRUNG HOA
QUA TRANH SƠN THỦY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HĨA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……..................

LƯU TUẤN ANH

ĐẶC ĐIỂM VĂN HĨA TRUNG HOA
QUA TRANH SƠN THỦY
Ngành: Văn hóa học
Mã số: 62.31.06.40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH PHỨC
2. PGS.TS.NGƯT. PHAN THỊ BÍCH HÀ
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. GS.TS. ĐỖ TIẾN SÂM
2. TS. NGUYỄN THÁI HÒA


PHẢN BIỆN:
1. GS.TS. ĐỖ TIẾN SÂM
2. PGS.TS. HUỲNH QUỐC THẮNG
3. GS.TS. NGUYỄN XUÂN TIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Đặc điểm văn hóa Trung Hoa qua tranh sơn thủy
là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, khơng có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề
tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả khác.

Tác giả luận án

LƯU TUẤN ANH


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................2
3.1. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc ................................................................3
3.2. Tình hình nghiên cứu ở phương Tây ................................................................9
3.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................13
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu ............................................17
4.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................................17
4.2. Nguồn tài liệu .................................................................................................19
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..................................................20

6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................21
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................24
7.1. Trên phương diện khoa học ............................................................................24
7.2. Trên phương diện thực tiễn ............................................................................25
8. Bố cục ...................................................................................................................26
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................27
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................27
1.1.1. Các đặc điểm của văn hóa Trung Hoa .........................................................27
1.1.2. Khái niệm tranh sơn thủy.............................................................................35
1.1.3. Ý nghĩa của tranh sơn thủy ..........................................................................38
1.1.4. Cơ sở hình thành tranh sơn thủy ..................................................................41
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................53
1.2.1. Không gian tự nhiên – nơi sáng tạo tranh sơn thủy .....................................53
1.2.2. Chủ thể sáng tạo tranh sơn thủy ..................................................................63
1.2.3. Quá trình phát triển của tranh sơn thủy .......................................................66


TIỂU KẾT .................................................................................................................84
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TRUNG HOA QUA CẶP HÌNH
TƯỢNG NÚI – NƯỚC VÀ CẤU ĐỒ TRONG TRANH SƠN THỦY TRUYỀN
THỐNG ....................................................................................................................86
2.1. QUA CẶP HÌNH TƯỢNG NÚI VÀ NƯỚC TRONG TRANH SƠN THỦY
TRUYỀN THỐNG ..................................................................................................86
2.1.1. Quan hệ núi và nước trong tranh sơn thủy truyền thống .............................86
2.1.2. Quan hệ giữa núi – nước với thiên nhiên và con người trong tranh sơn thủy
truyền thống ...........................................................................................................92
2.2. QUA CẤU ĐỒ CỦA TRANH SƠN THỦY TRUYỀN THỐNG .................94
2.2.1. Đặc trưng tả ý và ngữ cảnh không gian hư thực trong cấu đồ.....................96
2.2.2. Các hình thức cấu đồ trong tranh sơn thủy truyền thống ..........................109
2.2.3. Không bạch trong tranh sơn thủy truyền thống .........................................119

2.2.4. Thơ đề trong tranh sơn thủy truyền thống .................................................125
TIỂU KẾT ...............................................................................................................135
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TRUNG HOA QUA MÀU SẮC
TRONG TRANH SƠN THỦY TRUYỀN THỐNG ...........................................138
3.1. QUA MÀU SẮC VÀ KỸ PHÁP THIẾT SẮC ĐA DẠNG TRONG TRANH
SƠN THỦY TRUYỀN THỐNG ..........................................................................138
3.1.1. Sự đa dạng của chất liệu màu sắc ..............................................................139
3.1.2. Đặc điểm của hai loại kỹ pháp cơ bản trong thiết kế màu sắc đa dạng .....148
3.1.3. Đặc trưng tả ý trong thiết sắc đa dạng .......................................................155
3.2. QUA VIỆC VẬN DỤNG MÀU MỰC NƯỚC TRONG TRANH SƠN
THỦY TRUYỀN THỐNG ...................................................................................162
3.2.1. Tác động của tâm lý văn nhân đến xu hướng vận dụng mực nước ...........162
3.2.2. Tư tưởng của Đạo gia trong việc vận dụng màu mực nước ......................169
3.2.3. Ý nghĩa và đặc trưng của kỹ pháp bút mực ...............................................175
TIỂU KẾT ...............................................................................................................189
KẾT LUẬN ............................................................................................................191


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................198
A- TIẾNG VIỆT .....................................................................................................198
B- TIẾNG HÁN ......................................................................................................201
C- TIẾNG ANH ......................................................................................................209
D- TÀI LIỆU INTERNET ......................................................................................209
PHỤ LỤC ...............................................................................................................211
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC HỌA GIA, NHÀ LÝ LUẬN TRANH SƠN THỦY
TIÊU BIỂU QUA CÁC THỜI KỲ ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG LUẬN ÁN ...........211
PHỤ LỤC 2: BẢNG CHÚ GIẢI MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC DÙNG TRONG
LUẬN ÁN ...............................................................................................................218
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ TÁC PHẨM TRANH SƠN THỦY TIÊU BIỂU ĐƯỢC ĐỀ
CẬP TRONG LUẬN ÁN .......................................................................................223



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc được biết đến như một trong những quốc gia có nền văn hóa đa
dạng và lâu đời trên thế giới. Mọi thành tựu, mọi sự được – mất của dân tộc Trung
Quốc từ quá khứ đến nay đều phản ánh bước đi thăng trầm của lịch sử lâu dài, chứa
đựng sâu sắc tinh thần văn hóa của dân tộc Trung Quốc. Trong dịng chảy đó, nghệ
thuật hội họa nổi bật lên như là một thành tố không thể thiếu, là quốc hồn quốc túy
của văn hóa Trung Hoa. Những thành tựu của nghệ thuật hội họa Trung Quốc
không chỉ được công nhận và tán thưởng trong nước mà còn ảnh hưởng đến nhiều
nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Trong số các thể loại của hội họa, tranh sơn thủy là đề tài tiêu biểu và điển
hình, chuyển tải sâu sắc tinh hoa văn hóa truyền thống Trung Quốc. Dịng tranh này
là sản phẩm của giới trí thức Trung Quốc, bao gồm tranh của quan lại trong họa
viện chốn cung đình và tranh của các văn nhân ẩn cư chốn rừng núi. Tư tưởng của
trí thức ảnh hưởng đến tầng lớp bình dân ln là xu hướng tất yếu, vì vậy tranh sơn
thủy dần đóng vai trị quan trọng trong nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của xã hội.
Về phương diện tinh thần, nó được ra đời và phát triển trên cơ sở tư tưởng chủ đạo
của Đạo gia, ngoài ra Nho gia và Phật giáo cũng có tác động ở những thời kỳ nhất
định. Về phương diện hình thức, các tác phẩm sơn thủy được tạo ra từ sự thăng hoa
giữa các khía cạnh như sự độc đáo của nghệ thuật tả ý, cách thức xử lý không gian,
xử lý hư thực, kỹ pháp màu sắc… Các yếu tố từ phương diện tinh thần đến phương
diện hình thức để sáng tạo nên kiệt tác tranh sơn thủy đều mang những đặc trưng
xuất phát từ văn hóa truyền thống Trung Quốc. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu
tranh sơn thủy sẽ góp phần hiệu quả tìm ra cấu trúc bề sâu vận hành của văn hóa
nghệ thuật Trung Quốc nói riêng, văn hóa tinh thần Trung Quốc nói chung.
Ở Việt Nam trước đây đã có nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu về văn

hóa Trung Hoa của các tác giả Việt Nam. Tuy nhiên, lĩnh vực hội họa Trung Quốc


2

vẫn chưa phải là dòng nghiên cứu chủ lưu, đặc biệt đối với tranh sơn thủy. Việc
thực hiện đề tài Đặc điểm văn hóa Trung Hoa qua tranh sơn thủy là cần thiết ở Việt
Nam để có cái nhìn khoa học, hệ thống về loại hình văn hóa nghệ thuật đặc thù này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tranh sơn thủy truyền thống như một hiện tượng văn hóa
thẩm mỹ đặc thù cấu thành nên văn hóa tinh thần Trung Hoa. Trước tiên, đề tài
khảo sát tiến trình lịch sử của tranh sơn thủy Trung Quốc từ thời cổ đại đến thời
Thanh nhằm có cái nhìn tồn cảnh ban đầu về diện mạo phát triển của tranh sơn
thủy truyền thống. Đề tài tiến hành nghiên cứu chuyên sâu nội dung, hình thức, đặc
điểm của các thành tố trong tranh sơn thủy truyền thống (như cặp hình tượng núi –
nước cùng các mối quan hệ của chúng, cấu đồ, chất liệu màu sắc và các kỹ pháp vận
dụng màu sắc). Từ đó nhận diện các đặc trưng văn hóa Trung Hoa được biểu hiện
qua chúng, góp phần làm sáng tỏ vai trị và vị trí của tranh sơn thủy truyền thống
trong hệ thống văn hóa Trung Hoa. Đây là điểm nhấn mạnh và mấu chốt của đề tài.
Trong quá trình phát triển lâu dài với nhiều thăng trầm, tranh sơn thủy truyền
thống đã thực hiện thành công sứ mệnh trở thành quốc bảo của văn hóa Trung Hoa.
Tranh sơn thủy truyền thống ngày càng có vai trị quan trọng trong cấu trúc văn hóa
Trung Hoa, nó chứa đựng sâu sắc hệ thống các giá trị văn hóa tinh thần Trung Hoa.
Việc nghiên cứu về tranh sơn thủy không thể tách rời khỏi bối cảnh văn hóa Trung
Hoa. Đơi chỗ trong nội dung của luận án tiến hành so sánh giữa các thể loại nhỏ
hơn của tranh sơn thủy và giữa tranh sơn thủy truyền thống với tranh phong cảnh
phương Tây (chủ yếu từ giữa thế kỷ 19 trở về trước) để tìm ra các yếu tố mang tính
đặc trưng của văn hóa truyền thống Trung Hoa từ bình diện văn hóa nghệ thuật.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vào thế kỷ 20, đặc biệt là sau Thế chiến thứ hai, do sự tiện lợi của thông tin

nghiên cứu nên việc nghiên cứu hội họa Trung Quốc của các nước trên thế giới
ngày càng phát triển rộng rãi hơn, đa dạng hơn so với trước. Ở phương Tây, từ
những năm 20 của thế kỷ 20 bắt đầu xuất hiện các cơng trình nghiên cứu về hội họa
cổ đại Trung Quốc. Từ những năm 70 đến nay, việc nghiên cứu này ngày càng được


3

mở rộng. Các học giả phương Tây chủ yếu tuyển tập và dịch thuật lại các tác phẩm
lý luận hội họa của Trung Quốc. Nhìn chung họ chú trọng nghiên cứu mảng lịch sử
của hội họa Trung Quốc từ nhiều góc độ quan sát mới như nghệ thuật học, xã hội
học, kinh tế học và thậm chí là ngơn ngữ học.
Ở Trung Quốc, các sách, cơng trình nghiên cứu, bài viết về hội họa Trung
Quốc khá phong phú. Tranh sơn thủy thường được bàn đến trong các nghiên cứu về
lịch sử hình thành và cấu trúc nghệ thuật của hội họa Trung Quốc. Ở hầu hết các
cơng trình, những nội dung biểu hiện đặc điểm văn hóa trong tranh sơn thủy được
trình bày theo hướng lịch đại, xen kẽ trong các phần về sự phát triển của tranh sơn
thủy qua các thời kỳ. Bên cạnh đó, một vài quyển đề cập riêng biệt đến văn hóa
trong tranh sơn thủy nhưng chủ yếu vẫn là miêu tả sơ lược. Việc nhận diện đặc
điểm văn hóa Trung Hoa qua tranh sơn thủy vẫn chưa được tiến hành toàn diện. Ở
Việt Nam đã có các sách, cơng trình nghiên cứu về văn hóa Trung Hoa của các tác
giả Việt Nam. Tuy nhiên, đối với mảng đề tài chuyên sâu về hội họa Trung Quốc
hiện chưa nhiều, đặc biệt là về tranh sơn thủy thì hầu như hiếm gặp. Hơn nữa,
hướng nhận diện văn hóa Trung Hoa qua tranh sơn thủy lại rất mới mẻ.
3.1. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc
Nhìn chung ở Trung Quốc, các sách và bài viết giới thiệu và nghiên cứu
nghệ thuật hội họa Trung Quốc khá nhiều, khá rộng. Hầu hết tập trung bàn đến lịch
sử phát triển, các kỹ thuật, phương pháp, phong cách, trường phái, tác phẩm và
danh họa tiêu biểu trong từng thời kỳ. Một số cơng trình đề cập khái qt đến đặc
điểm văn hóa của hội họa Trung Quốc, tập trung ở khía cạnh bút pháp, kỹ thuật.

Tuy nhiên chưa nhiều cơng trình khảo cứu tồn diện các đặc điểm văn hóa Trung
Hoa qua từng thể loại tranh, đặc biệt là tranh sơn thủy.
3.1.1. Nhóm các sách tiếng Hán
Nhóm các cơng trình sách được chia thành hai mảng nhỏ với các nội dung
chính: (1) lịch sử hội họa Trung Quốc và lý luận về hội họa Trung Quốc; (2) lịch sử
hình thành tranh sơn thủy Trung Quốc và lý luận về tranh sơn thủy Trung Quốc.


4

Ở nội dung chính thứ nhất có thể kể đến các sách bàn về lịch sử hội họa
Trung Quốc như Tống-Nguyên-Minh-Thanh thư họa gia niên biểu (Sở tư liệu
nghiên cứu thư họa Trung Quốc, 1976), Trung Quốc hội họa sử (Vương Bá Mẫn,
1982), Trung Quốc mỹ thuật sử (Phùng Tác Dân (cb), 1998); và các sách nghiên
cứu lý luận về hội họa Trung Quốc như Trung Quốc họa nghiên cứu (Trần Bắc
Phục, 1988), Đường Ngũ đại họa luận (Phan Vận Cáo, 1999a), Hán Ngụy Lục triều
thư họa luận (Phan Vận Cáo, 1999b), Minh đại họa luận (Phan Vận Cáo, 2002),
Nguyên đại thư họa luận (Phan Vận Cáo, 2002), Tống nhân họa luận (Phan Vận
Cáo, 2003)… Nội dung về lịch sử tranh sơn thủy Trung Quốc được đề cập khái quát
thành một mục nhỏ, hoặc chú trọng vào một vài thời đại nhất định, hoặc phân bổ rải
rác trong các văn bản trên. Đặc điểm văn hóa của tranh sơn thủy thời kỳ đầu gần
như chưa được đề cập đến hoặc còn mờ nhạt. Chẳng hạn như:
Sách Trung Quốc mỹ thuật sử của Phùng Tác Dân và sách Trung Quốc hội
họa sử của Vương Bá Mẫn là hai cơng trình bàn về quá trình hình thành và phát
triển của nền mỹ thuật Trung Quốc và của hội họa Trung Quốc giai đoạn cổ - trung
đại. Các thể loại, phong cách và trường phái hội họa (trong đó có tranh sơn thủy)
được giới thiệu tổng quát, đi kèm với các hình ảnh minh họa. Sách Tống-NguyênMinh-Thanh thư họa gia niên biểu của Sở tư liệu nghiên cứu thư họa Trung Quốc là
công trình thống kê lý lịch, thời gian sáng tác, nghiên cứu hội họa và các tác phẩm
của các tác gia theo thứ tự bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
Sách Trung Quốc họa nghiên cứu của Trần Bắc Phục có ba nội dung chính:

(1) cấu trúc nghệ thuật của hội họa Trung Quốc; (2) đặc trưng truyền thần tả ý của
hội họa Trung Quốc với quy tắc khí vận sinh động, và lấy hình tả thần (chương 4 và
5); (3) mối quan hệ giữa bốn yếu tố thơ, họa, thư pháp và ấn chương (chương 11).
Trong nội dung một vài chương có đơi chỗ so sánh hội họa Trung Quốc với hội họa
phương Tây. Nhìn chung, cơng trình này phân tích nhiều về các kỹ thuật và phương
pháp quan sát trong sáng tác tranh Trung Quốc (từ lúc chuẩn bị, tiến hành đến giai
đoạn hoàn thành). Đây sẽ là tài liệu có ích trong phương diện lý luận tổng quan về
hội họa Trung Quốc cho đề tài. Các sách của cùng tác giả Phan Vận Cáo chủ biên


5

như Đường Ngũ đại họa luận, Minh đại họa luận, Tống nhân họa luận, Nguyên đại
thư họa luận, Hán Ngụy Lục triều thư họa luận là các tổng tập tài liệu luận họa qua
các thời đại cụ thể, đề cập đến lý luận hội họa Trung Quốc qua các thời đại cụ thể
thơng qua những bình luận, nghiên cứu về phong cách, về các tác phẩm tiêu biểu
của các tác gia quan trọng. Các sách này đồng thời giới thiệu khái quát quá trình
phát triển của thư pháp và hội họa Trung Quốc. Nội dung về tranh sơn thủy được
nhắc đến rời rạc trong vài phần hay vài tiểu mục.
Ngoài các sách được kể bên trên, cịn có sách Tây phương nhân nhãn trung
đích Đơng phương hội họa nghệ thuật của Đồng Vĩ Cương (2004). Sách này tuy
không nghiên cứu hội họa Trung Quốc, nhưng nội dung về những giá trị văn hóa
của hội họa phương Đơng trong thế giới phương Tây đáng được chú ý để có cái
nhìn tồn diện hơn trong luận án. Sách có 218 trang bàn về các nội dung liên quan
đến sự giao lưu văn hóa hội họa Đơng – Tây như: nhân tố hội họa trong kiến trúc
vườn phương Đông, hứng thú của châu Âu đối với sự phát sinh hội họa phương
Đông, ảnh hưởng phương Đông trong tác phẩm của họa gia phái Ấn tượng, thư
pháp phương Đông với chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng… Trong mục 3 và mục 5 có
phần nhỏ nhắc đến hội họa Trung Quốc thông qua các nội dung như sự ưa thích thư
họa Trung Quốc ở Nhật Bản, ảnh hưởng quan trọng của hội họa Trung Quốc đối với

Nhật Bản, tranh khắc bản của Trung Quốc với tranh Ukiyo-e của Nhật Bản, giới
thiệu của học giả và họa gia phương Tây về hội họa Trung Quốc.
Ở nội dung thứ hai của nhóm các sách tiếng Hán có thể kể đến những cơng
trình tiêu biểu như Tinh thần đích chiết xạ – Trung Quốc sơn thủy họa dữ ẩn dật
văn hóa (Trần Truyền Tịch, Lưu Khánh Hoa, 1998), Trung Quốc sơn thủy họa sử
(Trần Truyền Tịch, 1988/1998), Thi họa đồng nguyên dữ sơn thủy văn hóa (Lý
Lượng, 2004), Tống đại sơn thủy họa cấu đồ nghiên cứu (Phùng Kiệt, 2006), Cổ
đại sơn thủy họa (Kim Khai Thành, 2010), Ý tượng dữ sắc thái – Sơn thủy họa thiết
sắc vấn đề nghiên cứu (La Dĩnh, 2011), Cổ đại sơn thủy họa luận (Yên Hiểu Lỗi,
2011)…


6

Sách Tinh thần đích chiết xạ – Trung Quốc sơn thủy họa dữ ẩn dật văn hóa
của Trần Truyền Tịch và Lưu Khánh Hoa có tám chương, bàn về mối liên hệ giữa
phong trào ẩn dật với sự tồn tại của tranh sơn thủy qua một vài giai đoạn (cuối thời
Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên và Minh). Phong trào ẩn dật, phản ẩn dật và sự can
dự của chính trị đã tác động mạnh đến các bước phát triển thăng trầm (xuất hiện,
phát triển, thành thục, biến dị, bảo thủ, phục cổ) của tranh sơn thủy. Những nội
dung đóng góp chính gồm: khái quát tác động của sự tăng vọt phong trào ẩn dật ở
Trung Quốc đối với sự phát triển của tranh sơn thủy (chương 2); sự thành thục cao
độ của tranh sơn thủy với lần phát triển sau phong trào ẩn dật diễn ra vào cuối thời
Đường, Ngũ đại và đầu thời Tống (chương 4); quá trình biến dị, bảo thủ và phục cổ
của tranh sơn thủy với sự can dự vào chính sự của giới văn nhân giai đoạn giữa và
cuối thời Bắc Tống, Nam Tống (chương 5); những uẩn ức của người dân được thể
hiện trong tranh sơn thủy (chương 8).
Sách Trung Quốc sơn thủy họa sử của Trần Truyền Tịch khảo sát một cách
có hệ thống tiến trình phát triển của tranh sơn thủy Trung Quốc. Ở mỗi thời đại,
cơng trình giới thiệu các tác gia và tác phẩm tranh sơn thủy tiêu biểu. Đây là tài liệu

phù hợp cho nội dung về lịch sử hình thành và phát triển của tranh sơn thủy trong
luận án. Sách Thi họa đồng nguyên dữ sơn thủy văn hóa của Lý Lượng có 12
chương, chia làm ba phần, nghiên cứu hai nội dung chính: (1) văn hóa sơn thủy từ
phong cách bình dân đến phong cách văn nhân; (2) mối liên hệ giữa thơ sơn thủy và
tranh sơn thủy. Từ đây tạo tiền đề cho luận án nhận diện đặc điểm văn hóa Trung
Hoa qua mối quan hệ giữa thơ và họa trong tranh sơn thủy.
Tống đại sơn thủy họa cấu đồ nghiên cứu là cơng trình luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Mỹ thuật học của Phùng Kiệt. Luận văn dài 31 trang với phần chính
văn dài 22 trang, nghiên cứu các khía cạnh về cấu đồ của tranh sơn thủy thời Tống
như: diễn biến của cấu đồ (mục 1); phương pháp tả cảnh trong cấu đồ (mục 2); hình
thức thẩm mỹ của cấu đồ (mục 3); mối quan hệ về vị trí của việc đề khoản và ấn
trong cấu đồ (mục 4); ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa thời Tống đối với cấu đồ
(mục 5). Những nội dung được trình bày trong cơng trình sẽ là cơ sở gợi mở để luận


7

án dựa vào nghiên cứu các vấn đề về cấu đồ của tranh sơn thủy nói chung. Sách Cổ
đại sơn thủy họa của Kim Khai Thành có 120 trang, chia 6 chương, trình bày khái
quát về quá trình phát triển của tranh sơn thủy. Trong đó, chương 1 bàn về sự ra đời
của tranh sơn thủy, chương 2 nói đến sự xuất hiện của hình thức kim bích và thủy
mặc trong tranh sơn thủy thời Tùy và thời Đường. Chương 3 và chương 4 lần lượt
đề cập đến sự hình thành của hai phái tranh sơn thủy miền Nam và miền Bắc vào
thời Ngũ đại, cùng với sự thành thục cao độ của tranh sơn thủy thời Tống. Chương
5 nói đến sự phát triển của tranh sơn thủy văn nhân thời Nguyên. Chương 6 có nội
dung về tranh sơn thủy thời Minh và thời Thanh. Cơng trình tuy chỉ sơ lược q
trình phát triển của tranh sơn thủy, cịn nhiều nội dung và thời đại chưa được đề cập,
nhưng vẫn có tác dụng trong việc khảo cứu lịch sử hình thành và phát triển của
tranh sơn thủy của luận án.
Sách Ý tượng dữ sắc thái – Sơn thủy họa thiết sắc vấn đề nghiên cứu của La

Dĩnh dài 113 trang, chia làm 7 chương. Nội dung của cơng trình nghiên cứu vấn đề
vận dụng màu sắc qua các khía cạnh tính ý tượng, khí vận, bút mực, tạo cảnh trong
tranh sơn thủy. Cụ thể nội dung các chương tiếp cận như: tính ý tượng cùng với
truyền thống thiết sắc của tranh sơn thủy Trung Quốc (chương 2), giải thích “tùy
loại phú thái” (tùy nội dung sử dụng màu sắc) trong lục pháp luận của Tạ Hách
(chương 3); mối quan hệ giữa khí vận với màu sắc (chương 4); mối quan hệ màu
sắc với bút mực (chương 5); đặc điểm dùng màu sắc để tạo cảnh (chương 6); việc
vận dụng màu sắc trong hội họa cận hiện đại (chương 7). Đây là tài liệu tham khảo
hữu ích cho việc khảo cứu việc vận dụng màu sắc trong tranh sơn thủy. Sách Cổ đại
sơn thủy họa luận của Yên Hiểu Lỗi có 390 trang tuyển tập các trích dẫn về quan
niệm và lý luận đối với tranh sơn thủy cổ đại của các họa gia, nhà lý luận hội họa
Trung Quốc từ trong các tác phẩm của họ (chủ yếu giai đoạn thời Đường đến thời
Thanh). Các trích dẫn được phân chia vào 24 nhóm chủ đề lý luận cụ thể về tranh
sơn thủy, chẳng hạn như lý luận về chức năng, sáng tác, khí vận, ý cảnh, bút mực,
thiết sắc… Các trích dẫn này là cơ sở và minh chứng cho những luận điểm, luận cứ
được đưa ra trong luận án.


8

Nhìn chung, các cơng trình thuộc nhóm các sách tiếng Hán tập trung chủ yếu
ở hai khía cạnh của tranh sơn thủy Trung Quốc, đó là lịch sử phát triển và lý luận về
cấu trúc nghệ thuật. Trong phạm vi bao qt của đề tài, số cơng trình nghiên cứu
chun sâu về các đặc điểm văn hóa của tranh sơn thủy một cách tồn diện cịn khá
ít. Tuy nhiên, nội dung trong những cơng trình này sẽ góp phần làm sáng rõ luận
điểm ở một vài chương mục trong luận án.
3.1.2. Nhóm các sách viết bằng tiếng Hán được dịch sang tiếng Việt
Bộ phận các cơng trình có đề cập đến tranh sơn thủy Trung Quốc được dịch
ra tiếng Việt có thể được chia thành hai nhóm: nhóm các sách viết về tổng quan văn
hóa Trung Hoa và nhóm các sách viết về mỹ thuật, hội họa Trung Quốc. Trong

phạm vi bao quát của đề tài, một vài cuốn đáng nêu ra như: Mỹ thuật Trung Quốc
(Đặng Phúc Tinh & Hồng Lan, 2001), Kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa
(Dương Lực, 2002), Cội nguồn văn hóa Trung Hoa (Đường Đắc Dương (cb), 2003),
Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc (Ngơ Vinh Chính (cb), 2004), Lịch sử văn
minh Trung Hoa (Phùng Quốc Siêu (cb), 2004), Hội họa Trung Hoa qua lời các vĩ
nhân và danh họa (Lâm Ngữ Đường, 2005)…
Sách Mỹ thuật Trung Quốc của Đặng Phúc Tinh và Hồng Lan tập hợp nhiều
bài viết ngắn, có thể chia làm hai phần: phần đầu viết về thư pháp và các hình thức
văn tự như linh hồn của mỹ thuật Trung Quốc; phần sau bàn về hội họa Trung Quốc.
Nội dung của cơng trình này cũng giống như nhiều sách viết về hội họa Trung Quốc,
đều bám sát quá trình phát triển của hội họa thông qua những tác gia, tác phẩm, thể
loại, đề tài và một vài đặc trưng tiêu biểu. Trong đó, tranh sơn thủy thỉnh thoảng
được nhắc đến, điển hình là phần viết khoảng 4 trang về 4 danh họa sơn thủy nổi
bật đời Ngun (Hồng Cơng Vọng, Nghê Toản, Ngô Trấn, Vương Mông).
Chương 130 (trang 767 đến trang 804) thuộc phần 20 trong quyển 11 của bộ
sách Kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa nói đến mỹ thuật cổ điển Trung Quốc.
Nội dung của chương bàn về mối quan hệ giữa mỹ học Chu dịch với hội họa cổ
điển Trung Quốc. Tranh sơn thủy được nhắc đến thông qua việc miêu tả mối quan
hệ động – tĩnh, hư – thực, cương – nhu. Ngoài ra, chương này còn đề cập khái niệm


9

truyền thần tả ý trong hội họa Trung Quốc và một số tác gia tiêu biểu như Cố Khải
Chi (với ba bài lý luận về hội họa), Tạ Hách (với lục pháp), Kinh Hạo (với Bút pháp
ký). Từ đó bước đầu đưa ra những gợi mở rất có ý nghĩa. Trong chương 5 cuốn Cội
nguồn văn hóa Trung Hoa của Đường Đắc Dương (viết về văn học nghệ thuật), hội
họa được đề cập từ trang 924 đến trang 938 với đề mục “Truyền thần tả ý”. Tuy
nhiên, trong khoảng 14 trang sách, đặc điểm này không được khai thác, nội dung
chính vẫn là khái qt q trình phát triển, một số đặc điểm, loại hình, phong cách

và tác gia tiêu biểu của hội họa Trung Quốc qua các thời kỳ. Tranh sơn thủy thời
Tùy – Đường được nhắc đến với nội dung chỉ khoảng 1 trang.
Sách Hội họa Trung Hoa qua lời các vĩ nhân và danh họa của Lâm Ngữ
Đường là một tài liệu hay về hội họa Trung Quốc. Cơng trình gồm 23 trích đoạn
được sắp xếp theo trục thời gian từ thế kỷ 6 trước Công Nguyên đến thế kỷ 18. Nội
dung bàn về mục đích, khuynh hướng, những đặc trưng chính (về kỹ thuật, nội dung)
và lịch sử phát triển của hội họa Trung Quốc thông qua bút tích của các danh họa và
các nhà phê bình nghệ thuật người Trung Quốc. Tuy nhiên, đặc điểm văn hóa của
hội họa khơng phải là hướng tiếp cận chính của cơng trình nên chưa được thể hiện
rõ rệt qua những lời bình phẩm. Lục pháp của Tạ Hách được nhắc đến khá nhiều
trong cơng trình. Trong một số trích đoạn có bàn về tranh sơn thủy, nội dung chủ
yếu là phong cách các nhà danh họa, các kỹ thuật vẽ, cách dùng mực, kỹ thuật quan
sát, bố cục của một số tác phẩm.
Nhìn chung, trong các sách ở nhóm này, tranh sơn thủy chưa phải là đề tài
khai thác chính, chỉ được phân bổ rải rác trong các nội dung tổng quan về hội họa
Trung Quốc. Các đặc điểm của tranh sơn thủy (nếu có) được đề cập dưới góc độ sử
học và nghệ thuật học nhưng thiên về miêu tả. Tuy vậy, nội dung của các sách cũng
có những giá trị tham khảo nhất định cho luận án.
3.2. Tình hình nghiên cứu ở phương Tây
Tình hình nghiên cứu hội họa Trung Quốc ở phương Tây được khái quát
thông qua các tổng thuật của một vài bài viết được đăng trên các tạp chí ở Trung
Quốc, như “Nghiên cứu tranh Trung Quốc của phương Tây” (Phương Văn, in trong


10

hệ thống ấn phẩm Phương pháp luận nghiên cứu tranh Trung Quốc, 2000), “Từ
mấy loại phương pháp nghiên cứu lịch sử nghệ thuật phương Tây nhìn về cách
nghiên cứu lịch sử hội họa Trung Quốc” (Bạch Nguy, trên Tạp chí Đại học Bắc
Kinh - bản Triết học và Khoa học xã hội, 2006), “Nghiên cứu tranh Trung Quốc quá

khứ và hiện tại” (Trần Bảo Chân, trong tạp chí Thơng tấn nghiên cứu Hán học,
2009), “Tổng thuật nghiên cứu lý luận tranh cổ đại Trung Quốc của các họa gia Âu
Mỹ thế kỷ 20” (Ân Hiểu Luy, trong tạp chí Thư họa Trung Quốc, 2015).
Bài viết “Nghiên cứu tranh Trung Quốc của phương Tây” của Phương Văn
đưa ra so sánh chung giữa các nghiên cứu của Trung Quốc và phương Tây về tranh
Trung Quốc. Phương Văn chú ý đến đặc điểm phong cách truyền thống và sự thay
đổi mang tính lịch sử của cấu trúc thị giác. Ông cho rằng các nghiên cứu của Trung
Quốc có xu hướng nhấn mạnh vào sức mạnh của sự liên tục của truyền thống, mà
bỏ qua những định nghĩa mang tính lịch sử do thời đại tạo ra. Ngược lại các học giả
hiện đại phương Tây chuyên phân tích phong cách lại tập trung vào thời đại mà
không nghiên cứu truyền thống riêng biệt, cố gắng phân loại các bức tranh mà
không chú trọng miêu tả chúng. Bằng cách phân tích mối quan hệ giữa các hình
thức trong tranh, cấu trúc hình tượng thị giác, các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật
hiện đại có thể phác họa các đặc trưng của từng thời đại, giải thích phong cách của
các bậc thầy hội họa qua những thay đổi của hình ảnh trong tranh. Khoảng những
năm 1960, ở phương Tây xuất hiện các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu lịch sử
hội họa Trung Quốc. Nhiều học giả Mỹ đã có nhiều cách tiếp cận mới mẻ hơn,
chẳng hạn như thử nghiệm nghiên cứu tranh Trung Quốc từ góc độ xã hội và kinh tế.
Bài viết “Từ mấy loại phương pháp nghiên cứu lịch sử nghệ thuật phương
Tây nhìn về cách nghiên cứu lịch sử hội họa Trung Quốc” của Bạch Nguy chia làm
2 phần: phần đầu giới thiệu về ba phương pháp nghiên cứu nghệ thuật của phương
Tây, phần hai nói đến tính đặc thù trong nghiên cứu hội họa truyền thống Trung
Quốc. Nội dung của bài viết có giá trị tham khảo về mặt lý luận cho luận án, mở
rộng thêm cách nhìn so sánh về việc nghiên cứu hội họa của Trung Quốc và của
phương Tây. Ba phương pháp nghiên cứu của phương Tây được đưa ra gồm phân


11

tích phong cách, đồ tượng học, nghiên cứu bối cảnh văn hóa. Với phương pháp

phân tích phong cách, theo học giả Shapiro, sự biểu đạt của phong cách liên quan
đến 3 phương diện của nghệ thuật là hình thức, mối quan hệ hình thức và đặc trưng.
Phương pháp thứ hai là phương pháp đồ tượng học (hình tượng học). Cùng một
motif trong các tác phẩm khác nhau thì ý nghĩa biểu tượng của chúng sẽ thay đổi.
Phương pháp này là sự giải thích văn hóa có liên quan đến ý nghĩa của tác phẩm và
nội dung motif. Phương pháp thứ ba là nghiên cứu bối cảnh văn hóa. Gombrich và
Popper đề xuất khi nhìn vào nghệ thuật của một thời đại, cần thơng qua các phương
diện văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học… để khôi phục lại môi trường văn hố
tổng thể của nó, dùng bối cảnh đương thời để diễn giải các vấn đề đương thời. Tác
giả cho rằng những phương pháp nghiên cứu này tuy có khơng ít hạn chế khi nghiên
cứu hội họa Trung Quốc, nhưng nếu biết linh hoạt về phương pháp sẽ mở ra những
góc nhìn mới trong nghiên cứu nghệ thuật. Việc nghiên cứu hội họa Trung Quốc
thực tế là nghiên cứu sự cảm ngộ và biểu đạt cảnh giới sinh mệnh của tinh thần con
người. Từ đây, phương pháp nghiên cứu có thể xuất phát từ nhiều góc độ như bối
cảnh văn hóa, tâm lý, phong cách…
Bài viết “Nghiên cứu tranh Trung Quốc quá khứ và hiện tại” của Trần Bảo
Chân chia lịch sử nghiên cứu hội họa Trung Quốc làm 2 giai đoạn: trước và từ cuối
thế kỷ 19 đến nay. Kể từ cuối thế kỷ 19, khi các bảo tàng được mở rộng và sự giao
lưu quốc tế trở nên thường xuyên, hội họa Trung Quốc bắt đầu trở thành đối tượng
nghiên cứu xuyên quốc gia. Việc nghiên cứu lịch sử hội họa Trung Quốc được chia
làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn phản ánh các yếu tố thời đại khác nhau. Đầu tiên là
giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 1920. Thời điểm này việc nghiên cứu
phát triển chủ yếu ở Nhật Bản và Đức, tập trung vào mối liên hệ giữa khảo cổ với
nghệ thuật. Kế đó là giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1950. Trong giai đoạn này,
Nhật Bản vẫn là nước dẫn đầu về tình hình nghiên cứu. Giai đoạn thứ ba là từ năm
1950 đến năm 1980. Hiện tượng rõ ràng nhất trong giai đoạn này là sự nổi lên của
Hoa Kỳ trong nghiên cứu lịch sử hội họa Trung Quốc cùng với những tiến bộ của
Đài Loan trong nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Trung Quốc. Cuối cùng là giai đoạn



12

từ năm 1980 đến nay. Đây là giai đoạn thịnh vượng kinh tế, thơng tin thuận tiện, do
đó số lượng các nghiên cứu ngày càng tăng và đạt được những tiến bộ tích cực.
Bài viết “Tổng thuật nghiên cứu lý luận tranh cổ đại Trung Quốc của các họa
gia Âu Mỹ thế kỷ 20” của Ân Hiểu Luy khái quát quá trình nghiên cứu của phương
Tây trong thế kỷ 20 đối với tranh cổ đại Trung Quốc. Qua đó, thấy được phần nào
diện mạo của việc nghiên cứu tranh Trung Quốc ở nước ngoài. Đầu thế kỷ 20, khi
những sản phẩm mỹ thuật Trung Quốc được biết đến rộng rãi ở các nước Âu Mỹ và
trên toàn thế giới, một số học giả bắt đầu dùng những lý luận mới để nghiên cứu
tranh Trung Quốc cổ đại. Từ những năm 20 cho đến những năm 80 của thế kỷ 20 là
giai đoạn bùng nổ việc nghiên cứu này. Những người nghiên cứu lý luận tranh cổ
đại Trung Quốc thời kỳ đầu hầu hết là những nhà Hán học kiêm dịch giả. Chẳng
hạn, năm 1905, Herbt Allen Giles xuất bản cuốn An introduction to the History of
Chinese pictoria Art (Giới thiệu về lịch sử nghệ thuật tranh ảnh Trung Quốc) chủ
yếu dịch và giới thiệu những tác phẩm, họa gia nổi tiếng và nhà phê bình nghệ thuật
Trung Quốc từ thời cổ đại đến thời Minh. Năm 1911, nhà Hán học người Pháp
Raphael Petrucci xuất bản cuốn La Philosophie de la Nature dans l'art d'Extrême
Orient (Nghệ thuật trong triết học tự nhiên Viễn Đơng) ở Paris. Ơng dịch những lý
luận quan trọng về tranh Trung Quốc sang tiếng Pháp, khiến cho sự hiểu biết về hội
họa Trung Quốc tiếp tục được lan rộng ở các nước Âu Mỹ.
Ngoài những chú ý đối với lục pháp, các học giả Âu Mỹ cũng ngày càng
hứng thú đối với tác phẩm Lịch đại danh họa ký. Năm 1923, Paul Pelliot trong sách
Notes sur quelques artiste des Six Dynasties er des T'ang (Những ghi chép về các
nhà nghệ thuật từ Lục triều đến thời Đường) vận dụng phương pháp khảo cứ học và
ngôn ngữ học để chỉ ra một số lỗi sai trong Lịch đại danh họa ký. Đây là cơng trình
đại biểu cho trình độ cao nhất về nghiên cứu Hán học của châu Âu đương thời. Năm
1936, Henri Vetch xuất bản cuốn The Chinese on the Art of Painting (Lý luận hội
họa Trung Quốc). Đây được xem là tác phẩm giới thiệu về lý luận hội họa Trung
Quốc được dịch sang ngôn ngữ phương Tây có hệ thống sớm nhất. Nửa sau thế kỷ

20, việc nghiên cứu lý luận hội họa Trung Quốc ở Âu Mỹ vẫn tích cực, chủ yếu


13

nghiên cứu lục pháp của Tạ Hách, Bút pháp ký của Kinh Hạo và lý luận hội họa của
Thạch Đào. Chẳng hạn năm 1975, Munakata Kiyohiko công bố sách Ching Hao’s
Pi fa chi:A Note on the Art of the Brush (Nghiên cứu bút pháp ký của Kinh Hạo) ở
Thụy Sĩ. Sách được chia làm 3 phần: bản dịch tiếng Anh tồn văn của Bút pháp ký,
những phân đoạn chú thích đối với Bút pháp ký, Kinh Hạo truyện. Các công trình
nghiên cứu này góp phần thiết lập nên những tiêu chuẩn mới về nghiên cứu tranh cổ
đại Trung Quốc ở nước ngồi.
Qua các bài viết trong các tạp chí trên, có thể tổng kết: các sách hay bài viết
nghiên cứu về tranh Trung Quốc của các học giả phương Tây từ cuối thế kỷ 19 đến
cuối thế kỷ 20 chủ yếu là các cơng trình dịch thuật, giới thiệu những lý luận hoặc
các tác phẩm lý luận của các họa gia cổ đại Trung Quốc. Trong đó cũng giới thiệu
về các tác phẩm hay các họa gia tiêu biểu. Những cơng trình này đóng góp rất lớn
để quảng bá và mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu hội họa Trung Quốc ra thế giới.
3.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong phạm vi tư liệu chúng tôi bao quát được liên quan đến đề tài, nhìn
chung ở Việt Nam chưa có cơng trình nghiên cứu độc lập về tranh sơn thủy Trung
Quốc. Phần lớn nội dung của các sách đề cập đến khía cạnh mỹ thuật, hội họa
Trung Quốc mang tính miêu tả khái quát. Một vài đặc điểm của hội họa Trung
Quốc được nhắc đến vẫn ở cấp độ như những gợi mở rời rạc trong sự so sánh tương
đồng với hội họa phương Tây, Ấn Độ… Trong đó, đặc điểm tranh sơn thủy (gồm
cấu trúc nghệ thuật lẫn đặc điểm văn hóa) vẫn chưa phải là hướng khai thác chính.
Hội hoạ Trung Quốc được đề cập đến trong một số sách như: Một số nền mỹ thuật
thế giới (Nguyễn Phi Hoanh, 1978), Cấu trúc hội họa (Đặng Ngọc Trân, 2000), Từ
văn học so sánh đến thi học so sánh (Phương Lựu, 2002), Con mắt nhìn cái đẹp –
mỹ thuật học (Nguyễn Quân, 2004), Tổng quan nghệ thuật Đông Phương – Hội hoạ

Trung Hoa (Khải K. Phạm, Trương Cam Khải, Hồi Anh & Nguyễn Thành Tống,
2005), Văn hóa và nghệ thuật người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh (Huỳnh Ngọc
Trảng và các tác giả khác, 2006), 100 câu hỏi đáp về mỹ thuật ở Sài Gòn – Thành
phố Hồ Chí Minh (Uyên Huy, Trương Phi Đức & Lê Bá Thanh, 2011). Các sách


14

này thuộc hai nhóm nội dung chính: (1) nhóm các sách viết về mỹ thuật và (2)
nhóm các sách viết về hội hoạ.
Sách Một số nền mỹ thuật thế giới của Nguyễn Phi Hoanh giới thiệu 13 nền
mỹ thuật ở phương Tây và phương Đông. Hội họa Trung Quốc được giới thiệu
trong 8 trang thuộc chương “Mỹ thuật Trung Quốc”. Sách cung cấp cái nhìn chung
về mỹ thuật thế giới. Cuốn Tổng quan nghệ thuật Đông Phương – Hội họa Trung
Hoa của Khải K. Phạm, Trương Cam Khải, Hoài Anh và Nguyễn Thành Tống đề
cập các khía cạnh của hội họa Trung Quốc như lịch sử phát triển, kỹ thuật, cách
thiết kế màu, phép thấu thị, một vài tác phẩm và tác giả tiêu biểu. Đây là một cơng
trình biên soạn, trong đó một số phần được dịch từ bản nguyên tác tiếng Hán. Phần
viết về tranh sơn thủy khá đơn giản và mờ nhạt. Một số đặc điểm văn hóa của tranh
sơn thủy được nhắc đến rải rác trong các phần khác. Tồn bộ cơng trình có 10 trang
trình bày về đặc tính truyền thần tả ý và sự kết hợp thi-thư-họa-ấn của hội họa
Trung Quốc nói chung. Tuy nhiên nội dung trình bày vẫn tập trung khai thác ở kỹ
thuật đường nét và bố cục. Ngồi ra, cịn có những bài viết ngắn được dịch từ các
bài viết tiếng Hán bàn về lục pháp của Tạ Hách.
Sách Cấu trúc hội họa của Đặng Ngọc Trân viết về các kỹ thuật, phong cách,
trường phái mỹ thuật nói chung, hội họa phương Tây nói riêng. Cơng trình này
mang một nét mới khi tập trung nhiều vào cấu trúc của hội họa (the structure of art).
Cơng trình chia làm 2 phần với lượng nội dung trình bày khơng cân đối, cịn mang
tính miêu tả khái quát, nhiều chỗ trùng lặp với các cơng trình viết về hội họa khác.
Phần thứ nhất “Thiên nhiên – con người” có 2 chương đề cập đến nội dung biểu

hiện thiên nhiên trong các trường phái hội họa, giới thiệu về xu hướng và một vài
tác phẩm hội họa thời tiền sử. Phần thứ hai “Cấu trúc hội họa” là phần chính của
sách, bàn về các khái niệm, dạng thức, kỹ thuật sử dụng, phong cách để tạo nên một
tác phẩm hội họa. Một vài nội dung của quyển này là cơ sở tiền đề cho những so
sánh với hội họa phương Tây trong luận án. Sách Từ văn học so sánh đến thi học so
sánh của Phương Lựu có 26 chương với những luận điểm về nghệ thuật đáng chú ý.
Từ chương 11 đến chương 23 so sánh những hệ giá trị về tư duy, đặc trưng, chức


15

năng giữa nghệ thuật phương Đông và phương Tây. Một số chương khác nhắc đến
yếu tố con người, những mối quan hệ giữa con người với nhau và giữa con người
với tự nhiên trong sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật từ khía cạnh tơn giáo, đạo
đức… Đơi chỗ trong đó, nghệ thuật hội họa Trung Quốc được chọn làm dẫn chứng.
Những quan điểm được bàn đến ở một số chương về đặc tính truyền thần tả ý, sự
chuyển hóa giữa hư và tĩnh trong nghệ thuật Trung Quốc có giá trị tham khảo cho
luận án. Sách Con mắt nhìn cái đẹp – mỹ thuật học của Nguyễn Quân có 110 trang,
chia làm 2 phần. Phần một đề cập cách vận dụng các kỹ thuật, các yếu tố tạo hình
cơ bản và sự vận động của chúng trong không gian tạo nên bố cục một tác phẩm.
Trong đó có dẫn chứng kỹ thuật của hội họa Trung Quốc. Phần hai đề cập khái quát
các thể loại mỹ thuật ở Á Đông (chủ yếu vẫn là Trung Quốc) và các thể loại mỹ
thuật châu Âu.
Chương 8 của sách Văn hóa và nghệ thuật người Hoa ở thành phố Hồ Chí
Minh của Huỳnh Ngọc Trảng và các tác giả khác có 22 trang trình bày sơ lược lịch
sử của hội họa Trung Quốc (7 trang), quá trình hình thành và phát triển của các
trường phái hội họa trong cộng đồng người Hoa (chủ yếu giới thiệu những họa gia
tiêu biểu ở các thời kỳ). Trong sách 100 câu hỏi đáp về mỹ thuật ở Sài Gịn – Thành
phố Hồ Chí Minh của Uyên Huy, Trương Phi Đức và Lê Bá Thanh có 11 trang (từ
trang 198 đến trang 202 và từ trang 256 đến trang 261) đề cập tổng quan về quá

trình phát triển của hội họa của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1975
và lực lượng sáng tác hội họa của người Hoa từ sau năm 1975. Cả hai cơng trình
này đều nhận định người Hoa sang định cư ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước
(khoảng thế kỷ 17), nhưng hiện nay khó tìm được những tác phẩm hội họa từ thế kỷ
17 đến thế kỷ 19 của họ. Nguyên nhân là do thời kỳ đầu khi mới đến định cư ở Việt
Nam, vì phải đấu tranh để sinh tồn nên người Hoa chỉ chú trọng những ngành nghề
thực dụng, nhu cầu về thẩm mỹ nếu có cũng chỉ nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu
tín ngưỡng. Đến đầu thế kỷ 20, giới thượng lưu ưa chuộng hội họa Trung Quốc ở
Việt Nam hầu như đều phải mua tranh từ Trung Quốc. Riêng đối với người Hoa ở
Chợ Lớn, hội họa Trung Quốc chỉ mới được du nhập vào khoảng những năm 30 của


16

thế kỷ 20 nhưng đến những năm 60, 70 mới bắt đầu phát triển, chủ yếu là 3 trường
phái tranh thủy mặc (Hỗ phái, Kinh phái và Lĩnh Nam phái). Nhìn chung, tranh vẽ
do người Hoa ở Việt Nam thực hiện chỉ thực sự manh nha từ những năm 40, phổ
biến trong những năm 50 và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ 20. Những tài
liệu, cơng trình nghiên cứu có hệ thống, chun sâu và tồn diện về sự truyền bá
cũng như ảnh hưởng của tranh sơn thủy truyền thống Trung Quốc ở Việt Nam hiện
nay hầu như hiếm gặp. Chính vì lý do này cùng với mục đích nghiên cứu, giới hạn
nghiên cứu và phạm vi bao quát nguồn tài liệu của đề tài, luận án chưa thể đề cập
đến những ảnh hưởng của tranh sơn thủy truyền thống Trung Quốc đối với hội họa
của người Hoa ở Việt Nam nói riêng, hội họa của Việt Nam nói chung.
Trong nhóm các sách, cơng trình trên, một số đề cập khái quát về tranh sơn
thủy như một thành tố của hội họa Trung Quốc nói riêng và nghệ thuật Trung Quốc
nói chung. Số ít những đặc trưng văn hóa của tranh sơn thủy được nhắc đến trong
đó. Những đặc trưng này tuy chưa được khai thác triệt để, nhưng sẽ là những gợi ý
bổ ích cho việc triển khai nghiên cứu nội dung của luận án. Ngoài những cơng trình
trên, luận án cịn tiếp cận những bài viết có chọn lọc từ Internet và từ các tạp chí

chun ngành văn hóa học, nghệ thuật học, văn học, nghệ thuật… trong và ngồi
nước có liên quan đến văn hóa, hội họa Trung Quốc. Tóm lại, tình hình nghiên cứu
hội họa nói chung và hội họa Trung Quốc nói riêng khá đa dạng, tập trung nhiều ở
lịch sử hình thành và cấu trúc nghệ thuật. Những cơng trình khảo cứu riêng biệt và
có hệ thống về tranh sơn thủy hầu như cịn khá ít, đặc biệt là đề tài về đặc điểm văn
hóa Trung Hoa qua tranh sơn thủy. Tuy nhiên, tất cả các tài liệu được nêu trên đây
sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho việc triển khai nghiên cứu đề tài ở các phương
diện. Hầu hết các cơng trình, bài viết có đề cập đến tranh sơn thủy đã sử dụng
phương pháp so sánh nhưng chưa phải chủ đạo. Hướng nghiên cứu tiếp cận liên
ngành chưa được vận dụng nhiều và tập trung. Trong một vài cơng trình chỉ thấy
những phương pháp như phương pháp văn học, phương pháp lịch sử, phương pháp
nghệ thuật học được sử dụng. Điểm nổi bật của luận án là nội dung được tiếp cận từ
góc nhìn văn hóa học. Trong đó, bên cạnh hướng nghiên cứu tiếp cận liên ngành và


17

những phương pháp hỗ trợ khác, phương pháp hệ thống – cấu trúc và phương pháp
nghiên cứu so sánh là hai phương pháp quan trọng làm nên những đóng góp mới
của luận án trong chuỗi những nghiên cứu về văn hóa hội họa Trung Hoa.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đặc điểm văn hóa Trung Hoa được
biểu hiện qua tranh sơn thủy truyền thống, với chủ thể văn hóa là dân tộc Hán, trong
khơng gian xã hội Trung Quốc, trục thời gian (chủ đạo là giai đoạn cổ - trung đại)
kéo dài từ lúc tranh sơn thủy được hình thành đến cuối thời Thanh (1911). Năm
1911 là mốc thời gian đánh dấu sự sụp đổ của nhà Thanh, kết thúc hơn 2000 năm
phong kiến Trung Quốc, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử Trung Quốc. Trong khuôn
khổ cho phép, luận án phân tích những nội dung chính biểu hiện đặc trưng văn hóa
thẩm mỹ Trung Hoa nói riêng, đặc trưng văn hóa tinh thần Trung Hoa nói chung

được thể hiện qua các khía cạnh, các yếu tố trong tranh sơn thủy truyền thống (bao
gồm người sáng tác là các họa gia, các hình tượng trong tranh, phương thức cấu đồ
của tranh, kỹ pháp và thực tế vận dụng màu sắc trong tranh). Để nêu bật được
những đặc trưng văn hóa được chuyển tải trong tranh sơn thủy truyền thống, luận án
còn mở rộng so sánh với tranh phong cảnh phương Tây (chủ yếu từ giữa thế kỷ 19
trở về trước) ở một vài khía cạnh.
Về việc dùng từ Trung Quốc và Trung Hoa trong luận án: Trong thực tế, hai
từ Trung Quốc và Trung Hoa có thể thay thế nhau. Trong lịch sử, Trung Quốc còn
được gọi là Trung Hoa, thời cổ đại còn được gọi là Hoa Hạ, Cửu Châu, Thần Châu,
Xích Huyện…
Từ Trung Quốc có nguồn gốc từ rất lâu, xuất hiện rất sớm trong các văn bản
cổ đại của Trung Quốc. Thời cổ đại, từ Trung Quốc ý chỉ khu vực dân tộc Hoa Hạ
cư trú. Thời Thương, lãnh thổ Trung Quốc bao quát khu vực rộng lớn của lưu vực
sơng Hồng Hà và lưu vực sông Trường Giang, nhưng khu vực vương triều nhà
Thương trực tiếp thống trị chỉ có vùng trung hạ lưu sơng Hồng Hà (bao gồm phần
lớn của tỉnh Hà Nam, tỉnh Sơn Đông hiện nay). Về sau, người ta gọi khu vực đó là


18

Thương. Nhà Thương lại nằm ở khu vực trung ương của bốn phương (đông, tây,
nam, bắc) của lãnh thổ, trở thành quốc (khu vực) ở trung tâm của một quốc (nước),
vì vậy đương thời Thương cịn được gọi là Trung Quốc (nhà nước hay khu vực ở
trung tâm). Đến thời Tây Chu và nhất là từ thời Hán, tên gọi Trung Quốc này hàm
chứa ý nghĩa chỉ khu vực kinh đô và khu vực Trung Nguyên, đồng thời cũng chỉ
trung tâm văn hóa, trung tâm chính trị của nhà nước. Có thể nói, từ Trung Quốc là
một cách gọi mang tính khái quát chỉ khu vực trung ương được các vương triều
người Hán thống trị trong lịch sử. Nó có phần không giống với phạm vi của tên gọi
Trung Quốc ngày nay. Chẳng hạn như quốc hiệu của triều Hán là Hán, quốc hiệu
của triều Đường là Đường, sau này có Tống, Liêu, Kim, Nguyên, Minh… Rất rõ

ràng, quốc hiệu của họ đều không gọi là Trung Quốc. Các vương triều thời cổ đại ở
Trung Quốc đều không lấy từ Trung Quốc làm tên nước chính thức.
Trong tên gọi Trung Hoa, Trung tức là Trung Quốc, chỉ khu vực Trung
Nguyên của lưu vực sơng Hồng Hà. Hoa bắt nguồn từ chữ Hoa Hạ, là sự giản lược
của từ Hoa Hạ. Hoa Hạ là tên gọi cổ của dân tộc Trung Hoa. Do dân tộc Hoa Hạ
phát triển ở vùng lưu vực Hoàng Hà, khu vực này nằm ở trung tâm của bốn phương
như đã nói, cho nên Trung Quốc cũng được gọi thành Trung Hoa. Ngồi ra, cịn có
nhiều cách giải thích khác đối với từ Hoa. Chẳng hạn như, người ở khu vực Trung
Nguyên cổ đại cho rằng họ đang được cư trú ở khu vực văn minh và hoa lệ, nên tự
gọi là Hoa. Hoa có nghĩa bóng chỉ sự đẹp đẽ, sáng sủa. Hay như, từ Hoa hàm chứa
ý nghĩa màu đỏ. Người triều Chu thích màu đỏ, xem màu đỏ là tượng trưng cho sự
cát tường, cho nên họ tự xưng là Hoa. Có thể thấy trong lịch sử, Trung Hoa là cách
gọi khác của Trung Quốc. Sau thời Tần, một quốc gia đa dân tộc dần được hình
thành, vì thế lại có cách nói dân tộc Trung Hoa. Cách nói này vẫn cịn giữ đến ngày
nay, là cách gọi chung cho các dân tộc ở Trung Quốc. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi,
Trung Quốc chính thức được gọi thành Trung Hoa dân quốc. Sau năm 1949, Trung
Quốc được gọi thành nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.


19

4.2. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu phục vụ cho luận án bao gồm tài liệu khảo sát và tài liệu tham
khảo. Nguồn tài liệu tham khảo sẽ là các sách chuyên khảo, tham khảo và các bài
viết từ các tạp chí, các website thuộc các chun ngành như văn hóa học, nghệ thuật
học, văn học, mỹ học, Trung Quốc học… có liên quan đến nội dung luận án. Nguồn
tư liệu này được phân thành tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Anh được thu thập từ
nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) và Việt Nam. Chúng sẽ cung cấp những cứ
liệu văn hóa, lịch sử cần thiết để tìm hiểu, nghiên cứu đề tài. Nguồn tài liệu khảo sát
là các tác phẩm tranh sơn thủy truyền thống, các tác phẩm lý luận hội họa Trung

Quốc. Nguồn hình ảnh tranh sơn thủy truyền thống được luận án căn cứ chủ yếu
vào 3 cơng trình biên tập tranh để nghiên cứu đề tài. Đó là: Thượng Hải bác vật
qn tàng thư (Trương Tơ Dư & Chu Vệ Minh biên tập, 1999), Trung Quốc lịch đại
danh phái danh gia sơn thủy họa kỹ pháp (Trâu Dược Tiến chủ biên, 2002) và Quốc
thư – Trung Quốc họa đại sư đồ điển (Chu Hồng biên tập, 2004).
Trong sách Thượng Hải bác vật quán tàng thư, luận án khảo sát 45 bức tranh
sơn thủy truyền thống trên tổng số 100 bức tranh Trung Quốc ở nhiều thể loại.
Trong đó có 29 bức thuộc kiểu thiết sắc mỏng (có màu sắc nhạt, vận dụng kết hợp
màu sắc và bút mực), 1 bức thuộc kiểu thiết sắc dày (có màu sắc đậm, màu sắc đa
dạng), 15 bức thuộc kiểu thủy mặc (dùng mực nước để sáng tác), 4 bức được cấu đồ
dạng quyển (hình thức tranh kéo dài theo chiều ngang), 41 bức được cấu đồ dạng
trục (hình thức tranh kéo dài theo chiều dọc), 35 bức có đề khoản (đề tả chữ hoặc
thơ trên tranh), 6 bức của các họa gia đời Tống, 9 bức của các họa gia đời Nguyên,
16 bức của các họa gia đời Minh, 14 bức của các họa gia đời Thanh.
Trong sách Trung Quốc lịch đại danh phái danh gia sơn thủy họa kỹ pháp,
luận án khảo sát 161 bức tranh sơn thủy trên tổng số 286 bức tranh sơn thủy truyền
thống. 125 bức tranh còn lại là những bức bộ phận của 161 bức tranh đó. Trong 161
bức tranh được khảo sát, có 103 bức thuộc kiểu thiết sắc mỏng, 17 bức thuộc kiểu
thiết sắc dày, 41 bức thuộc kiểu thủy mặc, 55 bức được cấu đồ dạng quyển, 100 bức
được cấu đồ dạng trục, 6 bức được cấu đồ dạng vuông (để vẽ trên đèn hoặc trên


×