Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Hinh tuong anh trang trong tho Han MAc Tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.17 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>HÌNH TƯỢNG ÁNH TRĂNG TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ</b>




I. MỞ ĐẦU


Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22 / 09 / 1912 tại Mỹ Lệ – Đồng
Hới. Theo học Trung học tại Huế đến 1932 làm viên chức sở đạc điền, vì đau ốm bệnh tật
nên mất việc. Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo rồi quay về Quy Nhơn .Vì bệnh nặng phải
vào bệnh viện Quy Hòa ( 04 / 1940 ). Căn bệnh phong hủi làm cho mọi người bắt đầu xa
lánh ông. Cuối năm 1940 ông mất tại mảnh đất Quy Nhơn khi tuổi đời còn tràn đầy nhựa
sống ( 28 tuổi ).


Hàn Mặc Tử để lại cho đời một số lượng thơ và kịch thơ khá lớn với nhiều tập thơ nổi
tiếng “Thơ điên”, “Lệ Thanh thi tập”, “Thượng thanh khí”, “Cẩm châu dun”. “Thơ anh
trước khơng ai có, sau khơng ai có. Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời
Việt Nam với cái đi chói lịa rực rỡ của mình” (Phan Cự Đệ). Với lối thơ kinh dị lạ
thường, đặc biệt trong tất cả các tập thơ của Hàn Mặc Tử đều chủ yếu nói về Trăng. Trăng
như một người bạn có linh hồn biết cười, biết khóc, biết gào thét, đơi khi lại như là người
tình trong mộng.


II. HÌNH TƯỢNG TRĂNG TRONG THƠ
1.Trăng - mối lương duyên kì ngộ


Theo lời Nguyễn Bá Tín – em trai Hàn Mặc Tử kể lại trong cuốn Hàn Mặc Tử anh tơi
thì từ những ngày thơ ấu, Trăng đã gắn bó với Hàn Mặc Tử, ông đã từng mải mê ngắm
Trăng một mình trên bãi cát trắng, bên bờ sơng. “Trăng không phải là ám ảnh của bệnh


phong như Trần Thanh Mai và một số người đã nhận định” ( Thụy Khuê ). Mà Trăng ở đây


là cội nguồn của tuổi thơ ơng. Từ đó mà hình thành nên một hồn thơ qua Trăng, bằng
Trăng, viết về Trăng. Xuyên suốt cuộc đời Hàn Mặc Tử là một hình ảnh Trăng. Từ lúc tuổi


thơ ấu Trăng đẹp, Trăng tươi, huyền diệu, lung linh bao nhiêu:


Nước hóa thành trăng, trăng ra nước
Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm


Người trăng ăn vận toàn trăng cả.
(Say Trăng)


Ngồi nguồn gốc sâu xa ấy, cịn có một lý do cụ thể hơn. Vì bệnh phong hủi đang làm
cho thể xác ông “tan rữa” từng ngày, từng đêm, qua từng mùa Trăng. Chính Trăng là người
bạn cho ông niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp của trần thế. Và cũng chính Trăng - động lực
siêu hình đã đưa ơng về cõi chết. Sau một thời gian làm ở sở đạc điền, bệnh tình ơng bắt
đầu “chớm nở” và ông bị mọi người xa lánh. Đây cũng chính là thời gian ơng làm thơ nhiều


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Té ra ta vốn là thi sĩ


Khao khát trăng gió mà khơng hay
( Ngủ với trăng )


Một thi sĩ đa sầu, đa cảm, tinh tế như Hàn Mặc Tử đến “hơi thở của lá cây cịn nghe
thấy” thì làm sao sống trong cuộc sống cách ly nơi túp lều tranh ít người qua lại ấy cho
được. Vậy thì khơng cịn lí do nào để ơng khơng làm bạn với gió, với mây, đặc biệt là với
Trăng. Đúng như lời nhà phê bình Đặng Tiến nhận xét :“Trăng là nguồn sống để đối diện,
giãi bày nỗi lịng của thi sĩ, trăng trong Hàn Mặc Tử khơng chỉ là ánh sáng huyền ảo và hiu
hắt mà nó như một sự vật cụ thể khả xúc” .


Xuyên suốt tất cả các tập thơ của ông từ “Gái quê” cho đến “Thượng thanh khí” ta như
có ý nghĩ rằng Hàn Mặc Tử đang “Nuôi Trăng”, từ bé Trăng đẹp, Trăng tươi cho đến Trăng
điên, Trăng loạn cuối cuộc đời ông. Vừa chủ quan nhưng khơng ít yếu tố khách quan trong
đó, Trăng và Hàn Mặc Tử như có mối lương duyên, tiền báo cho cả cuộc đời về sau của ơng


ln gắn bó mật thiết với Trăng. Xem Trăng như một người bạn (với cuộc đời ) và là thi
liệu (với thơ ).


2. Trăng - người bạn tâm giao


Con người ta có thể say rượu, say hoa, say đàn, say thuốc phiện, chưa thấy mấy ai say
Trăng như Hàn Mặc Tử. Từ trước tới nay, đông tây kim cổ có khá nhiều thi nhân viết về
Trăng nhưng chưa có ai bằng Hàn Mặc Tử. Chưa ai thèm Trăng, khát Trăng như ơng. Có
chăng cũng chỉ là những hình ảnh Trăng nhân thế bình thường. Chưa bao giờ người ta thấy
trong một tập thơ mà tràn ngập cả ánh Trăng như trong thơ Hàn Mặc Tử. Trăng đẹp, Trăng
lung linh, Trăng huyền ảo cũng có, mà Trăng điên, Trăng hủi cũng khơng ít.


Khơng gian tràn ngập tồn trăng cả
Tơi cũng trăng mà nàng cũng trăng
( Huyền ảo )


Hàn Mặc Tử có 5 tập thơ chính thì đến 3 tập nói về Trăng, viết cho Trăng. Tập “Gái
quê” có 10 bài viết về Trăng. Trong “Thơ điên” có 16 bài viết về Trăng chiếm 9/10. Trong
tập thơ “Máu cuồng và hồn điên” có 15 bài viết về Trăng. Ngay trong bài “Trăng vàng
trăng ngọc” có tất cả 15 câu mà có đến 28 lần nhắc đến Trăng. Liên tiếp những Trăng xuất
hiện:


Trăng, trăng, là trăng, trăng, trăng
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
( Trăng vàng, trăng ngọc )


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đố trăng, trăng chạy đằng trời
Tôi hu một tiếng trăng rơi tức thì
( Rượt trăng )



Trăng là hình tượng soi rọi suốt thi trình của chàng thi sĩ sống nhiều về đêm. Trăng là
một thứ ánh sáng vừa của nội tâm, vừa của ngoại giới. Trăng của Hàn Mặc Tử bên cạnh
những vẻ đẹp lung linh lại có những quầng sáng khác lạ:


Ánh trăng mỏng quá không che nổi
Những vẻ xanh xao của mặt hồ


“Trăng là hiện thân của cái tơi trữ tình trong những khoảnh khắc nội tâm bí ẩn, kỳ ảo và ma
quái”( Phan Cự Đệ).


Mở cửa nhìn trăng, trăng tái mặt
Khép phịng đốt nến, nến dương châu


Trăng là của thiên nhiên của tạo vật, là ánh sáng diệu kì mà trời đất ban tặng, khơng ai
có thể chiếm lĩnh được “của quý” đó. Vậy mà Hàn Mặc Tử lại khác. Trăng là người bạn tri
kỉ, có cảm xúc, biết khóc, biết cười, biết gào thét.


Thậm chí Trăng của Hàn Mặc Tử có đủ tứ chi để thoải mái vươn mình trên cành liễu:
Trăng nằm sóng xỗi trên cành liễu


Đợi gió đơng về để lả lơi
( Bẽn lẽn )


Rồi uốn mình như thiếu nữ, quỳ sấp mặt có khi vướng vào cành liễu mà chết đuối:
Bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng quỳ


Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu
( Hãy nhập hồn em )


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tiếng vàng rơi xuống giếng


Trăng vàng ôm bờ ao


Những lúc chứng bệnh nan y chưa “ bung nở” ơng như nhìn thấy cuộc sống kì diệu tươi vui
biết bao. Nhìn vào đâu cũng đầy tiếng cười, đầy sức sống.


Trăng đang nằm trên sóng cỏ
Cỏ đưa trăng đến bên ao


Trăng lại dẫm mình xuống nước
Trăng nước đều lặng nhìn nhau
(Bắt chước )


Trăng và Hàn như hịa vào một cùng có cảm giác thoải mái thả mình trên sóng cỏ, cùng
đẫm mình trong làn nước mát. Lịng người thanh thản nhẹ nhàng như đưa lên chín tầng
mây, vừa thơ thẩn, vừa ngây dại mà ngắm ánh Trăng, sao mà đẹp mà huyền diệu thế. Trăng
soi bóng xuống mặt hồ như nàng thiếu nữ thẹn thùng đang ngắm mình trong gương:


Trăng ngà giải bóng mặt hồ êm
Anh đi thơ thẩn như ngây dại
( Âm thầm )


Cũng đã có lúc Hàn Mặc Tử muốn hóa thân vào cỏ cây hoa lá, trong một đêm Trăng và
lộng lẫy cùng với tình nhân mộng tưởng:


Trăng bay lả tả ngả trên cành vàng
Tới đây là nơi tôi gặp nàng


Rủ rê hai đứa vào rừng hoang
Tôi lượm lá trăng làm chiếu trải



Ánh Trăng thơ mộng ngàn đời tràn đầy khoang thuyền tình ái của chàng thi sĩ đang
thổn thức trái tim yêu đương. “Con thuyền Trăng” nhổ neo từ “ bến sông Trăng” thành cánh
buồm lộng lẫy ánh Trăng:


Buồm trăng phấp phới như cuống lá
Lịng tơi bát ngát rộng bằng hai
( Cô liêu )


Cuộc sống con người dần xa lánh, bạn bè người thân và cả những người con gái mà Hàn
thầm thương trộm nhớ tất cả đều rời xa bỏ lại một mình ơng. Chỉ có trăng ở lại, và với ơng
Trăng là bất diệt:


Chỉ có trăng sao là bất diệt
Cái gì khác nữa thảy qua đi
( Thời gian )


Chỉ có Trăng là niềm an ủi duy nhất của ông, “một Trăng vàng màu vàng đậm, sự rộng
rãi dịu hiền của Trăng đêm có thể là liều thuốc thần dịu nhất cho một tâm hồn bệnh hoạn”
( Hoàng Diệp - Hàn Mặc Tử thi sĩ tiền chiến ).


Dưới ngòi bút tài hoa của ông, Trăng bỗng trở nên huyền ảo, tràn đầy vũ trụ, tạo nên
một không gian nửa thực nửa hư như trong mộng:


Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
( Đây thôn Vĩ Dạ )


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trăng là biểu tượng cho cái đẹp của cuộc đời và thiên nhiên. Trăng cũng tượng trưng
cho thanh bình, mát mẻ và yên vui. Nỗi đau đớn đến tuyệt vọng của bệnh tật dày vò thể xác
cộng với nỗi buồn bị người thân xa lánh. Tập“Thơ điên” ra đời là tất cả những gì thơ điên


nhất, loạn nhất là “Mật đắng, Máu cuồng, Hồn điên”. Hàn Mặc Tử làm thơ mà đi từ thật
đến ảo ảnh, từ ảo ảnh đến huyền diệu kỳ lạ, cho đến chiêm bao. Từ trong chiêm bao tất cả
đều mông lung, huyền diệu, để thi sĩ tha hồ mà “Say trăng”, “Rượt trăng”, “Uống trăng”, và
“Ngủ với trăng”.


Trăng lúc này trở thành hình ảnh vừa ảo vừa thực, đan xen, mông lung, huyền diệu. Bởi
sự thật, bệnh tật đang làm cho thân xác ông đau đớn “tan rữa” từng ngày. Đã có lúc hồn lìa
khỏi xác mà đi đâu mất.


Hồn là ai, là ai tôi chẳng biết
Cười như điên, sặc cả mùi trăng
(Hồn là ai?)


Lẽ thực Trăng là của thiên nhiên của trời đất ban tặng. Nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử là
cả một thế giới hòa quyện trong ảo ảnh lung linh lôi kéo thi sĩ đi sâu vào cõi ảo đầy mộng
mơ:


Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ
Đầy những lốm đốm những hào quang.
(Ngủ với trăng)


“Ngày trước Trăng đẹp, trăng tươi bao nhiêu thì giờ đây bệnh tật đã làm cho Trăng của Hàn
Mặc Tử như bệnh như điên, như hủi” (Nguyễn Kim Chương - Hàn Mặc Tử đau thương và
sáng tạo).


Trong thời kỳ này thơ Hàn Mặc Tử như có cả nỗi bình dị xen lẫn trong nỗi kinh dị, đọc
mà khiếp sợ. Trăng choáng váng, Trăng trần truồng, Trăng vỡ thành vũng, Trăng ngập đầy
sơng, ăn vận tồn Trăng.


Nước hóa thành trăng, trăng ra nước


Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm


Người trăng ăn vận toàn trăng cả
(Say trăng)


Bệnh tật đau đớn đã làm cho ơng hoang tưởng nhìn vào đâu cũng ngập cả Trăng huyền
ảo. Có lúc lại cười sặc sụa như một kẻ loạn óc.


Mà cũng không hẳn là thứ ánh sáng huy hoàng, lừng lẫy của chúa tể ban đêm như trong
nền văn hóa phương Tây. Mà Trăng ở đây phải chăng là cả một sự ám ảnh thần bí lạ lùng
ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh phong và tình trạng tâm hồn đặc biệt của Hàn Mặc Tử. Ảnh
hưởng đó rõ ràng lắm:


Gió rít từng cao trăng ngã ngửa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng đậy điên cuồng mửa máu ra.
(Say trăng)


“Mửa máu ra” vì say Trăng hay bị Trăng làm cho mửa ra máu? Làm cho thể xác đau
đớn thêm? Tan rữa thêm? Nhưng sự đau đớn đó đã cho anh nguồn sáng tạo vơ biên. Xưa Lý
Bạch vì chạy theo Trăng mà chết, nay Hàn Mặc Tử nhảy xuống giếng cứu Trăng vì sợ trăng
tự tử:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Nuốt vì sao rơi


Loạn rồi, loạn rồi, ơi giếng loạn


Ta hoảng hồn, hoảng vía, tá hoảng điên
Nhảy vù xuống giếng vớt trăng lên


(Trăng tự tử)


Nhịp thơ nhanh hơn như thể hiện sự gấp gáp, vội vàng như người ta cứu người chết
đuối. Đến đây nhiều người cho rằng Hàn Mặc Tử bị hoang tưởng quá rồi, loạn óc q rồi.
Nhưng khơng, anh khơng loạn chỉ đau đớn quá mà tạo cho mình nhiều ảo tưởng đó mà thơi.
Qủa thật phải là người có tấm lịng yêu Trăng như thế nào mới có được những vần thơ tuyệt
vời đến như thế.


4. Trăng – nhân vật huyền thoại trong thơ


Cũng như các thi sỹ xưa, thiên nhiên với Hàn Mặc Tử như người bạn thân thuộc, là
nguồn cảm hứng vơ biên. Đặc biệt hình ảnh ánh Trăng là sự đau thương, là thực thể huyền
ảo, lung linh. Trăng như đối tượng hưởng thụ, hoặc một công cụ để giãi bày nội tâm. Đôi
khi lại như là người tình, biết ghen, biết giận, biết hờn. Hơn nữa Trăng trong thơ Hàn Mặc
Tử được xem như một nhân vật trữ tình thực thụ. Biết cảm nhận, biết thẹn thùng trước nhân
gian. Từ thực tế bệnh tật đói nghèo, là người có tình u đặc biệt dành cho Trăng mà nhà
thơ đã viết nên:


Áo ta rách rưới trời không vá
Suốt bốn mùa trăng mặc vải trăng
Trời hỡi nhờ ai cho khỏi đói
Gió trăng có sẵn làm sao ăn?
(Ánh sáng)


Chỉ có Hàn Mặc Tử là người duy nhất có thể nói về cái thiếu thốn của mình cao sang
đến như vậy. Trong khi các nhà thơ lãng mạn tìm cách thi vị hóa Trăng, thì Hàn Mặc Tử lại
trần tục hóa một cách lộ liễu. Ánh Trăng vào những ngày giữa tháng, trịn trĩnh, mà sáng
vằng vặc, in mình dưới đáy khe như người thiếu nữ vừa tuổi lấy chồng ln e thẹn, ngại
ngùng:



Ơ kìa! Bóng nguyệt trần truồng tắm
Để lộ khuôn vàng dưới đáy khe
(Bẽn lẽn)


Chỉ một ngọn gió thoảng qua cũng thật có tình, có ý. Làm cho cơ gái giật mình lo sợ cho
cái tiết trinh trắng của mình, cái lo sợ ấy cũng rất tình tứ:


Vơ tình để gió hơn lên má
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ đến cái tiết trinh em


Trong thơ Hàn Mặc Tử người hóa trăng rồi đến trăng hóa người tất cả khơng ngồi mục
đích tạo nền tảng cho thi nhân trút bỏ nỗi lịng mình. Trăng có đủ ngoại hình, có đủ tính
cách, đặc điểm như thể một nhân vật huyền thoại, lại biết hẹn hò, mắc cỡ như nàng thiếu nữ
mới lớn. Từ chính trong lịng mình, ngịi bút ông nảy ra những câu thơ khác lạ:


Mới lớn lên trăng đã thẹn thị
Thơm như tình ái của ni cơ
(Huyền ảo)


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

người đọc mới có thể nhận ra điều kỳ diệu ấy. Bởi Trăng đối với Hàn Mặc Tử như một vật
lưỡng thể, vừa vật chất lại vừa tinh thần, vừa trần tục lại vừa thiêng liêng. Trăng đang hẹn
hị, mắc cỡ hay chính bản thân thi nhân đang hẹn hò, mắc cỡ trước những mối tình đơn
phương chớm nở nhưng rồi để lại cho ông những hy vọng mong manh. Càng về sau thơ
Hàn Mặc Tử càng mạnh bạo hơn, Trăng cũng có lúc trơ tráo, cũng có lúc náo nức dục tình:
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối


Gió thu lọt cửa cọ mài chăn
Rồi có lúc:



Vì ghen, trăng ngã, trăng rụng xuống mình hai tơi
( Rượt trăng)


Trong “đau thương” mà sáng tạo, Hàn Mặc Tử chàng trai trẻ đa sầu, đa cảm mượn ánh
trăng huyền ảo để thỏa sức thổ lộ, nói lên nỗi lịng mình: Cơ đơn, lẻ loi, trước cảnh đời
nhộn nhịp, yên vui. Thực tế là vậy, nhưng thế giới của Hàn Mặc Từ chỉ đầy máu, đầy hồn,
và đầy Trăng. “ Nghĩ thế ta lại thương con người cơ độc. Đã cơ độc kiếp này và cịn cô độc
đến muôn kiếp”( Thi nhân Việt Nam)


Một mặt khách quan theo xu hướng của trào lưu Thơ mới, Hàn Mặc Tử cũng mang cái
tôi cá nhân cô đơn, sầu muộn đến Máu cuồng và Hồn điên. Mặt khác, bệnh tật là nguyên do
chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của Hàn Mặc Tử làm mất đi tất cả những gì mà
đáng ra người thanh niên trẻ đầy sức sống đó được tận hưởng. Trăng lúc thực lúc ảo hay
bản thân Hàn Mặc Tử khi tỉnh khi điên dù thực hay ảo, dù tỉnh hay điên người cũng đáng
được những lời khen của nhân gian bởi điên mà tỉnh, ảo mà thực. Đó là cuộc sống, là thơ
của Hàn Mặc Tử mà không một nhà thơ nào có được trước và sau khi ơng từ giã cõi đời.
III. KẾT LUẬN


“Cát bụi bình thường mà thi nhân có thể đúc thành châu ngọc”. Đúng vậy, con người bị
chứng nan y phũ phàng, ruồng rẫy, bị xa thảy hết tất cả mọi người đã làm được điều đó. Cái
điều mà ta vẫn cho là lớn lao, vĩ đại: biến “cát bụi thành châu ngọc”. Bằng nghệ thuật diễn
tả tài tình ấy. Bằng lối viết thơ như điên, như thực ấy được thể hiện ngay trong tựa đề “Thơ
điên” rồi “Máu cuồng và hồn điên”. Hình ảnh Trăng, sao là tất cả những gì thực nhất là
thiên nhiên, là đẹp nhất. Người nuôi dưỡng, người bao bọc Trăng là của riêng mình, để có
lúc cũng điên cũng bệnh cũng hủi như mình.


</div>

<!--links-->

×