Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

giáo án ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn cách làm câu nghị luận văn học (rất hay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.37 KB, 43 trang )

Ngày soạn:
Ngày dạy:

BUỔI ......: ÔN TẬP CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cách làm bài nghị luận văn học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm phần đọc hiểu, phần làm văn trong bài thi tuyển
sinh vào lớp 10.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình u văn học, có hứng thú khi làm bài.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung
thực, trách nhiệm.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn
đề và sáng tạo, năng lực sử dụng CNTT
c. Các năng lực chuyên môn:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Soạn nội dung ơn tập, máy chiếu, phiếu học tập.
2. Trị: Ơn lại bài
III. TIẾN TRÌNH
* Ổn định tổ chức
* Tổ chức dạy và học ôn tập

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý vào bài học mới.
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề,


- Kĩ thuật: Động não


- Tiến trình:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Gv chiếu cho học sinh quan sát đề thi tuyển sinh vào 10 và đặt câu hỏi : Đề thi
gồm có mấy phần ? Đó là những phần nào ?

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
......................
------------

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP MƯỜI
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
( Thời gian làm bài: 120 phút)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm )
Đọc kĩ phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng
Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng,
theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn,
lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dịng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết khơng bỏ. Đa tạ tình
chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.”
( Theo sách Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục,
2018)
Câu 1 ( 0,5 điểm) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng

tác?
Câu 2 ( 0,5 điểm) Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và
chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 3 ( 0,5 điểm) Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy
nàng là con người như thế nào?
Câu 4 ( 1,5 điểm) Có ý kiến cho rằng nếu nhà văn để Vũ Nương trở về
trần gian sống hạnh phúc với chồng con thì kết truyện sẽ trọn vẹn hơn. Nêu suy
nghĩ của em về vấn đề này (Nêu ngắn gọn khơng phân tích)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Trong cuộc sống, ai cũng cần có tình bạn. Nếu khơng có tình
bạn cuộc sống thật buồn chán biết bao. Hãy viết đoạn văn (khoảng 15 câu) phát
biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp.
Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi!


Cao đo nỗi buồn
Xa ni chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung khơng chê thung nghèo đói
Sống như sơng như suối
Lên thác xuống ghềnh
Khơng lo cực nhọc
Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương.
Cịn q hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thơ sơ da thịt
Lên đường

Khơng bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9 tập Hai)
----------Đề gồm 01 trang----------Bước 2: HS trả lời
Bước 3: HS nhận xét về phần trả lời
Dự kiến câu trả lời : Đề gồm 2 phần: Phần Đọc- hiểu và phần Làm văn
Bước 4: GV nhận xét, dẫn vào bài : Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp mười
cũng giống như cấu trúc đề thi học kì các em đã làm quen. Như vậy cấu trúc đề
thi tuyển sinh vào mười có hai phần, phần thứ nhất là phần Đọc- hiểu, phần thứ
hai là phần Làm văn. Phần Đọc- hiểu gồm 2 phần( Ngữ liệu+ câu hỏi), phần làm
văn cũng có hai phần ( Nghị luận xã hội + Nghị luận văn học)( Gv chiếu). Như
vậy, dạng đề nghị luận văn học các em chắc chắn sẽ được gặp trong đề thi tuyển


sinh, nó chiếm tới 5 đ trong bài thi . Trong nội dung ôn tập buổi hôm nay, cô sẽ
giúp các em củng cố kiến thức về Cách làm bài văn nghị luận văn học.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tiết 1
Nội dung ôn tập: Kiến thức cơ bản cần nắm
- Mục tiêu: Hs nhớ lại thế nào là văn nghị luận, các bước làm bài văn nghị
luận, bài văn nghị luận gồm mấy phần? Hs nắm được có 6 dạng nghị luận văn
học cơ bản.
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận, dự án,
- Kĩ thuật: Động não
- Cách thức: Hoạt động cá nhân, nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt
I. Kiến thức cơ bản cần nắm


? Em hãy nhắc lại có mấy dạng đề cơ Gồm có 6 dạng cơ bản:
bản về nghị luận văn học?
+ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
? Em hãy nêu khái niệm,. đặc điểm,
dàn ý từng dạng đề?
+ Nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn
trích.
Gv tổ chức cho hs thảo luận nhóm:
Nhóm 1:
+ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
+ Nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn
trích.
Nhóm 2:
+ Nghị luận về một ý kiến, quan điểm
trong tác phẩm văn học.
+ Nghị luận về một tình huống truyện.

+ Nghị luận về một ý kiến, quan điểm
trong tác phẩm văn học.
+ Nghị luận về một tình huống truyện.
+ Nghị luận về một nhân vật trong tác
phẩm.
+ Nghị luận về giá trị của tác phẩm,
đoạn trích


Nhóm 3:
+ Nghị luận về một nhân vật trong tác
phẩm.

Nhóm 4:
+ Nghị luận về giá trị của tác phẩm,
đoạn trích
Trong thời gian 10p, các nhóm hồn
thành vào phiếu học tập sau:
Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm

Dàn ý chung

Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm
nhận x ét, Gv nhận xét.
Dự kiến sản phẩm:
Nhóm 1+ 2
Kiểu bài

Khái niệm

Nghị
luận về
một
đoạn
thơ, bài
thơ

Nghi luận về
một đoạn thơ,

bài thơ là trình
bày nhận xét,
đánh giá của
mình về nội
dung và nghệ
thuật của đoạn
thơ, bài thơ ấy.

Đặc điểm

Dàn ý chung

- Với dạng nghị luận về một
1. Mở bài:
đoạn thơ, bài thơ thường có
các cách ra đề với những đặc - Giới thiệu ngắn
gọn những nét chính
điểm như sau:
về tác giả, tác phẩm.
+ Dạng bài phân tích tồn bộ
- Giới thiệu vấn đề
bài thơ: Người ra đề ra
thường lựa chọn những khía cần nghị luận và
cạnh nổi bật của bài thơ. trích dẫn( ngun
văn khổ thơ, đoạn
VD: Phân tích hình ảnh
thơ, nếu đoạn thơ dài
người lính trong bài thơ “
thì chỉ cần chép hai
Đồng chí” của Chính Hữu

câu đầu rồi dùng dấu
chấm lửng và chép
+ Dạng bài phân tích một
đoạn thơ: Người ra đề sẽ lựa đến hai câu thơ cuối)


chọn một đoạn thơ đặc sắc
nhất trong một bài thơ.
VD: Em hãy viết đoạn văn
nêu cảm nhận của mình về
khổ thơ đầu tiên trong bài
thơ “ Sang thu”( Hữu Thỉnh)
để thấy được một tâm hồn
đặc biệt tinh tế khi trước thời
khắc giao mùa từ hạ sang
thu.

2. Thân bài:
- Giới thiệu hồn
cảnh sáng tác, vị trí
đoạn thơ, bài thơ....
- Phân tích cụ thể
bài thơ, đoạn thơ:
+ Phân tích theo bố
cục của bài hoặc
theo
từng
câu
thơ( bổ ngang).


+ Dạng bài phân tích một
hình ảnh trong đoạn thơ, bài
+ Phân tích theo
thơ: Hình ảnh được lựa chọn
hình tượng hoặc nội
phải giàu ý nghĩa biểu
dung xuyên suốt bài
tượng.
thơ( bổ dọc).
VD: Ba câu kết trong bài thơ
- Nêu đặc sắc nghệ
“ Đồng chí” của nhà thơ
thuật của đoạn thơ,
Chính Hữu với hình ảnh “
bài thơ: hình ảnh
Đầu súng trăng treo” là một
giàu ý nghĩa biểu
bức tranh đẹp về tình đồng
tượng, cấu tứ, nhịp
chí, là biểu tượng đẹp về
điệu,
cuộc đời người chiến sĩ. Em
hãy viết một đoạn văn ngắn
khoảng 12 câu phân tích hình
3. Kết bài:
ảnh đặc sắc đó.
Đánh giá khái quát
và khẳng định giá trị
+ Đối với dạng đề so sánh
riêng, đặc sắc của

giữa hai đoạn thơ, bài thơ.
Hai ngữ liệu được lựa chọn bài.
phải có nét tương đồng.
VD: Trong bài thơ Mùa xuân
nho nhỏ Thạn Hải có viết:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca


Một nốt trầm xao xuyến.
Có những điểm gặp gỡ trong
tư tưởng với nhà thơ Tố Hữu
trong bài Một khúc ca xuân:
Nếu là con chim , chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc
lá phải xanh
Lẽ nào vay mà khơng có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận
riêng mình?
Em hãy so sánh hai khổ thơ
trên để thấy được điểm gặp
gỡ của hai nhà thơ.

Nghị
Nghị luận về - Đó là những ý kiến, quan a) Mở bài
luận
về một ý kiến, quan điểm, nhận xét của một nhà
- Dẫn dắt vấn đề,
một

ý điểm trong tác văn, một nhà nghiên cứu hay
giới thiệu tác giả, tác
kiến,
phẩm văn học là bạn đọc về một tác phẩm văn
phẩm.
quan
việc thể hiện học.
điểm
quan điểm, chính
- Trích dẫn nguyên
Ví dụ: Trong truyện ngắn
trong tác kiến của mình
văn ý kiến, quan
“Làng”, nhà văn Kim Lân đã
phẩm văn bằng việc sử
điểm.
thể hiện một cách sinh động và
học
dụng linh hoạt
tinh tế diễn biến tâm trạng của b) Thân bài
các thao tác nghị
nhân vật ông Hai khi nghe tin
luận: giải thích,
làng Chợ Dầu theo giặc. Dựa - Giải thích, làm rõ
phân tích, chứng
vào đoạn trích trong SGK Ngữ ý kiến, quan điểm.
minh, so sánh,
văn 9, em hãy làm sáng tỏ ý - Bàn luận các khía
bình luận, bác
kiến trên.

cạnh của vấn đề.
bỏ.
- Những ý kiến này có thể + Đưa ra ý kiến
xoay quanh những vấn đề: một của bản thân: đồng
chi tiết, bút pháp nghệ thuật thuận hay bác bỏ.
đặc sắc; một nhân vật; một
nhận định; nhận định chung về + Phân tích, lấy
dẫn chứng để bảo vệ


tác phẩm, đoạn trích,…

quan điểm của mình.

Ví dụ: Có ý kiến cho rằng: c) Kết bài: Khẳng
Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” định thái độ của
của NQS vừa giàu tính kịch người viết về ý kiến,
vừa đậm chất thơ. Em hãy quan điểm trong đề.
phân tích tác phẩm để làm rõ
nhận định trên.

Nhóm 2:

Kiểu bài
Nghị
luận về
tác
phẩm
truyện
hoặc

đoạn
trích

Khái niệm

Đặc điểm

Dàn ý chung

Nghị luận về - Nghị luận về giá trị nội a) Mở bài
tác
phẩm dung và nghệ thuật của tác
- Giới thiệu ngắn gọn
truyện
hoặc phẩm hoặc đoạn trích.
những nét chính về tác giả
đoạn trích là
- Nghị luận về một và văn bản.
trình
bày
phương diện, khía cạnh
những nhận
- Giới thiệu vấn đề cần
của nội dung và nghệ thuật
xét, đánh giá
nghị luận.
trong một tác phẩm hoặc
của mình về
đoạn trích.
- Nêu ý kiến đánh giá sơ

nhân vật, sự
kiện, chủ đề * Ví dụ: Truyện ngắn “ bộ của mình.
hay nghệ thuật Chiếc lược ngà” của NQS b) Thân bài
của một tác là một câu chuyện cảm
phẩm truyện/ động về tình cha con trong - Khái quát về tác phẩm
đoạn trích cụ hồn cảnh éo le. Em hãy và vị trí đoạn trích.
thể.
phân tích tác phẩm để làm - Phân tích nội dung và
sáng tỏ nhận định trên.
nghệ thuật theo yêu cầu
của đề.
- Bình luận, đánh giá về
tác phẩm hoặc đoạn trích.
c) Kết bài: Nhận xét,
đánh giá khái qt tác
phẩm, đoạn trích.

Nghị
Nghị luận về - Tình huống truyện a) Mở bài
luận về
một
tình chính là hạt nhân của một
một tình


huống
truyện

huống truyện truyện ngắn. Trong chương - Giới thiệu ngắn gọn
là làm rõ trình Ngữ văn 9, các em sẽ những nét chính về tác giả,

những cơ sở được biết đến 3 tình huống văn bản
tạo nên câu truyện cơ bản: Tình huống
- Dẫn dắt vấn đề nghị
chuyện( mối tâm trạng ( Làng- Kim
luận
quan hệ, hồn Lân); tình huống hành
cảnh,
mơi động( Lặng lẽ Sapa- b) Thân bài
trường sống Nguyễn Thành Long); tình
của nhân vật)| huống nhận thức( Bến quê- - Giới thiệu hoàn cảnh
sáng tác.
để truyền tải Nguyễn Minh Châu).
nội dung tư
Ví dụ: Tình u làng và - Phân tích và chỉ ra ý
tưởng sâu sắc
lòng yêu nước chân thành, nghĩa của các tình huống
của truyện.
sâu sắc của nhân vật ông truyện
Hai trong truyện ngắn - Đánh giá về tình huống
Làng đã được Kim Lân truyện.
khám phá, thể hiện qua
những tình huống truyện c) Kết bài: Khẳng định ý
đặc sắc . Em hãy chỉ ra và nghĩa của tình huống
phân tích tình huống đắc truyện, từ đó, nêu giá trị
của tác phẩm.
sắc đó.

Nhóm 3:
Kiểu bài


Khái niệm

Đặc điểm

Dàn ý chung

Nghị
Nghị luận về một - Phân tích một khía a) Mở bài
luận về
nhân vật là làm rõ cạnh của nhân vật.
một
- Giới thiệu ngắn gọn
nhân vật những đặc điểm Ví dụ: Phân tích vai những nét chính về tác
bên ngồi( hồn
trị của nhân vật ơng giả, văn bản
cảnh, ngoại hình,
họa sĩ trong truyện
cử chỉ- hành động,
- Giới thiệu về nhân vật
ngắn Lặng lẽ Sapa của
mối quan hệ…) và
và vấn đề cần nghị luận
NTL.
đặc
điểm
bên
trong( phẩm chất, - Phân tích nhân vật b) Thân bài
tính cách, nội tâm, để chứng minh cho một - Giới thiệu hoàn cảnh
…) nhằm thấy nhận định.
sáng tác.

được dụng ý nghệ
thuật, tư tưởng tình Ví dụ: Phân tích nhân - Vị trí của nhân vật


cảm của tác giả.

vật ông Hai trong trong tác phẩm.
truyện ngắn Làng của
- Phân tích đặc điểm của
nhà văn Kim Lân để
nhân vật: ngoại hình, tính
làm rõ cho nhận định: “
cách nội tâm,…
Ơng người nơng dân
này, tình u làng tha - Đặc sắc trong nghệ
thết thống nhất với thuật xây dựng nhân vật.
lòng yêu nước và tinh
c) Kết bài: Khẳng định
thần kháng chiến”.
vai trò, giá trị của nhân
vật trong tác phẩm.

Nhóm 4:

Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm


Dàn ý chung

Nghị
luận về
giá trị
của tác
phẩm,
đoạn
trích

Nghị luận về
giá trị của tác
phẩm, đoạn
trích là làm
sáng tỏ giá trị
tư tưởng mà tác
giả gửi gắm.

- Đề bài thường
yêu cầu nghị luận
về giá trị hiện thực,
giá trị nhân đạo
hoặc đặc sắc nội
dung, nghệ thuật
của tác phẩm.

a) Mở bài

Ví dụ: Phân tích
giá trị hiện thực và

giá trị nhân đạo
trong tác phẩm
Chuyện người con
gái Nam Xương
của tác giả Nguyễn
Dữ

b) Thân bài

- Gới thiệu ngắn gọn những
nét chính về tác gỉa, văn bản.
- Giới thiệu về giá trị hiện
thực/ giá trị nhân đạo của tác
phẩm

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng
tác.
- Nêu khái quát nội dung cốt
truyện.
- Giải thích khái niệm giá trị
hiện thực/ nhân đạo.
- Phân tích các bieur hiện của
gái trị hiện thực/ nhân đạo
trong tác phẩm.
- Đánh giá về giá trị hiện
thực/ nhân đạo của tác phẩm.
c) Kết bài: Đánh giá ý nghĩa
vấn đề trong sự thành công



của tác phẩm.
II, Luyện tập
Dạng 1: Nghị luận về một đoạn thơ,
bài thơ

Đề bài: Nêu cảm nhận của em về ước nguyện cống hiến của tác giả được thể
hiện trong đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
Đề bài thuộc dạng nào?

1, Mở bài:

- Dạng bài phân tich một đoạn thơ.

Cần nêu được:

Hs đọc yêu cầu đề

- Giới thiệu tác giả
- Phong cách sáng tác
- Giới thiệu văn bản.


Mở bài cần có những u cầu gì?

- Nêu giới hạn và nội dung đoạn
Yc học sinh lên viết phần mở bài. HS thơ( căn cứ vào các từ cuả đề bài )
đọc và nhận xét, gv nhận xét và chiếu
kết bài cho hs tham khảo.
Tham khảo mở bài:
- Thanh Hải là một trong những cây bút có cơng xây dựng nền văn học cách
mạng những ngày đầu.


- Thơ Thanh Hải bình dị, trong sáng, sâu lắng và rất chân thành.
- Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” ra đơì vào thánh 11- 1980 trong hồn cảnh dặc
biệt, lúc đó Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, sống những ngày tháng cuối
cùng của cuộc đời.
- Đoạn thơ trên được trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” đã rất thành
công trong việc thể hiện ước nguyện cống hiến của nhà thơ Thanh Hải.
? Phần thân bài cần phân tích những 2. Thân bài: Cần phân tích nghệ thuật
luận điểm gì?
và nội dung để làm nổi bật ước nguyện
cống hiến của tác giả.
Yêu cầu hs chỉ ra những biện pháp
nghệ thuật và nêu tác dụng?

Dự kiến phần thân bài:
Từ xúc cảm về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, Thanh Hải tha thiết
muốn hóa thân thành con chim, hoa để dâng hiến cuộc đời mình, làm đẹp cho
quê hương, đất nước.
- Điệp cấu trúc: “Ta làm…, ta nhập vào” được đặt ở vị trí đầu của ba câu thơ đã
khiến cho nhịp điệu thơ trở nên nhẹ nhàng, khiến cho câu thơ như một lời thủ thỉ

tâm tình về khát vọng được hịa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống
hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước.
- Những hình ảnh “ con chim hót”, “ cành hoa”, “ nốt trầm xao xuyến” là những
hình ảnh giản dị nhưng cũng thật hàm xúc:
+ Con chim cất cao tiếng hát để làm vui cho đời; cành hoa điểm sắc để thắm cho
mùa xuân, một nốt trầm trong muôn nốt nhạc của bản hịa ca mơn điệu. Đó là
những hình ảnh hết sức giản dị, nhỏ bé song đã cho thấy ước nguyện khiêm
nhường mà cao quí của thi nhân
+ Những hình ảnh này có sự đối ứng chặt chẽ với những hình ảnh mở đầu của
bài thơ để khẳng định một lẽ tự nhiên: con chim sinh ra là để dâng hiến cho đời,
bông hoa sinh ra là để tỏa hương sắc, bản hòa ca tưng bừng rộn rã song không
thể thiếu nốt trầm.
- Thay đổi cách xưng hô, tôi – ta, cảm xúc cá nhân trước mùa xuân thiên nhiên,
đất nước đã chuyển hóa thành cái ta, vừa là cá nhân vừa đại diện cho số đông,
ước nguyện của tác giả cũng là ước nguyện chung của mọi người.
- Tác giả cịn tha thiết được hịa mình vào cuộc sống muôn người, làm “ nốt trầm


xao xuyến” trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời, cống hiến lặng thầm, không
phô trương, cống hiến phần tinh túy nhất cho quê hương, đất nước.
- Nhà thơ ước được làm “ Một mùa xuân nho nhỏ” để “ Lặng lẽ dâng cho đời”
tác giả ví ngầm cuộc đời mình và cuộc đời mỗi người là “ Một mùa xn nho
nhỏ”, đây chính là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc của nhà thơ Thanh Hải.
+ Từ láy “ nho nhỏ” thể hiện ước muốn, khát vọng khiêm tốn và giản dị của nhà
thơ. Gợi về những gì đẹp đẽ và tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp cho
mùa xn đất nước.
+ Tính từ “lặng lẽ” đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, lối sống và nhân cách.
Mùa xuân của Thanh Hải không hề ồn ào, khoa trương, náo nhiệt mà lặng lẽ
hiến dâng.
- Điệp cấu trúc ngữ pháp “ dù là…dù là”.. và hình ảnh tương phản “ tuổi hai

mươi” và “khi tóc bạc” khiến cho lời thơ như một lời hứa, lời tự nhủ với mình.
Đồng thời, khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng sống, lí tưởng
sống là cống hiến hi sinh.
- Tác giả có một lẽ sống đẹp, cao cả, bắt nguồn từ tình yêu người, yêu đời. Lẽ
sống ấy thật đáng cho chúng ta học tâp
? Phần kết bài cần có nội dung gì?

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Yc học sinh lên viết phần kết bài. HS
đọc và nhận xét, gv nhận xét và chiếu
kết bài cho hs tham khảo.
Tham khảo phần kết bài:
Có thề nói, với đoạn thơ năm chữ, sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, điệp cấu
trúc câu, từ láy gợi cảm đoạn thơ đã thể hiện sâu sắc ước nguyện cống hiến chân
thành cuả nhà thơ. Đoạn thơ đã gieo vào lòng người đọc những rung động sâu
xa, truyền cho người đọc niềm lạc quan, yêu đời ngay cả khi mặt trời sắp lặn.
Dạng 2: Nghị luận về một ý kiến, quan
điểm trong tác phẩm văn học.
Hs đọc yêu cầu đề

? Đề thuộc dạng đề nghị luận nào?
- Nghị luận về một ý kiến, quan điểm

Đề 2: Có ý kiến cho rằng: Lặng lẽ
Sapa của NTL là truyện ngắn mang
đậm chất thơ. Ý kiến của em như thế
nào? Hãy làm sáng rõ



trong tác phẩm văn học

1. Mở bài: Cần nêu được:
- Giới thiệu tác giả

Mở bài cần có những yêu cầu gì?

- Giới thiệu phong cách sáng tác của
Yc học sinh lên viết phần mở bài. HS tác giả.
đọc và nhận xét, gv nhận xét và chiếu
- Giới thiệu văn bản.
kết bài cho hs tham khảo
- Nêu vấn đề nghị luận.( trích dẫn nhận
định)
Tham khảo mở bài:
+ NTL là cây bút chun viết truyện ngắn và kí. Thành cơng trong sáng tác của
NTL khơng phải ở cốt truyện giàu kịch tính, dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong
trẻo, thấm đẫm chất trữ tình.
+ Truyện ngắn LLSP được sáng tác 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở
Lào Cai.
+ Bàn về nét đặc sắc của tác phẩm, có ý kiến cho rằng: Lặng lẽ Sapa của NTL là
truyện ngắn mang đậm chất thơ.
2. Thân bài: Cần phân tích các luận
điểm sau:

? Em hiểu chất thơ trong văn xi là
gì?
* Giải thích khái niệm chất thơ

- Chất thơ là tiếng nói của tình cảm.

Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn
xi để chỉ tác phẩm có thiên hướng
bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước vẻ đẹp
cuộc sống và con người, thơng qua
ngơn ngữ giàu hình ảnh, giọng văn nhẹ
nhàng, êm ái,…
? Phần thân bài cần phân tích mấy luận Cần làm sáng tỏ chất thơ ở các luận
điểm?
điểm sau:
Luận điểm 1: Chất thơ thấm đượm
trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên
Luận điểm 2: Chất thơ toát lên từ
cuộc sống, từ vẻ đẹp tâm hồn của mỗi
nhân vật. Nhân vật nào hiện ra dù trực


tiếp hay gián tiêp cũng đẹp, cũng mang
màu sắc lí tưởng.
Luận điểm 3: Chất thơ đến từ tình
huống truyện
Luận điểm 4: Chất thơ, chất trữ tình
Yêu cầu chứng minh nội dung từng thấm được trong những câu văn giàu
luận điểm?
nhịp điệu, giàu hình ảnh, nhẹ nhàng êm
Bốn nhóm thảo luận trong thười gian ái như bài thơ.
7p, các nhóm đổi chéo kết quả cho
nhau kiểm tra, sau đó địa diện từng
nhóm lên báo cáo kết quả, nhận xét, gv
nhận xét.
Dự kiến kết quả:

Nhóm 1: Luận điểm 1: Chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên
nhiên :
Sa Pa, miền Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc hiện lên trong những trang văn
của Nguyễn Khánh Long không hề hoang vu mà đẹp một cách trữ tình, tráng lệ.
- Sa Pa bắt đầu bằng núi cao, trùng điệp, thác đổ trắng xóa, đường núi uốn
lượn quanh co,…
- Sa Pa bắt đầu bằng những rặng đào bạt ngàn, những đàn bò lang cổ đeo
chuông,… đủng đỉnh ăn cỏ trong thung lũng hai bên đường, bằng sự sống yên ả,
thanh bình.
- Sa Pa còn đẹp huyền ảo bởi “nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây”, “
nắng mạ bạc cả con đèo, hừng hực như một bó đuốc lớn”, đẹp bởi những làn cây
tinh nghịch như con trẻ “Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những
vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào cả gầm xe.”
Nhóm 2: Luận điểm 2: Chất thơ toát lên từ cuộc sống, từ vẻ đẹp tâm hồn của
mỗi nhân vật. Nhân vật nào hiện ra dù trực tiếp hay gián tiêp cũng đẹp, cũng
mang màu sắc lí tưởng.
- Cơ kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, sưc xuân phơi phới, sẵn sàng từ
bỏ chốn phồn hoa đô hội để đến với nơi núi rừng sâu thẳm nhận công tác. Khi
gặp và chứng kiến cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên
làm khí tượng, cơ tự tin hơn về quyết định của mình. Trong lịng cơ dội lên sự
hàm ơn khơng phải vì bó hoa to đẹp mà anh thanh niên tặng cho cơ mà vì một bó


hoa khác – bó hoa của lí tưởng sống cao đẹp, của những háo hức, mơ mộng ngẫu
nhiên anh trao cho cơ để cơ tiếp tục hịa mình vào đất trời Tây Bắc, để sống đẹp
như anh.
- Ông họa sĩ cầm bút vẽ đã đi đến cuối hành trình của cuộc đời làm nghệ
thuật nhưng mới nhận ra sự bất lực của hội họa trước cuộc đời rộng lớn, muôn
màu. Ông sẵn sàng xin anh em hoãn bữa tiệc chia tay đến cuối tuần sau để đi
thực tế lên Lào Cai trước khi nghỉ hưu. Tuổi đã cao nhưng ông vẫn đam mê hội

họa, vẫn cháy bỏng một khao khát nghệ thuật khi bắt gặp cái đẹp trong bức chân
dung anh thanh niên. Ngồi trước chàng trai trẻ, ông thấy như có thêm một quả
tim nữa, ơng thấy “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm ông nhọc quá”.
- Anh thanh niên :
+ Sống một mình trên núi cao giữa mênh mông đất trời sương tuyết, giữa
núi cao rừng thẳm, ai cũng tưởng anh là người “cô độc nhất thế gian” nhưng
chưa bao giờ anh thấy mình cơ độc. Tâm hồn anh lúc nào cũng trong sáng, cũng
phong phú. Làm công việc lặng thầm giữa chốn lặng lẽ non xanh, quanh năm chỉ
làm bạn với cỏ cây, với mây mù lạnh lẽo nhưng anh ln thật tình, trách nhiệm,
ln coi công việc là bạn, là nguồn vui, lẽ sống. Dù cho thời tiết có khắc nghiệt
đến đâu, anh cũng chẳng bao giờ bỏ trễ một giờ “ốp” nào bởi anh ý thức rõ cơng
việc của mình có vai trị quan trọng trong sản xuất và chiến đấu.
+ Cuộc sông riêng tư của anh cũng tuyệt đẹp, giàu chất thơ. Một vườn hoa
rực rỡ sắc màu, một căn nhà ba gian gọn gàng xinh xắn, một giá sách, một đàn
gà,… là kết quả của tình yêu cuộc sống thiết tha, bỏng cháy.
+ Cách cư xử của anh với mọi người cũng thật đẹp, thật đáng trân trọng.
Những ngày đầu mới lên Sa Pa nhận công tác, anh kiếm cớ gặp người cho vơi
bớt nỗi nhớ. Anh đón khách thân tình, cởi mở đến nồng nhiệt, anh cư xử với
khách theo cách lịch sự của chàng trai có học thức. Một bó hoa anh cắt trong
vườn dành tặng cơ kĩ sư, một ấm trà nóng anh mời ơng họa sĩ, một củ tam thất
anh gửi biếu vợ bác lái xe, một làn trứng dành cho người đi đường… là tình đời,
tình người cao q khơng dễ gì có được.
- Thơng qua anh thanh niên, Nguyễn Thành Long cịn tơn vinh cả tập thể
những người lao động trí óc đang lặng thầm làm việc, sống đẹp như anh nơi mịt
mù sương tuyết. Họ cũng như anh, cũng đang ngày đêm lặng lẽ hiến dâng cả
tuổi xuân, sức lực để làm đẹp cho cuộc đời quên cả hạnh phúc riêng tư.
Mỗi con người, mỗi nhân vật hiện ra trực tiếp hay gián tiếp trong truyện
cũng là những bơng hoa rừng tươi đẹp góp vào vườn qua muôn sắc màu của



cuộc sống mới khiến cho người đọc không khỏi ngưỡng mộ, yêu tin.
Nhóm 3: Luận điểm 3: Chất thơ đến từ tình huống truyện
- Tình huống truyện khơng gay cấn, khơng có tình tiết cao trào, thắt nút, mở nút
như các tác phẩm tự sự thơng thường. Tình huống truyện chỉ là cuộc gặp gỡ tình
cờ, ngắn ngủi giữa ba nhân vật. Diễn biến truyện thật nhẹ nhàng, tự nhiên.
Nhóm 4: Luận điểm 4: Chất thơ, chất trữ tình thấm được trong những câu văn
giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh, nhẹ nhàng êm ái như bài thơ. Truyện viết về
những con người lao động, về đề tài lao động mà khơng hề khơ khan, rất trữ
tình, mềm mại với nhiều chi tiết giàu chất thi ca khiến người đọc tưởng như nhà
văn xây dựng một câu chuyện về tình yêu đang nhớm nở ….
? Phần kết bài cần có nội dung gì?

3) Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.

Yc học sinh lên viết phần kết bài. HS
đọc và nhận xét, gv nhận xét và chiếu
kết bài cho hs tham khảo.
Tham khảo kết bài: Chất thơ là một trong những yếu tố đặc sắc tạo nên thành
công cho truyện ngắn Lặng lẽ Sapa.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TỊI MỞ RỘNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp
- Kĩ thuật: Động não, dự án
+ Gv khái quát lại nội dung bài học.
+ Về nhà viết hoàn chỉnh vào vở luyện viết văn. Làm bài tập sau:
Đề 2 : Nhận xét về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, có ý kiến cho rằng “ Bài thơ
thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha và nguyện ước cống hiến chân thành,
tha thiết của Thanh Hải”.
Hãy làm sáng tỏ lời nhận xét trên

- Chuẩn bị tiết sau ôn tập : Cách làm bài nghị luận văn học( tiếp theo)

*** RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY


Ngày soạn:
Ngày dạy:

BUỔI .....: ÔN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC( tiếp
theo)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cách làm bài nghị luận văn học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm phần đọc hiểu, phần làm văn trong bài thi tuyển
sinh vào lớp 10.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn học, có hứng thú khi làm bài.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung
thực, trách nhiệm.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn
đề và sáng tạo, năng lực sử dụng CNTT
c. Các năng lực chuyên môn:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Soạn nội dung ôn tập, máy chiếu, phiếu học tập.
2. Trị: Ơn lại bài
III. TIẾN TRÌNH

* Ổn định tổ chức
* Tổ chức dạy và học ôn tập
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý vào bài học mới.
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề,


- Kĩ thuật: Động não
- Tiến trình:
Bước 1: Giao nhiệm vụ

Cử lớp trưởng lên triển khai trò chơi hát truyền vật (một tờ giấy). Bài hát : Quả
gì ?
Kết thúc bài hát tờ giấy ở trong tay bạn nào bạn đó sẽ phải trả lời câu hỏi trong
tờ giấy.
? Thế nào là văn nghị luận ?
Bước 2: HS trả lời
Bước 3: HS nhận xét về phần trả lời
Bước 4: GV nhận xét, dẫn vào bài : Văn nghị luận là kiểu văn bản rất quan
trọng trong đời sống, và càng rất quan trọng trong khi các em làm bài thi tuyển
sinh vào lớp 10. Buổi học hơm nay cơ trị chúng ta cùng tiếp tục đi ôn tâp cách
làm bài văn nghị luận văn học.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

II, LUỴỆN ĐỀ (TIẾP THEO)
Dạng 3: - Nghị luận về tác phẩm
ttruyện hoặc đoạn trích
Đề 3: Nêu cảm nhận của em về đoạn trích sau:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây cịn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng
cụm trong khơng trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xa có nhìn thấy

chúng tơi khơng? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhịm có thể thu cả trái
đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các anh chiến sỹ
dõi theo mình, tơi khơng sợ nữa. Tơi sẽ khơng đi khom. Các anh ấy khơng thích
cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hồng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu
này có vẽ hai vịng trịn màu vàng…Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom.
Đất rắn. Những hịn soỉ theo tay tơi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng
chạm vào quả bom. Đất rắn. Những hịn sỏi theo tay tơi bay ra hai bên. Thỉnh
thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào
da thịt tôi. Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí!


Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả
bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
(Trích Ngữ văn 9 – tập hai, NXB giáo dục, 2015)
?Đề bài trên thuộc kiểu dạng đề nào?
- Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc
đoạn trích
? Nhắc lại khái niệm nghị luận về tác
phẩm truyện hoặc đoạn trích?
Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc
đoạn trích là trình bày những nhận xét,
đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện,
chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm
truyện/ đoạn trích cụ thể.
Hs đọc yêu cầu đề

1, Mở bài: Cần nêu được:
- Giới thiệu tác giả
- Giới thiệu văn bản.


Mở bài cần có những u cầu gì?

- Nêu giới hạn và nội dung đoạn trích
Yc học sinh lên viết phần mở bài. HS căn cứ vào các từ cuả đề bài )
đọc và nhận xét, gv nhận xét và chiếu
kết bài cho hs tham khảo.
Tham khảo mở bài:
+ Nhà văn Lê Minh Khuê: Cây bút chuyên viết về truyện ngắn. LMK làm thanh
niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ.
- Với trải nghiệm cuộc sống chiến trường, nhà văn có những trang viết rất chân
thực, sinh động về cuộc sống chiến đấu của những cô gái thanh niên xung
phong trên tuyến đường Trường Sơn.
+ “ Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm thành công của Lê
Minh Khuê. Truyện được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra
ác liệt, gay go. “ Những ngôi sao xa xơi” như một b ca ca ngợi tinh thần kháng
chiến anh dũng và vẻ đẹp tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong.
+ Đoạn trích khắc họa khung cảnh và tâm trạng của nhân vật Phương Định phá
bom.


? Phần thân bài cần phân tích những 2. Thân bài: Cần phân tích nghệ thuật
luận điểm gì?
và nội dung của đoạn trích.
Yêu cầu hs chỉ ra diễn biến tâm lí của
nhân vật, những biện pháp nghệ thuật
và nêu tác dụng?
Gọi hs đứng tại chỗ nêu - hs bổ xung,
gv nhận xét.
Dự kiến phần thân bài:

- Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, Phương Định xung phong ra mặt trận, xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước. Cuộc sống chiến trường nhiều khó khăn, hiểm nguy
đã tơi luyện ở Phương Định lịng quả cảm, khơng sợ hi sinh. Tâm lí của Phương
Định trong một lần phá bom được miêu tả rất chi tiết ở trong đoạn trích.
- Đoạn văn khắc họa khung cảnh và khơng khí căng thẳng, nguy hiểm của việc
phá bom: Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật
vờ…Tác giả đã sử dụng những câu trần thuật đơn ngắn, với nhịp điệu dồn dập,
tạo khơng khí căng thẳng.
- Phương Định có nét tâm lí con gái. Mặc dù đây là một cơng việc rất quen
thuộc nhưng không tránh khỏi những hồi hộp, căng thẳng: Các anh cao xạ có
nhìn thấy chúng tơi khơng?
- Sự dũng cảm của PĐ được kích thích bởi lịng tự trọng. Cảm giác như có ánh
mắt của các anh chiến sĩ dõi theo, PĐ không đi khom mà dõng dạc, đường
hoàng, ngẩng cao đầu bước tới quả bom. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật độc
thoại nội tâm để cho thấy những nét biến chuyển tinh vi trong tâm trạng nhân
vật. Thơng qua đó, nhà văn khắc họa phẩm chất anh dũng, kiên cường, hiên
ngang của người nữ thanh niên xung phong khi đối diện với cái chết.
- Đối diện với quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác
của con người cũng trở nên sắc nhọn: Một tiếng động sắc đến gai người, cứa
vào da thịt tôi. Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác bằng
các từ ngữ sắc sảo để nhấn mạnh sự hiểm nguy của công việc phá bom, cũng
như cảm nhận tinh tế của Phương Định.
- Bằng kinh nghiệm Phương Định thấy vỏ quả bom đang nóng lên, một dấu hiệu
chẳng lành. Bỏ qua những khó khăn, nguy hiểm, PĐ tự giục mình làm nhanh
hơn để hồn thành cơng việc. Phương Định khơng nghĩ tới cái chết, không
màng tới sự sống, điều cô quan tâm nhất là làm sao hoàn thành tốt được cơng
việc. Điều đó cho thấy PĐ khơng nghĩ tới cái chết, không màng tới sự sống,


điều cơ quan tâm nhất là làm sao hồn thành tốt được cơng việc. Điều đó cho

thấy tinh thần trách nhiệm rất cao với công việc của nhân vật.
- Nghệ thuật: Câu trần thuật đơn, câu rút gọn, nhịp ngắt dồn dập, nghệ thuật độc
thoại nội tâm, phân tích tâm lí nhân vật độc đáo, tình huống kịch tính, điểm nhìn
của tác giả hịa lẫn vào điểm nhìn tâm trạng của nhân vật để tạo nên khơng khí
căng thẳng, hiểm nguy và khắc họa tâm lí Phương Định. Thơng qua đó, ta thấy
rõ phẩm chất anh dũng, kiên cường của nhân vật. Đó là phẩm chất tiêu biểu cho
thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
? Phần kết bài cần có nội dung gì?

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Yc học sinh lên viết phần kết bài. HS
đọc và nhận xét, gv nhận xét và chiếu
kết bài cho hs tham khảo.
Tham khảo phần kết bài: Phương Định là một hình tượng đẹp, tiêu biểu cho
thế hệ thanh niên trong thời kì kháng chiến. Chúng ta yêu mến, cảm phục và
ln biết ơn vì sự hi sinh lớn lao của họ.
Dạng 4: - Nghị luận về một tình huống
ttruyện

?Đề bài trên thuộc kiểu dạng đề nào?

Đề 4: Phân tích tình huống trong
- Nghị luận về một tình huống truyện truyện ngắn Làng- Kim Lân
? Nhắc lại khái niệm Nghị luận về một
tình huống truyện?
Nghị luận về một tình huống truyện là
làm rõ những cơ sở tạo nên câu
chuyện( mối quan hệ, hồn cảnh, mơi
trường sống của nhân vật)| để truyền tải

nội dung tư tưởng sâu sắc của truyện.
Hs đọc yêu cầu đề

1, Mở bài: Cần nêu được:
- Giới thiệu tác giả
- Giới thiệu văn bản.

Mở bài cần có những yêu cầu gì?
Yc học sinh lên viết phần mở bài. HS

- Nêu vấn đề nghị luận.


đọc và nhận xét, gv nhận xét và chiếu
kết bài cho hs tham khảo.
Tham khảo mở bài:
+Tác giả: Là cây bút truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu trong nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ơng am hiểu, gắn bó sâu sắc với người nông dân. Hầu hết các tác
phẩm của Kim Lân đều viết về đề tài người nông dân, cảnh sinh hoạt ở làng
quê.
+ Văn bản: Truyện ngắn Làng được viết và đăng báo trên tạp chí Van nghệ năm
1948- giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơng qua nhân vật ơng
Hai, tác giả muốn nói về tình u làng, u nước của những người nơng dân
thời đó. Một trong những thành cơng của tác phẩm là nghệ thuật tạo dựng tình
huống đặc sắc.
2. Thân bài:
? Em hiểu thế nào là tình huống a. Thế nào là tình huống truyện?
truyện?
- Tình huống truyện là sự kiện, là hồn
cảnh, tình thế đặc biệt của câu chuyện.

Đó là tình huống chứa đựng những
mâu thuẫn, những điều “bất thường”
éo le, nghịch lý trong cuộc sống
thường ngày của nhân vật. Từ đó tạo
nên một hồn cảnh, tình thế cho nhân
vật, bắt buộc nhân vật phải có sự lựa
chọn, thể hiện rõ tư tưởng, tâm lý,
hành động của nhân vật.
? Truyện ngắn làng có những tình b. Các tình huống trong truyện ngắn “
huống nào?
Làng”
- Tình huống: Ơng Hai nghe tin làng
Chợ Dầu theo giặc.
- Tình huống: Ơng Hai nghe tin làng
Chợ Dầu theo giặc được cải chính.
Bốn nhóm thảo luận trong thười gian
7p, các nhóm đổi chéo kết quả cho
nhau kiểm tra, sau đó địa diện từng
nhóm lên báo cáo kết quả, nhận xét, gv
nhận xét.


Nhóm 1+2: Tình huống: Ơng Hai
nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Nhóm 3+4: Tình huống: Ơng Hai
nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được
cải chính.
Dự kiến kết quả:
Nhóm 1+2: Tình huống: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
+ Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng. Giặc Pháp vào xâm lược, bất đắc

dĩ ông Hai phải rời làng đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông ln nhớ về làng, say sưa
khoe về làng. Ơng rất tự hào về tinh thần kháng chiến của làng Chợ Dầu. Hễ ai
hỏi về làng, mắt ông lại sáng lên. Khơng những thế, ơng cịn u nước. Ơng rất
hay lên phịng thơng tin nghe ngóng tin tức đánh giặc của quân mình. Tình yêu
làng song hành với tình yêu nước.
+ Một hơm, khi ngồi trong qn nước, ơng Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ
Dầu theo giặc từ người đàn bà tản cư dưới xuôi. Cái tin ấy làm ông đau đớn, tủi
hổ, thay đổi cả tâm tính và trở thành nỗi ám ảnh trong ơng. Ơng Hai đấu tranh
tinh thần để lựa chọn: một bên là tình yêu làng- một bên là lịng u nước. Ơng
đấu tranh nội tâm, để rồi đi đến một quyết định dứt khoát mà đau đớn: Làng thì
yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù.
- Tình huống tạo nút thắt, cao trào cho tác phẩm. Từ đó nhà văn cho thấy diễn
biến tâm lí gay gắt, phức tạp trong nhân vật. Người đọc cảm nhận được tình yêu
làng, yêu nước sâu sắc trong tâm hồn ơng Hai. Tình huống truyện tạo sự gay
cấn, hấp dẫn cho truyện ngắn, đồng thời giúp Kim Lân bộc lộ tư tưởng, chủ đề
tác phẩm.
Nhóm 3+4: Tình huống: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải
chính.
+ Trong lúc ơng Hai tuyệt vọng, đau khổ nhất thì có người ở làng chợ Dầu lên
báo tin nhà ông bị Tây đốt. Không cần văn bản, giấy tờ xác thực, đối với ông, sự
việc tây đốt nhà mình là một điều cải chính rõ ràng nhất. Tình huống này giúp
mở nút câu chuyện, giải tỏa mọi buồn bã, tủi hổ của ơng Hai. Ơng vui mừng, lật
đật chạy đi khoe với mọi người. Ông lại trở về dáng vẻ hoạt bát, vui vẻ và lại
say sưa kể về làng mình. Lúc này tình yêu làng, yêu nước lại hịa vào nhau, tình
u nước bao trùm lên tình yêu làng.
- Tình huống truyện rất độc đáo, kết hợp với nghệ thuật phân tích tâm lí nhân
vật đã khắc họa tình u làng, u nước của người nơng dân trong thời kì kháng


chiến chống Pháp.


? Phần kết bài cần có nội dung gì?

3) Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.

Yc học sinh lên viết phần kết bài. HS
đọc và nhận xét, gv nhận xét và chiếu
kết bài cho hs tham khảo.
Tham khảo kết bài: Truyện ngắn Làng là một tác phẩm độc đáo viết về tình
yêu làng, yêu nước của người nơng dân. Tình huống truyện đã góp phần làm nổi
bật chủ đề của tác phẩm. Qua đó, ta thấy được tài năng xây dựng tình huống của
nhà văn Kim Lân.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Đề 5: Phân tích tình huống truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hs đọc yêu cầu đề

? Đề thuộc dạng đề nghị luận nào?
- Nghị luận về một ý kiến, quan điểm
trong tác phẩm văn học
1. Mở bài: Cần nêu được:
Mở bài cần có những yêu cầu gì?

- Giới thiệu tác giả
- Giới thiệu phong cách sáng tác của

tác giả.
- Giới thiệu văn bản.
- Nêu vấn đề nghị luận

Yc học sinh lên viết phần mở bài. HS
đọc và nhận xét, gv nhận xét và chiếu
kết bài cho hs tham khảo
Tham khảo mở bài:
+ NQS: Cây bút trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Các tác phẩm của


×