Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong các công ty đại chúng qua thực tiễn tại công ty cổ phần cao su phước hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

HOÀNG ĐỨC THUẬN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TRONG CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG QUA THỰC TIỄN
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

HOÀNG ĐỨC THUẬN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TRONG CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG QUA THỰC TIỄN
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HỊA
Chun ngành: Luật kinh tế
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020



LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Hoàng Đức Thuận – là học viên lớp Cao học Khóa K28 - DC
chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về bảo
vệ cổ đông thiểu số trong các công ty đại chúng qua thực tiễn tại Công ty cổ
phần Cao su Phước Hịa” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tơi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này
là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Giảng viên
hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan
điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn
cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng
trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.

Học viên thực hiện


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài


1

2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

3.

Phạm vi nghiên cứu

2

4.

Đối tượng nghiên cứu

3

5.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu

3

6.

Câu hỏi nghiên cứu


6

7.

Phương pháp nghiên cứu

6

8.

Bố cục của luận văn

7

CHƯƠNG 1

8

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ

8

TRONG CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

8

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠNG TY ĐẠI CHÚNG

1.1


8

1.1.1

Khái niệm cơng ty cổ phần và công ty cổ phần đại chúng

8

1.1.1.1

Khái niệm Công ty cổ phần

8

1.1.2

Đặc điểm của công ty cổ phần

10

1.1.3

Đặc điểm của công ty cổ phần đại chúng

12

1.2
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TẠI VIỆT
NAM 14
1.2.1


Giai đoạn trước năm 1998

14

1.2.2

Giai đoạn 1999 đến nay

15

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỔ ĐÔNG VÀ CỔ ĐƠNG THIỂU SỐ

1.3

Khái niệm, đặc điểm của cổ đơng

1.3.1

18
18

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
21

1.4
1.4.1

Quyền tiếp cận thông tin


22


1.4.2

Quyền chuyển nhượng cổ phần

23

1.4.3

Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần

24

1.4.4

Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

24

1.4.5

Quyền biểu quyết

25

1.4.6

Quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông


28

1.4.7

Quyền ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị/Ban kiểm sốt

28

1.4.8
Quy định về hợp đờng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng
quản trị chấp thuận
30
1.4.9

Quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

1.4.10

Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc 32

31

1.4.11 Quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành và quyền chuyển nhượng quyền ưu tiên
mua cổ phần
33
KẾT LUẬN CHƯƠNG I

35


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU PHƯỚC HỊA VÀ MỢT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
36
2.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC
HỊA
36
2.1.1 Giới thiệu khái qt về cơng ty

36

2.1.2 Q trình hình thành và phát triển Công ty

37

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Cơng ty

39

2.1.4 Tình hình sản x́t – kinh doanh

40

- Tình hình sản x́t

40

2.1.5 Cơ cấu cổ đơng, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu

41


2.1.5.1 Cổ phần

41

2.1.5.2 Cơ cấu cổ đơng

41

2.1.5.3 Tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu

42

2.1.6 Sơ đồ tổ chức của Công ty

42

2.2 TÌNH HÌNH BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỔ ĐƠNG THIỂU SỐ THEO ĐIỀU LỆ CÔNG TY
CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA
43
2.2.1 Những kết quả đạt được

43

2.2.1.1 Đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

43

2.2.1.2 Đối với hoạt động công ty đại chúng

44


2.2.1.3 Đối với hoạt động của HĐQT, BKS và công tác quản trị Công ty

45

2.2.2 Những tồn tại, hạn chế

46

2.2.2.1 Đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

46


2.2.2.2 Đối với hoạt động công ty đại chúng

47

2.2.2.3 Đối với hoạt động của HĐQT, BKS và công tác quản trị công ty

49

2.2.3 Nguyên nhân

49

2.3 NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

51


2.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ BẢO VỆ CỔ
ĐÔNG THIỂU SỐ

55

2.4.1 Kinh nghiệm của Ấn Độ

56

2.4.2 Kinh nghiệm của Mỹ

57

2.4.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

59

2.4.4 Kinh nghiệm của Malaysia

59

2.5 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

60

2.5.1 Đối với Luật doanh nghiệp 2014

60


2.5.2 Đối với thị trường chứng khoán

64

2.6 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA

65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

68

KẾT LUẬN

69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LDN

Luật doanh nghiệp

LCK

Luật chứng khốn

CTCP


Cơng ty cổ phần

CTĐC

Công ty cổ phần đại chúng

CĐTS

Cổ đông thiểu số

UBCKNN

Ủy ban Chứng khốn Nhà nước

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đơng

SGDCK

Sàn giao dịch chứng khoán

TTCK

Thị trường chứng khoán

HĐQT

Hội đồng quản trị


TGĐ

Tổng Giám đốc



Giám đốc

BKS

Ban kiểm sốt

CNCS

Cơng nghiệp cao su


TĨM TẮT LUẬN VĂN

Trong Luận văn này, tơi đã làm rõ các vấn đề lý luận về bảo vệ cổ đông
thiểu số, phân tích các quy định của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong
các công ty đại chúng và liên hệ thực tiễn tại Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa
để thấy rõ các vấn đề bất cập này. Các cổ đông sử dụng phần vốn góp lớn hơn thì
khả năng chi phối đến hoạt động quản lý của công ty lớn hơn, còn cổ đông thiểu
số do sự yếu thế hơn trong tỷ lệ sở hữu cổ phần nên khả năng tham gia quản lý,
điều hành và giám sát hoạt động của công ty luôn bị hạn chế và kéo theo quyền
lợi của họ không được bảo đảm, thậm chí luôn bị cổ đông lớn chèn ép, xâm
phạm quyền lợi. Khoảng cách giữa các cổ đông trong công ty đại chúng càng lớn
thì nguy cơ vi phạm quyền của cổ đông càng cao. Do đó, pháp luật cần phải có

cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cổ đông thiểu số khỏi sự lạm dụng
quyền lực và chi phối của các cổ đơng lớn. Dưới góc độ kinh tế, bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của cổ đông thiểu số mang nhiều ý nghĩa quan trọng như bảo
vệ lợi ích, tài sản cho nhà đầu tư; khuyến khích các nhà đầu tư bỏ tiền ra kinh
doanh để huy động vốn phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế; đảm bảo cho
sự tồn tại, phát triển của loại hình doanh nghiệp cơng ty đại chúng và thị trường
chứng khốn. Bên cạnh đó, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của cổ đông
thiểu số còn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm lạnh mạnh hóa
mơi trường kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư trong tương lai.

TỪ KHĨA
Cổ phiếu, cổ đơng thiểu số, công ty cổ phần, công ty đại chúng, thị trường
chứng khoán.


ABSTRACT

In this thesis, I have clarified theoretical issues about protection of
minority shareholders, anaylysis of the law on protection of minority
shareholders in public companies and contact the practice at Phuoc Hoa Rubber
Joint Stock Company to show up the inadequacies of the issue. Shareholders
using larger capital ability to govern the operation of the company more,
minority shareholders are more vulnerable due to the shareholding ratio should
be able to practicipate in the management, operating and monitoring the
company’s activities are restricted and their rights entail not guaranteed, even
majority shareholders are being pinched, infringement of rights. The distance
between the shareholders of a public company, the greater the risk of violating the
rights of shareholders highter. Therefor, the law should have mechanisms to protect
the legitimate rights and interests of minority shareholders from abuse of power and
domination of the majority shareholders. Economic perspective, protecting the

legitimate rights and interests of minority shareholders are significant important as
protecting the interests and assets for investors, encouraging investors to put money
into the business to raise funds for the development of the economy and ensure the
survival and development of buiness type public company and the stock market.
Besides, protecting the legitimate rights and interests of minority shareholders are
also one of the important factors contributing to a healthy business enviroment to
attract investors in future.

KEYWORDS
Stock, minority shareholder, joint stock company, public company, stock
market.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nói đến khu vực tư nhân và sự phát triển của nền kinh tế, có thể
nhận thấy rằng tầm quan trọng của việc bảo vệ và trao quyền cho nhà đầu tư
đang ngày càng trở thành mục tiêu trong xây dựng chính sách tại Việt Nam,
bởi vì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan
trọng để đánh giá “sức khỏe” của nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, hoàn
thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là một trong những yêu
cầu quan trọng đặt ra trong quá trình quản lý kinh tế, nhất là việc sử dụng
công cụ pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô.
Trong các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay thì cơng ty cổ
phần nói chung và cơng ty đại chúng nói riêng ln được đặt ở vị trí trung tâm
của nền kinh tế. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, bắt đầu từ Luật
công ty 1990 cho đến Luật doanh nghiệp 1999, rồi đến Luật doanh nghiệp
2005, Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung 2010, Luật doanh nghiệp 2014,

Luật chứng khoán 2019 và sắp tới là Luật doanh nghiệp 2020 thì mô hình
công ty đại chúng tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với một
trong những nguyên tắc pháp lý quan trọng là hướng đến và duy trì việc bảo
vệ quyền lợi cổ đông - nhất là quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng
của cổ đông thiểu số. Và tuy đã được pháp luật điều chỉnh qua từng giai đoạn
nhưng có thể thấy rằng, chỉ có phần nghĩa vụ là duy trì được sự bình đẳng còn
đối với quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cổ đông nhỏ ở các công ty
đại chúng vẫn đang bị xâm phạm dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này
dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, nên cần có giải pháp để bảo vệ họ theo quy
định của pháp luật, qua đó giúp doanh nghiệp huy động vốn từ xã hội tốt hơn,
đồng thời gia tăng sức hấp dẫn cho thị trường chứng khốn.
Do đó, việc bảo vệ cổ đơng thiểu số tại các công ty đại chúng hiện nay
là một vấn đề bức thiết; cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý và tiếp tục


2

hoàn thiện chính sách bảo vệ; rà soát các quy định của pháp luật và đối chiếu
với yêu cầu thực tiễn để hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý trong việc bảo
vệ cổ đông thiểu số tại các công ty đại chúng – Đó cũng là lý do tơi chọn đề
tài này để nghiên cứu qua thực tiễn tại Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa,
nơi mà tôi đang công tác.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về bảo vệ cổ đông thiểu số tại các công ty đại chúng và pháp luật về bảo
vệ cổ đông thiểu số; phân tích, đánh giá thực trạng bảo vệ cổ đông thiểu số và
thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa; để từ đó đề xuất các
giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong các công ty
đại chúng ở nước ta hiện nay.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn sẽ giải quyết các vấn

đề sau:
Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cổ đông thiểu số và pháp
luật về cổ đông thiểu số, đồng thời, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ cổ
đông thiểu số trong các công ty đại chúng hiện nay.
Thứ hai, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số
tại Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa; thông qua kinh nghiệm pháp luật về
bảo vệ cổ đông thiểu số của một số nước trên thế giới, để nhìn thấy những bất
cập, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu
số tại Cơng ty cổ phần Cao su Phước Hòa nói riêng và các cơng ty đại chúng
tại Việt Nam nói chung.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một Luận văn thạc sỹ ứng dụng luật học, giới hạn về
thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn hẹp của bản thân, Luận văn chỉ
nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ cổ đông thiểu số
trong các công ty đại chúng ở Việt Nam, chủ yếu qua Luật công ty 1990; các


3

Luật doanh nghiệp (1999, 2005, 2014); Luật chứng khoán 2006, sửa đổi bổ
sung 2010, Luật chứng khoán 2019; Nghị định 71/2017/NĐ-CP, ngày
06/6/2017 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng và
một số văn bản pháp luật có liên quan – Đây là các văn bản pháp luật thực định
quy định trực tiếp về các vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số trong cơng ty cổ phần
nói chung và cơng ty đại chúng nói riêng. Luận văn khơng phân tích sâu các ưu,
khuyết điểm của các văn bản này mà chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định
của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam và thông qua thực tiễn áp
dụng tại Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa.
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp lý về cổ đông thiểu số và việc

bảo vệ cổ đông thiểu số trong các công ty đại chúng ở Việt Nam. Đồng thời,
trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm bảo vệ cổ đông thiểu số ở một số nước trên
thế giới qua thực tế tại Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa để đưa ra các giải
pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định về bảo vệ cổ đông
thiểu số tại Việt Nam.
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chế định pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty đại chúng là
một nội dung quan trọng của pháp luật thương mại và doanh nghiệp, được
nhiều học giả trong nước và thế giới quan tâm nghiên cứu và tiếp cận ở nhiều
góc độ. Đồng thời, do yếu tố khách quan mà tại mỗi thời điểm nghiên cứu,
mỗi tác giả có cách nhìn nhận khác nhau về việc bảo vệ cổ đông thiểu số. Kết
quả của những công trình đó được xuất bản dưới nhiều hình thức như: Sách,
Báo, Tạp chí, Luận văn, Luận án hay được đưa lên mạng với nhiều bài viết
qua facebook... Với đề tài đã chọn và trong khả năng nghiên cứu của mình, tôi
xin đề cập đến một vài nghiên cứu mà cá nhân đã tham khảo như:
- Viên Thế Giang, 2008, “Pháp luật về cơng bố thơng tin trên thị trường
chứng khốn Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận


4

văn nghiên cứu và xây dựng hệ thống lý luận về thông tin, công bố thông tin
trên thị trường chứng khốn Việt Nam, những đặc trưng, u cầu về cơng bố
thơng tin trên thị trường chứng khốn, nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật một
số nước về công bố thông tin trên thị trường chứng khốn, từ đó rút ra những
bài học cho việc xây dựng, thực thi pháp luật về cơng bố thơng tin trên thị
trường chứng khốn Việt Nam và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật
về công bố thơng tin trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
- Đinh Thị Kiều Trang, 2009, “Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty
cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn

Thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn nêu lên các vấn đề cơ bản về cổ
đông và bảo vệ cổ đông và các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm bảo vệ
cổ đông trong công ty cổ phần, nhất là các công ty cổ phần chưa niêm yết trên
thị trường chứng khốn. Qua đó, đã đề ra các giải pháp và cơ chế nhằm bảo vệ
tốt hơn quyền lợi của cổ đông cũng như hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
- Quách Thúy Quỳnh, 4/2010, “Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật
Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Hà Nội. Bài viết đưa ra hai luận điểm chính: i)
bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số – vấn đề của quản trị công ty trong các
nền kinh tế chuyển đổi; ii) quyền cổ đông – phương tiện bảo vệ cổ đơng thiểu
số. Từ đó, tác giả đề ra một số giải pháp để tăng cường bảo vệ cổ đông thiểu số.
- Bành Quốc Tuấn và Lê Hữu Linh, tháng 3 - 4/2012, “Hoàn thiện cơ chế
bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần”, Doanh nghiệp – Vị thế và Hội
nhập. Bài viết trình bày 03 nội dung: i) định nghĩa cổ đông thiểu số trong công
ty cổ phần tại Việt Nam; ii) nêu lên các cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng; iii) đưa ra các giải
pháp hoàn thiện cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần.
- Lương Đình Thi, 2015, “Pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt
Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn nghiên cứu các
quy định của pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam trong tương


5

quan với các thông lệ quốc tế về quản trị công ty nhằm tìm ra những bất cập
trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về quản trị cơng ty đại
chúng, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về
quản trị công ty đại chúng.
- Nguyễn Thị Thu Hương, 01/2015, “Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số
trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa
học Xã hội, Hà Nội. Luận án nghiên cứu quan niệm và nhu cầu bảo vệ cổ

đơng thiểu số, góp phần làm rõ nhận thức và vai trò của pháp luật về bảo vệ
cổ đông thiểu số; phân tích, đánh giá về thực trạng các quy định cũng như
thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ cổ đơng thiểu số... từ đó đề ra các giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, góp phần hoàn thiện pháp luật
về bảo vệ cổ đông thiểu số.
Bên cạnh đó, cá nhân cũng đã thu thập được kiến thức từ những giáo trình,
cụ thể như:
- PGS, TS Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình Luật kinh tế, tập 1, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;
- PGS, TS Phạm Duy Nghĩa (2006, chỉnh sửa năm 2008), Luật doanh
nghiệp, Tình huống – Phân tích – Bình luận, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội;
- PGS, TS Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại – phần
chung và thương nhân”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;
- TS Trần Huỳnh Thanh Nghị (2018), Giáo trình Luật doanh nghiệp, Nhà
xuất bản lao động;
- TS Đỗ Minh Tuấn (2018), Một số vấn đề pháp lý về nghĩa vụ của người
quản lý công ty, Nhà xuất bản Tư pháp...
Xét một cách tổng quát, những vấn đề về bảo vệ cổ đơng thiểu số đã có
nhiều tác giả nghiêm túc nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu khoa học
và cá nhân cũng đã kế thừa những thành quả ấy trong suốt quá trình hoàn


6

thành Luận văn này. Tuy nhiên, đề tài mà cá nhân nghiên cứu chuyên về cổ
đông thiểu số trong các công ty đại chúng, nên mục tiêu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của Luận văn không trùng lặp hoàn toàn với các cơng trình đã
nghiên cứu trước đó. Đồng thời, với thực tiễn tại Công ty cổ phần Cao su
Phước Hòa, cá nhân sẽ có những đề xuất sát thực cả trong lý luận và thực tiễn

để việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong thời gian tới được tốt hơn.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ cở của mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã nêu trên, Luận văn sẽ
làm rõ những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Pháp luật Việt Nam có những quy định gì về bảo vệ cổ đông thiểu số?
- Việc bảo vệ cổ đông thiểu số tại Công ty cổ phần Cao su Phước Hịa
trong thời gian qua có những thuận lợi và khó khăn gì? Những vướng mắc, bất
cập ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số như thế nào?
- Cần có giải pháp nào để hồn thiện pháp luật bảo vệ cổ đông thiểu số và nâng
cao hiệu quả bảo vệ cổ đông thiểu số tại Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa?
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện Luận văn này một cách hệ thống và hiệu quả, tơi đã, tơi đã
tìm đọc các khóa luận, luận văn, luận án, sách... của các tác giả nhằm tổng
hợp các kiến thức và thêm vào đó những điểm mới phục vụ cho công tác
nghiên cứu. Trong Luận văn này, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp phân tích nghiên cứu luật dùng để tìm hiểu các quy định
của pháp luật doanh nghiệp hiện hành;
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu giữa Luật doanh
nghiệp, Luật chứng khoán và các Nghị định có liên quan về quyền của cổ
đơng thiểu số;
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, sử dụng các trang web để tìm
kiếm và sưu tầm tài liệu đồng thời vận dụng các tài liệu của các nhà nghiên


7

cứu, các tạp chí chuyên ngành, sách chuyên khảo về những vấn đề có liên
quan đến đề tài Luận văn nhằm bổ sung kiến thức về mặt lý luận và thực tiễn
áp dụng pháp luật để tìm ra những tồn tại, vướng mắc trong việc áp dụng pháp

luật ở lĩnh vực nghiên cứu.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được chia thành 02 chương:
- Chương I. Lý luận chung về bảo vệ cổ đông thiểu số trong các công ty
đại chúng;
- Chương II. Thực trạng bảo vệ cổ đông thiểu số tại Công ty cổ phần Cao
su Phước Hịa và một số giải pháp hồn thiện pháp luật.


8

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TRONG CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

1.1

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠNG TY ĐẠI CHÚNG

1.1.1

Khái niệm cơng ty cổ phần và công ty cổ phần đại chúng

1.1.1.1 Khái niệm Công ty cổ phần
Công ty cổ phần (CTCP - Shareholding company hay Joint Stock
Company...) là loại hình doanh nghiệp được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi
thành lập doanh nghiệp, là mô hình kinh doanh điển hình nhất của loại cơng ty
đối vốn (capital corporation). Ở đó, các cổ đơng (shareholders) là người chủ
sở hữu cổ phần cũng là đồng chủ sở hữu công ty.

CTCP là một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
nhau, do đó có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm CTCP. Tuy nhiên,
điểm chung là CTCP là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau và được phát hành chứng khoán huy động vốn tham gia
đầu tư từ mọi thành phần kinh tế.
Theo quy định tại Điều 110 LDN năm 2014 thì CTCP là doanh nghiệp,
trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ
đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn
chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh
nghiệp năm 2014; CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp và có quyền phát hành cổ phần các loại để huy
động vốn.


9

Như vậy, CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của
công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu
cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho
đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
1.1.1.2 Khái niệm Công ty cổ phần đại chúng
Đại chúng là một khuôn khổ được luật quy định, là tình trạng pháp lý
mà doanh nghiệp đạt đến một điều kiện nào đó theo pháp luật. Trước năm
2021, theo quy định tại Khoản 01 Điều 25 của Luật chứng khoán 2006, sửa
đổi bổ sung năm 2010 thì công ty đại chúng (CTĐC - Public company hay
public corporation) là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau: Cơng
ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra cơng chúng; Cơng ty có cổ phiếu được

niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng
khốn; Cơng ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà
đầu tư chứng khốn chun nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên1.
Cơng ty đạt đủ các điều kiện trên thì chính thức được xem là CTĐC.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Luật chứng khoán 2006, sửa đổi bổ
sung năm 2010 (sau đây gọi chung là Luật chứng khoán 2010 – LCK 2010)
thì trong vịng 90 ngày kể từ ngày thành lập CTĐC thì CTCP đó phải nộp hồ
sơ để báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước nắm và quản lý2.
Như vậy, CTĐC được hiểu là CTCP có quy mơ và độ phổ biến “đủ
lớn” để đạt được tính “đại chúng”, “đủ lớn” ở đây được thể hiện ở hai khía
cạnh: vốn điều lệ thực góp và số lượng cổ đơng, cụ thể là có vốn điều lệ thực
góp ít nhất là 10 tỷ đồng (hoặc từ 30 tỷ đồng trở lên theo Khoản 1, Điều 32,
Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 được quy định tại khoản 1 Điều 32 “CTĐC là CTCP thuộc một
trong hai trường hợp sau đây: a) Cơng ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu 10%
số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải cổ đông lớn nắm giữ; b) Công ty đã
thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với UBCKNN theo quy
định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này”
2 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 (Sau đây gọi là LCK 2019) được quy định tại khoản 2 Điều 32.
1


10

LCK 2019) và có ít nhất 100 cổ đơng, khơng kể các cổ đơng là các nhà đầu tư
chứng khốn chuyên nghiệp. CTĐC sẽ do Ủy ban chứng khoán Nhà nước
(UBCKNN) quản lý và chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán và các văn
bản hướng dẫn thi hành.
CTĐC được chia làm 02 loại: CTCP đại chúng chưa niêm yết và CTCP
đại chúng niêm yết trên các sàn HOSE (Sở Giao dịch chứng khốn Thành phố

Hờ Chí Minh) và HNX (Sở Giao dịch chứng khốn Hà Nợi). Điều kiện để
niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch HOSE hay HNX được quy định cụ
thể tại Điều 53 và 54 Nghị định 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật chứng khốn, cụ thể: cơng ty niêm yết tại HOSE
phải đạt vốn tối thiểu là 120 tỷ đồng và có nhiều hơn 300 cổ đông; còn niêm
yết tại HNX thì điều kiện tương ứng phải 30 tỷ đồng và nhiều hơn 100 cổ
đông (ngoại trừ doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa)...
1.1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần
CTCP có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, CTCP là loại hình cơng ty đối vốn, đây là một trong những
đặc trưng của CTCP. Bất kỳ nhà đầu tư hay tổ chức đều có thể sở hữu cổ phần
tại CTCP và giữa các nhà đầu tư cá nhân thường ít có sự quan tâm đến nhân
thân với nhau, Họ chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh doanh của công ty và
sự biến động giá cổ phiếu ở trên thị trường. Tính đối vốn đem lại cho CTCP
lợi thế đáng kể trong việc thu hút nhà đầu tư tham gia cơng ty. Đặc biệt, các
CTCP có niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thường thu hút số
lượng lớn nhà đầu tư tham gia.
Thứ hai, vốn điều lệ của công ty được chia thành các cổ phần và các cổ
phần này bằng nhau, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Việc chia vốn điều
lệ thành các cổ phần là một đặc trưng chỉ có ở CTCP. Cổ phần được thể hiện
bên ngoài dưới dạng cổ phiếu – là chứng chỉ do CTCP phát hành hoặc bút


11

toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ
phần của công ty đó, cổ phiếu có thể ghi tên cổ đơng sở hữu.
Thứ ba, các cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần. Trừ một số
hạn chế theo quy định của pháp luật và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đơng

(ĐHĐCĐ) do cơng ty quy định thì cổ đông được tự do mua bán, chuyển
nhượng cổ phần của mình cho bất kỳ ai và bất cứ lúc nào mà không phụ thuộc
vào sự đồng ý của công ty, nhờ vậy cổ đơng có thể chủ động trong việc đầu tư
của họ.
Thứ tư, CTCP là một thực thể có tư cách pháp nhân độc lập và cổ đông
chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với số vốn của mình. Về tư cách pháp nhân,
theo quy định Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 thì một tổ chức được cơng nhận là
có tư cách pháp nhân khi đủ 04 điều kiện sau: i) Được thành lập theo quy định
của Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan; ii) Có cơ cấu tổ chức theo
quy định tại Điều 83 Bộ luật dân sự 2015; iii) Có tài sản độc lập với cá nhân,
pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; iiii) Nhân danh
mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Và trong LDN 2014 đã
dùng cụm từ “nhân danh mình tham gia các quan hệ mợt cách đợc lập”. Do
đó, CTCP tách bạch khỏi những người đã góp vốn thành lập nên nó. Một khi
các cổ đơng đã góp tài sản vào công ty, công ty trở thành chủ sở hữu đối với
tài sản, cổ đông không còn quyền sở hữu đối với tài sản đó nữa.
Đối với trách nhiệm hữu hạn của cổ đơng, LDN 2014 quy định những
người góp vốn vào CTCP hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn, tức cổ đông chỉ
chịu trách nhiệm về khoản nợ của cơng ty trong phạm vi số vốn đã góp. Họ
khơng phải lấy tài sản không đem vào kinh doanh để trả nợ. Đây cũng là một
trong những cách mà pháp luật khuyến khích người dân tham gia kinh doanh
để phát triển kinh tế.
Thứ năm, CTCP có quyền phát hành cổ phiếu để huy đợng vốn. CTCP
có quyền phát hành các loại chứng khoán, đặc biệt là quyền phát hành cổ phần


12

để thu hút vốn đầu tư nhằm tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô, phạm vi
kinh doanh. Việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn của nhà đầu tư thì

CTCP phải tuân thủ các quy định của pháp luật chứng khốn và pháp luật có
liên quan về điều kiện phát hành, thủ tục phát hành và việc sử dụng nguồn vốn
phát hành.
Thứ sáu, CTCP có sự quản lý tập trung, thống nhất và mang tính minh
bạch cao. Việc quản lý và sử dụng tài sản của các cổ đơng một cách hiệu quả
trong CTCP cần phải có một đội ngũ có trình độ để quản lý cơng ty. Đồng
thời cũng cần có cơ chế kiểm sốt hoạt động của bộ máy đó theo đúng pháp
luật và đáp ứng niềm tin yêu của các cổ đông nhằm phát huy tối đa nguồn vốn
mà công ty đang sở hữu.
Bên cạnh đó, với sự đa dạng của các chủ thể tham gia và quyền phát
hành cổ phần ra công chúng để tăng vốn điều lệ nên tính minh bạch, cơng khai
trong CTCP là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đơng. Qua
đó, giúp cho cơng ty tạo được niềm tin trong việc huy động vốn trong xã hội.
Đồng thời, các cổ đơng có thể kiểm sốt, giám sát hoạt động kinh doanh của
cơng ty nhằm hạn chế các giao dịch trái pháp luật, trái điều lệ công ty, trái với
nghị quyết của ĐHĐCĐ gây thiệt hại cho cổ đông.3
1.1.3 Đặc điểm của công ty cổ phần đại chúng
So với CTCP thì CTĐC có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, CTĐC là CTCP theo pháp luật về doanh nghiệp. Đây là đặc
điểm đầu tiên được ghi nhận tại Điều 25 LCK 2010 (LCK 2019 được quy định
tại Điều 32). Theo đó, CTĐC mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản của CTCP.
Như vậy, về cơ bản, CTĐC là CTCP và do đó, nó phải tuân thủ các quy định
của LDN 2014 về cơ cấu tổ chức nội bộ của loại hình CTCP (cơng ty đối vốn,
cổ phiếu, nhà đầu tư...).

3

TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị, Giáo trình Luật Doanh nghiệp, Nxb Lao động, năm 2018 tr 113 - 117



13

Thứ hai, CTĐC là tổ chức kinh tế cơ chế quản lý tập trung cao. Với tư
cách là một pháp nhân độc lập, trong CTĐC có sự tách biệt giữa quyền sở hữu
và cơ chế quản lý. Theo đó, cơ cấu tổ chức nội bộ của CTĐC theo quy định
của pháp luật như chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) không được kiêm
nhiệm chức danh Tổng giám đốc (TGĐ) điều hành, trừ khi được phê chuẩn tại
ĐHĐCĐ thường niên (Khoản 1, 2 Điều 152 LDN 2014 và Khoản 2 Điều 12,
Nghị định 71/2017/NĐ-CP) hoặc CTĐC niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán bắt buộc quy định chức danh thư ký công ty... Việc quy định pháp luật
cụ thể nhằm tạo sự giám sát trong mối quan hệ nội bộ công ty cũng như tạo sự
kiểm soát thuận tiện từ phía cơ quan Nhà nước.
Thứ ba, CTĐC có số lượng cổ đông lớn. Bản thân tên gọi “đại chúng”
đã cho thấy số lượng cổ đông công ty, cổ đông công ty khơng giới hạn và có
khả năng thay đổi thường xun. Quy định tại Điều 25 LCK 2010 và Điểm a
Khoản 1 Điều 32 LCK 2019 cho thấy CTĐC ít nhất phải có một trăm nhà đầu
tư trở lên hoặc cổ phiếu của CTĐC phải được chào bán ra công chúng thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết tại Sàn giao dịch chứng
khoán (SGDCK) để chào bán cho các nhà đầu tư. Đây được xem là ưu điểm và
cũng là hạn chế của loại hình này. Ưu điểm là do tính đại chúng, công ty được
đặt dưới sự kiểm sốt của xã hội thơng qua việc cơng khai các thông tin về hoạt
động kinh doanh, trách nhiệm HĐQT, Ban điều hành và người quản lý phải
chăm lo cho sự phát triển bền vững của công ty. Từ đây, cổ đông đặt ra vấn đề
nghĩa vụ minh bạch thông tin và bảo vệ cổ đông thiểu số trong CTĐC. Và
ngược lại, do có q nhiều cổ đơng cũng như số lượng cổ đông thường xuyên
thay đổi dẫn đến tình trạng khó quản lý cổ đơng cũng như mất tính ổn định
trong quản trị cơng ty khi có sự thay đổi của cổ đông lớn. Đây cũng là đặc điểm
để có thể từ CTCP trở thành CTĐC theo quy định của LCK hiện hành. CTCP
khi đạt tới một số lượng cổ đông nhất định (chẳng hạn như 100 nhà đầu tư trở
lên) thì trở thành CTĐC và phải đăng ký là CTĐC theo quy định của pháp luật.



14

Thứ tư, CTĐC có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường chứng khoán
(TTCK). CTĐC được thiết kế phù hợp để huy động vốn từ công chúng đầu tư
thì TTCK chính là phương tiện để loại hình cơng ty này thực hiện điều đó.
Ngồi sự điều chỉnh của LDN, CTĐC còn chịu sự điều chỉnh của LCK và các
văn bản hướng dẫn thi hành, với tư cách luật chuyên ngành. TTCK chính là
nơi mua bán hàng hóa chứng khốn, trong đó, một trong những người bán
chứng khốn chính là CTĐC. Do đó, CTĐC phải tuân thủ theo LCK quy định.
1.2

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY

ĐẠI CHÚNG TẠI VIỆT NAM
Tuy có nhiều cách khái quát về lịch sử phát triển của pháp luật về
CTĐC nhưng theo quan điểm cá nhân thì nên chia thành 02 giai đoạn phát
triển: giai đoạn trước khi Luật doanh nghiệp 1999 ra đời và giai đoạn sau khi
Luật doanh nghiệp 1999 ra đời, cụ thể như sau:
1.2.1 Giai đoạn trước năm 1998
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 với chủ trương tự do
hóa thương mại và thúc đẩy sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân, năm
1990, Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân được ban hành - là những
văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc thành lập và hoạt động của các loại
hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, bao gồm công ty trách
nhiệm hữu hạn, CTCP (theo Luật công ty 19904) và doanh nghiệp tư nhân
(theo Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990). Tuy nhiên, phải đến năm 1992,
Quốc hội mới thông qua Hiến pháp 1992, cơng nhận cơng dân có quyền tự do
kinh doanh theo quy định của pháp luật tại Điều 57. Từ đó, Luật công ty và

Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 mới thực sự đi vào hoạt động chính thức.
Tuy thực tế áp dụng pháp luật cịn gặp nhiều khó khăn, rào cản đối với
doanh nghiệp nhưng có thể nói sự ra đời của Luật công ty và Luật doanh

Luật công ty, số 47-LCT/HĐNN8, ngày 21/12/1990 do đồng chí Võ Chí Cơng, Chủ tịch Hội đồng Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký.
4


15

nghiệp tư nhân đã tạo một hành lang pháp lý cho sự phát triển của khối doanh
nghiệp tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Cũng trong thời gian này, UBCKNN Việt Nam được thành lập theo
Nghị định số 75-CP, ngày 28/11/1996 quy định về tổ chức và hoạt động của
UBCKNN. Hai năm sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định
48/1998/NĐ-CP của Chính phủ5 quy định về Chứng khoán và Thị trường
chứng khoán. Nghị định này quy định việc phát hành chứng khốn ra cơng
chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khốn và
TTCK trên lãnh thổ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Song song
đó, UBCKNN cũng đã ban hành Thông tư số 01/1998/TT-UBCK6 để hướng
dẫn Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về phát hành cổ phiếu, trái
phiếu ra công chúng – Đây được xem là những văn bản sơ khai cho việc hình
thành CTĐC nói riêng và TTCK của Việt Nam nói chung trong tương lai.
1.2.2 Giai đoạn 1999 đến nay
Sau gần 10 năm áp dụng, Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân
1990 đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung, do
đó đòi hỏi cần phải ban hành một đạo luật về doanh nghiệp có phạm vi điều
chỉnh rộng hơn, bao quát và phù hợp hơn. Từ đó, Luật doanh nghiệp năm
19997 ra đời trên cơ sở hợp nhất hai đạo luật: Luật doanh nghiệp tư nhân và

Luật cơng ty 1990.
Nếu Luật cơng ty 1990 chỉ có 14/46 Điều quy định về CTCP (từ Điều
30 đến Điều 43) thì Luật doanh nghiệp 1999 đã có 44/124 Điều quy định về
CTCP (từ Điều 51 đến Điều 94) với nhiều quy định cụ thể như: quy định về
các loại cổ phần (Điều 52 – LDN 1999), cổ phiếu (Điều 59 – LDN 1999) hay
mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông (Điều 64 – LDN 1999)... Đặc biệt,
LDN 1999 đã có phần mang tính đại chúng khi đưa vào quy định “CTCP có
Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, ngày 11/7/1998 do Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký.
Thông tư số 01/1998/TT-UBCK, ngày 13/10/1998 do Chủ tịch UBCKNN Lê Văn Châu đã ký.
7
Luật doanh nghiệp, số 13/1999/QH10, ngày 12/6/1999 do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh đã ký.
5
6


16

quyền phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo quy định của pháp luật về
chứng khoán” (Khoản 2, Điều 51 - LDN 1999) và quy định công khai thông
tin về CTCP vào Luật, cụ thể tại Điều 93 quy định: i) Trong thời hạn chín
mươi ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, CTCP phải gửi báo cáo tài
chính hàng năm đã được ĐHĐCĐ thông qua đến cơ quan thuế và cơ quan
đăng ký kinh doanh; ii) Tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hàng năm phải
được thông báo đến tất cả các cổ đông; iii) Mọi tổ chức, cá nhân có quyền
xem hoặc sao chép báo cáo tài chính hàng năm của CTCP tại cơ quan đăng ký
kinh doanh và phải trả phí; hay như điều kiện, thể thức tiến hành họp Đại hội
đồng cổ đông (Điều 76 – LDN 1999) đã được quy định “Cuộc họp ĐHĐCĐ
được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% số cổ phần có
quyền biểu quyết. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định” (đối với Luật công
ty 1990 quy định phải có nhóm cổ đơng đại diện cho ít nhất ¾ số vốn điều lệ

của công ty – khoản 1, Điều 37, Luật công ty 1990)... Chính những sửa đổi, bổ
sung quan trọng này đã giúp cho Luật doanh nghiệp 1999 được xem như
“Khốn 10” trong nơng nghiệp. LDN 1999 đã tạo bước đột phá cho các
doanh nghiệp tư nhân nở rộ, trở thành đội hình nòng cốt trong phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Tiếp nối những đột phá từ LDN 1999, LDN năm 2005 đã sửa đổi, bổ
sung nhiều nội dung mới trong hoàn thiện khung khổ pháp luật về môi trường
kinh doanh ở nước ta nhằm góp phần thiết lập một mơi trường kinh doanh
công bằng và không phân biệt đối xử. Đồng thời, LDN 2005 cũng đã quy định
rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của cổ đơng phổ thơng; nhóm cổ đơng; vốn của
CTCP... tuy nhiên, việc quy định cụ thể về CTĐC vẫn chưa được đề cập đến
trong LDN 2005.


×