Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

cdrom tin học 6 bùi thị minh nguyệt thư viện tư liệu giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.29 KB, 89 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ngày soạn: 10-01-2009</b>
<b>Tiết 37: </b>


Bài dạy: <b>§30</b>

<b>THỤ PHẤN</b>

<b> (tiếp theo)</b>


<b> I. MỤC TIÊU :</b>


<b>1. Kiến thức: Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió.</b>
<b>2. Kỹ năng: Phân biệt được những đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ</b>


sâu bọ.


<b>3. Thái độ: Nêu được 1 số ứng dụng, những hiểu biết về thụ phấn của con người để góp phần nâng</b>


cao năng suất và phẩm chất cây trồng. Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.


<b>II. CHUẨN BỊ:.</b>


<b>-1 .Chuẩn bị của GV: </b>


Tranh thụ phấn nhờ gió: Hoa ngơ


<b>-2.Chuẩn bị của HS : Ơn lại Nội dung bài trước</b>


<b>III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>
<b>1. Ổn định tình hình lớp</b> : (1’)


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b> : (7’)


a. Thụ phấn là gì? Như thế nào là hoa tự thụ phấn? Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
(- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.



- Hoa tự thụ phấn có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
- Xảy ra ở hoa lưỡng tính, có nhị và nhụy chín cùng lúc)


b. Thế nào là hoa giao phấn? Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
(- Hoa giao phấn có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.


- Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to
và có gai, đầu nhụy có chất dính).


<b>3. Giảng bài mới </b>


<b>-a.Giới thiệu bài mới(1’) : Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì và sự ứng dụng Nội dung về thụ</b>
phấn trong thực tế như thế nào? Để hiểu được ta nghiên cứu bài 30 tiếp theo.


<b>- b.Tiến trình bài dạy </b>


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<b>16’ 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió 1. Đặc điểm của hoa thụ</b>


<b>phấn nhờ gió</b>


- Gv u cầu Hs hoạt động theo
nhóm


+ Mỗi Hs đọc thơng tin  đầu
trang 11, suy nghĩ trả lời câu
hỏi phần  trang 101



- Hs hoạt động theo nhóm
+ Mỗi HS đọc thông tin  và
thực hiện  đầu trang 101
+ Cả nhóm thảo luận về câu trả


lời phần lệnh đó.


- Yêu cầu : HS đại diện nhóm
trả lời câu hỏi : Những đặc
điểm đó có lợi gì cho sự thụ
phấn nhờ gió


+ Cả nhóm thảo luận câu trả
lời phần  đó


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


* Kết luận : Hoa thụ phấn nhờ
gió thường nằm ở ngọn cây 
cho gió thổi hạt phấn bay 
đầu nhụy. Bao hoa tiêu giảm 
hạt phấn dễ tiếp xúc được với
đầu nhụy. Hạt phấn nhiều, nho,û
nhẹ  khả năng hạt phấn có
thể tiếp xúc với đầu nhụy cao
hơn; hạt phấn dễ bay hơn. Đầu
nhụy có lơng dính  dễ bắt lấy
hạt phấn


- Những cây thụ phấn nhờ gió


thường có hoa nằm ở ngọn
cây; bao hoa thường tiêu
giảm; chỉ nhị dài, hạt phấn
nhiều, nhẹ, nhỏ; đầu nhụy
thường có lơng dính.


- Phân biệt đặc điểm hoa thụ
phấn nhờ gió với hoa thụ phấn
nhờ sâu bọ?


- 1-2 Hs trả lời


<b>15’ 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu những ứng dụng thực tế về thụ</b>


<b>phaán.</b>


<b>2. Ứng dụng thực tế về thụ</b>
<b>phấn.</b>


- Yêu cầu Hs đọc thông tin mục
2 SGK.


- 1 Yêu cầu Hs đọc thông tin
mục 2 SGK. Cả lớp theo dõi.


<b>Hỏi: Con người đã biết làm</b>


những gì để ứng dụng hiểu biết
về sự thụ phấn?



Gợi ý:


- Khi nào hoa cần thụ phấn bổ
sung?


- Con người đã làm gì để tạo
điều kiện cho hoa thụ phấn?


<b>Hỏi: Vì sao con người thường</b>


trồng ngơ ở những nơi thống
gió, ít chướng ngại vật; nuôi
ong trong các vườn cây ăn quả?


- 1-2 Hs trả lời, các Hs khác
bổ sung


-Yêu cầu nêu được :


- Khi thụ phấn tự nhiên gặp
khó khăn


- Con người nuôi ong, trực
tiếp thụ phấn cho hoa


- Trồng nơi thống gió giúp
cho ngơ thụ phấn tốt hơn
- Nuôi ong trong vườn để ong
thụ phấn cho hoa



<b>* Kết luận: Trong những lúc</b>
trời mưa to hoặc lặng gió thì
những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
hoặc nhờ gió khơng thụ phấn
được vì thế phải nhờ thụ phấn
bổ sung của con người để làm
tăng khả năng tạo quả hạt của
cây hơn. Ngồi ra người ta cịn
biết trồng ngơ ở nơi thống gió,
ni ong trong vườn cây ăn quả
để tạo điều kiện cho hoa giao
phấn. Con người đã tạo ra
nhiều giống lai (ngô lai, lúa lai)
nhờ thực hiện giao phấn cho
hoa, để tạo giống cây có phẩm


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


chất tốt, năng suất cao, chống
bệnh tốt.


5’ <b>3. Hoạt động 3: Củng cố,</b>


<b>Hỏi: Đặc điểm của hoa thụ</b>


phấn nhờ gió?


-1-2 Hs trả lời, Hs khác bổ
sung



<b>Hỏi: Trong những trường hợp</b>


nào thì thụ phấn nhờ người là
cần thiết?


- 1 Hs đọc phần kết luận trong
khung.


- Ra bài tập: Câu 1, 2, 3 và
phần bài taäp SGK trang 102


- 1 Hs đọc phần kết luận trong
khung.


HS trả lời câu hỏi


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


Ơn lại bài “Cấu tạo và chức năng của hoa”, xem lại khái niệm “Thụ phấn”
Xem trước bài mới


<b>IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:</b>







---



<b>------Ngày soạn :12-01-2009</b>


<b> Tiết 38 </b> <b>Bài dạy: § 31 THỤ TINH KẾT HẠT VÀ TẠO QUAÛ</b>


<b>I. MỤC TIÊU . </b>
<b>1. Kiến thức: </b>


- Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và và thụ tinh.
- Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.


- Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.


<b>2. Kỹ năng: </b>


- Rèn luyện và củng cố các kỹ năng: Làm việc độc lập và làm việc theo sách. Kỹ năng quan sát
nhận biết. Vận dụng Nội dung để giải thích hiện tượng trong đời sống.


<b>3. Thái độ: giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây xanh</b>
<b>II. CHUẨN BỊ </b>


1.Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ theo hình 31.1 SGK. Bảng phụ


2.Chuẩn bị của HS : Ôn tập lại bài “Cấu tạo và chức năng của hoa” và bài “thụ phấn”.
- Bảng nhóm


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số lớp: 6A1---;6A2---;6A3---; 6A4:--- ; </b>
<b>6A5:---2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b>



a. Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm nào?


(Có hoa nằm ở ngọn cây; bao hoa thường tiêu giảm; chỉ nhị dài ; hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ; đầu
nhụy thường có lơng dính)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

b. Con người đã ứng dụng Nội dung về thụ phấn như thế nào? (Chủ động giúp cho hoa giao phấn
tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao).


<b>3. Giảng bài mới </b>


a.Giới thiệu bài mới (2’): Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả.
Vậy thụ tinh, kết hạt và tạo quả ở hoa diễn ra như thế nào, ta tìm hiểu qua bài 31.


b.Tiến trình bài dạy


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<b>8’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự nảy mầm của hạt phấn </b> <b>1. Sự nảy mầm của hạt phấn</b>


GV hướng dẫn HS quan sát
h31.1, tìm hiểu chú thích. Đọc
thơng tin ở mục


- HS tự quan sát h31.1, tìm
hiểu chú thích. Đọc thơng tin
ở mục 1


<b>Hỏi: Hãy mơ tả hiện tượng nảy</b>


mầm của hạt phấn?



+ Suy nghĩ tìm đáp án câu hỏi
+ Phát biểu đáp án bằng cách
chỉ trên tranh sự nảy mầm
của hạt phấn và đường đi của
ống phấn


<b>* Kết luận: </b>


+ Sau khi thụ phấn mỗi hạt
phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy
nảy mầm thành ống phấn.
+Tế bào sinh dục đực chuyển
đến phần đầu ống phấn.


+ Sau đó ống phấn xuyên qua
đầu nhụy và vòi nhụy vào trong
bầu, tiếp xúc với noãn, phần
đầu ống phấn mang TBSD đực
được đưa vào noãn.


- HS nghe và ghi nhớ


+ Sau khi thụ phấn mỗi hạt
phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy
nảy mầm thành ống phấn.
+Tế bào sinh dục đực chuyển
đến phần đầu ống phấn.


<b>10’ Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng thụ tinh </b> <b>2. Hiện tượng thụ tinh</b>



- Thụ tinh là hiện tượng tế bào
sinh dục đực (tinh trùng) của
hạt phấn kết hợp với tế bào
sinh dục cái (trứng) có trong
nỗn tạo thành 1 tế bào mới
gọi là hợp tử.


- Sinh sản có hiện tượng thụ
tinh là sinh sản hữu tính


* Các tiến hành :


- u cầu Hs tiếp tục quan sát
H31.1 và đọc mục 2 SGK


- Hs tự quan sát H31.1 và đọc
mục 2 SGK


- 1 Hs đọc to mục 2 SGK cả
lớp theo dõi


- Yêu cầu mỗi Hs suy nghĩ để
trả lời phần  trang 103.


- GV nêu hệ thống câu hỏi
hướng dẫn HS khai thác thông
tin:


+ Sau khi thụ phấn đến lúc thụ


tinh có những hiện tượng nào
xảy ra?


+ Thụ tinh là gì?


- Gọi 2 Hs lên bảng trình bày
câu trả lời và chỉ vào hình vẽ,
Hs khác bổ sung.


- Hs suy nghĩ để trả lời phần
 trang 103.


- 2 Hs lên bảng trình bày câu
trả lời và chỉ hình, các Hs
khác bổ sung.


Yêu cầu đạt được :


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>
<b>Hỏi: Sinh sản hữu tính là gì?</b> - 1-2 Hs trả lời: là sinh sản có


hiện tượng thụ tinh


<b>Hỏi: Tại sao nói sự thụ tinh là</b>


dấu hiệu cơ bản của sinh sản
hữu tính?


+ Dấu hiệu của sinh sản hữu
tính là sự kết hợp của tế bào


sinh dục đực và cái


* Kết luận: GVkết luận như
phần thông tin  và khái niệm
thụ tinh như phần ghi nhớ SGK.


<b>10’ Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả </b> <b>3. Sự kết hạt và tạo quả</b>


- Yêu cầu 1 Hs đọc thông tin
mục 3, cả lớp theo dõi


- 1 Hs đọc thông tin mục 3, cả
lớp theo dõi


- Yêu cầu mỗi Hs tự suy nghĩ
để thực hiện  trang 104


- Hs tự suy nghĩ để thực hiện
 trang 104


- Gọi 1-2 Hs trả lời các câu hỏi
phần 


- 1-2 Hs trả lời các câu hỏi
phần , các Hs khác bổ sung


<b>* Kết luận : hạt do noãn phát</b>


triển tạo thành. Noãn sau khi
thụ tinh thì hợp tử phát triển


thành phơi, vỏ nỗn hình thành
vỏ hạt, phần cịn lại của noãn
phát triển thành bộ phận chứa
chất dự trữ cho hạt. Quả do bầu
nhụy biến đổi và phát triển mà
thành, quả chứa hạt. Các bộ
phận khác của hoa héo và rụng
( 1 số ít lồi cây ở quả cịn dấu
tích của 1 số bộ phận của hoa)


- Sau khi thụ tinh hợp tử phát
triển thành phôi. Nỗn phát
triển thành hạt chứa phơi. Bầu
phát triển thành quả chứa hạt.


<b>6’ 4. Hoạt động 4: Củng cố, </b>


- Gọi 1 Hs đọc kết luận trong
khung cuối bài


-Phân biệt biện tượng thụ phấn
và hiện tượng thụ tinh? Thụ
phấn có quan hệ gì với thụ tinh?


<b>4. Hoạt động 4: Củng cố, </b>


- Gọi 1 Hs đọc kết luận trong
khung, cả lớp theo dõi.


-HS suy nghĩ và trả lời câu


hỏi.


Các HS khác nhận xét và bổ
sung hoàn chỉnh.


- Gợi ý câu 1 SGK trang 122:
Muốn có hiện tượng thụ tinh
phải có hiện tượng thụ phấn
nhưng hạt phấn phải được nảy
mầm. Vậy thụ phấn là điều
kiện cần cho thụ tinh xảy ra
-Quả và hạt do bộ phận nào của


hoa tạo thành?


- Ra bài tập : câu 1,2 SGK; đọc
phần “em có biết”


- 1-2 Hs trả lời, Hs khác bổ
sung


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


- Mỗi nhóm 4 Hs mang quả cải khơ, quả đậu xanh khô, quả thầu dầu khô, quả đậu phụng khô, quả
chanh, quả đu đủ chín, quả táo ta, quả cà chua chín.


- Học bài cũ ,xem trước bài mới


<b>IV.</b> <b>RÚT</b> <b>KINH</b> <b>NGHIỆM,</b> <b>BỔ</b>



<b></b>


SUNG:---


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Ngày soạn : 12-01-2009</b> <b> Chương VII : QUẢ VAØ HẠT</b>


<b>Tiết 39</b> <b>Bài dạy:</b>

<b>§ 32 CÁC LOẠI QUẢ</b>



<b>I. MỤC TIÊU </b>
<b>1. Kiến thức: </b>


- HS học được cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau


- Biết chia các nhóm quả chính dựa vào các đặc điểm hình thái của phần vỏ quả : Nhóm quả khơ và
nhóm quả thịt và các nhóm nhỏ hơn : Hai loại quả khơ và hai loại quả thịt.


<b>2. Kỹ năng : </b>


- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành.


- Vận dụng Nội dungđể biết các cách bảo quản, chế biến tận dụng quả và hạt sau khi thu hoạch.


<b>3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên</b>
<b>II. :CHUẨN BỊ: </b>


1.Chuẩn bị của GV: Tranh các loại quả


Mẫu vật : quả đậu, quả cà chua, quả chanh, quả đậu xanh khơ, quả đu đủ chín, quả táo ta, quả thầu
dầu khơ.. Bảng phụ



2.Chuẩn bị của HS : Mỗi bàn 4 Hs chuẩn bị mẫu vật giống GV.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra mẫu vật Hs mang. </b>


Kiểm tra sĩ số lớp : 6A1---;6A2---;6A3---; 6A4:--- ; 6A5:---


<b>2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra</b>
<b>3. Giảng bài mới </b>


a.Giới thiệu bài mới (2’): Quả rất quan trọng đối với cây vì nó bảo vệ hạt, giúp cho việc duy trì và
phát triển nòi giống, nhiều quả còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho nhười và động vật. Biết được
đầy đủ đặc điểm của quả ta có thể bảo quản, chế biến quả được tốt hơn và biết tận dụng khi thu hoạch. Vì
vậy tìm hiểu về quả và biết phân loại quả sẽ có tác dụng thiết thực trong cuộc sống.


b. Tiến trình bài dạy


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<b>12’ 1. Hoạt động 1 : Tập chia nhóm các loại quả</b> <b>1. Căn cứ vào đặc</b>
<b>điểm nào để phân</b>
<b>chia các loại quả:</b>


- Treo tranh


- GVyêu cầu học HS hoạt động nhóm theo
yêu cầu  trang 105.


- HS hoạt động theo nhóm :


+ HS thực hiện  trang 105
+ HS viết vào vở bài tập tất
cả những đặc điểm mà nhóm
đã dùng để phân chia chúng .
ví dụ : hình dạng, số hạt, đặc
điểm của hạt


- u cầu đại diện 3 nhóm trình bày kết


quả - Đại điện 3 nhóm trình bàykết quả


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


+ Trước hết quan sát các loại quả tìm xem
giữa chúng có những điểm nào khác nhau
nổi bật mà người quan tâm có thể chia
chúng thành các nhóm khác nhau. Ví dụ
đặc điểm về số lượng hạt, đặc điểm màu
sắc của quả.


+ Định ra tiêu chuẩn về mức độ khác nhau
về đặc điểm đó. Ví dụ : về số lượng hạt
(một hạt, nhiều hạt và khơng có hạt, hoặc
về màu sắc của.


+ Cuối cùng chia các nhóm quả bằng
cách: xếp các quả có những đặc điểm
giống nhau vào một nhóm


- Gv giảng giải: Các em đã biết cách chia


quả thành những nhóm khác nhau theo
mục đích và những tiêu chuẩn mình tự đặt
ra. Tuy nhiên, vì khơng xuất phát từ mục
đích nghiên cứu nên cách phân chia đó
cịn mang tính tùy tiện. Bây giờ chúng ta
hãy học cách phân chia quả theo những
tiêu chuẩn đã được các nhà khoa học đề ra
nhằm mục đích nghiên cứu.


<b>18’ 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia quả thành các nhóm chính theo</b>
<b>đặc điểm của phần vỏ quả.</b>


<b>2. Các loại quả</b>
<b>chính: Dựa vào đặc</b>


điểm của vỏ quả có
thể chia các quả
thành 2 nhóm chính
là quả khô và quả
thịt.


<b>a. Phân biệt quả thịt với quả khô</b>


- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin  đầu tiên
trang 106.


- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin
 đầu tiên trang 106, cả lớp
theo dõi



- Yêu cầu mỗi Hs xem kỹ ảnh các quả
H32.1 nghó xem mỗi quả có thể xếp vào
nhóm nào, viết tiếp vào mục ví dụ trong
bảng.


- Hs thực hiện  trang 106,
viết tiếp vào mục ví dụ trong
bảng.


- Yêu cầu vài Hs đọc lại từng phần về đặc
điểm và ví dụ đã ghi trong bảng để giúp
nhau sửa chữa.


- GVgiúp Hs hồn thiện nếu thấy Hs cịn
tìm ví dụ sai.


- 1 vài Hs đọc lại từng phần
về đặc điểm và ví dụ đã ghi
trong bảng để giúp nhau sửa
chữa.


<b>b. Phân biệt 2 nhóm quả khô</b>


- Gv u cầu Hs thực hiện  thứ 2 trang
106, hãy viết tên vào các đặc điểm của 2
nhóm quả khô vào các mục tương ứng
trong bảng.


- Hs thực hiện  thứ 2 trang
106, hãy viết tên vào các đặc


điểm của 2 nhóm quả khô
vào các mục tương ứng trong
bảng.


- Yêu cầu mỗi Hs quan sát lại các quả khoâ


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


1 lần nữa, xác định quả khô nào thuộc
nhóm quả khơ nẻ và quả khơ nào thuộc
nhóm quả khơ khơng nẻ để viết vào mục
ví dụ, đồng thời mỗi em nghĩ thêm các ví
dụ khác.


<b>Hỏi: Vậy đặc điểm quả khô nẻ? Quả khô</b>


không nẻ?


- Hs trao đổi tìm ra đặc điểm
2 nhóm quả khơ và tìm được
những ví dụ đúng


Quả khơ khi chín thì
vỏ khơ, cứng và
mỏng. Có 2 loại quả
khơ : Quả khô nẻ và
quả khô không nẻ.
* Tiểu kết: Quả khơ có thể chia làm 2


nhóm:



+ Quả khơ nẻ : khi chín khơ vỏ quả có khả
năng tự tách ra cho hạt rời ra ngồi.


Ví dụ: quả cải, quả đậu Hà Lan, quả đậu
bắp, quả bông


+ Quả khô khơng nẻ: Khi chín khơ vỏ quả
khơng tự tách ra.


Ví dụ: Quả chò, quả lạc, quả thìa là.


<b>c. Phân biệt 2 nhóm quả thịt</b> - Quả thịt khi chín thì


mềm, vỏ dày chứa
đầy thịt quả.


- Yêu cầu mỗi HS thực hiện  thứ 3 trang
106


- Mỗi HS thực hiện lệnh thứ 3
trang 106


-Quả gồm toàn thịt
gọi là quả mọng, quả
có hạch cứng bọc lấy
hạt gọi là quả hạch
-Xếp những quả thịt H32.1 vào 1 trong 2


nhóm đó.-Tìm xem các ví dụ khác về quả


mọng và quả hạch?


1 - 2 HS trả lời
- Tiểu kết :


+ Quả mọng có phần thịt quả rất dày và
mọng nước nhiều hay ít. Ví dụ: quả cà
chua, quả chanh, quả đu đủ, quả chuối,
quả hồng, quả nho…


- Vài HS đọc lại phần đã ghi
được và đặc điểm và ví dụ 2
nhóm của thịt để giúp nhau
sửa chữa


+ Quả hạch ngồi phần thịt quả cịn có
hạch rất cứng chứa hạt ở bên trong. Ví
dụ : quả táo ta, quả đào, quả mơ, quả dừa,


<b>6’</b> <b>3. Hoạt động 3 : Củng cố </b>


<b>Hỏi : Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt</b>


vaøo quả khô và quả thịt? (vỏ quả)


- Gọi một HS đọc phần kết luận sách giáo
khoa


- Một HS đọc kết luận SGK,


các HS khác theo dõi


Ra bài tập: Câu 1, 2, 3, 4 và đọc phần
“Em có biết”


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (2’) : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Mỗi nhóm 2 HS chuẩn bị : Một số hạt đỗ đen (hoặc hạt lạc ) đã ngâm nước trước một ngày và một
vài hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 – 4 ngày. Một số loại hạt khác : bưởi, cam, đỗ xanh, lạc, bí ngơ, thóc.


- Mỗi HS kẻ sẵn bảng theo mẫu sách giáo khoa trang 108 vào vở
-Học bài cũ ,xem trước bài mới


<b>IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:</b>






---


<b>------Ngày soạn : 12-01-2009</b>
<b>Tiết 40</b>


<b> Bài dạy : § 33 HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT</b>




<b>I. MỤC TIÊU </b>
<i><b>1. Kiến thức: </b></i>



- Kể tên được những bộ phận của hạt


- Phân biệt được hạt 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm
- Biết cách nhận biết hạt trong thực tế.


<i><b>2. Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng quan saùt</b></i>


<i><b> 3. Thái độ: - Biết cách lựa chọn và bảo quản hạt giống.</b></i>


<b>II. CHUẨN BỊ :</b>


<i><b>1. Chuẩn bị của GV</b><b> :</b></i>


+ Một số kính lúp


+ Hạt đậu đen và hạt ngô ngâm nước( hạt đậu đen ngâm nước trước 1 ngày), hạt ngô để trên bông
ẩm trước 3 – 4 ngày


+ Tranh câm về các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngô
<i><b>2.Chuẩn bị của HS: - Một số nan hoa đập bẹp 1 đầu.</b></i>


- Kẻ trước bảng trang 108.


- Chuẩn bị mẫu vật giống GV, thêm: hạt bưởi, cam, đỗ xanh, lạc, bí ngơ, thóc,…


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :</b>


<i><b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra mẫu vật</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ</b></i><b> : (4’)</b>



a. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt. Phân biệt quả khô với quả thịt?
- Dựa vào vỏ quả


- Quả khô : Khi chín vỏ khơ, cứng và mỏng; quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả.
b. Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào? Cho ví dụ?


- Quả mọng : Quả gồm tồn thịt, ví dụ: quả cà chua, quả chuối.
- Quả hạch : Quả có hạch cứng bọc lấy hạt, ví dụ : quả mơ, quả xoài.


<i><b>3. Giảng bài mới </b></i>


<i><b>a.Giới thiệu bài mới (2’): Noãn sau khi thụ tinh sẽ biến thành hạt. Vậy hạt có cấu tạo như thế nào.</b></i>


Để hiểu được ta nghiên cứu bài 33.
<i><b> b.Tiến trình bài dạy </b></i>


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


<b>18’ 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của hạt</b> <b>1. Các bộ phận của hạt</b>


- Treo tranh - Mỗi Hs tự tách bóc 2 hạt theo


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


- Yêu cầu mỗi HS thực hiện 
trang 108


- GV hướng dẫn HS bóc vỏ hai
lọai hạt: ngơ và đậu đen



hướng dẫn của GV và SGK, quan
sát trên vật mẫu thật tách được
và đối chiếu với h33.1và 33.2
trong SGK để tìm được đầy đủ
các bộ phận của mỗi hạt.(thân,
rễ, lá, chồi mầm)


- Sau khi HS quan sát các nhóm
trao đổi và ghi kết quả vào bảng
SGK tr.108


(GV lưu ý hướng dẫn các nhóm
chưa bóc tách được)


- Gọi 2-3 HS đọc nội dung bảng
điền của mình


- Cho HS điền vào tranh câm


- Hs trao đổi nhóm


- Mỗi HS làm vào bảng tr.108
- 2-3 HS đọc nội dung bảng điền
tr.108 của mình. Các nhóm nhận
xét bổ sung.


- Hs lên bảng điền vào tranh
câm các bộ phận của mỗi hạt



- Hạt gồm có vỏ, phôi và
chất dinh dưỡng dự trữ.


GV nhận xét và chỉnh lại cho
đúng theo bảng sau:


Phần trả lời ở bảng tr. 108


Hạt đỗ đen Hạt ngơ


-Vỏ và phôi
- Vỏ hạt


-Chồi mầm, lá mầm, thân
mầm, rễ mầm.


- 2 lá mầm
- Ở 2 lá mầm


-Vỏ, phôi và phôi nhũ
- Vỏ hạt


-Chồi mầm, thân mầm, lá mầm,
rễ mầm


- 1 lá mầm
- Ở phơi nhũ


- Phôi của hạt gồm: rễ mầm,
thân mầm, lá mầm và chồi


mầm.


- Chất dinh dưỡng dự trữ của
hạt chứa trong hai lá mầm
hoặc trong phôi nhũ


<b>Hỏi : Hạt gồm những bộ phận</b>


nào?


- HS phát biểu, nhóm bổ sung
GV nhận xét và chốt lại kiến


thức: hạt gồm: vỏ, phôi (lá
mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ
mầm) và chất dinh dưỡng dự trữ
(lá mầm, phôi nhũ)


<b>10’ 2. Hoạt động 2: Phân biệt hạt hai lá mầm với hạt một lá mầm</b> <b>2. Phân biệt hạt hai lá mầm</b>
<b>với hạt một lá mầm</b>


- Yêu cầu HS thực hiện lệnh
tr.109: Hãy chỉ ra điểm giống
nhau và khác nhau của hạt ngô
và hạt đỗ.


- Yêu cầu vài Hs báo cáo kết
quả so sánh được


- Hs thực hiện  trang 109



- 1-2 Hs báo cáo kết quả, các Hs
khác bổ sung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>
<b>Hỏi: Hạt 2 lá mầm khác hạt 1 lá</b>


mầm ở điểm nào?


<b>Hỏi: Thế nào là cây 2 lá mầm .</b>


Thế nào là cây một lá mầm ?
- GV chốt lại đặc điểm cơ bản
phân biệt hạt 1 lá mầm với hạt
2 lá mầm : là số lá mầm trong
phơi.


Cây hai lá mầm, phơi của hạt
có hai lá mầm. Cây 1 lá mầm
phơi của hạt có 1 lá mầm.
Hỏi : Cho ví dụ trong thực tế
những cây hai lá mầm, những
cây 1 lá mầm mà em biết?


- Mỗi Hs đọc phần thông tin 
trang 109 để nhận ra điểm khác
nhau chủ yếu giữa hạt 1 lá mầm
và hạt 2 lá mầm đó là : số lá
mầm, vị trí chất dự trữ



- 1-2 Hs trả lời. Các HS khác bổ
sung.


Cây 2 lá mầm phôi của hạt
có 2 lá mầm. Cây 1 lá mầm
phôi của hạt có 1 lá mầm


<b>6’ 3. Hoạt động 3 : Củng cố, </b>
<b>Hỏi: Hạt gồm những bộ phận</b>


chính nào?


<b>Hỏi: Phơi của hạt gồm những</b>


bộ phận nào?


<b>Hỏi: Vì sao người ta chỉ giữ lại</b>


làm giống các hạt to, chắc, mẩy,
không bị sứt sẹo và không bị
sâu bệnh?


- 1-2 Hs trả lời, các Hs khác bổ
sung.


- Gọi 1-2 Hs trả lời


- 1-2 Hs trả lời, các Hs khác bổ
sung:



+ Hạt to, chắc, mẩy: sẽ có chất
dinh dưỡng và các bộ phận của
phơi khoẻ.


+ Hạt không sứt sẹo :các bộ phận
như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng
dự trữ còn nguyên vẹn mới bảo
đảm cho hạt nảy mầm thành cây
con phát triển bình thường. Chất
dự trữ cung cấp cho phôi phát
triển thành cây con, hạt mới nảy
mầm được.


+ Hạt không bị sâu bệnh sẽ tránh
được những yếu tố gây hại cho
cây non khi mới hình thành.


* Gợi ý câu 3 (phần bài tập
về nhà): Câu nói của bạn
cũng đúng nhưng chưa thật
chính xác vì hạt lạc có cấu
tạo giống như hạt đậu đen
chỉ gồm 2 bộ phận là vỏ và
phơi, vì chất dinh dưỡng dự
trữ của hạt khơng tạo thành
một bộ phận riêng , mà chất
này được chứa trong 2 lá
mầm ( là một phần của phôi)


<b>Hỏi: Chất dinh dưỡng của hạt</b>



được chứa ở đâu?


- 1-2 HS trả lời : chứa trong phôi
nhũ hoặc trong hai lá mầm.
Ra bài tập: Câu 1, 2 câu 3 dành


cho Hs khá giỏi


- 1 Hs đọc phần kết luận, Hs cả
lớp theo dõi.


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)- Kẻ trước vào vở bài tập bảng ở trang 111.</b>


- Mỗi nhóm HS chuẩn bị 3 mảnh giấy nhỏ bằng 1 nửa trang SGK, mỗi tờ ghi sẵn một cách phát tán:
nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán.( cách phát tán, tên quả và hạt, đặc điểm thích nghi)


Học bài cũ xem trước bài mới .


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>IV.</b> <b>Rút</b> <b>kinh</b> <b>nghiệm,</b> <b>bổ</b>
<b></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>---Ngày soạn :13-01-2009</b>
<b>Tiết 41 </b>


<b> Bài dạy: § 34 </b> <b> </b>

<b>PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT</b>


<b>I. MỤC TIÊU </b>


<b>1. Kiến thức: </b>



- Phân biệt được những cách phát tán khác nhau của quả và hạt


- Tìm ra những đặc điểm thích nghi với từng cách phán tán của các loại quả và hạt.


<b>2. Kyõ naêng:</b>


- Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết.
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm


<b>3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật</b>
<b>II. CHUẨN BỊ :</b>


-1.Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ theo hình 34.1


Bảng phụ kẻ sẵn bảng theo mẫu ở trang 111 SGK


Các mảnh giấy có ghi 1 trong những từ sau: nhờ gió; nhờ động vật; tự phát tán
-2.Chuẩn bị của HS : Sưu tầm 1 số loại quả hạt có trong hình 34.1


Kẻ trước bảng ở trang 111 vào vở bài tập


Mỗi nhóm HS chuẩn bị 3 mảnh giấy nhỏ ghi sẵn một cách phát tán: nhờ gió, nhờ
động vật, tự phát tán.( cách phát tán, tên quả và hạt, đặc điểm thích nghi)


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra mẫu vật</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b>


a. Hạt gồm những bộ phận nào? (Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ); phôi của hạt gồm những phần


nào? (rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm).


b. Phân biệt cây 2 lá mầm với cây 1 lá mầm? Ví dụ? (Cây 2 lá mầm phơi của hạt có 2 lá mầm; cây
1 lá mầm phơi của hạt chỉ có 1 lá mầm. Ví dụ: cây đậu; cây ngơ).


<b>3. Giảng bài mới </b>


-a.Giới thiệu bài mới (2’): Yêu cầu mỗi Hs đọc lời giới thiệu của bài


<b>Hỏi: Thế nào là sự phát tán?</b>


<b>Hỏi : Sự phát tán có ý nghĩa gì đối với cây?</b>


- b.Tiến trình bài dạy


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


<b>8’ 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách phán tán của quả và hạt</b> <b>1. các cách phán tán của</b>
<b>quả và hạt</b>


- Yêu cầu Hs thực hiện  ở mục 1. - Mỗi Hs ghi tên và đánh
dấu vào bảng kẻ sẵn về
các cách phát tán của
những quả và hạt đã
quan sát được.


- Yêu cầu 1 số Hs lên bảng điền vào bảng
kẻ sẵn của Gv để cả lớp tham gia góp ý
giúp Hs hồn thiện bảng



- 1 số Hs lên bảng điền
Quả và hạt thường có những cách phát tán - 1-2 Hs trả lời, các Hs


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

nào? Cho ví dụ? bổ sung: 3 cách : nhờ
gió, nhờ động vật và tự
phát tán


* Kết luận: 3 cách phát tán tự nhiên của
quả và hạt: nhờ gió, nhờ động vật, tự phát
tán.


<b>14’ 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu những đặc điểm thích nghi chủ yếu của</b>
<b>quả và hạt với mỗi cách phát tán </b>


<b>2. Những đặc điểm thích</b>
<b>nghi chủ yếu của quả và</b>
<b>hạt với mỗi cách phát</b>
<b>tán</b>


- Yêu cầu hoạt động nhóm (mỗi nhóm 2


em) thực hiện  mục 2 - Hs hoạt động nhóm(mỗi nhóm 2 em) thực
hiện  mục 2. Mỗi Hs tự
ghi câu trả lời vào vở bài
tập.


- Gọi 3-4 nhóm trả lời kết quả, các nhóm
khác bổ sung


- Hãy kể tên những 1 số quả và hạt khác


phù hợp với các cách phát tán?


-Hãy giải thích hiện tượng quả dưa hấu
trên đảo của Mai An Tiêm?


-Ngoài các cách phát tán trên còn có
những cách hát tán nào?


- GV cho ví dụ : quê hương của cây cà phê
là ở Eâtiôpia được con người mang về trồng
ở Việt Nam.


- 3-4 nhóm báo cáo kết
quả, các nhóm khác bổ
sung


- 1-2 HS trả lời: Ngồi ra
cịn 1 vài cách phát tán
khác nhờ nước hoặc nhờ
người


<b>* Kết luận :</b>


+ Nhóm phát tán nhờ gió: quả chị, trâm
bầu, hạt hoa sữa, hạt bồ cơng anh. Đặc
điểm: có cánh hoặc túm lơng nên bị gió
thổi đi rất xa.


+ Nhóm phát tán nhờ động vật: quả trinh
nữ, quả thông, ké đầu ngựa. Đặc điểm:


quả nhiều gai hoặc nhiều móc dễ vướng
vào lơng hoặc da của động vật đi qua
hoặc đó là những quả được động vật
thường ăn.


+ Nhóm tự phát tán: quả đậu, quả cải, quả
chi chi… Đặc điểm: vỏ quả có khả năng tự
tách hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài.
+ Con người cũng giúp rất nhiều cho sự
phát tán của quả và hạt bằng cách như:
vận chuyển đi xa đến vùng khác, nước
khác, nhập nhiều loại quả  kết quả các
loài cây phân bố ngày càng rộng khắp và
phát triển khắp nơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>5’ 3. Hoạt động 3 : Trị chơi</b>


- 4 nhóm Hs (4 tổ) thi đoán nhanh, đoán
đúng các cách phát tán của quả, hạt.
- Gv lần lượt giơ mỗi quả hoặc hạt thật
hoặc tranh ảnh rồi gõ hiệu lệnh, nhóm Hs
chọn tờ giấy mang tên cách phát tán phù
hợp cho mỗi quả và hạt đó.


- Luật chơi: Mỗi nhóm chỉ được phép chọn
một lần, không được chọn lại, không được
bảo nhau.


- Mỗi lần đoán đúng được 1 điểm. Hai Hs
cử làm trọng tài giúp Gv quan sát theo


dõi, tổ nào nhiều điểm là thắng.


<b>6’ 4. Hoạt động 4: Củng cố </b>


<b>Hỏi: Sự phát tán của quả và hạt có ý</b>


nghĩa gì đối với cây?


<b>Hỏi: Quả và hạt có những đặc điểm khác</b>


<b>nhau với những cách phát tán nào? Hỏi:</b>
Quả và hạt có thể được phát tán và phát
triển ở khắp nơi còn nhờ yếu tố nào?
- Cho 1 Hs đọc phần kết luận


- Về nhà trả lời câu 1, 2, 3 SGK


- 1-2 Hs trả lời, các Hs
khác bổ sung.


- 1-2 Hs trả lời, các Hs
khác bổ sung.


- 1-2 HS trả lời: nhờ con
người, nhờ nước


- 1 Hs đọc phần kết luận,
cả lớp theo dõi.


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>



Mỗi Hs làm thí nghiệm 1 trang 113 trước ở nhà, trước 3-4 ngày.
Học bài cũ ,xem trước bài mới


<b>IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:</b>






---


<b>------Ngày soạn :13-01-2009</b>
<b>Tiết 42 </b>


<b> Bài dạy: § 35 </b>

<b>NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM</b>



<b>I. MỤC TIÊU :</b>
<b>1. Kiến thức</b> :


- HS tự làm thí nghiệm và nghiên cứu thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Biết được nguyên tắc cơ bản để thiết kế 1 thí nghiệm. Xác định một trong những yếu tố cần cho
hạt nảy mầm.


- Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kỹ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.


<b>2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thiết kế thí nghiệm, thực hành</b>
<b>3. Thái độ: Gíao dục ý thức yêu thích bộ mơn.</b>


<b> II. CHUẨN BỊ :</b>



-1.Chuẩn bị của GV: làm thí nghiệm trước 3-4 ngày, làm thí nghiệm 2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- 2.Chuẩn bị của HS :làm thí nghiệm trước 3-4 ngày, kẻ bảng tường trình thí nghiệm theo mẫu có
trong SGK


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số lớp 6A1---;6A2---;6A3---; 6A4:---; </b>
<b>6A5:---2. Kiểm tra bài cũ</b> : (7’)


1/ Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì? (nhiều gai hoặc nhiều móc
hoặc những quả động vật thường ăn). Cho ví dụ ?


2/ những quả hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió? (có cánh hoặc túm lơng). Cho ví dụ?
(quả chị, hạt hoa sữa…)


<b>3. Giảng bài mới :</b>


<b>-a,Giới thiệu bài mới(2’): Hạt giống nếu đem gieo trồng vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước thì</b>
hạt sẽ nẩy mầm. Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện gì. Đó là nội dung bài học hơm nay.


<b>-b.Tiến trình bài dạy </b>


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


<b>18’ 1. Hoạt động 1: a/ Thí nghiệm chứng minh những điều kiện cần cho hạt</b>
<b>nảy mầm.</b>


- Gv yêu cầu HS cả lớp đặt kết quả thí


nghiệm lên bàn cho Gv kiểm tra ,giúp hs
nhận biết :ở những hạt nảy mầm, đầu rễ
và chồi nhú ra khác với những hạt chỉ bị
nứt vỏ ra khi no nước ở trong cốc ngập
nước.


- GV yêu cầu HS ghi kết quả thí nghiệm
1 vào bản tường trình


- Gọi các HS báo cáo kết quả


- 5 Hs báo cáo kết quả dựa theo
bảng mẫu trang 113


- Các Hs khác nhận xét các báo
cáo.


-u cầu Hs trao đổi kết quả thí nghiệm
đã làm, giúp nhau giải thích nguyên nhân
các trường hợp chưa thu được kết quả
đúng.


- HS trao đổi nhóm để tìm câu
trả lời


- Yêu cầu mỗi Hs xem lại kết quả đã ghi
được trong bảng tường trình suy nghĩ trả
lời 3 câu hỏi về TN 1.


- Hs suy nghĩ trả lời 3 câu hỏi về


thí nghiệm 1.


- Nếu nhiều Hs khơng tự trả lời được, GV
gợi ý:


<b>Hỏi : Hãy nghĩ xem ở cốc có hạt nảy</b>


mầm có những điều kiện bên ngồi nào ?
(xét về nước và khơng khí)


-1-2 HS trả lời, các HS khác bổ
sung: đủ nước và khơng khí


<b>Hỏi : Hãy nghĩ xem ở những cốc có hạt</b>


khơng nảy mầm so với cốc có hạt nảy
mầm thì thiếu điều kiện nào?


-1-2 HS trả lời, các HS khác bổ
sung: Cốc 1: thiếu nước và
khơng khí. Cốc 2 : thiếu khơng
khí


Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện


nào? -1-2 HS trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


không khí.



- Lưu ý : 1 số cây thích nghi với mơi
trường nước, hạt của nó có khả năng lấy
được ơxi hồ tan trong nước nên có thể
nảy mầm trong điều kiện ngập nước.


trả lời đúng.


- Cho HS nhắc lại điều kiện cần
cho hạt nảy mầm: Phải đủ nước,
khơng khí


b) Tìm hiểu tiếp điều kiện thứ ba cần cho
hạt nảy mầm.


b) Tìm hiểu tiếp điều kiện thứ ba
cần cho hạt nảy mầm.


- GVcho HS xem keát quả thí nghiệm


bằng vật thật - 1 HS đọc thông tin đầu tiêntrang 114, cả lớp theo dõi
- Mỗi HS thực hiện  thứ nhất
trang 114


- Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm này có nảy
mầm khơng, vì sao?


* Tiểu kết : Hạt nảy mầm cịn cần có
điều kiện nhiệt độ thích hợp.



-1-2 HS trả lời, các HS bổ sung.
- HS tiếp tục trả lời câu trả lời
thứ 2 ở phần  thứ nhất trang
114


- Muốn cho hạt nảy
mầm ngoài chất
lượng của hạt cần
đủ nước, khơng khí
và nhiệt độ thích
hợp.


-Vậy muốn hạt nảy mầm cần những điều


kiện bên ngoài và bên trong nào? - Mỗi HS đọc tiếp thông tin thứ 2trang 114
-Các điều kiện liên quan với nhau như


thế nào? - 1 số HS nhắc lại điều kiện chủyếu bên ngoài cần cho hạt nảy
mầm và mối liên quan giữa các
điều kiện đó.


<b>12’ 2. Hoạt động2 : Vận dụng kiến thức vào sản xuất</b>


- Yêu cầu HS trao đổi nhóm phần  ở
mục 2; đại diện 3 nhóm báo cáo, các
nhóm khác bổ sung.


-HS trao đổi nhóm phần  mục
2.



- 3 nhoùm baùo caùo, caùc nhóm
khác bổ sung.


* Kết luận:


-Sau khi gieo hạt nếu đất bị úng  phải
tháo nước để hạt đủ khơng khí để hô hấp
hạt mới không bị thối, chết.


- Làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt nhằm
làm cho đất thoáng  hạt nảy mầm tốt.


- Khi gieo hạt phải
làm đất tơi xốp,
phải chăm sóc hạt
gieo: chống úng,
chống hạn, chống
rét, phải gieo hạt
đúng thời vụ


- Trời rét  Phủ rơm rạ cho hạt đã gieo
nhằm tránh to<sub> thấp bất lợi đồng thời tạo</sub>


điều kiện t0<sub> thuận lợi cho sự chuyển hố</sub>


các chất giúp hat nảy mầm tốt.


- Gieo đúng thời vụ  hạt gặp được
những điều kiện thời tiết thuận lợi phù
hợp như : nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng của


đất phù hợp  hạt nảy mầm tốt hơn.
- Bảo quản hạt giống tốt  không bị mối
mọt, nấm mốc phá hoại, hạt mới có sức


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


nảy mầm cao.


<b>6’</b> <b>3. Hoạt động 3 : Củng cố </b>


Em biết thêm được những gì ở bài học
này ?


Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào?


- 1 - 2 HS trả lời
- Bài tập về nhà :


+ Trả lời câu 1, 2 cuối bài sgk
+ Đọc phần em có biết


- 1 HS đọc phần kết luận, các
HS khác theo dõi


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


- Xem lại Nội dungvề cấu tạo và chức năng của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. Vẽ phác hoạ sơ đồ H36.1
SGK vào vở.


-Học bài cũ ,xem trước bài mới



<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i><b>------Ngày soạn : 01-02-2009</b></i>


<b>Tiết 43</b>


<b> Bài dạy : §36 TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA </b>
<b>I. CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT</b>


<b>I. Mục tiêu </b>
<b>1. Kiến thức:</b>


- Hệ thống hoá được những Nội dungvề cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan ở cây xanh có
hoa.


- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt động sống,
tạo thành 1 cơ thể toàn vẹn.


<b>2. Kỹ năng:</b>


- Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hóa.


- Biết vận dụng Nội dungđể giải thích được 1 vài hiện tượng trong thực tế trồng trọt.


<b>3. Thái độ: Yêu và và bảo vệ thực vật</b>
<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>-1.Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ phóng to sơ đồ hình 36.1</b>
+ 6 mảnh bìa, mỗi mảnh viết tên 1 cơ quan của cây xanh



+ 12 mảnh bìa nhỏ, mỗi mảnh ghi 1 số hoặc chữ : a,b,c,d,e,g,1,2,3,4,5,6
<b>-2.Chuẩn bị của HS : Mỗi HS vẽ sơ đồ H36.1 SGK vào vở</b>


<b>III. Hoạt động dạy học:</b>
<b>1. Ổn định tình hình lớp</b> : (1’)


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b> : (4’)


a. Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt này mầm?
(Điều kiện ngồi: đủ nước, khơng khí và nhiệt độ thích hợp


Điều kiện trong : hạt to chắc, không bị sâu mọt, sứt sẹo, không để quá lâu hoặc bị mốc)


b. Khi gieo hạt muốn hạt nảy mầm tốt cần làm đất và chăm sóc hạt gieo như thế nào? (Làm đất tươi
xốp, đủ nước, chống úng, chống hạn, chống rét và gieo đúng thời vụ).


<b>3. Giảng bài mới </b>


<b>-a.Giới thiệu bài mới (2’): Các cơ quan của cây xanh có hoa tạo thành 1 thể thống nhất. Sự thống</b>
nhất đó như thế nào ta nghiên cứu mục I bài 36.


<b>-b. Tiến trình bài dạy </b>


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<b>20’ 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng</b>
<b>của mỗi cơ quan ở cây có hoa.</b>


<b>1. Cây là một thể</b>


<b>thống nhất</b>


- u cầu Hs thực hiện  mục 1 và ghi
vào sơ đồ dưới dạng.


Ví dụ: quả (c + 1)
hoa (d + 3)


- Mỗi Hs đọc  mục 1: thực
hiện bài tập trắc nghiệm có
trong SGK và tự ghi đáp án
vào sơ đồ đã vẽ trong vở.
- Sau khi hoàn thành bài tập trắc


nghiệm, cho Hs chữa bài bằng trị chơi
bài về cây có hoa:


+ GV treo tranh câm h36.1
+ Mỗi lần chơi 2 tổ tham gia


+ Cách chơi : 1 em đại diện cho 2 tổ


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


cầm các quân bài ghi tên các cơ quan
cây có hoa, lần lượt giơ cao và gọi tên
1 quân bài ( tên 1 cơ quan ). Ở mỗi tổ
chơi , HS nào giữ quân bài về đặc
điểm cấu tạo và chức năng của cơ
quan đó đứng dậy trước là tổ đó thắng


và được điểm.


+ Khi bạn đã gọi hết tên các cơ quan 
GV chấm điểm cho 2 tổ


- HS chơi trò chơi


- Từ tranh hồn chỉnh GV đưa câu hỏi:
+ Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo
như thế nào? Và có chức năng gì?
+ Các cơ quan sinh sản có cấu tạo và
chức năng như thế nào?


- HS thảo luận nhóm để tìm
ra mối liên hệ giữa cấu tạo
và chức năng của mỗi cơ
quan


Cây có hoa là 1 thể
thống nhất vì:


- Có sự phù hợp giữa
cấu tạo và chức năng
trong mỗi cơ quan


<b>Hỏi: Nhận xét về mối quan hệ giữa</b>


cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan?
- GV nhận xét, kết luận:



- Hs trao đổi toàn lớp.
* Kết luận : Cây có hoa có nhiều cơ


quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù
hợp với chức năng riêng của chúng.
- GV nêu vấn đề : cây có hoa có nhiều
cơ quan , mỗi cơ quan của cây đều có
cấu tạo phù hợp với chức năng riêng
của chúng , vậy giữa các cơ quan có
quan hệ với nhau không và quan hệ
như thế nào ?


<b>10’ 2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự thống nhất về chức năng giữa các cơ</b>
<b>quan ở cây có hoa </b>


- Mỗi HS đọc lệnh mục 2 suy nghĩ để
trả lời câu hỏi:


Thông tin thứ nhất cho ta biết những
cơ quan nào của cây có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau về chức năng ?


- HS đọc  mục 2, thảo
luận nhóm để trả lời các câu
hỏi


+ Gợi ý thêm :


- Khơng có rễ hút nước và muối
khống thì lá có chế tạo được chất hữu


cơ khơng ?


- Khơng có thân thì các chất hữu cơ do
lá chế tạo có chuyển được đến nơi
khác khơng ?


- Có thân , có rễ nhưng khơng có lá ( lá
khơng có diệp lục ) thì cây có chế tạo
được chất hữu cơ khơng ? ở những cây
khơng có lá thì thân cành có biến đổi


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


thế nào để thực hiện chức năng thay
lá?


<b>- Hỏi: Lấy ví dụ chứng minh khi hoạt</b>
động của 1 cơ quan giảm đi hay được
tăng cường có ảnh hưởng gì đến hoạt
động của các cơ quan khác ?


- Cuối cùng yêu cầu HS cả lớp suy
nghĩ để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở
mục 2 như sau : Qua các thông tin trên,
cho biết giữa các cơ quan ở cây có hoa
có mối quan hệ như thế nào?


- Đại diện 3 nhóm trình bày
kết quả, các nhóm khác bổ
sung.



-HS cả lớp trao đổi câu trả
lời đã tự tìm ra


* GV kết luận : Trong hoạt động sống
của cây, giữa các cơ quan ở cây có hoa
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về
chức năng. Hoạt động của mỗi cơ quan
đều phải nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ
hoạt động của các cơ quan khác. Khi 1
cơ quan tăng cường hoặc giảm hoạt
động đều ảnh hưởng đến hoạt động
của các cơ quan khác và của toàn bộ
cây


- Có sự thống nhất giữa
chức năng của các cơ
quan


- Tác động vào 1 cơ
quan sẽ ảnh hưởng đến
cơ quan khác và tồn bộ
cây


- Cây có hoa có 2 loại cơ quan :cơ quan
sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, mỗi cơ
quan đều có chức năng riêng và đều có
cấu tạo phù hợp với chức năng đó
- Giữa các cơ quan có mối quan hệ
chặt chẽ đã tạo cho cây thành 1 thể


thống nhất


<b>5’ 3. Hoạt động 3 : Củng cố </b>
- Trị chơi giải ơ chữ


- Ra bài tập : câu 1, 2,3 SGK


<b>3. Hoạt động 3: Củng cố.</b>


- HS đọc phần kết luận SGK
- Giải ô chữ


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’) Xem trước bài tiếp theo. Tìm hiểu đời sống cây ở nước, sa</b>


mạc, ở nơi lạnh.


<b>IV. Ruùt kinh nghiệm, bổ sung:</b>







---


------Ngày soạn : 03-02-2009


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Tiết 44</b>


<i><b> Bài dạy : 36 </b></i>

TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA

<i><b> ( Tiếp theo)</b></i>


<b>II. CÂY VỚI MƠI TRƯỜNG</b>
<b>I. Mục tiêu :</b>


<b>1. Kiến thức: </b>


- Nêu được 1 vài đặc điểm chức năng của thực vật với các loại môi trường khác nhau ( duới nước ,
trên cạn , ở sa mạc , bãi lầy ven biển ). Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây và môi trường


- Thực vật thích nghi với điều kiện sống nên nó phân bố rộng rãi.


<b>2. Kỹ năng</b> : Rèn kỹ năng quan saùt, so saùnh


<b>3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên</b>
<b>II. Chuẩn bị :</b>


-1.Chuẩn bị của GV: + Các hình 36.2 , 36.3 phóng to
+ Mẫu cây bèo tây


-2.Chuẩn bị của HS : Xem trước bài mới


<b>III. Hoạt động dạy học :</b>
<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’)</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b>


a. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ? ( Vì :


- Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan, có sự thống nhất giữa chức năng của
các cơ quan .



- Tác động vào 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây )


<b>3. Giảng bài mới </b>


-a.Giới thiệu bài mới (2’): ở cây xanh, khơng những có sự thống nhất giữa các bộ phận, cơ quan với
nhau mà cịn có sự thống nhất giữa cơ thể với mơi trường. Sự thống nhất đó như thế nào ta nghiên cứu bài
36.


-b. Tiến trình bài dạy


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


<b>12’ 1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm</b>


<b>thích nghi của cây ở nước : </b>


- Treo tranh H 36.2


- 1 HS đọc thông tin trang
119 , cả lớp theo dõi


<b>II. Cây với môi</b>
<b>trường </b>


- GV giới thiệu tranh và sơ qua vài nét về
đặc điểm môi trường nước, yêu cầu HS
chú ý đến vị trí của lá so với mặt nước
trong các trường hợp.


-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, các nhóm


thảo luận suy nghĩ và trả lời các vấn đề
đặt ra trong mục 1


- Các nhóm thảo luận theo
các vấn đề đặt ra trong mục 1
- Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời từng


vấn đề ở phần  yêu cầu:


+ Nhận xét hình dạng lá ở các vị trí trên
mặt nước, chìm trong nước?


+ Cây bèo tây có cuống lá phình to, xốp


- Đại diện 3 nhóm trả lời, các
nhóm khác bổ sung :


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


-> có ý nghóa gì? So sánh cuống lá khi
cây sống trôi nổi và khi sống trên cạn?


với mơi trường sống trơi nổi
+ Chứa khơng khí giúp cây
nổi


<b>* Kết luận : - Lá trên mặt nước : rộng</b>


bản , hình trịn ; lá trong nước : nhỏ nhọn ,
hình kim ( do áp lực nước )



- Cuống bèo tây to , xốp  chứa nhiều khí
 giúp cây nổi được


- Cuống lá bèo tây sống trên cạn có
cuống nhỏ hơn vì khơng cần chứa khí
nhiều để nó nổi


<b>12’ 2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu vài đặc điểm thích nghi của cây sống trên cạn </b>


- GV viên thông báo đoạn câu có dấu 
về 1 vài đặc điểm của các cây mọc trong
rừng và trên đồi


- HS đọc lại thơng tin mục 2
SGK


<b>Hỏi : Vì sao cây mọc ở nơi đất khô hạn,</b>


rễ phải ăn sâu hoặc lan rộng ?


- 2 HS trả lời, các HS khác bổ
sung


<b>Hỏi : Vì sao ở trên đồi trống lá cây</b>


thường có lơng hoặc sáp phủ ngồi ?


- 1 – 2 HS trả lời, HS khác bổ
sung



<b>Hỏi : Vì sao cây mọc trong rừng rậm hay</b>


trong thung lũng thân thường vươn cao,
các cành tập trung ở ngọn ?


*Kết luận : GV kết luận từng câu hỏi:
- Rễ ăn sâu để tìm được nguồn nước. Rễ
lan rộng -> mới có thể hút được sương
đêm.


- Lá có lơng hoặc sáp phủ ngồi : giảm sự
thốt hơi nước


- Trong rừng rậm ánh sáng khó lọt xuống
thấp nên cây vươn cao để thu nhận ánh
sáng ở tầng trên


* GV nêu vài ví dụ khác :


+ Cây rau dừa nước mọc trong nước có rễ
phụ phát triển thành phao xốp như bơng,
nhưng khi mọc trên cạn thì rễ phụ khơng
như thế


+ lá của cùng một lồi cây khi mọc trong
bóng râm hoặc chỗ ẩm ướt thường có màu
xanh thẫm hơn và phiến thường lớn hơn
so với lá cây mọc ở ngoài sáng hoặc chỗ
khơ trên cạn



<b>8’ 3. Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm thích nghi của TV sống trong vài môi trường đặc biệt</b>


- GV yêu cầu HS đọc thơng tin mục 3,
quan sát H26.4, H36.5, thảo luận nhóm,
trả lời:


- HS đọc  thứ 2 trang 120,
quan sát H36.4, H36.5; thảo
luận nhóm giải thích các hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


+ Thế nào là môi trường đặc biệt?


+ Kể tên những cây sống ở những môi
trường này?


+ Phân tích đặc điểm phù hợp với mơi
trường sống ở những cây này?


- GV gợi ý : + Vì sao cây xương rồng
sống ở sa mạc lại có thân mọng nước và
khơng có lá, hãy liên hệ đến điều kiện
môi trường sa mạc để hiểu các đặc điểm
đó giúp cho cây sống được ở sa mạc ?
+ Vì sao cây đước có rễ chống?


-> u cầu HS rút ra nhận xét chung về
sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường?


- GV nhận xét, kết luận


tượng trên.


- Đại diện 1-2 nhóm trả lời,
các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận : Một số môi trường đặc biệt :


sa mạc, núi cao, vùng cực… đó là những
nơi cũng thuộc mơi trường cạn nói chung
nhưng vì có những điều kiện khắc nghiệt
nên các TV ở đó có những điểm thích
nghi khá đặc biệt. Có một số cây : đước,
vẹt ; xương rồng ; rêu và địa y


Cây xương rồng có đặc điểm trên  giữ
nước, hạn chế sự thoát hơi nước.


+ Cây đước có rễ chống để cây đứng
vững và rễ hô hấp được trong điều kiện
có nước ngập.


- sống trong các mơi
trường khác nhau, trải
qua q trình lâu dài,
cây xanh đã hình
thành một số đặc
điểm thích nghi
- Nhờ khả năng thích
nghi đó mà cây có


thể phân bố rộng rãi
khắp nơi trên Trái
Đất: trong nước, trên
cạn, vùng nóng, vùng
lạnh…


<b>6’</b> <b>4. Hoạt động 4 : Củng cố</b>


- Gọi Hs nhắc lại nhận xét 3 hoạt động
trong bài.


Hỏi : Nêu một vài ví dụ về thích nghi của
cây với môi trường


- Hs đọc kết luận trong bài


- Ra bài tập: Câu 1, 2, 3. Tìm hiểu thêm
sự thích nghi của một số cây xanh quanh
nhà.


- Đọc phần “em có biết”


- Hs đọc kết luận đóng khung


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau : (1’) </b>


- Xem lại cấu tạo chung của tế bào.
-Học bài cũ và xem trước bài mới.
<b>.IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung: </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

---Ngày soạn : 12-02-2008
Tiết: 45


<b>Chương VIII </b> <b>CÁC NHĨM THỰC VẬT</b>


<b>Bài dạy :§ 37 </b> <b>TAÛO</b>


<b>I. Mục tiêu </b>
<b>1. Kiến thức: </b>


- Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.
- Phân biệt được một tảo có dạng giống cây (như rong mơ) với 1 cây xanh thực sự.
- Nói rõ được những lợi ích thực tế của tạo


<b>2. Kỹ năng:- Tập nhận biết một số tảo thường gặp qua quan sát hình vẽ và vật mẫu nếu có.</b>
<b>3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật</b>


<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1/ Chuẩn bị của GV: </b> + Các hình SGK H37.1  H37.4 phóng to.
+ Mẫu tảo xoắn ở trong cốc thủy tinh.


<b>2/ Chuẩn bị của HS : + Xem lại cấu tạo chung của tế bào</b>
+ Mẫu tảo xoắn ở trong cốc thủy tinh


<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số Hs lớp : 6a4: 6a5: 6a6:</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’) Không kiểm tra</b>



<b>3. Giảng bài mới </b>


- a.Giới thiệu bài mới: Giới thực vật được chia thành nhiều nhóm, đó là những nhóm nào. Để hiểu
được ta nghiên cứu chương VIII.


Trêân mặt nước ao hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng. Váng đó do những cơ thể thực vật rất
nhỏ bé là tảo tạo nên.


Vậy tảo là gì? Ta cùng nghiên cứu bài 37.
- b.Tiến trình bài dạy:


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


9’ <b>. Hoạt động 1: Quan sát tảo xoắn (ở nước ngọt) </b> <b>1. Cấu tạo của tảo</b>


a. Tảo xoắn (ở
nước ngọt)


- Treo tranh 37.1


- Gv giới thiệu mẫu tảo xoắn và nơi sống
- Gv hướng dẫn Hs quan sát tranh vẽ cấu
tạo 1 sợi, tế bào tảo xoắn phóng to trên
tranh -> trả lời câu hỏi:


+ Một sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào?
- Yêu cầu Hs đọc thông tin  thứ 2 trang
123.


+ Vì sao tảo xoắn có màu lục?


- Gv giảng:


+ Tảo có nhiều màu (lục, nâu, đỏ, vàng).
Màu của tảo do các chất màu qui định,
trong đó chất diệp lục là chất màu chính


- Các nhóm HS quan sát
mẫu tảo xoắn bằng mắt,
bằng tay, nhận dạng tảo
xoắn ngoài tự nhiên
- HS quan sát kỹ tranh ->
cho một vài em nhận xét
cấu tạo tảo xoắn về:
+ Tổ chức cơ thể
+ Cấu tạo tế bào
+ Màu sắc của tảo.


- Tảo xoắn là 1 loại
sợi dài gồm nhiều tế
bào hình chữ nhật nối
tiếp nhau, tế bào có
màng, nhân, thể màu
(có chứa diệp lục)


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

khơng thể thiếu. Ở tảo các chất màu nằm
trong cơ thể màu (đừng lẫn lộn thể màu với
hạt diệp lục ở cây xanh). Tên gọi của tảo
xoắn do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa
diệp lục



+ Cách sinh sản của tảo xoắn : sinh sản sinh
dưỡng và tiếp hợp.


<b>Hoûi: Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn?</b>


* Kết luận : Tảo xoắn là một sợi gồm nhiều
tế bào hình chữ nhật nối tiếp nhau, tế bào
có nhân, có thể màu (chứa chất diệp lục)


- Hs đọc thông tin  thứ 2
trang 123.


- 1-2 HS trả lời


<b>10’ . Hoạt động 2: Quan sát rong mơ (tảo nước mặn) </b> <b>b.Rong mơ (tảo nước</b>
<b>mặn): </b>


- Gv giới thiệu môi trường sống của rong


- Treo tranh H37.2


- Hướng dẫn HS quan sát tranh rong mơ , trả
lời câu hỏi:


Rong mơ có cấu tạo như thế nào?


So sánh hình dạng ngoài của rong mơ với
cây bàng? -> Tìm điểm giống và khác
nhau?



+ Gợi ý: Điểm giống nhau: rong mơ có dạng
giống 1 cây với “thân”, “lá”, “quả”.


Điểm khác nhau: Gv giảng: Đó khơng phải
là thân, lá, rễ, thực sự (nó bám vào đáy nhờ
giá bám ở gốc).


- Vì sao rong mơ có màu nâu?


Gv lập bảng so sánh yêu cầu HS hồn
thành.


- Gv giải thích: Rong mơ chưa có thân, lá,
rễ thật sự vì ở các bộ phận đó chưa phân
biệt các loại mơ, đặc biệt chưa có mơ dẫn
(do đó phải sống ở dưới nước) bộ phận
giống quả chỉ là những phao nổi bên


trong chứa khí giúp rau mơ đứng thẳng
trong nước.


 Tóm lại: Giống nhau về hình thức, cịn
khác nhau là cơ bản. Đó là đều quan trọng.
Đặc điểm cấu tạo rong mơ?


-So sánh với tảo xoắn?
* Tiểu kết:


Giống nhau: Cơ thể đa bào, cấu tạo đơn


giản, chưa có thân, rễ, lá, có thể màu trong
cấu tạo tế bào.


- Khác nhau: Hình dạng, màu sắc


- 1-2 Hs trả lời, các Hs
khác bổ sung


Caây bàng: có thân, lá,
rễ, hoa, quả


Rong mơ: giống thân,
giống lá, có giá bám,
không có hoa, không có
quả (phao nổi).


- HS đọc thông tin thứ 2
mục b.


- 1-2 HS trả lời


- 1-2 Hs trả lời. Các Hs
khác bổ sung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Gv giới thiệu thêm về cách sinh sản của
rong mơ. Gv liên hệ với cách sinh sản của
tảo xoắn.


Cách sinh sản của tảo nói chung? - 1-2 Hs trả lời. Các Hs
khác bổ sung.



5’ <b>Hoạt động 3: Làm quen với 1 số tảo khác</b> <b>Làm quen với 1 số</b>
<b>tảo khác</b>


- Treo H37.3, 37.4 Gv giảng như SGK.
Hãy nhận xét sự đa dạng của tảo (về hình
dạng, cấu tạo, màu sắc…)?


* Tiểu kết: Tảo đa dạng về cấu tạo: đơn
bào, đa bào, nhiều hình dạng, màu sắc (lục,
nâu, đỏ, vàng).


- 1-2 Hs trả lời. Các Hs
khác bổ sung.


Tảo là những thực vật
bậc thấp mà cơ thể
gồm 1 hoặc nhiều tế
bào, cấu tạo rất đơn
giản, chưa có rễ, thân,
lá; có màu sắc khác
nhau và ln ln có
chất diệp lục. Hầu hết
tảo sống ở nước.
<b>10’ Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trị của tảo</b> <b>2. Vai trị của tảo:</b>


<b>Hỏi: Em có biết những động vật rất nhỏ</b>


trong nước thường ăn gì?



<b>Hỏi: Em đã bao giờ ăn đông sương hay nộm</b>


rau câu chưa và cho biết những món ăn này
được chế biến từ đâu?


<b>Hỏi: Ở vùng biển người ta có thể dùng</b>


ngun liệu gì để làm phân bón? (vớt rong
mơ làm phân bón)


* Tiểu kết : Gv tiểu kết như phần vai trò
của tảo ở SGK.


- Hs trao đổi trả lời
- 1-2 hs trả lời


(từ 1 loại tảo biển là rau
câu)


1-2 Hs trả lời các câu hỏi
.Các hs khác nhận xét và
bổ sung.


Tảo góp phần cung
cấp ôxi và thức ăn
cho các động vật ở
nước. Một số tảo cũng
được dùng làm thức
ăn cho người và gia
súc, làm thuốc… Bên


cạnh đó một số trường
hợp tảo cũng gây hại.
5’ <b>. Hoạt động 5: củng cố:</b>


<b>Hỏi: Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và</b>


rong mơ?


- Gọi 1 Hs đọc phần kết luận SGK


<b>Hỏi: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: Cơ thể</b>


của tảo có cấu tạo:
a) Tất cả đều là đơn bào
b) Tất cả đều là đa bào


c) Có dạng đơn bào và đa bào


<b>Hỏi: Tảo là thực vật bậc thấp vì:</b>


a) Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
b) Sống ở nước.


c) Chưa có rễ, thân, lá.


- Ra bài tập : Câu 1, 2, 3 SGK


- 1-2 Hs trả lời, các Hs
khác bổ sung.



- 1 Hs đọc kết luận SGK
1-2 HS trả lời:


Đáp án :câu c
- 1-2 HS trả lời:
Đáp án : câu c


<b>4/ Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


Chuẩn bị cây rêu tường.Xem nội dung bài học mới .


<b>IV.</b> <b> Rút</b> <b>kinh</b> <b>nghiệm,</b> <b>bổ</b>


<b></b>


sung:---


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Ngày soạn : 06-02-2009


<b>Tiết 46 </b> <b>Bài dạy :</b> <b>§ 38 RÊU – CÂY RÊU</b>


<b>I. Mục tiêu : Giúp HS </b>
<b>1. Kiến thức: </b>


- Xác định được môi trường sống của rêu liên quan đến cấu tạo của chúng.
- Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt nó với tảo và một cây có hoa.
- Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu.


<b>2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát.</b>
<b>3. Thái độ : Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên.</b>


<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1.Chuẩn bị của GV: </b>


+ Vật mẫu : Một vài đám rêu tường( có cả túi bào tử)
+ Tranh : H38.1 SGK phóng to, lúp cầm tay


<b>2.Chuẩn bị của HS : Thu mẫu cây rêu</b>


<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp </b> : (1’)Kiểm tra sĩ số HS lớp:
6A1:---;6A2:---;6A3:--- 6A4: ---;
6A5: ---


2. Kiểm tra bài cũ : (5’)


a. Đặc điểm cấu tạo chung của tảo ?


(Tảo là những thực vật bậc thấp mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào cấu tạo rất đơn giản, có màu
khác nhau và ln ln có chất diệp lục. Hầu hết sống ở nước).


<b>3. Giảng bài mới </b>


<b>-a..Giới thiệu bài mới: Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé (chiều cao chưa tới 1cm) thường</b>
mọc thành từng nhóm, màu lục tươi. Đó là rêu. Vậy rêu có đặc điểm như thế nào?  ta nghiên cứu bài 38


<b>- b.Tiến trình bài dạy </b>


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>



<b>15’ 1. Hoạt động 1 : Quan sát cơ quan sinh dưỡng của cây rêu </b> <b>1. Cấu tạo cây rêu</b>


- Cây rêu sống ở đâu ? - 1 HS trả lời


- Một HS đọc  thứ nhất trang
126, cả lớp theo dõi


=> Rêu sống nơi đất ẩm
- GV yêu cầu HS quan sát cây rêu


và đối chiếu H38.1 -> nhận thấy
những bộ phận nào của cây rêu?


- Từng bàn HS quan sát mẫu
cây rêu và thực hiện  trang
126:


+ Tách rời 1-2 cây rêu -> quan
sát bằng kính lúp


+ Quan sát đối chiếu tranh cây
rêu


- Phát hiện các bộ phận của
cây rêu


Cây rêu gồm những bộ phận nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>



- GVgiảng  thứ 2 tr.126:
+ Rễ giả có khả năng hút nước.
Thân, lá chưa có mạch dẫn =>
sống được nơi ẩm ướt


+ Ở cây rêu chưa có rễ thật sự mà
chỉ có những sợi đa bào giống rễ
và thực hiện chức năng của rễ
(điều quan trọng là chưa có mạch
dẫn ở bên trong). Những sợi này
gọi là rễ giả


+ Thân và lá chưa có mạch dẫn.
Thân rêu khơng có sự phân
nhánh. Lá rất mảnh, chưa có
đường gân thật sự mà chỉ là
những tế bào dài xếp sát nhau
-Cấu tạo cây rêu đơn giản như thế
nào ?


- HS tách một lá ra quan sát
dưới kính lúp.


-1-2 HS trả lời


Rêu là thực vật đã có thân,
rễ lá nhưng cấu tạo vẫn
đơn giản : Thân khơng
phân nhánh, chưa có mạch


dẫn. Lá nhỏ mỏng. Chưa
có rễ chính thức, chưa có
hoa.


*Kết luận: Rêu là những thực vật
có thân, lá nhưng cấu tạo đơn
giản:


+Thân ngắn, không phân cành,
chưa có mạch dẫn.


+ Lá nhỏ mỏng, chưa có đường
gân


+ Rễ giả có khả năng hút nước.
+ Chưa có hoa.


- Yêu cầu HS so sánh rêu với
rong mơ và cây bàng


-> trả lời câu hỏi : Tại sao rêu xếp
vào nhóm thực vật bậc cao?
GV tổng kết: Vì cơ thể rêu đã có
sự phân hóa thành thân, lá, rễ(rễ
giả) => rêu thuộc thực vật bậc cao


- 1-2 HS trả lời: có thể trả lời
lộn xộn


<b>17’ 2. Hoạt động 2: Quan sát túi bào tử của cây rêu.</b> <b> 2. Cơ quan sinh sản và</b>


<b>trị của rêu:</b>


-u cầu nhóm HS quan sát tranh
cây rêu có túi bào tử - > phân biệt
các phần của túi bào tử (túi có nắp
và cuống dài ở dưới).


- Hs quan sát tranh theo hướng
dẫn của GV -> rút ra nhận xét :
Túi bào tử có 2 phần : mũ ở
trên, cuống ở dưới, trong túi có
bào tử.


- u cầu HS quan sát tiếp hình
38.2 và đọc đoạn thông tin -> trả
lời câu hỏi:


+ Cô quan sinh sản của rêu là bộ
phận nào?


- HS dựa vào h.38.2. thảo luận
nhóm tìm câu trả lời


- Đại diện 3 nhóm trả lời, các
nhóm khác bổ sung


- Cơ quan sinh sản là túi
bào tử nằm ở ngọn cây.
- Rêu sinh sản bằng bào tử



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


+ Reâu sinh sản bằng gì?


+Trình bày sự phát triển của rêu?
- Gv kết luận :


+ Cơ quan sinh sản của rêu là túi
bào tử nằm ở ngọn cây. Bên trong
túi bào tử chứa bào tử.


+ Rêu sinh sản bằng bào tử


+ Bào tử nảy mầm phát triển
thành cây rêu.


- Bào tử nảy mầm phát
triển thành cây rêu.


- Rêu là những thực vật
sống ở cạn đầu tiên. Rêu
cùng với các thực vật khác
có thân, rễ, lá phát triển
hợp thành nhóm Tv bậc
cao trong tự nhiên


- Yêu cầu HS đọc thơng tin mục 4
Trả lời câu hỏi: Rêu có lợi ích gì?
- Gv giảng giải thêm : Rêu tạo
than bùn; hình thành đất.



- HS tự rút ra vai trò của rêu


- Rêu góp phần tạo chất
mùn, than bùn dùng làm
phân bón, làm chất đốt.


<b>6’ 3. Hoạt động 3: Củng cố, ra bài tập về nhà:</b>


-Cấu tạo rêu đơn giản như thế
nào?


-So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu
với tảo?( Ở rêu có cấu tạo tiến
hóa hơn tảo. Rêu đã có thân, lá có
cấu tạo đơn giản, rễ giả. Cịn tảo
thì cơ thể chưa phân hóa thành
thân, rễ, lá) Có phơi.


- 1- 2 HS trả lời, HS khác bổ


sung -Ở rêu có cấu tạo tiến hoáhơn ở tảo * Gợi ý câu 2,3
phần câu hỏi cuối bài sgk:


- GV treo bảng phụ có đề bài sau :
Điền vào chỗ trống những từ thích
hợp: Cơ quan sinh dưỡng của cây
rêu gồm có ……,…….., chưa
có………..thật sự. Trong thân và lá
chưa có …………Rêu sinh sản


bằng……..được chứa trong ………,
cơ quan này nằm ở…….…cây rêu.
( Đáp án lần lượt từ cần điền là :
Thân, lá, rễ, mạch dẫn, bào tử, túi
bào tử, ngọn)


- Ra bài tập: Câu 1,2,3.


- 1-2 HS lên bảng điền từ. Các
HS khác bổ sung.


- HS đọc kết luận khung trong
SGK


Câu 2: Điểm giống và
khác nhau về cấu tạo của
rêu với tảo:


* giống: chưa có mạch dẫn
* khác : Tảo: cơ thể có
dạng đơn bào hoặc đa bào.
Cơ thể chưa phân hóa
thành rễ, thân, lá


- Rêu: chỉ có dạng đa bào.
Cơ thể đã phân hóa thành
thân, lá cấu tạo đơn giản
và có rễ giả


Câu 3: so sánh rêu với cây


có hoa?


- Cây có hoa: có hoa, thân
và lá có mạch dẫn, rễ thật,
sinh sản bằng hoa. Cịn
rêu: chưa có hoa, thân , lá
chưa có mạch dẫn. Có rễ
giả. Sinh sản bằng bào tử.


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>IV.</b> <b>Rút</b> <b>kinh</b> <b>nghiệm,</b> <b>bổ</b>
<b></b>


sung---


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>Ngày soạn : 16-02-2009</b>


<b>Tiết 47 Bài dạy: </b> <b>§ 39. </b> <b> QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


<b>1. Kiến thức:</b>


- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (túi bào tử) của dương xỉ.
- Biết cách nhận dạng một cây thuộc Dương xỉ ở ngồi thiên nhiên, phân biệt nó với cây có hoa.
- Nó nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá.


<b>2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, thực hành.</b>


Nhận dạng và phân biệt các cây thuộc nhóm Dương xỉ với các thực vật khác.



<b>3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu và bảo vệ thiên nhiên</b>
<b>II. Chuẩn bị</b>


1/Chuẩn bị của GV: Tranh H39.2 phóng to


2/Chuẩn bị của HS : Tìm mẫu vật: cây dương xỉ, rau bợ, lông culi.


<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số lớp : </b>


6A1:---;6A2:---6A3:--- 6A4: ---; 6A5: ---
Kiểm tra mẫu vật


<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b>


?. Đặc điểm của cây rêu: Rêu sinh sản bằng gì? ( Rêu là TV đã có thân, lá nhưng cấu tạo còn đơn
giản : Thân khơng phân nhánh, chưa có mạch dẫn và lá chưa có gân; lá rất mỏng; chưa có rễ chính thức;
chưa có hoa. Rêu sinh sản bằng bào tử).


<b>3. Giảng bài mới </b>


- a..Giới thiệu bài mới: Quyết là tên gọi chung của một nhóm thực vật (trong đó có các cây dương
xỉ) chúng có cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản khác với rêu. Vậy ta hãy xem sự khác nhau đó như thế
nào?


- b.Tiến trình bài daïy


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>



<b>10’</b> <b>Hoạt động 1 : Quan sát cây dương xỉ</b>


Em thường thấy cây dương xỉ sống ở


đâu? - Một HS trả lời


- Gv giảng : Dương xỉ là tên gọi chung
của nhiều cây trong nhóm Quyết có đặc
điểm riêng về lá, nhất là lá non, về vị
trí và cấu tạo túi bào tử. Cây dương xỉ
(như cách gọi trong bài) thật ra phải
hiểu đó là cây dương xỉ thường (vì nó
thường gặp rất phổ biến nhiều nơi)
Cây dương xỉ ở hình 39.1 là lồi cây
thường gặp thuộc Dương xỉ.


- Yêu cầu HS các nhóm quan sát cây
dương xỉ thật, hình 39.1, thảo luận
nhóm theo yêu cầu sau:


+ Xác định các bộ phận sinh dưỡng của
cây dương xỉ


+ Ghi lại các đặc điểm của các bộ phận


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


trên, chú ý lá non có đặc điểm gì?
+ Điểm khác nhau về hình dạng ngồi


của thân, lá, rễ của cây dương xỉ so với
rêu?


của lá non


- Đại diện 3 nhóm HS trả
lời, các nhóm khác bổ
sung.


1 HS đọc thơng tin  tr.128
- Gv nhận xét, bổ sung hoàn thiện :


Dương xỉ đã có thân, rễ, lá thật sự, có
cấu tạo phức tạp, có mạch dẫn. Lá già
có cuống dài, lá non cuộn trịn như vịi
voi. Thân ngầm hình trụ. Rễ thật. Cịn
rêu chỉ thân, lá cấu tạo đơn giản, rễ giả.
- Gv ghi lên bảng tóm tắt các lưu ý vào
hai cột cạnh nhau (một bên là cây rêu,
một bên là cây dương xỉ)  rút ra kết
luận


* Kết luận : Cây dương xỉ là thực vật đã có thân, rễ, lá thật; có mạch
dẫn, cấu tạo phức tạp hơn rêu, phù hợp với môi trường sống ở cạn


<b>13’ 2. Hoạt động 2 : Quan sát túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ</b>


- Treo tranh H39.2


- Yêu cầu HS lật mặt dưới lá già -> tìm


túi bào tử.


Giảng: nếu ta quan sát túi bào tử này
dưới kính hiển vi thì ta sẽ thấy nó như
hình 39.2( hình số 2). Nó giống như hình
1 cái muỗng, có vịng cơ có tác dụng co
thắt lại để đẩy bào tử ra ngoài.


- u cầu quan sát tranh hình 39.2. Đọc
chú thích của hình cho biết:


+ Cơ quan sinh sản của cây dương xỉ là
gì?


+ Phát biểu thành lời các bước phát
triển từ 1- 5 theo hình?


HS quan sát tranh 439.2
+ 1-2 HS trả lời: là túi bào
tử


+ 1-2 HS trả lời, các HS
khác bổ sung.


- GV nhận xét và kết luận: Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa
các túi bào tử, túi bào tử hình cái muỗng, đặc biệt vách túi có 1 vịng
tế bào gọi là vòng cơ với màng tế bào dày lên rất rõ, vịng cơ có tác
dụng co lại khi túi bào tử chín, bào tử rơi xuống đất nảy mầm và
phát triển thành nguyên tản, rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con.



<b>5’ 3. Hoạt động 3: Quan sát tranh vẽ và mẫu vật thật 1 số cây khác</b>
<b>nhau thuộc dương xỉ.</b>


Dương xỉ thuộc nhóm
Quyết, là những thực vật
đã có thân, rễ, lá thật và
có mạch dẫn. Chúng sinh
sản bằng bào tử. Bào tử
mọc thành nguyên tản và
cây con mọc ra từ nguyên
tản sau quá trình thụ tinh.
- Yêu cầu Hs nhận xét về sự đa dạng


hình thái và tính chất chung của các
cây.


- Hs quan sát các cây và
tranh vẽ và thực hiện u
cầu của Gv.


<b>Hỏi: Cho biết có thể nhận ra một cây</b>


thuộc Dương xỉ nhờ đặc điểm nào của
lá?


- 1-2 Hs trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


* Kết luận: Để nhận biết các cây thuộc Dương xỉ là quan sát các lá


non: chúng cuộn tròn như vòi voi


<b>5’ 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự hình thành than đá</b>


- Gv yêu cầu HS đọc thông tin trong


bài ở phần 3. HS đọc thông tin mục 3


<b>Hỏi: Nguồn gốc của than đá?</b>
<b>5’ 5. Hoạt động 5: Củng cố:</b>


Phát biểu những nhận xét thu được qua
bài học (đặc điểm cơ quan sinh dưỡng,
túi bào tử và cách sinh sản)


- 1-2 Hs nhận xét
- Gv bổ sung hoàn chỉnh nhận xét trên.


- Làm bài tập câu 1, 2


- Hs đọc phần kết luận
- Đọc thêm mục em có
biết.


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


Lấy 1 cành thơng 2 lá, có nón càng tốt. Xem nội dung bài học mới và học bài cũ . Sưu tầm các tư
liệu có liên quan.


<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung</b>











---


---


<b>------Ngày soạn :20-02-2008</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>I.Mục tieâu:</b>


<b> 1.Kiến thức :Hệ thống và giúp Hs nắm những kiến thức cơ bản từ bài 30  bài 39</b>


<b>2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh ,tái hiện lại các kiến thức cần ghi nhớ vận dụng giải các bài</b>


tập có liên quan .


<b>3.Thái độ:Tính siêng năng ,cần cù ,nhanh nhẹn trong học tập </b>
<b>II. Chuẩn bị :</b>


<b>1.Chuẩn bị của Gv: -Bảng phụ ghi nội dung các bài tập .</b>


Các tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy



<b>2.Chuẩn bị của HS: -Bảng nhóm .</b>


-Ơân tập các kiến thức có liên quan đến nội dung đã được học


<b>III.Hoạt động dạy học : </b>


<b>1.Ơån định tình hình lớp (1’): Gv kiểm tra sĩ số HS các lớp </b>
<b>2.Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra trong q trình ơn tập </b>
<b>3. Giảng bài mới:</b>


<i><b>a.Giới thiệu bài mới(2’): Hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức các em đã từng học</b></i>


nhằm giúp các em se õlàm bài kiểm tra 1 tiết tốt hơn .


<i><b>b. Tiến trình bài dạy:</b></i>


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của Gv</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


35’ <b>*Hoạt động1:Kiến thức cần ghi nhớ : </b>


Gv treo baûng phụ có ghi sẵn nội dung bài
tập .Yêu cầu HS thảo luận nhóm .


Gv gọi HS trả lới bài .


<b>*Bài tập 1:Tìm từ hoặc cụm từ phù hợp</b>
<b>điền vào chỗ trống sau:</b>


1.Thụ phấn là hiện tượng –(1)<sub>----tiếp xúc với</sub>



---(2)<sub>---.</sub>


2.Thụ tinh là hiện tựợng ----(3)<sub>---kết hợp tế</sub>


bào sinh dục cái tạo thành hợp tử .


3.Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có
---(4)<sub>----;---</sub>(5)<sub>---.;chưa có ----</sub>(6)<sub>----thực sự</sub>


.Trong thân và lá rêu có ---(7)<sub>----.Rêu sinh</sub>


sản bằng ---(8)<sub>----đựơc chứa trong ---</sub>(9)<sub>----.cơ</sub>


quan này nằm ở ---(10)<sub>---cây rêu .</sub>


4. Dương xỉ là những cây đã có ---(11)<sub></sub>
---;---(12)<sub>---;---</sub>(13)<sub>—thật sự .Trên thân cây dương xỉ</sub>


bao giờ cũng có ----(14)<sub>---làm chức năng vận</sub>


chuyển .Cây dương xỉ sinh sản bằng


----(15)<sub>như rêu nhưng khác rêu ở chỗ có </sub>
----(16)<sub>---do bào tử phát triển thành .</sub>


Các túi bào tử của dương xỉ thường mọc
thành ---(17)<sub>---nằm ở ---</sub>(18)<sub>----và vách túi bào</sub>


tử thường có ----(19)<sub>----;có tác dụng ----</sub>(20)<sub></sub>



---bào tử .


Gv nhận xét cuối cùng và đưa ra trả lời
chính xác .


HS đọc thật kĩ nội dung
bài tập GV nêu ra .
Hs thảo luận nhóm hồn
thành bài tập .


Đại diện HS trả lời bài
các nhóm khác nhận xét
và bổ sung


<b>*Kết quả trả lời:</b>


Các cụm từ hoặc từ cần
điền là :


(1):Hạt phấn ; (2):Đầu
nhụy ; (3)Tế bào sinh dục
đực ; (4):Thân ; (5) lá ;
(6): Rễ ;(7):Mạch dẫn ;
(8):Bào tử (9):Túi bào
tử ;(10): ngọn cây; (11):
Rễ ;(12):thân ;(13);lá ;
(14):mạch dẫn


(15):Bào tử ;(16):Nguyên
tản



(17):Cụm ;(18):Mặt dưới


(19):Vòng cơ ;(20)Mở túi


<b>1.Kiến thức cần ghi</b>
<b>nhớ:</b>


-Hiện tượng thụ
phấn: là hiện tượng
hạt phấn tiếp xúc
với đầu nhụy..
-Hiện tượng thụ tinh
là hiện tựợng tế bào
sinh dục đực kết hợp
tế bào sinh dục cái
tạo thành hợp tử .
.


-Các lọai quả và
đặc điểm của các
loại quả:


+Quả khô:quả nẻ và
quả không nẻ
+ Quả thịt:quả mọng
và quả hạch
- Điều kiện cần cho
hạt nảy mầm: Nhiệt


độ thích hợp ,độ ẩm
phù hợp ,khơng khí


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

5'


Gv tiếp tục treo bảng phụ yêu cầu HS tự làm
theo cá nhân hồn thành bài .Gv gọi bất kì 1
vài HS lên bảng hồn thành bài .


<b>*Bài tập 2:Hãy khoanh trịn vào đầu câu</b>


<b>trả lời đúng nhất :</b>


1.Dựa vào đặc điểm hình thái người ta chia
quả thành mấy nhóm chính ?


a.Nhóm quả khô nẻ và quả khô không nẻ
b.Nhóm quả thịt và quả khô


c.Nhóm quả khô nẻ và quả hạch


2.Trong các nhóm quả sau đây ,nhóm nào
chỉ gồm tồn quả khơ?


a.Quả cà chua , quả ổi ,quả mít
b. Quả xoài ,quả mơ, quả mận


c.Quả đậu xanh ,quả đậu Hà lan .quả chi chi
3.Cơ thể tảo có cấu tạo như sau:



a.Tất cả đều là đơn bào .
b. Tất cả đều là đa bào


c.Có cả dạng đơn bào và đa bào


-Gv tiếp tục nêu câu hỏi và yêu cầu Hs suy
nghĩ và trả lời câu hỏi : .


<b>* Bài tập 3: Trả lời các câu hỏi sau :</b>
1> Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và
nhờ gió ?


2> So sánh hạt của cây một lá mầm và hạt
của cây hai lá mầm ?


3> Những điều kiện bên ngoài và bên trong
cần cho hạt nảy mầm là gì?


4> So sánh cơ quan sinh dưỡng và cơ quan
sinh sản của Tảo; Rêu; Dương xỉ ?


Gv nhận xét và chỉnh sửa bổ sung câu trả lời
cho các em .


<b>*/Hoạt động2: Củng cố: </b>


Gv lần lượt nhắc lại nội dung của kiến thức
ôn tập .


-GV có thể giải đáp thắc mắc( nếu có )ù.


-Yêu cầu Hs về nhà xem lại thật kĩ nội dung
đã ôn tập .


Hs tự đọc thông tin ở
bảng phụ của Gv và làm
bài tập .


1 vài hs lên bảng làm bài
tập


Các HS khác nhận xét và
bổ sung hồn chỉnh:


<b>* Trả lời bài tập 2 : </b>


Chọn câu trả lời đúng
nhất là:


Caâu 1—b; 2—c; 3—c.


-Hs lắng nghe câu hỏi và
suy nghĩ trả lời câu hỏi .
-Các Hs khác nhận xét và
trả lời bổ sung


Đại diện 3Hs trả lời câu
hỏi :


HS1: câu hỏi 1
Hs2: câu hỏi 2


HS3: Câu hỏi 3


Hs lắng nghe và ghi nhớ
kiến thức quan trọng .
Hs có thể nêu các thắc
mắc (nếu có).


Ơn tập lại kiến thức .


và chất lượng hạt.
-Hạt và các bộ phận
của hạt.


<b>-Taûo:</b>


cơ quan sinh dưỡng:
Cơ thể tảo có cấu
tạo có cả dạng đơn
bào và đa bào, có
chất diệp lục trong
tế bào


sinh sản: bằng cách
đứt đơi ,tiếp hợp.


<b>-Rêu: cơ quan sinh</b>


dưỡng: có rễ(rễ giả)
,thân ,lá ,chưa có
mạch dẫn



- cơ quan sinh sản:
bào tử


<b>-Dương xỉ: cơ quan</b>


sinh dưỡng: có rễ,
thân, lá thật sự và
có mạch dẫn


Cơ quan sinh sản:
bào tử .Trong giai
đoạn phát triển có
giai đoạn ngun
tản .


<b>4> Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo(2’):</b>


-Về nhà ơn lại toàn bộ kiến thức đã được học bài 30 đến bài 39.
-Chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra 1 tiết


<b>IV></b> <b> Rút</b> <b>kinh</b> <b>nghiệm</b> <b>và</b> <b>bổ</b> <b>sung:</b>



---


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>Tiết 49</b>

<i><b>KIỂM TRA 1 TIẾT</b></i>


<b>I.Mục tiêu :</b>


<b>1. Kiến thức :</b>



GVnắm được tình hình học tập của HS; HS tự đánh giá được khả năng thu nhận kiến thức của mình.


<b>2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết , phân tích , tổng hợp kiến thức </b>
<b>3.Thái độ: Ý thức nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra </b>
<b>II. Đề kiểm tra:</b>


<i><b>I.Trắc nghiệm khách quan: (4đ) Đánh dấu x vào ô vuông đầu câu trả lời đúng nhất:</b></i>
<b>Câu1: Thụ phấn là gì? </b>


a. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với vòi nhụy .
b. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
c. Là hiện tượng hạt phấn nảy mầm.


<b>Câu 2: Thụ tinh là gì? </b>


a. Là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.


b. Là hiện tượng hạt phấn nảy mầm tạo thành ống phấn xuyên qua đầu nhụy ,vòi nhụy vào trong
bầu nhụy.


c. Là hiện tượng kết hạt và tạo quả.


<b>Câu 3: Sau quá trình thụ tinh ,bầu nhụy phát triển thành:</b>


a. Hạt. b. Quả.


c. Hoa. d. Lá.


<b>Câu 4: Trong các nhóm quả sau ,nhóm nào gồm tồn là quả khô nẻ?</b>



a. Quả cải, quả đậu xanh, quả đậu đen.
b. Quả khế, quả đậu xanh, quả đậu phộng.
c. Quả chanh,quả đậu Hà Lan,quả cà chua.


<b>Câu 5:Phôi của hạt Hai lá mầm có: </b>


a. Hai lá mầm. b. Một lá mầm. c. Ba lá mầm.


<b>Câu 6: Trong các nhóm quả và hạt sau ,Nhóm nào có cách phát tán nhờ gió?</b>


a. Hạt thông, quả cây xấu hổ, quả bồ công anh .
b. Quả chị ,quả bồ cơng anh,hạt hoa sữa.
c. Quả ổi, quả trâm bầu, quả cà chua.


<b>Câu 7:Cơ thể Tảo có cấu tạo: </b>


a. Tất cả đều là đơn bào. b. Tất cả là đa bào. c. Có dạng đơn bào và dạng đa bào.


<b>Câu 8:Tảo là thực vật bậc thấp vì:</b>


a. Cơ thể có cấu tạo đơn bào. b. Sống ở nước. c. Chưa có rễ ,thân ,lá thật sự.


<b>II.Tự luận: (6đ)</b>


<b>Câu 1: (1đ) Tại sao không thể coi Rong mơ như một cây xanh thực sự?</b>
<b>Câu 2: (2đ) Nêu đặc điểm cấu tạo của Rêu ? </b>


<b>Câu 3: (2đ) Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa Rêu và Dương xỉ? Dựa vào đặc điểm nào để nhận </b>



biết một cây thuộc Dương xæ?


<b>Câu 4 : (1đ) Nêu điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì?</b>
<b>III.Hướng dẫn chấm và biểu điểm </b>


<b>I>Trắc nghiệm khách quan:. Mỗi câu lựa chọn đúng đạt :0.5 điểm .</b>


Đáp án :Câu 1 b; Câu 2 a; Câu 3b, Câu 4a; Câu 5a; Câu 6b; Câu 7c; Câu 8c


<b>II. Tự luận :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>Câu 1: (1đ) Rong mơ chưa có thân, lá, rễ thật sự vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt các loại mơ,</b>


đặc biệt chưa có mơ dẫn (do đó phải sống ở dưới nước) bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi bên
trong chứa khí giúp rong mơ đứng thẳng trong nước.Nên không thể coi Rong mơ như một cây xanh thực sự


<b>Câu 2: (2đ) Rêu là thực vật đã có thân, rễ lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : Thân khơng phân</b>


nhánh, chưa có mạch dẫn. Lá nhỏ mỏng. Chưa có rễ chính thức, chưa có hoa. Rêu sinh sản bằng bào tử.


<b>Câu 3: (2đ) Điểm khác nhau cơ bản giữa Rêu và Dương xỉ </b>


<b>Đặc điểm</b> <b>Rêu</b> <b>Dương xỉ</b>


Cơ quan sinh
dưỡng


-Rễ giả


- Trong thân ,lá chưa có mạch dẫn.


-Thân ,lá có cấu tạo đơn giản.


-Rễ thật.


- Trong thân, lá có mạch dẫn.
- Thân ,lá có cấu tạo phức tạp
hơn .


Cơ quan sinh
sản và sự
phát triển


- Bào tử nảy mầm thành cây rêu mới - Bào tử rơi xuống đất nảy
mầm thành nguyên tản
.Nguyên tản mới phát triển
thành cây dương xỉ con.


Để nhận biết các cây thuộc Dương xỉ là quan sát các lá non: chúng cuộn tròn như vòi voi; lá già có
túi bào tử.


<b>Câu 4 : (1đ):* Những điều kiện bên ngồi:</b>


- Đủ nước, đủ độ ẩm, đủ khơng khí và nhiệt độ thích hợp


* Những điều kiện bên trong: Hạt phải to, chắc, không bị sâu mọt, không bị sứt sẹo hoặc
mốc.


<b>IV>Thống kê kết quả : </b>


<b>Lớp</b> <b>Sĩ số</b> <b>Giỏi</b> <b>Khá</b> <b>TB</b> <b>Yếu</b> <b>Kém</b>



<b>6A1</b>
<b>6A2</b>
<b>6A3</b>
<b>6A4</b>
<b>6A5</b>
<b>TC</b>


<b>VI>Rút kinh nghiệm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>---Ngày soạn : 28-02-2009</b>


<b>Tiết 50 </b> <b>§ 40 HẠT TRẦN – CÂY THÔNG</b>


<b>I. Mục tiêu </b>
<b>1. Kiến thức: </b>


- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông.
- Phân biệt sự khác nhau giữa nón của thơng với 1 hoa đã biết.


- Từ đó nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây thơng (cây hạt trần) với 1 cây có hoa.


<b>2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm</b>
<b>3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật</b>


<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1.Chuẩn bị của Gv: - Cành thông 2 lá, có nón</b>


Tranh vẽ : H40.2 phóng to H40.3


Tranh vẽ sơ đồ cấu tạo hoa


<b>2.Chuẩn bị của HS: -Bảng nhóm . Cành thông, có nón</b>


-Ơân tập các kiến thức có liên quan đến nội dung đã được học


<b>III.Hoạt động dạy học : </b>


<b>1.Ơån định tình hình lớp (1’): Gv kiểm tra sĩ số HS các lớp </b>


<b>2.Kiểm tra bài cũ: So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào cấu tạo phức</b>


tạp hơn?


(- Giống nhau : đều có thân, lá thật)
- Khác nhau :


Rêu Dương xỉ


- Thân, lá thật nhưng cấu tạo đơn giản.
- Rễ giả


- Chưa có mạch dẫn


- Thân, lá cấu tạo hồn chỉnh, phức tạp.
- Rễ thật


- Có mạch dẫn
* Cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn



<b>3. Giảng bài mới:</b>


<i><b>a.Giới thiệu bài mới(2’): Cây thơng là Thực vật đã có hoa, quả thật sự chưa. Đó là nội dung bài học</b></i>


hôm nay.


<i><b>b. Tiến trình bài dạy:</b></i>


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của Gv</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<b>1. Hoạt động 1: Quan sát 1 cành thông 2 lá</b>


- Treo tranh H40.2, yêu cầu Hs quan
sát cành thông thật. - Gv giới thiệu
qua về cây thông (như trong bài)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo
nội dung như sau: quan sát cành
thơng:


+ Đặc điểm thân, cành, màu sắc?
+ Lá: hình dạng, màu sắc


Nhổ cành con -> quan sát cách mọc
lá? ( chú ý vảy nhỏ ở gốc lá)


- Hoạt động nhóm theo
bàn, thực hiện theo yêu


cầu của GV . Cây thông thuộc Hạt trần,là nhóm thực vật có cơ
quan sinh dưỡng cấu tạo



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của Gv</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


phức tạp: Thân gỗ , thân
cành xù xì , màu nâu
( cành có vết sẹo khi lá
rụng). Lá nhỏ, hình kim,
mọc từ 2-3 chiếc trên mỗi
cành con rất ngắn. Có
mạch dẫn


- Gv gợi ý các chi tiết:


+ Cành: Xù xì với các vết sẹo lá khi
rụng để lại.


+ Lá có cách mọc khá đặc biệt: 2 lá
cùng mọc ra từ 1 cành con rất ngắn.


- Đại diện 3 nhóm phát
biểu biểu kết quả, các
nhóm khác bổ sung.


<b>* Kết luận: Thân gỗ cao to, cành xù xì, ngắn; 2 lá mọc ra từ 1</b>


cành con rất ngắn; có mạch dẫn  cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo
phức tạp.


<b>13'</b> <b>2. Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo nón đực và nón cái</b>



- Treo tranh H40.3 A, B
- Treo sơ đồ cấu tạo hoa
- GV thơng báo có hai loại nón
- u cầu HS :


+ Xác định vị trí nón đực và nón cái
trên cành?


+ Đặc điểm của hai loại nón ( số
lượng, kích thước của hai loại)


- Yêu cầu HS các nhóm quan sát sơ
đồ cắt dọc nón đực và nón cái, thảo
luận trả lời hai câu hỏi:


+ Nón đực có cấu tạo như thế nào?
+ Nón cái có cấu tạo như thế nào?
- Kết luận:


+ Nón đực nhỏ, mọc thành cụm. Vảy
(nhị) mang hai túi phấn chứa hạt
phấn.


+ Nón cái lớn, mọc riêng lẻ. Vảy (lá
noãn) mang hai noãn.


- Gv lưu ý Hs : Ở nón đực thực tế ở
dưới mỗi vảy (hay nhị) mang 2 túi
phấn, nhưng đây là hình cắt dọc nên
chỉ nhìn thấy 1, ở nón cái cũng thế:


mỗi vảy (lá nỗn) mang 2 nỗn ở gốc
nhưng trên hình vẽ chỉ nhìn thấy 1.


- HS quan sát mẫu vật ->
đối chiếu hình 40.2, trả lời
2 câu hỏi.


+Đối chiếu câu trả lời với
thơng tin nón đực, nón cái
-> tự điều chỉnh kiến thức.
- HS thảo luận nhóm, quan
sát kỹ sơ đồ + chú thích ->
trả lời hai câu hỏi


- Đại diện 3 nhóm trả lời,
các nhóm khác bổ sung.


- Trước khi cho Hs so sánh cấu tạo
của hoa và nón, Gv yêu cầu 2 Hs lên
bảng, một em ghi các thành phần cấu
tạo hoa lần lượt từ ngồi vào trong;
cịn em kia ghi cấu tạo nón.


- Mỗi Hs điền bảng ở
SGK


- 2 Hs trình bày kết quả
bảng điền


+ Căn cứ vào bảng hồn


chỉnh -> phân biệt nón với
hoa


Có thể coi nón như 1 hoa được
không?


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của Gv</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


Nón khác hoa ở đặc điểm nào cơ
bản? (chưa có cấu tạo nhị và nhụy
điển hình, đặc biệt chưa có bầu nhụy
chứa nỗn bên trong  Kết luận: Mặc
dầu cũng có bộ phận mang hạt phấn
và nỗn nhưng khơng thể coi nón như
1 hoa được, vì nón chưa có bầu nhụy
chứa nỗn.


- 1-2 Hs trả lời


<b>10’</b> <b>3. Hoạt động 3: Quan sát 1 nón cái đã phát triển (đã chín)</b>


- Yêu cầu mỗi HS quan sát một nón
thông và tìm hạt,


( 1 vài vảy nón, tìm ở gốc vảy sẽ thấy
2 hạt với cánh mỏng),trả lời câu hỏi:
Hạt có đặc điểm gì? Nằm ở đâu?
So sánh tính chất của nón với quả
buởi?( tồn bộ nón hóa gỗ)



- Mỗi Hs thực hiện yêu
cầu của GV


- 1-2 HS suy nghĩ và trả
lời.


So sánh nón cái với quả của cây có
hoa? (như với quả bưởi)


- 1-2 Hs trả lời
* Tiểu kết: Ở thơng, hạt vẫn cịn nằm


lộ ra bên ngồi (nên gọi là hạt trần):
nó chưa có quả thật sự.


Chúng sinh sản bằng hạt
nằm lộ trên các lá nỗn hở
(vì vậy mới có tên là Hạt
trần) chúng chưa có hoa
và quả.


- Gv yêu cầu 1 Hs đọc II mục 3
- Giá trị của cây Hạt trần?


- 1 Hs đọc thông tin mục 3


<b>6’ 4. Hoạt động 4: Củng cố, ra bài tập </b>


Cô quan sinh sản của thông là gì?



Cấu tạo ra sao? - Hs trả lời


- 1 Hs đọc kết luận 1 Hs đọc kết luận
- Câu hỏi về nhà : 1, 2, đọc phần “em


có biết”


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


Xem lại các Nội dungvề các loại rễ, thân, lá, cách mọc lá và kiểu gân lá, cấu tạo hoa và các loại
hoa.


<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung</b>






---


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>Ngày soạn : 3-3-2009</b>


<b>Tiết 51 </b> <b>§ 41 HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN</b>
<b>I. Mục tiêu: </b>


<i><b>1. Kiến thức:</b></i>


- Phát hiện những tính chất đặc trưng của cây hạt kín là có hoa và quả với hạt được giấu kín trong
quả. Từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt kín và cây hạt trần.



- Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản của các cây hạt kín.
- Biết cách quan sát 1 cây hạt kín


<i><b>2. Kỹ năng: </b></i>


- Rèn kỹ năng quan sát.


- Rèn kỹ năng khái quát hóa những nhận xét trên cơ sở quan sát các cây cụ thể khác nhau.


<i><b>3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh</b></i>
<i><b>II. Chuẩn bị </b></i>


<i><b>1. Chuẩn bị</b><b> của </b><b> GV</b><b> : 1 vài cây hạt kín khác nhau, lúp cầm tay, kim nhọn, dao con.</b></i>


<i><b>2. Chuẩn bị</b><b> của</b><b> HS</b><b> : Xem lại các Nội dungvề các loại rễ, các loại thân, lá, cách mọc lá và kiểu</b></i>


gân lá, cấu tạo hoa và các loại hoa.


Mỗi nhóm 2-3 HS chuẩn bị 1 vài cây có hoa


<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<i><b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra vật mẫu</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b></i>


a. Cơ quan sinh sản của thơng là gì? Cấu tạo ra sao?
(Là nón đực và nón cái:


- Nón đực: Gồm trục nón, các vảy (nhị) mang túi phấn, túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái : Gồm 1 trục nón, các vảy (lá noãn) mang noãn)



b. Sự khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản và sự sinh sản giữa cây thơng và cây dương xỉ?


(Cây thông Cây dương xỉ


- CQSS : Là nón


- SS bằng hạt, hạt rơi xuống đất ẩm
nảy mầm thành cây thông con


- Là túi bào tử


- SS bằng bào tử, bào tử nảy mầm thành
nguyên tản, cây dương xỉ con mọc từ
nguyên tản)


<i><b>3. Giảng bài mới :</b></i>


<i><b>a. Giới thiệu bài mới:</b></i>


Chúng ta đã quen biết với nhiều cây có hoa: Cam, đậu, ngơ, .. chúng được gọi chung là những cây
hạt kín. Tại sao vậy? Chúng khác với cây hạt trần ở đặc điểm quan trọng gì?


<i><b>b. Tiến trình bài dạy </b></i>


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


<b>15’ 1. Hoạt động 1: Quan sát cây có hoa</b>


- Yêu cầu các nhóm 2-3 Hs thực



hiện  thứ nhất trang 135. - Các nhóm thực hiện thứ nhất trang 135.
- Gv nhắc Hs với những bộ phận


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


- Hs ghi tóm tắt các đặc
điểm các bộ phận cây (đã
quan sát được) vào 1 bảng
với các cột giống như bảng
mẫu trang 135.


Hạt kín là nhóm thực vật có
hoa. Chúng có 1 số đặc điểm
chung như sau:


- Cơ quan sinh dưỡng phát
triển đa dạng (rễ cọc, rễ
chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá
đơn, lá kép…) trong thân có
mạch dẫn phát triển


- Gọi đại diện 4 nhóm trả lời - Đại diện các nhóm trả
lời, các nhóm khác bổ
sung.


<b>15’ 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm các cây hạt kín</b>


- Gọi đại diện 2 nhóm khác đọc
kết quả, Gv ghi lên bảng 1 vài


cây phổ biến hay điển hình có
những tính khác nhau.


- 2 nhóm đọc kết quả


Có nhận xét gì về sự khác nhau


của rễ, thân, lá hoa các cây? - 1-2 Hs trả lời, Hs khác bổsung :rất đa dạng
- Gọi 1 Hs đọc thông tin trang


135. - 1 Hs đọc thông tin trang135.


- Gv giảng: Cấu tạo trong của cây


hạt kín có mạch dẫn phát triển - Có hoa quả. Hạt nằm trongquả (trước đó là hồn tồn
nằm trong bầu) là một ưu
thế của các cây hạt kín, vì
nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa
và quả có rất nhiều dạng
khác nhau.


- Tại sao người ta gọi cây thơng là
cây thuộc nhóm Hạt Trần?


- 1-2 Hs trả lời: hạt nằm
trên lá noãn hở


-Giữa cây Hạt Trần và cây hạt kín
có những đặc điểm gì phân biệt?
- Gv giảng: Hạt nằm trong quả là


1 ưu thế của cây Hạt kín vì nó
được bảo vệ tốt hơn. Hạt kín là
nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.


- 1-2 Hs trả lời


* Kết luận : Cây hạt kín có cơ quan sinh dưỡng phát triển đa
dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển, có hoa, quả, hạt nằm
trong quả. Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau.


- Môi trường sống đa dạng,
đây là nhóm thực vật tiến
hóa hơn cả.


<b>6’ 3. Hoạt động 3: Củng cố ra bài tập</b>


- Đặc điểm chung của cây hạt kín
là gì? (Có hoa, quả, sinh sản bằng
hạt, hạt nằm trong quả.)


- Câu hỏi về nhà : 1, 2, 3 đọc
phần em có biết


- 1-2 Hs trả lời


- 1 Hs đọc phần kết luận
SGK


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>



1 cây có rễ cọc (cây có hoa) và 1 cây có rễ chùm (có hoa)


<b>IV/Rút kinh nghiệm và bổ sung :</b>









</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>Ngày soạn : 3-3-2009</b>


<b>Tiết 52 </b> <b>Bài dạy : § 42</b>

<b>LỚP HAI LÁ MẦM VAØ LỚP MỘT LÁ MẦM</b>



<b>I. Mục tiêu</b>
<b>1. Kiến thức: </b>


- Phân biệt một số đặc điểm hình thái của các cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp 1 lá mầm (về kiểu
rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa).


- Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh 1 cây thuộc lớp Hai lá mầm hay Một lá mầm
(qua mẫu vật)


<b>2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, thực hành.</b>
<b>3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.</b>
<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1. Chuẩn bị của GV : Tranh rễ cọc, rễ chùm, các kiểu gân lá.</b>



Hình ở bài 42 (42.2)


Vật mẫu : Cành dâm bụt, bưởi, đậu, cải, cà dại, cỏ gà, cỏ gấu, lúa, lá tre.


<b>2.Chuẩn bị của HS : Xem lại Nội dungvề các loại rễ, các kiểu gân lá, các kiểu hạt (mục 2 - bài 33)</b>


Mỗi nhóm HS chuẩn bị 2 cây theo sự chỉ định của GV


<b>III. Hoạt động dạy học</b>
<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’)</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b>


Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm gì phân biệt? Trong đó điểm nào là quan trọng
nhất?


Hạt trần Hạt kín


- Hạt nằm trên lá nỗn hở
- Có hoa, quả


- Cơ quan sinh dưỡng ít đa dạng


- Hạt nằm trong quả
- Chưa có hoa, quaû


- Cơ quan sinh dưỡng rất đa dạng
* Đặc điểm thứ nhất là quan trong nhất)


<b>3. Giảng bài mới </b>



<b>a..Giới thiệu bài mới: Để phân biệt các cây hạt kín với nhau, các nhà khoa học đã chia chúng thành</b>
các nhóm nhỏ hơn, đó là lớp, họ,… Thực vật hạt kín gồm 2 lớp: Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Mỗi
lớp có những nét đặc trưng. Để hiểu được ta nghiên cứu bài 42.


<b>b.Tiến trình bài dạy</b>


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<b>8’ 1. Hoạt động 1: Nhắc lại nội dung cũ</b>


- Gv cho Hs xem lại các hình vẽ về
2 loại rễ: rễ cọc và rễ chùm, hình
dạng phiến lá, gân lá.


Hãy kể tên 1 số cây 1 lá mầm và
cây 2 lá mầm mà em biết?


- 1-2 Hs trả lời
Kiểu rễ (cọc hay chùm) nào gặp ở


cây 2 lá mầm và kiểu rễ nào gặp ở
cây 1 lá mầm?


- 1-2 Hs trả lời, Hs khác bổ
sung


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>
<b>15’ 2. Hoạt động 2: Phân biệt đặc điểm các cây hai lá mầm và cây</b>


<b>một lá mầm</b>



- Cây 2 lá mầm : rễ
cọc, gân lá hình
mạng, hoa có 5 cánh
(1 vài lồi cây khác
hoa có thể 4 cánh, ví
dụ: hoa mẫu đơn),
phơi có 2 lá mầm.
- Cây 1 lá mầm: rễ
chùm, gân lá hình
cung hoặc song song,
hoa có 6 cánh (có lồi
hoa chỉ có 3 cánh, ví
dụ: cây rau mác),
phơi có 1 lá mầm.
- Gv giới thiệu tranh H42.1 cả lớp


quan sát tranh này. - Hs quan sát tranh H42.1
- Ở cây A (2 lá mầm) hãy cho biết


có kiểu rễ gì, kiểu gân lá gì?


Ở cây 1 lá mầm (Hình.B) có kiểu
rễ gì, gân lá hình gì?


- 1-2 Hs trả lời


- Hs cả lớp điền bảng theo 
trang 137.



- Gv giảng phần  trang 137 - 1-2 Hs đọc bảng
Hãy xác định cây 2 lá mầm, cây 1


lá mầm trên 2 mẫu vật thật mỗi em
mang theo? Giải thích vì sao?


- 2-4 Hs trả lời


<b>* Tiểu kết: </b>


- Cây 2 lá mầm : rễ cọc, gân lá hình mạng, hoa có 5 cánh (1 vài lồi
cây khác hoa có thể 4 cánh, ví dụ: hoa mẫu đơn).


- Cây 1 lá mầm: rễ chùm, gân lá hình cung hoặc song song, hoa có 6
cánh (có lồi hoa chỉ có 3 cánh, ví dụ: cây rau mác)


<b>12’ 3. Hoạt động 3: Kiểm tra nhận xét trên vật mẫu thật và bổ sung</b>
<b>kiến thức đặc điểm phân biệt lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm</b>


Yêu cầu mỗi Hs thực hiện  trang
138


- Hs thực hiện  trang 138
- 2-3 Hs đọc bài làm của mình


- Gv giảng  trang 139 Các cây hạt kín được


chia làm 2 lớp: lớp 2
lá mầm và lớp 1 lá
mầm. Hai lớp này


phân biệt nhau chủ
yếu ở số lá mầm của
phôi; ngồi ra cịn
một vài dấu hiệu
phân biệt khác như
kiểu rễ, kiểu gân lá,
số cánh hoa, dạng
thân


<b>3’ 4. Hoạt động 4: Kết luận, củng cố, ra bài tập về nhà</b>


- Hs đọc phần kết luận


- Làm bài tập về nhà câu 1, 2


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


Xem nội dung tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.


<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung: </b>


<b> </b>


---


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>Ngày soạn :10-3-2009 </b>


<b>Tieát 53 </b>


Bài dạy :

<b>§ 43 </b>

<b>KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀÀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT</b>




<b>I. Mục tiêu: </b>
<b>1. Kiến thức: </b>


- Biết được phân loại thực vật (PLTV) là gì?


- Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành (là bậc phân
loại lớn nhất của giới thực vật).


<b>2 Kỹ năng: Biết cách vận dụng phân loại lớp của ngành Hạt kín.Nhớ kiến thức về các ngành thực</b>


vật mà em đã học


<b>3.Thái độ :Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên .Ý thức về sự phát triển của sinh vật .</b>


<b>II. Chuẩn bị :</b>


<b>1. Chuẩn bị của GV : Sơ đồ phân chia các ngành thực vật nhưng để trống phần đặc điểm.</b>


<b>2. Chuẩn bị của HS : Xem tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.</b>
<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’)</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b>


a. Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì? (Chủ yếu ở số lá
mầm của phơi: phơi của hạt có 2 lá mầm  lớp 2 lá mầm, phơi của hạt có 1 lá mầm  lớp 1 lá mầm).


b. Có thể nhận biết 1 cây thuộc lớp hai lá mầm hay một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào?
(kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân)



<b>3. Giảng bài mới:</b>


<b>a.Giới thiệu bài mới :</b>


Các em đã tìm hiểu về các nhóm thực vật . Vậy sự phát triển của thế giới thực vật như thế nào ?Chúng ta
sẽ tìm hiểu qua bài học hơm nay .


<b>b. Tiến trình bài dạy</b>


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


<b>16’ 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu PLTV là gì và cơ sở của việc phân</b>
<b>chia các nhóm thực vật (hay PLTV)</b>


<b>1. Phân loại thực vật là gì? </b>


- Hs điền từ ở bài tập phần 
đầu tiên.


- Hs thực hiện  đầu tiên
trong bài.


- Gv diễn đạt thông tin đầu
tiên.


- Gv trình bày các bậc PLTV
- Gv lưu ý Hs khi giảng: Ở khái
niệm “nhóm”: nhóm khơng
phải là 1 khái niệm chính thức


trong phân loại và khơng thuộc
về bậc phân loại nào, nó có thể
chỉ 1 hoặc 1 vài bậc phân loại
lớn như ngành, lớp. Ví dụ:
nhóm tảo, nhóm quyết hoặc
nhóm thực vật bậc thấp, nhóm
thực vật bậc cao… Vì vậy sau


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


khi học bài này ta không nên
dùng từ “nhóm” để thay thế
cho các bậc phân loại chính
thức. Ví dụ khơng gọi là nhóm
Hạt trần mà nói ngành Hạt
trần.


<b>14’ 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về các bậc phân loại và</b>
<b>sự phân chia các ngành trong giới thực vật </b>


Giới thực vật được chia thành
nhiều ngành có những đặc
điểm khác nhau. Dưới ngành
cịn có các bậc phân loại thấp
hơn: lớp, bộ, họ, chi, loài; loài
là bậc phân loại cơ sở.


Ngành- Lớp – Bộ – Họ –
Chi-Loài



<b>* Các ngành thực vật :</b>


Kiến thức sơ đồ SGK tr.141.
- Gv treo sơ đồ phân chia các


ngành thực vật HS quan sát sơ đồ và hoànthành theo gợi ý của GV.
- Gv lần lượt đặt câu hỏi tóm


tắt đặc điểm chính mỗi ngành.
Ví dụ: hãy cho biết thực vật
bậc thấp (hay tảo) có đặc điểm
chính gì?


- 1-2 Hs trả lời: chưa có rễ,
thân, lá , sống chủ yếu dưới
nước.


- Gv ghi tóm tắt những ý chính
của câu trả lời của Hs vào sơ
đồ.


– Hs trả lời.
- Gv lần lượt hỏi tiếp tục ở các


ngành tiếp theo


– Hs trả lời.
Ngành hạt kín được chia thành


các lớp nào?



- 1-2 Hs trả lời


:2 lá mầm và 1 lá maàm


<b>6’ 3. Hoạt động 3 : Củng cố, ra bài tập</b>


- Cho Hs đọc phần kết luận
SGK


Thế nào là phân loại thực vật?
Các bậc phân loại thực vật?


- 1-2 Hs trả lời
- Bài tập về nhà: câu 1, 2, SGK


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


Xem lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học


<b>IV.</b> <b>Rút</b> <b>kinh</b> <b>nghiệm,</b> <b>bổ</b>


<b></b>


sung:---








---


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b> Ngày soạn : 10-3-2009</b>


<b>Tieát 54 </b>


<b> Bài dạy : § 44 </b>

<b>SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT</b>


<b>I. Mục tiêu </b>


<b>1. Kiến thức: </b>


- HS hiểu được quá trình phát triển của giới thực vật từ thấp đến cao gắn liền với sự chuyển từ đời
sống dưới nước lên cạn, và nêu được 3 giai đoạn phát triển chính của giới thực vật.


- Nêu rõ được mối quan hệ giữa điều kiện sống và các giai đoạn phát triển và sự thích nghi của
chúng.


<b>2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng khái quát hóa.Thảo luận nhóm.</b>
<b>3. Thái độ: Có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.</b>


<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1. Chuẩn bị của GV : Tranh vẽ sơ đồ phát triển của giới thực vật</b>


<b>2.Chuẩn bị của HS : Xem tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học</b>
<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’)</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b>


a. Phân loại thực vật là gì? Kể tên các bậc phân loại?


(Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật phân chia chúng thành các bậc
phân loại gọi là phân loại thực vật… Các bậc phân loại : Ngành – lớp – bộ – họ – chi – loài)


<b>3. Giảng bài mới </b>


a..Giới thiệu bài mới: Giới thực vật từ những dạng Tảo đơn giản nhất đến những cây Hạt kín cấu tạo
phức tạp có quan hệ gì với nhau và con đường phát triển của chúng diễn ra như thế nào? Đó là nội
dung bài học hơm nay.


b. Tiến trình bài dạy


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<b>20’ 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình xuất hiện và phát triển của</b>
<b>giới thực vật</b>


<b>1. Quá trình xuất hiện</b>
<b>và phát triển của giới</b>
<b>thực vật</b>


a. Giới thiệu sơ đồ phát triển (H44.1
SGK)


- Gv yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ, sau đó
đọc các câu từ a -> g trong bài và sắp xếp
lại trật tự các câu đó cho hợp lý



- 1 Hs đọc thông tin đầu
tiên trang 142


Giới thực vật xuất hiện
dần dần từ những dạng
đơn giản đến những dạng
phức tạp nhất, thể hiện
sự phát triển. Trong quá
trình này, ta thấy rõ thực
vật và điều kiện sống
bên ngoài liên quan mật
thiết với nhau. Khi điều
kiện sống thay đổi thì
những thực vật nào
- Hs thực hiện yêu cầu


của Gv (thực hiện 
trang 142 SGK)


- Gv lần lượt gọi 6 em, mỗi em đọc 1 câu
trong các câu từ câu 1-6 (sau khi đã sắp
xếp lại trật tự)


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


khơng thích nghi được sẽ
bị đào thải và thay thế
bởi những dạng thích
nghi hồn hảo hơn và do


đó tiến hóa hơn.


<b>2. Các giai đoạn phát</b>
<b>triển của giới thực vật:</b>


- Quá trình phát triển của
giới thực vật có 3 giai
đoạn chính:


+ Sự xuất hiện của các
thực vật ở nước.


+ Các thực vật ở cạn lần
lượt xuất hiện


+ Sự xuất hiện và chiếm
ưu thế của thực vật hạt
kín.


- Gv chỉnh lại để có trật tự đúng (nếu
cần) như sau:


+ Câu thứ 1 : là câu a
+ Câu thứ 2 : là câu d
+ Câu thứ 3 : là câu b
+ Câu thứ 4 : là câu g
+ Câu thứ 5 : là câu c
+ Câu thứ 6 : là câu e


b. Sau khi đã có trật tư đúng các câu. Yêu


cầu 1 Hs đọc lại toàn bộ đoạn câu và trao
đổi thảo luận theo 3 câu hỏi trong mục 1
của bài.


- 1 Hs đọc toàn bộ đoạn
câu đúng.


- Thảo luận toàn lớp 3
câu hỏi trong mục 1


<b>12’ 2. Hoạt động 2: Xác định 3 giai đoạn phát triển quan trọng của</b>
<b>giới thực vật</b>


+ Gv thông báo  trang 143


- Hs thực hiện  trang
143


+ Gv chỉnh lại cho đúng


. Gđ 1: Xuất hiện thực vật ở nước


. Gđ 2: Các thực vật cạn lần lượt xuất
hiện (hay chuyển từ đời sống dưới nước
lên cạn)


. Gđ 3: Xuất hiện và chiếm ưu thế của
thực vật hạt kín


- Gv giúp Hs hiểu rõ từng giai đoạn bằng


cách:


+Cho biết Sự xuất hiện và chiếm ưu thế
thực vật ở nước


Điều kiện môi trường? Nhóm thực vật
nào xuất hiện và phát triển? Sự thích
nghi?


- Hs trả lời (mơi trường
nước là chủ yếu; (Nhóm
tảo, mà đầu tiên là tảo
nguyên thủy) khơng có
rễ thân lá, chưa phân
hóa các loại mơ hồn
chỉnh để thực hiện các
chức năng riêng)


+ Sự xuất hiện lần lượt các thực vật ở
cạn.


Điều kiện môi trường?


- 1-2 Hs trả lời (thay đổi:
các lục địa mới xuất
hiện, diện tích đất liền
mở rộng.


Các nhóm thực vật xuất hiện?



(Những thực vật ở cạn đầu tiên (Quyết
Trần)  Rêu. Sau đó xuất hiện thực vật
có thân, rễ, lá sự thống trị của Quyết cổ
đại: điều kiện mơi trường thích hợp (nóng


- 1-2 Hs trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


và ẩm) xuất hiện các cây hạt trần và
tuyệt diệt các hàng loạt Quyết cổ đại: khí
hậu khơ và lạnh hơn. Tính ưu việt của hạt
so với bào tử: hạt chứa phôi (sau này phát
triển thành cây con) được nuôi dưỡng và
bảo vệ tốt hơn do đó tránh được những
điều kiện bất lợi của mơi trường (vì hạt
có mơ dinh dưỡng bên trong hạt và vỏ
bọc bên ngồi)


- Đặc điểm tiến hóa hơn hẳn của thực vật
hạt kín: là nỗn khép kín, có hoa, quả
thực vật hạt kín chiếm địa vị thống trị giới
thực vật ngày nay (300.000 lồi, thích
nghi mọi điều kiện sống…)


<b>6’</b> <b>3. Hoạt động 3: Củng cố, ra bài tập</b>


- Gv tóm tắt các ý :


+ Giới thực vật từ khi xuất hiện đã không


ngừng phát triển theo chiều hướng từ đơn
giản  phức tạp (sự tiến hóa)


+ Chúng có chung nguồn gốc và có quan
hệ họ hàng với nhau.


+ Điều kiện sống thay đổi sự thay đổi
và tiến hóa của thực vật, nói cách khác
giữa thực vật và mơi trường có quan hệ
chặt chẽ. Khi điều kiện sống thay đổi
những thực vật nào khơng thích nghi sẽ bị
tiêu diệt và thay thế những dạng thích
nghi và do đó tiến hóa hơn


1 Hs đọc kết luận trong
bài


- Ra bài tập : 1, 2, 3 SGK


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


Các loại cải.Xem nội dung của bài học mới .


<b>IV. Rút kinh nghiệm, boå sung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b> Tiết 55 Ngày soạn : 20-3-2009</b>


<b> </b> <b>Baøi dạy: § 45 NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG</b>
<b>I. Mục tiêu </b>



<b>1. Kiến thức: </b>


- Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do
bàn tay con người tiến hành.


- Phân biệt được sự khác nhau cây dại và cây trồng và giải thích lý do
- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.


- Thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo tự nhiên (ở đây là cải tạo thực vật).


<b>2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, thực hành.</b>
<b>3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.</b>
<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1. Chuẩn bị của GV : Tranh H45.1 phóng to</b>


<b>2. Chuẩn bị của HS : Chuẩn bị cải củ, cải canh, bắp cải, súp lơ, su hào</b>
<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra vật mẫu HS mang </b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b>


Quá trình phát triển của giới thực vật gồm những giai đoạn nào?
(3 giai đoạn : - Sự xuất hiện của các thực vật ở nước


- Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện


- Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật hạt kín)


<b>3. Giảng bài mới </b>



<b>a..Giới thiệu bài mới: Giữa cây trồng và cây hoang dại cùng loại có quan hệ với nhau, và so với</b>
cây dại, cây trồng có gì khác? Đó là nội dung bài học hơm nay.


<b>b. Tiến trình bài dạy</b>


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<b>6’</b> <b>1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc cây trồng</b> <b>1. Cây trồng bắt</b>
<b>nguồn từ đâu?</b>


- Yêu cầu Hs thực hiện  trang 144 - Mỗi Hs thực hiện  trang
144.


- 2 Hs trả lời các câu hỏi
phần 


- Gv chốt vấn đề - Các Hs khác bổ sung


+ Có nhiều loại cây trồng khác nhau.
+ Cây được trồng nhằm mục đích phục
vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
- Gv thông báo đoạn thông tin trong


bài. Cây trồng bắt nguồntừ cây dại. Cây trồng


phục vụ nhu cầu cuộc
sống của con người.


<b>15’ 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự khác nhau giữa cây trồng và cây</b>


<b>hoang dại qua 1 số ví dụ cụ thể</b>


- Treo tranh


<b>Hỏi: Sự khác biệt giữa cây cải dại với</b>


các cây cải trồng? (chú ý khác nhau về
lá (bắp cải) thân (su hào), hoa (súp lơ)


2-3 HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


- Hs thực hiện  thứ hai
trang 144


- Gv giảng: Do nhu cầu sử dụng, con
người đã chọn lọc các dạng khác nhau
của các bộ phận, tác động vào các bộ
phận đó làm cho chúng ngày càng
biến đổi đi và cuối cùng đưa đến nhiều
dạng cây trồng khác nhau và khác xa
tổ tiên hoang dại.


+ Cây trồng có nhiều
loại phong phú.


+ Bộ phận của cây
trồng được con người
sử dụng có phẩm chất


tốt.


+ Cây trồng có nhiều
phẩm chất và đặc tính
tốt hơn hẳn tổ tiên
hoang dại của chúng.
- Gv kẻ bảng câm như mẫu bảng trang


144 lên bảng.


- u cầu Hs cho ví dụ sự khác nhau
giữa cây trồng và cây hoang dại, Gv
ghi nhanh vào bảng câm.


- 3 Hs cho ví dụ sự khác
nhau giữa cây trồng và cây
hoang dại.


- Hs thực hiện  trang 145


<b>Hỏi: Cây trồng khác cây dại ở điểm</b>


chính nào?


- 1-2 Hs trả lời


<b>Kết luận: Cây trồng khác cây dại ở chính những bộ phận mà con</b>


người sử dụng.



- Con người đã tạo nhiều giống cây trồng mới: các giống lê, táo, nho,
các giống lúa cao sản và chịu đựng giỏi, các loại hoa; rau bốn mùa


<b>10</b> <b>3. Hoạt động 3: Tìm hiểu cơng việc cải tạo cây trồng</b> <b>3. Muốn cải tạo cây</b>
<b>trồng cần phải làm</b>
<b>gì?</b>


- Gv trình bày đoạn thông tin trong
mục 3.


Xem thoâng tin SGK
tr.145.


Muốn nhân giống cây nhanh, người ta
có thể làm gì?


- 1-2 Hs trả lời + Cải biến đặc tính di
truyền:lai, chiết,
ghép, chọn giống, cải
tạo giống, nhân giống,
. . .


Để chăm sóc cây, cần phải làm gì? - 1-2 Hs trả lời + Chăm sóc: tưới
nước, bón phân, phịng
trừ sâu bệnh. . . .


<b>6’</b> <b>4. Hoạt động 4: Củng cố, ra bài tập</b>


Gv yêu cầu HS đọc kết luận SGK - 1 Hs đọc kết luận SGK
Tại sao có cây trồng? Nguồn gốc của



nó từ đâu?


Cây trồng khác cây dại như thế nào? - 1-2 Hs trả lời
- Bài tập: 1, 2, 3, đọc phần em có biết


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


Sưu tầm 1 số mẫu tin trên báo, tranh vẽ hoặc hình ảnh chụp về nạn ơ nhiễm mơi trường.


<b>IV.</b> <b> Rút</b> <b>kinh</b> <b>nghiệm,</b> <b>bổ</b>


<b></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>---Tiết 56 Ngày soạn : 20-3-2009</b>
<b> Chương IX : VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT</b>


<b>Bài dạy : § 46 </b>

<b>THỰC VẬT GĨP PHẦN ĐIỀU HỊA KHÍ HẬU </b>



<b>I. Mục tiêu :</b>
<b>1.Kiến thức :</b>


- Giải thích được vì sao thực vật, nhất là thực vật rừng có vai trị quan trọng trong việc giữ cân bằng
lượng khí CO2 và O2 trong khơng khí và do đó góp phần điều hịa khí hậu, giảm ơ nhiễm mơi trường.


<b>2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, phân tích</b>


<b>3. Thái độ : Xác định ý thức bảo vệ thực vật thể hiện bằng các hành động cụ thể.</b>
<b>II. Chuẩn bị </b>



<b>1. Chuẩn bị của GV : </b>


Tranh sơ đồ trao đổi khí (H. 46.1 SGK phóng to).


Sưu tầm một số tin + ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường


<b>2. Chuẩn bị của HS : Tìm hiểu, thu nhập tranh ảnh về nạn ơ nhiễm khơng khí </b>
<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’)</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b>


a. Tại sao có cây trồng? Cây trồng bắt nguồn từ đâu?


<b>3. Giảng bài mới :</b>


<b>a.Giới thiệu bài mới (1’) Thực vật có vai trị như thế nào đối với việc điều hịa khí hậu trên trái đất</b>
này .Qua bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn .


<b>b.Tiến trình bài dạy </b>


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<b>12’ Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trị của thực vật trong việc ổn định</b>


<b>lượng khí CO2 và O2 trong khơng khí.</b>


<b>1. Nhờ đâu mà hàm</b>
<b>lượng khí cacbơnic và</b>
<b>ơxi trong khơng khí</b>


<b>được ổn định:</b>


- Cho HS quan sát hình vẽ (H
46.1 SGK), chú ý mũi tên chỉ
khí CO2 và O2


- HS làm việc cá nhân


+ Quan sát tranh vẽ  trả lời hai
câu hỏi


 Tìm hiểu: Việc điều hịa
lượng khí CO2 và O2 đã được


thực hiện như thế nào?


+ Nếu không có thực vật thì
điều gì sẽ xảy ra?


Yêu cầu thấy được:


+ Lượng O2 sinh ra trong quang


hợp  được sử dụng trong q
trình hơ hấp của thực vật, động
vật.


Trong quá trình quang
hợp thực vật lấy vào khí
cacbơnic vànhả ra khí


ơxi nên đã góp phần
giữ cân bằng các khí
này trong khơng khí
+ Ngược lại khí CO2 thải ra trong


q trình hơ hấp và đốt cháy, được
thực vật sử dụng trong quang hợp.
+ Nếu khơng có thực vật: lượng
CO2 tăng và lượng O2 sẽ giảm


sinh vật không tồn tại được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


- Gọi 1-2 em trình bày ý kiến,
GVbổ sung


(Chú ý đến đối tượng HS trung
bình)


- HS thảo luận  tự rút ra kết luận.


Nhờ đâu hàm lượng khí CO2 và


O2 trong khơng khí được ổn


định?


Kết luận: Thực vật ổn định
lượng khí CO2 và O2.



<b>11’ Hoạt động 2: Thực vật giúp điều hịa khí hậu</b> <b>2. Thực vật giúp điều</b>
<b>hịa khí hậu:</b>


- HS nghiên cứu thơng tin mục
, đọc bảng so sánh khí hậu ở
hai khu vực  thảo luận các nội
dung sau:


- Hs làm việc theo nhóm


+ Đọc thông tin và bảng so sánh 
thảo luận.


+ Đại diện nhóm phát biểu các
nhóm khác bổ sung yêu cầu nêu
được:


+ Tại sao trong rừng râm mát
còn ở bãi trống nóng và nắng
gắt.


+ Tại sao bãi trống khô, gió
mạnh cịn trong rừng ẩm, gió
yếu?


* Trong rừng tán lá rậm ánh
sáng khó lọt xuống dưới râm,
mát còn bãi trống khơng có đặc
điểm này.



- GVbổ sung (nếu cần) yêu
cầu HS làm bài tập  SGK cuối
mục 2.


* Trong rừng cây thốt hơi nước và
cản gió rừng ẩm và gió yếu. Cịn
bãi trống thì ngược lại.


GVlưu ý không nên cho HS traû


lời lượng mưa ở hai nơi A, B - HS tự làm bài tập.
Qua bài tập  HS rút ra kết


luận về vai trò của thực vật 1- HS đọc kết quả gọi 1-2 HSbổ sung.
Thấy được :


+ Lượng mưa cao hơn nơi có rừng.
+ Sự có mặt thực vật ảnh hưởng
đến khí hậu


Nhờ tác dụng cản bớt
ánh sáng và tốc độ gió,
thực vật có vai trị quan
trọng trong việc điều
hòa khí hậu, tăng lượng
mưa của khu vực.


<b>Kết luận: Thực vật giúp điều hịa khí hậu</b>



<b>10’ Hoạt động 3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường</b> <b>3. Thực vật làm giảm ơ</b>
<b>nhiễm mơi trường.</b>


- u cầu HS lấy các ví dụ về
hiện tượng ô nhiễm môi
trường?


- Hiện tượng ô nhiễm môi
trường là do đâu?


- HS đưa ra các mẫu tin, tranh, ảnh
chụp về nạn ô nhiễm môi trường.
Thấy được: hiện tượng ô nhiễm
mơi trường khơng khí là do hoạt
động sống của con người.


từ đó yêu cầu HS suy nghĩ xem


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


nào làm giảm bớt ơ nhiễm mơi
trường?


(gv có thể gợi ý HS đọc đoạn
).


<b>Kết luận: lá cây ngăn bụi, cản</b>


gió, một số cây tiết chất diệt vi
khuẩn.



thường có khơng khí
trong lành vì lá cây có
tác dụng ngăn bụi,cản
gió, diệt một số vi
khuẩn, giảm ô nhiễm
môi trường.


<b>6’ 4. Hoat động 4: Củng cố, ra bài tập:</b>
<b>Nhờ đâu thực vật có khả năng</b>
điều hịa lượng khí ơxi và
cacbơnic trong khơng khí? Điều
này có ý nghĩa gì?


- 1-2 HS trả lời


Thực vật có vai trị gì trong


việc điều hịa khơng khí? - 1-2 HS trả lời
Tại sao lại nói “rừng cây như


một lá phổi xanh” của con
người?


- Bài tập: trả lời các câu hỏi
cuối bài trong SGK


- HS học kết luận SGK
- Đọc “Em có biết



<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


- Sưu tầm một số tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt, hạn hán.


<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung</b>





---


---


---



Ngày soạn : 21-3-2009


<b>Tieát 57 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b> Bài dạy : § 47 THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC</b>
<b>I. Mục tiêu </b>


<b>1.Kiến thức :</b>


- Giải thích được nguyên nhân gây ra của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (như xói mịn, hạn
hán, lũ lụt), từ đó thấy được vai trị của thực vật trong việc giữ đất bảo vệ nguồn nước.


<b>2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu thập thông tin.</b>



<b>3. Thái độ : Xác định trách nhiệm bảo vệ thực vật bằng hành động cụ thể phù hợp lứa tuổi.</b>
<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1. Chuẩn bị của GV : Tranh phóng to (H. 47.1).Tranh về lũ lụt hạn hán</b>


<b>2.Chuẩn bị của HS : Sưu tầm một số tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt, hạn hán</b>
<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số lớp: 6A1---;6A2---;</b>




<b>6A3---;6A4---;6A5---2. Kiểm tra bài cũ : (7’)</b>


<b> Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hịa lượng khí ơxi và cacbơnic trong khơng khí? Điều này có ý</b>
nghĩa gì?


Thực vật có vai trị gì trong việc điều hịa khơng khí?


<b>3. Giảng bài mới :</b>


<b>a.Giới thiệu bài mới </b>


Hãy kể một số thiên tai trong những năm gần đây  ngun nhân xảy ra hiện tượng đó?
<b>b.Tiến trình bài dạy</b>


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


<b>12’ Hoạt động 1: Thực vật giúp giữ đất, chống xói mịn</b>


- HS quan sát tranh (H 47.1)


(chú ý vận tốc nước mưa)suy
nghĩ trả lời câu hỏi:


+ Vì sao khi có mưa lượng
chảy ở hai nơi khác nhau?


- H.S làm việc độc lập


Quan sát tranh+đọc thông tin
đầu mụctrả lời câu hỏi
- 1-2 em phát biểu, các HS
khác bổ sung.


 Thấy được:
+ Điều gì sẽ xảy ra đối với đất


ở trên đồi trọc khi có mưa?
Giải thích tại sao?


+ Lượng chảy của dịng nước
mưa ở nơi có rừng yếu hơn vì
có tán lá giữ nước lại một
phần.


+ Đồi trọc khi mưa: đất bị xói
mịn vì khơng có cây cản bớt
tốc độ nước chảy và giữ đất.
- GV bổ sung hoàn thiện



kiến thức.


- Cung cấp thêm thơng tin về
hiện tượng xói lở ở bờ sơng,
bờ biển.


 Yêu cầu HS tự rút ra vai trò
của thực vật trong việc giữ đất.
Kết luận: Thực vật đặc biệt là
rừng giúp giữ đất, chống xói


 HS tự bổ sung Nội dungvà
rút ra kết luận về vai trò của
thực vật.


Kết luận: Thực vật đặc biệt
là rừng giúp giữ đất, chống
xói mịn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


<b>10’ Hoạt động 2: Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán.</b>
- HS nghiên cứu trả lời câu


hỏi: Nếu đất bị xói mịn ở
vùng đồi trọc thì điều gì sẽ
xảy ra tiếp theo đó?


- HS nghiên cứu mục 


SGK trả lời.


 Hậu quả: Nạn lụt ở vùng
thấp. Hạn hán tại chỗ


Cho HS thảo luận nhóm hai
vấn đề:


+ Kể một số địa phương bị
ngập úng và hạn hán ở Việt
Nam?


+ Tại sao có hiện tượng ngập
úng và hạn hán ở nhiều nơi?
Kết luận: Thực vật đã góp
phần hạn chế lũ lụt hạn hán


- Các nhóm trình bày thơng
tin, hình ảnh đã sưu tầm
đượcThảo luận nguyên
nhân hiện tượng ngập úng và
hạn hán.


 Đại diện nhóm phát biểu
các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Thực vật đã góp
phần hạn chế lũ lụt hạn hán


Thực vật cịn góp phần hạn
chế lũ lụt hạn hán.



<b>9’ Hoạt động 3: Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm</b>
- Yêu cầu HS đọc thông tin


mục  SGK tự rút ra vai trò
bảo vệ nguồn nước của thực
vật


- HS nghiên cứu SGK tự rút
ra kết luận.


- 1-2 Phát biểu HS khác bổ
sung


Kết luận: Thực vật góp phần
bảo vệ nguồn nước ngầm.


Kết luận: Thực vật góp phần
bảo vệ nguồn nước ngầm.


Thực vật cũng góp phần bảo
vệ nguồn nước ngầm.


Kết luận chung: HS đọc
SGK.


<b>5’ Hoạt động 4: Củng cố, ra bài tập</b>
Tại sao vùng bờ biển người ta
phải trồng rừng ở phía ngồi
đê?



Thực vật có vai trị gì đối với
nguồn nước?


Vai trò của rừng trong việc
hạn chế lũ lụt, hạn hán như
thế nào?


- 1-2 HS trả lời, các HS khác
bổ sung


- Đọc “Em có biết
- Đọc kết luận


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


- Học bài, trả lời câu hỏi SGK


- Sưu tầm tranh, ảnh về nội dung: thực vật là thức ăn động vật; là nơi sống của động vật.


<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung</b>






</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>Ngày soạn : 22-3-2009</b>
<b>Tiết 58</b>


<b>§ 48 VAI TRỊ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI</b>


<b>I. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐỘNG VẬT</b>


<b>I. Mục tiêu :</b>
<b>1. Kiến thức:</b>


- Nêu được một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động
vật.


- Hiểu được vai trò gián tiếp của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho con người thơng qua ví dụ
cụ thể về dây chuyền thức ăn.(Thực vật  Động vật  Con người).


<b>2. Kỹ năng :- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm</b>
<b>3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây cối bằng công việc cụ thể.</b>


<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1. Chuẩn bị của GV : </b>


+ Tranh phóng to (H. 46.1) : Sơ đồ trao đổi khí


+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp phóng to với nội dung động vật ăn thực vật và động vật sống trên cây.
<b>2. Chuẩn bị của HS : </b>


+ Xem lại hình vẽ sơ đồ trao đổi khí (H. 46.1)


+ Sưu tầm tranh ảnh với nội dung thực vật là thức ăn và là nơi sống của động vật.


<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) ) Kiểm tra sĩ số lớp: 6A1---;6A2---;</b>





<b>6A3---;6A4---;6A5---2. Kieåm tra bài cũ : (7’)</b>


- Tại sao nói : thực vật có vai trị giữ đất, chống xói mịn?


- Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán như thế nào?


<b>3. Giảng bài mới : </b>
<b>a.Giới thiệu bài mới :</b>


Trong thiên nhiên, các sinh vật nói chung có quan hệ mật thiết với nhau về thức ăn và nơi sống. Ở
đây chúng ta tìm hiểu vai trị của thực vật đối với động vật.


<b>b.Tiến trình bài daïy </b>


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<b>20’ Hoạt động 1: Thực vật cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật</b> <b>I. Vai trò của thực vật đối</b>
<b>với động vật.</b>


- Cho HS xem tranh (H. 46.1)
và tranh 48.1 thực vật là thức
ăn của động vật, trả lời các câu
hỏi trong phần lệnh trang 152:
+ Lượng ôxi mà thực vật nhả
ra có ý nghĩa gì đối với các
sinh vật khác?



+ Các chất hữu cơ do thực vật
chế tạo ra có ý nghĩa gì trong
tự nhiên?


- HS trao đổi thảo luận nhóm
theo 3 câu hỏi ở mục 1


HS quan sát sơ đồ trao đổi khí.
- Đại diện 2-3 nhóm báo cáo,
các nhóm khác bổ sung:


+ HS nói về vai trị của thực
vật thấy được nếu khơng có
cây xanh thì động vật (và con
người) sẽ chết vì khơng có ơxi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


+ Yêu cầu HS làm bài tập nêu
ví dụ về động vật ăn thực vật
điền bảng theo mẫu SGK rút
ra nhận xét gì?


+ Các chất hữu cơ do thực vật
chế tạo ra nuôi sống bản thân
nó, ngồi ra cịn cung cấp thức
ăn cho nhiều động vật (và bản
thân những động vật này lại là
thức ăn cho các động vật khác
hoặc cho con người)



- HS tìm các ví dụ về động vật
ăn các bộ phận khác nhau của
cây điền đủ 5 cột trong bảng.
Nhận xét quan hệ giữa thực vật


và động vật là gì?


- Một vài HS trình bày bổ
sung, sửa chữa.


 Rút ra nhận xét về quan hệ
giữa thực vật và động vật:
Thực vật cung cấp ôxi và thức
ăn cho động vật.


- GVbổ sung, sửa chữa nếu
cần:


Kết luận : Thực vật cung cấp
ôxi và thức ăn cho động vật.
- GVđưa thêm thông tin về
thực vật gây hại cho động vật
(như SGK)


<b>10’ Hoạt động 2: Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho</b>


<b>động vật.</b>


<b>Thực vật cung cấp nơi ở</b>


<b>và nơi sinh sản cho động</b>
<b>vật.</b>


- Cho HS quan sát tranh thực
vật là nơi sống của động vật.
+ Rút ra nhận xét gì?


+ Trong tự nhiên có động vật
nào lấy cây làm nhà nữa
khơng?


HS hoạt động nhóm.


- Đại diện 2- 3 nhóm trả lời:
+ HS nhận xét được thực vật là
nơi ở, nơi làm tổ của động vật.
+ HS trình bày tranh ảnh đã
sưu tầm về động vật sống trên
cây.


- GV cho HS trao đổi chung ở
lớp.


- GV bổ sung, sửa chữa (nếu
có).


 các nhóm khác bổ sung:
(nên tìm các lồi động vật khác
nhau)



 HS tự tổng kết và rút ra
nhận xét về vai trò thực vật
cung cấp nơi ở cho động vật.


<b>Kết luận: Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.</b>
<b>6’ 3. Hoạt động 3: Củng cố, ra bài tập về nhà:</b>


Thực vật có vai trị gì đối với


động vật? - 1-2 HS trả lời


Kể tên 1 số loài động vật ăn


thực vật? - 1-2 HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>Tg</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>
<b>- Yêu cầu HS làm bài tập số 3</b>


SGK HS làm bài tập số 3 SGK


- Bài tập về nhà : câu hỏi
1,2,3.


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


- Sưu tầm tranh ảnh về một số cây quả có giá trị sử dụng hoặc gây hại cho con người.


<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b> Tiết 59 Ngày soạn : 1-4-2009</b>



<b>Bài dạy : § 48 VAI TRỊ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT VAØ ĐỐI VỚI ĐỜI </b>
<b>SỐNG CON NGƯỜI ( tiếp theo)</b>


<b>II. THỰC VẬT VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI</b>
<b>I. Mục tiêu :</b>


<b>1. Kiến thức :</b>


- Hiểu được tác dụng hai mặt của thực vật đối với con người thơng qua việc tìm được một số ví dụ
về cây có ích và một số cây có hại.


<b>2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng</b>


<b>3. Thái độ: Có ý thức thể hiện bằng hành động cụ thể bảo vệ cây có ích, bài trừ cây có hại.</b>
<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1.Chuẩn bị của GV : </b>


Phiếu học tập theo mẫu SGK.
Tranh cây thuốc phiện, cần sa.


Một số hình ảnh hoặc mẫu tin về người mắc nghiện ma túy để HS thấy rõ tác hại.


<b>2. Chuẩn bị của HS : Sưu tầm tranh ảnh về một số cây quả có giá trị sử dụng hoặc gây hại cho con</b>


người.


<b>III. Hoạt động dạy học</b>
<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’)</b>



<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’) Thực vật có vai trị gì đối với động vật?</b>


<b>3. Giảng bài mới : </b>


<b>a.Giới thiệu bài mới (1’):</b>


Có bao giờ chúng ta tự hỏi : nhà ở và một số đồ đạc cũng như thức ăn, quần áo,… hằng ngày của
chúng ta được lấy từ đâu? Nguồn cung cấp các sản phẩm đó một phần lớn là thực vật.


<b>b.Tiến trình bài dạy </b>


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<b>18’ Hoạt động 1 : Những cây có giá trị sử dụng.</b> <b>II. Thực vật với đời sống con</b>
<b>người:</b>


- GVnêu câu hỏi: <b>1.Những cây có giá trị sử</b>


<b>duïng.</b>


+ Thực vật cung cấp cho chúng
ta những gì dùng trong đời
sống hàng ngày (không yêu
cầu kể tên cụ thể)


- HS có thể kể: cung cấp thức
ăn, gỗ làm nhà, thuốc quý…
- Để phân biệt cây cối theo



công dụng, người ta chia chúng
thành các nhóm cây khác
nhau GV yêu cầu HS hoạt
động theo nhóm phát phiếu
học tập.


- HS thảo luận nhóm, điền
phiếu học tập


+ Ghi tên cây


+ Xếp loại theo công dụng.
Trong khi HS làm bài tập GV


kẻ phiếu lên bảng.  1-2 đại diện các nhóm lênbảng tự ghi tên cây và đánh Thực vật, nhất là thực vật Hạtkín có cơng dụng nhiều mặt. Ù


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


Tổ chức thảo luận cả lớp dấu cột công dụng.
- GVnhận xét bổ sung (nếu


cần) có thể cho điểm nhóm
làm tốt.


 Các nhóm bổ sung hoàn
chỉnh phiếu


ýnghĩa kinh tế của chúng rất
lớn: cho gỗ dùng trong xây
dựng và các ngành công


nghiệp, cung cấp thức ăn cho
người, dùng làm thuốc,…Đó là
nguồn tài nguyên thiên nhiên
quí giá, chúng ta cần bảo vệ
và phát triển nguồn tài
nguyên đó để làm giàu cho
tổ quốc.


- Từ bảng trên yêu cầu HS
rút ra nhận xét các công dụng
của thực vật.


- HS phát biểu nhận xét.
Kết luận: Thực vật có công


dụng nhiều mặt như: Cung cấp
lương thực, thực phẩm, gỗ…
+ Có khi cùng một cây nhưng
có nhiều cơng dụng khác nhau,
tùy bộ phận sử dụng.


<b>15’ Hoạt động 2: Những cây có hại cho sức khỏe con người</b> <b>2. Những cây có hại cho sức</b>
<b>khỏe con người</b>


- Yêu cầu HS đọc thông tin 
SGK.


+ Quan sát H 48.3, 48.4 trả lời
câu hỏi.



Đọc thơng tin  quan sát hình
48.3, 48.4 nhận biết cây có
hại.


- Kể tên cây có hại và tác hại
cụ thể của chúng?


GV phân tích:


Với những cây có hạisẽ gây
tác hại lớn khi dùng liều lượng
cao và khơng đúng cách.


- HS có thể kể 3 cây có hại
như SGK hoặc có thể kể
thêm một số cây khác và nêu
tác hại.


 HS khác bổ sung.
- GVđưa:


+ Một số hình ảnh người mắc
nghiện ma túy.


+ Tổ chức lớp trao đổi về thái
độ bản thân trong việc bài trừ
những cây có hại và tệ nạn xã
hội.


- GV tổng kết lại bài học.



 HS trực tiếp thấy rõ tác
hại.


HS thảo luận đưa ra những
hành động cụ thể:


+ Chống sử dụng chất ma túy.
+ Chống hút thuốc lá…


Bên cạnh đó cũng có một số
cây hại cho sức khỏe, chúng
ta cần hết sức thận trọng khi
khai thác hoặc tránh sử dụng


<b>5’ 3. Hoạt động 3: Củng cố, ra</b>


<b>bài tập: </b>


<b>3. Hoạt động 3: Củng cố, ra</b>
<b>bài tập: </b>


Hỏi : Con người sử dụng thực
vật để phục vụ đời sống hằng


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


Hỏi : Hút thuốc lá và hút thuốc


phiện có hại như thế nào? - 1-2 hs trả lời- Hs đọc kết luận chung sgk


- Đọc phần “em có biết”
- Bài tập về nhà : câu 1,2,3,4.


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


- Sưu tầm tin, hình ảnh về tình hình phát rừng hoặc phong trào trồng cây gây rừng.


<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung</b>











---


<b>------Tiết 60 Ngày soạn : 1-4-2009</b>


<b>Bài dạy :</b> <b>§ 49 </b>

<b>BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT</b>



<b>I. Mục tiêu :</b>
<b>1. KIến thức :</b>


- Phát biểu được sự đa dạng của thực vật là gì?


- Hiểu được thế nào là thực vật quý hiếm và kể tên được một vài loài thực vật quý hiếm.



- Hiểu được hậu quả của việc tàn phá rừng, khai thác bừa bãi tài nguyên đối với tính đa dạng của
thực vật.


- Nêu được các biện pháp chính để bảo vệ đa dạng của thực vật.


<b>2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng phân tích, khái qt, hoạt động nhóm.</b>


<b>3. Thái độ: Tự xác định trách nhiệm trong việc tuyên truyền bảo vệ thực vật ở địa phương.</b>
<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1. Chuẩn bị cuûaGV : </b>


Tranh một số thực vật quý hiếm


Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng…
<b>2. Chuẩn bị của HS : </b>


<b>III. Hoạt động dạy học</b>
<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’)</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ : (7’)</b>


a. Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hằng ngày của mình như thế nào?
b. Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?


<b>3. Giảng bài mới :</b>
<b>a.Giới thiệu bài mới (1’)</b>


Mỗi loài trong giới thực vật đều có những nét đặc trưng về hình dạng, cấu tạo, nơi sống, kích thước
…Tập hợp tất cả các loài thực vật với các với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới thực


vật. Hiện nay có một thực trạng là tính đa dạng của thực vật đang bị suy giảm do tác động của con người.
Vì vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật.


<b>b.Tiến trình bài dạy </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


<b>9’ Hoạt động 1: Đa dạng của thực vật là gì?</b> <b>1. Đa dạng của thực vật là</b>
<b>gì?</b>


- Cho HS: Kể tên những thực
vật mà em, biết?


- Chúng thuộc những ngành
nào? Sống ở đâu?


- HS thảo luận nhóm


+ Một HS trình bày tên thực
vật HS khác bổ sung.


+ Một HS nhận biết chúng
thuộc những ngành nào và
những cây đó sống ở môi
trường nào.


Sự đa dạng của thực vật được
biểu hiện bằng số lượng lồi
và cá thể của lồi trong các
mơi trường sống tự nhiên.



- GV tổng kết dẫn HS tới
khái niệm đa dạng của thực vật
là gì?


 HS nhận xét khái quát về
tình hình thực vật ở địa
phương.


Khái niệm: HS đọc đoạn 
mục 1.


<b>14’ Hoạt động 2: Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam.</b> <b>2. Tình hình đa dạng của</b>
<b>thực vật Việt Nam. </b>


a. Việt Nam có tính đa dạng
cao về thực vật.


- Yêu cầu HS đọc đoạn thông


tin  mục 2a - HS đọc thông tin mục 2a+khái niệm mục 1
 Thảo luận: Vì sao nói Việt


Nam có tính đa dạng cao về
thực vật?


 Thảo luận trong nhóm 2 ý:
+ Đa dạng số lượng loài
+ Đa dạng về môi trường
sống.



- GVbổ sung tổng kết lại về
tính đa dạng cao của thực vật ở
Việt Nam.


- GVyêu cầu HS tìm 1 số thực
vật có giá trị về kinh tế và khoa
học.


Kết luận: Việt Nam có tính đa
dạng về thực vật, trong đó có
nhiều lồi có giá trị kinh tế và
khoa học


- Đại diện nhóm phát biểu,
các nhóm khác bổ sung.
.


b. Sự suy giảm tính đa dạng của
thực vật ở Việt Nam.


- GVnêu vấn đề: ở Việt Nam
trung bình mỗi năm bị tàn phá
từ 100.000200.000 ha rừng
nhiệt đới.


 Cho HS làm bài tập:


Theo em những nguyên nhân
nào dẫn tới sự suy giảm tính đa


dạng của thực vật:


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


<b>* Bài tập :Hãy đánh dấu +</b>


<b>vào ô vuông cho từng trường</b>
<b>hợp đúng: </b>


1.  Chặt phá rừng làm rẫy;
2.  Chặt phá rừng để buôn bán
lậu;


3.  Khoanh ni rừng;
4.  Cháy rừng;


5.  Lũ lụt;


6.  Chặt cây làm nhà.


- HS làm bài tập.


 1-2 HS báo cáo kết quả
các HS khác bổ sung.


 GVchữa nếu cần (Đáp án
các nguyên nhân: 1, 2, 4, 6).
- Căn cứ vào kết quả bài tập
hãy thảo luận nhóm -> :Nêu
nguyên nhân của sự suy giảm


tính đa dạng của thực vật và
hậu quả ?


- HS thảo luận nhóm  phát
biểu


 Các nhóm bổ sung
- GVbổ sung  chốt lại vấn đề.


Kết luận:- Nguyên nhân (SGK)
- Hậu quả (tr.157)


Việt Nam có sự đa dạng về
thực vật khá cao, trong đó
nhiều lồi có giá trị nhưng
đang bị giảm sút do bị khai
thác và môi trường sống của
chúng bị tàn phá, nhiều loài
trở nên hiếm.


- Cho HS đọc thông tin về thực
vật quý hiếm.


 Trả lời câu hỏi:


Thế nào là thực vật quý hiếm ?
+ Kể tên một vài cây quý hiếm
mà em biết ?


- HS đọc thông tin để trả lời


hai câu hỏi.


- 1 – 2 HS phát biểu  lớp bổ
sung


- GVnhaän xét, bổ sung (nếu
cần)


* Thực vật quý hiếm là
những loài thực vật có giá trị
và có xu hướng ngày càng ít
đi do bị khai thác quá mức.


<b>8’ Hoạt động 3: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật</b> <b>3. Các biện pháp bảo vệ sự</b>
<b>đa dạng của thực vật.</b>


- GVđặt vấn đề: Vì sao phải
bảo vệ sự đa dạng của thực
vật ?


- 1-2 HS trả lời:


Do: nhiều loại cây có giá trị
kinh tế bị khai thác bừa bãi…
- Cho HS đọc các biện pháp


bảo vệ sự đa dạng của thực vật.


- HS đọc các biện pháp  ghi
nhớ



 Yêu cầu HS nhắc lại 5 bieän - 1- 2 HS nhắc lại 5 bieän


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


phaùp. phaùp.


- Liên hệ bản thân có thể làm
được gì trong việc bảo vệ thực
vật ở địa phương ?


- HS thảo luận.
Ví dụ:


+ Tham gia trồng cây;
+ Bảo vệ cây cối…
<b>5’ 4. Hoạt động 4: củng cố, ra bài tập.</b>


Đa dạng thực vật là gì?


Nguyên nhân gì khiến cho đa
dạng thực vật Việt Nam bị
giảm sút?


Cần phải làm gì để bảo vệ tính
đa dạng của thực vật Việt
Nam?


Ra bài tập : Caâu 1,2,3 SGK



- 1-2 HS trả lời


- Kết luận chung: HS đọc
SGK


- Đọc phần “em có biết”


<b>4. Dặn dị HS chuẩn bị bài sau : (1’)Xem trước bài 50</b>
<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:</b>












</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b> Chương X: </b>


<b>Bài dạy : § 50 </b>

<b>VI KHUẨN</b>



<b>I. Mục tiêu :</b>


<b>1. Kiến thức :+ Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên</b>


+ Nắm được những đặc điểm chính của vi khuẩn về: kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố,số
lượng và hình thức sinh sản của vi khuẩn .



<b>2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát kênh hình và kênh chữ , phân tích</b>
<b>3. Thái độ: Giáo dục lịng u thích mơn học.</b>


<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1. Chuẩn bị của GV : Tranh phoùng to: các dạng vi khuẩn (hình 50.1).</b>


<b>2.Chuẩn bị của HS : Xem trước bài mới</b>
<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’)</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ : (7’)</b>


a. Đa dạng thực vật là gì? Thế nào là thực vật q hiếm?
b. Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
<b>3. Giảng bài mới :</b>


<b> a.Giới thiệu bài mới : Trong thiên nhiên có những sinh vật rất nhỏ bé mà bằng mắt ta khơng thể</b>
thấy được, nhưng chúng lại có vai trị quan trọng đối với đời sống và sức khỏe con người . Chúng chiếm số
lượng lớn và ở khắp mọi nơi quanh ta, đó là các vi sinh vật, trong đó có vi khuẩn và virut. Vậy vi khuẩn là
gì? Bài học hơm nay giúp ta hiểu được điều đó.


<b>b.Tiến trình bài dạy </b>


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


<b>12’ Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đặc điểm của vi khuẩn</b> <b>1 Hình dạng, kích thước</b>
<b>và cấu tạo vi khuẩn:</b>



* Hình dạng


- Cho HS quan sát tranh các dạng
vi khuẩn  vi khuẩn có những
hình dạng nào ?


- HS hoạt động cá nhân quan
sát tranh  gọi tên từng dạng.
- HS có thể gọi vi khuẩn hình


tròn, vi khuẩn hình ngoằn ngoèo. - 1 – 2 học sinh phát biểu
 GVchỉnh lại cách gọi tên cho


chính xác. * Vi khuẩn có nhiều hình dạngkhác nhau như: hình cầu, hình
que, hình dấu phẩy, hình xoắn.


- Vi khuẩn rất đa dạng:
hình que, hình cầu, hình
dấu phẩy


- GV lưu ý dạng vi khuẩn sống
thành tập đoàn tuy liên kết với
nhau nhưng mỗi vi khuẩn vẫn là
một đơn vị sống độc lập.


* Kích thước:


GVcung cấp thơng tin: vi khuẩn
có kích thước rất nhỏ.



- Kích thước vi khuẩn rất
nhỏ, mỗi tế bào chỉ từ 1
đến vài phần nghìn


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


(một vài phần nghìn mm) phải
quan sát dưới kính hiển vi có độ
phóng đại lớn.


milimet bằng mắt thường
khơng nhìn thấy được
* cấu tạo:


- cho HS đọc thông tin (phần cấu


tạo SGK)  trả lời: - HS tự nghiên cứu thông tin  Trả lời câu hỏi.
+ Nêu cấu tạo tế bào vi khuẩn ?


+ So sánh với tế bào thực vật?
 GVgọi HS phát biểu


 Chốt lại Nội dung đúng.


 Nêu cấu tạo tế bào vi
khuẩn :


+ Vách tế bào.
+ Chất tế bào.



+ Chưa có nhân hồn chỉnh


- Cấu tạo: vi khuẩn có cấu
tạo đơn giản ( tế bào có
vách bao bọc, chất tế bào,
nhưng chưa có nhân hồn
chỉnh)


- Gọi 1 – 2 HS nhắc lại hình
dạng, cấu tạo, kích thước của vi
khuẩn .


- Vi khuẩn khác tế bào thực
vật: khơng có diệp lục và chưa
có nhân hồn chỉnh.


- GVcung cấp thêm thông tin
một số vi khuẩn có roi nên có
thể di chuyển được.


Kết luận: vi khuẩn có kích
thước rất nhỏ có nhiều hình
dạng và cấu tạo đơn giản (chưa
có nhân hồn chỉnh).


<b>9’ Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dinh dưỡng của vi khuẩn </b> <b>2. Cách dinh dưỡng:</b>


- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK
 GV nêu vấn đề: Vi khuẩn
khơng có diệp lục  vậy nó sống


bằng cách nào ?


- HS đọc kỹ thông tin  trả lời
được vấn đề dinh dưỡng của vi
khuẩn .


- Có thể HS phát biểu lộn xộn 
GVtổng kết lại.


 Giải thích cách dinh dưỡng
của vi khuẩn :


+ Dị dưỡng (chủ yếu)
+ Tự dưỡng (một số ít).


- Gọi 1 – 2 HS phát biểu (Dị
dưỡng sống bằng chất hữu cơ
có sẵn).


- Yêu cầu HS phân biệt hai cách
dị dưỡng là: hoại sinh và kí sinh.


- HS thảo luận  phân biệt
hoại sinh và ký sinh.


- GVcho lớp thảo luận  GVbổ
sung, sửa chữa sai sót…


 1 –2 HS phát biểu  lớp bổ
sung.



+ Hoại sinh: sống bằng chất
hữu cơ có sẵn trong xác động,
thực vật đang phân huỷ.


+ ký sinh: sống nhờ trên có thể
sống khác.


Hầu hết vi khuẩn khơng có
chất diệp lục, chúng phải
sống bằng các chất hữu cơ
có sẵn trong xác động vật,
thực vật đang phân
hủy(hoại sinh) hoặc sống
nhờ trên các cơ thể sống
khác ( kí sinh).


 Chốt lại cách dinh dưỡng của
vi khuẩn : Vi khuẩn dinh dưỡng
bằng cách dị dưỡng (hoại sinh
hoặc ký sinh). Từ một số vi
khuẩn có khả năng tự dưỡng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


Cả hai cách dinh dưỡng
như vậy gọi là dị dưỡng.
Một số vi khuẩn có khả
năng tự dưỡng.



<b>9’ Hoạt động 3: Phân bố và số lượng</b> <b>3. Phân bố và số lượng</b>


* Phân bố:


- u cầu HS đọc thơng tin SGK
 Trả lời câu hỏi. Nhận xét sự
phân bố vi khuẩn trong tự nhiên?


- HS đọc thông tin SGK  tự
rút ra nhận xét.


- 1 – 2 HS phát biểu  các em
khác bổ sung.


Vi khuẩn phân bố rất rộng
rãi trong thiên nhiên và
thường với số lượng lớn.
- GVbổ sung  tổng kết lại.


- GVcung cấp thông tin vi khuẩn
sinh sản bằng cách phân đôi.
Nếu gặp điều kiện thuận lợi
chúng sinh sản rất nhanh.


Vi khuaån sinh sản rất
nhanh bằng cách phân đôi.


- GVmở rộng thêm: khi điều
kiện bất lợi (khó khăn về thức ăn
và nhiệt độ)  vi khuẩn kết bào


xác.


Kết luận: Trong tự nhiên nơi
nào cũng có vi khuẩn: trong
đất, trong nước, trong khơng khí
và trong cơ thể sinh vât.


<b>6’ Hoạt động 4 : Củng cố:</b> <b>Hoạt động 4 : Củng cố</b>


Hỏi : Vi khuẩn có những hình


dạng nào , cấu tạo ra sao? - 1-2 HS trả lời
Hỏi: Vi khuẩn dinh dưỡng như


thế bnào? - 1-2 HS trả lời


- GVgiáo dục ý thức giữ gìn vệ


sinh cá nhân. Kết luận chung: HS đọc SGK.


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


+ Học bài, trả lời câu hỏi SGK.


+ Tìm hiểu những bệnh do vi khuẩn gây ra cho người và các sinh vật khác.


<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:</b>



---



---


<b>---Ngày soạn : 9-4-2009</b>
<b>Tiết 62 </b>


<b>Bài dạy : § 50 </b> <b> (tiếp theo)</b>
<b>I. Mục tiêu </b>


<b>1. Kiến thức :</b>


+ Kể được các mặt có ích và có hại của vi khuẩn đối với thiên nhiên và đời sống con người.
+ Hiểu được những ứng dụng thực tế của vi khuẩn trong đời sống và sản xuất.


+ Nắm được những nét đại cương về vi rút.
<b>2. Kỹ năng </b>


Rèn kỹ năng quan sát tranh vẽ và mẫu vật thực tế .


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>3. Thái độ :Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để tránh tác hại của vi khuẩn gây ra.</b>
<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1. Chuẩn bị của GV: </b>


Tranh phóng to (hình 50.2; 50.3).Bảng phụ và mẫu :rễ cây họ đậu
<b>2. Chuẩn bị của HS : Bảng nhóm ï và mẫu :rễ cây họ đậu</b>


<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’)Kiểm tra sĩ số HS vệ sinh và tác phong </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b>


1.Vi khuẩn có hình dạng ,kích thứớc ,cấu tạo và cách dinh dưỡng như thế nào ?


<b>3. Giảng bài mới </b>


<b>a.Giới thiệu bài mới (1’)Vi khuẩn phân bố rộng rãi khắp mọi nơi và sinh sản rất nhanh .Vậy chúng</b>


có lợi hay có hại ?


<b>b. Tiến trình bài dạy </b>


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


13’ <b>Hoạt động 1: Vai trò của vi khuẩn.a. Vấn đề 1 : Tìm hiểu vai trị của vi khuẩn có ích </b>


<b>1. Vai trò của vi khuẩn.</b>
<b>a.vi khuẩn có ích</b>


- Yêu cầu HS quan sát kỹ hình
50.2 + đọc chú thích  làm bài
tập điền từ.


- GV có thể gợi ý cho HS 2 hình
trịn: là vi khuẩn.


- HS quan sát hình 50.2+ đọc
chú thích.


- Hồn thành bài tập điền từ.


- 1-2 em đọc bài tập lớp
nhận xét.


- GVchốt lại các khâu quá trình
biến đổi xác động vật, lá cây
rụng vi khuẩn biến đổi thành
muối khoáng  cung cấp lại cho
cây.


 Từ cần điền: Vi khuẩn,
muối khoáng, chất hữu cơ.


- Cho một HS đọc thông tin đoạn
 (Tr. 162).


 Thảo luận: Vi khuẩn có vai trị
gì trong tự nhiên? Và trong đời
sống con người?


(GV giaûi thích khái niệm cộng
sinh).


- HS nghiên cứu mục thơng
tin thảo luận trong nhóm
của hai nội dung.


+ Vai trò của vi khuẩn trong
tự nhiên.


+ Vai trò của ci khuẩn trong


đời sống.


 Ghi ra vở nháp
- Gv gọi hai nhóm phát biểu tổ


chức thảo luận giữa các nhóm.
 Gv sửa chữa  bổ sung.


+ Đại diện nhóm phát biểu,
các nhóm khác bổ sung.
 Yêu cầu


+ Trong tự nhiên:


- Phân hủy chất hữu cơ
chất vô cơ để cây sử dụng.
- Góp phần hình thành than
đá dầu lửa.


+ Trong đời sống:


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


đạm cho đất.


- Chế biến thực phẩm: vi
khuẩn lên men.


- GVcho HS giải thích hiện tượng
thực tế



Ví dụ: Vì sao dưa, cà ngâm vào
nước muối sau vài ngày hóa
chua?


- Vai trò trong công nghệ
sinh học.


 GVchốt lại vai trò có ích của vi
khuẩn.


Kết luận: Vi khuẩn có vai
trị trong tự nhiên và trong
đời sống con người: Phân
hủy chất hữu cơ thành chất
vơ cơ, góp phần hình thành
than đá, dầu lửa, nhiều vi
khuẩn ứng dụng trong cơng
nghiệp, nơng nghiệp và chế
biến thực phẩm.


Vi khuẩn có vai trò trong tự
nhiên và trong đời sống con
người: Phân hủy chất hữu cơ
thành chất vơ cơ, góp phần
hình thành than đá, dầu lửa,
nhiều vi khuẩn ứng dụng
trong công nghiệp, nông
nghiệp và chế biến thực
phẩm



<b>12’ b. Vấn đề 2: Tìm hiểu tác hại</b>


<b>của vi khuẩn . </b>


<b>2.Tác hại của vi khuẩn . </b>


- GVyêu cầu HS thảo luận các
câu hỏi:


+ Hãy kể tên một vài bệnh do vi
khuẩn gây ra?


- Thảo luận trong nhóm.


+ Các loại thức ăn để lâu ngày dễ
bị ôi thiu vì sao? Muốn thức ăn
khơng bị ôi thiu phải làm thế
nào?


- Các nhóm trao đổi  ghi
một số bệnh do vi khuẩn gây
ra ở người (động vật, thực
vật nếu biết)


 Các nhóm khác bổ sung.
- GVbổ sung, chính lý các bệnh


do vi khuẩn gây ra.



+ Giải thích thức ăn bị ôi
thiu là do vi khuẩn hoại sinh
làm hịng thức ăn.


Ví dụ: Bệnh tả: Do phẩy khuẩn tả
Bệnh lao: Do trực khuẩn lao
GVphân tích cho HS có những vi
khuẩn có cả hai tác dụng có ích
và có hại.


Muốn giữ thức ăn ngăn
ngừa vi khuẩn sinh sản bằng
cách: giữ lạnh, phơi khơ, ướp
muối…


Ví dụ: Vi khuẩn phân hủy chất
hữu cơ.


- Có hại: Làm hỏng thực phẩm
- Có ích: Phân hủy xác động vật.
GVchốt lại tác hại của vi khuẩn.
 Yêu cầu HS liên hệ hành động
của bản thân phòng chống tác hại
do vi khuẩn gây ra.


Kết luận: Các vi khuẩn ký
sinh gây bệnh cho người,
nhiều vi khuẩn hoại sinh làm


Các vi khuẩn ký sinh gây


bệnh cho người, nhiều vi
khuẩn hoại sinh làm hỏng


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


hỏng thực phẩm, gây ra ô


nhiễm môi trường. thực phẩm, gây ra ô nhiễmmôi trường.


<b>8’ Hoạt động 5 : Sơ lược về vi rút</b> <b>3. Sơ lược về vi rút</b>


- Giới thiệu thông tin khái quát về
các đặc điểm của vi rút.


- Yeâu cầu HS kể tên một vài
bệnh do vi rút gây ra?


- HS có thể kể một vài bệnh:
Ví dụ: Cúm gà, sốt do vi rút
ở người, người nhiễm HIV…
Kết luận: Vi rút rất nhỏ,
chưa có cấu tạo tế bào sống,
ký sinh bắt buộc và thường
gây bệnh cho vật chủ.


Vi rút rất nhỏ, chưa có cấu
tạo tế bào sống, ký sinh bắt
buộc và thường gây bệnh
cho vật chủ.



<b>5’ Hoạt động 6: Củng cố :</b>


Gv nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả
lời :


Nêu vai trị có lợi và có hại cuả vi
khuẩn đối với con người và các
sinh vật khác ?


Kết luận chung: HS đọc
SGK.


Hs suy nghĩ và trả lời câu
hỏi .


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị : Nấm rơm.


<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung</b>











---


<b>------Ngày soạn : 14-4-2009 Tiết 63 </b>


<b> Bài dạy 51 : </b>


<b> </b>

<b>A. MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM</b>


<b>I. Mục tiêu </b>


<b>1. Kiến thức :</b>


- Nắm được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng.
- Phân biệt được các phần của một nấm rơm.


- Nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung (về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản).


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Rèn kĩ û năng quan sát mẫu vật thật và tìm ra kiến thức mới .


<b>3. Thái độ :Giáo dục ý thức bảo vệ các loại nấm có lợi cho con ngườivà tránh các loại nấm gây hại</b>
<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1. Chuẩn bị của GV: </b>


Tranh : Phóng to H 51.1, H. 51.3
Mẫu : Mốc trắng, nấm rơm.


Kính hiển vi : Phiến kính, kim mũi nhọn


<b> 2.Chuẩn bị của HS : Mẫu : Mốc trắng, nấm rơm.Bảng nhóm </b>



<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số Hs và vệ sinh ,tác phong .</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’) </b>


1.Vi khuẩn có vai trị gì trong tự nhiên ?


2.Tại sao thức ăn bị ôi thiu khi để lâu ? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu thì phải làm gì ?
<b>3. Giảng bài mới </b>


<b>a.Giới thiệu bài mới :(1’) Đồ đạc hoặc quần áo để lâu nơi ẩm thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm</b>


đen ,đó là do một số nấm mốc gây nên .Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ
bé ,chúng thuộc nhóm Nấm .Nấm cũng còn gồm cả những loại lớn hơn ,thường sống trên đất ẩm ,rơm ,rạ
hoặc thân cây gỗ mục .


<b>b.Tiến trình bài dạy </b>


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


<b>A. MỐC TRẮNG</b> <b>I/MỐC TRẮNG</b>


15


’ <b>Hoạt động 1: Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng</b> <b>1.Quan sát hình dạng vàcấu tạo mốc trắng</b>


- GV: nhắc lại thao tác xem kính
hiển vi.


Hướng dẫn cách lấy mẫu mốc và


yêu cầu quan sát về hình dạng,
màu sắc, cấu tạo sợi mốc, hình
dạng, vị trí túi bào tử.


(nếu không có điều kiện quan sát
có thể dùng tranh)


- HS hoạt động nhóm
+ Quan sát mẫu vật thật
+ Đối chiếu với hình vẽ
 Nhận xét hình dạng và cấu
tạo.


- GV tổ chức thảo luận cả lớp. - Đại diện nhóm phát biểu
nhận xét các nhóm khác bổ
sung.


Yêu cầu:


+ Hình dạng: dạng sợi phân
nhánh.


+ Màu sắc: không màu,
không có diệp lục


+ Cấu tạo: Sợi mốc có chất tế
bào, nhiều nhân, khơng có
vách ngăn giữa các tế bào.


+ Hình dạng: dạng sợi


phân nhánh.


+ Màu sắc: không màu,
không có diệp lục


+ Cấu tạo: Sợi mốc có
chất tế bào, nhiều nhân,
khơng có vách ngăn giữa
các tế bào.


- GV tổ chức lại, bổ sung (nếu
cần)


- GVđưa thông tin về dinh dưỡng
và sinh sản của mốc trắng.


Kết luận: Như thông tin muïc


 Tr. 165. +Dinh dưỡng bằng hìnhthức hoại sinh
+ Sinh sản bằng bào
tử .Đó là hình thức sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


 Cho 1-2 HS đọc đoạn  SGK. sản vơ tính .


<b>6’ Hoạt động 2 : Làm quen một vài loại mốc khác</b> <b>2.Làm quen một vài loại</b>
<b>mốc khác</b>


- GVdùng tranh giới thiệu mốc


xanh, mốc tương, mốc rượu.


- HS quan sát H. 51.2 nhận
biết mốc xanh, mốc tương,
mốc rượu.


+ Phân biệt các loại mốc này với
mốc trắng.


- GVcó thể giới thiệu quy trình
làm tương hay làm rượu để HS
biết.


Nhận biết các loại mốc này
trong thực tế.


+ Mốc tương: màu vàng hoa
cau làm tương


+ Mốc rượu: làm rượu (màu
trắng)


+ Mốc xanh: màu xanh hay
gặp ở vỏ cam, bưởi.


Xem thoâng tin SGK
Tr.166


<b>B. NẤM RƠM</b> <b>II. NẤM RƠM</b>



12


’ <b>Hoạt động 3: Quan sát hình dạng cấu tạo của nấm rơm</b>
- Yêu cầu HS quan sát mẫu vật


đối chiếu với tranh vẽ (H 51.3)


phân biệt các phần của nấm? - HS quan sát mẫu nấmrơm phân biệt:
+ Mũ nấm, cuống nấm và sợi
nấm.


+ Các phiến mỏng dưới mũ
nấm.


- Gọi HS chỉ trên tranh và gọi tên


từng phần của nấm. - Một HS chỉ các phần củanấm  lớp bổ sung
- Hướng dẫn HS lấy một phiến


mỏng dưới mũ nấm  đặt lên
phiến kính  dầm nhẹ  quan sát
bào tử bằng kính lúp.


- HS tiến hành quan sát bào
tử nấm.


 Mô tả hình dạng.
 Yêu cầu HS : nhắc lại cấu tạo


của nấm mũ?



- Một HS nhắc lại cấu tạo
HS khác bổ sung.


- GV bổ sung chốt lại cấu tạo
nấm mũ.


- Gọi một HS đọc đoạn  Tr. 167


Kết luận : Như thông tin 
SGK tr. 167


Kết luận chung: HS đọc
SGK.


Cấu tạo nấm rơm gồm 2
phần :


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


5’


<b>Hoạt động 4: Củng cố :</b>


Gv nêu câu hỏi và u cầu hs trả
lời :


Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo
như thế nào ?



Nấm có đặc điêm gì giống vi
khuẩn ?


Gv gọi Hs trả lời .Các hs khác
nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh .


Đại diện HS trả lời.


Các hs khác nhận xét và bổ
sung hồn chỉnh


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc “Em có biết”


- Thu thập một số bộ phận cây bị bệnh nấm.


<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung</b>










---



<b>------Ngày soạn :14-4-2009 </b>


<b>Tiết : 64 </b>


<b>Bài dạy : § 51 </b>

<b> </b>

<b> (Tiếp theo)</b>


<b> B. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM </b>
<b>I. Mục tiêu :</b>


<b>1. Kiến thức : </b>


- Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng (khi cần
thiết).


- Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với con người


<b>2. Kỹ năng </b>


- Rèn kỹ năng quan sát.


- Kỹ năng vận dụng nội dung kiến thức đã học giải thích các hiện tượng thực tế.


<b>3. Thái độ:</b>


Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phịng ngừa một số bệnh ngồi da do nấm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1.Chuẩn bị của GV : </b>



Mẫu vật: + Nấm có ích : nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi.
+ Một số bộ phận cây bị bệnh nấm


Tranh một số nấm ăn được, nấm độc


<b>2.Chuẩn bị của HS : + Nấm có ích : nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi.(nếu có )</b>


+ Một số bộ phận cây bị bệnh nấm(nếu có )
+Bảng nhóm


<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số HS và vệ sinh ,tác phong .</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b>


1.Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào ? Chúng sinh sản bằng gì ?


<b> 2.Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt ,hoặc trên bãi cỏ ,trên thân cây gỗ mục ,trong rừng ầm</b>


…,các loại nấm mũ khác nhau ?


<b>3. Giảng bài mới </b>


<b>a.Giới thiệu bài mới: Nấm có vai trò như thế nào trong đời sống hằng ngày cũng như trong cơng</b>


nghiệp ,nông nghiệp và y học ?


<b>b. Tiến trình bài dạy </b>


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>



<b>I. Đặc điểm sinh học</b> <b>I. Đặc điểm sinh học</b>


<b>5’ Hoạt động 1: Điều kiện phát triển của nấm</b> <b>1.Điều kiện phát triển</b>
<b>của nấm</b>


- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận 3


câu hỏi: - HS hoạt động nhómTrao đổi thảo luận  trả lời câu
hỏi:


Yêu cầu đạt được:
+ Tại sao muốn gây mốc trắng


phải cần để cơm ở nhiệt độ trong
phòng và vẩy thêm nước?


+ Tại sao quần áo lâu ngày
không phơi nắng hoặc để nơi ẩm
thường bị nấm mốc?


+ Tại sao trong chỗ tối nấm vẫn
phát triển được?


+ Bào tử nấm mốc phát triển ở
nơi giàu chất hữu cơ, ấm và ẩm.
+ Nấm sử dụng chất hữu cơ có
sẵn.


- Các nhóm phát biểu nhóm


khác bổ sung.


- GVtổng kết lại Đăït câu hỏi:
Nêu các điều kiện phát triển của
nấm?


 Qua thảo luận trên lớp HS tự
rút ra các điều kiện phát triển
của nấm.


- GVcho HS đọc thông tin mục 1


để củng cố kết luận. Kết luận: Nấm chỉ sử dụng chấthữu cơ có sẵn và cần nhiệt độ, độ
ẩm thích hợp để phát triển.


Nấm chỉ sử dụng chất
hữu cơ có sẵn và cần
nhiệt độ, độ ẩm thích
hợp để phát triển.


<b>5’ Hoạt động 2: Cách dinh dưỡng</b> <b>2.Cách dinh dưỡng</b>


- Yêu cầu HS đọc thông tin mục
2 trả lời câu hỏi:


- Nấm không có diệp lục vậy


- HS đọc thông tin suy nhĩ để
trả lời yêu cầu nêu được các hình
thức dinh dưỡng: hoại sinh, ký



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


nấm dinh dưỡng bằng những hình
thức nào?


Cho HS lấy ví dụ về nấm hoại
sinh và nấm ký sinh.


sinh, cộng sinh.


+ HS phát biểu các HS khác bổ
sung.


Kết luận: Nấm là cơ thể dị dưỡng
hoại sinh hay ký sinh. Một số
nấm sống cộng sinh.


sinh.


<b>II. Tầm quan trọng của nấm</b> <b>II. Tầm quan trọng của</b>


<b>nấm</b>


<b>10’ Hoạt động 3: Nấm có ích</b> <b>1.Nấm có ích</b>


- u cầu HS đọc thông tin  tr


169. - HS đọc bản thông tin  ghi nhớcác công dụng
Trả lời câu hỏi: Nêu cơng dụng



của nấm? Lấy ví dụ?


- HS trả lời câu hỏi: (nêu được 4
cơng dụng)


 HS khác bổ sung
- GVtổng kết lại công dụng của


nấm có ích.


 Giới thiệu một vài nấm có ích
trên tranh.


- HS nhận dạng một số nấm có
ích.


Kết luận: Như bảng SGK tr.169.


Nấm có ích :


+Phân giải chất hữu cơ
thành chất vô cơ .


+Sản xuất rượu bia ,chế
biến một số thực


phẩm,làm men nở bột mì
+Làm thức ăn ,làm thuốc



<b>14’ Hoạt động 4: Nấm có hại</b> <b>2.Nấm có hại</b>


- Cho HS quan sát trên mẫu hoặc
tranh: một số bộ phận cây bị
bệnh nấm trả lời câu hỏi: Nấm
gây những tác hại gì cho thực
vật?


- HS quan sát nấm mang đi kết
hợp với tranh  thảo luận nhóm
 trả lời câu hỏi:


+ GVtổ chức thảo luận cả lớp.
+ GVtổng kết lại, bổ sung (nếu
cần).


+ Giới thiệu một vài nấm có hại
gây bệnh ở thực vật.


+ Nêu được những bộ phận cây bị
nấm.


+ Tác hại của nấm


+ Đại diện nhóm trả lời các
nhóm khác bổ sung.


 Nấm ký sinh trên thực vật gây
bệnh cho cây trồng làm thiệt hại


mùa màng.


- Yêu cầu HS đọc thông tin 
SGK.


 Trả lời câu hỏi: Kể một số
nấm có hại cho người?


- HS đọc thông tin  SGK tr 169 –
170.


 Kể tên một số nấm gây hại.
+ yêu cầu kể được: nấm ký sinh
gây bệnh cho người (Vd: hắc lào,
lang ben, nấm tóc…).


- Cho HS quan sát nhận dạng một


số nấm độc… Nấm độc  gây ngộ độc.+ HS phát biểu lớp bổ sung.
- Cho HS thảo luận:


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung </b>


+ Muốn phòng trừ các bệnh do
nấm gây ra phải làm thế nào?
+ Muốn đồ đạc, quần áo không bị
nấm mốc phải làm gì?


- HS thảo luận đề ra các biện
pháp cụ thể.



Kết luận: Nấm gây một số tác
hại như:


+ Nấm ký sinh gây bệnh cho thực
vật và cho người.


+ Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ
dùng.


+ Nấm độc có thể gây ngộ độc.
Kết luận chung: HS đọc SGK.


Nấm gây một số tác hại
như:


+ Nấm ký sinh gây bệnh
cho thực vật và cho
người.


+ Nấm mốc làm hỏng
thức ăn, đồ dùng.


+ Nấm độc có thể gây
ngộ độc


<b>5’ Hoạt động 5: Củng cố : </b>
Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi :
Kể tên một số nấm có ích và nấm
có hại cho con người ?



-Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi .


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.


- Chuẩn bị: Thu thập vài mẫu địa y trên thân các cây to.


<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung</b>






---
Ngày soạn : 16-4-2009


<b>Tiết: 65 </b>


<b> Bài dạy: § 52</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


<b>1. Kiến thức: </b>


- Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.
- Hiểu được thành phần cấu tạo địa y


- Hiểu được thế nào là hình thức sống cộng sinh.



<b>2. Kỹ năng :Rèn luyện kỹ năng quan sát</b>


<b>3. Thái độ :Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng thực tế.</b>
<b>II. Chuẩn bị </b>


<b>1. Chuẩn bị của GV: Địa y</b>


Tranh : Hình dạng và cấu tạo của địa y
Bảng phụ


<b>2. Chuẩn bị của HS : </b>
<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’)Kiểm tra sĩ số lớp ,vệ sinh ,tác phong của HS các lớp:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<b> 2. Kieåm tra bài cũ : (4’)</b>


GV hỏi: Kể tên một số nấm có ích và nấm có hại cho con người mà em biết?
Đáp án: Xem nội dung bài học trước.


<b>3. Giảng bài mới:</b>


<i><b>a. Giơí thiệu bài mới(1’)</b></i>


Nếu để ý trên thân các cây gỗ ta thấy có những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây. Đó
chính là địa y. Vậy địa y là gì? Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ biết rõ hơn về vấn đề này.


<b>b. Tiến trình bài dạy: </b>


<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>



<b>Hoạt động 1: Quan sát hình dạng cấu tạo của địa y</b> <b>1.Quan sát hình dạng cấu</b>
<b>tạo của địa y</b>


- yêu cầu HS quan sát mẫu
+ tranh H. 52.1, H 52.2  trả lời
câu hỏi.


+ Mẫu địa y em lấy ở đâu?
+ Nhận xét hình dạng bên ngồi
của địa y?


+ Nhận xét về thành phần cấu
tạo của địa y?


- HS hoạt động nhóm


+ HS trong nhóm quan sát
mẫu địa y mang đi đối chiếu
H 51.1  trả lời câu hỏi các ý
1, 2 u cầu nêu được:
- Nơi sống


- Thuộc dạng địa y nào mô
tả hình dạng.


+ Quan sát H 52.2  nhận xét
về cấu tạo Yêu cầu nêu
được: Cấu tạo gồm tảo và
nấm



- Gọi 1-2 đại diện nhóm phát
biểu các nhóm khác bổ
sung.


- GVcho HS trao đổi với nhau.
- GVbổ sung, chính lý (nếu cần)
Tổng kết lại hình dạng, cấu tạo
của địa y.


Kết luận:


+ Địa y có hình vảy hoặc hình
cành.


+ Cấu tạo của địa y gồm
những sợi nấm xen lẫn các tế
bào tảo.


Địa y có hình vảy hoặc hình
cành.


+ Cấu tạo của địa y gồm
những sợi nấm xen lẫn các
tế bào tảo


- Yêu cầu HS đọc thông tin  tr
171 trả lời câu hỏi.


+ Vai trò của nấm và tảo trong


đời sống địa y?


+ Thế nào là hình thức sống
cộng sinh?


- HS tự đọc thông tin  trả lời
câu hỏi yêu cầu nêu được:
+ Nấm cung cấp muối
khoáng cho tảo.


+ Tảo quang hợp tạo chất
hữu cơ và nuôi sống hai bên.
- Nêu khái niệm cộng sinh: là
hình thức sống chung giữa hai
cơ thể sinh vật (cả hai bên
đều có lợi)


Nấm cung cấp muối khoáng
cho tảo.


+ Tảo quang hợp tạo chất
hữu cơ và nuôi sống hai bên
Cộng sinh: là hình thức sống
chung giữa hai cơ thể sinh
vật (cả hai bên đều có lợi)


- GVcho HS thảo luận Tổng


kết lại: Khái niệm cộng sinh. - 1-2 HS trình bày lớp bổsung.



</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>TG</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


 Khái niệm cộng sinh


<b>Hoạt động 2: Vai trò của địa y</b> <b>2.Vai trò của địa y</b>


- Yêu cầu HS đọc thông tin mục
2 trả lời câu hỏi: Địa y có vai
trị gì trong tự nhiên?


- HS đọc thông tin trả lời
câu hỏi.


Yêu cầu nêu được:
+ Tạo thành đất


+ Là thức ăn của hươu Bắc
Cực.


+ Là nguyên liệu chế biến
nươc hoa, phẩm nhuộm…


+ Tạo thành đất


+ Là thức ăn của Hươu Bắc
Cực.


+ Laø nguyên liệu chế biến
nươc hoa, phẩm nhuộm…



- GVtổ chức thảo luận lớp
 Tổng kết lại vai trò của địa y.


- 1-2 HS phát biểu lớp bổ
sung.


Kết luận : Như SGK.


<b>Hoạt động 3: Củng cố: </b>


Gv nêu câu hỏi củng cố bài học.
1)Thành phần cấu tạo của địa y
gồm những dạng nào?


2)Vai trò của địa y như thế nào?


HS chú ý lắng nghe và trả lời
câu hỏi.


Cử đại diện trả lời câu hỏi.


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.


- Chuẩn bị tham quan thiên nhiên : như phần chuẩn bị (172 SGK)


<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>---Ngày soạn :26-04-2009</b>



<b>Tiết 66</b>

<i><b>BÀI TẬP</b></i>



<b>I.Mục tiêu:</b>


<b> 1.Kiến thức :Hệ thống và giúp Hs nắm những kiến thức cơ bản từ bài 37  bài 64</b>


<b>2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh ,tái hiện lại các kiến thức cần ghi nhớ vận dụng giải các bài</b>


tập có liên quan .


<b>3.Thái độ:Tính siêng năng ,cần cù ,nhanh nhẹn trong học tập </b>
<b>II. Chuẩn bị :</b>


<b>1.Chuẩn bị của Gv: -Bảng phụ ghi nội dung các bài tập .</b>


Các tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy


<b>2.Chuẩn bị của HS: -Bảng nhóm .</b>


-Ơân tập các kiến thức có liên quan đến nội dung đã được học


<b>III.Hoạt động dạy học : </b>


<b>1.Ơån định tình hình lớp (1’): Gv kiểm tra sĩ số HS các lớp </b>
<b>2.Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra trong q trình ơn tập </b>
<b>3. Giảng bài mới:</b>


<i><b>a.Giới thiệu bài mới(2’): Hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức các em đã từng học</b></i>



nhằm giúp các em se õlàm bài kiểm tra 1 tiết tốt hơn .


<i><b>b. Tiến trình bài dạy:</b></i>


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của Gv</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


35’ <b>*Hoạt động1:Kiến thức cần ghi nhớ : </b>


Gv treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài
tập .Yêu cầu HS thảo luận nhóm .


Gv gọi HS trả lới bài .


<i><b>*Bài tập 1: Chọn các từ rễ, lá, thân, mạch</b></i>


<i>dẫn, túi bào tử, bào tử điền vào chỗ trống</i>
cho thích hợp trong các câu sau : “Cơ quan
dinh dưỡng của rêu gồm có …… (1) ……, …… (2)
…… chưa có …… (3) …… thật sự. Trong thân và
lá rêu chưa có ……… (4) ……. Rêu sinh sản
bằng …… (5) …… được chứa trong …… (6) ……”
Gv nhận xét cuối cùng và đưa ra trả lời
chính xác .


Gv tiếp tục treo bảng phụ yêu cầu HS tự làm
theo cá nhân hoàn thành bài .Gv gọi bất kì 1
vài HS lên bảng hồn thành bài .


<b>*Bài tập 2:Hãy khoanh tròn vào đầu câu</b>



<b>trả lời đúng nhất :</b>


<b>Câu 1:Cơ thể Tảo có cấu tạo: </b>


a. Tất cả đều là đơn bào.
b. Tất cả là đa bào.


c. Có dạng đơn bào và dạng đa bào.


<b>Câu 2:Tảo là thực vật bậc thấp vì:</b>


a. Cơ thể có cấu tạo đơn baøo.


HS đọc thật kĩ nội dung
bài tập GV nêu ra .
Hs thảo luận nhóm hoàn
thành bài tập .


Đại diện HS trả lời bài
các nhóm khác nhận xét
và bổ sung


<b>*Kết quả trả lời:</b>


Các cụm từ hoặc từ cần
điền là :


(1) thân; (2) lá; (3) rễ;
(4) mạch dẫn; (5) bào tử;
(6) túi bào tử



Hs tự đọc thông tin ở
bảng phụ của Gv và làm
bài tập .


1 vài hs lên bảng làm bài
tập


Các HS khác nhận xét và
bổ sung hồn chỉnh:


<b>* Trả lời bài tập 2 : </b>


<b>1.Kiến thức cần ghi</b>
<b>nhớ:</b>


-Hiện tượng thụ
phấn:


-Hiện tượng thụ tinh
-Các lọai quả và
đặc điểm của các
loại quả:


+Quả khô:quả nẻ và
quả không nẻ
+ Quả thịt:quả mọng
và quả hạch
- Điều kiện cần cho
hạt nảy mầm:


-Hạt và các bộ phận
của hạt.


<b>-Tảo: cơ quan sinh</b>


dưỡng; sinh sản:


<b>-Rêu: cơ quan sinh</b>


dưỡng: - cơ quan
sinh sản: bào tử


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

5'


b. Sống ở nước.


c. Chưa có rễ ,thân ,lá thật sự.


<b>Câu 3: Sau quá trình thụ tinh ,bầu nhụy phát</b>


triển thành:


a. Hạt . b. Quả. c. Hoa. d. Lá.
-Gv tiếp tục nêu câu hỏi và yêu cầu Hs suy
nghĩ và trả lời câu hỏi : .


<b>* Bài tập 3: Trả lời các câu hỏi sau :</b>


<b>Câu 1: Tại sao không thể coi Rong mơ nhö </b>



một cây xanh thực sự?


<b>Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo của Rêu ? </b>
<b>Câu 3: Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa </b>


Rêu và Dương xỉ? Dựa vào đặc điểm nào để
nhận biết một cây thuộc Dương xỉ?


<b>Câu 4: Cho biết hình dạng , kích thước và </b>


cấu tạo của vi khuẩn?


<b>Câu 5: Cho biết cách dinh dưỡng của nấm?</b>
<b>Câu 6: Vì sao để thức ăn lâu thường bị ơi </b>


thiu? Cách bảo quản như thế nào?


Gv nhận xét và chỉnh sửa bổ sung câu trả lời
cho các em .


<b>*/Hoạt động2: Củng cố: </b>


Gv lần lượt nhắc lại nội dung của kiến thức
ơn tập .


-GV có thể giải đáp thắc mắc( nếu có )ù.
-Yêu cầu Hs về nhà xem lại thật kĩ nội dung
đã ôn tập .


Chọn câu trả lời đúng


nhất là:


Caâu 1—c; 2—c; 3—b.


-Hs lắng nghe câu hỏi và
suy nghĩ trả lời câu hỏi .
-Các Hs khác nhận xét và
trả lời bổ sung


Đại diện 3Hs trả lời câu
hỏi :


HS1: câu hỏi 1
Hs2: câu hỏi 2
HS3: Câu hỏi 3
HS4: câu hỏi 4
HS 5: câu hỏi 5
HS6: Câu hỏi 6


Hs lắng nghe và ghi nhớ
kiến thức quan trọng .
Hs có thể nêu các thắc
mắc (nếu có).


Ơn tập lại kiến thức .


sinh dưỡng:
Cơ quan sinh sản:
- Cấu tạo, hình dạng
và kích thước của Vi


khuẩn; Nấm.


- Hình thức dinh
dưỡng và sinh sản
của Vi khuẩn; Nấm.


<b>4> Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo(2’):</b>


-Về nhà ơn lại tồn bộ kiến thức đã được học bài 30 đến bài 39.
-Chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra 1 tiết


<b>IV> Rút kinh nghiệm và bổ sung: </b>



---


---
<b>------Ngày soạn :26-04-2009</b>


<b>Tiết 67 </b>

<i><b>ÔN TẬP</b></i>



<b>I.Mục tiêu:</b>


<b> 1.Kiến thức :Hệ thống và giúp Hs nắm những kiến thức cơ bản từ bài 30  bài 64</b>


<b>2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh ,tái hiện lại các kiến thức cần ghi nhớ vận dụng giải các bài</b>


tập có liên quan .


<b>3.Thái độ:Tính siêng năng ,cần cù ,nhanh nhẹn trong học tập </b>


<b>II. Chuẩn bị :</b>


<b>1.Chuaån bị của Gv: -Bảng phụ ghi nội dung các bài tập .</b>


Các tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

-Ôân tập các kiến thức có liên quan đến nội dung đã được học


<b>III.Hoạt động dạy học : </b>


<b>1.Ơån định tình hình lớp (1’): Gv kiểm tra sĩ số HS các lớp </b>
<b>2.Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra trong q trình ơn tập </b>
<b>3. Giảng bài mới:</b>


<i><b>a.Giới thiệu bài mới(2’): Hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức các em đã từng học</b></i>


nhằm giúp các em se õlàm bài kiểm tra 1 tiết tốt hơn .


<i><b>b. Tiến trình bài daïy:</b></i>


<b>Tg</b> <b>Hoạt động của Gv</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


35’ <b>*Hoạt động1:Kiến thức cần ghi nhớ : </b>


Gv treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài
tập .Yêu cầu HS thảo luận nhóm .


Gv gọi HS trả lới bài .


<i><b>*Bài tập 1:Hãy chọn các từ : đầu nhụy, hạt</b></i>



<i><b>phấn, tự thụ phấn, giao phấn, hoa đó, hoa</b></i>
<i><b>khác điền vào chỗ trống cho thích hợp</b></i>


<b>trong các câu sau:</b>
<b>Caâu 1</b>


- Thụ phấn là hiện tượng ………… (1)…… tiếp
xúc với …… (2) ………


- Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của
chính ………… (3) ………… là hoa ……… (4) ………
- Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu
nhụy của ……… (5) ……… là hoa ……… (6) ………


<i><b>Câu 2 : Chọn các từ : Thụ tinh, hợp tử, sinh</b></i>


<i>sản hữu tính điền vào chỗ trống cho thích</i>
hợp trong các câu sau : “Tế bào sinh dục đực
(tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào
sinh dục cái (trứng) có trong nỗn tạo thành
1 tế bào mới gọi là ……… (1) …… Đó là hiện
tượng …… (2) …… .Sinh sản có hiện tượng thụ
tinh là …… (3) ……


<i><b>Câu 3: Chọn các từ hạt, phôi, quả điền vào</b></i>


chỗ trống cho thích hợp trong các câu sau:
“Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành ……
(1) …… noãn phát triển thành …… (2) …… chứa


phôi. Bầu phát triển thành …… (3) ……chứa
hạt”


Gv nhận xét cuối cùng và đưa ra trả lời
chính xác .


Gv tiếp tục treo bảng phụ yêu cầu HS tự làm
theo cá nhân hồn thành bài .Gv gọi bất kì 1
vài HS lên bảng hoàn thành bài .


<b>*Bài tập 2:Hãy khoanh tròn vào đầu câu</b>


<b>trả lời đúng nhất :</b>


HS đọc thật kĩ nội dung
bài tập GV nêu ra .
Hs thảo luận nhóm hồn
thành bài tập .


Đại diện HS trả lời bài
các nhóm khác nhận xét
và bổ sung


<b>*Kết quả trả lời:</b>


Các cụm từ hoặc từ cần
điền là :


<b>Caâu 1: Chọn điền caùc</b>



từ :


Đáp án : (1) : hạt phấn;
(2) đầu nhụy; (3) hoa đó;
(4) tự thụ phấn; (5) hoa
khác; (6) giao phấn.


<b>Câu 2 : Chọn các từ đáp</b>


án : (1) hợp tử; (2) thụ
tinh; (3) sinh sản hữu tính


<b>Câu 3: Chọn các từ đáp</b>


án : (1) phôi; (2) hạt; (3)
quả


Hs tự đọc thông tin ở
bảng phụ của Gv và làm
bài tập .


1 vài hs lên bảng làm bài
tập


Các HS khác nhận xét và
bổ sung hồn chỉnh:


<b>* Trả lời bài tập 2 : </b>


Chọn câu trả lời đúng


nhất là:


<b>1.Kiến thức cần ghi</b>
<b>nhớ:</b>


<b>( Các kiến thức cơ</b>
<b>bản đã học từ bài</b>
<b>30 đến bài 64)</b>


-Hiện tượng thụ
phấn: là hiện tượng
hạt phấn tiếp xúc
với đầu nhụy..
-Hiện tượng thụ tinh
là hiện tựợng tế bào
sinh dục đực kết hợp
tế bào sinh dục cái
tạo thành hợp tử .
.


-Các lọai quả và
đặc điểm của các
loại quả:


+Quả khô:quả nẻ và
quả không nẻ
+ Quả thịt:quả mọng
và quả hạch
- Điều kiện cần cho
hạt nảy mầm: Nhiệt


độ thích hợp ,độ ẩm
phù hợp ,khơng khí
và chất lượng hạt.
-Hạt và các bộ phận
của hạt.


<b>-Taûo:</b>


cơ quan sinh dưỡng:
Cơ thể tảo có cấu


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

5'


<b>Câu1:Những đặc điểm nào sau đây cho </b>
<b>thấy Dương xỉ khác Rêu:</b>


a. Sinh sản bằng bào tử.
b. Sống ở cạn.


c. Có rễ chính thức.
d. Có mạch dẫn.


e. Cả câu c và d đều đúng.


<b>Câu 2:Cây Thơng được xếp vào nhóm Hạt</b>
<b>Trần vì sao?</b>


a. Vì đã có rễ, thân ,lá thật sự và cấu tạo
phức tạp.



b. Vì cây thơng thuộc nhóm thực vật bậc
thấp.


c. Vì đã có hoa, quả ,hạt.


d. Vì hạt của cây thơng nằm lộ trên các lá
nỗn hở.


-Gv tiếp tục nêu câu hỏi và yêu cầu Hs suy
nghĩ và trả lời câu hỏi : .


<b>* Bài tập 3: Trả lời các câu hỏi sau :</b>


<b>Câu 1: Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa </b>


Rêu và Dương xỉ? Dựa vào đặc điểm nào để
nhận biết một cây thuộc Dương xỉ?


<b>Câu 2: Nêu điều kiện cần cho hạt nảy mầm </b>


là gì?


<b>Câu 3: Cho biết cách dinh dưỡng của vi </b>


khuẩn? Cho biết thế nào là vi khuẩn hoại
sinh, vi khuẩn kí sinh?


<b>Câu 4: Cho biết vai trò của thực vật đối với </b>


thiên nhiên và đời sống con người?



Gv nhận xét và chỉnh sửa bổ sung câu trả lời
cho các em .


<b>*/Hoạt động2: Củng cố: </b>


Gv lần lượt nhắc lại nội dung của kiến thức
ơn tập .


-GV có thể giải đáp thắc mắc( nếu có )ù.
-Yêu cầu Hs về nhà xem lại thật kĩ nội dung
đã ơn tập .


Câu 1—e; 2—d;


-Hs lắng nghe câu hỏi và
suy nghĩ trả lời câu hỏi .
-Các Hs khác nhận xét và
trả lời bổ sung


Đại diện 3Hs trả lời câu
hỏi :


HS1: câu hỏi 1
Hs2: câu hỏi 2
HS3: Câu hỏi 3


Hs lắng nghe và ghi nhớ
kiến thức quan trọng .
Hs có thể nêu các thắc


mắc (nếu có).


Ơn tập lại kiến thức .


tạo có cả dạng đơn
bào và đa bào, có
chất diệp lục trong
tế bào


sinh sản: bằng cách
đứt đơi ,tiếp hợp.


<b>-Rêu: cơ quan sinh</b>


dưỡng: có rễ(rễ giả)
,thân ,lá ,chưa có
mạch dẫn


- cơ quan sinh sản:
bào tử


<b>-Dương xỉ: cơ quan</b>


sinh dưỡng: có rễ,
thân, lá thật sự và
có mạch dẫn


Cơ quan sinh sản:
bào tử .Trong giai
đoạn phát triển có


giai đoạn nguyên
tản .


- Vai trò của thực
vật đối với thiên
nhiên và đời sống
con người.


- Cấu tạo, hình
dạng và kích thước
của Vi khuẩn; Nấm,
Địa y.


- Hình thức dinh
dưỡng và sinh sản
của Vi khuẩn; Nấm,
Địa y.


<b>4> Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo(2’):</b>


-Về nhà ơn lại tồn bộ kiến thức đã được học bài 30 đến bài 64.
-Chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra 1 tiết


<b>IV> Rút kinh nghiệm và bổ sung: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>---Ngày soạn : 27-04-2009</b>


<b>Tiết 68</b>

<i><b>KIỂM TRA HỌC KÌ II</b></i>



<b>I.Mục tiêu :</b>


<b>1. Kiến thức :</b>


GVnắm được tình hình học tập của HS; HS tự đánh giá được khả năng thu nhận kiến thức của mình.


<b>2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết , phân tích , tổng hợp kiến thức </b>
<b>3.Thái độ: Ý thức nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra </b>
<b>II. Đề kiểm tra:</b>


<b>I/ Trắc nghiệm khách quan (5đ):</b>


<i><b>Bài 1:(2đ) Đánh dấu x vào ô vuông đầu câu trả lời đúng nhất:</b></i>
<b>Câu1:Tảo là thực vật bậc thấp vì:</b>


a. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
b. Sống ở nước.


c. Chưa có rễ, thân ,lá thật sự.


<b>Câu 2:Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì:</b>


a. Rêu đã có rễ, thân ,lá thật sự..
b. Rêu thuộc nhóm thực vật bậc cao.
c. Rễ của Rêu là rễ giả.


<b>Câu3:Những đặc điểm nào sau đây cho thấy Dương xỉ khác Rêu:</b>


a. Sinh sản bằng bào tử.
b. Sống ở cạn.


c. Có rễ chính thức.


d. Có mạch dẫn.


e. Cả câu c và d đều đúng.


<b>Câu 4:Cây Thơng được xếp vào nhóm Hạt Trần vì sao?</b>


a. Vì đã có rễ, thân ,lá thật sự và cấu tạo phức tạp.
b. Vì cây thơng thuộc nhóm thực vật bậc thấp.
c. Vì đã có hoa, quả ,hạt.


d. Vì hạt của cây thơng nằm lộ trên các lá noãn hở.


<b>Bài 2:(1đ) Chọn từ hoặc cụm từ : thực vật, động vật, vi khuẩn, muối khoáng, chất hữu cơ để </b>


điền vào chỗ trống (----) trong các câu sau sao cho thích hợp .


Xác động vật,---(1)<sub>---chết rơi xuống đất được ---</sub>(2)<sub>---ở trong đất biến đổi thành các</sub>


ï ---(3)<sub>---. Các chất này được cây sử dụng để chế tạo thành ---</sub>(4)<sub>--- nuôi sống </sub>


cô thể.


<b>Bài 3 (2đ):Ghép nối thơng tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp :</b>


<b>Cột A</b> <b>Cột B</b> <b>Trả lời</b>


1. Kết hạt a. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
2.Thụ tinh b. Sau khi thụ tinh noãn phát triển thành


---3. Tạo quả c. Là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào


sinh dục cái.


4. Thụ phấn d. Sau khi thụ tinh bầu nhụy biến đổi thành---


<b>II/ Tự luận:(5đ)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>Câu 1(2đ) Cho biết hình dạng, kích thước, cấu tạo của vi khuẩn?</b>
<b>Câu 2 (2đ) Vì sao ta cần phải tích cực trồng cây gây rừng?</b>


<b>Câu 3 (1đ) Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu thì phải làm thế nào?</b>
<b>III.Hướng dẫn chấm và biểu điểm:</b>


<b>I>Trắc nghiệm khách quan(5ñ):</b>


<i><b>Bài 1:(2đ) . Mỗi câu lựa chọn đúng đạt :0.5 điểm .</b></i>
<b>Đáp án :Câu 1 c; Câu 2 c; Câu 3e; Câu 4d </b>


<b>Bài 2:(1đ) . Điền các từ thích hợp vào chỗ trống.Mỗi từ điền đúng đạt 0.25đ</b>


Đáp án : (1) : thực vật ; (2)vi khuẩn; (3) muối khoáng ; (4) chất hữu cơ .


<b>Bài 3 (2đ): Ghép nối thông tin ở cột A và cột B đúng .Mỗi câu ghép đúng đạt 0,5đ: 1b; 2c; 3d; 4a.</b>
<b>II. Tự luận(5đ):</b>


<b>Câu 1 (2đ) : </b>


<b>* . Hình dạng của vi khuẩn: vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình que,</b>


hình xoắn, . . .



<b>*. Kích thước của vi khuẩn: Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ bằng mắt thường khơng thể nhìn thấy</b>


được phải quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn.


<b>*. Cấu tạo của vi khuẩn: vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào, có cấu tạo đơn giản(tế bào có vách</b>


tế bào, chất tế bào nhưng chưa có nhân hồn chỉnh).


<b>Câu 2 (2đ) Chúng ta cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì:</b>


- Cây xanh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu:


+ Thực vật góp phần giữ cân bằng lượng khí ơxi và khí cacbonic trong khơng khí.
+ Góp phần chống xói mịn và sạt lở đất.


+ Hạn chế lũ lụt và hạn hán.


+ Góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.


- Cây xanh cung cấp khí oxi cho người và động vật cùng các sinh vật khác hô hấp.
- Cây xanh cung cấp thức ăn ,nơi ở ,nơi sinh sản cho động vật.


- Cây xanh cung cấp: thức ăn, gỗ dùng trong xây dựng và các cơng trình khác, các ngun liệu cho
ngành cơng nghiệp, nơng nghiệp, các nhu cầu cuộc sống cho con người.. .


- Giảm ơ nhiễm mơi trường.


<b>Câu 3 (1đ) </b>


Thức ăn bị ôi thiu do: nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn nên chúng gây ôi thiu ,thối rữa.


Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu thì phải làm: đem ướp lạnh, phơi khơ, ướp muối, đóng hộp xuất
khẩu. . .


<b>IV>Thống kê kết quả : </b>


<b>Lớp sĩ số</b>


<b>Giỏi</b> <b>khá</b> <b>TB</b> <b>Yếu </b>


<b>Kém</b>


<b>SL </b> <b>TL</b> <b>SL </b> <b>TL</b> <b>SL </b> <b>TL</b> <b>SL </b> <b>TL</b> <b>SL </b> <b>TL</b>


6A1 48 31 64.58 11 22.92 5 10.42 1 2.08 0 0.00


6A2 47 36 76.60 8 17.02 3 6.38 0 0.00 0 0.00


6A3 46 20 43.48 19 41.30 6 13.04 1 2.17 0 0.00


6A4 47 14 29.79 11 23.40 14 29.79 6 12.77 2 4.26


6A5 35 8 22.86 8 22.86 9 25.71 8 22.86 2 5.71


<b>TC</b> <b>223</b> <b>109</b> <b>48.88</b> <b>57 25.56</b> <b>37 16.59</b> <b>16</b> <b>7.17</b> <b>4</b> <b>1.79</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>


-


<b>---Ngày soạn : 03-5-2009</b>
<b>Tiết 66,67,68 </b>



<b>Bài dạy: § 53 THAM QUAN THIÊN NHIÊN </b>
<b>I. Mục tieâu: </b>


<i><b>1. Kiến thức: - Xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm thực vật chính.</b></i>


- Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành thực vật chính.


- Củng cố và mở rộng Nội dungvề tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ
thể.


<b>2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát </b>


- Kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm.


<i><b>3. Thái độ và hành vi Có lịng u thiên nhiên, bảo vệ cây cối.</b></i>


<b>II. Chuẩn bị </b>


<i><b>1. Chuẩn bị của GV: </b></i>


Chuẩn bị địa điểm : GVtrực tiếp tìm địa điểm trước.
Dự kiến phân cơng nhóm, nhóm trưởng.


<i><b>2. Chuẩn bị của HS : </b></i>


+ Ôn tập Nội dung có liên quan.
+ Chuẩn bị dụng cụ (theo nhóm)


. Dụng cụ đào tạo


. Túi ni lông trắng
. Kéo ù cắt cây
. Kẹp ép tiêu bản
. Panh, kính lúp


. Nhãn ghi tên cây (theo mẫu)
+ Kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK tr. 173


<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<i><b>1. Ổn định tình hình lớp : (1’)</b></i>
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ : (4’)</b></i>


1)Thành phần cấu tạo của địa y gồm những dạng nào?
2)Vai trò của địa y như thế nào?


<b>3. Giảng bài mới </b>


<i><b>a.Giới thiệu bài mới(1’): Chúng ta đã quan sát nghiên cứiu các cơ quan: rễ ,thân , lá, hoa ,quả hạt,</b></i>


của thực vật có hoa. Quan sát nghiên cứu các nhóm sinh vật có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp, nhưng
chúng ta chưa quan sát chúng trong thiên nhiên, chưa biết chúng phân bố như thế nào và thích nghi ra sao
trong các điều kiện sống cụ thể.


Buổi tham quan thiên nhiên hôm nay sẽ giúp các em củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng
và thích nghi của thực vật trong những điều kiện sống cụ thể của môi trường. Qua quan sát, nhận xét thực
vật trong tự nhiên, các em sẽ yêu quý và bảo vệ thực vật, say mê nghiên cứu tìm hiểu thế giới động vật đa
dạng và phong phú.


<b>b. Tiến trình bài dạy : </b>



<b>Hoạt động 1: Quan sát ngồi thiên nhiên</b>


- GVnêu các yêu cầu hoạt động : theo nhóm
- Nội dung quan sát :


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

+ Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật.
+ Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm.


+ Thu thập mẫu vật.


- Ghi chép ngồi thiên nhiên: GVchỉ dẫn các yêu cầu về nội dung phải ghi chép.
- Cách thực hiện


a. Quan sát hình thái một số thực vật
+ Quan sát : rễ, thân, lá, hoa, quả


+ Quan sát hình thái của các cây sống ở các mơi trường: cạn, nước… tìm đặc điểm thích nghi.
+ Lấy mẫu cho vào túi ni lông: Lưu ý HS khi lấy mẫu gồm các bộ phận:


. Hoa hoặc quả


. Cành nhỏ (đối với cây)
. Cây (đối với cây nhỏ).


 buộc nhãn tên cây để tránh nhầm lẫn.
(GVnhắc nhở HS chỉ lấy mẫu ở cây mọc dại)
b. Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm
- Xác định tên một số cây quen thuộc.



- Vị trí phân loại: Tới lớp: đối với thực vật hạt kín.Tới ngành đối với ngành rêu, dương xỉ, hạt trần…
c. Ghi chép


- Ghi chép ngay các điều quan sát được.
- Thống kê vào bảng kẻ có sẵn.


<b>Hoạt động 2</b>


<b>QUAN SÁT NỘI DUNG TỰ CHỌN</b>


 HS có thể tiến hành theo một trong ba nội dung.
+ Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá.


+ Quan sát mối quan hệ giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với động vật.
+ Nhận xét về sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan.


 Cách thực hiện:


- GVphân cơng các nhóm lựa chọn một nội dung quan sát.
Ví dụ nội dung b: cần quan sát các vấn đề sau:


+ Hiện tượng cây mọc trên cây: rêu, lưỡi mèo tai chuột.
+ Hiện tượng cây bóp cổ: cây si, đa, đề…mọc trên cây gỗ to.
+ Quan sát thực vật sống ký sinh: tầm gửi, dây tơ hồng
+ Quan sát hoa thụ phấn nhờ sâu bọ…


 Rút ra nhận xét về mối quan hệ thực vật với thực vật và thực vật với động vật.


<b>Hoạt động 3</b>



<b>THẢO LUẬN TOÀN LỚP</b>


 Khi cịn khoảng 30 phút  GVtập trung lớp.


 u cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát được  các bạn trong lớp bổ sung.
 GVgiải đáp các thắc mắc của HS.


 Nhận xét đánh giá các nhóm. Tun dương các nhóm tích cực.
 Yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK (Tr.173).


<b>4. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : (1’)</b>


+ Hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
+ Tập làm mẫu cây khơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung</b>




</div>

<!--links-->

×