Về bài thơ " Tự hát " của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh
TỰ HÁT
Xuân Quỳnh
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đấy
là người coi thường của cải
nếu cần anh bán nó đi ngaỵ
cũng không mong nó giống mặt trời
sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em
Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu năm nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
Em lo âu trước xa tắp đời mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi .
Tôi nhớ, có ai đó nói: "Nhà thơ có thân phận của mình". Và điều ấy thật đúng với Xuân Quỳnh. Tâm hồn "đời
thường" của Xuân Quỳnh quấn quyện vào tâm hồn thơ làm một, như được in ấn rành rẽ trên trang sách. Chẳng có
gì của đời mình mà không được Xuân Quỳnh đưa vào thơ với lòng yêu thương tha thiết: hát ru cho con ngủ, hát về
tình yêu, về nỗi nhớ, rồi về cả bàn tay thô ráp của mình. Ðã có lúc tôi tự nghĩ XQ là "Người đàn bà hát" bởi đơn giản
một điều, thơ XQ, dù đời thường đến "cái xô nhựa chậu men" cũng được ấp ủ thành vần, thành điệu, mà lạ kỳ thay,
vẫn cứ réo rắt, ngân vang, chứa chan cảm xúc. Xuân Quỳnh yêu đời, trọn vẹn với đờị Thế nhưng, Xuân Quỳnh lại
đầy bất ổn, XQ đã từng đi với người yêu
"Qua nắng sớm mưa chiều
Qua chặng đường tàn phá
Qua rất nhiều nỗi khổ
Qua rất nhiều niềm vui"
mà bất chợt dừng lại, đầy băn khoăn, day dứt:
"Ðốt lòng em câu hỏi
Yêu em nhiều không anh"
(Mùa hoa đôi)
"Tự hát" dường như là một bài thơ "điển hình" cho chất phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh: "Dữ dội mà dịu êm- ồn
ào mà lặng lẽ"- một Xuân Quỳnh sôi nổi, hổn hển nhựa sống, cũng là một Xuân Quỳnh âu lo, bất thường. Chỉ có
điều XQ bao giờ cũng hát, như tiếng của đại dương. Nổi bật lên trong bài thơ là một Xuân Quỳnh đầy thách thức,
đầy tự tin:
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng...
Em cũng không mong nó giống mặt trời
Em phủ định cả giá trị bạc vàng, cả cái vĩnh cửu của mặt trời, để cuối cùng trở về với cái riêng Em:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai cũng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
Ðọc bài thơ, người ta bắt gặp ở đó một sự đánh đổi, phủ nhận cái vĩnh cửu của vũ trụ để khẳng định cái Vĩnh cửu
của tình yêụ Tình yêu chân chính là mãi mãị Ðó là cái Xuân Quỳnh khác với truyền thống. Xuân Quỳnh không vươn
lên tới vũ trụ để chế ngự tình yêu, Xuân Quỳnh "chế ngự" tình yêu bằng chính sự tận tuỵ của mình. Bởi với chị, tình
yêu phải là sự thấu hiểu:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Bao giờ em cũng lặng lẽ đi sâu vào tâm hồn anh để nhận thức, để "biết làm sống", "biết xúc động", "biết yêu anh".
Ðó là một người thơ luôn vận động, luôn đắm say; đó là một trái tim không ngừng nghỉ với tình yêu để mãi được hoà
nhập trong anh. Xuân Quỳnh chính là như thế, lúc nào cũng dịu dàng, lặng lẽ mà không hề bé nhỏ, mà tự tin vi đã
dâng trọn tình yêu và biết "được anh yêu". Một sự hy sinh không bao giờ oán trách và tuyệt vọng.
Không phải không có lúc Xuân Quỳnh rơi vào hoảng loạn:
Em lạc giữa sâu thẳm rừng anh...
Em lo âu trước xa tắp đời mình...
bởi vì tâm hồn con người là một bí ẩn, nhưng chị vẫn hát. Tôi cho rằng, bài thơ chính là cuộc tìm đường đi đến tình
yêu đích thực. Xuân Quỳnh so sánh với vũ trụ, rồi Xuân Quỳnh lại rơi trong những bất ổn của tâm hồn, để trở về với
mình trong nóng hổi một niềm tin, một sự sống, một tin tưởng, ý thức vào sự bất diệt của tình yêụ
"Tự hát" là hát về mình nhưng thực chất là hát về tìnhyêu của muôn người trong cuộc đờị - ấy là lời của trái tim, lời
của nồng saỵ Ðọc bài thơ, ta gặp một con ngượi - Ðó là một Xuân Quỳnh suốt đời tìm kiếm, nó thể hiện trong sự
vận động của từ ngữ, của cấu tự . Bài thơ sử dụng rất nhiều động từ chỉ sự nhận thức, cấu tứ vận động theo bước
chân kiếm tìm chân lý của người thơ, đi từ mênh mông cuộc đời, từ giá trị của vũ trụ, đến cái tôi- giá trị của chính
mình.
Bài thơ triết lý mà không khô khan, mạnh mẽ mà không xơ cứng bởi vì trong đó còn chứa rất nhiều tình, rất
nhiều chất nữ tính. Bằng nét riêng của mình, Xuân Quỳnh đã lặng lẽ làm một cuộc biến đổi cuộc sống, biến đổi nhận
thức trong tình yêu... Thơ ấy làm cho người ta tin hơn cuộc sống...
( Sưu tầm )