Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ y học dự PHÒNG (FULL) thực trạng hành vi lây nhiễm HIV AIDS và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhiễm ở người nghiện chích ma túy tại TP bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 101 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án do
tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu khoa
học nào.
Thái Nguyên, ngày.......tháng.......năm.........
Học viên


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành q trình học tập và hồn thành luận án tốt nghiệp, với lịng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận án.
Với lòng biết ơn chân thành nhất, em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thị
Quỳnh Hoa. Phó trưởng Bộ môn SKMT – SKNN trường Đại học Y – Dược Thái
Ngun đã dày cơng, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu và hồn thành luận án tốt nghiệp.
Các thày, cơ Khoa y tế công cộng đã giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện
giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Sở Y tế, Ban Giám đốc Trung tâm
Phòng, chống HIV/AIDS Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá
trình hoạc tập.
Cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Y tế Thành phố Bắc Giang, Trạm y Tế
phường Trần Nguyên Hãn, Ngô Quyền, Mỹ Độ, Lê lợi . Cảm ơn lãnh đạo UBND
phường Trần Nguyên Hãn, Ngô Quyền, Mỹ Độ, Lê lợi đã giúp đỡ thu thập thông tin
trong khi làm luận án này.


Xin cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã giúp
đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian học tập, nghiên cứu để
hoàn thành luận văn và hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn !
Bắc Giang, tháng 11 năm 2014
Học viên


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................iv
DANH MỤC BẢNG........................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Thực trạng hành vi lây nhiễm HIV/AIDS................................................... 3
ễm HIV ở nguời nghiện ma túy......18
1.3. Một số khái niệm...................................................................................... 24
1.4. Đường lây nhiễm HIV/AIDS.....................................................................26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............31
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................31
ứu......................................................................................33
2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu.................................................35
2.5. Đạo đức nghiên cứu.................................................................................. 37
2.6. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................38

3.1. Thực trạng hành vi lây nhiễm HIV/AIDS ở người NCMT tại thành phố Bắc
Giang năm 2013 - 2014..............................................................................38
3.2. Hành vi lây nhiễm HIV/AIDS của người NCMT......................................40
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhiễm ở người NCMT.............48


iv

Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................54
4.1.Thực trạng hành vi lây nhiễm HIV/AIDS ở người NCMT tại thành phố Bắc
Giang năm 2013-2014................................................................................54
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhiễm HIV/AIDS của người NCMT...58
KẾT LUẬN....................................................................................................61
KIẾN NGHỊ...................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AIDS

“ Acquired Immunodeficiency Syndrome”,

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
HIV

“ Human Immuno Deficience virut”
Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người


ELISA

“ Enzyme liked Immun soebent Assay”
Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch gắn men

NCMT

Nghiện chích ma túy

PNBD

Phụ nữ bán dâm

BKT

Bơm kim tiêm

BCS

Bao cao su

ĐĐV

Đồng đẳng viên

CTV

Cộng tác viên


MSM

Nam quan hệ tình dục đồng giới

QHTD

Quan hệ tình dục

STI

Lây nhiễm qua đường tình dục

VCT

Tư vấn xét nghiệm tự nguyện

TCCĐ

Tiếp cận cộng đồng

WHO

“ World hedlth organization” Tổ chức Y tế thế giới

TPBG

Thành phố Bắc Giang


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.....................................38
Bảng 3.2.

/AIDS của người nghiện chích ma túy tại thành
phố Bắc Giang của đối tượng nghiên cứu.......................................39

Bảng 3.3. Nơi ở của người NCMT tại thành phố Bắc Giang..........................39
Bảng 3.4. Kiến thức của người nghiện chích ma túy tại thành phố Bắc Giang
về hành vi lây nhiễm HIV/AIDS.....................................................40
Bảng 3.5. Thời gian, hút hít và tiêm chích ma túy của người NCMT.............41
Bảng 3.6. Đặc điểm hành vi tiêm chích ma tuý...............................................41
Bảng 3.7. Tỷ lệ người NCMT không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
với các đối tượng.............................................................................44
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa nhóm tuổi của người nghiện chích ma túy với
hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm tại thành phố Bắc Giang.....44
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với hành vi sử dụng chung BKT
của người NCMT túy tại thành phố Bắc Giang...............................45
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tình trạng hơn nhân của chích ma túy tại với
hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm của người NCMT tại thành
phố Bắc Giang đến..........................................................................45
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thời gian tiêm chích ma túy với hành vi sử
dụng chung bơm kim tiêm của người NCMT thành phố Bắc Giang.
46
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tần suất tiêm chích ma túy/ ngày với hành vi
sử dụng chung bơm kim tiêm của người nghiện chích ma túy.......46
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và hành vi sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục của người nghiện chích ma túy tại thành phố Bắc
Giang ... 47
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của người nghiện chích ma túy với
hành vi sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục thành phố Bắc Giang

... 47


Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tình trạng hơn nhân với hành vi sử dụng bao
cao su khi quan hệ tình dục của người nghiện chích ma túy tại thành
phố Bắc Giang.................................................................................48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm cửa người NCMT từ khi
bắt đầu tiêm chích tại thành phố Bắc Giang..................................40
Biểu đổ 3.2. Tỷ lệ hành vi quan hệ tình dục của người NCMT tại thành Phố
Bắc Giang......................................................................................43
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sử dụng BCS khi quan hệ tình dục của người NCMT.......43


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính
mạng, sức khoẻ con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân
tộc trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự
và an tồn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. HIV/AIDS
hiện nay đã trở thành đại dịch trên phạm vi toàn thế giới. Số người nhiễm
HIV và chết do căn bệnh này gây nên ngày càng gia tăng. Hàng năm, trên thế
giới có hàng triệu người mắc và chết do căn bệnh thế kỷ này. Trong những
năm gần đây do sự gia tăng của tệ nạn ma tuý, đặc biệt là sự chuyển đổi hình
thức sử dụng ma tuý từ hút, hít sang tiêm chích ngày càng tăng đã kéo theo sự
bùng phát HIV/AIDS ở nhiều châu lục, đặc biệt là châu Á. Số người nghiện
chích ma tuý nhiễm HIV chiếm 76% tổng số người nhiễm HIV ở Malaysia;

64% ở Việt Nam; 55% ở Myama và 50% Ở Trung Quốc. Ở Việt Nam từ 1
trường hợp bị nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12/1990 tại thành
phố Hồ Chí Minh, chỉ sau đó 8 năm, tháng 12/1998 toàn bộ 61/61 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung Ương đều phát hiện có người nhiễm HIV.
Theo Bộ Y tế, tính đến hết ngày 31/5/2013, số trường hợp HIV hiện
cịn sống là 213.413 trường hợp. Số bệnh nhân AIDS còn sống là 63.373
trường hợp và hơn 65 nghìn trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV
toàn quốc theo báo cáo là 243 người trên 100.000 dân. Tỉnh Điện Biên vẫn là
địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (1015,8),
tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (677), thứ 3 là Thái Nguyên (610,6). Tác
hại của dịch chủ yếu tập trung vào các nhóm hành vi nguy cơ cao, nhóm
nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD) [24].
Tại tỉnh Bắc Giang tính đến 31/12/2013 số người nhiễm HIV tích lũy
2548 người, bệnh nhân AIDS là 1637 người và 1015 người tử vong do AIDS.
Đến nay cả 10 huyện, thành phố với 191/230 xã, phường, thị trấn (83%) có
người nhiễm, kể cả các xã vùng sâu, vùng xa [4].


Qua điều tra nghiên cứu thực trạng hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và
một số yếu tố liên quan ở người nghiện ma tuý tại thành phố (TP) Bắc Giang,
tỉnh Bắc Giang, năm 2006 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT
chiếm 74,7%, cao hơn so với các tỉnh lân cận. Tỷ lệ sử dụng chung BKT
trong vòng 1 tháng trước điều tra chiếm 41,67%, tỷ lệ không sử dụng BCS khi
quan hệ tình dục chiếm 72%. Tỷ lệ người NCMT có kiến thức phịng lây
nhiễm HIV khơng đạt yêu cầu chiếm 36,3% [22].
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nguy lây nhiễm HIV là sử dụng
chung BKT khi tiêm chích và khơng thường xun sử dụng BCS khi QHTD;
Người NCMT trẻ tuổi, tình trạng hơn nhân bất ổn, người NCMT khơng có nghề
nghiệp, người NCMT khơng nhận được BKT, BCS miễn phí, chưa nhận được
các thơng tin truyền thơng phịng chống HIV/AIDS, ngồi ra cịn bị ảnh hưởng

bởi trình độ hiểu biết, hồn cảnh sống, sự ích kỷ của gia đình, cha/mẹ, sự kỳ thị
của người thân, bạn bè, làng xóm, sự cấm đốn, bắt bớ của chính quyền địa
phương, cơng an các cấp làm cho người NCMT phải sống lén lút, khó tiếp cận
với các chương trình can thiệp hỗ trợ, phịng chống HIV/AIDS. Đây chính là
những nguyên nhân làm cho tỷ lệ người NCMT tại TP Bắc Giang ngày càng
tăng, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người NCMT khó kiểm sốt [22].
Thực trạng hành vi lây nhiễm HIV/AIDS của người nghiện chích ma
túy ở thành phố Bắc Giang có những hành vi lây nhiễm nào? Yếu tố nào ảnh
hưởng đến hành vi lây nhiễm HIV/AIDS của người nghiện chích ma túy?
Xuất phát từ lý do đó chúng tơi nghiên cứu đề tài “Thực trạng hành vi lây
nhiễm HIV/AIDS và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhiễm ở người
nghiện chích ma túy tại thành phố Bắc Giang ” nhằm mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hành vi lây nhiễm HIV/AIDS ở người nghiện chích ma túy
tại thành phố Bắc Giang năm 2013 - 2014.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhiễm HIV/AIDS của
người nghiện chích ma túy tại thành phố Bắc Giang.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng hành vi lây nhiễm HIV/AIDS
1.1.1. Thực trạng hành vi lây nhiễm HIV /AIDS trên thế giới
Đại dịch HIV/AIDS tuy mới xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ
80 của thế kỷ 20 nhưng đã nhanh chóng lan ra khắp tồn cầu. Lúc đầu dịch
xảy ra chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu, tại
những thành phố lớn, ở những người đồng tính luyến ái và tiêm chích ma t.
Đến nay, HIV/AIDS khơng loại trừ bất cứ nhóm xã hội nào, một quốc gia
nào, dù là nước có tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thật tiên tiến như Mỹ, Pháp,
Đức... hay những quốc gia chậm phát triển như Zimbabwe, Nigeria... và hiện
tại đại dịch HIV/AIDS đã bắt đầu chuyển trọng điểm từ Châu Phi sang Nam

Á và Đông Nam Châu Á. Cho đến nay, đại dịch HIV/AIDS đã, đang phát
triển và lây lan rộng khắp trên thế giới [10].
Trải qua hơn 30 năm đấu tranh phòng, chống HIV/AIDS, các quốc gia
trên thế giới đã và đang phải đương đầu với một đại dịch có tính chất hết sức
nguy hiểm. Tính đến cuối năm 2009, UNAIDS và WHO đã cơng bố có
khoảng 46 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống, 5,8 triệu người mới
nhiễm trong năm và 0,5 triệu người tử vong do AIDS trong năm. Tại nhiều
nước đang phát triển, phần lớn các trường hợp nhiễm mới là thanh niên.
Khoảng 1/3 trong tổng số những người hiện đang bị nhiễm HIV/AIDS ở độ
tuổi 15-24, phần lớn trong số họ khơng biết mình đang mang vi rút HIV.
Hàng triệu người hầu như không biết hoặc biết rất ít về HIV/AIDS để tự bảo
vệ mình chống lại căn bệnh này. Theo báo cáo của UNAIDS và WHO, khu
vực cận Sahara có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao nhất, tiếp đến là Châu Á- Thái
Bình Dương [45].


Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên thế giới ở người lớn, cao nhất là vùng
cận Sahara với 8,4% người lớn bị nhiễm HIV/AIDS, tiếp theo là khu vực
Caribe, Đông Nam châu Á, khu vực Bắc Mỹ. Hình thái lây truyền chủ yếu
ở các khu vực là QHTD khác giới, TCMT và có một vài khu vực hình thức
lây truyền chính là QHTD đồng tính nam giới. Theo báo cáo của UNAIDS,
ở hầu hết các khu vực nam giới mắc nhiều hơn nữ giới, riêng ở khu vực cận
Sahara nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn và hình thái lây nhiễm chủ yếu qua QHTD
khác giới [46].
Dora Mbanya và cộng sự khi nghiên cứu về thực trạng HIV ở
Cameroon cho biết tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở Cameroon đã dần dần tăng lên từ
0,4% năm 1987 lên 1,2% vào năm 1990 và từ 4% năm 1992 lên đến 7% năm
1997, lên 11% vào năm 2000 và 11,8% năm 2002 và năm 2004, tỷ lệ hiện
mắc HIV/AIDS trên toàn quốc ở mức 5,5%. Phương thức lan truyền chủ yếu
là tình dục khác giới 90% với các đường máu là 5%. Phụ nữ Cameroon bị

nhiễm HIV cao hơn nam giới, chiếm khoảng 55% các trường hợp. Theo báo
cáo của DHS năm 2004 nhiễm trùng HIV được phát hiện ở 6,8% nữ giới, so
với 4,1% ở nam giới [44].
HIV/AIDS lan ra Châu Á khá muộn, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên
tại khu vực này được phát hiện tại Thái Lan vào năm 1985, đến cuối những
năm 90, Campuchia, Myanmar và Thái Lan công bố bệnh dịch đáng lo ngại
trên tồn đất nước. Năm 2001 có tới 1,07 triệu người lớn và trẻ em bị nhiễm
HIV tại Châu Á- Thái Bình Dương, đưa tổng số người bị nhiễm HIV tại khu
vực lên tới 7,1 triệu người. Dịch tễ học lây nhiễm HIV ở khu vực này có
nhiều hình thái đặc biệt, tại Thái Lan và Campuchia hình thái lây nhiễm HIV
chủ yếu qua QHTD khác giới, nhưng một số nước khác như Việt Nam, Trung
Quốc, Malaysia có hình thái lây nhiễm chủ yếu qua TCMT và lây truyền qua
quan hệ tình dục khác giới ngày càng tăng [45].


Tại Trung Quốc, UNAIDS và WHO ước tính có khoảng 1, 5 triệu
người bị nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 850.000 người lớn, 220.000 là phụ
nữ. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tuổi từ 15 - 24 theo ước tính vào khoảng
0,20%. Trong 6 tháng đầu năm 2001 số lượng người bị nhiễm HIV tăng
67,4% so với năm 2000. Đường lây truyền của dịch HIV tại Trung Quốc chủ
yếu là do TCMT. Vào năm 2000, 7 tỉnh của Trung Quốc đã phải đối mặt với
nguy cơ lan tràn dịch HIV, hơn 70% số người TCMT bị HIV dương tính ở
một số khu vực như quận Yili ở Xingjiang và quận Ruili ở Vân Nam [40].
* Thực trạng lây nhiễm HIV ở người nghiện ma túy
Mặc dù trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện trong nhóm
người đồng tính luyến ái, khơng phải trong nhóm NCMT, nhưng đến năm
1993 đã có 52 nước trên thế giới cơng bố có người NCMT nhiễm HIV và đến
năm 2010, sự liên quan giữa lây nhiễm HIV với tiêm chích đã được ghi nhận
ở 182 nước [35].
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một khi có HIV dương tính

trong cộng đồng người nghiện chích ma tuý, tỷ lệ nhiễm (xét nghiệm huyết
thanh dương tính) rất nhanh trừ khi có biện pháp phịng ngừa thích hợp được
áp dụng ngay lập tức như chương trình tiếp cận cộng đồng, cung cấp BKT
sạch, phân phát BCS. Thêm vào đó, người NCMT nhiễm HIV lại có những
quan hệ tình dục với nhiều người khác làm cho nguy cơ lây lan trong cộng
đồng tăng cao.
Tỉ lệ phụ nữ bị nhiễm HIV tăng cao hầu hết là do quan hệ tình dục với
đàn ông NCMT nhiễm HIV. Các tụ điểm tiêm chích giữ vai trị rất quan trọng
trong tiến trình lây nhiễm [33].
Tỷ lệ hành vi nguy cơ liên quan đến HIV trong 12 tháng trước đó
thường giảm theo tuổi. Tỷ lệ người NCMT có trình độ học vấn dưới trung học
phổ thông dùng chung bơm tiêm cao hơn (38%) so với những người NCMT


có trình độ học vấn trung học phổ thơng 32% hoặc những người có trình độ
học vấn đại học 31%. [43].
Nghiên cứu trên 325 người sử dụng ma tuý ở Quảng Tây, Trung Quốc,
tác giả Zhang G và cộng sự cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 40,9%
(114/279) trong số những người tiêm chích ma t và chỉ có 4,3% (2/46)
trong những người nghiện ma tuý sử dụng qua đường uống, 76,7% người
nghiện ma tuý sử dụng chung bơm kim tiêm. Các yếu tố nguy cơ chính liên
quan đến lây nhiễm HIV là tiêm chích ma túy qua đường tiêm tĩnh mạch và
dùng chung bơm kim tiêm [54].
Tại một số bang của Ấn Độ tỷ lệ nhiễm HIV đang tăng trong nhóm
NCMT và tình dục đồng giới nam. Ngồi vùng Đông Bắc Ấn Độ, nơi dùng
chung bơm kim tiêm “bẩn” là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất, HIV dường như
đang lan tràn chủ yếu qua quan hệ tình dục khơng an tồn giữa người bán
dâm, khách mua dâm và những bạn tình NCMT của họ [29].
Nghiên cứu của Arshad Altaf và cộng sự về HIV trong số người tiêm
chích ma tuý ở Hyderabad và Sukkur, Pakistan cho thấy tuổi trung bình của

người tiêm chích ma t ở Hyderabad là 36,5 tuổi và 34,6 tuổi ở Sukkur.
Dùng chung dụng cụ tiêm chích trong lần tiêm cuối cùng được báo cáo là 34
người 8,5% ở Hyderabad và 135 người 33,6% ở Sukkur. Ở cả 2 thành phố,
các hành vi như dùng ma tuý qua đường tiêm > 10 năm và tiêm 4 lần hoặc > 4
lần/ngày. Ở Hyderabad, tỷ lệ hiện hiện nhiễm HIV là 25,4% (101/398) và ở
Sukkur, tỷ lệ này là 19,2% (77/402). Phần lớn những người NCMT tại
Hyderabad và Sukkur là thất học (53,8% và 51%). Hơn một nửa 54,6% người
tiêm chích ma túy ở Sukkur và 45,4% ở Hyderabad đã nghe nói về HIV và
AIDS. Dùng chung bơm tiêm và nguy cơ lây nhiễm HIV đã được xác định
một cách chính xác bởi 59% người tiêm chích ma túy ở Hyderabad và 50
(41%) ở Sukkur. Ở Hyderabad và Sukkur, hành vi nguy cơ cao như tiêm


chích ma túy hơn 10 năm và tiêm chích bốn hoặc nhiều lần trong một ngày
liên quan ý nghĩa với lan truyền HIV [40].
Những yếu tố nguy cơ chủ yếu liên quan đến lây nhiễm HIV bao
gồm việc dùng chung dụng cụ tiêm chích “bẩn” và quan hệ tình dục khơng
an tồn với nhiều bạn tình chốc lát hoặc với người hoạt động mại dâm.
Trong năm 2006, ước tính 1/3 số người đang sống với HIV là phụ nữ. Tuy
nhiên phần lớn số ca nhiễm HIV vẫn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với
hoạt động NCMT [29] [34].
Dùng chung bơm kim tiêm được coi là một thực tế phổ biến trong cộng
đồng người sử dụng ma tuý ở Tân Cương và góp phần vào việc lan truyền
HIV/AIDS trong số những người tiêm chích ma túy. Tỷ lệ hiện mắc HIV có
liên quan đáng kể đến việc sử dụng bao cao su trong số những người sử dụng
ma túy (84,2%) chưa bao giờ sử dụng bao cao su so với 6,5% ở những người
sử dụng bao cao su mỗi khi họ có quan hệ tình dục [47].
Tiêm chích ma túy đã được xác định tại 148 quốc gia, dữ liệu về tiêm
chích ma túy hiện chưa có ở nhiều quốc gia ở châu Phi, Trung Đông và Mỹ
Latinh. Sự hiện diện của nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích đã được báo cáo ở

120 trong số các nước này. Ước tính tỷ lệ tiêm chích ma túy ở 61 quốc gia,
chiếm 77% dân số thế giới trong độ tuổi 15 - 64. Ước tính ngoại suy cho thấy
khoảng 15,9 triệu người trên tồn thế giới có thể sử dụng ma t theo đường
tiêm, số người tiêm chích ma tuý lớn nhất được phát hiện thấy ở Trung Quốc,
Hoa Kỳ và Nga và ở các nước đó tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích
lần lượt là 12%, 16%, và 37%. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích
ma túy là 20 - 40% ở 5 quốc gia và > 40% ở 9 quốc gia. Ước tính trên tồn thế
giới, khoảng 3 triệu người tiêm chích ma túy có thể dương tính với HIV
[41,42].
Số người tiêm chích ma tuý trên tồn thế giới ước tính khoảng 13,2
triệu. Trên 10 triệu (78%) người tiêm chích đang sống ở các nước đang phát


triển và đang trong quá trình chuyển đổi (Tây Âu và Trung Á, 3,1 triệu; Nam
Á và Đông Nam Á, 3,3 triệu; Đơng Á và Thái Bình Dương, 2,3 triệu). Tỷ lệ
hiện mắc HIV ở người tiêm chích ma tuý là trên 20% được báo cáo ở ít nhất
1 trong 25 nước và vùng lãnh thổ: Belarus, Estonia, Kazakhstan, Russia,
Ukraine, Italy, Netherlands, Portugal, Serbia and Montenegro, Spain, Libya,
India, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thailand, Viet Nam, China,
Argentina, Brazil, Uruguay, Puerto Rico, USA and Canada [42],[51].
Gánh nặng của bệnh HIV/AIDS khác nhau đáng kể giữa những người
tiêm chích ma túy ở các nước. Khoảng 407.000 người tiêm chích ma túy đang
sống chung với HIV/AIDS ở Đông Âu và Trung Á và hơn 300.000 ở khu vực
Đông và Đông Nam Á. Số người tiêm chích ma túy nhiễm HIV lớn nhất sống
tại Nga (315.000), tiếp theo là Ukraina (156.500). Số người tiêm chích ma túy
bị nhiễm HIV/AIDS lớn nhất ở các nước châu Á được điều tra là Trung Quốc
(88.798) và Indonesia (94.500) [51].
Khu vực cận Sahara Châu Phi đang đối mặt với gánh nặng HIV lớn
nhất trên toàn cầu. Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV mới đang giảm nhưng số người
chung sống với HIV vẫn tiếp tục tăng, chiếm 68% tổng số người nhiễm HIV

toàn cầu. Năm 2009 đạt 22,5 triệu người đang sống chung với HIV so với
20,3 triệu người năm 2001. Đặc biệt, tại Nam Phi, năm 2009 có khoảng 11,3
triệu người sống chung với HIV. 34% số người sống chung với HIV và 31%
số người nhiễm mới của toàn cầu sống tập trung tại 10 quốc gia của khu vực
này. Nhiều nghiên cứu trong các quốc gia này chỉ ra rằng QHTD khơng an
tồn, tình dục đồng giới và sử dụng chung BKT khi NCMT là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến việc lây nhiễm HIV. NCMT là hiện tượng tương đối mới ở
khu vực cận Sahara Châu Phi, xuất hiện chủ yếu ở các nước Kenya,
Mauritius, Nam Phi, Tanzania. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT tương
đối cao tại các nước này: 12% ở Nam Phi, 36% tại Nairoby (Kenia) [32].


Tại vùng biển Caribbean, năm 2009 tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người
trưởng thành (15 - 49 tuổi) là 1% cao hơn tất cả các khu vực khác (trừ khu
vực cận Sahara Châu Phi).
Năm 2009, Đông Âu và Trung Á có khoảng 1,4 triệu người đang sống
chung với HIV, tăng gấp 2 lần so với năm 2001 (760.000 người). Sự tăng
nhanh số người nhiễm HIV trong nhóm NCMT là điểm nổi bật của tình hình
dịch tại khu vực này, 62% là do TCMT khơng an tồn và 37% là do quan hệ
tình dục khác giới khơng an tồn [31].
Trung Đơng và Bắc Phi, năm 2009 có khoảng 460.000 người đang
chung sống với HIV, tăng hơn 2 lần so với năm 2001 (180.000 người). Cộng
hịa Hồi giáo Iran có số người NCMT lớn nhất trong khu vực, tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm NCMT của quốc gia này là 14% (năm 2007). Đặc biệt, trong
số tù nhân bị bắt giữ do NCMT tại Tehran, tỷ lệ nhiễm HIV là 80% cho thấy
khả năng lây lan lớn của HIV trong nhóm người này là rất cao [32].
Nghiên cứu trên 10.073 người tiêm chích ma túy ở 20 thành phố ở Hoa
Kỳ năm 2009, Cyprian Wejnert và cộng sự cho biết trong số những người
tiêm chích ma túy được xét nghiệm, 9% có kết quả xét nghiệm HIV dương
tính, và 45% trong số những người được xét nghiệm dương tính đã khơng biết

mình bị nhiễm HIV.
Nghiên cứu về nhiễm trùng ở người tiêm chích ma tuý, Richard S và
cho biết tỷ lệ hiện mắc HCV là 76,9%, HBV là 65,7% và HIV là 20,5%, và
đối với người tiêm chích ma t ≤ 1năm thì tỷ lệ hiện nhiễm HCV là 64,7%,
HBV là 49,8%,và HIV là 13,9%. Tỷ lệ hiện nhiễm HCV và HBV liên quan
tới sử dụng chung bơm kim tiêm và HIV liên quan tới quan hệ tình dục khơng
được bảo vệ [50].
Nghiên cứu về quan hệ tình dục, trao đổi bơm tiêm thứ cấp và sự
khác biệt về giới trong nguy cơ lây nhiễm HIV, Riehman KS và cộng sự


cho biết phụ nữ chắc chắn trao đổi bơm tiêm thứ cấp cao hơn so với nam
giới và có quan hệ tình dục với người sử dụng ma tuý qua đường tiêm
nhiều hơn so với nam [49].
Trong nghiên cứu ở Vancouver, Canada, Patricia M và cộng sự cho
thấy tỷ lệ mới mắc tích lũy HIV ở 939 đối tượng trong 48 tháng theo dõi là
13,4%. Tỷ lệ mới mắc ở nữ giới cao hơn so với nam giới (16,6% so với
11,7%, p = 0,074). Tiêm chích ma tuý nhiều lần trong ngày, không sử dụng
bao cao su thường xuyên khi quan hệ tình dục là yếu tố nguy cơ làm gia tăng
tỷ lệ mới mắc HIV ở người tiêm chích ma tuý [48].
Dịch HIV tại Châu Á vẫn tập trung phần lớn trong nhóm người nghiện
chích ma túy, PNMD và khách hàng của họ, nhóm nam quan hệ tình dục đồng
giới (MSM). Theo ước tính có khoảng 4,5 triệu người ở Châu Á nghiện chích
ma túy, hơn một nửa số đó sống tại Trung Quốc. Tại Châu Á, trung bình có
khoảng 16% người NCMT đang sống chung với HIV, tỷ lệ này cao hơn ở một
số nước như Myanmar 38%; Thái Lan (30%-50%); Indonesia (trên 50%). Ở
Trung Quốc, tỷ lệ người sống chung với HIV trong nhóm NCMT là khoảng
7% - 13% thấp hơn so với năm 2002 (18% - 56%) [29].
Tại Pakistan, tỷ lệ nhiễm HIV đang tăng trong nhóm NCMT. Một
nghiên cứu tại Karachi cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT đã tăng

từ dưới 1% vào đầu năm 2004 lên 26% vào tháng 3 năm 2005, trong khi một
số nghiên cứu khác cho biết tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT đã lên tới
24% tại Quetta dọc theo biên giới với Afghanistan, 12% tại Sargodha, gần
10% tại Faisalabad và 8% tại Larkana.
Đường lây truyền HIV ở Thái Lan trong thời gian gần đây có nhiều
thay đổi, virus lan tràn ngày càng nhiều tới những nhóm dân số vốn được coi
là có nguy cơ thấp. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc


đẩy lùi dịch HIV ở Thái Lan, tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm NCMT trong vịng
15 năm qua vẫn cao từ 30% đến 50% [34].
Nghiên cứu trên 142 người nghiện ma tuý ở thành phố Kashgar, Tân
Cương, Trung Quốc, Ni Mingjian, KM Wheeler cho biết trong nhóm người sử
dụng ma tuý, tỷ lệ hiện hiện nhiễm HIV/AIDS là 24,5% và 17% trong số
những người sử dụng ma t có trình độ học vấn đại học hoặc dạy nghề. Như
vậy có thể nói tỷ lệ HIV dương tính ở người NCMT khá thay đổi theo khu
vực. Những nước phát triển ở Châu Âu và ở Châu Mỹ mặc dù việc xuất hiện
HIV trên người NCMT được ghi nhận sớm hơn nhưng có tỷ lệ nhiễm thấp
hơn và khá ổn định so với các nước đang phát triển ở Châu Á đặc biệt ở các
nước Đông Nam Á. Trái lại, HIV xuất hiện trong quần thể người NCMT tại
các nước đang phát triển ở Châu Á được ghi nhận chậm hơn nhưng lại có xu
hướng gia tăng nhanh hơn [34].
1.1.2. Thực trạng hành vi lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau
trên toàn quốc và vẫn tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi lây
nhiễm HIV cao như người tiêm chích ma túy, nam tình dục đồng giới và phụ
nữ mại dâm.
Trên thực tế việc lây truyền HIV qua bạn tình - từ những nam giới có
hành vi lây nhiễm sang bạn tình nữ của họ - là nguyên nhân chính dẫn đến
việc giảm đều tỷ suất nam/nữ của các trường hợp mới nhiễm HIV được báo

cáo trong vài năm gần đây [14].
* Thực trạng hành vi lây nhiễm HIV ở người nghiện ma tuý
Theo kết quả IBBS vòng 2, tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong 6
tháng qua khá cao (15% - 37%) ở tất cả các địa phương tiến hành khảo sát, trừ
Hải Phòng 7%. Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong 6 tháng qua cao nhất là
ở Đà Nẵng 37.2% và Lào Cai 35,3% [15].


Theo IBBS 2009, tỷ lệ nam TCMT thường xuyên sử dụng bao cao su
(BCS) với bạn tình thường xuyên (vợ và người yêu) trong 12 tháng qua dao
động từ 15% ở Đà Nẵng đến 56% ở Quảng Ninh. Mặc dù tỷ lệ thường xuyên
sử dụng bao cao su với PNMD có cao hơn tỷ lệ sử dụng BCS với bạn tình
thường xuyên (từ 38% ở TP HCM đến 74% ở Hải Phòng) nhưng tỷ lệ này vẫn
là thấp ở các tỉnh tham gia khảo sát. So với kết quả điều tra năm 2006, điều
tra năm 2009 cho thấy tỷ lệ nam TCMT thường xuyên sử dụng BCS với bạn
tình thường xuyên cao hơn ở hầu hết các tỉnh/thành, cụ thể là Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh và An Giang nhưng lại có xu hướng thấp đi ở Đà Nẵng
và TP HCM, tỷ lệ này giảm từ tương ứng từ 25% va 36% xuống 15% [11].
Hành vi lây nhiễm HIV tại Việt Nam đến nay chủ yếu là qua con đường
máu do sử dụng chung BKT trong NCMT, chiếm trên 70% vào năm 1994,
sau đó ổn định ở mức trên 50%, năm 2009 là 55% và tháng 9 năm 2010 là
khoảng 50%.
Năm 2009, tại đa số các tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc và Bắc Trung
Bộ, hành vi lây nhiễm HIV vẫn chủ yếu là từ con đường NCMT (trên 60%).
Tuy nhiên, tại các tỉnh khu vực phía Nam, đặc biệt các tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long, HIV lại lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và tỷ lệ này ngày
càng tăng (năm 2005 là 35%, năm 2009 lên tới 68%). Tỷ lệ nhiễm HIV do
NCMT chỉ chiếm dưới 20% (năm 2009 là 13%) tại các tỉnh này [37].
Nghiên cứu các yếu tố tương quan đến hành vi lây nhiễm HIV ở người
nghiện chích ma túy tại tỉnh Vĩnh Long năm 2007, Khưu Văn Nghĩa và cộng sự

cho thấy tuổi càng cao và càng nhiều bạn tình có tương quan với việc sử dụng
BCS khơng thường xun; nhưng trình độ học vấn cao hơn thì sử dụng BCS
thường xuyên hơn. Tương tự, tuổi, trình độ học vấn và kiến thức HIV/AIDS
cao có xu hướng ít dùng chung BKT trong khi nhận thức rõ về tình trạng nhiễm
HIV của bản thân và thời gian tiêm chích dài có tương quan với việc dùng
chung


BKT nhiều hơn. Tham dự câu lạc bộ tương quan với việc sử dụng bao cao su
(BCS) thường xuyên hơn; việc nhận hỗ trợ từ đồng đẳng viên và sống cùng gia
đình có xu hướng ít dùng chung bơm kim tiêm (BKT) hơn [20].
Nguyễn Anh Quang nghiên cứu về thực trạng hành vi nguy cơ lây
nhiễm HIV và hiệu quả chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch trong nhóm
nghiện chích ma tuý tại tỉnh Hà Tây (2007-2009) cho thấy kết quả điều tra
đầu vào và xét nghiệm HIV cho 1.010 người NCMT (năm 2007) có 18,5%
người NCMT tại Hà Tây nhiễm HIV. Trong số 1.010 đối tượng nghiên cứu
nhóm tuổi từ 20 - 29 chiếm 42,4%, nhóm tuổi từ 30 - 39 chiếm 39,6% tiếp
đến là nhóm trên 40 tuổi 15,3%, và thấp nhất là dưới 20 tuổi 2,7%. Về trình
độ học vấn, tỷ lệ đối tượng có trình độ phổ thông cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất
58,3%, trung học phổ thơng 26,9%, tiểu học 12,0%, trình độ trung cấp trở lên
chiếm tỷ lệ rất ít 2,4%, đặc biệt có 0,4% đối tượng khơng biết chữ. Đa số
người NCMT làm rất nhiều ngành nghề khác nhau trong đó tập trung chủ yếu
là nghề tự do 52,7% và làm ruộng 20,2%. Về tình trạng hơn nhân, người
NCMT đang có vợ chiếm tỷ lệ 55,8%, chưa có vợ 37,3%, đã ly dị 3,8%, đã ly
thân 2,4% và góa vợ 0,2%. Về tuổi QHTD lần đầu, có 64,6% trả lời đã QHTD
dưới 20 tuổi, trong đó: 4,3% là dưới 15 tuổi; 22,2% từ 15 - 17 tuổi; 38,1% từ
18 - 19 tuổi. Còn lại từ 20 - 22 tuổi chiếm tỷ lệ là 16,9% và trên 23 tuổi chiếm
18,5%. Về thời gian TCMT, có 86,2% đối tượng tham gia nghiên cứu có thời
gian sử dụng TCMT trên 2 năm, 10,2% người NCMT từ 1 đến 2 năm và dưới
1 năm là 3,6%. Về hành vi sử dụng BCS của người NCMT khi QHTD trong

tháng qua, chỉ có 34,5% người chủ động sử dụng BCS khi QHTD với
vợ/người yêu. Khi QHTD với bạn tình bất chợt khơng trả tiền thì tỷ lệ sử
dụng BCS có cao hơn 60,8%, nhưng vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên khi QHTD
với GMD chỉ có 48,7% người NCMT tự ý thức sử dụng BCS [21].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Nguyễn Duy Phúc và cộng sự khi nghiên cứu trên 400 nam giới NCMT
tại tỉnh Đồng Nai năm 2010 cho thấy có 50% có kiến thức về HIV. Tỷ lệ dùng
chung bơm kim tiêm (BKT) trong 6 tháng qua là 14%. Tỷ lệ luôn sử dụng
BCS với phụ nữ mại dâm (PNMD) trong 12 tháng qua là 59%. Phân tích hồi
qui đa biến cho thấy NCMT có tuổi từ 25 trở lên, thu nhập dưới 2 triệu/tháng,
thời gian tiêm chích từ 5 năm trở lên, có kiến thức cần thiết về HIV có nguy
cơ nhiễm HIV cao hơn [22].
Nghiên cứu của Nguyễn Cao Tài và cộng sự 2013 tại Mèo Vạc Hà
Giang cho thấy người NCMT mù chữ và học vấn thấp dùng bao cao su trong
quan hệ tình dục chiếm 25%. Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm ở nhóm có trình
độ phổ thơng trung học là 8,5% và nhóm có trình độ tiểu học và mù chữ là
10,53%.Tỷ lệ nhiễm HIV ở người NCMT thường xuyên dùng bao cao su trong
quan hệ tình dục là 5,43%, nhóm khơng sử dụng bao cao su là 20,53%. Người
NCMT từ 5 năm trở lên có HIV dương tính chiếm 31,00% cao gấp 3 lần so
với nhóm dưới 5 năm [26].
Nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV trên người nghiện ma tuý ở thành phố Bắc Giang, Trịnh Thị Sang cho
biết tỷ lệ người NCMT sử dụng chung BKT trong vòng 6 tháng trước điều tra
giảm từ 40,63% xuống còn 17,50%, CSHQ 56,92%. Tỷ lệ người NCMT dùng
chung BKT trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra này cũng giảm từ 41,67%
xuống còn 15,94%. Tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT trong lần gần nhất
giảm từ 36,46% xuống còn 12,81%. Tỷ lệ người NCMT dùng chung

thuốc/dụng cụ pha thuốc trong vòng 6 tháng trước điều tra giảm từ 51,04%
xuống còn 37,19%. Trong vòng 1 tháng giảm từ 43,6% xuống còn 16,3%. Tỷ
lệ người NCMT làm sạch BKT đã tăng từ 36,25% lên 80,39%. Tỷ lệ người
NCMT có sử dụng BCS trong 12 tháng qua khi QHTD với vợ/người yêu đã


tăng từ 7,3% lên 43,37%. Tỷ lệ người NCMT có sử dụng BCS trong lần quan
hệ gần nhất chiếm 37,14% cao hơn 28,49% [23].
Tỷ lệ người NCMT sử dụng BCS trong QHTD với GMD tăng từ
53,62% lên 72%. Tỷ lệ người NCMT sử dụng BCS trong lần QHTD với bạn
tình bất chợt không thay đổi trước và sau can thiệp chiếm 73,33%. Chủ động
gợi ý dùng BCS khi QHTD với nhóm này là người NCMT chiếm 87,27% cao
hơn 70,27%. Khả năng tiếp cận với BCS miễn phí tăng từ 64,80% lên
80,36%. Tỷ lệ người NCMT thực hành đúng tăng từ 34,92% lên 82,24%. Tỷ
lệ người NCMT hiểu biết đúng về các đường lây truyền HIV tăng từ 63,7%
lên 92,2% [23].
Nghiên cứu trên 200 nam nghiện chích ma tuý tại Cà Mau năm 2012,
Nguyễn Thanh Long cho biết tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam NCMT là
7,5%, tương tự ở Vĩnh Long 7,3%, cao hơn Đà Nẵng 4,0% và Huế 3,5%,
Quảng Trị 2%, nhưng thấp hơn kết quả điều tra tại Bình Dương 17,8% và
Nghệ An 15,5%. Tỷ lệ đối tượng dùng chung bơm kim tiêm tương đối cao
22,5%. Tỷ lệ nam NCMT có quan hệ tình dục với gái mại dâm trong 12
tháng qua là 5,0%. 100% nam NCMT thỉnh thoảng sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục với gái mại dâm trong 12 tháng qua [19].
Nghiên cứu hành vi và các yếu tố lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện
chích ma t (NCMT) tại tỉnh Thái Ngun, Nguyễn Văn Hùng cho biết hầu
hết người NCMT sử dụng Hêrôin 98,89%. Tỷ lệ không sử dụng bao cao su
(BCS) trong tất cả các lần quan hệ tình dục với vợ hoặc chồng là 60,6%, với
gái mại dâm (GMD) 29,17%. Có 7,8% có sử dụng chung bơm kim tiêm
(BKT) trong các lần tiêm chích. Hầu hết người NCMT đều đã nghe về

HIV/AIDS; 39,6% khơng tự cho mình có nguy cơ lây nhiễm HIV; 55,7%


người NCMT đã từng xét nghiệm HIV; 84,7% đã từng nhận được BKT trong
6 tháng trước điều tra [18][24].
Theo kết quả giám sát trọng điểm 2011, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong
nhóm nam TCMT và PNMD tương ứng là 13,4% và 3%; kết quả IBBS 2009
cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM là 16,7%. Phân bố các
trường hợp nhiễm HIV theo sát sự phân bố của 3 nhóm nhóm quần thể vốn
tập trung phần lớn tại các trung tâm đô thị nhưng cũng xuất hiện ở khu vực
ngồi đơ thị.
Tính khơng đồng nhất của dịch HIV trên nhóm nam TCMT thể hiện ở sự
giao động tỷ lệ hiện nhiễm trên nhóm này ở các tỉnh khác nhau. Tỷ lệ hiện
nhiễm cao nhất trên nhóm này được ghi nhận ở Điện Biên, một tỉnh phía Tây
bắc (45.7%), trong khi tỷ lệ hiện nhiễm thấp nhất được xác định là ở Hịa
Bình – thuộc khu vực trung Bắc bộ (1,1%). Ở 7 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, TP HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và An Giang) tiến hành
nghiên cứu IBBS vào năm 2006 và 2009, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm
nam TCMT chỉ tăng duy nhất ở TP HCM, còn ở các địa phương khác tỷ lệ
này giảm hoặc ổn định. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nam TCMT ở TP
HCM tăng từ 34% lên 46%, tuy nhiên tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm mới tiêm
chích giảm từ 28% vào năm 2006 xuống 5% vào năm 2009, cho thấy bằng
chứng ban đầu về việc giảm tỷ lệ mới nhiễm.
Kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2012 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm nghiện chích ma t tiếp tục có xu hướng giảm, năm 2012 tỷ lệ
này là 11,6% (so với năm 2011 là 13,4%). Tất cả các vùng trong cả nước tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma t đều giảm, tuy nhiên có sự khác
nhau giữa các khu vực [15].



Cũng như ở các nơi khác trên thế giới, tình hình dịch HIV trong nhóm
NCMT ở Việt Nam lan truyền rất nhanh và vượt qua mọi khoảng cách địa lý
khác nhau. Mặc dù tình hình dịch ở các tỉnh có khác nhau nhưng nhìn chung tỷ
lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại Việt Nam cao chủ yếu do việc dùng chung
BKT đã qua sử dụng trong khi các dịch vụ dự phòng vẫn còn hạn chế [10].
Ở mức độ quốc gia, tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất là trong nhóm
những người NCMT, chiếm tỷ lệ 34%. Tỷ lệ hiện nhiễm trong những người
NCMT ở Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Hải Phòng còn cao hơn rất
nhiều. Phụ nữ bán dâm có tỷ lệ hiện nhiễm HIV đứng cao thứ nhì với 6,5%.
Tỷ lệ này cịn cao hơn ở các thành phố Hải Phịng, Hồ Chí Minh, Hà Nội và
Cần Thơ [11].
Tuy nhiên, phân bố tỷ lệ người nhiễm HIV theo các đường lây giữa các
vùng miền qua các năm có sự khác nhau rõ rệt.
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hồ về tình trạng nhiễm HIV, HBV và
HCV và yếu tố liên quan ở một số nhóm nguy cơ cao tại Hà Nội, cho thấy tỷ
lệ nhiễm HIV ở nhóm NCMT là 43,0% năm 2008; 37,7% năm 2009 và 30 5% năm 2010 và có xu hướng giảm dần. Nghiên cứu cũng xác định được một
số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng lây nhiễm ở nhóm NCMT, PNBD: thời
gian tiêm chích ma t càng dài thì tỷ lệ nhiễm HIV càng cao; NCMT nhiễm
HIV cao nhất ở nhóm tuổi 30-39 và NCMT nhiễm HIV cao nhất ở đối tượng
có hồn cảnh hơn nhân đặc biệt như li thân, li dị, goá [16].
Như vậy, hành vi lây nhiễm HIV/AIDS ở nhóm nghiên chích ma túy tập
trung ở nhóm nam giới nghiện chích ma túy, sau đó do quan hệ tình dục của
những người này với gại mại dâm. Tiếp đó từ gái mại dâm lây sang cho các
đối tượng là khách làng chơi rồi cuối cùng là vợ, con của họ. Như vậy, từ chỗ
ban đầu là HIV chỉ tập trung ở các đối tượng TCMT sau đó lan rộng ra khắp
cộng đồng, người ta gọi đây là mơ hình lan truyền qua bốn làn sóng liên tiếp.


×