Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nội luật hóa quy định của công ước liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền trong bộ luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VIẾT TĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 80380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Học viên: Nguyễn Viết Tăng
Lớp: Cao học Luật - khóa 27

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp
với bất cứ một cơng trình nào khác. Các số liệu, thơng tin sử dụng để phân tích,
tổng hợp, thống kê trong đề tài được thu thập từ các cơ quan chức năng có thẩm
quyền, từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy và chính xác.


Người cam đoan

NGUYỄN VIẾT TĂNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

CTOC

Convention against Transnational Organized Crime

CTTP

Cấu thành tội phạm

ĐUQT

Điều ước quốc tế

FATF

Financial Action Task Force on Money Laundering


LHQ

Liên hợp quốc

MLA

Money Laundering Control Act 1986

TAND

Tịa án nhân dân

TNHS

Trách nhiệm hình sự


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI LUẬT HĨA ................................... 9
QUY ĐỊNH CỦA CƠNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG TỘI
PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA ĐỐI VỚI HÀNH VI RỬA
TIỀN ................................................................................................................. 9
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................................................. 9
1.1. Khái niệm và đặc điểm của rửa tiền................................................... 9
1.1.1. Khái niệm rửa tiền....................................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm của rửa tiền...............................................................................11
1.2. Khái niệm và đặc điểm nội luật hóa quy định của Cơng ước chống

tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền trong Bộ
luật Hình sự Việt Nam .............................................................................. 16
1.2.1. Khái niệm nội luật hóa ..............................................................................16
1.2.2. Đặc điểm nội luật hóa quy định của Cơng ước chống tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
...............................................................................................................................20
1.3. Yêu cầu của Cơng ước chống tội phạm có tổ chức xun quốc gia
về tội phạm hóa các hành vi rửa tiền ...................................................... 24
1.3.1. Tội phạm nguồn.........................................................................................24
1.3.2. Quy định về tội phạm hóa hành vi rửa tiền theo Cơng ước chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia.........................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 27
CHƯƠNG 2.................................................................................................... 28
ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ......................................................... 28
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI PHẠM HÓA HÀNH ............................... 28
VI RỬA TIỀN SO VỚI YÊU CẦU CỦA CÔNG ƯỚC CHỐNG ............ 28
TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA VÀ THỰC TIỄN XỬ
LÝ ................................................................................................................... 28


2.1. Đánh giá quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam trong việc tội
phạm hóa hành vi rửa tiền so với u cầu của Cơng ước chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia .............................................................. 28
2.1.1. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về Tội Rửa tiền .......................28
2.1.2. Phân biệt Tội Rửa tiền với một số tội khác trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam.......................................................................................................................36
2.1.3. Thực trạng nội luật hóa quy định của Cơng ước chống tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
...............................................................................................................................43
2.2. Thực tiễn xử lý Tội Rửa tiền ở Việt Nam ........................................ 53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 59
CHƯƠNG 3.................................................................................................... 60
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH ........................................................................... 60
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................... 60
VỀ TỘI RỬA TIỀN TRÊN CƠ SỞ NỘI LUẬT HĨA CƠNG ƯỚC .......... 60
LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN
QUỐC GIA ..................................................................................................... 60
3.1. Kinh nghiệm của một số nước trong việc nội luật hóa các quy định
của Cơng ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia đối với tội phạm hóa hành vi rửa tiền ............................................... 60
3.1.1. Các Tội về “Rửa tiền” trong Bộ luật Hình sự Liên bang Nga...............60
3.1.2. Tội phạm về rửa tiền trong pháp luật hình sự của Hợp chúng quốc
Hoa Kỳ .................................................................................................................67
3.1.3. Đánh giá quy định của Bộ luật Hình sự Liên bang Nga và pháp luật
Hoa Kỳ đối với Tội Rửa tiền và một số kinh nghiệm cho Việt Nam.................74
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của luật hình sự Việt
Nam về Tội Rửa tiền ................................................................................. 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự hợp tác giữa các quốc
gia diễn ra trên các lĩnh vực, như kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng… là một xu thế mang tính tất yếu, khách quan. Song song với q
trình giao lưu, hội nhập giữa các nước, người phạm tội trong từng quốc gia cũng
liên kết với nhau, mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động. Vì vậy, tội phạm cũng
đã phát triển và trở thành hiện tượng mang tính toàn cầu, khiến cuộc đấu tranh với
tội phạm ở mỗi quốc gia ngày càng khó khăn, phức tạp hơn, trong đó rửa tiền là

một ví dụ điển hình.
Rửa tiền về bản chất là quá trình chuyển đổi, che giấu nguồn gốc bất hợp pháp
của “tiền” có được từ việc thực hiện hành vi phạm tội và tạo một lớp “vỏ bọc” hợp
pháp cho “tiền” đó, nhằm làm cho “tiền bẩn” trở thành “tiền có hình thức sạch”,
“tiền bất hợp pháp” trở thành “tiền có hình thức hợp pháp”.
Hiện nay, rửa tiền đang hàng ngày ảnh hưởng và trở thành mối quan ngại của
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là loại tội phạm nguy hiểm với nhiều phương
thức, thủ đoạn tinh vi và phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các
quốc gia. Đặc biệt, các nền kinh tế mới nổi rất dễ trở thành mục tiêu của tội phạm
rửa tiền,1 trong đó có Việt Nam. Để thúc đẩy sự hợp tác nhằm ngăn ngừa và đấu
tranh với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách hiệu quả, vào ngày
15/11/2000 tại Palermo2 với Nghị quyết số 55/25 của Liên hợp quốc (LHQ) các
quốc gia đã thông qua Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
(Convention against Transnational Organized Crime - sau đây gọi tắt là CTOC).
Công ước được mở để các quốc gia ký kết từ ngày 13/12/2000 đến 31/12/2002
(Điều 36, 38), có hiệu lực từ ngày 29/09/2003.
Hiện nay, đã có 147 nước ký, 190 bên thành viên của Công ước này.3 Công ước
đã khuyến nghị các quốc gia tham gia cần tội phạm hoá hành vi hợp pháp hóa tài sản
do phạm tội mà có, hay nói cách khác trong Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam hiện

“Tác động khôn lường của tội phạm rửa tiền đối với nền kinh tế”, truy
cập ngày 15/7/2018
2
Palermo là một thành phố lịch sử ở miền nam nước Ý, thủ phủ của vùng tự trị Sicilia và tỉnh Palermo
3
/>truy cập 20/02/2020
1


2

nay gọi là “Rửa tiền”.4 Việt Nam ký Công ước vào ngày 13/12/2000, phê chuẩn ngày
08/06/2012 và hiện đã có những nỗ lực nhất định trong việc hợp tác nhằm đấu tranh,
phòng, chống các hành vi nguy hiểm được quy định trong Cơng ước nói riêng, cũng
như tội phạm quốc tế nói chung. Với việc phê chuẩn Cơng ước, Việt Nam đã chính
thức cam kết thực hiện nghĩa vụ nội luật hóa việc hình sự phạm hóa một số hành vi
được quy định trong Cơng ước vào BLHS, trong đó có “Rửa tiền”.
Trong pháp luật hình sự Việt Nam, hành vi “Rửa tiền” được tội phạm hóa lần
đầu tiên trong BLHS năm 1999 với tội danh “Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm
tội mà có”. Trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS Việt Nam năm 2009, Tội “Hợp pháp
hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có” đã được sửa đổi thành Tội “Rửa tiền” (Điều
251 BLHS). Ở lần sửa đổi này, các hành vi khách quan của tội phạm rửa tiền được
quy định cụ thể hơn và khá tương đồng với các hành vi được quy định trong CTOC.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trên cơ sở kế thừa các quy định về
Tội “Rửa tiền” của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), đồng thời tiếp
tục hoàn thiện các yếu tố cấu thành của tội phạm này. Tuy nhiên, nghiên cứu quy
định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội “Rửa tiền”, đồng
thời so sánh, đối chiếu với quy định của CTOC kết hợp với việc khảo sát thực tế xử
lý Tội Rửa tiền ở nước ta trong thời gian qua thấy rằng, vẫn còn một số điểm Bộ
luật này chưa nội luật hóa, cũng như vẫn cịn một số quy định chưa tương thích với
Cơng ước, chưa tạo được cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan chức năng trong
việc xử lý đối với người phạm tội. Chính vì lẽ đó, việc đấu tranh với loại tội phạm
này hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá nhằm tìm ra những điểm
cịn chưa phù hợp trong quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
so với yêu cầu của CTOC. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền,
đồng thời phòng, chống các loại tội phạm nguồn khác là vấn đề mang tính cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nội luật hóa quy định của
Cơng ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với
hành vi rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn

cao học.
Điều 6 Cơng ước của LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (CTOC), xem tại
truy cập
ngày 13/7/2018
4


3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ tính chất nguy hiểm, những tác hại đối với nền kinh tế - tài chính,
cũng như từ sự khó khăn trong việc đấu tranh, ngăn chặn đối với tội phạm rửa tiền,
việc nghiên cứu các vấn đề liên quan tới Tội Rửa tiền ln mang tính thời sự và có
ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Chính vì vậy, đã có những cơng trình
nghiên cứu khoa học ở cả trong nước và ngoài nước nghiên cứu về loại tội phạm
này ở nhiều góc độ khác nhau như: Sách, tài liệu chuyên khảo, tham khảo, bài viết
tạp chí khoa học, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, cơng trình nghiên cứu
khoa học,… mà chúng tơi có thể liệt kê những tài liệu điển hình như sau:
Thứ nhất, cơng trình nghiên cứu liên quan đến Tội Rửa tiền dưới dạng tài liệu
chuyên khảo, tham khảo, giáo trình và bình luận khoa học có thể kể đến:
Sách chun khảo “Nội luật hóa các quy định của Cơng ước chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia trong BLHS Việt Nam” (2016), do PGS. TS. Nguyễn Thị
Phương Hoa làm chủ biên, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.
Trong đó các tác giả đã phân tích thực trạng nội luật hóa các quy định của
Cơng ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong BLHS Việt Nam, đánh
giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự để xử lý các hành vi phạm tội nêu trong
Công ước, đối chiếu với luật của một số nước và bình luận về một số vấn đề nhằm
tiếp tục đặt ra mục tiêu hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài dưới dạng bài viết, tạp
chí khoa học, bao gồm:
- Bài viết “Một số vấn đề đặt ra khi hoàn thiện các quy định của pháp luật về

tội phạm rửa tiền” (2008), của tác giả Nguyễn Mai Hồng, Kiểm sát, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Số 15, Tr.36 – 37;
Trong bài viết, tác giả phân tích về khái niệm tội phạm rửa tiền, cũng như phân
tích về tác hại của tội phạm này. Đồng thời, đánh giá khái quát về tính tương thích
của pháp luật Việt Nam với các quy định của Cơng ước chống tội phạm có tổ chức
xun quốc gia. Từ đó tác giả có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của
BLHS năm 1999 tại Điều 251 Tội “Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có”.
- Bài viết “Đánh giá tính tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam về tội
rửa tiền với quy định tương ứng của chuẩn mực quốc tế và một số kiến nghị”
(2011), của tác giả Dương Tuyết Miên, Tạp chí Tịa án nhân dân, Tịa án nhân dân
tối cao, Số 4, Tr.38 – 44;


4
Trong bài viết, tác giả đề cập đến quy định của lực lượng đặc nhiệm hành
động tài chính về chống rửa tiền5, quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009) liên quan đến rửa tiền, chỉ ra những điểm cịn hạn chế của pháp luật hình
sự nước ta liên quan đến tội này. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hồn
thiện pháp luật hình sự để tăng cường hiệu quả hoạt động chống tội phạm rửa tiền
trên thực tế.
- Bài viết “Tội rửa tiền - Nghiên cứu dưới góc độ so sánh” (Kỳ I) (2013), của
2 tác giả Dương Tuyết Miên & Nguyễn Thị Vân Anh, Tạp chí Tịa án nhân dân,
Tịa án nhân dân tối cao, Số 24, Tr.41- 45;
- Bài viết “Tội rửa tiền - Nghiên cứu dưới góc độ so sánh” (Kỳ II-Hết)
(2014), của 2 tác giả Dương Tuyết Miên & Nguyễn Thị Vân Anh, Tạp chí Tịa án
nhân dân, Tịa án nhân dân tối cao, năm 2014, Số 1, Tr.42 - 45;
Trong phạm vi bài viết, các tác giả tập trung làm rõ những quy định của BLHS
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về Tội Rửa tiền dựa vào việc so sánh, đối
chiếu với quy định tương ứng của chuẩn mực quốc tế và hai quốc gia có hệ thống
pháp luật phát triển trên thế giới là Vương quốc Anh và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Từ đó, các tác giả cũng rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam và cũng đưa ra một
số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của BLHS.
- Bài viết “Một số vấn đề về tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam so với
quy định của luật pháp quốc tế” (2015), của tác giả Trần Xuân Huệ, Tạp chí Kiểm
sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số 11, Tr.48 – 53;
Trong bài viết, tác giả mới tập trung phân tích, so sánh quy định của BLHS
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) tại Điều 251 với quy định của 2 bản công
ước: Công ước Vienna năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và
các chất hướng thần; Công ước Palermo của LHQ về chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia năm 2000. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra những kiến nghị nhất định
nhằm hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam.

5

FATF (Financial Action Task Force on Money Laundering) là một tổ chức liên chính phủ có mục tiêu phát
triển và thúc đẩy những biện pháp chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, được thành lập tại Hội nghị
thượng đỉnh của nhóm G7 ở Paris vào năm 1989. Hiện tại, FATF có 34 quốc gia thành viên và vùng lãnh thổ,
2 quan sát viên và 5 tổ chức khu vực là thành viên liên kết. 49 khuyến nghị về chống rửa tiền và tài trợ khủng
bố do FATF ban hành, gồm 40 khuyến nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ
khủng bố. Xem: Dương Tuyết Miên, “Đánh giá tính tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam về tội rửa
tiền với quy định tương ứng của chuẩn mực quốc tế và một số kiến nghị” (2011), Tạp chí Tịa án nhân dân,
Tịa án nhân dân tối cao, Số 4, Footnote 4, Tr.38 – 44


5
- Bài viết “Nội luật hóa quy định của Cơng ước chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia về tội rửa tiền trong BLHS Việt Nam – Các kiến nghị” (2015), của
PGS, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, Tạp chí Khoa học pháp lý, 6(91), Tr.24 - 32;
Trong bài viết tác giả tập trung đánh giá sự thực hiện của BLHS Việt Nam đối
với các yêu cầu đã nêu của Công ước và đưa ra một số kiến nghị nhằm hồn thiện

quy định liên quan của pháp luật hình sự Việt Nam.
Thứ ba, cơng trình nghiên cứu thể hiện thơng qua hệ thống các luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sỹ có liên quan đến đề tài nghiên cứu điển hình đó là:
- Luận văn thạc sỹ “So sánh quy định của BLHS Việt Nam và quy định của
BLHS một số nước về tội rửa tiền” (2016), của tác giả Giang Thị Thảo, Luật hình
sự và tố tụng hình sự - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và so sánh luật. Tác giả
tập trung nghiên cứu các quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009) về dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với Tội Rửa tiền, có sự liên hệ với
quy định của BLHS năm 2015 về Tội Rửa tiền; so sánh với quy định này của BLHS
Việt Nam với BLHS của một số quốc gia điển hình là BLHS Trung Quốc và Thụy
Điển (thuộc hệ thống luật thành văn), BLHS của Mỹ và Canada (thuộc hệ thống án
lệ). Trên cơ sở đó, tác giả đã có những đề xuất, kiến nghị cụ thể góp phần hồn
thiện quy định của BLHS nước ta về tội danh này.
Thứ tư, cơng trình nghiên cứu thể hiện dưới dạng các khóa luận cử nhân, cơng
trình nghiên cứu khoa học sinh viên liên quan đến đề tài nghiên cứu tiêu biểu là:
- Đề tài “Tội Rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Lý luận và thực tiễn”
(2011), của tác giả Nguyễn Vũ Hồng Hoa, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về Tội Rửa tiền, cũng như
những dấu hiệu pháp lý về tội này được quy định trong luật hình sự quốc tế và trong
luật hình sự Việt Nam nhằm đánh giá sự phù hợp giữa pháp luật hình sự Việt Nam
với pháp luật hình sự quốc tế về Tội rửa tiền, đánh giá tính khả thi của việc áp dụng
các quy định của pháp luật hình sự đối với tội này trong thực tiễn từ đó chỉ ra các
bất cập về mặt lý luận cũng như thực tiễn và hướng giải quyết để các quy định này
có tính khả thi trên thực tế.
Tóm lại, các cơng trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu về tội phạm rửa tiền
ở các góc độ khác nhau và đều đã có những đóng góp nhất định cho khoa học luật
hình sự. Kết quả khoa học của các cơng trình nghiên cứu được tác giả tiếp thu, kế
thừa và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, từ sau khi BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung



6
năm 2017) có hiệu lực vẫn chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy
đủ, toàn diện về việc nội luật hóa quy định của Cơng ước LHQ về chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền trong BLHS Việt Nam. Đồng
thời cịn có những vấn đề mà các cơng trình trước đây chưa đề cập đến cần tiếp tục
bổ sung. Do đó, đặt ra u cầu, địi hỏi cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ hơn nhằm
đảm bảo tính tương thích và hiệu quả trong việc triển khai áp dụng pháp luật hình
sự, cũng như cung cấp luận cứ khoa học định hướng cho việc tiếp tục hoàn thiện
pháp luật hình sự Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra các luận cứ khoa học nhằm định
hướng hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về
Tội Rửa tiền trên cơ sở yêu cầu tội phạm hóa của Cơng ước LHQ về chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đảm bảo mục tiêu trên, đề tài cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về rửa tiền và nội luật hóa quy định của CTOC
đối với hành vi rửa tiền trong BLHS Việt Nam; Phân tích các khía cạnh liên quan tới
hành vi rửa tiền theo yêu cầu của CTOC;
- Khái quát sự phát triển trong các quy định của BLHS Việt Nam về Tội Rửa
tiền qua các lần sửa đổi, bổ sung; Phân biệt Tội Rửa tiền với một số Tội khác trong
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Đánh giá tính tương thích trong quy
định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với việc tội phạm hóa
hành vi rửa tiền so với yêu cầu của CTOC.
- Khảo sát thực tiễn xử lý Tội Rửa tiền ở Việt Nam; Khảo sát kinh nghiệm
trong pháp luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới đối với việc nội luật hóa
quy định của CTOC đối với hành vi rửa tiền.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu việc nội luật hóa quy định của
Cơng ước LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa
tiền trong BLHS Việt Nam.6
Liên quan đến việc nội luật hóa việc tội phạm hóa các hành vi rửa tiền cịn được quy định trong Công ước
Vienna của LHQ về chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988; 40 + 9
khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính – FATF về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.
6


7
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được trình bày trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ đó nhận thức được bản chất của tội
phạm rửa tiền cũng như tính nguy hiểm, tác hại của tội phạm này. Chủ nghĩa duy
vật lịch sử sẽ được vận dụng để làm rõ quá trình phát triển của các quy định trong
pháp luật quốc tế về hành vi rửa tiền mà chủ yếu là CTOC và quá trình phát triển
của pháp luật Việt Nam trong việc nội luật hóa những quy định này.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng được vận dụng trong q trình đánh giá việc
nội luật hóa của Việt Nam có phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của Việt Nam
cũng như với yêu cầu của Công ước hay chưa và đưa ra những kiến nghị, đề xuất
nhằm hoàn thiện quy định của BLHS. Bên cạnh đó, trong luận văn tác giả còn sử
dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: Phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,…
Trong đó tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp trong việc phân
tích, làm rõ các vấn đề lý luận về rửa tiền, nội luật hóa và đặc điểm của việc nội
luật hóa quy định của CTOC đối với hành vi rửa tiền trong. Đồng thời, tác giả còn
sử dụng trong việc phân tích, làm rõ các dấu hiệu của hành vi rửa tiền trong
CTOC, cũng như các dấu hiệu của BLHS Việt Nam, BLHS Liên bang Nga và
Pháp luật hình sự Hoa Kỳ khi quy định Tội Rửa tiền. Đồng thời, phương pháp này
cũng được tác giả sử dụng khi phân biệt Tội Rửa tiền và Tội Chứa chấp hoặc tiêu

thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cũng như Tội che giấu tội phạm trong
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Cùng với phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được tác giả sử
dụng sau khi đã phân tích các quy định của CTOC và pháp luật hình sự của 2 quốc
gia trong việc nội luật hóa quy định của CTOC đối với hành vi rửa tiền. Từ đó cho
thấy được những điểm BLHS Việt Nam đã nội luật hóa, những điểm BLHS Việt
Nam cịn chưa nội luật hóa so với yêu cầu của CTOC.
Phương pháp lịch sử được tác giả sử dụng trong việc làm rõ quá trình phát
triển của các quy định về Tội Rửa tiền trong BLHS Việt Nam so với các yêu cầu
của CTOC qua các lần sửa đổi, bổ sung.
Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để làm rõ những ưu điểm của
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) so với các BLHS trước đó. Ngồi
ra, phương pháp này cũng được sử dụng để làm rõ những ưu điểm, cũng như hạn


8
chế của BLHS Việt Nam so với pháp luật hình sự của 2 quốc gia vừa nêu trong
việc nội luật hóa các quy định của CTOC đối với hành vi rửa tiền.
6. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề nội luật hóa quy định của Cơng ước
Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa
tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Về mặt khoa học, đề tài nêu rõ các yêu cầu cụ thể trong CTOC về hành vi rửa
tiền mà Việt Nam có nghĩa vụ nội luật hóa, nhất là những yêu cầu tội phạm hóa có
tính bắt buộc, từ đó định hướng việc hồn thiện các quy định của BLHS hiện hành.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm rửa tiền, đồng thời giúp tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
8. Nội dung nghiên cứu
Bên cạnh Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội

dung của luận văn được thể hiện qua 03 Chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về rửa tiền và nội luật hóa quy định của
Cơng ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với hành
vi rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
Chương 2. Đánh giá quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội phạm hóa
hành vi rửa tiền so với yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia và thực tiễn xử lý
Chương 3. Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội Rửa
tiền trên cơ sở nội luật hóa Cơng ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia


9
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI LUẬT HÓA
QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG TỘI PHẠM
CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA ĐỐI VỚI HÀNH VI RỬA TIỀN
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và đặc điểm của rửa tiền
1.1.1. Khái niệm rửa tiền
Về lịch sử, rửa tiền xuất hiện cùng lúc với tiền, các thương nhân giấu của cải
khỏi những người thu thuế, cịn hải tặc thì cố bán chiến lợi phẩm của họ mà khơng
gây tị mị về việc làm sao họ có được nó.7 Mặc dù hành vi rửa tiền xuất hiện từ rất
sớm, nhưng Tội Rửa tiền thì lại xuất hiện muộn hơn rất nhiều. Không phải ngay
khi xuất hiện, người ta đã coi rửa tiền là một tội phạm độc lập, vì họ khơng phát
hiện được thủ đoạn tinh vi của người phạm tội. Khi nói đến quy phạm pháp luật
hình sự về “Rửa tiền” trước hết phải kể đến pháp luật Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, “Rửa
tiền” vẫn khơng chính thức được cơng nhận là tội liên bang ở quốc gia này cho
đến năm 1986. Trước thời điểm đó, chính phủ phải truy tố với một tội danh có liên
quan như Tội trốn thuế.8 Từ năm 1986, chính phủ Hoa Kỳ có thể tịch thu tài sản

đơn giản bằng cách chỉ ra rằng đã diễn ra sự kiện che đậy vốn, điều này tạo ra hiệu
ứng tích cực trong việc truy tố các tổ chức phạm tội lớn như các tay buôn ma túy.9
Trên thực tế, tổ chức tội phạm nếu muốn sử dụng tiền kiếm được bất hợp
pháp thì họ cần gửi tiền vào các tổ chức tài chính vì việc sử dụng lượng lớn tiền
mặt bất hợp pháp là rất nguy hiểm. Tuy nhiên, họ chỉ có thể gửi tiền vào các tổ
chức tài chính nếu tiền đến từ các nguồn hợp pháp.10 Lối thoát đương nhiên đối
với họ là “Rửa tiền”, nghĩa là tạo ra tính minh bạch cho sự tồn tại của nguồn thu
nhập bất hợp pháp, điều đó cho phép họ đóng thuế và tránh được trách nhiệm về
. Delena D. Spann, Rửa tiền diễn ra như thế nào? - xem tại truy cập 12/12/2018
8
Đối tượng rửa tiền điển hình trong lịch sử đó là Al Capone, là một tên trùm xã hội đen khét tiếng nhất
trong lịch sử vào những năm 1920. Hắn đã điều khiển một băng nhóm tội phạm khổng lồ và cực kỳ có lãi
với các nguồn thu nhập từ các hoạt động phạm pháp như: Mại dâm, bn lậu, đánh bạc và tống tiền. Thu
nhập ước tính hàng năm của hắn USD$100 triệu, vào năm 1931 hắn bị đưa ra tòa và bị buộc tội Trốn thuế
USD$1,038,655.84, bị kết án 11 năm tù và phạt USD$50,000, xem Bộ Công an Việt Nam & Cảnh sát New
Zealand, “Tài liệu khóa tập huấn điều tra rửa tiền”, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 3/2019, Tr.3
9
Delena D. Spann, tlđd (7)
10
James Chen, “Rửa tiền”, xem tại truy cập
13/12/2018
7


10
hành vi trốn thuế. Chẳng hạn, các đối tượng buôn ma túy có thể kiếm được nhiều
tiền từ hoạt động phạm tội, nhưng nếu các đối tượng này muốn sử dụng số tiền đó
để mua nhà, xe hơi đắt tiền, trả tiền học cho con cái, đầu tư vào các lĩnh vực kinh
doanh hợp pháp hoặc các chi phí khác lớn hơn, trước hết họ phải “rửa” số tiền đó.
Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc mơ tả hành vi rửa tiền, tuy nhiên

trong một số nghiên cứu có đưa ra các định nghĩa về rửa tiền như sau:
“Rửa tiền là thuật ngữ chung được sử dụng để mơ tả q trình tội phạm ngụy
trang quyền sở hữu ban đầu và kiểm soát số tiền thu được từ hành vi phạm tội bằng
cách làm cho số tiền đó dường như bắt nguồn từ một nguồn hợp pháp”.11 Khái niệm
này cho thấy mục đích của việc rửa tiền là tạo một vẻ bề ngoài hợp pháp cho tiền
hoặc tài sản do phạm tội mà có thơng qua một q trình chuyển hóa nhất định.
Trong một nghiên cứu khác lại cho rằng:
Rửa tiền là quá trình ngụy trang số tiền thu được từ tội phạm và tích hợp
nó vào hệ thống tài chính hợp pháp. Vấn đề là trước khi tiền của tội phạm được
rửa, tội phạm khó có thể sử dụng tiền bất hợp pháp vì họ khơng thể giải thích nó
đến từ đâu và khiến việc truy tìm lại tội phạm sẽ dễ dàng hơn. Sau khi được rửa
tiền, việc phân biệt tiền này với các nguồn tài chính hợp pháp trở nên khó khăn
và tiền có thể được sử dụng bởi tội phạm mà không bị phát hiện.12
Khái niệm này cho thấy phương thức chính của hành vi rửa tiền là tích hợp số
tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính nhằm ngụy trang nguồn
gốc, bản chất của số tiền đó. Tuy nhiên, khái niệm mới chỉ đề cập tới đối tượng của
rửa tiền là tiền mà chưa đề cập tới đối tượng là tài sản. Trong khi đối tượng của rửa
tiền theo chúng tơi thì bao gồm mọi loại tài sản bắt nguồn hoặc có được một cách trực
tiếp hay gián tiếp từ việc phạm tội.
Trong tài liệu của FATF13 cho rằng: “Rửa tiền là việc xử lý tiền do phạm tội

“Rửa tiền là gì?”, truy cập
02/3/2019, xem thêm Nguyễn Viết Tăng “Nội luật hoá quy định của Cơng ước chống tội phạm có tổ chức
xun quốc gia đối với hành vi rửa tiền”, Tạp chí Luật học, số T1/2019, Tr.45
12
“Rửa tiền”, truy cập ngày 02/3/2019,
xem thêm Nguyễn Viết Tăng “Nội luật hố quy định của Cơng ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia đối với hành vi rửa tiền”, Tạp chí Luật học, số T1/2019, Tr.45
13
FATF (Financial Action Task Force on Money Laundering) là một tổ chức liên chính phủ có mục tiêu phát triển và

thúc đẩy những biện pháp chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, được thành lập tại Hội nghị thượng đỉnh của
nhóm G7 ở Paris vào năm 1989. Hiện tại, FATF có 34 quốc gia thành viên và vùng lãnh thổ, 2 tổ chức khu vực.
FATF không chỉ đưa ra các khuyến nghị về các vấn đề liên quan đến đấu tranh chống rửa tiền và thực hiện việc kiểm
tra thường xuyên sự phù hợp giữa pháp luật và chính sách của quốc gia thành viên với các khuyến nghị này mà còn
kêu gọi sự hợp tác từ các quốc gia khác trong hoạt động của FATF. Một trong những cơng cụ mà FATF sử dụng đó là
11


11
mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng nhằm hợp pháp hóa những
món lợi thu được một cách bất chính từ hành vi phạm tội”.14 Cũng như các khái
niệm đã nêu ở trên. Ở khái niệm này cho thấy mục đích của việc rửa tiền là nhằm
che đậy nguồn gốc của tiền do phạm tội mà có. Tuy nhiên, hành vi khách quan được
đề cập ở đây cịn khá chung chung và chỉ mang tính khái quát.
Từ việc nghiên cứu các khái niệm trên thấy rằng, mặc dù ở mỗi tài liệu có
cách diễn đạt khác nhau về hành vi rửa tiền, song giữa các khái niệm đó đều có
những điểm chung về mục đích và cách thức rửa tiền… Ngoài ra, các khái niệm nêu
trên cũng cho thấy tính mục đích của hành vi rửa tiền, cũng như tội phạm rửa tiền là
để có thể hưởng lợi ích từ các hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật (từ buôn bán
ma túy, buôn lậu, hối lộ, tống tiền…) người phạm tội phải tìm cách che giấu nguồn
gốc bất hợp pháp của các tài sản kiếm được. Nói cách khác đó là hoạt động che giấu
bản chất bất hợp pháp của các loại tài sản do phạm tội mà có.
Từ những phân tích trên, chúng tơi đưa ra định nghĩa về rửa tiền như sau:
Rửa tiền về bản chất là quá trình chuyển đổi, che giấu nguồn gốc bất hợp pháp
của “tiền” có được từ việc thực hiện tội phạm và tạo một lớp “vỏ bọc” hợp pháp cho
“tiền” đó nhằm làm cho “tiền bẩn” trở thành “tiền có hình thức sạch”, “tiền bất hợp
pháp” trở thành “tiền có hình thức hợp pháp”. Định nghĩa về rửa tiền vừa nêu là kết
quả của sự kế thừa các quy định của những văn kiện pháp lý quốc tế trước đó. Theo
đó, định nghĩa này về cơ bản đã thể hiện được hành vi khách quan của hoạt động
rửa tiền; yếu tố lỗi; mục đích cũng như đối tượng tác động của hành vi rửa tiền.

1.1.2. Đặc điểm của rửa tiền
Từ định nghĩa, chúng tôi rút ra được một số đặc điểm nổi bật của hành vi rửa
tiền, như sau:
Thứ nhất, đối tượng tác động của rửa tiền là tiền, tài sản do phạm tội mà có
Như đã phân tích, rửa tiền là loại tội phạm phái sinh, người phạm tội khi đã
thực hiện một tội phạm (tội phạm nguồn) và họ thu được một số tiền, tài sản từ hoạt
động phạm tội đó, nếu muốn sử dụng một cách an tồn, tránh việc bị phát hiện thì
cần phải “rửa” chúng, nghĩa là tạo ra một “vẻ bề ngồi hợp pháp” nhằm tránh bị
phát hiện. Chính vì vậy, đối tượng tác động của hành vi rửa tiền về bản chất chính
là “tiền, tài sản do phạm tội mà có”. Trong các Cơng ước quốc tế phổ biến như:
“danh sách đen” các nước không hợp tác (non cooperatif) với FATF trong hoạt động đấu tranh chống rửa tiền. Xem
/#d.en.3147, truy cập ngày 23/11/2018
14
Nguyễn Ngọc Chí (2013), “Những vấn đề lý luận, thực tiễn về Luật hình sự quốc tế”, Nxb Chính trị Quốc
gia, Footnote 1, Tr.286


12
CTOC, Công ước về chống tham nhũng (sau đây gọi là CAC),… có đưa ra khái
niệm về tài sản do phạm tội mà có, cũng như đưa ra phạm vi những tài sản do phạm
tội mà có là đối tượng trong xử lý các vụ án hình sự. Theo đó, “Tài sản do phạm tội
mà có nghĩa là bất cứ tài sản nào bắt nguồn hay có được một cách trực tiếp hay gián
tiếp từ việc phạm tội”15.
Như vậy, có thể thấy rằng theo quy định của CTOC và CAC thì bất kỳ tài sản
nào có nguồn gốc từ việc phạm tội hoặc thu được từ việc phạm tội dù là trực tiếp
hay gián tiếp thì đều được coi là những tài sản do phạm tội mà có. Tuy nhiên, khái
niệm trên chỉ mang tính khái quát, nhằm giải quyết các vụ án cụ thể, 2 Công ước đã
nêu đều quy định cụ thể về tài sản do phạm tội mà có bao gồm: Tài sản do phạm tội
mà có bắt nguồn từ những hành vi phạm tội được Công ước điều chỉnh hay những
tài sản có giá trị tương đương với giá trị của tài sản do phạm tội mà có.16 Ngồi ra,

tài sản cũng có thể là “tài sản phái sinh” từ tài sản do phạm tội mà có. Từ đó cho
thấy một số đặc điểm của tài sản do phạm tội mà có như:
Một là, tài sản do phạm tội mà có là đối tượng của việc nhận dạng, truy tìm,
phong tỏa, tạm giữ, tịch thu phải là những tài sản, thu nhập có nguồn gốc từ hành vi
phạm tội. Điều đó có nghĩa là nếu tài sản khơng có nguồn gốc từ tội phạm thì khơng
được phép đưa ra xử lý. Chúng tôi rất chia sẻ và đồng tình với quan điểm của tác
giả Phạm Thị Trang khi tác giả này đánh giá rằng: “Đây là một nguyên tắc cơ bản
đối với việc xử lý tài sản… Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tôn trọng
quyền sở hữu của cá nhân được thừa nhận trong hầu hết các hệ thống pháp luật của
các quốc gia…”17;
Hai là, “việc xử lý tài sản do phạm tội mà có khơng chỉ đặt ra đối với chính tài
sản, thu nhập gắn với hành vi phạm tội mà còn được áp dụng đối với những tài sản có
giá trị tương đương với tài sản, thu nhập do phạm tội mà có”18. Chúng tơi đồng tình
với quan điểm này vì việc quy định như vậy sẽ đảm bảo xử lý triệt để vấn đề tài sản
do phạm tội mà có, bởi lẽ vấn đề mang tính quy luật là khi người phạm tội có được
tài sản từ hành vi phạm tội họ thường thực hiện việc chuyển đổi, chuyển giao các tài
Điều 2 (e) Công ước của LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, xem tại
truy cập
ngày 19/02/2020
16
Xem Phạm Thị Trang (2014), “Về khái niệm tài sản do phạm tội mà có trong một số công ước và pháp luật
Việt Nam”, Khoa học kiểm sát Số 3, Tr.1, xem tại truy cập ngày 18/02/2020;
17
Xem thêm Phạm Thị Trang (2014), tlđd ( 16), Tr.1 – 2;
18
Phạm Thị Trang (2014), tlđd (16), Tr.2
15


13

sản này thành các dạng tài sản khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài
sản đó để tránh việc bị phát hiện. Đó cũng là dấu hiệu đặc trưng trong mặt khách
quan của Tội Rửa tiền. Ví dụ như: Tiền có được từ việc nhận hối lộ, từ việc bn bán
ma túy… sau đó được sử dụng vào việc mua nhà, đất, ôtô, vàng, kim cương… Do đó,
nhằm xử lý triệt để đối với tài sản do phạm tội mà có thì các cơ quan có thẩm quyền
khi xử lý đối với chính các tài sản là nhà, đất, ơtơ, vàng, kim cương đó;
Ba là, đối với trường hợp tài sản “bắt nguồn” từ việc thực hiện tội phạm. Đây
có thể là “tài sản phái sinh” từ những tài sản có được một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp từ hành vi phạm tội và tài sản đó sẽ vẫn phải chịu những biện pháp xử lý như
những tài sản có được do phạm tội mà có trước đó. Điều này có nghĩa là nếu trong
trường hợp những khoản thu nhập từ hoạt động phạm tội đã được người phạm tội sử
dụng vào các hoạt động kinh doanh hay các hoạt động khác làm phát sinh thêm lợi
nhuận thì số lợi nhuận này cũng là đối tượng của Tội Rửa tiền. Ví dụ: Sau khi có
được 500 triệu đồng do tham nhũng, A đầu tư vào hoạt động kinh doanh và thu được
lợi nhuận 100 triệu đồng. Sau đó A tiếp tục dùng số tiền này vào các giao dịch tài
chính để làm cho số tiền thu được ngày càng nhiều hơn và càng xa hơn với nguồn gốc
bất hợp pháp của nó thì số lợi nhuận này cũng vẫn là đối tượng của Tội Rửa tiền.
Bốn là, trường hợp những tài sản do phạm tội mà có được gộp với những tài
sản có nguồn gốc hợp pháp thì những tài sản này khơng cản trở đến bất cứ quyền
niêm phong hay tạm giữ nào và chúng sẽ bị tịch thu theo giá trị tương đương với số
tài sản được gộp trước đó. Theo chúng tơi điều này là phù hợp với thực tế, bởi lẽ
trong đời sống hàng ngày, các hoạt động phạm tội thường diễn tiến cùng những
hoạt động hợp pháp khác. Do đó, việc tài sản do phạm tội mà có thường được gộp
chung, trộn lỗn với các tài sản hợp pháp khác diễn ra khá phổ biến. Chính vì vậy,
trong trường hợp này các cơ quan chức năng vẫn tiến hành xử lý phần tài sản do
phạm tội mà có trên cơ sở tách bạch với các nguồn tài sản hợp pháp khác.
Thứ hai, rửa tiền được thực hiện với những phương thức vô cùng đa dạng,
linh hoạt
Trên thực tế, tồn tại rất nhiều phương thức rửa tiền khác nhau, vấn đề này phụ
thuộc vào đặc trưng của pháp luật quốc gia về kiểm sốt lưu thơng tiền mặt và các

loại tài khoản. Hiện nay, có nhiều cách để rửa tiền, từ đơn giản đến phức tạp, có thể
kể tới một vài phương thức phổ biến, như: Cơ cấu giao dịch; Vận chuyển tiền mặt
qua biên giới; Rửa tiền thông qua hoạt động thương mại; Rửa tiền thơng qua hoạt
động tín dụng; Sử dụng các cơng ty “bình phong” và cơng ty “vỏ bọc”; Sử dụng


14
sịng bạc; Mua chuộc, hối lộ; Mua tài sản có giá trị lớn bằng tiền mặt; Sử dụng hệ
thống ngân hàng ngầm;…19
Trong khi các phương thức rửa tiền truyền thống vẫn được sử dụng thì
“Internet đã tạo ra một vịng xoáy mới về một tội ác cũ”. Việc sử dụng Internet cho
phép những người phạm tội dễ dàng trong việc tránh bị phát hiện. Với sự gia tăng
của các tổ chức ngân hàng trực tuyến, dịch vụ thanh toán trực tuyến ẩn danh,
chuyển tiền ngang hàng bằng điện thoại di động và sử dụng các loại tiền ảo như
“Bitcoin” đã khiến việc phát hiện hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp trở nên khó
khăn hơn. “Hơn nữa, việc sử dụng máy chủ proxy và phần mềm ẩn danh làm cho
hoạt động rửa tiền gần như khơng thể phát hiện, vì tiền có thể được chuyển hoặc rút
để lại rất ít hoặc khơng có dấu vết của địa chỉ IP”.20 Theo nhiều cách, “biên giới
mới nhất của hoạt động rửa tiền và hoạt động tội phạm nằm trong các loại tiền điện
tử. Mặc dù khơng hồn tồn ẩn danh, các hình thức tiền tệ này đang ngày càng được
sử dụng trong các vụ tống tiền, buôn bán ma túy và các hoạt động tội phạm khác do
tính ẩn danh của chúng so với các hình thức tiền tệ khác”.21 Ngồi ra, “Tiền cũng có
thể được rửa thơng qua đấu giá và bán hàng trực tuyến, các trang web đánh bạc và
thậm chí các trang web chơi trị chơi ảo, nơi “tiền bẩn” được chuyển đổi thành tiền
tệ chơi game, sau đó được chuyển trở lại thành “tiền sạch” có thể sử dụng được và
khơng thể truy cập được”.22 Tóm lại, Cùng với lịch sử xuất hiện của mình, các
phương thức rửa tiền ngày càng được các đối tượng phạm tội phát triển tinh vi hơn
nhằm gây khó khăn cho việc phát hiện và xử lý loại tội phạm này tại các quốc gia.
Thứ ba, rửa tiền có mục đích nhằm hợp pháp hóa tài sản do phạm tội mà có
Tính mục đích là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt rửa tiền

với các hành vi phạm tội có mặt khách quan tương tự. Theo quy định tại Điều
6(1)(a)(i) của CTOC, khi thực hiện hành vi chuyển đổi hay chuyển giao tài sản, dù
biết rằng những tài sản này do phạm tội mà có người phạm tội phải có mục đích
nhằm che đậy hoặc che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc nhằm giúp đỡ
bất cứ người nào liên quan đến việc thực hiện một hành vi vi phạm nguồn lẩn tránh
những hậu quả pháp lý do hành vi của người đó gây ra.
Xem thêm các tài liệu Bộ Công an Việt Nam & Cảnh sát New Zealand (2019), tlđd (8) Tr.8 – 10 và Bộ Cơng
an, Tài liệu tập huấn Chun đề cơng tác Phịng, chống tội phạm tiền giả và rửa tiền năm 2018, Lâm Đồng
T1/2019, Tr.36 – 39
20
James Chen, “Rửa tiền” (2018), tlđd (10)
21
James Chen, “Rửa tiền” (2018), tlđd (10)
22
James Chen, “Rửa tiền” (2018), tlđd (10)
19


15
Trong thực tế, người phạm tội khi có được tiền, tài sản từ hành vi phạm tội
thường thực hiện việc chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản đó nhằm che giấu
nguồn gốc bất hợp pháp của chúng, tạo ra một “vẻ bề ngồi hợp pháp” qua đó xóa
dấu vết của việc phạm tội để tránh việc bị các cơ quan chức năng phát hiện. Do đó,
tính mục đích chính là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt rửa tiền
và các hành vi phạm tội khác.
Như vậy, rửa tiền là một hoạt động được các chủ thể tội phạm thực hiện nhằm
mục đích chuyển đổi “tiền bẩn” thành “tiền có hình thức sạch” hay nói cách khác
là tạo ra vẻ bề ngoài hợp pháp cho tiền, tài sản thu được từ hoạt động phạm tội.
Thứ tư, rửa tiền có tác hại vơ cùng lớn
Rửa tiền tuy khơng trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của

cá nhân con người, nhưng nó vơ cùng nguy hiểm và sẽ để lại hậu quả ở tầm vĩ mô,
không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự lành mạnh về lưu thông tiền tệ và sự phát triển
kinh tế - xã hội của một quốc gia mà còn gây ra những tác hại khôn lường đến sự
phát triển kinh tế - xã hội và an ninh toàn cầu.
Mặc dù khơng thể thống kê chính xác số lượng tiền, tài sản liên quan đến hoạt
động phạm tội rửa tiền mỗi năm do tính bí mật, tính xuyên quốc gia và tính phức
tạp của nó, nhưng một số nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của
dòng “tiền bẩn” trong hệ thống tài chính đã gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho
hệ thống tài chính của các quốc gia, ảnh hưởng lớn đến an toàn, an ninh quốc gia và
an ninh tồn cầu. Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế, tổng số tiền được rửa trên
toàn thế giới dao động ở mức 2% đến 5% GDP toàn cầu, nếu sử dụng số liệu thống
kê năm 2009 thì con số phần trăm đó tương đương 800 tỷ USD đến 2000 tỷ USD.23
Tương tự với đó, theo một khảo sát được tiến hành vào năm 2016 từ PwC24, các
giao dịch rửa tiền toàn cầu chiếm khoảng 2% đến 5% GDP tồn cầu, tương đương
khoảng 1 nghìn tỷ đến 2 nghìn tỷ USD hàng năm.25 Rửa tiền cũng tác động đến lợi
ích kinh doanh hợp pháp bằng cách gây khó khăn hơn nhiều cho các doanh nghiệp

Nguyễn Ngọc Minh, “Nghiên cứu phạm vi chủ thể của tội phạm rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam”
(2011), Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 12 (237), Endnote 4, Tr.9
24
PricewaterhouseCoopers, hay còn gọi là PwC, là một trong bốn cơng ty kiểm tốn hàng đầu thế giới hiện
nay cùng với Deloitte, Ernst & Young và KPMG[5]. Vault Accounting 50 đã xếp PwC làm cơng ty kế tốn
uy tín nhất trên thế giới trong bảy năm liên tiếp, cũng như công ty điểm đến làm việc hàng đầu tại Bắc Mỹ
trong ba năm liên tiếp. Xem thêm Nguyễn Viết Tăng “Nội luật hố quy định của Cơng ước chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền” (2019), Tạp chí Luật học, số T.1, Footnote 10, Tr.47
25
Nguyễn Viết Tăng, (2019), “Nội luật hoá quy định của Cơng ước chống tội phạm có tổ chức xun quốc
gia đối với hành vi rửa tiền”, Tạp chí Luật học, số T.1, Footnote 11, Tr.47
23



16
trung thực cạnh tranh trên thị trường vì những kẻ rửa tiền thường cung cấp sản
phẩm hoặc dịch vụ với giá thấp hơn giá thị trường.
Tóm lại, rửa tiền có đặc trưng hoàn toàn khác so với những tội phạm thơng
thường. Bởi vì đây là loại tội phạm có tính chất phái sinh, người phạm tội đã thực
hiện một tội, sau đó tiếp tục thực hiện hành vi rửa tiền để ngụy trang số tiền thu
được từ việc thực hiện tội phạm trước đó. Cùng với lịch sử xuất hiện của mình, tội
phạm này ngày càng phát triển tinh vi hơn, nguy hiểm hơn. Điều đó địi hỏi sự đấu
tranh không chỉ ở trong phạm vi một quốc gia mà cần phải có sự chung tay của cả
cộng đồng quốc tế.
1.2. Khái niệm và đặc điểm nội luật hóa quy định của Cơng ước chống tội
phạm có tổ chức xun quốc gia đối với hành vi rửa tiền trong Bộ luật Hình sự
Việt Nam
1.2.1. Khái niệm nội luật hóa
Dưới phương diện pháp lý, ĐUQT tự nó khơng đương nhiên có hiệu lực trên
phạm vi lãnh thổ của các quốc gia mà để làm được điều đó, các quốc gia thành viên
cần tiến hành các bước nhằm hiện thực hóa những quy định của ĐUQT đó trong
phạm vi quốc gia mình hay cịn gọi là “nội luật hóa”. Xét về thuật ngữ, nội luật hóa
là q trình chuyển hóa nội dung, yêu cầu trong các quy định của ĐUQT vào pháp
luật quốc gia nhằm hướng tới việc thực thi ĐUQT. Theo Từ điển luật học, nội luật
hóa là việc, “chuyển hóa quy định trong ĐUQT thành quy phạm pháp luật có giá trị
bắt buộc thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ở một quốc gia. Việc Nội luật hóa được
tiến hành sau khi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia chính thức xác nhận quy định
trong ĐUQT ràng buộc đối với quốc gia đó (phê chuẩn hoặc phê duyệt)”.26
Từ định nghĩa trên có thể hiểu rằng, “nội luật hóa là việc chuyển hóa các quy
định trong ĐUQT trở thành các quy định trong pháp luật quốc gia”. Khác với việc
phê chuẩn hoặc phê duyệt là nhằm mục đích thừa nhận các quy định trong ĐUQT.
Nội luật hóa khơng nhằm mục đích thừa nhận mà nhằm đặt ra yêu cầu đối với quốc
gia ký kết phải đảm bảo cho ĐUQT có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tổ chức, cá

nhân, pháp nhân của quốc gia mình.
Nghiên cứu các quy định của CTOC thấy rằng, Cơng ước khơng có những quy
định trực tiếp về vấn đề thực thi các nghĩa vụ trong CTOC. “Tài liệu hướng dẫn lập
Nguyễn Quyết Thắng (2016), Nội luật hóa quy định của các Điều ước quốc tế chống khủng bố về tội phạm
hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, luận vặn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
Footnote 10, Tr.10
26


17
pháp được soạn thảo bởi United Nations Office on Drugs and Crime (UNODC) – cơ
quan chịu trách nhiệm giám sát quá trình thực thi CTOC – chỉ ra rằng: Quy trình theo
đó các u cầu của Cơng ước có thể được thực hiện sẽ khác nhau ở các quốc gia
thành viên. Các nước theo hệ thống nhất nguyên có thể phê chuẩn Cơng ước và nội
luật hóa các quy định của nó vào pháp luật quốc gia thơng qua sự ban hành chính
thức, trong khi các quốc gia theo hệ nhị nguyên luận có thể yêu cầu sự thực thi pháp
luật”.27 Như vậy, CTOC để cho các quốc gia tự quyết định việc nội luật hóa tùy theo
sự lựa chọn của mình dựa trên thuyết nhất nguyên luận hoặc thuyết nhị nguyên luận.
Về cách thức nội luật hóa ĐUQT tùy thuộc vào mỗi quốc gia, đồng thời cũng
phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ giữa luật pháp quốc gia và luật pháp
quốc tế. Như đã phân tích, trong pháp luật quốc tế khi đề cập tới mối quan hệ này
tồn tại hai trường phái đó là trường phái “nhất nguyên luận” và trường phái “nhị
nguyên luận”. Trường phái nhất nguyên luận được xây dựng dựa trên ý tưởng: “Suy
cho cùng chỉ có một luật điều chỉnh các quan hệ trên thế giới. Luật quốc tế được áp
dụng trực tiếp trong quốc gia bởi Luật quốc tế và luật quốc gia có mối quan hệ
tương tác, xuất phát từ việc chúng có cùng chủ thể điều chỉnh chung (các cá nhân).
Do đó, khơng cần thiết phải xây dựng những thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện Luật
quốc tế trong phạm vi quốc gia”.28
Như vậy, theo thuyết vừa nêu thì khi quốc gia đã ký kết hoặc tham gia ĐUQT
thì có thể áp dụng trực tiếp quy định của ĐUQT đó trong lãnh thổ quốc gia. Hoa Kỳ

là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng thuyết này, Hiến pháp Hoa Kỳ quy định:
“Các ĐUQT và các luật ban hành trong nước là “luật tối cao” của đất nước. Hệ quả
kèm theo là quy định của ĐUQT có thể được áp dụng trực tiếp trong hệ thống pháp
luật Hoa Kỳ”.29 Từ ví dụ này thấy rằng, trường phái nhất ngun luận xác định cách
thức nội luật hóa thơng qua việc áp dụng trực tiếp ĐUQT. “Một điều ước hay tập
quán sẽ mang tính ràng buộc pháp lý như pháp luật quốc gia khi quốc gia đó phê
chuẩn điều ước hay tập quán quốc tế được coi như luật. Thông thường, một điều

Hoàng Thị Tuệ Phương, “Những vấn đề lý luận về nội luật hóa các quy định của Cơng ước chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, Xem Nguyễn Thị Phương Hoa (2016),
“Nội luật hóa các quy định của Cơng ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong BLHS Việt Nam”,
Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Footnote 13, Tr.19
28
Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2013), “Giáo trình Cơng pháp quốc tế (quyển 1)”, Nxb Hồng Đức
– Hội Luật gia Việt Nam, Tr.67
29
Nguyễn Quyết Thắng, tlđd (26), Tr.10
27


18
khoản của Hiến pháp quốc gia đó sẽ ghi nhận pháp luật quốc tế như là một phần của
pháp luật quốc gia”.30
Ngược lại với thuyết trên, trường phái nhị nguyên luận được xây dựng dựa
trên quan điểm: “Luật quốc gia và luật quốc tế có những khác biệt về cơ bản, khiến
chúng không thể được xem như là một; trái lại, chúng lại là hai hệ thống pháp luật
hoàn toàn độc lập. Thậm chí, hai luật này cịn khơng có điểm gì liên hệ với nhau
ngồi chế định về trách nhiệm pháp lý – mà ngay cả chế định này cũng không thể
ảnh hưởng đến hiệu lực của các quy định của luật quốc gia, vốn chịu chi phối của
luật quốc gia”.31 Do vậy, “ĐUQT chỉ có thể có hiệu lực thi hành trong phạm vi quốc

gia sau khi đã được “chuyển hóa” một cách thích hợp bằng văn bản pháp luật.
Chẳng hạn, các quốc gia Đức, Cô-oét, Kê-nya, Hy Lạp, Anh, Ma-lai-xia, Băng-lađét… theo trường phái này”.32 “…Và điểm tương tự của hệ nhị nguyên luận với hệ
nhất nguyên luận, sự chấp nhận theo hệ nhị nguyên luận cũng thường được các
quốc gia ghi nhận rõ trong hiến pháp của họ”.33
Đánh giá về hai trường phái này, tác giả Nguyễn Quyết Thắng cho rằng: “Mỗi
trường phái có ưu điểm, khuyết điểm riêng và rõ ràng các quốc gia cũng không nhất
thiết buộc phải theo trường phái, cách thức nội luật hóa miễn sao đảm bảo việc thực
thi hiệu quả các cam kết trong các ĐUQT”.34 Nhằm bảo vệ cho quan điểm của mình
tác giả cịn viện dẫn hướng dẫn của Văn Phòng LHQ về Ma túy và Tội phạm.35
Hiến pháp năm 2013 cũng khẳng định sự cam kết của Việt Nam trong việc
tham gia và tuân thủ nghiêm túc các ĐUQT: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (…) chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc
lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau,
bình đẳng, cùng có lợi; tn thủ Hiến chương LHQ và điều ước quốc tế mà Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ...”36. Vì là đạo luật “gốc”, bao gồm những nguyên
tắc, quy phạm có tính chất chỉ đạo, bao trùm. Do đó, mặc dù trong quy định của
Hiến pháp năm 2013 có cam kết tuân thủ ĐUQT nhưng vẫn chưa nêu rõ cách thức
cụ thể để áp dụng và thực thi các yêu cầu của ĐUQT.

Hoàng Thị Tuệ Phương, tlđd (27), Footnote 28, Tr.26
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (28), Tr.67
32
Nguyễn Quyết Thắng, tlđd (26), Tr.10
33
Xem Hoàng Thị Tuệ Phương, tlđd (27), Footnote 29, Tr.26
34
Nguyễn Quyết Thắng, tlđd (26), Tr.10
35
Xem thêm Nguyễn Quyết Thắng, tlđd (26), Footnote 13, Tr.11
36

Điều 12, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
30
31


19
Nghiên cứu ở pháp luật chuyên ngành, cụ thể là Luật Ký kết, gia nhập và thực
hiện Điều ước quốc tế năm 2005 (Luật số 41/2005/QH11) và Luật Điều ước quốc tế
2016 (Luật số 108/2016/QH13) thấy rằng, các văn bản này có những quy định về
việc giải quyết mối quan hệ giữa ĐUQT và pháp luật trong nước, cụ thể tại khoản 1,
Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm
pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.”37 Theo quy định này thấy rằng, trong trường hợp
pháp luật quốc gia và ĐUQT quy định có sự khác nhau thì áp dụng (trực tiếp)
ĐUQT. Tuy nhiên, trong thực tế việc có áp dụng trực tiếp được một điều khoản của
điều ước hay khơng cịn phụ thuộc vào chính quy định đó, ví dụ: Trong ĐUQT đó
có quy định về quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, pháp nhân hay khơng? Các
quy định đó có đầy đủ, rõ ràng để áp dụng hay không?... Tại khoản 2 Điều 6 Luật
Điều ước quốc tế năm 2016 quy định:
Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế,
đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế
đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi
bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.38
Như vậy, sau khi ký kết hoặc gia nhập ĐUQT để thực hiện các quy định được
ghi nhận trong các ĐUQT, các chủ thể có thẩm quyền sẽ có nghĩa vụ tiến hành nội
luật hóa các quy định trong các ĐUQT đó nhằm làm phát sinh hiệu lực đối với cá
nhân, tổ chức, pháp nhân tại Việt Nam. Chúng tôi rất chia sẻ với nhận định cho

rằng: “…các nhà làm luật Việt Nam trong việc thực thi các điều ước quốc tế là quan
điểm hỗn hợp giữa thuyết nhất nguyên luận và thuyết nhị nguyên luận…”.39
Qua đó thấy rằng, quan điểm của Việt Nam trong việc nội luật hóa quy định
của ĐUQT là dựa trên quan điểm kết hợp cả thuyết “nhất nguyên luận” và
“thuyết nhị nguyên luận”, nghĩa là vừa có thể áp dụng trực tiếp ĐUQT trong
trường hợp pháp luật trong nước có quy định khác với ĐUQT hoặc trong trường
Luật Điều ước quốc tế năm 2016, xem tại truy cập ngày 4/7/2019
38
Luật Điều ước quốc tế năm 2016, xem tại truy cập ngày 4/7/2019
39
Xem Hoàng Thị Tuệ Phương, tlđd (27), Tr.29 – 30
37


×